Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.88 KB, 5 trang )
Những bí quyết chống thấm nhà ở
(2)
Chuyện chống thấm cơ bản phải dựa trên sự phối hợp đồng bộ và căn cơ ngay từ
đầu giữa các phần thiết kế, lựa chọn chủng loại vật liệu, kỹ thuật thi công, quá trình
sử dụng và bảo trì, bảo dưỡng công trình.
Một số không gian tiếp xúc nước thường xuyên như hồ (bể) chứa nước, hồ bơi, sàn
vệ sinh, máy giặt, hồn hoa, sân thượng không có mái che, ban công chắc chắn
khả năng bị thấm sẽ cao hơn những khu vực khác trong nhà. Thấm từ trên xuống là
chuyện ai cũng biết, nhưng lại còn có cả thấm ngược từ dưới nền nhà lên do tính
toán chống thấm chân tường không tốt. Rồi thấm vách tầng hầm, thấm ngang bên
hông do giữa hai nhà có khe hở, thấm do lỗ giàn giáo xây xong rút đi
Thấm đôi khi cũng rất oái ăm khi ta thấy dưới trần loang lổ, nhưng lên sàn trên
chẳng tìm ra đầu mối. Thấm chỗ này nhưng phải chống chỗ kia, hoặc thấm chỉ một
chỗ mà phải chống toàn bộ là chuyện thường hay gặp. Và quan trọng hơn, chống
thấm phải tính từ lúc thiết kế, từ lúc làm phần thô chứ không phải chờ đến lúc bị
thấm mới lo đi chống.
Một công đôi ba lợi
Hiệu quả của giải pháp chống thấm - nếu cân
nhắc từ đầu - sẽ đồng thời đem lại tác dụng nhiều mặt: chống thấm dột, chống
nóng, chống ồn và cả chống lún nứt. Việc đúc sàn mái hai lớp, kê tấm đan có
khoảng đệm khí ở giữa, lợp mái dốc để "đậy" mái bằng, dùng sàn thép hoặc gỗ làm
mặt kê bên trên đều giảm thiểu được tác dụng của mưa nắng trực tiếp, tức là
kiêm luôn chống nóng và chống nứt kết cấu mái. Đối với tường ngoài, nếu có thể,