Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Những vấn đề đặt ra trong việc thực hiện các nguyên tắc hoạt động của báo chí nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.81 KB, 25 trang )

MỞ ĐẦU
Một xã hội văn minh không thể thiếu hoạt động của các phương tiện
thông tin đại chúng. Kể từ khi tờ báo đầu tiên ra đời, báo chí đã trở thành
phương tiện, đồng thời là món ăn tinh thần của con người. Nói cách khác,
báo chí đã tự xác định cho mình những chức năng to lớn phục vụ con người
và sự tồn tại, phát triển của xã hội lồi người. Trên quy mơ thế giới, cách
mạng khoa học và công nghệ làm xuất hiện nền “văn minh thứ ba” (văn
minh tin học), tác động mạnh lên mọi hoạt động của đời sống, đặc biệt đối
với báo chí. Các phương tiện thông tin đại chúng sẽ phát triển mạnh mẽ hơn,
cạnh tranh khốc liệt hơn với sự ra đời của những loại hình báo chí mới. Tại
Việt Nam, sự nghiệp đổi mới, xây dựng đất nước đặt ra những nhiệm vụ
nặng nề, đồng thời là những khả năng phát triển to lớn cho báo chí. Diện
mạo báo chí Việt Nam đang ngày càng thay đổi.
Để hoàn thành những chức năng, nhiệm vụ của báo chí, những người
làm báo phải nắm vững, sử dụng nhất quán và triệt để những quy luật, quy
tắc, chuẩn mực của hoạt động nghề nghiệp. Hoạt động báo chí là hoạt động
có ý thức. Q trình sáng tạo các tác phẩm báo chí khơng phải là quá trình
sao chép hiện thực khách quan một cách máy móc, mà người làm báo phải
vận dụng mọi kiến thức và kinh nghiệm để phản ánh, đánh giá và bình luận
những sự vật và hiện tượng đang diễn ra.
Mỗi giai đoạn của q trình đó có những quy tắc, phương pháp và
chuẩn mực riêng, đồng thời cũng có những quy tắc, phương pháp và chuẩn
mực chung để tiếp cận, đánh giá các sự vật, hiện tượng. Các quy tắc và
chuẩn mực chung của hoạt động báo chí giúp nó thực hiện được các chức

1


năng của mình gọi là nguyên tắc hoạt động của báo chí. Đây cũng chính là
cơ sở lí luận - phương pháp luận của hoạt động BC.
Hoạt động báo chí là loại hình hoạt động chính trị - xã hội liên quan


mật thiết đến tư tưởng, tình cảm của con người. Dù khách quan đến mức
nào, người làm báo cũng bộc lộ cách nhìn, thái độ, phương pháp tiếp cận và
sự bình giá của mình đối với những gì đang diễn ra trong cuộc sống. Sự bộc
lộ đó khơng thể tùy tiện, vu vơ mà bao giờ cũng xuất phát từ những căn cứ,
những nguyên tắc nào đó. Thái độ của nhà báo không thể là một “cảm hứng
nhất thời”, nó tuân theo những nguyên tắc nhất định.
Như vậy nguyên tắc là cơ sở lí luận – phương pháp luận của hoạt
động báo chí. Tính lí luận thể hiện ở chỗ: hoạt động báo chí địi hỏi phải
nắm vững những quy luật của bản thân nền báo chí với tư cách là một hoạt
động chính trị - xã hội, quy luật của q trình chuyển tải thơng tin, quy luật
sáng tạo. Tính phương pháp luận thể hiện ở chỗ: nhà báo khơng những hiểu
biết những quy luật nói trên mà cịn phải tích cực vận dụng, biến chúng
thành những quy tắc và chuẩn mực nghề nghiệp, thành nền tảng của những
phương pháp sáng tạo ra các tác phẩm báo chí.
Là hiện tượng XH phổ biến, phức tạp, diễn ra trên phạm vi rộng, hàng
ngày tác động đến tư tưởng, tình cảm của quần chúng nhân dân nên BC càng
phải tuân thủ những nguyên tắc hoạt động. Tùy theo môi trường hoạt động
của BC như thể chế chính trị, văn hóa, luật pháp và trình độ phát triển, BC
các nước có những nguyên tắc hoạt động chung, đồng thời có những nguyên
tắc cụ thể mang tính đặc thù của mỗi nước.
Trong lí luận báo chí cách mạng hiện đại, ứng với những quy luật
khách quan chi phối hoạt động báo chí sẽ có những ngun tắc hoạt động
của báo chí, gồm tính khuynh hướng (đỉnh cao là tính đảng); tính nhân dân;
tính nhân đạo; tính chân thực, khách quan; ý thức dân tộc và tinh thần quốc
2


tế chân chính. Tất cả những ngun tắc đó tồn tại trong mối quan hệ hữu cơ
của một hệ thống. Phù hợp với sự phát triển của bản thân nền báo chí và
những u cầu khách quan của tình hình nhiệm vụ, hệ thống đó phát triển

khơng ngừng bằng việc bổ sung những quan niệm mới, những cách hiểu mới
về từng ngun tắc, về vai trị, vị trí của chúng trong hệ thống. Đương nhiên
trong tình hình xã hội phân chia thành giai cấp, mâu thuẫn về quyền lợi vẫn
còn tiếp tục gay gắt, tính khuynh hướng của báo chí (đỉnh cao là tính đảng)
là nguyên tắc giữ vị trí trọng tâm.
Trên cơ sở phân tích những nguyên tắc hoạt động của BC, tơi sẽ tìm
hiểu những vấn đề cịn tồn tại, những yêu cầu đặt ra đối với BC nước ta
trong việc đảm bảo thực hiện đúng những nguyên tắc đó. Thực tế, mặc dù
nắm rõ những nguyên tắc hoạt động, song không phải cơ quan BC nào cũng
đảm bảo thực hiện đúng vì nhiều lí do khách quan và chủ quan. Tiểu luận
với tên gọi: “Những vấn đề đặt ra trong việc thực hiện các nguyên tắc
hoạt động của báo chí nước ta hiện nay”, ngồi phần Mở đầu và Kết luận,
gồm có 3 chương:
- Chương 1: Lí luận các nguyên tắc hoạt động của báo chí
- Chương 2: Một số vấn đề đặt ra trong việc thực hiện các nguyên tắc
hoạt động của báo chí
- Chương 3: Đề xuất đối với các cơ quan báo chí
Mặc dù tơi đã rất cố gắng hồn thành tốt tiểu luận này, song chắc chắn
vẫn cịn những thiếu sót. Kính mong các thầy cô lượng thứ! Tôi xin chân
thành cảm ơn!

3


CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CÁC NGUYÊN TẮC HOẠT
ĐỘNG CỦA BÁO CHÍ
1.1 Tính khuynh hướng của báo chí:
Người đặt nền móng lí luận cho tính khuynh hướng của báo chí là C.
Mác và Ph. Ăngghen. Các ông đã nghiên cứu các xã hội có sự phân chia giai
cấp thành các nhóm xã hội có quyền lợi khác nhau, thậm chí đối kháng

nhau, trong đó con người bao giờ cũng đứng về một giai cấp, một nhóm xã
hội nhất định. Trong xã hội ấy, báo chí là những hoạt động có ý thức của con
người và vì thế, khơng thể khơng mang những khuynh hướng chính trị khác
nhau. Đây là nguyên tắc giữ vị trí trung tâm.
Báo chí của giai cấp, của nhóm xã hội nào sẽ phản ánh tư tưởng, tình
cảm, nguyện vọng của giai cấp, nhóm XH đó. Ví dụ: nhà báo Úc nổi tiếng
Wilfred Burchett, sau 40 năm làm báo (cả ở Việt Nam) đã bộc lộ khuynh
hướng chính trị của mình là ủng hộ các phong trào giải phóng dân tộc, chống
lại chiến tranh xâm lược của thực dân, đế quốc. Ví dụ khác: trong chiến
tranh vùng Vịnh, trong khi phần lớn báo chí Mỹ hết lời tán dương thắng lợi
của liên qn Đồng Minh thì báo chí các nước khác đưa tin dè dặt hơn, thậm
chí phản đối kịch liệt.
M. Gorki đã nói: Nhà báo cũng như nhà văn, là con mắt, là tiếng nói, là
lỗ tai của 1 giai cấp. Còn Ăngghen, trong một bức thư gửi M. Cauxki, đã đả
kích sâu cay những kẻ tự cho rằng mình viết hồn tồn khách quan, khong
theo bất cứ một khuynh hướng nào. Chính vì vậy mà những quan điểm cho
rằng báo chí khách quan đứng ngồi chính trị, đứng trên giai cấp và các
nhóm xã hội, nếu khơng phải là sự chối bỏ ý thức tính khuynh hướng của

4


báo chí thì cũng là một thái độ mập mờ, che giấu việc dùng báo chí phục vụ
những mục tiêu mờ ám.
PGS. TS. Nguyễn Văn Dững (trong cuốn Cơ sở lí luận báo chí) đã đưa ra
một ví dụ cụ thể: ở Anh, khơng ít cơ quan báo in tun bố khơng bị chi phối
bởi chính trị nhưng thực tế lại thể hiện khuynh hướng chính trị rất rõ ràng,
nhất là thái độ ủng hộ các đảng phái chính trị trong chiến dịch tranh cử. Tờ
The morning star theo cánh tả, đảng Cộng sản; tờ The Independing thuộc
phái trung tả; The Guardian thuộc phái trung dung; The Telegraph thuộc

phái hữu…
Báo chí vơ sản, báo chí cách mạng cơng khai thừa nhận tính khuynh
hướng của mình, tự nguyện tham gia vào cuộc đấu tranh xã hội nhằm giải
phóng con người khỏi áp bức giai cấp, xây dựng một chế độ xã hội tốt đẹp vì
con người và cho con người. Điều đó phù hợp với quy luật “trong xã hội có
giai cấp, báo chí ln thuộc về một giai cấp, một nhóm xã hội nào đó, thể
hiện khuynh hướng chính trị, lập trường tư tưởng bảo vệ lợi ích của giai cấp,
của nhóm xã hội đó”, phản ánh đúng thực trạng của đời sống báo chí hiện
nay. Nhà báo dù đứng ở phía nào cũng bộc lộ khuynh hướng chính trị của
mình. Cơ quan báo chí nào, dù nằm trong tay ai cũng thể hiện 1 khuynh
hướng chính trị nhất định. Nếu tồn tại nhiều khuynh hướng chính trị khác
nhau thì sẽ phân ra thành dịng chủ lưu/phụ lưu, dịng chính thống/khơng
chính thống. Lí luận báo chí vơ sản cịn thể hiện bản chất cách mạng của
mình bằng cách khẳng định báo chí phải đứng hẳn về phía giai cấp cơng
nhân và các tầng lớp nhân dân lao động, bảo vệ lợi ích chính đáng của họ,
phản ánh ý chí và nguyện vọng của họ.
Như vậy, tính khuynh hướng là nguyên tắc phổ biến, không thể chối bỏ
của hoạt động báo chí. Tính khuynh hướng cũng có thể hình thành một cách
khách quan do nguồn gốc xã hội và tư tưởng của bản thân nền báo chí nhưng
5


lại được phát triển và vận dụng một cách tự giác, một cách có ý thức, trưởng
thành ở một mức độ cao và trở thành tính đảng.
Tính đảng là tính thế giới quan, tính chiến đấu để bảo vệ thế giới quan.
Tính đảng của báo chí vơ sản, theo cách hiểu thơng thường nhất, là “báo chí
tự giác và vững vàng đứng trên lập trường của giai cấp công nhân, trở thành
tiếng nói của mọi tầng lớp nhân dân lao động, đồng thời chịu sự lãnh đạo và
tuyên truyền, tổ chức thực hiện đường lối chính sách của Đảng Cộng sản”.
Như vậy tính đảng là một yêu cầu đặt ra, là q trình trong đó khuynh hướng

giai cấp của báo chí chín muồi, phát triển đến trình độ tự giác. Tính khuynh
hướng là nguyên tắc phổ quát cho mọi nền báo chí, cịn tính đảng chỉ có thể
đạt được khi tính khuynh hướng được nền báo chí, cơ quan báo chí và nhà
báo tự giác nhận thức và triệt để thấm nhuần trong hoạt động của mình.
1.2 Tính khách quan, chân thật của báo chí
Sức mạnh, uy tín và danh dự của cơ quan báo chí phụ thuộc trực tiếp vào
mức độ khách quan, chân thực của thông tin mà báo đó cung cấp cho cơng
chúng. Một tờ báo đưa tin sai sẽ tự hạ thấp uy tín của mình. Nhà báo đưa tin
sai sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều người, bị tẩy chay… Vai trò, vị thế của tờ
báo sẽ suy giảm, hiệu quả tác động của báo chí sẽ bị hạn chế. Tuy nhiên,
khách quan và chân thật chỉ mang tính chất tương đối, nó phụ thuộc vào
khuynh hướng chính trị của nhà báo, cơ quan báo chí.
Theo từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 1997, khách quan là “cái tồn tại
bên ngồi, khơng phụ thuộc vào ý thức, ý chí của con người, trong quan hệ
đối lập với chủ quan, có tính chất xuất phát từ thực tế, biểu hiện thực tế một
cách trung thực, không thiên lệch”. Khách quan theo nghĩa nguyên sơ như
vậy sẽ không bao giờ có một cơ quan báo chí, nhà báo nào thực hiện được.
Do sự kiện và vấn đề thời sự rất phức tạp, nhiều chi tiết đan xen và đòi hỏi
6


thông tin nhanh; do khả năng nhận thức của nhà báo; do mục đích thơng tin
và tiêu chí lựa chọn… nên tính khách quan chỉ là tương đối.
Cịn chân thật là “nghệ thuật phản ánh đúng với bản chất của hiện thực
khách quan”. Như vậy thơng tin chân thật địi hỏi ở cấp độ cao hơn, cần sự
cố gắng về nhiều mặt của mỗi nhà báo, tịa soạn mới có thể đạt được trong
q trình phản ánh thực tiễn. Có thể thông tin khách quan nhưng không phản
ánh đúng bản chất tình hình tức là khơng chân thật.
Ngun tắc khách quan, chân thật bị chi phối bởi nguyên tắc tính khuynh
hướng của báo chí. Tuyệt đối hóa ngun tắc khách quan, chân thật là phi

thực tế. Ví dụ: Báo chí Trung Quốc đưa tin sai sự thật về các vụ việc tại
Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam là do chịu ảnh hưởng của tính khuynh
hướng.
1.3 Tính nhân dân và dân chủ của báo chí
Báo chí là hoạt động thơng tin đại chúng. Thuật ngữ “đại chúng” đã phần
nào nói lên tính nhân dân và bản chất dân chủ của hoạt động báo chí. Tính
nhân dân thể hiện mối liên hệ giữa báo chí và đơng đảo tầng lớp nhân dân,
nhất là nhân dân lao động. Báo chí ra đời từ nhu cầu thông tin, giao tiếp của
con người, sau đó báo chí phản ánh tồn diện đời sống xã hội. Mọi đề tài của
báo chí đều bắt nguồn từ hoạt động của con người.
Tính nhân dân thể hiện từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng của hoạt
động báo chí. Nhân dân vừa là đề tài cho BC, vừa là người thưởng thức các
sản phẩm BC. BC phản ánh và đánh giá các hiện tượng và sự kiện của đời
sống từ lập trường của nhân dân, đại diện và bảo vệ cho quyền lợi của nhân
dân, đề cao và trực tiếp tham gia vào cuộc đấu tranh của nhân dân vì sự tiến
bộ của XH.

7


BC nước ta là tiếng nói của Đảng và Nhà nước, là diễn đàn của nhân dân
và thể hiện nguồn sức mạnh của nhân dân. Nhân dân là người sáng tạo nên
lịch sử, là nguồn đề tài phong phú, là nguồn ni dưỡng và sức mạnh xã hội
của báo chí. Trong nền kinh tế thị trường, nhân dân còn là khách hàng của
BC, là đối tác của BC – Truyền thơng. Lịch sử đã chứng minh, chủ trương
chính sách có thể sai nhưng nhân dân nói chung bao giờ cũng đúng. Cho nên
quan điểm ĐH Đảng toàn quốc lần thứ VI xác định “dân là gốc”. Bác Hồ đã
căn dặn: “Việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm. Việc gì có hại cho dân
phải hết sức tránh”.
1.4 Tính nhân đạo của báo chí

Theo từ điển tiếng Việt, nhân đạo là đạo đức thể hiện ở tình thương yêu
với ý thức tôn trọng giá trị, phẩm chất của con người. Nguyên tắc tính nhân
đạo thể hiện ở chỗ: nhiệt tình phản ánh và tham gia vào cuộc đấu tranh nhằm
tạo ra những điều kiện thuận lợi cho con người về kinh tế, văn hóa, xã hội,
đấu tranh bảo vệ quyền con người, quyền dân chủ của con người, bảo vệ giá
trị nhân đạo chân chính.
Lí tưởng nhân đạo là những giá trị vừa có tính riêng tương ứng với lập
trường xã hội và quyền lợi của từng giai cấp, vừa có tính chung phố qt đối
với tồn nhân loại. Q trình nhấn mạnh tính chung tồn nhân loại của chủ
nghĩa nhân đạo, khơng nhìn thấy bản sắc giai cấp của nó là cách nhìn phiến
diện, khơng phù hợp với thực tế, với quy luật phát triển khách quan của xã
hội lồi người. Ngược lại, nếu khơng thừa nhận tính chung của những giá trị
nhân đạo toàn nhân loại sẽ rơi vào cực đoan, máy móc.
Báo chí thể hiện tính nhân đạo của mình ở chỗ đấu tranh chống lại các
hành vi làm tổn hại đến quyền con người, quyền dân chủ, quyền được sống
trong độc lập, tự do của con người. BC tham gia tích cực vào việc xây dựng
8


chế độ XH tất cả vì con người, cho con người... Đồng thời tôn trọng, xây
dựng và bảo vệ mỗi cá nhân con người, coi đó là những cá thể độc lập tồn tại
và hoạt động theo những chuẩn mực chung của XH và theo những đặc điểm
riêng về thể chất, cá tính, tâm lí...
Tính nhân đạo hay nhân văn của báo chí vừa có tính trừu tượng nhưng lại
rất cụ thể và hiện hữu trong mỗi tác phẩm hay sản phẩm báo chí. Theo PGS
Nguyễn Văn Dững, tính nhân văn biểu hiện ở các cấp độ khác nhau như sau:
- Thứ nhất, mảng đề tài mà BC quan tâm, chú trọng hướng ưu tiên cho
những sự kiện và vấn đề thời sự mà nếu giải quyết được những vấn đề
ấy sẽ giúp ích cho sự phát triển bền vững, nâng cao chất lượng cuộc
sống.

- Thứ 2, khi tiếp cận sự kiện và vấn đề thông tin, nhà báo chọn lựa góc
nhìn nào để làm ánh lên những giá trị nhân bản.
- Thứ 3, tính nhân văn của BC thể hiện ở cách thức lựa chọn chi tiết
thông tin về sự kiện và vấn đề trong tác phẩm.
- Thứ 4, ngôn từ và giọng điệu trong tác phẩm
- Thứ 5, thời điểm đăng tải tác phẩm, xã hội hóa sự kiện và vấn đề
thông tin đúng lúc và đúng liều lượng, có chừng mực để có thể tạo ra
hiệu ứng xã hội tốt nhất, phù hợp với tâm lí và tâm trạng xã hội.
1.5 Ý thức dân tộc và tinh thần quốc tế
Dân tộc là sản phẩm của quá trình lịch sử phát triển lâu dài của XH loài
người. Ở nước ta, do đặc thù của quá trình phát triển, quan niệm dân tộc
được hình thành từ rất sớm. Mỗi con người đều được sinh ra, lớn lên trong
môi trường XH cụ thể, đều được nuôi dưỡng bởi những giá trị văn hóa vật
chất và tinh thần... Ý thức dân tộc thấm sâu trong máu thịt mỗi người như

9


một lẽ tự nhiên, bất biến và nó có khả năng điều chỉnh nhận thức, thái độ,
hành vi của mỗi người.
Trong quá trình hoạt động nghề nghiệp, nhà báo phải huy động tồn bộ
năng lực, phẩm chất của mình, nhất là những phẩm chất mà dân tộc đã hun
đúc và nuôi dưỡng cho anh ta. Ý thức dân tộc thường trực trong mỗi nhà
báo, ở sự yêu/ghét, ảnh hưởng đến khả năng quan sát, khám phá và đánh giá
cuộc sống. Ý thức dân tộc ảnh hưởng trực tiếp đến ngôn ngữ, phong cách,
khả năng lựa chọn loại hình, thể loại báo chí của người làm báo. Ở cấp độ
khác, tính dân tộc địi hỏi BC tơn trọng và đấu tranh bảo vệ lợi ích, bản sắc
văn hóa của các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, đồng thời
tôn trọng giá trị của các dân tộc trên thế giới.
Chủ đề xuyên suốt mấy chục năm lịch sử báo chí VN là chủ đề cách

mạng, giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc. Ngày nay, BC đang tích cực
tham gia xây dựng CNXH. BC thấm nhuần ý thức dân tộc góp phần đắc lực
vào việc gìn giữ và phát huy bản sắc dân tộc, văn hóa dân tộc và các giá trị
cao quý. Tính dân tộc và quốc tế đòi hỏi BC tham gia xây dựng, bảo vệ và
quảng bá thương hiệu Việt trên phạm vi toàn cầu, phải coi nó như là trách
nhiệm, nghĩa vụ và tình cảm nhiệt thành của mỗi công dân Việt Nam, trước
hết là trách nhiệm chính trị, trách nhiệm xã hội, trách nhiệm pháp lí và đạo lí
của mỗi nhà báo, mỗi sản phẩm báo chí.

10


CHƯƠNG II: MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG
VIỆC THỰC HIỆN CÁC NGUYÊN TẮC HOẠT
ĐỘNG CỦA BÁO CHÍ
2.1 Một số cơ quan báo chí xa rời tính Đảng
Tính Đảng là đỉnh cao của tính khuynh hướng trong hoạt động BC.
BC của ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, tự giác đứng trên lập trường tư tưởng
giai cấp công nhân, tự giác đấu tranh vì quyền và lợi ích của nhân dân lao
động, vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, cơng bằng, văn
minh, vì lợi ích chính trị của chính đảng – đây là biểu hiện của tính đảng.
BC Việt Nam là nền BC của Đảng và do vậy phải triệt để tuân thủ tính đảng.
Tính đảng của BC nước ta đòi hỏi mỗi cơ quan BC, mỗi nhà báo phải
tự giác và nhiệt thành tuyên truyền, giáo dục đường lối, quan điểm, chủ
trương của Đảng, pháp luật của nhà nước cho công chúng; động viên, cổ vũ
toàn dân quán triệt thực hiện trong thực tiễn, giám sát quá trình thực hiện, cổ
vũ những nhân tố mới, phát hiện những nơi làm sai hoặc cố tình vi phạm…
Mặc khác BC là vũ khí sắc bén, lợi hại nhất trên mặt trận đấu tranh tư tưởng,
chính trị. Do đó BC phải đi đầu trong cuộc đấu tranh chống các tư tưởng thù
địch, bảo thủ và lạc hậu. Quan điểm thông tin, nội dung thông tin và cách

thức thông tin của BC cần phải quán triệt các quan điểm và sự chỉ đạo của
Đảng, tuân thủ pháp luật và sự quản lí của Nhà nước.
Nếu đem đối chiếu những yêu cầu về tính Đảng, tính khuynh hướng
này vào hoạt động của các cơ quan BC nước ta hiện nay, có thể thấy hầu hết
các cơ quan BC đã đi đúng hướng, tuân thủ nguyên tắc tối cao là chịu sự
lãnh đạo của Đảng. Tuy vậy, vẫn còn một số cơ quan, hoặc trong một số

11


trường hợp cá biệt đã vi phạm nguyên tắc tính khuynh hướng trong hoạt
động, thậm chí đi ngược lại lợi ích của Nhà nước và nhân dân.
Sự kiện báo Du lịch (thuộc Tổng cục Du lịch) bị đình bản 3 tháng kể
từ ngày 14/4/2009 là một ví dụ. Vào thời điểm đó, Bộ Thơng tin – Truyền
thơng đã ra quyết định tạm đình bản tờ báo Du Lịch trong 3 tháng. Lý do
được đưa ra là để “củng cố, kiện toàn tổ chức và nhân sự lãnh đạo của tờ
báo”. Nguyên nhân trực tiếp xuất phát từ việc báo Du lịch cho đăng những
thông tin trên số báo Tết Kỷ Sửu 2009 mà Bộ TT-TT cho là vi phạm nghiêm
trọng Luật Báo chí. Số báo Xn này có bài viết ca ngợi những sinh viên,
thanh niên xuống đường biểu tình chống Trung Quốc hồi năm 2007. Ấn
phẩm này cũng có cả bài viết nói về Ải Nam Quan, trong đó có trích đoạn từ
kịch-thơ “Hận Nam Quan” của thi sĩ Hoàng Cầm. Bài viết “Tản mạn cho
đảo xa”, ký tên Trung Bảo là yếu tố chính đưa đến việc tờ báo bị đình bản.
“Tản mạn cho đảo xa” có đoạn nói về các cuộc biểu tình chống Trung Quốc
tại Việt Nam, trong đó có đoạn: “…Dẫu rằng vì nhiều lý do, những lần
xuống đường đó khơng được báo chí trong nước thơng tin rộng rãi. Dẫu rằng
những tấm lịng u nước trong sáng, sự hiên ngang khí phách kia khơng
được ngợi ca công khai… nhưng người ta sẽ phải nhớ rằng tấm lịng nhiệt
tình với đất nước của thanh niên trí thức trẻ sẽ khơng bao giờ thay đổi”. Tác
giả cũng viết rằng: “Nếu có “kẻ xấu” nào đó “kích động” người ta đi biểu

tình vì yêu nước, ta nên tôn trọng những “kẻ xấu” này. Ngược lại, khi
“người tốt” tìm cách ngăn cản sự biểu lộ đầy phẫn uất một cách chính đáng
của người dân vì chứng kiến đất mẹ bị xâm phạm, thì hẳn những kẻ vẫn mạo
xưng “người tốt” này cần phải được xem lại…”
Ba ngày sau khi quyết định đình bản tờ Du Lịch được cơng bố thì một
chuyện khác lại xảy ra cho tờ Tuổi Trẻ, là tờ nhật báo lớn nhất Việt Nam
hiện nay. Nguyên một trang 5, Tuổi trẻ số ra ngày 16/4/2009 mô tả lao động
12


Trung Quốc tràn ngập công trường bauxite Tân Rai và Khí điện đạm Cà
Mau của Việt Nam. Hơm sau, kì 2 của loạt bài này đã phải thay thế bởi một
bài khác với lời cáo lỗi của tổng biên tập. Cả hai trường hợp của tờ Du Lịch
và Tuổi Trẻ, đều phạm phải một lỗi. Đó là khai thác các thơng tin “nhạy
cảm”, có thể ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, cụ thể ở đây là mối quan hệ
ngoại giao của hai nước Việt – Trung, thậm chí có thể dẫn đến mất ổn định
khu vực sau những bài báo như thế này. Có thể người viết đã khơng nhìn ra
những hậu quả khơn lường ấy nên đã đưa tin một cách khách quan nhưng lại
“hồn nhiên”. Ai cũng biết những thông tin liên quan đến mối quan hệ Việt
Nam – Trung Quốc là những thông tin nhạy cảm. Do đó người viết báo cũng
như tổng biên tập mỗi báo phải cân nhắc rất kĩ để quyết định đăng hay
không đăng. Như trường hợp của 2 tờ báo kể trên, họ đã khơng tn thủ
đúng tính khuynh hướng của báo chí. Nếu đứng trên lập trường báo chí của
Đảng thì sẽ khơng đưa tin như vậy, thay vào đó sẽ có những cách đưa tin
khác, hoặc đưa tin vào thời điểm khác sẽ hợp lí hơn, tránh được việc gây
phức tạp hóa tình hình ngoại giao giữa hai nước.
2.2 Báo chí đưa tin sai làm xã hội hoang mang
Muốn đảm bảo được tính khách quan, chân thật của báo chí, nhà báo
phải lao động sáng tạo nghiêm túc, có kiến thức, kinh nghiệm, trí tuệ, đạo
đức, trách nhiệm xã hội và bản lĩnh nghề nghiệp. Nguyên tắc khách quan,

chân thật được biểu hiện ở các cấp độ khác nhau như sau:
- Khách quan, chân thật là khuynh hướng chính trị của cơ quan BC, nó
đại diện cho lợi ích của ai và đó có phải là xu thế phát triển của lịch
sử, có đại diện cho lợi ích, nguyện vọng và mong đợi của đại đa số
quần chúng nhân dân. Hiện nay, có một số tịa soạn BC mang danh là

13


cơ quan ngôn luận của tổ chức nhưng chỉ tập trung vào chuyện tình,
tiền, tù tội, đâm chém… để câu khách.
- Khả năng phát hiện và lựa chọn sự kiện, vấn đề thơng tin phù hợp với
bản chất tình hình đang vận động và mong đợi của công chúng xã hội.
Cấp độ này đòi hỏi BC bám sát cuộc sống, nắm được nhịp đập của
cuộc sống và phát hiện được vấn đề đặt ra cần được giải đáp và tháo
gỡ.
- Lựa chọn góc nhìn, góc độ tiếp cận của nhà báo đối với sự kiện và vấn
đề thông tin.
- Lựa chọn những chi tiết, dữ liệu nào để tác phẩm BC có khả năng nói
lên được thực chất của sự kiện và vấn đề; cần phải chú ý đến nguồn
tin, có thể cùng một sự kiện nhưng nguồn tin từ lãnh đạo địa phương
và nguồn tin từ quần chúng sẽ khác hẳn nhau.
- Dùng ngôn từ, giọng điệu như thế nào để lột tả được bản chất, sắc thái
của sự kiện, vấn đề thông tin; đồng thời thể hiện quan điểm người
viết.
Như vậy có thể thấy, đáp ứng được nguyên tắc khách quan, chân thật là
một yêu cầu không hề đơn giản đối với mỗi nhà báo. Và trong thực tế, đã có
khơng ít vụ việc nhà báo đưa tin sai, hoặc đưa tin không chân thực gây thiệt
hại cho rất nhiều người. Báo điện tử Vietnamnet từng có thơng tin về tẩy
trắng trứng gà Trung Quốc bằng hóa chất để thành trứng gà ta, hay thơng tin

ăn bưởi có thể gây ung thư, đây đều là những thông tin sai đã gây thiệt hại
hàng tỉ đồng cho những người nơng dân vì trứng gà, bưởi khơng bán được,
phải bỏ đi. Nhà báo đã khơng có sự xác thực thơng tin kĩ càng trước khi đưa
thông tin đến công chúng, có khi chỉ là nghe thơng tin bâng quơ ở đâu đó và
đã vội vàng kết luận ngay bản chất sự việc, cách làm này có thể dẫn đến hậu
quả khôn lường. Đầu năm nay, dư luận một lần nữa xôn xao về vụ việc một
14


số nông dân ở Đồng Nai sử dụng chất tạo nạc cho heo để tăng năng suất.
Hóa chất này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Việc làm
này của các nơng dân là có thật, tuy nhiên nó chỉ xảy ra ở một số hộ nơng
dân, với một tỉ lệ rất nhỏ trên tổng số hàng ngàn người nuôi heo ở Đồng Nai
cũng như trên cả nước. Song với cách đưa tin theo kiểu “vơ đũa cả nắm”,
BC đã vơ tình làm cho dư luận hiểu nhầm rằng hầu hết thịt lợn trên thị
trường đều nhiễm chất cấm, từ đó họ quay lưng với thịt lợn. Người nuôi lợn
được một phen điêu đứng. Trong trường hợp này, BC đã đưa tin khách quan,
nhưng không chân thật bởi đã không phản ánh được bản chất vấn đề.
Ngay trong cơ quan nơi tôi đang công tác, Thông tấn xã VN cũng đã từng
xảy ra vụ việc: một phóng viên của phân xã tại Phú Thọ đưa tin về vụ hiếp
dâm dã man xảy ra trên địa bàn tỉnh này. Thông tin này ngay lập tức được
đưa lên trang tin của TTXVN và được nhiều báo khai thác. Vụ việc gây chấn
động dư luận tỉnh Phú Thọ, song khi cơng an vào cuộc điều tra thì mới phát
hiện ra rằng khơng có một vụ việc nào như vậy. Cuối cùng mới vỡ lẽ, phóng
viên trên khai thác thơng tin từ… một qn nước ven đường. Thơng tin này
hồn tồn sai sự thật và phóng viên này ngay lập tức nhận quyết định thơi
việc.
2.3 Báo chí khơng vì nhân dân mà vì lợi ích cá nhân, nhóm
Tính nhân dân thể hiện ở những điểm sau:
+ đề cập, phản ánh những hiện tượng, sự kiện có ý nghĩa đối với nhân

dân, lí giải chúng theo quan niệm tiến bộ của nhân dân, phù hợp với
những tư tưởng tiên tiến của thời đại
+ sự tham gia tích cực và thường xuyên của đơng đảo của nhân dân vào
các hoạt động báo chí

15


+ nghệ thuật biểu hiện trong các tác phẩm báo chí phải phù hợp với trình
độ hiểu biết, năng lực tiếp nhận và nhu cầu thẩm mỹ lành mạnh của
quảng đại quần chúng.
Một số tờ báo, đặc biệt là báo mạng hiện nay có vẻ như đang ngày càng
xa dần với tính nhân dân. Họ khơng vì lợi ích chung của quần chúng nhân
dân, khơng vì những tư tưởng tiến bộ mà chạy theo một trào lưu lai căng,
phản cảm, vì lợi ích của một nhóm nhỏ nào đó; khơng đi vào những vấn đề
liên quan mật thiết tới đời sống đông đảo quần chúng nhân dân mà đi vào
“soi mói” đời tư của một nhóm người. Chẳng hạn như việc báo mạng chạy
theo lăng xê, quảng bá cho những diễn viên, người mẫu, ca sĩ, không cần
biết họ là người như thế nào, có đáng làm thần tượng của công chúng, đặc
biệt là giới trẻ hay không. Điều này có thể vì tờ báo đã bị chi phối bởi những
lợi ích vật chất và ngày càng xa dần tính nhân dân.
BC cũng đã không tuân thủ đúng nguyên tắc tính nhân dân khi chưa coi
trọng sự tham gia của nhân dân vào chính hoạt động BC của cơ quan mình.
Nhiều cơ quan chưa coi trọng, thậm chí coi thường sự đóng góp của các độc
giả; tin bài của cộng tác viên có khi cả năm khơng được ngó ngàng đến…
Nhân dân là đối tượng tác động, đối tượng thuyết phục của BC, là sức sống,
nguồn sức mạnh của BC. Trong các tác phẩm BC, hình ảnh nhân dân nói
chung và cơng dân nói riêng cần được đề cao và trở thành cảm hứng chủ đạo
của nhà báo. Hiện nay có tình trạng xảy ra ở BC nước ta là phỏng vấn quan
chức thì có tên tuổi, chức danh đầy đủ, cịn khi phỏng vấn người dân thì chỉ

chú thích cụt lủn là “một người dân”. Đài TH Hà Nội thường xuyên làm như
vậy (có thể dễ dàng nhận thấy trong các chương trình bản tin thời sự), vơ
hình trung đã coi thường người dân, đồng thời cũng thể hiện sự kém chuyên
nghiệp, thậm chí lười nhác của nhà báo, phóng viên.

16


2.4 Thơng tin thiếu tính nhân đạo
Thử làm một động tác đơn giản, với các từ khóa “cướp, giết, hiếp” làm
cơng cụ tìm kiếm trên google, bạn sẽ tìm được hơn 7 triệu kết quả bằng tiếng
Việt. Các báo mạng điện tử hiện nay không ngần ngại treo lủng lẳng tít “xác
chết khơng đầu” hay vụ án “chặt đầu người yêu”. Nhiều bài báo miêu tả cận
cảnh chi tiết các vụ án mạng dã man khiến công chúng sởn gai ốc. “Làm
đậm” những chi tiết trong các vụ án mạng dã man như vậy, liệu BC có gia
tăng hàm lượng văn hóa trong các sản phẩm của mình hay vơ tình đã khoét
sâu vào nỗi đau của những nạn nhân? Tại hội nghị giao ban báo chí - xuất
bản Cơng an nhân dân tổ chức ngày 5-8-2011 tại Hà Nội, Thiếu tướng Lê
Ngọc Nam, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng CAND đã
khẳng định: “Không mổ xẻ, xúc xiểm đời tư con người. Có thể, cá nhân vi
phạm pháp luật, nhưng các cơ quan báo chí - xuất bản khơng vì thế mà lạm
dụng việc mơ tả, mổ xẻ đời tư đối tượng vi phạm, dòng tộc người vi phạm
gây ra những oán hận, bức xúc mới nảy sinh”.
Rõ ràng “tít” có vai trị vơ cùng quan trọng trong bài báo. Nhưng việc
lạm dụng từ ngữ và đặt tít tùy tiện với mục đích câu khách như tình trạng
diễn ra trên nhiều tờ báo mạng hiện nay đang gây phản cảm cho độc giả.
Đồng thời, những tít báo như vậy đã làm giảm đi phần nào giá trị của những
người làm báo chân chính. Chẳng hạn, nói về số phận của người phụ nữ mắc
bệnh nan y thương tâm, sống tủi cực trong ngôi nhà lạnh lẽo thì báo 2sao
giật tít là: “Gặp người đàn bà mang “thân hình quỷ” ở Hà Nam”. Cụm từ

“thân hình quỷ” được nhấn mạnh trong dấu ngoặc kép để thu hút sự chú ý
của độc giả. Thử hỏi tính nhân văn của báo chí được người viết bài chú
trọng như thế nào?
Trong thời đại bùng nổ giải trí truyền hình, bất cứ chương trình phát sóng
nào cũng cần tạo sức hấp dẫn để tồn tại. Và để có được sự hấp dẫn, thu hút
17


công chúng, những nhà sản xuất đã không ngần ngại sử dụng những “chiêu
trò”. Suy cho cùng, với những nhà sản xuất chương trình truyền hình thực tế,
hiệu quả kinh doanh là yếu tố hàng đầu. Vì vậy, việc nhà sản xuất có vận
dụng chiêu trị để chương trình tăng lượt người xem là tất yếu. Điều đáng
nói là những người chịu trách nhiệm duyệt nội dung lên sóng truyền hình
phải biết kiểm duyệt, ngăn chặn những chiêu trị thiếu tính giáo dục, nhân
văn.
Khơng phải tự nhiên mà mẹ thí sinh Quỳnh Anh ở cuộc thi Vietnam’s
Got Talent 2012 dám khẳng định với báo giới rằng “đã có những màn dàn
dựng, cắt gọt nội dung ghi hình tiết mục dự thi của Quỳnh Anh để tạo xìcăng-đan, biến cả gia đình bà thành trị cười cho thiên hạ và phải hứng chịu
sự chỉ trích của khán giả”. Phía nhà tổ chức cũng đã lên tiếng giải thích trên
cơng luận rằng việc họ làm là hồn tồn đúng với những gì đã diễn ra trên
thực tế và được gia đình thí sinh đồng ý cho khai thác những thước phim hậu
trường này để phát sóng. Điều đáng nói là trong vơ số những câu chuyện hậu
trường mà mỗi thí sinh dự thi và gia đình họ mang đến, câu chuyện của gia
đình thí sinh Quỳnh Anh là “bắt” khán giả nhất nên nó được chọn để đẩy lên
sóng. Giả sử, Quỳnh Anh hát hay như gia đình mình khen hoặc gia đình
Quỳnh Anh nhận xét rất khiêm tốn về con mình thì câu chuyện hậu trường
về thí sinh này sẽ khơng được những người thực hiện chương trình đưa lên
sóng khá đầy đủ và đậm nét như vậy. Tuy nhiên hành động sắp xếp, cắt gọt
để tạo clip thu hút công chúng như vậy khiến cho cơng chúng có cái nhìn
khơng mấy thiện cảm với gia đình Quỳnh Anh, tạo áp lực khơng đáng có với

một cơ bé mới 14 tuổi đã thể hiện sự thiếu nhân văn của chương trình này.
Còn nhớ, mùa giải Vietnam Idol thứ 3, cuộc thi chỉ thực sự được dư luận
chú ý khi hàng loạt xì-căng-đan dính líu đến thí sinh được tung lên mạng: từ

18


việc thí sinh này bơi xấu, thóa mạ thí sinh kia đến chuyện văng tục, chửi thề
của 2 thí sinh bị loại…
Có những chương trình truyền hình thực tế nổi bật nhờ sức hấp dẫn rất
riêng, tính nhân văn của chương trình, như: Vượt lên chính mình, Ngơi nhà
mơ ước, Lục lạc vàng… Với kinh nghiệm làm biên tập kiêm nhà sản xuất
của nhiều chương trình, trong đó có Vượt lên chính mình, Ngơi nhà mơ ước,
biên tập viên Phước Lập (HTV) chia sẻ: “Điều dễ dàng nhận thấy trong
nhiều chương trình truyền hình thực tế hiện nay là xu hướng lạm dụng
những yếu tố tự nhiên chủ nghĩa khi nhân danh chương trình truyền hình
thực tế để gây sốc, thu hút khán giả. Điều đó hồn tồn vơ lý bởi nó sẽ đi
ngược lại giá trị chân - thiện - mỹ mà mọi người mong muốn có ở một sản
phẩm văn hóa được trau chuốt và mang tính phục vụ cho đời sống con
người. Dù có là thực tế thì một chương trình truyền hình khi lên sóng cần
được cắt gọt, nhấn nhá, trau chuốt, chọn lọc những gì thật sự cần thiết để tạo
nên một sản phẩm văn hóa có giá trị và nhân văn”.
Gần đây, vụ việc cơ người mẫu, diễn viên có nghệ danh Hồng Hà bị phát
hiện dính líu đến đường dây bán dâm, hàng loạt báo đã vào cuộc và cùng
đưa tin theo kiểu “đánh hội đồng”. Một số trang báo mạng không ngần ngại
đăng hình của cơ gái và khai thác sâu vào đời tư của cô, con đường sa ngã
của cô gái. Thiết nghĩ, việc làm của Hồng Hà là sai, nhưng có nhất thiết các
cơ quan BC phải đi sâu bới móc người ta như vậy khơng? Liệu sau cú sốc
này, cơ gái có thể làm lại từ đầu? Thật thiếu nhân văn khi BC vì thỏa mãn
nhu cầu tị mị của một nhóm độc giả mà “vùi dập” một con người như thế.

Hội thảo “Văn hóa truyền thơng trong thời kỳ hội nhập” do Hội Nhà báo
VN phối hợp với Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội tổ chức
ngày 22-2-2012 đã đưa ra một cái nhìn khá tồn cảnh về thái độ ứng xử văn
hóa truyền thông trong thời kỳ hội nhập. GS Hà Minh Đức cho rằng Văn hóa
19


truyền thông nên đề cao những giá trị nhân văn của truyền thống văn hóa
VN trong quá khứ và hiện đại với những câu chuyện nhân ái, đầy tình người
thay vì đưa vơ số bài viết mơ tả tỉ mỉ về những vụ án giết người, hiếp dâm…
Mặt khác văn hóa truyền thơng phải tránh khuynh hướng thực dụng, thương
mại hóa, vì hiện nay một số tờ báo đăng những chuyện giật gân, đi vào đời
tư cá nhân và thêu dệt, tô điểm thêm cho hấp dẫn, chạy theo thị hiếu tầm
thường của một bộ phận công chúng, dẫn đến hạ thấp chất lượng tờ báo.
Còn PGS.TS Nguyễn Văn Dững, Chủ nhiệm khoa Báo chí, Học viện Báo
chí và Tuyên truyền dẫn ra nhiều sự kiện làm rõ những góc khuất của thơng
tin BC khi trao đổi về tính nhân văn của báo chí và niềm tin của cơng chúng
hơm nay. Không ai cấm BC thông tin về những sự kiện kiểu như thuộc loại
“tiền, tình, tù, tội, đâm chém, hãm hiếp” theo kiểu “yêu thì thật lâm li bi đát,
chết thì phải thật chua chát đau thương”, vấn đề là thơng tin và giải thích,
phân tích như thế nào để vừa phản ánh được mặt trái và những đốm đen của
cuộc sống đang diễn ra, lại vừa bảo đảm được chất lượng văn hóa của sản
phẩm BC truyền thơng; gây dựng và củng cố được niềm tin của công chúng,
thu phục được họ vào tầm ảnh hưởng bởi những giá trị nhân văn. Đó chính
là thơng điệp đích và mục tiêu chiến lược của mỗi tòa soạn BC cách mạng
và chun nghiệp.
2.5 Báo chí cần giữ gìn bản sắc dân tộc và sự trong sáng của tiếng
Việt
BC thuấn nhuần ý thức dân tộc là nền BC góp phần đắc lực vào việc giữ
gìn và phát huy bản sắc dân tộc, văn hóa và các giá trị cao quý của dân tộc.

Các hành động quay lưng lại với các giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc, để
cho thói sung ngoại lấn át ý thức bảo vệ văn hóa dân tộc cần phải bị lên án,
tẩy chay. Phương châm “khoa học – dân tộc – đại chúng” không chỉ đúng
20



×