Đồ vật sử dụng kiến tạo
không gian
Giường ngủ trong một gia đình Trung Quốc. Các gian phòng
thường có mái nhà cao, không gian không có tính chất, vả lại
còn có nhiều chức năng khác bên trong nên giường ngủ như
một ngôi nhà con mang đến một sự thầm kín hơn.
Bài viết này như để kết thúc một chương về không gian
nội thất sẽ đưa chúng ta tìm đến một nguyên lý khác, cái
tổng hợp nhiều tư tưởng của nhiều ngành nghề. Đó là đồ
vật sử dụng kiến tạo không gian.
Những năm trở lại đây, nhiều gia đình cũng như các tổ hợp
văn phòng ở nước ta quan tâm rất nhiều đến vấn đề nội thất
cho nơi sinh hoạt của mình. Bộ môn thiết kế về nội thất cũng
đã bắt đầu xuất hiện ở một số trường đại học.
Khi nói đến thiết kế nội thất, người ta cứ nghĩ đến một số
công việc ví dụ như chọn màu sơn, rèm cửa hay “xếp đặt” đồ
đạc như thế nào cho hợp lý ở bên trong một không gian đã
được thành lập từ trước. Lúc đó hình thức và cấu tạo đồ đạc
sử dụng không nằm trong tư tưởng ban đầu khi thiết kế công
trình. Thực tế thì những công việc kể trên đã trở thành một
nghề riêng biệt, đó là trang trí nội thất (decoration interior).
Vậy khi cải tạo sửa chữa hay chuyển đổi hẳn công năng của
một công trình kiến trúc đã tồn tại, khi mà chính bản thân các
không gian bị điều chỉnh (phá bỏ hay xây mới các bức tường,
chuyển vị trí cầu thang ) thì công việc này không phải là
trang trí nhưng cũng không phải là xây mới. Vậy gọi nó là gì,
đó là kiến trúc nội thất (architecture interior).
Ở châu Âu, ngành kiến trúc nội thất được công nhận một
cách chính thức vào những năm 70 của thế kỷ trước. Ngành
học này thường được giảng dạy trong các trường mỹ thuật
công nghiệp, học sinh khi ra trường được cấp bằng “kiến trúc
sư nội thất”. Chỉ riêng nước Ý bao trọn cả ngành này trong
trường kiến trúc và bằng tốt nghiệp vẫn chứng nhận chức
danh kiến trúc sư nhưng chuyên ngành kiến trúc nội thất.
Bàn làm việc sáng chế từ các đời
vua Louis XV, XVI của Pháp (thế
kỷ 18). Khi mở nó tạo ra không
gian riêng của mình.
Thiết kế kiến trúc nội thất bao gồm nhiều nguyên lý, một
trong những nguyên lý cơ bản là thiết kế đồ đạc sử dụng phù
hợp với không gian định trước. Chủ đầu tư có thể thuê một
kiến trúc sư thiết kế toàn bộ đồ nội thất phù hợp với không
gian cũng như tính cách của mình. Công việc này người kiến
trúc sư nội thất cũng hoàn toàn có thể kết hợp trực tiếp với
kiến trúc sư khi bắt đầu thiết kế ngôi nhà. Nói tóm lại là cứ
khi nào kiến tạo “không gian” là phải nói tới kiến trúc. Lúc
đó người thiết kế là những kiến trúc sư chứ không phải là
người trang trí nội thất.
Nhưng từ đây cũng nảy sinh ra nhiều cuộc tranh luận mà
không dẫn tới một kết quả thoả đáng nào ở các trường đào
tạo kiến trúc sư ở châu Âu. Đó là việc phân biệt giới hạn giữa
kiến trúc và kiến trúc nội thất, hay hiểu một cách khác, đâu là
công việc của người kiến trúc sư và đâu là công việc của kiến
trúc sư nội thất. Nhiều kiến trúc sư không đồng ý cho sự nảy
sinh phạm trù “kiến trúc nội thất” (architecture interior).
Một công trình kiến trúc là phải được thiết kế tính toán liên
tục từ ngoài vào trong, tất cả phải có mối liên hệ trực tiếp gắn
bó với nhau, cái đó phải được tính toán ngay từ ban đầu trên
một tư tưởng tổng thể. Một số kiến trúc sư hiện đại thế kỷ
trước đã thể hiện rất tốt ý tưởng này như Frank Lloyd
Wright, Le Corbusier, Charles & Ray Eames, Arne
Jacobsen.
Có thể lấy ví dụ “Ngôi nhà kính” (Maison de verre) được
thiết kế bởi kiến trúc sư Pierre Chareau tại Paris, nơi không
chỉ riêng những chi tiết kết cấu công trình mà ngay cả những
con vít nhỏ nhất cấu tạo nên những đồ vật sử dụng cũng được
nghiên cứu một cách kỹ lưỡng. Kiến trúc sư nổi tiếng của
Pháp Jean Nouvel trước kia đã thành lập hẳn một đội ngũ
thiết kế nội thất trong văn phòng làm việc của mình cũng chỉ
có ý đồ muốn kiểm soát một công trình từ A tới Z.
Nhưng trên thực tế cho thấy, để bao trọn toàn bộ những công
việc như vậy không hề đơn giản. Nó đòi hỏi người kiến trúc
sư phải có được tính kiên trì trên cả tinh thần lẫn thể chất, bởi
vì thời gian từ thiết kế đến hoàn thiện một công trình kiến
trúc quá dài, chưa kể họ thường xuyên phải quản lý nhiều
công trình cùng một lúc.
Hơn nữa, để làm được tất cả những công việc như vậy, người
kiến trúc sư phải có được sự nhạy cảm rất lớn về các tỷ lệ và
mối liên quan giữa chúng. Từ không gian đô thị đến sự to
nhỏ của những cái bàn cái ghế. Một thực tế khác hoàn toàn
mang tính thực dụng từ trước tới nay là các chủ đầu tư chỉ
yêu cầu kiến trúc sư thiết kế công trình, sau đó họ tự mua
sắm đồ đạc nội thất bán sẵn với giá thành thấp hơn rất nhiều
khi chúng được thiết kế đơn lẻ. Và chỉ đến khi nào có điều
kiện họ mới nhờ tới kiến trúc sư nội thất thiết kế lại bên trong
ngôi nhà của mình.
Căn hộ ở thành phố Paris, 2009.
Khối đồ vật đa năng trong căn
phòng 16m2, giường ngủ được đặt
phía trên bàn học (ảnh Stéphane
Chalmeau)
Cuối cùng, để đưa đến một kết luận mà người viết bài muốn
hướng tới là trong lĩnh vực thiết kế không nên giới hạn ai làm
ngành gì mà phải gò bó theo chức danh họ có. Đúng theo bản
chất thì tư tưởng sáng tạo không bao giờ có giới hạn. Cái
quan trọng nhất là khi đứng tại vị trí nào, cho một công việc
cụ thể nào thì người thiết kế phải cố gắng làm tròn bổn phận
của mình một cách trọn vẹn nhất, thể hiện được đúng ý nghĩa
của công việc đó.
Sau đây để giải thích cho kết luận trên, tác giả bài viết (đã
học và tham gia giảng dạy trong cả hai ngành kiến trúc và
kiến trúc nội thất) muốn dùng nguyên lý thiết kế “đồ vật sử
dụng kiến tạo không gian” làm chủ đề để phân tích từng tư
tưởng. Đây cũng là ý đồ của tác giả muốn giới thiệu tới bạn
đọc nguyên lý rất đa năng này. Bài viết sẽ cô đọng trên
những ý tưởng chính để phù hợp trong khuôn khổ của một tờ
báo. Cũng nhân cơ hội, một số nhà ống được thiết kế trên
nguyên lý này sẽ được giới thiệu.
Trước tiên, để nói tới đồ vật sử dụng kiến tạo không gian,
chúng ta quay lại với truyền thống. Ở Trung Quốc và nước ta
có nhiều đồ vật giống nhau được làm nên bởi những người
thợ thủ công. Trong đó cái giường ngủ (hình 1) mang tính
chất không gian đậm nét nhất. Trước tiên bởi tỷ lệ của nó khá
lớn vì được cấu tạo như một căn phòng riêng biệt. Cũng
không có gì là khó hiểu khi nảy sinh một đồ vật như vậy.
Như chúng ta đã biết về cấu trúc ngôi nhà truyền thống được
tổ hợp bởi ba gian hay năm gian nằm kề nhau. Vì tất cả các
gian phòng đều có tính chất không gian như nhau và nhiều
khi trong phòng ngủ còn bao gồm cả những chức năng khác,
nên để tạo ra một sự thầm kín có tính chất riêng biệt thì
giường ngủ được cấu tạo như một ngôi nhà nhỏ chèn vào bên
trong ngôi nhà lớn. Cách cấu tạo này của giường cũng để kết
hợp luôn như một cái giá để mắc màn tránh muỗi, một đồ
dùng không thể thiếu được ở những nước có độ ẩm cao.
Ngôi nhà UE tại tỉnh Shiga được
cải tạo lại năm 2007. Bản sàn nhà
cũng là ghế sofa. Việc bố trí lại
chiều cao các bản sàn đã làm cho
các điểm nhìn từ trong nhà ra
ngoài đường hoàn toàn thay đổi
(ảnh Masato Kawano)
Ở châu Âu thì cái bàn làm việc có tính cách không gian linh
hoạt đáng chú ý hơn cả. Được sáng chế để thay thế những
bàn bằng đá từ thời trung cổ cho các thầy tu chép lại Kinh
thánh, ngày nay nó trở thành đồ vật không thể thiếu được ở
khắp mọi nơi. Kiểu bàn sáng chế từ các đời vua Louis XV,
XVI của Pháp (thế kỷ 18) đã mang tính kỹ thuật rất cao và có
nhiều nét tinh tế (hình 2). Nó như một cỗ máy có thể mở ra
và đóng lại tùy nhu cầu sử dụng. Khi đóng lại, nó như một đồ
vật nằm đơn lẻ trong không gian, nhưng khi mở ra nó tạo ra
một không gian riêng của mình.
Ngày nay với sự phát triển của kiến trúc, các đồ vật sử dụng
cũng thay đổi theo để phù hợp với những không gian mới,
cuộc sống mới. Những đồ vật đa chức năng được tạo ra để
đáp ứng cho những không gian hạn hẹp. Tác phẩm “Eva’s
bed” (hình 3) của văn phòng kiến trúc h2o architectes được
thiết kế như một cái giường hiện đại đa chức năng.
Nó được tổ hợp bởi nhiều đồ vật như bàn học, giá sách và
giường ngủ. Thiết kế cho một đôi vợ chồng trẻ khi họ có
thêm một đứa con nữa, chiếc giường đa năng này được coi
như một khối đồ vật để ngăn phòng ngủ cũ làm hai phần.
Hình khối này được tính toán có nhiều khoảng hở để tạo ra
các điểm nhìn xuyên suốt. Từ đó bớt đi cảm giác là vật
chướng ngại trong không gian. Cuối cùng thì ba không gian
mới được thành lập, trong đó đồ vật sử dụng vừa là phần tử
ngăn cách vừa tạo ra không gian riêng của mình.
Đồ vật sử dụng cũng có thể được kết hợp cùng với một phần
tử kiến trúc. Công trình UE house (hình 4) của văn phòng
kiến trúc Geneto là công trình cải tạo sửa chữa một ngôi nhà
ở tỉnh Shiga, Nhật Bản. Các kiến trúc sư giữ lại toàn bộ mặt
tiền nhưng không gian bên trong được tổ chức lại toàn bộ. Ý
tưởng chính của đồ án là tạo ra sự liên hệ mới giữa trong nhà
và khu vực. (Công trình là một ví dụ rất điển hình khi nói tới
kiến trúc nội thất không chỉ tập trung ở bên trong mà hoàn
toàn có mối tương quan với bên ngoài).
Để tạo ra mối liên hệ mới này thì độ cao các bản sàn nhà
được tính toán lại, từ đó các điểm nhìn từ trong nhà ra ngoài
đường được thay đổi. Các bản sàn trở thành phần tử kiến trúc
quan trọng của đồ án. Chúng được đặt so le để tạo ra độ
xuyên suốt trong không gian, nhưng điều bất ngờ hơn chúng
cũng là những đồ vật sử dụng. Ví dụ như bản sàn phòng
khách ở tầng hai là một ghế sofa lớn.
Căn hộ “front and back” tại Paris, 2008. Những “bức tường
sách” kiến tạo không gian (ảnh Julien Attard)
Khác với ngôi nhà UE house, nơi có đồ vật kết hợp với bản
sàn, căn hộ “front and back” (hình 5,6) được cấu trúc bởi
những đồ vật đóng vai trò như những bức tường ngăn. Ta gặp
lại văn phòng kiến trúc h2o architectes khi họ được mời thiết
kế cải tạo lại toàn bộ căn hộ 60m2 tại thành phố Paris. Căn
hộ cũ chia ra làm nhiều không gian nhỏ không phù hợp với
cuộc sống của chủ nhân mới.
Anh là một thanh niên trẻ làm việc trong lĩnh vực quảng cáo,
đồng thời cũng là một nhà sưu tầm truyện tranh. Không cần
phải suy nghĩ nhiều, các kiến trúc sư lấy giá sách là đồ vật
trọng tâm của đồ án. Chúng trở thành những bức tường ngăn
để phân chia không gian. Chúng có hình dáng cũng như
chiều dầy khác nhau. Chúng được sử dụng theo cả hai mặt để
phù hợp với không gian ở từng phía. Chúng vừa là các ô sách
nhưng cũng vừa là tủ tivi, bàn bar, tủ quần áo.
Đáy các ô được tạo màu khác nhau để phân biệt các chức
năng khác nhau của chúng. Toàn bộ không gian của căn hộ
được mở thông, được co hẹp hay nở rộng tùy theo từng chức
năng và cách đặt các “bức tường sách”.
Để có được tính linh hoạt trong không gian thì sự chuyển
động của các đồ vật hay các phần tử kiến trúc sẽ tạo nên
những tình huống bất ngờ. Nhờ sự di chuyển này mà nhiều
công năng sử dụng khác nhau được luân phiên thay đổi trong
cùng một không gian, mỗi lần thay đổi thì tính chất của
không gian cũng thay đổi theo. Khi đó người sử dụng sẽ tự
tạo cho mình chức năng thích ứng với từng hoàn cảnh.
Ta có thể thấy ở đây sự sáng tạo của văn phòng kiến trúc
Yuko Shibata khi họ thiết kế bức tường đa năng trong một
căn phòng ngủ (hình 7,8). Bản thân bức tường cũng là một
giá để sách và nó có thể mở ra hay đóng lại. Khi mở ra, nó
chia phòng ngủ làm hai phần và tạo ra không gian đọc sách.
Tính chất của không gian thay đổi cùng với sự chuyển động
của bức tường. Ngoài ra một ô cửa sổ được thiết kế cùng với
giá sách để có được mối liên hệ với không gian bên cạnh.
Phòng ngủ trong một căn hộ tại thành phố Tokyo, 2010. Khi
bức tường mở ra, nó chia phòng ngủ làm hai phần và tạo ra
không gian đọc sách. Tính chất của không gian thay đổi cùng
với sự chuyển động của bức tường (ảnh Ryohei Hamda)
Các công trình nêu trên đã chỉ rõ những đặc thù của kiến trúc
nội thất dựa theo nguyên lý đồ vật kiến tạo không gian.
Những đồ vật đó chỉ tập trung bên trong mà không ảnh
hưởng đến mặt tiền cũng như hình dáng của công trình.
Nhưng nhiều khi thiết kế một công trình mới, những đồ vật
sử dụng cũng có thể hoàn toàn được tính toán ngay từ ban
đầu khi kết hợp với những phần tử kiến trúc bên ngoài.
Công trình cơi nới của trường học Pine Community ở khu
Arana Hills nước Úc, do văn phòng Riddel Architecture thiết
kế, là một ví dụ điển hình (hình 9,10). Phòng đọc sách, văn
phòng làm việc và kho được xây mới để tổ hợp thêm vào
ngôi trường cũ quá nhỏ bé. Phòng đọc sách luôn là nơi cần
ánh sáng nhiều nhất nên cửa sổ tại đây trở thành phần tử kiến
trúc quan trọng của đồ án. Nó không chỉ là phần tử quyết
định hình thức mặt tiền bên ngoài, nhưng bên trong nó trở
thành một đồ vật đa chức năng như ghế băng và giá sách. Nó
là phần tử nối liền không gian trong và ngoài.
Công trình cơi nới của trường học Pine Community ở khu
Arana Hills nước Úc, 2009. Cửa sổ không chỉ là phần tử
quyết định hình thức mặt tiền bên ngoài nhưng bên trong nó
trở thành một đồ vật đa chức năng như ghế băng và giá
sách (ảnh Christopher Frederick Jones).
Sự tổ hợp với những phần tử kiến trúc còn tiến đến một tỷ lệ
lớn hơn khi chính bản thân kết cấu của công trình cũng trở
thành những đồ vật sử dụng. Thư viện và nhà văn hoá
Vennesla tại nước Na Uy (hình 11) được thiết kế bởi văn
phòng kiến trúc Helen&Hard đã đạt tới sự cực điểm của tính
thuần lý. Toàn bộ tư tưởng chủ đạo của công trình được “gói
trọn” trong một phần tử duy nhất.
Công trình được chịu lực bởi một hệ khung gỗ, mỗi khung gỗ
này vừa là cột vừa là dầm, nó cũng là giá sách, bàn, ghế ngồi,
đèn chiếu sáng và ngay cả hộp kỹ thuật. Hệ khung này không
chỉ cấu trúc toàn bộ không gian bên trong mà hình dáng của
chúng là hệ quả tạo nên hình khối của công trình ở bên ngoài.
Không chỉ dừng lại ở tỷ lệ của một công trình kiến trúc đơn
lẻ, đồ vật sử dụng còn vươn ra phía ngoài đô thị chiếm tỷ lệ
của cả một khu vực. Lúc này ta không nói tới kiến trúc hay
kiến trúc nội thất nữa mà qui hoạch đô thị hay kiến trúc cảnh
quan. Không gian công cộng Victor Civita Plaza tại thành