Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Đất nước Chile pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.82 KB, 9 trang )




Đất nước Chile

Cộng hoà Chile (tiếng Tây Ban Nha: República de Chile),
còn được phiên âm trong tiếng Việt thành Chí Lợi là một
quốc gia tại Nam Mỹ, có dải bờ biển dài và hẹp xen vào giữa
dãy núi Andes và biển Thái Bình Dương. Với Thái Bình
Dương là giới hạn phía Tây, Chile giáp Peru phía bắc, giáp
Bolivia phía đông-bắc và giáp Argentina phía đông. Giới hạn
phía cực nam Chile là Eo biển Drake. Chile còn tuyên bố chủ
quyền trên 1,250,000 km² lãnh thổ châu Nam Cực.

Lịch sử

Thổ dân châu Mỹ du nhập vùng ven biển và thung lũng sông
nước Chile khoảng 10.000 năm trước. Người Inca bành
trướng và chiếm đóng miền bắc Chile nhưng vì thổ ngơi khô
cằn khiến cư dân bị hạn chế.

Năm 1520 trên chuyến hải hành vòng quanh thế giới, nhà
thám hiểm Fernão de Magalhães khám phá ra thủy lộ thông
Đại Tây Dương và Thái Bình Dương phía cực nam châu
Nam Mỹ. Năm 1535 Diego de Almargo, người Tây Ban Nha
từ Peru tiến vào Chile tìm vàng nhưng phải đợi đến năm
1540 người Âu châu mới mở cuộc chinh phục Chile dưới sự
chỉ huy của Pedro de Valdivia. Họ bắt gặp làng mạc thổ dân
sống du canh làm rẫy và săn bắn. Sang năm 1541 thì Valdivia
thành lập thị trấn Santiago de Chile tức là thủ đô nước Chile
ngày nay. Chile được sáp nhập vào Phó Vương Phủ Peru


(Virreinato del Perú).

Tuy không tìm thấy vàng bạc người Tây Ban Nha đã nhận ra
tiềm năng nông nghiệp của Chile. Nhưng vì sự phản kháng
của thổ dân cuộc bình định Chile tiến hành chậm chạp. Năm
1553 bộ tộc Mapuche nổi loạn đốt phá các trấn lỵ. Valdivia
bị bắt và giết. Người Mapuche lại nổi dậy năm 1598 và 1655.
Người Tây Ban Nha phải rút bỏ miền nam để cố thủ vùng
trung ương. Mãi đến năm 1683 khi chế độ nô lệ bị bãi bỏ tình
hình mới yên.

Phong trào độc lập bộc phát năm 1808 khi Joseph Bonaparte
được lập làm vua Tây Ban Nha, truất phế dòng vua cũ. Dân
Chile không phục vị vua mới và nhóm quân chính (junta) lên
nắm quyền ngày 18 Tháng Tám năm 1810. Họ tuyên bố
Chile tự trị trong khuôn khổ hoàng triều Tây Ban Nha. Tuy
nhiên triều đình Tây Ban Nha không công nhận chính thể tự
trị, gây nên chiến tranh. Năm 1817 Bernardo O'Higgins và
José de San Martín kéo quân từ Argentina sang, vượt rặng
Andes và đánh bại phe bảo hoàng. Sang năm sau ngày 12
Tháng Hai thì Chile tuyên bố độc lập hoàn toàn.

Sang thời kỳ độc lập, O'Higgins lập chính thể cộng hòa. Dù
vậy, xã hội Chile không mấy thay đổi, giữ nguyên thành phần
giai cấp cũ. Giáo hội Công giáo La Mã và nhóm địa chủ duy
trì ảnh hưởng chính.

Cuối thế kỷ 19, Chile mở cuộc chinh phục miền nam vốn do
bộ tộc Mapuche kiểm soát. Nhóm thổ dân thua và chính phủ
Chile đưa dân vào lập nghiệp. Năm 1881 chính phủ lại ký

hiệp ước với Argentina củng cố chủ quyền Chile trên Eo biển
Magellan ở phía nam. Cùng lúc đó chiến tranh với Peru và
Bolivia phía bắc kết thúc (1879-83); Chile chiếm được các
tỉnh Tacna, Arica và Antofagasta. Chile sau nhượng lại
Tacna cho Peru qua sự trung gian của Hoa Kỳ nhưng hậu quả
chính của cuộc chiến là lãnh thổ Chile thêm rộng lớn và
Bolivia mất đường thông ra biển.

Thời kỳ phát triển bị xáo trộn vì cuộc Nội chiến Chile ngắn
ngủi năm 1891 giữa phe hành pháp (tổng thống) và lập pháp
(quốc hội). Phe lập pháp thắng sau mấy đợt xung đột vũ trang
và 10.000 tử vong. Tổng thống José Manuel Balmaceda phải
trốn vào sứ quán Argentina và tự vẫn bằng súng.

Chile vào thể kỷ 20 chủ yếu bị chi phối bởi các nhóm tài
phiệt tranh chấp với công nhân thợ thuyền. Năm 1920 nhóm
công nhân đưa được Arturo Alessandri Palma vào ghế tổng
thống nhưng chính sách cải tổ do ông đề ra đều bị phe quốc
hội bảo thủ cản trở. Bất ổn chính trị kéo dài tới năm 1932 với
mấy cuộc đảo chính của quân đội lật đổ chính phủ dân lập.
Tướng Carlos Ilbañez del Campo năm 1932 cho phục hồi
hiến pháp cũ và rút lui khỏi chính trường mở đầu cho thời kỳ
20 năm nắm quyền khuynh tả của đảng Cực đoan (1932-52)
nhưng sau đó Ilbañez del Campo lại ra tranh cử và chấp
chính, đưa Chile trở lại với đường lối chính trị bảo thủ.

Trong cuộc bầu cử năm 1964 ứng cử viên Eduardo Frei
Montalva của đảng Dân chủ Thiên Chúa thắng toàn diện và
đưa ra nhiều cải tổ với châm ngôn "Cách mệnh trong Tự do".
Các ngành giáo dục, gia cư, nghiệp đoàn và cải cách nông

nghiệp đều xúc tiến nhưng đối với phe thiên tả thì những cải
cách đó quá ít oi. Ngược lại đối với phe bảo thủ thì chính
sách của Montalva là quá độ. Hai quan điểm trên làm xã hội
Chile thêm phân hóa.

Năm 1970 nghị sĩ Mác-xít Salvador Allende Gossens của
đảng Xã hội dẫn đầu liên minh "Đoàn kết Bình dân" (Unidad
Popular, UP) đắc cử. Allende chủ trương "đoàn kết quốc tế"
về mặt ngoại giao, quốc hữu hóa nhiều doanh nghiệp, nhất là
các mỏ đồng đỏ, và cải tổ kinh tế, hạn chế thành phần tư hữu
cùng nhiều cải cách thiên tả khiến Chile lâm vào tình trạng
khủng hoảng. Đối diện với hiện cảnh vốn đầu tư giảm sút,
thất nghiệp tăng, sản xuất sụt, chính phủ Allende đưa ra biện
pháp kiểm soát giá cả, tăng lương và tiến hành cải cách điền
địa nhưng trước áp lực quốc tế do Mỹ dẫn đầu vì bất bình với
việc Chile quốc hữu hóa nhiều công ty đa quốc gia, nền kinh
tế Chile suy thoái và tê liệt. Lạm phát phi mã đưa đến nhiều
cuộc đình công của công nhân, giáo chức, sinh viên và
thương gia. Ngày 11 Tháng Chín năm 1973 phe quân đội đảo
chánh, nã pháo vào dinh tổng thống. Allende tương truyền
phải tự tử. Tướng Augusto Pinochet Ugarte ra nắm quyền và
mở cuộc đàn áp, vi phạm nhân quyền trầm trọng. Trong sáu
tháng đầu, hơn 1.000 người bị xử tử. Theo bản báo cáo Rettig
thì chính quyền Pinochet đem xử tử hơn 2.000 người nữa
trong 16 năm nhiếp chính. Hơn 30.000 người phải bỏ nước
và hàng chục ngàn bị tống giam và tra tấn theo bản điều tra
của Ủy ban Valech (Comisión Nacional sobre Prisión
Política y Tortura/Comisión Valech).

Năm 1980 Pinochet được lập làm tổng thống với nhiệm kỳ

tám năm theo một hiến pháp mới. Kiểm soát chính trị được
nới lỏng dần cuối thập niên 1980 cùng lúc chính phủ chủ
trương theo mô hình kinh tế thị trường. Riêng các mỏ đồng
đỏ vẫn giữ quốc hữu chứ không trao lại cho chủ cũ. Đầu tư
quốc ngoại và quốc nội tăng trưởng hồi phục dần nền kinh tế
Chile.

Trong cuộc trưng cầu dân ý năm 1988, dân Chile bác bỏ ý
định của Pinochet làm tổng thống thêm nhiệm kỳ thứ hai.
Tháng 12 năm 1989 ứng cử viên Patricio Aylwin của liên
danh đảng Dân chủ Thiên Chúa cùng 17 đảng phái khác được
bầu làm tổng thống, mở đầu thời kỳ chuyển tiếp của Chile về
nếp chính trị dân chủ.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×