Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.25 KB, 6 trang )
TRANG TRÍ NỘI THẤT SẢNH
VÀO NHÀ: DẤU LẶNG TRONG
MỘT BẢN NHẠC
Sảnh vào nhà: Dấu lặng trong một bản nhạc
Một sảnh nhỏ, một khoảng dừng, một không gian đệm từ ngoài trước khi bước vào phòng
khách là nơi mà nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã ví như "dấu lặng của một bản nhạc"
Đó cũng là nơi bạn sẽ gặp đầu tiên khi đến và để lại ấn tượng khi rời nhà, là nơi gặp gỡ-
chia tay, bắt đầu-kết thúc. Với cửa tạo cảm giác bảo vệ, sảnh tạo chút ấm áp, che chở…,
nơi đây trở thành một không gian nối quan trọng giữa trong và ngoài nhà.
Một nhà đơn giản không có sảnh vào cũng cố gắng
bố trí một không gian dừng ước lệ: một bàn thấp có
giỏ để đựng chìa khoá hay vật dụng linh tinh. (Cái
không gian ước lệ chuyển tiếp nhiều khi chỉ cần là
một tấm rèm mỏng, một tấm thảm chùi chân, bố trí
một chùm ánh sáng hay sử dụng màu sắc…).
Hãy thử hình dung khi đến thăm một căn nhà, qua cửa vào bạn gặp ngay phòng khách,
cảm giác đầu tiên là sự bỡ ngỡ vì ta không được chuẩn bị, việc chuyển từ đời sống bên
ngoài chộn rộn, chung đụng vào đời sống riêng tư bên trong quá nhanh và đột ngột có thể
mang đến một cảm giác choáng, không dễ chịu.
Một không gian chuyển tiếp đúng nghĩa với sự thay đổi trần, sàn và bàn trang trí
Đối với nhà riêng của mình cũng thế, về nhà sau một ngày mệt nhọc, nếu bước vào một
sảnh nhỏ quen thuộc, mùi thơm nhẹ thân quen, bỏ chìa khoá cửa vào đúng chỗ, ngồi
xuống chiếc ghế nhỏ, tháo đôi giày ra, hít thật sâu sự thân tình và xả hết những phiền
muộn…, rồi mới vào nhà! Một chốn nhỏ trung gian như thế giúp không mang thêm "rác
rưởi" bên ngoài vào trong vậy!