Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

Luận văn thạc sĩ văn học việt nam cảm thức hiện sinh trong tuyển thơ gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi của lưu quang vũ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (401.44 KB, 87 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

CẢM THỨC HIỆN SINH TRONG TUYỂN THƠ
“GIĨ VÀ TÌNH U THỔI TRÊN ĐẤT NƯỚC TÔI”
CỦA LƯU QUANG VŨ
Ngành: Văn học Việt Nam
Mã ngành: 822.0121

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƠN NGỮ, VĂN HĨA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học:


i
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...................................................................................1
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu (Lịch sử vấn đề)....................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................3
4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu.................................................4
5. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................5
6. Cấu trúc của luận văn............................................................................5
7. Đóng góp của luận văn..........................................................................6
NỘI DUNG...............................................................................................7
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ CHỦ NGHĨA HIỆN SINH VÀ NHÀ
THƠ LƯU QUANG VŨ..................................................................7
1.1. Chủ nghĩa hiện sinh là gì....................................................................7
1.1.1. Vài nét về sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa hiện sinh..............7
1.1.2. Một số phạm trù của chủ nghĩa hiện sinh........................................9
1.2. Lưu Quang Vũ - cuộc đời, sự nghiệp và quan niệm nghệ thuật .........13


1.2.1. Vài nét về tiểu sử Lưu Quang Vũ....................................................13
1.2.2. Sự nghiệp văn chương của Lưu Quang Vũ .....................................14
1.2.3. Quan niệm nghệ thuật trong thơ Lưu Quang Vũ...............................15
Tiểu kết chương 1....................................................................................18
Chương 2. CẢM THỨC HIỆN SINH TRONG TUYỂN THƠ GIĨ
VÀ TÌNH U THỔI TRÊN ĐẤT NƯỚC TƠI CỦA LƯU
QUANG VŨ NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG..............19
2.1. Cảm thức hiện sinh về nỗi cô đơn và khao khát đi tìm cái tơi bản thể 19
2.1.1. Con người nghệ sĩ cơ đơn .............................................................20
2.1.1.1 Con người cơ đơn trên hành trình truy tìm bản thể.....................24
2.1.1.2 Nỗi cơ đơn trong chính bản thân nhà thơ....................................26
2.1.1.3 Nỗi cô đơn trở thành sức mạnh...................................................27
2.1.2 Con người hoài nghi, tự vấn...........................................................31


ii
2.1.3 Con người với khát vọng tình yêu..................................................35
2.2 Cảm thức hiện sinh về chiến tranh và nỗi khắc khoải nhân sinh......41
2.2.1 Sử hủy hoại của chiến tranh...........................................................42
2.2.2 Thân phận con người trong chiến tranh..................................................48
Tiểu kết chương 2....................................................................................56
Chương 3. CẢM HỨNG HIỆN SINH TRONG TUYỂN THƠ GIĨ
VÀ TÌNH U THỔI TRÊN ĐẤT NƯỚC TƠI CỦA LƯU
QUANG VŨ NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT.......58
3.1. Điểm nhìn trần thuật.........................................................................58
3.2. Khơng gian nghệ thuật.....................................................................63
3.3. Ngôn từ mang dấu ấn cảm thức hiện sinh........................................66
Tiểu kết chương 3....................................................................................75
KẾT LUẬN............................................................................................77
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................79



1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chúng ta có thể nhìn thấy rằng,trong cuộc sống này có rất nhiều những
thứ nằm giữa làn ranh giới và trên các đường biên và triết học hiện sinh cũng
vậy. Từng gây chấn động vô cùng to lớn ở Châu Âu và tác động cả sang các
vùng lãnh thổ khác với một làn sóng vơ cùng mạnh mẽ và cũng vấp phải
khơng ít những cái nhìn kì thị, thế nhưng triết học hiện sinh vẫn có những ảnh
hưởng vơ cùng lớn đến tư tưởng của con người trong thế kỉ XX. Không chỉ
phát triển mạnh ở Châu Âu, nó cịn lan tỏa ra khắp các nước ở Châu Á. Trong
đó đáng chú ý nhiều nhất đó là hai quốc gia Nhật Bản và Việt Nam. Triết học
hiện sinh đã ảnh hướng vô cùng lớn đến thơ ca của rất nhiều các tác giả lớn,
nhỏ ở Việt Nam, trong đó có nhà thơ Lưu Quang Vũ.
Ơng nổi tiếng từ khá sớm. Khi đó Lưu Quang Vũ chỉ mới có hai mươi
tuổi và ơng cịn trong qn ngũ. Ơng đã sáng tác đầu tay đó là tập thơ Hương
cây và được in chung cùng với tập thơ Bếp lửa của Bằng Việt năm 1968. Tập
thơ của ơng vừa ra đời nó giống như một tiếng nổ lớn khi được sự đón nhận
một cách nồng nhiệt bởi vì sự trong trẻo, thiêng liêng đầy tin cậy và một
giọng thơ đắm đuối trong những vần thơ của ông. Ngay từ những vần thơ đầu
tiên Lưu Quang Vũ đã lọt vào mắt xanh của các nhà phê bình văn học nổi
tiếng trong giới văn học nghệ thuật.
Sự nghiệp làm thơ của ơng thì vơ cùng phong phú. Ơng viết phê bình
nghệ thuật văn học, viết truyện và 55 vở kịch bản đã đưa tên tuổi Lưu Quang
Vũ trở thành một tác giả lớn. Tuy nhiên, đối với ông thơ mới là thể loại có
sức hấp dẫn nhất. Những người yêu mến Lưu Quang Vũ khẳng định rằng thơ
mới chính là “hồn cốt” của ơng, là nơi “anh kí thác nhiều nhất” là “phần tâm
huyết nhất của cuộc đời anh”, “về lâu dài đóng góp của Lưu Quang Vũ về thơ

còn lớn hơn kịch”. Các sáng tác của Lưu Quang Vũ dường như đã làm bộc lộ
lên tài nặng của ơng và chính những tác phẩm đó đã được nghiên cứu rộng


2

rãi. Đặc biệt nhất là tuyển thơ “gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi” được
chọn lọc từ các tập thơ đã công bố và đặc biệt là các bài thơ trong tập “Cuốn
sách xếp lầm trang” mà trước khi qua đời Lưu Quang Vũ chưa kịp xuất bản
cũng được xuất hiện trong tuyển thơ này. Tập thơ sử dụng hình ảnh và giọng
thơ biểu cảm để làm nổi bật các cảm hứng trong văn chương Việt Nam.
Trước những vần thơ hay, trong trẻo và lôi quấn người đọc ấy đã thôi
thúc tôi làm đề tài: “Cảm thức hiện sinh trong tuyển thơ gió và tình u thổi
trên đất nước tôi của Lưu Quang Vũ” nhằm đi sâu thêm về cảm hứng hiện
sinh trong tuyển thơ “gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi” và cũng là để cảm
nhận được tài năng của tác giả cũng như nhìn nhận, đánh giá thêm về giá trị
của tác phẩm.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu (Lịch sử vấn đề)
Khi nhắc tới Lưu Quang Vũ, người ta nghĩ ngay đến ông với cương vị
là một nhà viết kịch nổi tiếng, còn thơ của ơng thì được biết tới ít hơn trong
giai đoạn đó. Trước lúc mất ơng mới có duy nhất một tập thơ được in chung
với Bằng Việt. Nhưng về sau thì các tập thơ của ơng như một điểm sáng thu
hút rất nhiều các nhà phê bình văn học tìm đến
Có rất nhiều các nhà phê bình văn học nổi tiếng của Việt Nam khi đọc
xong các tác phẩm của Lưu Quang Vũ và khẳng định “ông là một con người
vơ cùng tài năng”:
Đầu tiên chính là bài viết của Hoài Thanh về Lưu Quang Vũ “một cây
bút trẻ” nhưng đầy triển vọng. Bằng “đôi mắt xanh” của một nhà lí luận phê
bình đã sống chết với thơ từ thời đầu chiến tranh, ông dự cảm về một Lưu
Quang Vũ của tương lai: “Thơ văn ta nói về tình quê hương đã có những lời

thật thiết tha, đằm thắm… bao nhiêu tầng lớp nhà thơ nói hồi vẫn khơng
trùng, khơng cạn. Đến lượt mình, Lưu Quang Vũ đã góp tiếng nói của anh.
Một tiếng nói nhỏ nhẹ mà sâu”. [58, 11] “Cảm xúc của anh thường nhuần
nhị, lời thơ cũng thời nhuần nhị. Ý có khi mượn chỗ này chỗ nọ nhưng giọng


3

thì đúng là giọng của anh” và cuối cùng Hồi Thanh cho rằng “Năng khiếu
của anh đã rõ. Miễn anh đi đúng, nhất định anh sẽ đi xa”. [58, 11]
Còn theo Vũ Quần Phương, mọi người chỉ biết đến Vũ là một nhà viết
kịch nổi tiếng nhưng thơ mới là nơi Lưu Quang Vũ tâm đắc nhất: “… Nhưng
đọc hết các bản thảo anh để lại, tôi thấy thơ mới là nơi anh ký thác nhiều
nhất và tôi tin nhiều bài thơ của anh sẽ thắng được thời gian”. Ông cũng
đãng từng phát hiện sự khác biệt trong thơ Vũ ở giai đoạn đó với các nhà thơ
khác: “đặc biệt là một giọng thơ rất đắm đuối”, “đắm đuối là một đặc điểm
của suốt đời Lưu Quang Vũ”, “cái giọng say đắm, đắm đuối của Lưu Quang
Vũ lúc ấy rất được mến chuộng”, “đắm đuối là bản sắc cảm xúc của Lưu
Quang Vũ”.
Bên cạnh đó cịn nhiều các bài viết khác cũng đều thể hiện tình cảm với
Lưu Quang Vũ và cơng nhận tài năng của ơng. Bùi Bích Hạnh đã nhìn nhận,
đánh giá các nhà thơ giai đoạn 1965 - 1975, trong đó nhắc đến Lưu Quang Vũ
khá nhiều. Đó là cái tơi trữ tình, cái tơi day trở, đa đoan nhưng lại thấm tình
người và tình dân tộc dù trải qua bao đổ vỡ thì “cái tơi trữ tình trong thế giới
nghệ thuật ấy vẫn đến được thềm cao của niềm tin, vẫn lấy lại tin yêu từ trong
cõi sống” của Lưu Quang Vũ. Từ những nhận xét trên đã một phần làm nổi
bật sự thành công trong việc thể hiện cảm xúc hiện sinh trong các bài thơ của
Lưu Quang Vũ.
Tuy nhiên, có thể thấy rằng việc nghiên cứu thơ Lưu Quang Vũ ở
phương diện nội dung và nghệ thuật mới có một số bài viết riêng lẻ hoặc một

số các luận văn, luận án chứ chưa có cơng trình nào làm nổi bật được bản sắc
thơ của Lưu Quang Vũ. Chính vì thế, với những tìm tịi và nghiên cứu được,
tơi đã nhận thấy cần phải đi sâu hơn, vận dụng thực tế để tìm hiểu thêm cảm
hứng hiện sinh trong gió và tình u thổi trên đất nước tơi. Đó khơng chỉ là để
hiểu thêm về tập thơ về tác giả mà còn nhằm mục đích tạo thêm những hướng
đi mới trong nghiên cứu về thơ Lưu Quang Vũ.


4

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là cảm thức hiện sinh trong tuyển
tập thơ “gió và tình u thổi trên đất nước tôi” của Lưu Quang Vũ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu tuyển thơ gió và tình u thổi trên đất
nước tơi của Lưu Quang Vũ.
3.3. Mục tiêu nghiên cứu
Thực hiện đề tài: Cảm hiện sinh trong tuyển thơ gió và tình u thổi
trên đất nước tôi của Lưu Quang Vũ, chúng tôi nhằm mục đích sử dụng triết
học hiện sinh như một cơ sở lý thuyết để luận giải, cảm thức hiện sinh trong
thơ của ơng.
Trên cơ sở đó, chúng tơi giải mã, làm rõ những biểu hiện cảm thức hiện
sinh trong thơ Lưu Quang Vũ nhìn từ phương diện nội dung tư tưởng cũng
như nghệ thuật biểu hiện.
Từ đó, chúng tơi mong muốn xác lập vị trí, vai trị, đóng góp của thơ
Lưu Quang Vũ trên thi đàn văn thơ Việt Nam nói chung.
4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khảo sát những vấn đề có liên quan đến cảm thức hiện sinh trong

sáng tác thơ của Lưu Quang Vũ.
- Đưa ra góc nhìn và hướng tiếp cận mới cả về nội dung và nghệ thuật
trong tuyển thơ gió và tình u thổi trên đất nước tơi trong mối tương quan
với vấn đề hiện sinh.
- Phân tích, làm sáng tỏ những biểu hiện cảm thức hiện sinh trong tuyển
thơ gió và tình u thổi trên đất nước tôi.


5

4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở tiếp nhận lý thuyết về cảm thức hiện sinh trong tuyển thơ
gió và tình u thổi trên đất nước tơi, luận văn sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Đây là phương pháp nghiên cứu chủ
đạo. Phương pháp này giúp cho việc nghiên cứu, tìm hiểu những vấn đề hiện
sinh trong thơ Lưu Quang Vũ một cách khái quát nhất.
- Phương pháp đối chiếu, so sánh: Đây là phương pháp làm nổi bật
những đặc điểm chung và đặc điểm riêng với các tác giả cùng thời. Đặc biệt
là ở góc độ thân phận con người trong thơ Lưu Quang Vũ với thơ Nguyễn Vỹ,
Xuân Diệu.
- Phương pháp hệ thống: Tìm hiểu tác phẩm trong mối liên hệ chặt chẽ
giữa văn học và văn hoá cần một cái nhìn hệ thống để nhìn nhận tác phẩm
khơng nằm ngồi những giá trị văn hố của dân tộc Việt Nam, chính vì vậy,
chúng tơi vận dụng phương pháp nghiên cứu này để đưa ra cái nhìn khái qt,
tồn diện hơn về tác phẩm.
- Ngoài ra trong luận văn các phương pháp nghiên cứu chứng minh,
thuyết minh luôn được vận dụng song hành, thuần thục và liên tục để làm nổi
bật vấn đề.
5. Phạm vi nghiên cứu

Tuyển thơ gió và tình u thổi trên đất nước tơi của Lưu Quang Vũ.
6. Cấu trúc của luận văn
Cấu trúc của luận văn gồm có 03 chương:
Chương 1: Khái quát về chủ nghĩa hiện sinh và nhà thơ Lưu Quang Vũ.
Chương 2: Cảm thức hiện sinh trong tuyển thơ gió và tình u thổi trên
đất nước tơi của Lưu Quang Vũ nhìn từ phương diện nội dung.
Chương 3: Cảm thức hiện sinh trong tuyển thơ gió và tình u thổi trên
đất nước tơi của Lưu Quang Vũ nhìn từ phương diện nghệ thuật.


6

7. Đóng góp của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn dự kiến sẽ đem lại những đóng góp
sau đây:
- Khái quát lịch sử hình thành của thuyết hiện sinh cũng như việc tiếp
nhận triết thuyết hiện sinh trong nghiên cứu văn học của Việt Nam trước và
sau đổi mới.
- Nắm được những vấn đề hiện sinh phản ánh lưu dấu trong tuyển thơ
Lưu Quang Vũ.
- Đưa ra một góc tiếp cận mới về tuyển thơ gió và tình yêu thổi trên đất
nước tôi của Lưu Quang Vũ. Hướng tiếp cận từ cảm thức hiện sinh.


7

NỘI DUNG
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ CHỦ NGHĨA HIỆN SINH VÀ NHÀ
THƠ LƯU QUANG VŨ
1.1. Triết học hiện sinh là gì

1.1.1. Vài nét về sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa hiện sinh
Chủ nghĩa hiện sinh khi ra đời là một khuynh hướng xuất hiện ở Nga
trước thế chiến thứ I với các đại diện như L.I. Shestov, N.A. Berdyaev. Sau
đó được các nhà nghiên cứu về hiện sinh Đức tiếp nhận như Martin
Heidegger, C. Jaspers. Trong thời kỳ chiến tranh thời giới lần II, chủ nghĩa
hiện sinh thật sự đạt được đỉnh cao phát triển, được phổ biến rộng rãi ở Châu
Âu và Mĩ qua các triết học gia hiện sinh nổi tiếng của Pháp như J.P. Sartre, A.
Camus, S. de Beauvoir. Theo thời gian, chúng ta đã nhận thấy được rằng, triết
học hiện sinh đang được hầu như tất cả mọi người chấp nhận rồi lý luận hóa,
trừu tượng hóa nó thành một trường phái triết học, một phong trào xã hội có
ảnh hưởng tới giới trẻ:“Người ta từ bỏ tuyên ngôn của Descaters tôi tư duy
vậy tơi hiện hữu mà thay vào đó bằng sự sùng bái lý trí tơi cảm giác vậy tơi
hiện hữu. Tư duy bằng lý trí và cảm giác bằng trái tim” [9; 11].
Ở phương Tây vào nửa đầu thế kỉ XIX, cho đến giữa thế kỉ XX, chủ
nghĩa hiện sinh là một chủ nghĩa được các tầng lớp đón nhận một cách nhiệt
tình, và chính nhờ điều đó hiện sinh đã tạo nên trong lịch sử triết học, một làn
sóng mạnh mẽ, lan tỏa không chỉ rộng khắp Châu Âu mà nó cịn rộng khắp cả
thế giới.
Ở Việt Nam hiện sinh cũng được đón nhận một cách nồng hậu ở trong
Miền Nam. Chủ nghĩa hiện sinh đã có những tác động không hề nhỏ, không
chỉ trong đời sống văn học mà trong cả đời sống xã hội ở miền Nam lúc bấy
giờ. Điều này được biểu hiện qua những nghiên cứu Chủ nghĩa hiện sinh ở
miền Nam Việt Nam 1954-1975 ( trên bình diện lý thuyết ) của Huỳnh Như


8

Phương ( Trong sách Những nguồn cảm hứng trong văn học của Huỳnh Như
Phương, Nxb. Văn nghệ, TP.HCM, 2008) và chun luận Lý luận - phê bình
văn học ở đơ thị miền Nam 1954-1975 (Nxb. Hội Nhà văn, H.2009) của Trần

Hồi Anh.
Trong bài viết của mình, Huỳnh Như Phương đã thể hiện một cách nhìn
mới một cách tồn cảnh về sự tiếp nhận và ảnh hưởng của thuyết hiện sinh
với đời sống xã hội ở miền Nam (1954 - 1975). Ông đã nhận định rằng, sự tác
động vàảnh hưởng của chủ nghĩa hiện sinh ở miền Nam được biểu lộ “cả trên
bình diện lý luận lẫn sáng tác, cả trong giới chuyến môn lẫn trong độc giả
phổ cập, cả trong nhà trường lẫn ngoài nhà trường (…) là một ảnh hưởng đa
chiều, có thuận, có nghịch, có hiện sinh và phản hiện sinh, có những sản
phẩm chính cấp và sản phẩm thứ cấp, có những đứa con chính thức lẫn
“những đứa con hoang””. Khơng chỉ vậy ơng cịn đánh giá cao tinh thần tiếp
nhận hiện sinh qua các cơng trình nghiên cứu của họ.
Vậy nên, chúng ta sẽ thấy được rằng, những thành tựu tiếp nhận lý
thuyết hiện sinh của các thi nhân, thi sĩ và các nhà phê bình và nghiên cứu,
văn học miền Nam 1954 - 1975 như một bài học kinh nghiệm quý báu để có
thể tiếp tục “thắp sáng hiện sinh” nền văn học nước nhà trong thời đại hội
nhập tồn cầu.
Cịn ở Miền Bắc khơng được đón nhận và hiện sinh cịn bị coi như là “
phản động”. Mãi đến sau năm 1986 khi đất nước hội nhập, văn hóa hội nhập
với phương Tây thì lúc này chủ nghĩa hiện sinh công nhận và thể hiện được
những ảnh hưởng tích cực của nó đối với văn học của dân tộc.
Đã có khơng ít những nhà nghiên cứu khoa học nghiên cứu, giới thiệu về
triết học hiện sinh và chính nhờ điều đó đã đóng góp những tác động vô cùng
lớn vào việc đổi mới những tư duy cũng như nhận thức của nhiều người về triết
học hiện sinh như: Chủ nghĩa hiện sinh: kịch sử và sự hiện diện ở Việt Nam của


9

Nguyễn Tiến Dũng, (Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, H.1999), Ca tụng thân
xác của Nguyễn Văn Trung (Nxb Văn nghệ, Tp. HCM, 2006)…

Trần Thái Đỉnh đã viết “…Triết hiện sinh nói chung, dầu là triết học
của Sartre, dầu là triết học của Heidegger hay Jaspers, vẫn là triết học về con
người.” bởi vì trong hiện sinh chỉ bản tới những ý nghĩa nhân sinh, quan tâm
tới cuộc đời, cái chết cũng như là thân phận con người chứ không đề cập đến
những cái vũ trụ xa xôi, huyền vi của tạo hóa. Chính vì thế tư tưởng hiện sinh
ln coi trọng cũng như là đề cao đến sự tự do của con người, sự sáng tạo, sự
riêng biệt cũng như khả năng biết chịu trách nhiệm về hành động của bản thân
mỗi người.
Có thể thấy, Việt Nam sau một thế kỷ tiếp thu các trào lưu văn hóa, tư
tưởng nước ngoài, nền văn nghệ nước ta từ bước đầu hiện đại hóa đến khi
phát triển mạnh mẽ về căn bản đã đuổi kịp được những xu thế chung của cả
thời đại. Trong đó chủ nghĩa hiện sinh cùng tinh thần nhân văn của nó là một
khuynh hướng quan trọng, đã tạo nên sự đa dạng, đa sắc màu của nền văn
nghệ dân tộc. Chủ nghĩa hiện sinh chính là nền tảng, luận giả về Con Người và
về những vấn đề của cuộc sống nhân sinh.
1.1.2. Một số phạm trù của chủ nghĩa hiện sinh
Xuất hiện và tồn tại trong lịch sử tư tưởng của nhân loại chủ nghĩa hiện
sinh như một sự vận động của tư tưởng để đáp lại những niềm tin duy lý.
Không chú trọng bàn về vũ trụ xa xơi với những điều bí ẩn của tạo hóa, chủ
nghĩa hiện sinh chú trọng vào ý nghĩa bình thường và ý nghĩa của cuộc sống
nhân sinh này, có cái chết, có sự sống cũng như có cái nhìn về thân phận của
con người trong xã hội. Chủ nghĩa hiện sinh tập trung coi vào tính tự do của
mỗi chúng ta, tính riêng biệt và độc nhất, cũng như sự sáng tạo và khả năng
chịu trách nhiệm với bản thân của mỗi chúng ta. “Người ngang tàng là người
không chịu đứng trong hàng ngũ của quần chúng vô danh. Người hiện sinh là
người ngang tàng, vì họ ý thức rằng mỗi người là một kỳ diệu của Thượng đế,


10


mỗi con người là một cái gì độc đáo” [14;28]. Từ vấn đề Nhân vị (trung tâm)
hầu hết nhiều triết gia đã vươn lên thành những phạm trù cụ thể như là nền
tảng để luận giải về con người cũng như là của cuộc sống nhân sinh.
Ưu tư: “Ưu tư do thức tỉnh và suy nghĩ. Con người phóng thể khơng ưu
tư, vì học sống như một sự vật của gia đình và xã hội: họ khơng ưu tư vì họ cứ
việc sống thừa ra, sống như mọi người. Trái lại con người đã tỉnh ngộ không
thể không ưu tư. Ưu tư là bắt đầu vươn lên” [14;47]. Vậy ưu tư là trạng thái
của sự băn khoăn, xao xuyến về một tương lai nhiệm màu mang bao nhiêu
yếu tố chưa thành hình rõ rệt nhưng ở đó, chúng ta bắt buộc phải tự quyết
định lấy cho mình, phải chịu trách nhiệm về những lựa chọn của chính bản
thân mình. Bởi thế, Nietzsche mới khẳng định sứ mệnh của con người là
thơng qua những kinh nghiệm của mình để sáng tạo nên chính bản thân mình.
“Tóm lại, ưu tư là vẻ đặc sắc của một cuộc hiện sinh đã tự ý thức, muốn dứt
mình ra khỏi cảnh sống thừa, sống an nhàn của sự vật và của những người
phóng thể” [14;48].
Tự quyết: Dựa vào việc tự quyết của mỗi người mà chủ nghĩa hiện sinh
mới chứng minh được rằng đây là một giá trị sống chứ không phải chỉ là một
giá trị tư tưởng đơn thuần. Ở điểm nhìn này, các chuyên gia hiện sinh đã bộc
lộ niềm tin phần lớn vào khả năng của con người. “...Kẻ hèn nhát tự tạo mình
thành hèn nhát, kẻ anh hùng tự tạo mình thành người hùng. Kẻ hèn nhát ln
có khả năng để khơng cịn là kẻ hèn nhát và con người hào hùng khơng cịn là
người hùng nữa.” [41; 42].
Theo quan điểm triết học hiện sinh, quyền tự quyết là việc lựa chọn bản
thân như một sinh thể tự do, sinh thể độc nhất. Mỗi quyết định tơi đưa ra sẽ có
sự tiến bộ rõ rệt trong cuộc sống của tôi, và sự tự quyết đang chứng minh cho
tôi thấy rằng tôi là một có thể tự do và tự tin. Mỗi khi bạn quyết định dám là
chính mình, là để chính con người bạn tiến thêm một bước, bạn không sợ mắc
sai lầm trong tương lai vật chất hay thậm chí là cuộc sống. Chỉ cần bạn đưa



11

được những quyết định đúng đắn của mình khi bình tĩnh và suy nghĩ, bạn đã
trưởng thành. Những người theo chủ nghĩa hiện sinh tin vào giá trị của hành
động và quyền tự quyết của họ. Như vậy, quyền tự quyết thường được gắn với
khái niệm cam kết, là rủi ro (rủi ro là vượt qua lôgic và tư duy lôgic). “Con
người hiện sinh ưu tư về định mệnh và ưu tư tìm cách phát triển nhân cách của
mình tới mức hồn hảo, cho nên tự quyết ln mang nặng những suy nghĩ và
ưu tư” [14;50].
Vươn lên: Vươn lên là cuộc sống của một nhà hiện sinh trung thực.
Không đi lên đồng nghĩa với việc bị mắc kẹt, bế tắc. Đứng dậy ở đây không
phải là chinh phục, chinh phục người khác mà là vượt lên khỏi bản thân, đứng
lên, thốt ra khỏi cái tơi ngày hơm qua và q khứ (Thánh Augustine). “Xem
thế, ta đủ thấy sinh hoạt của hiện sinh trung thực là một sinh hoạt căng thẳng,
luôn ln buộc mình tiến lên, vươn lên” [14;53]. Chủ nghĩa hiện sinh trong
một đời người đẩy chúng ta bước về phía trước, đi mãi, vượt qua những giới
hạn. Đó cũng là chất liệu tạo lên sự nhân văn của chủ nghĩa hiện sinh.
Độc đáo: Điểm độc đáo là điểm “quan trọng nhất và đặc sắc nhất của
triết học hiện sinh” [14;53]. Sự xuất hiện của triết học hiện sinh khiến mọi
người đều nhận ra rằng mình là một con người độc nhất vô nhị, và điều ý
nghĩa và giá trị nhất trong cuộc đời là hoàn thành số phận duy nhất của mình.
Vì bản chất tồn tại của con người là tự do và tự quyến nên mỗi chúng ta sẽ có
những phản ứng và quyết định khác nhau đối với sự việc khi đối mặt với
những sự vật, sự việc giống nhau… chưa kể đến những vấn đề không dễ dàng,
những hoạt động cao siêu của những khía cạnh về tự do suy nghĩ, chọn lựa và
ra quyết định, tính nguyên bản là bản chất và là tính duy nhất của tồn tại càng
rõ ràng hơn. Không chỉ là khi người ta nhận thức sâu sắc về tính duy nhất của
sự tồn tại của mình, người ta cảm thấy cơ đơn. Vì chẳng ai có thể thấu hiểu
được mình, dù muốn chia sẻ mọi tâm tư, suy nghĩ, dự tính cũng chẳng có ai có
thể hiểu được vì mình là ai, mình là duy nhất, nghĩa là lúc đó mình đang cảm



12

thấy cô đơn. Và lúc nào mà bản thân dám chịu trách nhiệm, dám chấp nhận
nỗi cơ đơn thì đó cũng chính là khi tơi thật sự được tự do.
Cơ đơn: Theo quan niệm của triết học hiện sinh thì “cơ đơn là một
trong những phạm trù quan trọng”. Có rất nhiều nhà hiện sinh đã thấy rằng
cuộc sống của con người, đặc biệt là đời sống tinh thần của chúng ta như là
một thế giới bí ẩn mà dù bạn có làm cách nào thì bạn cũng sẽ khơng thể hiểu
hết được. Chính vì thế mà con người hiện sinh luôn ám ảnh bởi câu hỏi: “Ta là
ai? Ta đang sống trong tình trạng nào?” Và mỗi người có trách nhiệm đi tìm
câu trả lời trong chính mình. Có lẽ, chính vì điều này mà con người hiện sinh
ln cảm thấy mình cơ đơn. “Cơ đơn là một hình thức (đúng ra là một kiểu)
chết. Và cô đơn cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến cái chết, tìm
đến cái chết. Người ta dễ nhìn thấy ở phương diện cái chết là kết thúc của hiện
hữu và chấm dứt cơ đơn”[9;250]. Con người cơ đơn vì bị kế án tự do từ việc
sinh ra cho đến tồn tại giữa cuộc đời. Họ tự tạo ra chính mình bằng những lựa
chọn hồn tồn tự do mà khơng theo một chân lí định sẵn nào. Cơ đơn có thể
đưa con người đến tuyệt vọng, đau thương nhưng cũng có thể thúc đẩy con
người đi tìm hướng đi mới. Khi con người lẩn tránh hay đối mặt với hiện thực
đều thấy mình cơ đơn. Và khi chúng ta cảm thấy cơ đơn đồng nghĩa với việc
họ đã biết được sự hiện hữu của bản thân mình trước cuộc đời.
Cái chết: Theo quan niệm của triết học hiện sinh thì con người là hiện
hữu hướng tới cái chết. Cái chết cái quan trọng nhất của con người, con người
tự do để chết. Chết là cách để con người thoát hỏi cuộc đời phi lí. Chủ nghĩa
hiện sinh cho rằng con người từ khi sinh ra là tiến dần đến cái chết và chỉ khi
con người chết đi mới khám phá hết được ý nghĩa của cuộc đời: Đối với
Sartre, cái chết là giới hạn tận cùng của con người. Cái chết trở thành nỗi ám
ảnh của chủ nghĩa hiện sinh. “Sự chết là thất bại lớn nhất của con người. Và

cũng là chuyện phi lý nhất. Như vậy, theo Sarthe, đời sống con người là một


13

chuỗi các hành vi phi lý, và kết cục của sự chết là sẽ hồn thành sự phi lý đó”
[14;224].
Tóm lại triết học hiện sinh thấu hiểu được rõ sự phi lí, ngẫu nhiên và
giới hạn, kết cục bi đát của kiếp người. “Triết học hiện sinh là triết dạy ta suy
nghĩ về thân phận làm người. Văn của triết hiện sinh là văn mô tả - đôi khi tả
chân q nhưng chủ ý của họ khơng phải gì khác cho rằng vạch cho ta thấy vẻ
buồn nôn của con người sống tầm thường, hòng thức tỉnh con người chỗi dậy,
bỏ cách sống của vật thể để khai mạc một đời sống nhân vị, nhân vị cao cả
của con người tự do” [14;36]. Triết học hiện sinh tin rằng cuộc sống không thể
được lựa chọn, và cái chết không thể trốn thốt, nhưng bạn có thể chọn cách
sống và chết, và cách sống ý nghĩa nhất là sống và chết duy nhất như chính
bạn; đây là lý do tại sao hành trình của cuộc đời con người trong tự nhiên là
một cuộc hành trình cơ đơn.
1.2. Lưu Quang Vũ - cuộc đời, sự nghiệp và quan niệm nghệ thuật
1.2.1. Vài nét về tiểu sử Lưu Quang Vũ.
Lưu Quang Vũ sinh ngày 17 tháng 4 năm 1948. Ơng khơng chỉ là một
nhà viết kịch mà ơng cịn là một nhà thơ nổi tiếng của nền văn học Việt Nam
thời kì hiện đại. Ông sinh ra và lớn lên tại Phú Thọ nhưng q của ơng thì lại
ở thành phố Đà Nẵng. Cha ông là Lưu Quang Thuận một người viết kịch nổi
tiếng, còn mẹ là bà Nguyễn Thị Khánh. Là một người con được lớn lên trong
một gia đình có cái nôi làm nghệ thuật, nên tài năng nghệ thuật của ông đã
đưuọc bộc lộ ngày từ khi còn rất nhỏ. Và q hương chính là những hình ảnh
đầu tiên được đi vào trong những trang thơ của ông.
Từ năm 1965 đến năm 1970 Lưu Quang Vũ tham gia vào quân ngũ.
Ơng phục vụ cho qn chủng Phịng khơng - khơng quân. Và chính thời gian

tham gia vào quân ngũ này cũng là thời gian mà thơ ca của ông bắt đầu nở rộ.


14

Từ năm 1970 đến năm 1978 ông xuất ngũ, cuộc sống khổ cực khiến
ông phải làm đủ mọi ngành nghề để mưu sinh, kiếm sống. Ông đã trải qua rất
là nhiều các ngành nghề khác nhau như: Làm cao su đường sắt…
Năm 1978 đến năm 1988 ông bắt đầu làm biên tập tại Tạp chí sân khấu
và ơng viết vở kịch nói đầu tiên mang tên Sống mãi tuổi 17 viết lại theo kịch
bản của Vũ Duy Kỳ.
Cuộc hôn nhân của Vũ thì khơng mấy sn sẻ. Ơng đã trải qua hai lần
đị. Năm 1969 lần đầu tiên ơng kết hơn với Tố Uyên, hai vợ chồng sống với
nhau được một thời gian thì đến năm 1972 thì hai vợ chồng li hôn. Đến năm
1973 ông lại tái hôn cùng với nhà thơ Xuân Quỳnh.
Chính những trải nghiệm này đã giúp ơng có thể đúc kết được nhiều
trải nghiệm cho sự nghiệp sáng tác của mình thêm phong phú. Giúp cho thơ
của ông dường như thể hiện rõ những suy tư, cũng như thân phận con người.
Cuộc sống của ông đang nở rộ trên con đường sự nghiệp thì khơng may
gia đình ơng bị tai nạn và qua đời trên cuốc lộ số 5 tại Hải Dương cùng với vợ
và con gái. Sự ra đi của ông khiến cho biết bao nhiêu nhà văn, nhà thơ vô
cùng xúc động. NSƯT Lê Chức xúc động chia sẻ “Tơi vẫn nhớ, mình đã khóc
như thế nào khi cỗ quan tài được tháo ra để chuyển thi thể từng người trong
gia đình nhà Lưu Quang Vũ vào ngăn bảo quản.” Còn nhà văn Lê Thảo chia
sẻ “cảm giác sửng sốt, khi đón nhận tin giữ vào ngày đấy còn nguyên vẹn.”
1.2.2. Sự nghiệp văn chương của Lưu Quang Vũ
Không chỉ là một nhà viết kịch nổi tiếng mà ơng cịn là một nhà thơ tiêu
biểu trong nền thơ hiện đại của Việt Nam. Vì thế mà sự nghiệp văn chương
của ơng vơ cùng lớn, ông đã để lại cho kho tàng văn học với 50 tác phẩm
kịch. Khi nói đến kịch thì dường như kịch của ông đã để lại một dấu đặc biệt,

một hiện tượng “có một khơng hai” trong lịch sử đời sống văn học Việt Nam
hiện đại. Kịch của ông viết ra giống như một luồng gió thổi khiến cho người
xem khao khát được xem lúc bấy giờ. Bởi trong kịch ông đã chạm tới những


15

khoảnh khắc vô tận, quyền được hạnh phúc của mỗi con người… điều đó
dường như đã động đến những vấn đề nhức nhối trong xã hội. Và kịch của
ông dường như cũng là lời nói hộ nhân dân những bức xúc cũng như là hé lộ
một niềm tin, hi vọng cho con người vào tương lai phía trước. Như vậy kịch
của ông giống như một lực lượng xung phong của nền văn học. Nó đã tiến lên
đi thẳng vào những vấn đề bất cập trong xã hội và cũng là tiếng nói cho
những cái mới mẻ sắp đến và những cái lạc hậu trị trệ sẽ bất biến.
Ông đã để lại cho đời 200 tác phẩm thơ. Trong thơ của ông là một trái
tim nhân ái và rất nhạy cảm với những lo toan, bộn bề, day dứt trước cuộc đời
và những con người lúc bấy giờ. Với ông, thơ được mệnh danh là “người nổi
gió. Người đập cửa. Người mở cửa.” Ơng cịn quan niệm rằng “Thơ là bó
đuốc đốt thiêu là bàn tay thắp lửa/ Thơ sinh sự với đời không cho ai yên ổn”.
Nửa sau thế kỉ XX thơ ơng là mang một giọng điệu kì lạ, một cảm hứng
trần tục được coi là “lạc điệu” vào thời bấy giờ. Những vần thơ của ông lúc
bấy giờ đã thể hiện lên con người ông, một người dám nghĩ đúng đắn, sống
hết mình với tổ quốc “phá tung những cái mực thước, khuôn phép, vừa phải,
lưng chừng” để rồi giờ đây ông đã để lại những tác phẩm nghệ thuật đáng
quý, đáng trân trọng như: Tiếng Việt, gió và tình u thổi trên đất nước tơi…
Trong thơ ơng dù là những vần thơ trong trẻo hay những vần thơ trăn
trở, dằn vặt…thì nó đều được khơi gợi một cách kì lạ từ cảm hứng thơ say
đắm, từ cảm xúc say mê, nồng nàn qua những hình ảnh mới lạ đầy cảm giác.
Thơ ơng cịn là cầu nối giữa hai miềm hiện thực và ước mơ. Đó là hình
ảnh hiện thực với những đau thương phi lí của chiến tranh, sự cơ đơn trong

con người…Cịn ước mơ đó là một thứ đã quá quen thuộc với nhân dân ta từ
bao đời nay vì ước mơ để nhân dân ta thể hiện niềm tin, sự hi vọng của nhân
dân ta với con người, đất nước và thiên nhiên. Nhà phê bình Phạm Xn
Ngun cịn khẳng định “Cảm hứng bi thương về đất nước, nhân dân đã cho
Vũ có được những bài thơ hay, lay động sâu sắc để lại giá trị lâu dài (Đất


16

nước đàn bầu, Việt Nam ơi…) Mảng thơ này của Vũ biệt ra một cõi, khơng ai
sánh được. Đó là một đỉnh cao của thơ Việt Nam thời chiến và đỉnh đó mang
tên Lưu Quang Vũ lẻ loi và chất ngất”
1.2.3. Quan niệm nghệ thuật trong thơ Lưu Quang Vũ
Sinh thời Vũ vẫn cho rằng “Thơ và kịch rất gần nhau. Đó là hai thể
loại của văn học, là cuộc sống và thế giới tinh thần của con người được biểu
hiện ở dạng tinh chất nhất, mạnh mẽ nhất, tuy nghệ thuật của chúng có những
điểm khác biệt”. ( Lưu Khánh Thơ - Xuân Quỳnh -LQV tình yêu và sự
nghiệp, (biên soạn), Nxb. Hội nhà văn, 1994 -143). Thơ là thể loại thể hiện
tình cảm sâu sắc của con người. Chính vì thế mà thơ ơng giống như một thể
loại hơn với “cái tạng” của ông hơn cả. Trên thực tế đó là rất nhiều những
sáng tác của ơng đã chống chợi được với sự sàng lọc khắc nghiệt của thời
gian.
Nghệ thuật trong thơ của ông dường như đã làm nổi bật lên một tâm
hồn chân thực, luôn trăn trở cho mọi khía cạnh của chính mình đó (cuộc sống,
con người và tình u). Đó là một tâm hồn của một con người tiêu biểu, của
một con người luôn hướng đến những khó khăn gian khổ cũng như sự hào
hùng của đất nước.
Trong thời kỳ chống Mỹ, thơ ca của ông luôn có sự sáng tạo và Lưu
Quang Vũ luôn đi tìm cho mình một con đường nghệ thuật riêng. Có 10% thơ
của ơng bày tỏ quan niệm nghệ thuật thế nhưng đó khơng phải là điều quan

trọng nhất, mà cái quan trọng nhất trong thơ của ơng đó là sự độc đáo và sinh
động. Ông là người tiên phong trong việc xây dựng ý chí và sáng tạo ngơn
ngữ. Là người dám vượt qua cái tơi trữ tình trong thơ một cách gián tiếp.
Với một “trái tim trong trắng”, một tâm hồn lạc lõng, cô độc cùng cảm
xúc sôi sục và đam mê, khơng có gì là khó hiểu đối với một chàng trai 17 tuổi
khi bước vào cuộc chiến và buông tay sẽ bị tổn thương như thế nào. Sau khi
xuất ngũ thơ của ơng khác hẳn. Ơng từ giã dàn đồng ca của những nhà thơ trẻ


17

chống Mỹ với giọng văn sôi nổi, trong trẻo, vui tươi mà thay vào đó là tiếng
thơ mang xu hướng trái ngược với dàn đồng ca kia. Như trong cuốn Cuốn
sách xếp lầm trang, những bông hoa không chết … Sự buông bỏ, ca ngợi
chiến tranh, ý thức khắc sâu vào nỗi đau tan vỡ, tấm lịng tơn trọng cảnh ngộ
cá nhân… dường như đã thấm đẫm trong thơ của ông.
Như vậy Lưu Quang Vũ có ý thức vô cùng sâu sắc về “Nhân vị”, khát
vọng khẳng định giá trị sự hiện hữu của bản thân cho dân tộc. Sinh ra và lớn
lên trong giai đoạn lịch sử đất nước trải qua nhiều biến động, đặc biệt là chiến
tranh với nhiều mất mát, đau thương. Trong tư duy của một nghệ sĩ yêu nhân
dân, đất nước theo cách của riêng mình, chúng ta ln thấy ơng trăn trở, đau
đớn, suy tư về con người và cuộc sống… Và đây cũng chính là cội nguồn cảm
xúc để thơ Lưu Quang Vũ mang đậm cảm thức hiện sinh.



×