Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật tiểu thuyết “tây phương mỹ nhơn” của huỳnh thị bảo hòa 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (424.88 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

DƯƠNG VŨ QUỲNH MIÊN

ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT
“TÂY PHƯƠNG MỸ NHƠN” CỦA HUỲNH THỊ BẢO HỊA

Chun ngành: Ngơn ngữ học
Mã số: 8229020

TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƠN NGỮ HỌC

Đà Nẵng – Năm 2022


Cơng trình được hồn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Bùi Trọng Ngoãn

Phản biện 1:
PGS.TS. TRƯƠNG THỊ NHÀN
Phản biện 2:
PGS.TS. LÊ ĐỨC LUẬN

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
Thạc sĩ ngành Ngôn ngữ học họp tại Trường Đại học Sư phạm vào
ngày 5 tháng 7 năm 2022


Có thể tìm hiểu luận văn tại:
Thư viện Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN
Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm - ĐHĐN


1
MỞ ĐẦU
Nghiên cứu ngôn ngữ văn học, đặc biệt là tiếp cận, tìm hiểu
đặc điểm về ngơn ngữ của một tác giả, qua một hoặc một số tác
phẩm là một hướng đi cần thiết trong nghiên cứu phong cách ngôn
ngữ học, đồng thời là cách nghiên cứu về vốn từ trong một giai đoạn
lịch sử nhất định, hướng đi này vừa mang tính chuyên sâu, vừa mang
tính liên ngành và ngày càng được mở rộng theo nhiều trường phái
khác nhau.
Trong quá trình hình thành và vận động của nền văn học hiện
đại bằng chữ quốc ngữ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, văn xuôi
được xem là bộ phận “mới lạ nhất, hiện đại nhất”. Và trong văn xuôi,
tiểu thuyết là thể loại rất đáng được lưu tâm. Tuy nhiên, trong đội
hình khoảng 30 nhà tiểu thuyết thế hệ thứ hai, những người được
xem là đặt nền móng chuẩn bị cho giai đoạn tăng tốc của văn xuôi
Việt Nam vào những năm ba mươi trở về sau, chúng ta chỉ mới thấy
thấp thoáng hai gương mặt đại diện cho Trung Kỳ là Lê Dư và Phan
Khôi, song dường như mục tiêu sự nghiêp của họ không dành cho
văn xuôi. Tuyệt nhiên khơng thấy một bóng hồng nào “hành nghề”
văn xuôi. Gần đây, nhờ vào công phu khảo cứu của nhiều nhà
nghiên cứu, đặc biệt là ông Thy Hảo Trương Duy Hy, chúng ta được
có trên tay cuốn tiểu thuyết Tây Phương Mỹ Nhơn của Huỳnh Thị
Bảo Hòa in cùng các tác phẩm khác của bà trong cuốn Nữ sĩ Huỳnh
Thị Bảo Hòa – Người phụ nữ viết tiểu thuyết đầu tiên (NXB Văn
học, Hà Nội, 2003).

Lâu nay, giới nghiên cứu vẫn cho rằng, phụ nữ Việt đầu tiên
viết tiểu thuyết là nữ sĩ Anh Thơ với cuốn Răng đen (1943). Trong
khi đó, tiểu thuyết Tây Phương Mỹ Nhơn đã được ấn hành từ năm


2
1927. Cuốn tiểu thuyết này đã vinh dự được cụ Huỳnh Thúc Kháng
viết lời tựa, nhà thơ Tản Đà viết lời đề tặng, nhà báo Bùi Thế Mỹ
viết lời bạt. Và cuốn sách cũng được ông Diệp Văn Kỳ, chủ bút
tờ Đông Pháp thời báo giới thiệu ở mục điểm sách ngay số ra đầu
tiên của trang Phụ trương văn chương trên tờ Đông Pháp thời báo số
635, ra ngày 14-10-1927. Đấy là tất cả vinh dự ngay lúc sinh thời của
tác phẩm. Nhưng éo le thay, hơn 70 năm qua cuốn tiểu thuyết đã rơi
vào quên lãng, và vị trí tiên phong của một nhà tiểu thuyết là phụ nữ
như tác giả đã bị bỏ qua.
Xuất phát từ những lí do trên, luận văn nghiên cứu “Đặc điểm
ngơn ngữ nghệ thuật tiểu thuyết “Tây Phương Mỹ Nhơn” của
Huỳnh Thị Bảo Hịa” khơng chỉ tìm hiểu về phong cách ngơn ngữ
của một tác giả mà nhằm góp phần khẳng định vị trí quan trọng của
tác giả cũng như tác phẩm trong lược sử văn học Việt Nam mà cịn
tìm hiểu về ngơn ngữ dân tộc và phương ngữ, qua đó phản ánh một
giai đoạn của q trình phát triển ngơn ngữ trong đời sống hiện thực
Việt Nam.
Mục đích của luận văn là khảo sát tồn bộ đặc điểm ngơn ngữ
trong cuốn tiểu thuyết này, xác định được năng lực biểu đạt của hệ
thống ngôn ngữ này đối với tác phẩm và đối với nhân vật, xác định
được phong cách ngôn ngữ của Huỳnh Thị Bảo Hòa trong Tây
Phương Mỹ Nhơn. Đồng thời qua đó, nhận diện được một trường
hợp cụ thể của ngôn ngữ tiểu thuyết Việt Nam trước năm 1930 nói
riêng và nhận diện một phần về ngơn ngữ văn chương Việt Nam đầu

thế kỉ XX nói chung.
Từ khung lí thuyết đã xây dựng cùng với những vấn đề lí luận
đã được đưa ra, luận văn xác định những nhiệm vụ cơ bản như sau:
Chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát, phân tích ngữ liệu một cách có hệ


3
thống trên các bình diện từ vựng – ngữ nghĩa, ngữ pháp, ngữ âm;
phân tích đặc điểm nghệ thuật ngơn từ qua các biện pháp tu từ;
nghiên cứu định lượng và định tính tồn bộ các bình diện; khảo sát
và phân tích ngữ liệu một cách khách quan và đầy đủ nhất; cuối
cùng, rút ra được những nhận xét tổng quát nhất về vấn đề đã được
nghiên cứu.
Để thực hiện đề tài này chúng tôi xác định đối tượng nghiên
cứu là đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật của Huỳnh Thị Bảo Hịa trên
các bình diện: từ vựng – ngữ nghĩa, ngữ pháp, ngữ âm trong phạm vi
tiểu thuyết Tây Phương Mỹ Nhơn.
Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích ngơn ngữ
học, chúng tơi phân tích tồn bộ đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật của
Tây Phương Mỹ Nhơn để miêu tả một cách rõ nét nhất về đặc điểm
ngôn ngữ của bà Bảo Hòa, đồng thời bổ sung thêm các thủ pháp:
thống kê, cải biến, so sánh – đối chiếu,…
Luận văn góp phần làm sáng tỏ cái đạo đức ln lý mà bà Bảo
Hịa muốn nói đến trong bối cảnh giao thời, thay đổi một vài định đề
thiếu chính xác đã trú ngụ xưa nay trong lịch sử văn học, đồng thời
làm sáng tỏ một vài giả thuyết quan trọng khác về văn chương xứ
Quảng. Đồng thời, chúng tôi muốn trả lại vị trí xứng đáng cho tên
tuổi nữ sĩ Huỳnh Thị Bảo Hòa và tiểu thuyết Tây Phương Mỹ Nhơn
trong lược sử văn học Việt Nam.
Bố cục của luận văn gồm 4 chương (ngoài các phần mở đầu,

kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo):
Chương 1: Những vấn đề lí luận liên qua đến đề tài
Chương 2: Đặc điểm từ vựng – ngữ nghĩa trong tiểu thuyết
Tây Phương Mỹ Nhơn
Chương 3: Đặc điểm cấu trúc – ngữ pháp trong tiểu thuyết Tây


4
Phương Mỹ Nhơn
Chương 4: Đặc điểm cấu âm – ngữ âm trong tiểu thuyết Tây
Phương Mỹ Nhơn
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Ngơn ngữ nghệ thuật
1.1.1. Ngơn ngữ nghệ thuật theo quan niệm của lí luận văn
học
Trong cuốn Cơ sở lí luận văn học (tập 2) (1985), Lê Bá Hán
đã trình bày năm đặc điểm của ngơn ngữ văn học dưới góc nhìn của
lí luận văn học như sau:
Thứ nhất, ngơn ngữ văn chương có tính chính xác, trong sáng,
biểu hiện đúng những gì muốn nói, cần nói.
Thứ hai, tính hàm súc, văn học địi hỏi sử dụng một khối
lượng những chất liệu và phương tiện nghệ thuật tối thiểu nhằm đạt
đến một hiệu quả nghệ thuật tối đa.
Thứ ba, ngôn ngữ văn chương phải có tính tạo hình và biểu
cảm, tức là phải có khả năng tái tạo hiện thực như nó vốn có và mang
tính truyền cảm.
Thứ tư, một đặc điểm rất đáng chú ý đó là tính nhiều nghĩa,
tức là tính nhiều nghĩa thông thường được nhân lên nhiều lần trong
ngôn ngữ văn học.

Cuối cùng, thuộc tính bản chất nhất của ngơn ngữ văn học –
tính thẩm mĩ. Cái đẹp của văn học đến từ cả hai phương diện: hình
thức và nội dung.
1.1.2. Ngôn ngữ văn chương theo quan niệm của phong
cách học


5
Theo quan điểm của Đinh Trọng Lạc trong cuốn Phong cách
học tiếng Việt (1999):
Đầu tiên là về tính cấu trúc. Mỗi văn bản nghệ thuật tự thân nó
là một cấu trúc, trong đó các thành tố nội dung tư tưởng, tình cảm,
hình tượng và các thành tố hình thức ngơn ngữ diễn đạt chúng không
những phụ thuộc lẫn nhau mà cịn phụ thuộc vào hệ thống nói chung.
Thứ hai là tính hình tượng. Trong nghiên cứu văn học, từ hình
tượng được xem xét theo ba nghĩa: hình tượng như là một chi tiết có
màu sắc, hình ảnh, một ẩn dụ hoặc một hình thức chuyển nghĩa khác
gắn với nghĩa bóng; hình tượng như là nhân vật văn học và hình
tượng như là một kiểu đặc biệt của nhận thức và phản ánh thế giới
khách quan.
Thứ ba là tính cá thể hóa. Tính chất này được hiểu là dấu ân
phong cách tác giả trong ngôn ngữ nghệ thuật. Dấu ấn phong cách
tác giả là cái thuộc về đặc điểm bản chất, thuộc về điều kiện bắt buộc
của ngôn ngữ nghệ thuật.
Thứ tư là tính cụ thể hóa. Đó là sự di chuyển từ bình diện khái
niệm sang bình diện hình tượng. Sự cụ thể hóa này có tính chất tổng
hợp, nó được diễn đạt trong hệ thống hoàn chỉnh của các phương tiện
ngôn ngữ thuộc các cấp độ khác nhau vốn góp phần vào việc tạo lập
và thể hiện hệ thống các hình tượng, tác động và kích thích trí tưởng
tượng của người đọc.

1.2. Huỳnh Thị Bảo Hòa và tiểu thuyết Tây Phương Mỹ
Nhơn
1.2.1. Tác gia Huỳnh Thị Bảo Hòa
Huỳnh Thị Bảo Hòa (1896-1982) tên thật là Huỳnh Thị Thái,
người làng Đa Phước, xã Hòa Mỹ (sau đổi thành Hòa Minh), huyện
Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam, nay thuộc phường Hòa Khánh Bắc,


6
quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.
Sinh thời, nhà báo lão thành Đoàn Bá Từ (qua đời tại Đà Nẵng
năm 2014 ở tuổi 98, từng làm việc ở Thông tấn xã Việt Nam tại Đà
Nẵng) thỉnh thoảng vẫn còn kể cho lớp hậu bối nghe về bà - người
phụ nữ Đà thành đầu tiên cắt tóc ngắn, sử dụng xe đạp làm phương
tiện đi lại trong thành phố. Đó là hình ảnh rất lạ đối với phụ nữ
đương thời, nhưng với bà, được học Tây học, lại có chồng là một
viên chức Tây học nên bà có điều kiện tiếp cận với những sinh hoạt
văn minh, hiện đại.
1.2.2. Tiểu thuyết Tây Phương Mỹ Nhơn
Tiểu thuyết Tây Phương Mỹ Nhơn rà đời năm 1927, kể lại câu
chuyện có thật xảy ra tại Tam Kỳ (Quảng Nam) nói về mối tình
chung thủy của cô gái Pháp lấy chồng Việt. Cuốn tiểu thuyết bị lãng
quên suốt hơn 70 năm cho đến khi bất ngờ được nhà nguyên cứu Lại
Nguyên Ân phát hiện vào năm 2001.
Xét về mặt thể loại, tác phẩm này có thể được xem là một
cuốn tiểu thuyết luân lý. Nhưng đặc sắc của Tây phương mỹ
nhơn không phải ở chỗ nó là cuốn tiểu thuyết ln lý đầu tiên, mà
chính là ở tính chất “ngược dịng”, sự khác biệt của nó so với những
cuốn tiểu thuyết cùng thời khi có chung nguồn cảm hứng đạo lý.
Chương 2

ĐẶC ĐIỂM TỪ VỰNG – NGỮ NGHĨA TRONG TIẾU
THUYẾT TÂY PHƯƠNG MỸ NHƠN
2.1. Các lớp từ giàu sắc thái tu từ trong Tây Phương Mỹ
Nhơn
2.1.1. Từ ngữ Hán – Việt
Nói về tác phẩm, bởi vì Tây Phương Mỹ Nhơn là cuốn tiểu


7
thuyết ra đời trong giai đoạn 1900 – 1930, là chặng đường đầu của sự
cách tân văn học nên chứa đựng trong nó là tất cả những nhược điểm
cơ bản của một cuốn tiểu thuyết thời kì chuyển giao văn học. Và trong
tất cả các vấn đề đó có một nhược điểm được thể hiện rất rõ ràng, đó là
ngơn ngữ chưa có tính cá thể hóa, cịn đậm chất biền ngẫu và đặc biệt,
chữ Hán là phương tiện phổ biến để chuyển tải nội dung tác phẩm.
2.1.1.1. Từ Hán – Việt
Việc vay mượn tiếng Hán còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở
nên phong phú và đa dạng hơn rất nhiều nhờ giá trị sắc thái mà nó
mang lại như sắc thái ý nghĩa, sắc thái biểu cảm, sắc thái phong cách.
Mặc dù việc sử dụng nhiều Hán ngữ trong một tiểu thuyết hiện đại
được xem là nhược điểm, chưa thốt khỏi lối mịn, tuy nhiên, sự có
mặt của chữ Hán trong tác phẩm lại mang đến hiệu quả cao trong
việc tạo nét cho nhân vật. Bên cạnh đó, vì đất nước ta khi đó vẫn cịn
chịu ảnh hưởng sâu sắc của đạo lý Khổng – Mạnh, chữ Hán trước đó
như đóng vai trị như ngơn ngữ chính nên có những từ Hán – Việt
mang tính khái qt, tính trừu tượng cao mà từ thuần Việt khơng có
hoặc khơng có nghĩa tương đương.
2.1.1.2. Thành ngữ Hán – Việt
Tác phẩm văn học giao thời thường mang những câu văn rất
chỉnh tề, sóng đơi từng cặp, sử dụng nhiều điển cố, từ ngữ bóng bẩy

và có phần khoa trương bởi sự ảnh hưởng từ nền văn học cũ. Tây
Phương Mỹ Nhơn cũng khơng nằm ngồi tình trạng “bình cũ rượu
mới” đó. Vậy nên, đan xen trong tác phẩm là rất nhiều thành ngữ
Hán – Việt.
Một nguyên nhân khác cũng quan trọng khơng kém dẫn đến
hiện tượng này, theo chúng tơi tìm hiểu, là do ở giai đoạn này, vốn từ
vựng của tiếng Việt chưa thật sự dồi dào. Vậy nên, bộ phận này đã


8
trở thành công cụ vô giá hỗ trợ đắc lực cho nhà văn trong việc chọn
lựa từ ngữ, đặc biệt là khi cần diễn tả những vấn đề phức tạp, có tính
biểu trưng cao mà tiếng Việt lúc ấy chưa có từ nào có thể diễn tả trọn
vẹn được ý nghĩa nhà văn muốn truyền tải.
2.1.2. Từ cổ và từ lịch sử
2.1.2.1. Khái niệm
Dựa theo nguyên nhân làm cho từ vựng lỗi thời có thể chia ra
hai loại: từ ngữ cổ và từ ngữ lịch sử. Từ ngữ cổ là “những từ bị đẩy
ra ngoài hệ thống từ vựng hiện tại, bởi trong quá trình phát triển,
biến đổi, đã xảy ra những xung đột về đồng nghĩa hoặc đồng âm và
bị từ khác thay thế”. Từ ngữ lịch sử là “những từ bị đẩy ra ngoài
phạm vi từ vựng chung, tích cực bởi các nguyên nhân lịch sử và xã
hội. Khi đối tượng từ biểu thị, gọi tên bị gạt ra ngồi đời sống xã hội
thì tên gọi của nó cũng mất dần vị trí vốn có trước đây”.
2.1.2.2. Thống kê và giải thích nghĩa của từ cũ trong tiểu
thuyết Tây Phương Mỹ Nhơn
Bảng 2.2. Bảng thống kê các từ cổ trong tiểu thuyết Tây Phương
STT

Từ cổ


1

Sắt cầm

2

Cách trí

3

Đầm
Đánh dây
thép
Đối

Giai tế (phu
tế)

4
5
6
7

Mỹ Nhơn
Nghĩa/dấu tích
Sắt và cầm là tên hai thứ đàn cổ, hịa thanh với
nhau, dùng để ví tình cảm vợ chồng hịa hợp,
gắn bó
Tên mơn học, tìm hiểu về các sự vật thiên

nhiên
Người con gái phương Tây
Đánh điện, gửi điện
Ngối lại.
Cam kết gắn bó tình cảm với nhau.
Người chồng, con rể.


9
8

Giám quốc

9
10
11
12

Gương nga
Khán hộ
Khốc hại
Khứng

13

Luống

14

Ô


15

Sơ học

16
17

Song le
Thỏ
Thung
huyên
Tùng chinh
Tửu điếm
Vân mồng
Vân vân

18
19
20
21
22

Người đứng đầu một nước tư sản cộng hòa
(bây giờ gọi là Tổng thống).
Mặt trăng
Người phục vụ bệnh nhân ở các bệnh viện.
Bạo ngược, làm điều hại trái với lợi.
Ưng, chịu.
Từ biểu thị mức độ nhiều, không phải chỉ một

mà là nhiều lần, luôn luôn diễn ra không dứt.
Mặt trời (bóng ơ đã xế ngang đầu)
Cấp học khởi đầu, thấp nhất thời Pháp thuộc,
tương đương với tiểu học ngày nay.
Nhưng mà.
Trong từ “thỏ ngọc”, dùng để chỉ vầng trăng.
Tên hai loại cây, ý chỉ cha mẹ
Gia nhập quân đội, đi chiến đấu.
Quán bán rượu và đồ ăn.
Tin tức, manh mối.
(Như “vân vi”) Đầu đi sự tình

Bảng 2.3 Bảng thống kê các từ lịch sử trong tiểu thuyết Tây
STT

Từ lịch sử

1

Annam

2

Bá hộ

3

Cai thầy

4


Cửu phẩm

Phương Mỹ Nhơn
Nghĩa/dấu tích
Tên nước Việt Nam vào đời nhà Lí, năm
1164, thời Lý Anh Tâm, được phong là
An Nam Quốc vương, từ đó nước có tên
gọi là An Nam
Phẩm hàm cấp cho hào lí hoặc kẻ giàu có
thời phong kiến, trật thứ hai của cửu
phẩm, cịn gọi là cửu phẩm bá hộ.
Là từ xưng hô dành cho võ quan ở huyện
đường, phủ đường, người đứng đầu đơn vị
lính bảo vệ huyện đường (một đơn vị gồm
12 lính lệ).
Phẩm hàm thứ chín, phẩm hàm thấp nhất,
thường được dùng để ban cho quan lại


10

5

Hiểu dụ

6

Hương hộ


7

Mật thám (hay
cịn gọi là “liêm
phóng”)

8

Nam-Việt

9
10

Nha mơn
Phú ơng

11

Quan Phán

12

Quan Tham

13

Sở Tây Bn

14


(Thầy) kí

15

Thống Sối

16

Thượng thư

17

Tổng đốc

khơng chỉ ở triều đình mà cịn ở các địa
phương, làng xã.
Bản văn cáo tri, tờ thơng báo, giải thích
cho biết rõ ý nghĩa của việc cần làm.
Có thể từ gốc là hương bộ - người giữ các
bộ thuế và sổ chi thu, trơng nom tài sản
chung của làng bởi vì trong các chức danh
thời phong kiến, chúng tơi khơng tìm thấy
tư liệu nào có ghi chép về chữ “hương hộ”
này cả.
Tổ chức (hoặc thành viên của tổ chức đó)
của thực dân Pháp chuyên trách việc điều
tra bí mật, phát hiện và đàn áp những
người yêu nước, cán bộ cách mạng hòng
dập tắt phong trào yêu nước, phong trào
cách mạng chống thực dân Pháp ở Việt

Nam trước tháng 10/1945.
Tên nước Việt Nam thời Triệu Đà, có chữ
Nam vì ở phía Nam Trung Hoa.
Nơi làm việc của quan thời xưa
Người đàn ơng giàu có
Phán trong từ phán sự, một công chức bậc
trung trong văn phòng thời Pháp thuộc.
Tham là tham tá, tham sử, một cơng chức
bậc trung trong văn phịng thời Pháp
thuộc.
Tổ chức của thực dân Pháp chuyên trách
việc giao thương, buôn bán.
Người làm việc giấy má ở văn phịng các
cơng, tư sở vào hạng trung cấp thời trước.
Võ quan cao cấp chỉ huy tồn bộ qn
đội.
Chức quan đứng đầu một bộ trong triều
đình phong kiến, có từ thời Lê sơ. Dưới
thời Nguyễn, mang hàm nhất phẩm.
Chức quan đứng đầu một tỉnh lớn thời
phong kiến và Pháp thuộc.


11
2.1.3. Phương ngữ
Phương ngữ Quảng Nam xuất hiện trong tác phẩm đóng vai
trị rất quan trọng trong việc thể hiện nét đặc trưng của một giai đoạn
ngôn ngữ khá đặc biệt này, nếu không được tái hiện lại trong các tác
phẩm văn học hoặc trong một hình thức nào đó thì rất có thể sẽ bị
lãng qn trong dịng chảy văn hóa dân tộc.

2.2. Các phương tiện tu từ ngữ nghĩa
2.2.1. So sánh tu từ
Biểu đồ 2.2. Tỉ lệ sử dụng các kiểu so sánh trong
Tây Phương Mỹ Nhơn
A + từ so sánh + B

A là B

A bao nhiêu, B bấy nhiêu

5%

19%
76%

Phép so sánh trong tác phẩm là phương tiện tu từ giúp chúng
ta nhận thức sâu sắc hơn phương diện nào đó của một sự vật, sự việc
hoặc con người. Đơi khi là miêu tả vẻ bề ngồi, giúp người đọc hình
dung và nhận diện rõ ràng hơn về các đối tượng được nhắc đến. Đôi
khi lại là bày tỏ thái độ, yêu ghét hoặc khen chê, khẳng định hoặc
phủ định, thể hiện tư tưởng và tình cảm của tác giả.
2.2.2. Ẩn dụ tu từ
Theo quan niệm của Đinh Trọng Lạc, ẩn dụ được chia ra thành
các loại: ẩn dụ (ẩn dụ định danh, ẩn dụ nhận thức, ẩn dụ hình tượng),


12
ẩn dụ bổ sung (hay còn gọi là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác), ẩn dụ
tượng trưng. Những hình ảnh tượng trưng là sáng tạo nghệ thuật của
mỹ học phong kiến, chúng có những giá trị thẩm mỹ nhất định.

Phương pháp này đem lại cho lời văn sự trang nhã, bóng bẩy và súc
tích, mang tính gợi cảm cao.
2.2.3. Hốn dụ tu từ
Người ta thường nói đến các hình thức:
(1) Hoán dụ biểu thị mối quan hệ giữa bộ phân và tồn thể
(2) Hốn dụ biểu thị mối quan hệ giữa vật chứa đựng và vật bị
chứa đựng
(3) Hoán dụ biểu thị mối quan hệ giữa tên riêng và tên chung
(4) Hoán dụ biểu thị mối quan hệ giữa số ít và số nhiều
Qua các phân tích trên, chúng tôi nhận thấy, tài năng của tác
giả được thể hiện rất rõ ở chỗ biết phát hiện mối quan hệ khách quan
có thực một cách chính xác, tiêu biểu và bất ngờ đối với mọi người.
Mặc dù là tác phẩm ra đời trong giai đoạn còn bị ảnh hưởng nặng nề
của nền văn học cũ, song cách bà Bảo Hòa sử dụng các ngơn ngữ và
khái niệm đã có những dấu ấn rất đặc biệt và mới mẻ.
2.2.4. Nhân hóa
Do có chức năng nhận thức và chức năng biểu cảm – cảm xúc
nên nhân hóa được sử dụng rộng rãi. Về mặt hình thức, nhân hóa có
thể được tổ chức bằng hai cách:
(1) Dùng các tính từ miêu tả, các động từ hành vi của người,
khốc lên các đối tượng khơng phải người. Trong Tây Phương Mỹ
Nhơn, bà Bảo Hòa sử dụng hầu hết là cách thức này.
(2) Coi các đối tượng khơng phải người như là người và tâm
tình nói chuyện với chúng. Trong tất cả các lượt nhân hóa xun suốt
tác phẩm, thì chỉ có duy nhất một lượt tác giả dùng cách thức này để


13
tổ chức phép nhân hóa.
2.2.5. Điệp ngữ

(1) Điệp ngữ nối tiếp
(2) Điệp ngữ cách quãng
(3) Điệp ngữ vòng tròn (hay cịn gọi là điệp ngữ chuyển tiếp)
Điệp ngữ có mặt trong tác phẩm có tác dụng làm nổi bật và
phát triển ý muốn trình bày, tình cảm muốn biểu hiện và đối tượng
muốn nói đến làm cho độc giả có thể thấu hiểu và đồng cảm cùng
các nhân vật. Phép điệp ngữ cũng giúp cho mạch văn nhịp nhàng, hài
hòa về mặt âm điệu – một trong những yếu tố quan trọng trong cách
hành văn cũ mà tác giả bị ảnh hưởng sâu nặng – tạo nên hiệu ứng
nhạc tính độc đáo cho tác phẩm.
Chương 3
ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC – NGỮ PHÁP TRONG TIỂU
THUYẾT TÂY PHƯƠNG MỸ NHƠN
3.1. Các kiểu câu trong Tây Phương Mỹ Nhơn
Sơ đồ phân loại câu như sau:

3.1.1. Câu đơn
3.1.1.1. Câu đơn
Trong Tây Phương Mỹ Nhơn, qua khảo sát của chúng tôi,


14
dạng câu đơn hai thành phần không được sử dụng nhiều, thỉnh
thoảng mới bắt gặp vài lượt câu. Một vài ví dụ như:
“Sĩ-Vinh thi lễ chào”
C

V

“Tuấn-Ngọc vội vàng từ tạ ra về”

C

V

Trong tác phẩm, câu đơn mở rộng xuất hiện nhiều hơn so với
câu đơn hai thành phần. Xét trong tác phẩm, có những loại câu đơn
mở rộng sau:
(1) Câu đơn mở rộng có chứa thành phần trạng ngữ
(2) Câu đơn mở rộng có chứa thành phần đề ngữ
(3) Câu đơn mở rộng có chứa thành phần tình thái ngữ của
câu
(4) Câu đơn mở rộng có chứa thành phần giải ngữ
(5) Câu đơn mở rộng có chứa thành phần liên ngữ
3.1.1.2. Câu đặc biệt
Câu đơn đặc biệt thường được phân loại theo bản tính từ loại
của từ - thành tố chính. Theo đó, có thể chia ra thành các kiểu:
(1) Câu đặc biệt – danh từ (chiếm 23%)
(2) Câu đặc biệt – vị từ (chiếm 12%)
(3) Câu đặc biệt – thán từ (chiếm 56%)
(4) Cấu đặc biệt – phủ định từ (chiếm 9%)
3.1.1.3. Câu dưới bậc
(1) Loại thứ nhất, câu dưới bậc có chứa vị ngữ thì tự nó đã
mang tính vị ngữ, ta gọi đó là câu dưới bậc mang tính vị ngữ tự thân.
(2) Loại thứ hai, gọi là câu dưới bậc có tính vị ngữ lâm thời,
là những câu dưới bậc tương đương với chủ ngữ, hoặc chỉ tương
đương với thành phần phụ của câu, cũng có thể đó là thành phần phụ


15
của từ trong câu lân cận có liên quan, nếu ta sáp nhập vào câu lân cận

đó. Trong Tây Phương Mỹ Nhơn khơng có bất kì câu nào thuộc loại
câu này.
3.1.2. Câu phức thành phần
Có thể chia câu phức thành phần thành hai loại cơ bản:
(1) Câu phức thành phần chủ ngữ
(2) Câu phức thành phần vị ngữ
Trong tác phẩm, kiểu câu này được dùng nhiều hơn câu đơn
thông thường nhưng mật độ sử dụng cũng không quá dày. Về thực tế,
kết cấu của câu phức có mở rộng hơn so với câu đơn về phạm vi ý
nghĩa cũng như thành phần nòng cốt nhưng để so với lối hành văn
xưa cũ vẫn còn ảnh hưởng nhiều lúc bấy giờ thì đây vẫn là những
câu văn ngắn gọn, “chật chội”, không đủ lượng từ để biểu hiện hết
được ý của tác giả. Vậy nên, cùng với câu đơn, câu phức thành phần
vẫn chưa thật sự được sử dụng rộng rãi trong các tác phẩm cùng thời
nói chung.
3.1.3. Câu ghép
3.1.3.1. Câu ghép một bậc
Có thể tóm tắt các bước phân loại thành lược đồ sau:


16
3.1.3.2. Câu ghép nhiều bậc
Kiểu câu này ngày nay rất ít gặp nhưng rất phổ biển trong giai
đoạn trước, nhất là trong thời điểm giao thời. Thời điểm này, các nhà
văn đang loay hoay tìm cách thốt khỏi hình thức cũ, chuyển mình
tiếp cận với những thể loại và hình thức mới. Họ đã quen với những
điển tích, điển cố, những hình ảnh ước lệ, những từ gốc Hán trang
trọng, cho nên việc diễn đạt bằng những câu văn ngắn gọn, cộc lốc
vẫn còn khá xa lạ, dẫn đến nhiều câu văn tuy làcó tính chất cân đối
những hình thức có phần phức tạp, đơi lúc rất cầu kì.

3.2. Các biện pháp tu từ về mặt cú pháp trong Tây Phương
Mỹ Nhơn
3.2.1. Đảo ngữ
Đảo ngữ có tác dụng nhấn mạnh vào thành phần được đảo,
nhằm tạo ấn tượng sâu sắc, đậm nét về sự vật, hiện tượng. Một số
kiểu đảo ngữ thường gặp như đảo vị ngữ (đưa vị ngữ ra trước chủ
ngữ), đảo bổ ngữ (đưa bổ ngữ lên đầu câu, đứng trước chủ ngữ và vị
ngữ), vị trí của trạng ngữ trong câu (đưa trạng ngữ ra đầu câu hoặc
trước vị ngữ).
3.2.2. Điệp cấu trúc
Cần phân biệt phép lặp cú pháp có dụng ý tu từ với hiện tượng
trùng lặp cú pháp ngẫu nhiên trong một đoạn văn, bởi vì các kiểu câu
là có hạn. Dấu hiệu để nhận ra phép lặp cú pháp là ở chỗ, ngoài phần
có chung một kết cấu, cịn có chung một chủ đề và láy lại một số từ
nhất định. Cùng cấu tạo hình thức với phép lặp cấu trúc cịn có phép
sóng đơi cú pháp, có người phân chia chúng thành hai phong cách
khác nhau nhưng cũng có người khơng phân biệt. Chúng tôi lựa chọn
phân chia chúng thành hai tiểu loại khác nhau của biện pháp tu từ cú
pháp và phép sóng đơi cú pháp sẽ được đề cập đến ở phần 3.2.3 sau


17
đây (biền ngẫu).
3.2.3. Biền ngẫu
Đọc tác phẩm, cho dù là người ở thời kì nào cũng sẽ dễ dàng
nhận ra tính chất biền ngẫu “thấm đẫm” trong mạch văn. Khơng chỉ
ở cách bà Bảo Hòa thêm vào đầu mỗi chương một cặp đối biền ngẫu
mà còn ở cách hành văn của bà. Hình thức là ngơn ngữ hiện đại
nhưng thực chất chỉ là các cặp câu biền ngẫu được viết theo dạng văn
xuôi.

Mặc dù văn vần xen kẽ với văn xuôi được xem là một trong
những nhược điểm của Tây Phương Mỹ Nhơn nói riêng và các tác
phẩm cùng thời nói chung nhưng khơng thể phủ nhận rằng đó là yếu
tố nổi bật giúp độc giả, các nhà nghiên cứu nhận diện tác phẩm, nhận
diện một thời kì văn học chưa ổn định, tạo nên những giá trị văn học
có tính chất trung gian giữa truyền thống và hiện đại.
Chương 4
ĐẶC ĐIỂM CẤU ÂM – NGỮ ÂM TRONG TIỂU THUYẾT
TÂY PHƯƠNG MỸ NHƠN
4.1. Hiện tượng biến âm theo phương ngữ
Một số sai lệch tiêu biểu trong tác phẩm có thể kể đến như:
(1) Ranh giới giữa thanh hỏi và thanh ngã bị xóa mờ
(2) Khác biệt về âm chính
(3) Lẫn lộn phụ âm đầu
(4) Không phân biệt được phụ âm cuối
Ngồi những sai lệch được hình thành từ bản chất giọng nói
thì tồn tại các biến thể ngữ âm do tục kỵ húy gây nên.
Bên cạnh những phân tích về biến đổi ngữ âm theo phương
ngữ, chúng tôi cũng phát hiện một điều đặc biệt trong Tây Phương


18
Mỹ Nhơn, đó là trong cùng một tác phẩm, có thể trong cùng một
chương, thậm chí trong cùng một phân cảnh hoặc hai lượt lời liền kề
nhau, bà Bảo Hòa lại thể hiện các hình thức ngữ âm khơng giống
nhau cho cùng một từ. Chưa rõ đây là sự vô tình hay cố ý của bà Bảo
Hịa nhưng sự biến âm này theo chúng tơi vẫn có giá trị nhất định đối
với việc tô đậm sắc thái địa phương, thể hiện đặc trưng ngôn ngữ của
tác phẩm và làm rõ đặc điểm ngôn ngữ đặc sắc, không lẫn với bất kỳ
ai của tác giả.

4.2. Các biện pháp tu từ ngữ âm trong Tây Phương Mỹ
Nhơn
4.2.1. Biện pháp hài thanh
Đối với Tây Phương Mỹ Nhân, một tác phẩm vẫn chưa thoát
khỏi cách hành văn của giai đoạn cũ, mặc dù hình thức là văn xi
nhưng chứa trong đó, ngồi những câu thơ, đoạn thơ được tác giả
chêm vào cịn có rất nhiều các câu đối ngẫu, thơ lục bát được viết
theo dạng văn xuôi, và đương nhiên, các câu văn như vậy vẫn tuân
thủ những quy luật về âm vần rất chặt chẽ. Nhờ vậy, vơ tình khiến
cho tác phẩm có sự hài hòa về mặt âm thanh và vần điệu.
4.2.2. Biện pháp điệp âm, điệp thanh
4.2.2.1. Điệp âm
Chúng tôi xét thấy trong tác phẩm này, biện pháp điệp âm
được sử dụng không phải theo kiểu một phụ âm được lặp đi lặp lại
nhiều lần trong một câu văn, câu thơ mà là trong câu xuất hiện một
loạt hiện tượng lặp lại phụ âm đầu theo cặp. Trong Tây Phương Mỹ
Nhơn, biện pháp lặp phụ âm đầu không xuất hiện với tần suất dày
đặc (15 lượt câu) nhưng mỗi một phụ âm đi liền nhau theo dụng ý
của tác giả đã tạo ra những hình ảnh bất ngờ, sinh động, để lại ấn
tượng cảm xúc rất mạnh mẽ.



×