Tải bản đầy đủ (.pdf) (246 trang)

Quản lý chương trình đào tạo giáo viên tiểu học tiếp cận cdio

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 246 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN NGỌC HIỀN

QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TIẾP CẬN CDIO

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGHỆ AN, 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN NGỌC HIỀN

QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TIẾP CẬN CDIO

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 9140114

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Thái Văn Thành

NGHỆ AN, 2023

NĂM 2022




i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án Quản lý chương trình đào tạo giáo viên tiểu
học tiếp cận CDIO là cơng trình nghiên cứu độc lập. Các kết quả được trình
bày trong luận án chưa được bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào cơng bố.
Nghệ An, ngày 16 tháng 01 năm 2023
Tác giả luận án

Nguyễn Ngọc Hiền


ii

LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, tơi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Nhà
trường; các thầy giáo, cô giáo của Chuyên ngành Quản lý Giáo dục, Khoa Tâm
lý - Giáo dục, Trường Sư phạm, Trường Đại học Vinh đã tạo điều kiện giúp đỡ
tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn GS.TS. Thái Văn Thành đã tận tình hướng
dẫn tơi trong suốt q trình thực hiện luận án.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, cán bộ quản lý, giảng viên,
sinh viên các trường đại học đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình khảo sát,
phỏng vấn để thu thập số liệu.
Tơi chân thành cảm ơn gia đình, bạn hữu, đồng nghiệp đã quan tâm, động
viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu.
Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng song luận án có thể vẫn cịn những
hạn chế, thiếu sót. Kính mong các nhà khoa học, các Cơ giáo, Thầy giáo và các

bạn đóng góp ý kiến để tơi tiếp tục hồn thiện luận án.
Xin trân trọng cám ơn!
Nghệ An, ngày 16 tháng 01 năm 2023
Tác giả luận án

Nguyễn Ngọc Hiền


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................. vii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ............................................................ 3
4. Giả thuyết khoa học .................................................................................... 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ............................................. 4
6. Quan điểm tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ........................................ 4
7. Luận điểm bảo vệ ....................................................................................... 6
8. Đóng góp mới của luận án .......................................................................... 7
9. Cấu trúc của luận án ................................................................................... 8
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO
TẠO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TIẾP CẬN CDIO .......................................... 9
1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ ................................................ 9
1.1.1. Những nghiên cứu về CTĐT và CTĐT tiếp cận CDIO ......................... 9
1.1.2. Những nghiên cứu về CTĐT giáo viên tiếp cận CDIO ....................... 16
1.1.3. Những nghiên cứu về quản lý CTĐT giáo viên tiếp cận CDIO ........... 19

1.1.4. Đánh giá chung về nghiên cứu tổng quan ........................................... 20
1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN .......................................................... 21
1.2.1. Chương trình đào tạo .......................................................................... 21
1.2.2. Giáo viên tiểu học ............................................................................... 23
1.2.3. Tiếp cận CDIO ................................................................................... 24
1.2.4. Chương trình đào tạo giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO ...................... 27
1.2.5. Quản lý CTĐT giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO ............................... 29


iv

1.3. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TIẾP CẬN CDIO
TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY ................................................................ 31
1.3.1. Khung năng lực giáo viên tiểu học trong bối cảnh hiện nay ................ 31
1.3.2. Mục tiêu, CĐR CTĐT giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO .................... 34
1.3.3. Cấu trúc, nội dung CTĐT giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO ........... 38
1.3.4. Dạy học và đánh giá trong CTĐT giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO .. 44
1.4. VẤN ĐỀ QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TIỂU
HỌC TIẾP CẬN CDIO ................................................................................ 46
1.4.1. Sự cần thiết phải quản lý CTĐT giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO ..... 46
1.4.2. Nội dung quản lý CTĐT giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO............ 49
1.4.3. Chủ thể quản lý CTĐT đào tạo giáo viên tiểu học theo tiếp cận CDIO 59
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................. 62
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TIẾP CẬN CDIO ................................................. 63
2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC
ĐƯỢC KHẢO SÁT ..................................................................................... 63
2.1.1. Trường Đại học Vinh .......................................................................... 63
2.1.2. Trường Đại học Thủ Dầu Một ............................................................ 65
2.1.3. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội ....................................................... 67

2.1.4. Trường Đại học Sài Gòn ..................................................................... 69
2.1.5. Trường Đại học Quy Nhơn ................................................................. 70
2.2. KHÁI QUÁT VỀ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG .................................... 72
2.2.1. Mục đích khảo sát............................................................................... 72
2.2.2. Đối tượng và mẫu khảo sát ................................................................. 72
2.2.3. Nội dung và công cụ khảo sát ............................................................. 73
2.2.4. Phương pháp khảo sát, xử lý số liệu ................................................... 73
2.3. THỰC TRẠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC
Ở CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TIẾP CẬN CDIO ......................... 76
2.3.1. Thực trạng mục tiêu, CĐR CTĐT giáo viên tiểu học .......................... 76


v

2.3.2. Thực trạng cấu trúc, nội dung CTĐT giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO
..................................................................................................................... 80
2.3.3. Thực trạng yêu cầu dạy học, đánh giá trong CTĐT giáo viên tiểu học tiếp
cận CDIO ..................................................................................................... 86
2.4. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐÀO TẠO
GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TIẾP CẬN CDIO ................................................. 90
2.4.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý và giảng viên về ý nghĩa, tầm
quan trọng của quản lý CTĐT đào tạo giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO ..... 90
2.4.2. Thực trạng thực hiện các nội dung quản lý CTĐT giáo viên tiểu học tiếp
cận CDIO ..................................................................................................... 92
2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG .......................................... 119
2.5.1. Mặt mạnh ......................................................................................... 119
2.5.2. Hạn chế ............................................................................................ 121
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................... 124
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO
VIÊN TIỂU HỌC THEO TIẾP CẬN CDIO .............................................. 125

3.1. NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ............................................. 125
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu .................................................... 125
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ................................................... 125
3.1.3. Nguyên tắc bảo đảm tính hệ thống .................................................... 125
3.1.4. Nguyên tắc bảo đảm tính hiệu quả .................................................... 126
3.1.5. Nguyên tắc bảo đảm tính khả thi ...................................................... 126
3.2. CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN
TIỂU HỌC TIẾP CẬN CDIO .................................................................... 126
3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên về
sự cần thiết phải quản lý CTĐT giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO ............. 126
3.2.2. Quản lý xây dựng CĐR CTĐT giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO cụ thể,
chi tiết ........................................................................................................ 130


vi

3.2.3. Quản lý thiết kế khung CTĐT giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO theo
hướng học tập tích hợp và trải nghiệm chủ động của SV ............................ 139
3.2.4. Quản lý xây dựng chương trình mơn học/học phần tiếp cận CDIO trong
đào tạo giáo viên tiểu học đảm bảo sự thống nhất giữa nội dung dạy học và
kiểm tra, đánh giá ....................................................................................... 144
3.2.5. Quản lý phát triển môi trường đổi mới sáng tạo trong thực hiện CTĐT
giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO................................................................ 151
3.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT ........................ 159
3.4. KHẢO SÁT SỰ CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI PHÁP
ĐỀ XUẤT .................................................................................................. 162
3.4.1. Mục đích khảo sát............................................................................. 162
3.4.2. Nội dung và phương pháp khảo sát ................................................... 162
3.4.3. Đối tượng khảo sát ........................................................................... 162
3.4.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất

................................................................................................................... 163
3.5. THỬ NGHIỆM ................................................................................... 168
3.5.1. Tổ chức thử nghiệm .......................................................................... 168
3.5.2. Kết quả thử nghiệm .......................................................................... 170
3.5.3. Phân tích kết quả thử nghiệm ............................................................ 172
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................... 176
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 177
1. KẾT LUẬN ............................................................................................ 177
2. KHUYẾN NGHỊ .................................................................................... 178
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH ............................................................ 179
ĐÃ CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .. 179
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 180
PHỤ LỤC 1


vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TT Từ viết tắt

1

CDIO

2
3
4
5
6
7

8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18

CĐR
CT
CTĐT
CTGD
CTGDPT
ĐH
ĐBCL
ĐHSP
ĐT
GD
GDĐH
GDTH
MTĐT
NCKH
NL
QL
SV


Nghĩa từ viết tắt
Hình thành ý tưởng (Conceive) - Thiết
kế (Design) - Triển khai (Implement)
và Vận hành (Operate)
Chuẩn đầu ra
Chương trình
Chương trình đào tạo
Chương trình giáo dục
Chương trình giáo dục phổ thơng
Đại học
Đảm bảo chất lượng
Đại học sư phạm
Đào tạo
Giáo dục
Giáo dục đại học
Giáo dục tiểu học
Mục tiêu đào tạo
Nghiên cứu khoa học
Năng lực
Quản lý
Sinh viên


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: So sánh Chương trình đào tạo giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO và
Chương trình đào tạo giáo viên tiểu học không tiếp cận CDIO ..................... 40
Bảng 2.1. Thang đánh giá kết quả khảo sát các đối tượng cán bộ quản lý và giảng

viên cơ sở giáo dục đại học có đào tạo giáo viên tiểu học về ý nghĩa, tầm quan
trọng của quản lý CTĐT giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO ............................. 74
Bảng 2.2. Thang đánh giá chia 7 mức........................................................... 75
Bảng 2.3. Thực trạng cấu trúc, nội dung CTĐT giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO ......... 84
Bảng 2.4. Thực trạng nội dung CTĐT giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO ..... 89
Bảng 2.5. Thực trạng nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của quản lý CTĐT
giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO của đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên . 90
Bảng 2.6. Thực trạng quản lý mục tiêu, CĐR CTĐT giáo viên tiểu học ....... 94
Bảng 2.7: Tỉ lệ giảng viên/SV sau khi quy đổi của các cơ sở đào tạo đều đáp
ứng được yêu cầu để thực hiện CTĐT giáo viên tiểu học ........................... 105
Bảng 3.1. Khung CĐR của CTĐT ngành GDTH tiếp cận CDIO .............. 134
Bảng 3.2. CĐR chi tiết đối với chủ đề Năng lực thực hành nghề nghiệp (cấp độ 3).... 134
Bảng 3.3. Nội dung giảng dạy lí thuyết mơn học/học phần ......................... 148
Bảng 3.4. Nội dung giảng dạy thực hành môn học/học phần ...................... 149
Bảng 3.5. Vai trò của các chủ thể quản lý trong tổ chức, chỉ đạo thực hiện các
giải pháp quản lý CTĐT giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO......................... 161
Bảng 3.6. Tổng hợp các đối tượng đã được khảo sát .................................. 163
Bảng 3.7. Đánh giá sự cấp thiết của các giải pháp đề xuất (n=296) ............ 163
Bảng 3.8. Đánh giá tính khả thi của các giải pháp đề xuất (n=296) ............ 165
Bảng 3.9. Kết quả tương quan giữa sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp
đề xuất........................................................................................................ 167
Bảng 3.10. Kết quả đánh giá hiệu quả quản lý xây dựng CĐR CTĐT giáo viên
tiểu học tiếp cận CDIO của Trường ĐH Vinh trước thử nghiệm ................ 170
Bảng 3.11. Kết quả đánh giá hiệu quả quản lý xây dựng CĐR CTĐT giáo viên


ix

tiểu học tiếp cận CDIO của Trường ĐH Vinh sau thử nghiệm.................... 171
Bảng 3.12. Tổng hợp kết quả đánh giá hiệu quả quản lý xây dựng CĐR CTĐT giáo viên tiểu

học tiếp cận CDIO của Trường ĐH Vinh trước và sau thử nghiệm ......................... 172
Bảng 3.1. Khung CĐR của CTĐT ngành GDTH tiếp cận CDIO ................ 35
Bảng 3.2. CĐR chi tiết đối với chủ đề Năng lực thực hành nghề nghiệp (cấp
độ 3)............................................................................................................. 35


x

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1. Thực trạng mục tiêu, CĐR CTĐT giáo viên tiểu học ....................... 80
Biểu đồ 2. Thực trạng cấu trúc, nội dung CTĐT giáo viên tiểu học tiếp cận
CDIO ........................................................................................................... 86
Biểu đồ 3. Thực trạng dạy học, đánh giá trong CTĐT giáo viên tiểu học tiếp
cận CDIO ..................................................................................................... 90
Biểu đồ 4. Thực trạng quản lý mục tiêu, CĐR CTĐT giáo viên tiểu học tiếp cận
CDIO ........................................................................................................... 95
Biểu đồ 5. Thực trạng quản lý cấu trúc, nội dung CTĐT giáo viên tiểu học tiếp
cận CDIO ..................................................................................................... 98
Biểu đồ 6. Thực trạng quản lý cấu trúc, nội dung CTĐT giáo viên tiểu học tiếp
cận CDIO ................................................................................................... 100
Biểu đồ 7. Thực trạng quản lý hoạt động hỗ trợ dạy học CTĐT giáo viên tiểu
học tiếp cận CDIO ...................................................................................... 104
Biểu đồ 8. Thực trạng quản lý đội ngũ giảng viên thực hiện CTĐT giáo viên
tiểu học tiếp cận CDIO ............................................................................... 108
Biểu đồ 9. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất phục vụ CTĐT giáo viên tiểu học
tiếp cận CDIO ............................................................................................ 110
Biểu đồ 10. Thực trạng quản lý kết quả học tập người học CTĐT giáo viên tiểu
học tiếp cận CDIO ...................................................................................... 116
Biểu đồ 11. Thực trạng quản lý cải tiến CTĐT giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO
................................................................................................................... 119



1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục tiểu học (GDTH) là cấp học nền tảng trong hệ thống giáo dục
quốc dân nhằm mục tiêu “hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo
đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh; chuẩn bị cho học sinh
tiếp tục học trung học cơ sở” [3].
Đào tạo giáo viên tiểu học là một yêu cầu cấp thiết, đáp ứng nguồn nhân
lực cho các trường tiểu học, trong bối cảnh giáo dục tiểu học đang triển khai
thực hiện Chương trình giáo dục phổ thơng 2018 (CTGDPT). Đây là chương
trình giáo dục được xây dựng dựa trên cơ sở bảo đảm “phát triển phẩm chất và
năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức, kĩ năng
cơ bản, thiết thực, hiện đại; hài hoà đức, trí, thể, mĩ; chú trọng thực hành, vận
dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống;
tích hợp cao ở các lớp học dưới, phân hoá dần ở các lớp học trên; thơng qua
các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục phát huy tính chủ động và tiềm
năng của mỗi học sinh, các phương pháp đánh giá phù hợp với mục tiêu giáo
dục và phương pháp giáo dục để đạt được mục tiêu đó [9].
Chương trình đào tạo (CTĐT) là yếu tố cốt lõi khi nghiên cứu về một
mơ hình giáo dục, một cơ sở đào tạo hay bất kỳ một nội dung nào liên quan đến
giáo dục. Hiểu về CTĐT một cách toàn diện và sâu sắc sẽ giúp cho những người
làm giáo dục có những định hướng rõ ràng hơn trong hoạt động đào tạo. Hơn
một thế kỉ qua, CTĐT luôn luôn là vấn đề được quan tâm nghiên cứu ở cả
phương diện lý luận và thực tiễn. Đối với xây dựng và phát triển CTĐT đã có
nhiều cách tiếp cận khác nhau. Tùy vào cách tiếp cận khác nhau mà người ta
thiết kế nên những CTĐT khác nhau. Những mơ hình CTĐT truyền thống
thường nhấn mạnh đầu vào, mục tiêu các môn học, nội dung, kiến thức và giảng

viên. Tuy nhiên, càng ngày sự tập trung càng chuyển dần sang đầu ra và kết
quả học tập của sinh viên (SV). Những mơ hình gần đây quan tâm nhiều vào
những năng lực chung và sự hiểu biết của người học hơn là truyền đạt nội dung


2

kiến thức. Người học phải thích ứng được trong những bối cảnh khác nhau để
chứng minh rằng họ đã thông thạo những gì học được. Trong đó, đáng chú ý
nhất là cách tiếp cận năng lực thực hiện. Ở cách tiếp cận này, năng lực thực
hiện được hiểu là khả năng đối mặt với các tình huống phức tạp bằng cách huy
động kiến thức cụ thể và các nguồn lực nhận thức chung và phi nhận thức. Xuất
phát từ mối quan tâm ngày càng tăng về chất lượng và mức độ phù hợp của
giáo dục cũng như nhu cầu xây dựng khung mục tiêu giáo dục, năng lực ngày
càng trở thành một thành phần quan trọng trong lý luận và thực hành giáo dục.
Các chương trình giảng dạy dựa trên năng lực thực hiện có xu hướng tránh cách
tiếp cận dựa trên chủ đề và nhấn mạnh sự giao nhau của các lĩnh vực học tập
bằng cách khám phá các chủ đề xuyên suốt hoặc đưa ra các tình huống thực tế
hơn trong một số lĩnh vực.
Trong những năm gần đây, nhiều trường đại học lớn trên thế giới đã triển
khai xây dựng CTĐT tiếp cận CDIO. Đây là cách tiếp cận xây dựng chương
trình và kế hoạch đào tạo trên cơ sở xác định chuẩn đầu ra (CĐR). Mô hình
CDIO dựa trên triết lí phát triển năng lực trụ cột của người kĩ sư đáp ứng được
nguyên lí triển khai chu trình vịng đời của sản phẩm: Hình thành ý tưởng
(Conceive) - Thiết kế (Design) - Triển khai (Implement) và Vận hành
(Operate).
Ở Việt Nam, tiếp cận CDIO trong xây dựng CTĐT được khởi xướng từ
năm 2010 trong một số ngành kỹ thuật của Trường đại học (ĐH) Bách khoa,
Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (thuộc ĐH Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh).
Đến nay, nhiều trường ĐH của nước ta đã triển khai xây dựng CTĐT tiếp cận

CDIO, không chỉ trong các ngành kỹ thuật mà trong các ngành đào tạo khác
như Luật, Kinh tế… Một số trường ĐH có các ngành sư phạm cũng bắt đầu xây
dựng CTĐT theo tiếp cận CDIO. Xây dựng CTĐT theo CDIO xuất phát từ khối
ngành kỹ thuật, do đó, trong q trình triển khai xây dựng CTĐT cho các ngành sư

phạm, trong đó có CTĐT giáo viên tiểu học cần được nghiên cứu một cách đầy
đủ, hệ thống cả về phương diện lý luận và thực tiễn để vận dụng phù hợp. Xây dựng


3

CTĐT giáo viên tiếp cận CDIO có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất
lượng đào tạo giáo viên; gắn kết trường ĐH với trường phổ thông và tạo ra một
đội ngũ giáo viên sáng tạo, có kỹ năng nghề nghiệp cao.
Quản lý CTĐT là con đường khoa học để vận hành và phát triển hiệu
quả CTĐT tiếp cận CDIO. Thực tế cho thấy, hiện nay, ở các trường ĐH đang
triển khai CTĐT đào tạo giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO, trong các khâu xây
dựng, vận hành, quản lý CTĐT thì khâu hạn chế nhất vẫn là quản lý CTĐT. Có
khắc phục được hạn chế của khâu này mới có thể nâng cao chất lượng đào tạo
giáo viên tiểu học nói chung; hiệu quả vận hành, phát triển CTĐT giáo viên
tiểu học tiếp cận CDIO nói riêng. Vì thế, nghiên cứu, đề xuất các giải pháp có
cơ sở khoa học, phù hợp với thực tiễn để quản lý CTĐT là một vấn đề có tính
cấp thiết. Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Quản lý chương trình
đào tạo giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO” để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận án đề xuất các giải pháp
quản lý CTĐT giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO, qua đó góp phần nâng cao
chất lượng đào tạo giáo viên tiểu học, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu
Chương trình đào tạo giáo viên tiểu học.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý CTĐT giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất và thực hiện các giải pháp quản lý CTĐT giáo viên tiểu học
dựa trên lý thuyết về phát triển CTĐT tiếp cận CDIO và khung năng lực của
giáo viên tiểu học thì sẽ nâng cao được hiệu quả quản lý CTĐT giáo viên, góp
phần đảm bảo chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn
diện giáo dục và đào tạo.


4

5. Nhiệm vụ nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý CTĐT giáo viên tiểu học tiếp cận
CDIO.
- Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của quản lý CTĐT giáo viên tiểu học tiếp
cận CDIO.
- Đề xuất các giải pháp quản lý CTĐT giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO;
khảo sát sự cấp thiết, tính khả thi và thử nghiệm 01 giải pháp đề xuất.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phát quản lý CTĐT
giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO.
- Về khách thể
Khảo sát thực trạng ở 05 trường đại học có đào tạo ngành Giáo dục tiểu
học (GDTH) Trường ĐH Vinh, Trường ĐH Thủ Dầu Một; Trường ĐHSP Hà
Nội. Trường ĐH Sài Gòn và Trường ĐH Quy Nhơn) và thử nghiệm 01 giải

pháp đề xuất tại Trường ĐH Vinh.
- Về thời gian
Thời gian khảo sát thực trạng và thử nghiệm giải pháp đề xuất từ năm
2018 đến năm 2022.
6. Quan điểm tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
6.1. Quan điểm tiếp cận
6.1.1. Tiếp cận hệ thống - cấu trúc
Quan điểm này đòi hỏi khi nghiên cứu thực trạng, đề xuất giải pháp quản
lý CTĐT giáo viên tiểu học phải xem xét đối tượng một cách toàn diện, xem
xét nhiều mặt, nhiều mối quan hệ.
6.1.2. Quan điểm tiếp cận năng lực
Tiếp cận năng lực là một xu thế mới của giáo dục hiện đại. Quan điểm
tiếp cận năng lực đòi hỏi khi xây dựng, vận hành, quản lý CTĐT tiếp cận


5

CDIO phải hướng tập trung vào việc hình thành ở người học những năng lực
theo CĐR.
6.1.3. Tiếp cận CDIO
Tiếp cận này đòi hỏi khi đánh giá thực trạng CTĐT và đề xuất các giải
pháp phải bám sát vào các tiêu chuẩn, tiêu chí của CTĐT theo CDIO và phù
hợp với đặc điểm của CTĐT giáo viên tiểu học cũng như cơ sở đào tạo giáo
viên tiểu học.
6.1.4. Quan điểm thực tiễn
Quan điểm này địi hỏi trong q trình nghiên cứu phải bám sát tình hình
thực tiễn của các cơ sở đào tạo; phát hiện được những mâu thuẫn, những khó
khăn để đề xuất các giải pháp quản lý CTĐT giáo viên tiểu học phù hợp với
thực tiễn đồng thời có tính hiệu quả và tính khả thi.
6.1.5. Tiếp cận vị trí việc làm

Đào tạo giá viên gắn với vị trí việc làm của nhà giáo ở trường tiểu học
phù hợp với công cuộc đổi mới giáo dục và hội nhập quốc tế. Do vậy, giải pháp
quản lý đào tạo giáo viên tiểu học phải đáp ứng vị trí việc làm của người giáo
viên tiểu học và CT GDPT 2018 phải được xây dựng theo hướng tiếp cận vị trí
việc làm và phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn, tiêu chí của chuẩn nghề nghiệp giáo
viên tiểu học.
Tiếp cận này đòi hỏi khi nghiên cứu về CTĐT giáo viên tiểu học, quản
lý CTĐT giáo viên tiểu học cần quan tâm đến đặc điểm vị trí việc làm giáo viên
tiểu học, được thể hiện dưới hình thức bản mơ tả cơng việc và khung năng lực
tương ứng để thực hiện công việc người giáo viên tiểu học.
6.2. Phương pháp nghiên cứu
6.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết thông qua các tài liệu khoa
học có liên quan; các tài liệu, văn kiện của Đảng (Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban
Chấp hành Trung ương) và Nhà nước (Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, Ngành)
về quản lý CTĐT, phát triển giáo dục, nhằm tìm hiểu sâu sắc bản chất của vấn


6

đề nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
Phương pháp phân loại hệ thống lý thuyết nhằm phân chia, sắp xếp các
tài liệu khoa học về các vấn đề có liên quan đến đề tài luận án vào một hệ thống
nhất định thành các nhóm hoặc các hướng nghiên cứu.
Phương pháp khái quát hóa nhằm rút ra những nhận định về các vấn đề
nghiên cứu, từ những quan điểm của những tác giả khác.
6.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp điều tra: Sử dụng phiếu hỏi để thu thập ý kiến của giảng
viên, cán bộ quản lý trường đại học về thực trạng quản lý CTĐT giáo viên tiểu
học, tính cần thiết và khả thi của các giải pháp đề xuất.

Phương pháp chuyên gia: Thông qua hội nghị, hội thảo khoa học, thông
qua hỏi ý kiến các chuyên gia giáo dục, cán bộ quản lý giáo dục các cấp có
nhiều kinh nghiệm để khảo sát tình hình quản lý CTĐT giáo viên tiểu học ở
các cơ sở đào tạo. Xin ý kiến đánh giá của chuyên gia thông qua phiếu hỏi,
phỏng vấn về bộ câu hỏi khảo sát, các kết quả nghiên cứu, các giải pháp đã
được đề xuất.
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Dựa vào các bản Báo cáo
tự đánh giá; Báo cáo đánh giá ngoài CTĐT ở các cơ sở đào tạo giáo viên tiểu
học để so sánh, đối chiếu với các số liệu khảo sát, từ đó rút ra những nhận xét
có căn cứ về vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Xuất phát từ thực tiễn quản lý giáo
dục, từ người thật, việc thật của quản lý CTĐT giáo viên tiểu học ở các cơ sở
đào tạo để lấy ý kiến đóng góp cho việc quản lý CTĐT giáo viên tiểu học theo
tiếp cận CDIO.
6.2.3. Phương pháp thống kê toán học: Dùng các cơng thức tốn học
thống kê và phần mềm SPSS để xử lý số liệu.
7. Luận điểm bảo vệ
7.1. Xây dựng CTĐT giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO là một xu hướng
mới trong xây dựng CTĐT, đòi hỏi phải tuân theo các nguyên tắc, tiêu chuẩn


7

của CDIO. Quản lý CTĐT giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO là quản lý các
thành tố của CTĐT.
7.2. Vận hành và quản lý CTĐT giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO là một
vấn đề mới và khó đối với các trường ĐH đang triển khai đào tạo giáo viên tiểu
học tiếp cận CDIO. Việc phát hiện đúng những hạn chế, thiếu sót trong vận
hành và quản lý CTĐT giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO là một cơ sở thực tiễn
quan trọng để đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý CTĐT giáo viên

tiểu học tiếp cận CDIO.
7.3. Để nâng cao hiệu quả quả quản lý CTĐT giáo viên tiểu học tiếp cận
CDIO, cần sử dụng các giải pháp quản lý, tác động đồng bộ lên các thành tố
của CTĐT; đồng thời tính đến các điều kiện đảm bảo để quản lý CTĐT giáo
viên tiểu học tiếp cận CDIO.
8. Đóng góp mới của luận án
8.1. Góp phần hồn thiện những vấn đề lí luận về CTĐT và quản lý
CTĐT giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO. Cụ thể là:
- Xây dựng được khung năng lực giáo viên tiểu học trong bối cảnh
hiện nay.
- Thiết kế được quy trình xây dựng CĐR của CTĐT giáo viên tiểu học
tiếp cận CDIO.
- Thiết kế được quy trình tổ chức xây dựng chương trình mơn học/học
phần đào tạo giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO.
- Xây dựng được Khung đánh giá giá hiệu quả quản lý CĐR của CTĐT
giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO...
8.2. Chương trình đào tạo và quản lý CTĐT giáo viên tiểu học ở các cơ
sở đào tạo giáo viên tiểu học theo tiếp cận CDIO được khảo sát, phân tích, đánh
giá khách quan là cứ liệu quan trọng để đề xuất các giải pháp quản lý CTĐT
giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO có cơ sở khoa học, có tính khả thi.
8.3. Các giải pháp quản lý CTĐT giáo viên tiểu học tiếp cận CDIO mà
luận án đề xuất không chỉ vận dụng trong quản lý CTĐT giáo viên tiểu học mà


8

cịn có thể vận dụng trong quản lý CTĐT giáo viên nói chung.
9. Cấu trúc của luận án
Ngồi Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục,
Luận án có 3 chương:

Chương 1. Cơ sở lý luận của quản lý chương trình đào tạo giáo viên tiểu
học tiếp cận CDIO
Chương 2. Cơ sở thực tiễn của quản lý chương trình đào tạo giáo viên
tiểu học tiếp cận CDIO
Chương 3. Giải pháp quản lý chương trình đào tạo giáo viên tiểu học tiếp
cận CDIO.


9

CHƯƠNG 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH
ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TIẾP CẬN CDIO
1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
1.1.1. Những nghiên cứu về chương trình đào tạo và chương trình đào
tạo tiếp cận CDIO
1.1.1.1. Những nghiên cứu về chương trình đào tạo
a. Quan niệm về chương trình đào tạo
Thuật ngữ CTĐT xuất hiện từ năm 1820 nhưng phải đến giữa thế kỉ XX,
thuật ngữ này mới được sử dụng một cách chuyên nghiệp ở Hoa Kỳ và một số
nước có nền giáo dục phát triển. CTĐT (Curriculum) có gốc Latin là Currere,
có nghĩa là “to run” (chạy, điều hành hoặc “to run a course” - điều hành một
khố học). Vì thế, cách hiểu truyền thống của thuật ngữ này là “một khoá học”
(Course of Study), một giáo trình - cái hình thành nên một khố học [18].
Từ những năm 1950 trở đi, định nghĩa về CTĐT bắt đầu được mở rộng
và người ta quan tâm nhiều hơn đến hiệu quả của CTĐT.
Theo Smith B.O và cộng sự, CTĐT là một trình tự các bộ kinh nghiệm
có thể có, được đặt ra trong nhà trường nhằm mục tiêu đưa người học vào khuôn
khổ theo các cách tư duy và hành động tập thể [50].
Theo Good C.V, CTĐT là bản kế hoạch tổng thể chung nhất về nội dung

hay những nguyên liệu giảng dạy cụ thể mà nhà trường cần cung cấp cho người
học [52].
Còn theo Taba H, CTĐT là một bản kế hoạch học tập [74].
Foshay A. W cho rằng, CTĐT là tất cả các kinh nghiệm mà người học
cần có dưới sự hướng dẫn của nhà trường [56].
Theo Tanner, D., & Tanner, L. N, CTĐT là các kinh nghiệm học tập
được hướng dẫn và kế hoạch hóa, với kết quả học tập được xác định trước và
hình thành qua việc thiết lập kiến thức và kinh nghiệm một cách có hệ thống


10

dưới sự hướng dẫn của nhà trường nhằm tạo ra ở người học sự phát triển liên
tục về năng lực xã hội - cá nhân [75].
Còn theo Kelly A.V, CTĐT là sự trình bày, diễn tả có hệ thống việc dạy
học được dự kiến trong một khoảng thời gian xác định mà sản phẩm của sự
trình bày đó là một hệ thống xác định các thành tố khác nhau nhằm chuẩn bị,
thực hiện và đánh giá một cách tối ưu việc dạy học [61].
Wentling T (1993) lại định nghĩa: CTGD là một bản thiết kế tổng thể cho
một hoạt động giáo dục, diễn ra trong một thời gian nhất định (tiết học, môn
học, lớp học, cấp học…). Bản thiết kế tổng thể đó cho biết tồn bộ nội dung
cần giáo dục, chỉ rõ những gì có thể trơng đợi ở người học sau khóa học; chỉ rõ
quy trình cần thiết để thực hiện nội dung giáo dục; chỉ rõ các phương pháp giáo
dục và cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh… Tất cả những
cái đó được sắp xếp theo một thời gian biểu chặt chẽ [78].
Ở Việt Nam, thuật ngữ CTĐT đã được đề cập tới trong các nghiên cứu
của Nguyễn Hữu Châu, Nguyễn Đức Chính, Lê Đức Ngọc và Trần Thị Hồi,
Trần Hữu Hoan [16, 18, 26, 36].
Theo Nguyễn Đức Chính, CTĐT là kế hoạch tổng thể, hệ thống về toàn
bộ hoạt động giáo dục tại nhà trường. Nó bao gồm mục đích giáo dục, mục tiêu,

CĐR, nội dung giáo dục (với độ rộng và sâu tương ứng với CĐR), phương thức
giáo dục và hình thức tổ chức giáo dục (với các phương pháp, phương tiện,
công cụ dạy học phù hợp), phương thức đánh giá kết quả giáo dục (trong so
sánh, đối chiếu với CĐR của chương trình) [18].
b. Cấu trúc CTĐT
Kelly A.V cho rằng, dù định nghĩa như thế nào về CTĐT thì nó vẫn phải
bao gồm 4 thành tố cơ bản: (1) Ý định của người xây dựng CTĐT; (2) Quy
trình cần thiết để thực thi các ý định (3) Kinh nghiệm thực tế của sinh viên (SV)
có được do giảng viên mang lại cho họ khi thực hiện ý định của người xây dựng
CTĐT; (4) Việc học tập “ẩn” (hidden) thể hiện như là sản phẩm phụ (byproduct) của CTĐT [61].


11

Một số tác giả khác như Kenneth, T. Henson [62], Kieran E [63], McNei
J.D [68] cũng thống nhất với ý kiến của Kelly A.V về các thành tố của CTĐT
nhưng cụ thể hóa thêm thành tố thứ tư là kết quả mà CTĐT mang lại cho SV
và trường ĐH.
c. Xây dựng và phát triển CTĐT
Đây là vấn đề thu hút được sự quan tâm của nhiều tác giả trong và
ngoài nước.
Theo Muray P, trong xây dựng và phát triển CTĐT có thể có nhiều cách
tiếp cận khác nhau [71]. Mỗi một cách tiếp cận đòi hỏi những yêu cầu khác
nhau. Từ đó, tác giả đưa ra các cách tiếp cận trong phát triển CTĐT sau:
- Cách tiếp cận theo nội dung
Đây là cách tiếp cận mà trước khi xây dựng và phát triển CTĐT, người
ta phải xác định khối lượng kiến thức mà người học cần phải lĩnh hội khi học
xong một mơn học/một khóa học. Cách tiếp cận này tỏ ra phù hợp trong một
thời gian dài, khi GDĐH chỉ đơn thuần là “quá trình truyền thụ kiến thức”.
Nhưng khi hiện tượng “bùng nổ thông tin” diễn ra dưới tác động của các cuộc

cách mạng công nghiệp, nhất là cuộc CMCN 4.0 thì cách tiếp cận theo nội dung
trong xây dựng và phát triển CTĐT khơng cịn thích hợp nữa. Với thời gian có
hạn ngồi trên ghế trường ĐH, SV không thể tiếp thu một khối lượng khổng lồ
tri thức của nhân loại đang liên tục tăng lên không phải theo cấp số cộng, cấp
số nhân mà theo hàm số mũ. Bản thân giảng viên cũng không làm được việc
truyền thụ một khối lượng lớn tri thức như vậy.
- Cách tiếp cận theo mục tiêu
Đây là cách tiếp cận mà khi xây dựng và phát triển CTĐT, người ta phải
xuất phát từ MTĐT để xác định nội dung kiến thức, kỹ năng cần truyền thụ, rèn
luyện cho SV; phương pháp đào tạo; nguồn học liệu; phương thức kiểm tra
đánh giá kết quả học tập (đối chiếu với MTĐT). Theo cách tiếp cận này, nội
dung, kiến thức, kỹ năng vẫn được coi trọng, nhưng chỉ là những kiến thức, kỹ
năng nhằm giúp SV đạt tới MTĐT đã được xác định từ trước. Dựa trên MTĐT


12

đã được xác định một cách chi tiết, cụ thể, người thiết kế chương trình, lựa chọn
nội dung kiến thức, kỹ năng cần truyền thụ, rèn luyện; phương pháp đào tạo;
phương thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập phù hợp.
- Cách tiếp cận quản lý
Đây là cách tiếp cận mà khi xây dựng và phát triển CTĐT, người ta xem
trường ĐH như một hệ thống xã hội mà mọi nhóm dân cư như SV, giảng viên,
nhà quản lý… tác động qua lại với nhau theo những chuẩn mực hành vi nhất
định. Theo cách tiếp cận này, các nhà thiết kế CTĐT sử dụng các thuật ngữ như
chương trình (programme), lịch trình (schedule), diện tích sử dụng (space), các
nguồn lực (resources), trang thiết bị (equipment) và nhân sự. Cách tiếp cận
quản lý có xu hướng “tập trung vào khía cạnh giám sát và quản lý của CTGD,
nhất là quá trình tổ chức và thực thi” [42].
Ngồi các cách tiếp cận nói trên, các tác giả Brady L [51], Peter F. Oliva

[70], John W. Wiles, Bondi J.C [60] còn bổ sung thêm một số cách tiếp cận
khác trong xây dựng và phát triển CTĐT, đó là:
- Cách tiếp cận hệ thống
Đây là cách tiếp cận mà khi xây dựng và phát triển CTĐT, người ta xem
xét các thành tố của CTĐT (Mục tiêu và CĐR; nội dung; phương pháp và hình
thức tổ chức dạy học; phương pháp, hình thức đánh giá kết quả đào tạo) như
một hệ thống. Cách tiếp cận này chịu ảnh hưởng của lí thuyết hệ thống, phân
tích hệ thống và kĩ thuật hệ thống. Các chuyên gia thiết kế CTĐT theo cách tiếp
cận hệ thống thường có cách nhìn vĩ mơ hơn về CTĐT và đề cập tới các vấn đề
của CTĐT liên quan tới toàn bộ hệ thống của trường ĐH chứ không phải chỉ
với một CTĐT nào.
- Cách tiếp cận phát triển
Đây là cách tiếp cận mà khi xây dựng và phát triển CTĐT, người ta chú
trọng đến sự phát triển khả năng hiểu biết, tiếp thu ở SV hơn là truyền thụ nội
dung kiến thức đã được xác định từ trước. Theo cách tiếp cận này, CTĐT chỉ
cung cấp những kiến thức cần thiết; mỗi SV, căn cứ vào nhu cầu, hứng thú của


13

bản thân, vào kinh nghiệm, kiến thức đã tích luỹ được trước đó, tự xây dựng
cho mình một CTĐT riêng, thoả mãn mục tiêu của bản thân.
- Cách tiếp cận năng lực
Đây là cách tiếp cận mà trước khi xây dựng và phát triển CTĐT, người
ta phải xác định các năng lực mà SV cần đạt được sau mỗi giai đoạn học tập
(một mơn học/năm học/khóa học). Các năng lực mà SV cần đạt được sau mỗi
giai đoạn học tập cũng chính là CĐR của CTĐT theo tiếp cận năng lực. Trong
bối cảnh hiện nay, tiếp cận năng lực đang trở thành cách tiếp cận phù hợp nhất
đối với phát triển CTĐT. Cách tiếp cận này phải được thể hiện trong tất cả các
thành tố của CTĐT.

Warwick D [77], khi nghiên cứu về các kiểu CTĐT đã cho rằng, tùy theo
ngành nghề đào tạo mà có các kiểu CTĐT thích hợp.
Ở Việt Nam, một số tác giả như Phạm Văn Lập [32], Bùi Đức Thiệp
[43], Đặng Xuân Hải [22], Nguyễn Tiến Hùng [29], Trịnh Thị Anh Hoa [25]…
cũng nghiên cứu về các cách tiếp cận trong phát triển CTĐT.
1.1.1.2. Những nghiên cứu về chương trình đào tạo tiếp cận CDIO
CDIO là một phương pháp tiếp cận trong xây dựng CTĐT, trên cơ sở
xác định CĐR, xây dựng chương trình và kế hoạch đào tạo. CDIO là viết tắt
của cụm từ: Conceive - Design - Implement - Operate, nghĩa là: hình thành ý
tưởng, thiết kế ý tưởng, thực hiện và vận hành, được Viện Công nghệ MIT (Hoa
Kỳ) phát triển từ đầu thập niên 90 của thế kỉ trước [28]. Đến nay đã có trên 200
trường ĐH lớn trên khắp thế giới áp dụng phương pháp tiếp cận CDIO để xây
dựng CTĐT, ví dụ như: ĐH Stanford, Đại học Arizona State, ĐH California
State của Mỹ; ĐH Curtin, ĐH Công nghệ Queensland, Viện Công nghệ Royal
Melbourne - RMIT, ĐH Sydney, ĐH Duke ở Úc; ĐH Nanyang Polytechnic ở
Singapore; ĐH Thanh Hoa, ĐH Giao thông Bắc Kinh ở Trung Quốc...
Trên thế giới đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về CTĐT tiếp cận CDIO.
Sau đây là một số cơng trình tiêu biểu:
Kristina E đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của CDIO trong nghiên cứu


×