Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nghệ thuật giao tiếp: Thăm hỏi người lớn như thế nào? pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.14 KB, 5 trang )





Nghệ thuật giao tiếp: Thăm hỏi người lớn
như thế nào?



1. Chọn thời điểm thích hợp để tới nhà
Không phải hễ cứ mong muốn là bạn có thể tới thăm nhà người quen lúc nào cũng
được. Nếu cuộc thăm viếng chẳng có gì gấp gáp, hãy cân nhắc lựa chọn thời điểm
phù hợp. Nếu người lớn tuổi còn đang bận đi làm, hãy chọn vào dịp cuối tuần là
lúc họ rảnh rỗi nhất (và bạn cũng không phải tới trường hay nơi làm việc). Nếu bạn
chỉ có ý định ghé thăm một lát, hãy đến vào giờ giữa buồi như 3h chiều (đảm bảo
là họ đã ngủ trưa xong), 10 giờ sáng (đảm bảo họ đã thức giấc). Đừng đến vào sát
giờ ăn cơm hay đúng lúc nhà người khác đang dùng cơm: sẽ rất bất tiện và khó xử
cho cả chủ và khách. Trừ khi bạn đã thân thiết với chủ nhà, còn nếu mối quan hệ
đang ở mức quen biết, hãy lưu ý vấn đề này nhé.
Mặt khác, nếu người mà bạn tới thăm đã về hưu hoặc chỉ ở nhà nội trợ, và bạn
cũng không vướng bận vào giờ hành chính nhiều, hãy tới thăm họ vào các ngày
trong tuần. Cuối tuần, con cái tụ họp – họ sẽ tất bật cùng sự đoàn tụ. Ở ngày
thường, họ thường chỉ ở nhà một mình vì vậy sự viếng thăm của bạn sẽ vô cùng có
ý nghĩa với họ.
2. Mua quà gì tới?
Trừ khi bạn đến gia đình họ quá thường xuyên, tốt hơn là nên mua một món quà gì
đó. Không hẳn là quá trang trọng hay đắt tiền: có thể chỉ là bó hoa nhỏ, hộp bánh,
hộp chè xanh, một ít trái cây, đặc sản nào đó… Giá trị vật chất không lớn nhưng
bạn sẽ làm họ vui lòng và khiến mối quan hệ tốt đẹp hơn.
Những cấm kỵ: đừng mua quà quá đắt tiền so với tình hình tài chính của bạn: bạn
sẽ khiến họ thấy không thoải mái hoặc nghi ngờ bạn đang dùng quà để nhờ họ giúp


đỡ chuyện gì đó…
3. Thăm hỏi bao lâu?
Bạn đừng nghĩ thăm hỏi thì càng lâu càng tốt. Nhiều người sẽ bận bịu vào thời
điểm bạn đến thăm, hoặc họ không được khỏe nên không thể tiếp chuyện lâu được.
Hãy biết xem xét thái độ của họ. Nếu họ cứ nhấp nhổm nhìn đồng hồ hoặc báo
trước với bạn là có bạn bè của họ đến chơi…, hãy khéo léo xin phép họ ra về sớm.
Thời gian thăm hỏi thông thường khoảng 30 phút đến 1 tiếng. Nếu người lớn tuổi
muốn bạn đến ăn cơm với gia đình họ, hãy mua ít hoa quả tới và tới trước giờ ăn
khoảng 30 phút để giúp họ chuẩn bị bữa ăn.
4. Nói chuyện gì đây?
Nhiều bạn thắc mắc không biết sẽ nói chuyện gì với người lớn tuổi vì sự chênh
lệch tuổi tác, khác biệt về sở thích, mối quan tâm… Vì vậy, chỉ ngồi uống nước
một lát là bạn đã thấy “không có chuyện gì để nói”. Với người lớn tuổi, hãy nói
chuyện về các chủ đề:
- Hỏi thăm sức khỏe
- Hỏi thăm các thành viên trong gia đình
- Hỏi thăm hoạt động gần đây của họ “có đi đâu chơi không, có ra công viên tập
thể dục không, …)
- Kể chuyện tình hình học tập, làm việc, gia đình của bạn. Nếu người lớn tuổi quen
biết với bố mẹ bạn, hãy kể cho họ nghe chuyện về bố mẹ. Thể hiện sự quan tâm
của bố mẹ với cuộc sống hàng ngày của họ.
- Yêu cầu họ kể các câu chuyện về các thành viên trong gia đình họ, chuyện thời
trẻ của họ… bạn đừng ngại vì nghĩ “đây là chuyện riêng tư”, những người lớn tuổi
rất thích nói về tuổi trẻ của mình.
- Hỏi ý kiến của họ về vấn đề gì đó mà bạn đang quan tâm, ví dụ “cháu nghe nói
rất nhiều bạn trẻ đi phá thai lúc mới 17-18 tuổi. Thời của bác thì sao ạ?…”
Có rất nhiều chủ đề để nói, bạn chỉ cần nắm được điểm này: nếu người lớn tuổi
hợp tính cách, quan điểm với bạn, hãy nói về các vấn đề chung của xã hội, sở thích
chung của hai người. Nếu bạn còn chưa biết họ tính khí ra sao thì hãy hỏi thăm họ
là chính. Tránh đưa ra thảo luận vấn đề vì đôi khi đó không phải là điều họ

biết/quan tâm nên có thể cuộc nói chuyện sẽ gặp trục trặc.
Đừng e ngại khi phải đến thăm người lớn tuổi: nói chuyện với họ không nhàm
chán như bạn tưởng đâu. Hãy tập cho mình sự lễ phép và biết cách quan tâm người
khác nhé!

×