Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Ngồi lê đôi mách – Biểu hiện của việc thiếu kỹ năng giao tiếp pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.9 KB, 5 trang )




Ngồi lê đôi mách – Biểu hiện của việc thiếu
kỹ năng giao tiếp


Hẳn đâu đó trong cuộc sống bạn đã từng bắt gặp một người hơi rảnh rỗi,
chuyên đem chuyện xấu của cô A nói với cô B, đem chuyện cô B nói với anh
C, rồi lại nói từ chuyện trong nhà ra ngoài phố, hầu như là những chuyện vặt
vãnh, chẳng tốt đẹp gì. Người nghe đôi khi thấy vui, đôi khi thấy chán, song
nhìn chung chúng ta không ai muốn kết thân với dạng người này: chúng ta sợ
chuyện riêng tư của mình một ngày nào đó cũng bị họ đem ra mổ xẻ, bàn tán.
Nếu bạn đang là một người như thế, hãy chấn chỉnh gấp bởi đó chính là biểu
hiện của việc thiếu kỹ năng giao tiếp, đôi khi còn gây ra những tác hại khôn
lường.

Không kiểm soát được lời nói và điều chỉnh được chủ đề câu chuyện
Những người có thói quen ngồi lê đôi mách đa số đều có khiếu nói chuyện: họ biết
cách làm cho câu chuyện trở nên hài hước hay bi thương, biết nhấn nhá đúng chỗ
và tập trung vào nhân vật khi cần thiết. Song nhược điểm lớn nhất của họ là không
ý thức được điều mình nói có thể gây nhàm chán cho người nghe, ảnh hưởng xấu
đến người khác và cả bản thân mình. Với họ, việc kể chuyện này chuyện nọ là điều
hoàn toàn hết sức bình thường, thậm chí họ nghĩ là người đối diện thích nghe
chuyện của họ nên càng phát huy thói quen này hơn.
Người hay buôn chuyện thường rất hay lèo lái chủ đề sang nhiều lĩnh vực khác
nhau khiến cho người nghe bị nhiễu loạn bởi quá nhiều điều được đề cập.
Thói quen ngồi lê đôi mách xuất phát từ nhu cầu được chia sẻ và hơn hết là nhu
cầu thể hiện mình, thích chỉ trích, phê phán người khác và tâm lý cho mình là
người quan trọng. Chính vì xuất phát từ đặc điểm tâm lý này mà người hay buôn
chuyện khó bỏ được thói quen của mình. Họ cảm thấy không có vấn đề gì ở đây và


chẳng có gì cần thay đổi cả.
Không có kỹ năng nghe
Điều này dường như là tất yếu: khi bạn nói nhiều thì bạn chẳng muốn nghe, chẳng
có thời gian nghe ai nói nữa. Người hay buôn chuyện không đủ kiên nhẫn để lắng
nghe ai đó lâu và luôn tìm cách xen vào câu chuyện của họ để dành quyền nói.
Hoặc khi họ chăm chú lắng nghe thì đó là vì câu chuyện kích thích trí tò mò và
vượt ra ngoài hiểu biết của họ. Họ cho đó là một cơ hội để nắm bắt thông tin, có
thêm “vốn” để buôn với các nhân mạng khác.
Không có sự đối thoại
Trong giao tiếp có hai hình thức trò chuyện chính: đối thoại và tán gẫu. Đối thoại
là đi sâu vào một vấn đề, hai bên trao đổi, chia sẻ ý kiến, quan điểm về lĩnh vực,
vấn đề đó. Còn tán gẫu là nói về nhiều chủ đề khác nhau và thường chỉ để hỏi
thăm, xã giao là chính. Kiểu người hay ngồi lê đôi mách là kiểu người hay tham
gia các cuộc tán gẫu. Họ ít khi đối thoại, hoặc đối thoại không dài hạn, không có sự
gắn bó, cam kết về mặt nghĩa vụ. Nếu ai đó bảo họ giữ bí mật cho câu chuyện
riêng tư, họ khó lòng mà làm được.
Chính vì điều này mà người hay buôn dưa lê ít có bạn thân. Các mối quan hệ của
họ chỉ dừng lại ở mức xã giao, bạn cùng lớp, đồng nghiệp…Sự nhiều chuyện của
họ khiến người khác e dè nhưng cũng không ai từ chối họ trong các cuộc tán gẫu vì
có họ mà cuộc trò chuyện trở nên sinh động, thú vị hơn. Tuy nhiên, nếu tính các
giá trị dài hạn cho các mối quan hệ, họ khó lòng mà đạt được và mục đích thắt chặt
mối quan hệ trong quá trình giao tiếp của họ coi như thất bại.
Nói ít lại, lắng nghe nhiều hơn và mở lòng với lỗi lầm của người khác – Người hay
ngồi lê đôi mách cần có sự thay đổi trong cách giao tiếp của mình, nếu họ muốn
giao tiếp hiệu quả hơn, có những mối quan hệ tốt đẹp hơn.

×