Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Tiểu luận phân tích thực trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở việt nam và những định hướng can thiệp của nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.72 KB, 13 trang )

MỤC LỤC

Trang

PHẦN I. MỞ ĐẦU
PHẦN II. NỘI DUNG
THỰC TRẠNG MẤT CÂN BẰNG GIỚI TÍNH KHI
Chương 1.
SINH Ở VIỆT NAM
1.1.
1.2.
1.3.

Một số khái niệm
Thực trạng và nguyên nhân mất cân bằng giới tính khi
sinh ở Việt Nam hiện nay
Hệ quả mất cân bằng giới tính khi sinh

1
1
1
1
2
5

NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CAN THIỆP CỦA NHÀ
Chương 2.

NƯỚC NHẰM CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG MẤT

7



CÂN BẰNG GIỚI TÍNH KHI SINH
Chương 3.
3.1.
3.2.

GIẢI PHÁP KIỂM SỐT TÌNH TRẠNG MẤT
CÂN BẰNG GIỚI TÍNH KHI SINH
Giải pháp kiểm sốt tình trạng mất cân bằng giới tính
khi sinh
Trách nhiệm của người cán bộ, đảng viên

KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

9
10
11
12


1
Phần I: MỞ ĐẦU
Việt Nam xác định, phát triển bền vững là mục tiêu chiến lược của
quốc gia. Để đạt được mục tiêu này, trọng tâm của chính sách dân số cần phải
thay đổi thích ứng với bối cảnh phát triển mới, như nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực, phát triển việc làm có giá trị cao để tận dụng cơ cấu “dân số
vàng”; phát triển hệ thống giáo dục và y tế phù hợp với cơ cấu dân số thay đổi
mạnh mẽ; dân số già và an sinh xã hội; mất cân bằng giới tính khi sinh và hệ
lụy; di dân và chất lượng cuộc sống... Nói cách khác, yếu tố dân số cần phải

được giải quyết trong mối quan hệ chặt chẽ với phát triển bền vững, vì dân số
vừa là động lực tạo ra phát triển, vừa là đối tượng thụ hưởng sự phát triển để
kiến tạo xã hội phát triển ở trình độ cao hơn.
Trong đó, mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ ảnh hưởng xấu tới cấu trúc
dân số trong tương lai, dẫn tới tình trạng dư thừa nam giới trong xã hội. Nếu
khơng có những biện pháp can thiệp kịp thời thì sẽ có nhiều hệ luỵ để lại cho
xã hội như: nam giới sẽ gặp khó khăn trong việc tìm vợ hoặc khơng thể lấy
được vợ, phải duy trì cuộc sống độc thân có thể gây ra những bất ổn về trật tự
an toàn ở cộng đồng, làm gia tăng tệ nạn mại dâm, bn bán trẻ em gái, gây
ra tình trạng bất bình đẳng giữa nam giới và nữ giới, tỉ lệ ly hôn và tái hôn của
phụ nữ sẽ tăng cao một cách đáng kể… Từ những lý do trên tác giả chọn đề
tài:“Phân tích thực trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam và
những định hướng can thiệp của Nhà nước” có ý nghĩa cả về lý luận và thực
tiễn.
Phần II: NỘI DUNG
Chương 1. THỰC TRẠNG MẤT CÂN BẰNG GIỚI TÍNH KHI
SINH Ở VIỆT NAM
1.1. Một số khái niệm
- Khái niệm tỷ số giới tính khi sinh
Tỷ số giới tính khi sinh: là số trẻ trai sinh ra so với 100 trẻ gái sinh ra
trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm tại một quốc gia,
một vùng hay một tỉnh.


2
(SBR)

=

Số bé trai sinh/1 năm

Số bé gái sinh/1năm

*100

Cơng thức tính tỷ số giới tính khi sinh: tỷ số giới tính khi sinh được
tínhbằng số trẻ em trai sinh ra trên 100 trẻ em gái.
Công thức trên cho ta thấy, cứ 100 bé gái được sinh ra sẽ có bao nhiêu
bé trai được sinh ra. Thông thường cứ 100 bé gái được sinh ra sẽ có tương
ứng khoảng 103 đến 107 bé trai và nhìn chung là rất ổn định qua thời gian và
không gian giữa các châu lục, quốc gia, khu vực và chủng tộc người. Bất kỳ
sự thay đổi đáng kể nào của tỷ số giới tính khi sinh chệnh lệch khỏi mức sinh
học bình thường đều phản ánh những can thiệp có chủ ý ở một mức độ nào đó
và sẽ làm ảnh hưởng đến sự mất cân bằng tự nhiên, đe dọa sự ổn định dân số
toàn cầu.
- Khái niệm mất cân bằng giới tính khi sinh: là số trẻ trai sinh ra còn
sống cao hơn hoặc thấp hơn ngưỡng bình thường so với 100 trẻ gái. Mất cân
bằng giới tính khi sinh  xảy ra khi tỷ số giới tính nam khi sinh lớn hơn 106
hoặc nhỏ hơn 103 so với 100 trẻ nữ.
1.2. Thực trạng và nguyên nhân mất cân bằng giới tính khi sinh ở
Việt Nam hiện nay
- Thực trạng mất cân bằng giới tính khi sinh
Lựa chọn giới tính khi sinh trên cơ sở định kiến giới vẫn đang tồn tại
trong xã hội Việt Nam dẫn tới tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh. Tình
trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam xuất hiện muộn hơn so với
nhiều nước nhưng lại tăng rất nhanh, năm 2006 Việt Nam bắt đầu xuất hiện
tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh với tỷ số giới tính khi sinh là
109; năm 2017 đã là 113 tăng 4,0 điểm %; và đến 2019 là 114,8; năm
2020 là 111,5 (mặc dù tỷ số giới tính khi sinh năm 2020 đã giảm 3,3 điểm
% so với năm 2019 nhưng vẫn ở mức cao so với tỷ số “tự nhiên” là 103-107
bé trai trên 100 bé gái sinh ra sống). Báo cáo thực trạng Dân số thế giới năm

2020 ước tính, tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 40.800 bé gái khơng có cơ
hội chào đời vì giới tính của mình.


3
Theo công bố của Bộ Y tế ngày 2/8/2021 cho thấy. Tỷ lệ mất cân bằng
giới tính khi sinh ở nước ta được thống kê theo các nhóm như sau: Nhóm 1,
có tỷ lệ giới tính khi sinh lớn hơn 112 bé trai/100 bé gái, gồm 21 tỉnh, thành
phố: Sơn La, Hưng Yên, Bắc Ninh, Kiên Giang, Bắc Giang, Lạng Sơn, Thái
Nguyên, Nghệ An, Hải Dương, Ninh Bình, Lào Cai, Nam Định, Thanh Hóa,
Vĩnh Phúc, Hà Nội, Lai Châu, Trà Vinh, Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Bắc Kạn, Hịa
Bình. Đây cũng là nhóm có tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh cao nhất, đơn
cử như tỉnh Sơn La là 118,2 bé trai/100 bé gái; tỉnh Hưng Yên 118,1 bé
trai/100 bé gái; tỉnh Bắc Ninh 117,7 bé trai/100 bé gái, Hà Nội 113 bé trai/100
bé gái…
Nhóm 2: có tỷ số giới tính khi sinh 109-112 bé trai/100 bé gái, gồm 18
tỉnh, thành phố: Hải Phịng, Bình Phước, Tun Quang, Sóc Trăng, Phú Thọ,
Cao Bằng, Hà Nam, Quảng Ngãi, Thái Bình, Bến Tre, Bình Thuận, Quảng
Trị, Bình Định, Hà Giang, Thừa Thiên Huế, Tiền Giang, Khánh Hịa, Đắk
Lắk. Nhóm 3 có tỷ số giới tính khi sinh dưới 109 bé trai/100 bé gái, gồm 24
tỉnh, thành phố: An Giang, Yên Bái, Đắk Nông, Lâm Đồng, Đồng Nai, Phú
Yên, Tây Ninh, Hậu Giang, Ninh Thuận, Quảng Nam, Vĩnh Long, Bà Rịa Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Gia Lai, Kon Tum, Quảng
Bình, Điện Biên, Đà Nẵng, Cần Thơ, Cà Mau, Long An, Bạc Liêu, Đồng
Tháp.
Các số liệu trên cho thấy sự khác biệt về tỷ số giới tính khi sinh giữa
các vùng miền. Trong đó, khu vực thành thị có tỷ số thấp hơn nơng thơn với
mức tương ứng là 110,8 và 111,8 bé trai/100 bé gái. Khu vực Trung du và
miền núi phía Bắc có tỷ lệ bé trai sinh ra so với bé gái cao nhất cả nước với
114,2 bé trai/100 bé gái, trong khi đó, Đồng bằng sơng Cửu Long có tỷ lệ
thấp nhất là 106,9 bé trai/100 bé gái.

Đối với cha mẹ đã có hai con nhưng chưa có con trai, xác suất sinh
thêm con lên đến 48% trong vòng 10 năm sau khi đứa trẻ thứ 2 ra đời. Con số
này khá thấp đối với cha mẹ đã có 2 con trai hoặc đã có 1 con trai và 1 con
gái với tỷ lệ chiếm lần lượt là 22% và 23%. Qua đó có thể thấy, những cha mẹ


4
chưa có con trai thường có tỷ lệ sinh thêm con cao gấp đơi so với cặp cha mẹ
đã có ít nhất 1 con trai. Đi cùng với sự mất cân bằng ở tỷ số giới tính khi sinh
là sự thiếu hụt trẻ em gái.
- Nguyên nhân mất cân bằng giới tính
Do nhận thức khơng đúng về bình đẳng giới dẫn đến tâm lý ưa thích có
con trai và mong muốn lựa chọn giới tính bị thiên lệch về giới. Nguồn gốc sâu
xa của nguyên nhân này là do truyền thống gia tộc phụ hệ có từ hàng nghìn
năm trước và tư tưởng Nho giáo trọng nam hơn nữ vẫn còn khá phổ biến
trong một bộ phận người dân khi quan niệm con trai nối dõi tông đường, tạo
nguồn thu nhập chính trong gia đình, chăm sóc cha mẹ lúc tuổi già. Ngồi ra,
việc thực hiện chính sách quy mơ gia đình nhỏ trong bối cảnh giảm sinh đã có
tác động mạnh khiến nhiều cặp vợ chồng mong muốn sinh con trai, đặc biệt là
những cặp vợ chồng chỉ có con gái trong những lần sinh trước đó.
Mặt khác, sự phát triển ngày càng tốt hơn của các dịch vụ chăm sóc sức
khỏe sinh sản với trang thiết bị hiện đại và đội ngũ chuyên gia trình độ cao đã
tạo điều kiện cho người dân dễ dàng tiếp cận các hình thức lựa chọn giới tính
cả trước và trong khi mang thai. Đây cũng được coi là nguyên nhân trực tiếp
dẫn tới tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh hiện nay. Điều tra Biến động
dân số và kế hoạch hóa gia đình thời điểm hiện nay của Tổng cục Thống kê
cho thấy, có trên 80% bà mẹ đang mang thai từ 15-28 tuần có thể biết trước
giới tính của thai nhi. Với thai nhi dưới 15 tuần, Đồng bằng sơng Hồng là nơi
có tỷ lệ phụ nữ biết giới tính thai nhi cao nhất cả nước (60%), thấp nhất là
Đồng bằng sơng Cửu Long (15%).

Ngồi những ngun nhân chủ yếu trên, nhận thức của người dân, nhất
là những cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ về pháp luật liên quan đến lựa
chọn giới tính khi sinh và hậu quả do mất cân bằng giới tính khi sinh gây ra
còn hạn chế cũng là một trong những nguyên nhân góp phần gây ra tình trạng
này.
1.3. Hệ quả mất cân bằng giới tính khi sinh


5
Theo các chuyên gia nhân khẩu học, tình trạng mất cân bằng giới tính
khi sinh sẽ ảnh hưởng lớn đến cấu trúc dân số Việt Nam trong tương lai. Tình
trạng mất cân bằng giới tính khi sinh trong khoảng hơn chục năm trở lại đây
mới chỉ ảnh hưởng đến nhóm dân số trẻ em. Những thế hệ đầu tiên sinh ra sau
sự gia tăng của tỷ số giới tính khi sinh cao hơn mức tự nhiên hiện đang trong
độ tuổi thanh thiếu niên và sẽ sớm đạt đến độ tuổi trưởng thành trong vài năm
nữa. Có thể dự đốn trước với sự gia tăng bé trai cao hơn nhiều so với bé gái
sẽ dẫn đến tình trạng thừa nam giới so với nữ giới. Dựa trên các phân tích
chuyên sâu, Tổng cục Thống kê và UNFPA đã đưa ra kịch bản về sự dư thừa
nam giới so với nữ giới độ tuổi từ 20-39 tuổi trong giai đoạn 2021- 2059.
Theo đó, nếu Việt Nam khơng thực hiện các biện pháp nhằm thay đổi tỷ số
giới tính khi sinh giữa bé trai và bé gái, sự dư thừa nam giới sẽ tăng từ 563,5
nghìn người nam năm 2021 lên 1,4 triệu người nam năm 2059, tương ứng sẽ
dư từ 3,5% lên 9,7% tổng số nam giới của Việt Nam. Với kịch bản Việt Nam
nỗ lực thực hiện các biện pháp thay đổi nhanh khiến tỷ số giới tính khi sinh
giảm đều và trở lại mức 106,9% vào năm 2059, dù tình trạng nam dư thừa vẫn
cao nhưng con số này đã có sự giảm đáng kể cịn 926,5 nghìn người nam dư
thừa, tương ứng 6,5% tổng số nam giới của cả nước.
Mất cân bằng giới tính khi sinh dẫn đến tình trạng thừa nam, thiếu nữ
trong tương lai không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của cá nhân, gia đình,
dịng tộc mà cịn để lại những hệ lụy khơng tốt, tác động trực tiếp đến đời

sống, xã hội và sự phát triển bền vững của đất nước cả trong hiện tại và tương
lai.
Với phương diện gia đình, nhiều bà mẹ đã lựa chọn giới tính thai nhi
sau khi mang thai bằng phương pháp nạo, hút thai, điều này cũng phản ánh
tình trạng bất bình đẳng giới cịn tồn tại ở Việt Nam. Thống kê của Tổ chức Y
tế thế giới (WHO) năm 2020, Việt Nam đứng vị trí thứ 3 trong số các quốc
gia có tỷ lệ phá thai cao nhất thế giới, chỉ sau 2 cường quốc dân số là Trung
Quốc và Nga. Còn theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tỷ lệ phụ nữ trong độ
tuổi 15-49 đang có chồng thực hiện việc nạo/phá thai và hút điều hòa kinh


6
nguyệt chiếm 0,4% tổng số phụ nữ trong độ tuổi điều tra năm 2020. Tỷ lệ này
giảm rất nhiều so với con số 1,7% năm 2019 nhưng vẫn tiềm ẩn những nguy
cơ không hề nhỏ đối với sức khỏe và tính mạng của thai phụ. Đi cùng với vấn
đề sức khỏe là các vấn đề về tâm lý, gia tăng căng thẳng trong gia đình, ít
nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế gia đình. Thêm vào đó, mong muốn
có con trai của các thành viên trong gia đình có thể khiến người phụ nữ phải
chịu, áp lực sinh bằng được con trai, đặc biệt là khi người phụ nữ đó là con
dâu trưởng hay có chồng là con trai duy nhất của gia đình. Thậm chí, tâm lý
ưa thích con trai có thể là ngun nhân dẫn đến việc ngoại tình hay gia tăng
các vụ ly hơn vì không sinh được con trai.
Trên phương diện xã hội, mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ dân đến sự
dư thừa nam giới và thiếu hụt nữ giới ở tất cả các nhóm tuổi trong tương lai sẽ
tác động đến q trình hình thành và cấu trúc gia đình. Nhóm nam giới sẽ gặp
khó khăn trong việc tìm kiếm bạn đời hoặc khơng thể lấy được vợ, buộc phải
duy trì cuộc sống độc thân. Hệ quả của hệ quả là sẽ có thể gây ra sự bất ổn xã
hội, gia tăng các tệ nạn như mại dâm, buôn bán trẻ em gái, phụ nữ và các loại
tội phạm xã hội khác do nhu cầu sinh lý của họ không được đáp ứng. Tình
trạng này cũng gây thêm khó khăn thách thức mới đối với công tác dân số,

phải tăng thêm nguồn lực đáng kể cho các nghiên cứu và giải pháp khắc phục.
Có thể nói, sự mất cân bằng giới tính khi sinh của Việt Nam trong
những năm gần đây đang là mối quan tâm hàng đầu của Chính phủ, các tổ
chức trong và ngoài nước. Mất cân bằng giới tính dân số trong tương lai là
điều khơng thể tránh khỏi, cho dù Việt Nam có thể cân bằng tỷ số giới tính
khi sinh về mức tự nhiên trong thập kỷ tới. Dù vậy, để hạn chế tình trạng này
trong tương lai, Việt Nam vẫn cần vào cuộc một cách nhanh chóng và mạnh
mẽ để giảm thiểu những tác hại đã được dự báo trước, đồng thời đáp ứng
những thay đổi về nhân khẩu học và xã hội vì sự phát triển bền vững.
Chương 2: NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CAN THIỆP CỦA NHÀ
NƯỚC NHẰM CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG MẤT CÂN BẰNG GIỚI
TÍNH KHI SINH


7
Trước thực trạng mất cân bằng giới khi khi sinh làm ảnh hưởng đến
dân số của nước ta hiện nay. Nhà nước cần có những chính sách để can
thiệp nhằm cải thiện tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh để phát triển
đất nước ổn định bền vững đó là:
Thứ nhất, phát động các chiến dịch giáo dục nhằm đề cao giá trị của
trẻ gái đối với tâm lý thích có con trai.
Xây dựng và thực hiện các chính sách mang lại lợi ích trực tiếp cho các
gia đình sinh con gái và hệ thống các chính sách hỗ trợ nâng cao vai trò, vị
thế của phụ nữ và trẻ em gái, đặc biệt là trẻ em gái trong các gia đình sinh con
một bề gái và cha mẹ của các em bao gồm:
Chính sách hỗ trợ về vật chất cho các cặp vợ chồng sinh con một bề gái
cam kết thực hiện đúng chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình khi sinh đẻ
và ni con sau khi sinh.
Chính sách miễn, giảm học phí cho trẻ em gái khi đi học tại các cấp học
trong các trường công lập thuộc hệ thống giáo dục mầm non và phổ thơng.

Chính sách ưu đãi nữ thanh niên trong thi cử, học tập tại các trường cao
đẳng, đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề của nhà nước, ưu đãi
trong tuyển dụng, cơ hội việc làm, bình đẳng trong tham gia chính trị.
Chính sách hỗ trợ về vật chất cho các gia đình sinh con một bề gái khi
hết tuổi lao động.
Hồn thiện và thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện cho
người cao tuổi.
Chính sách khuyến khích về tinh thần đối với các gia đình sinh con một
bề gái.v.v…
Thứ hai, đảm bảo thực hiện đầy đủ các khung pháp lý và chính sách
hiện hành nhằm thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ, cấm lựa
chọn giới tính trước khi sinh, ngăn chặn lựa chọn giới tính trên cơ sở định
kiến giới và sử dụng hợp lý công nghệ hỗ trợ sinh sản.
Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về
kiểm sốt mất cân bằng giới tính khi sinh và các nội dung liên quan. Tiếp tục


8
hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về kiểm sốt mất cân bằng giới
tính khi sinh. Xây dựng và cung cấp tài liệu về giáo dục pháp luật của nhà
nước và qui chế, quy định, điều lệ của tổ chức về nghiêm cấm lựa chọn giới
tính thai nhi.
Bên cạnh đó, cần nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề
nghiệp của cán bộ, nhân viên y tế và các thành viên các hội nghề nghiệp có
liên quan đối với kiểm sốt mất cân bằng giới tính khi sinh. Do đó cần:
Tổ chức các hội nghị, hội thảo tập huấn phổ biến, giáo dục pháp luật của
nhà nước và qui chế, quy định, điều lệ của tổ chức về nghiêm cấm lựa chọn
giới tính thai nhi cho nhân viên y tế, thành viên các tổ chức xã hội nghề
nghiệp có liên quan.
Hỗ trợ các tổ chức xã hội nghề nghiệp (Tổng hội Y học, Hội nhà báo,

Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật...) đưa nội dung nghiêm cấm lựa chọn
giới tính thai nhi trong các quy định, quy chế, điều lệ của tổ chức áp dụng cho
các thành viên.
Tổ chức cho các đơn vị, cá nhân cung cấp dịch vụ có liên quan cam kết
khơng lựa chọn giới tính thai nhi và tham gia tuyên truyền về kiểm soát mất cân
bằng giới khi khi sinh .
Đưa giáo dục pháp luật về kiểm soát mất cân bằng giới khi khi sinh
thành một nội dung về giáo dục đạo đức nghề nghiệp trong các trường đại học,
cao đẳng y, khoa y các trưởng đại học, cao đẳng.
Thứ ba, giải quyết tất cả các hình thức phân biệt đối xử về giới, bao
gồm các vấn đề liên quan đến đăng ký đất đai, bạo lực giới, hôn nhân và lựa
chọn sinh sản và thừa kế.
Thứ tư, Ban hành các chính sách liên quan đến mức sinh một cách
linh hoạt, phù hợp với các nguyên tắc của Hội nghị Quốc tế về Dân số và
Phát triển (ICPD), theo đó các cá nhân và các cặp vợ chồng có thể lựa chọn
một cách tự do và có trách nhiệm về số con, khoảng cách giữa các lần sinh
và thời điểm sinh con.


9
Thứ năm, xây dựng cơ chế giám sát và đánh giá nhằm đánh giá các can
thiệp về tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh và lựa chọn giới tính trên
cơ sở định kiến giới. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, thanh
tra và xử lý nghiêm các vi phạm về quy định nghiêm cấm lựa chọn giới tính
thai nhi. Các tổ chức, đơn vị có kế hoạch giám sát, đánh giá việc thực hiện
pháp luật của nhà nước và qui chế, quy định, điều lệ của tổ chức về nghiêm
cấm lựa chọn giới tính thai nhi.
Chương 3: GIẢI PHÁP KIỂM SỐT TÌNH TRẠNG MẤT CÂN
BẰNG GIỚI TÍNH KHI SINH
3.1. Giải pháp kiểm sốt tình trạng mất cân bằng giới tính khi

sinh
Một là, phải nâng cao vị thế của người phụ nữ trong xã hội bằng chính
những hành động thiết thực. Đó là tăng cường tun truyền vận động người
dân để thay đổi tư duy, nhận thức và hành động gây ra tình trạng mất cân
bằng giới tính khi sinh. Truyền thơng giáo dục bằng nhiều nội dung và hình
thức phù hợp để tạo dư luận xã hội ủng hộ và xóa dần sự phân biệt giữa con
trai và con gái trong tiềm thức của người dân, nâng cao địa vị phụ nữ, bảo
đảm sự bình đẳng giữa nam và nữ.
Hai là, tuyên truyền cho người dân những chính sách pháp luật của
Đảng và Nhà nước về việc nghiêm cấm việc lựa chọn giới tính thai nhi. Thực
hành lựa chọn giới tính phụ thuộc vào việc xác định giới tính trước khi sinh
bằng siêu âm. Việt Nam có thể triển khai nhiều biện pháp hơn để ngăn ngừa
việc xác định giới tính trước khi sinh nhưng cần phải đảm bảo phụ nữ được
tiếp cận các dịch vụ phá thai an toàn. Việc thanh kiểm tra các cơ sở y tế công
và tư nhân chặt chẽ hơn kèm theo các khoản tiền phạt đáng kể hoặc các hình
thức xử phạt khác đối với các vi phạm quy định về xác định giới tính trước
khi sinh sẽ làm cho việc tiếp cận thơng tin về giới tính thai nhi trở nên khó
khăn hơn và do đó thực hành lựa chọn giới tính trước sinh cũng khó khăn
hơn. Việc thi hành nghiêm pháp luật và các quy định hiện hành cũng sẽ chứng


10
minh cho người dân cho thấy sự nghiêm túc của Chính phủ trong việc thực thi
pháp luật hiện hành về lĩnh vực này.
Ba là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm những
cơ sở y tế vi phạm về việc cung cấp thơng tin giới tính hoặc lựa chọn giới
tính. Cần tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý
nghiêm các vi phạm về quy định nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi. Các
tổ chức, đơn vị có kế hoạch giám sát, đánh giá việc thực hiện pháp luật của nhà
nước và qui chế, quy định, điều lệ của tổ chức về nghiêm cấm lựa chọn giới

tính thai nhi. Định kỳ tổ chức bình xét để biểu dương khen thưởng các tổ chức
cá nhân thực hiện tốt và thông báo công khai những tổ chức, cá nhân vi phạm.
Tổ chức đào tạo, tập huấn các nội dung liên quan đến mất cân bằng giới
khi khi sinh cho các thanh tra viên y tế, công chức thanh tra thuộc Tổng cục
dân số - kế hoạch hố gia đình, lực lượng cảnh sát.
Bốn là, định hướng xây dựng các chương trình cộng đồng cho giới nữ
cũng như đẩy mạnh hình ảnh nữ quyền trong các hoạt động dành cho giới
nữ. Các ý thức hệ gia đình thường chỉ đánh giá cao đóng góp của nam giới
đối với gia đình và xã hội trong khi các đóng góp của phụ nữ và trẻ em gái
vào kinh tế chính thức cũng như khơng chính thức của gia đình thường khơng
được ghi nhận và thường được coi là đương nhiên. Vì vậy, cần nâng cao nhận
thức của cơng chúng về sự đóng góp của phụ nữ và trẻ em gái đối với gia
đình, cộng đồng và xã hội.
3.2. Trách nhiệm của người cán bộ, đảng viên
Bản thân tôi là một cán bộ, đảng viên nhận thấy việc mất cân bằng giới
tính hiện nay đang là một trong những vấn đề để lại hậu quả nặng nề cho xã
hội. Vì vậy, bản thân nhận thấy muốn giảm tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi
sinh ở nước ta hiện nay cần đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục để nâng cao
nhận thức đầy đủ hiểm họa của mất cân bằng giới tính. Tuyên truyền, phổ
biến thực hiện nghiêm Pháp lệnh Dân số không chỉ cho người dân mà cịn cả
cho đội ngũ truyền thơng, tư vấn và cung cấp dịch vụ; nghiêm cấm “Lựa chọn
giới tính thai nhi dưới mọi hình thức”. Hơn nữa, cần phê phán mạnh mẽ


11
những hủ tục, những nhận thức, những thái độ và hành vi biểu hiện trọng
nam; tuyên truyền, giáo dục về bình đẳng giới; về hậu quả của lựa chọn giới
tính thai nhi; nêu gương phụ nữ, gia đình chỉ có con gái thành đạt, hạnh phúc.
Đối với địa phương bản thân đang công tác những năm qua luôn chú
trọng tuyên truyền, vận động người dân thực hiện chính sách dân số và kế

hoạch hố gia đình. Để giảm tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh địa
phương cần đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội, hoàn thiện chính sách an
sinh xã hội là giải pháp vừa cơ bản, vừa lâu dài nhằm giải quyết tận gốc tình
trạng trọng nam hơn nữ. Tiếp tục thúc đẩy tiến bộ xã hội, nhất là thúc đẩy
bình đẳng giới, nâng cao quyền năng của phụ nữ, tạo điều kiện và cơ hội cho
phụ nữ và bé gái được tiếp cận các cơ hội, nguồn lực để có thể khơng chỉ thụ
hưởng một cuộc sống khỏe mạnh mà cịn có cơ hội phát triển, đóng góp cho
gia đình và xã hội. Mặt khác, cần hồn thiện chính sách an sinh xã hội, để
người cao tuổi nói chung và người cao tuổi có hai con gái yên tâm khi tuổi
già, như: chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người cao tuổi; hỗ trợ
chăm sóc người cao tuổi tại cộng đồng; giáo dục thái độ mọi người, con trai,
cũng như con gái đều có trách nhiệm với cha mẹ một cách bình đẳng...
Phần III. KẾT LUẬN
Đối với nước ta hiện nay để giải quyết, khắc phục tình trạng mất cân
bằng giới tính khi sinh vấn đề cốt lõi vẫn nằm ở việc truyền thông chuyển đổi
hành vi, thông qua việc hiểu đúng và tự nguyện thực hiện các chủ chương,
chính sách pháp luật của Nhà nước có liên quan đến vấn đề lựa chọn giới thai
nhi của mỗi người dân.
Ðể làm giảm tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, chúng ta phải
tiến hành đồng bộ các giải pháp: từ truyền thông chuyển đổi hành vi, các
giải pháp về kinh tế như chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, bảo đảm an sinh xã
hội,... đến việc xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên,
để thực hiện cơng tác dân số - kế hoạch hố gia đình nói chung, can thiệp
giảm thiểu mất cân bằng giới tính nói riêng, như Ðảng ta đã khẳng định, là
một "cuộc vận động lớn". Vì thế, giải pháp truyền thơng chuyển đổi hành


12
vi trong đó có việc tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục người
dân thấy hết được nguy cơ của việc mất cân bằng giới tính khi sinh để mọi

người tự giác thực hiện, khơng tham gia vào q trình lựa chọn trước sinh
mới thật sự mang lại hiệu quả bền vững.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tổng cục Thống kê và Quỹ Dân số Liên hợp quốc (2020). Mất cân
bằng giới tính khi sinh tại Việt Nam: Xu hướng, sự khác biệt và các nhân tố
ảnh hưởng
2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XIII, Nxb, Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021.
3. Tài liệu tập huấn về truyền thông giảm thiểu mất cân bằng giới tính
khi sinh, Nxb Chính trị quốc gia, H.2013



×