Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

(Khóa luận tốt nghiệp) Phân tích mối quan hệ giữa trách nhiệm của hội đồng quản trị đến hiệu quả hoạt động của các công ty thủy sản được niêm yết trên SGDCK TP.HCM giai đoạn 2013 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (911.14 KB, 79 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐƠ
KHOA KẾ TỐN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUN NGÀNH TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA
TRÁCH NHIỆM CỦA HỘI ĐÔNG
QUẢN TRỊ ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY CHẾ BIẾN
THỦY SẢN ĐƯỢC NIÊM YẾT TRÊN
SGDCK TP.HCM GIAI ĐOẠN 2013-2014

Sinh viên thực hiện
TRẦN THẢNH THƠI
MSSV: 12D340201136
LỚP: ĐH TC-NH 7B

Cần Thơ, 2016


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐƠ
KHOA KẾ TỐN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUN NGÀNH TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA
TRÁCH NHIỆM CỦA HỘI ĐÔNG
QUẢN TRỊ ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY CHẾ BIẾN


THỦY SẢN ĐƯỢC NIÊM YẾT TRÊN
SGDCK TP.HCM GIAI ĐOẠN 2013-2014
Giáo viên hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

Ths. NGUYỄN ĐÌNH KHƠI

TRẦN THẢNH THƠI
MSSV: 12D340201136
LỚP: ĐH- TCNH 7B

Cần Thơ, 2016


LỜI CẢM ƠN
Trong bốn năm ngồi trên giảng đường trường Đại Học Tây Đô, bên cạnh
sự nổ lực của bản thân tơi cịn nhận được sự chỉ dạy tận tình từ quý thầy cô, nhất
là các thầy cô khoa Kế Tốn – Tài Chính Ngân Hàng. Tơi xin chân thành cảm ơn
quý thầy cô đã trang bị cho tôi kiến thức cơ bản cũng như kiến thức chuyên
ngành để làm hành trang bước vào đời. Không chỉ thế, các thầy cơ đã tạo điều
kiện thuận lợi để tơi có thể học tập, nghiên cứu và phát huy hết khả năng của bản
thân và hồn thành chương trình học.
Qua thời gian nghiên cứu, tuy không phải là thời gian dài nhưng là dịp để
tôi tiếp cận với thực tế so sánh và bổ sung vào kiến thức mà mình đã được học
trên giảng đường và cũng là cách để hoàn thiện kiến thức của mình hơn.Trong
thời gian đó tơi đã nhận được nhiều sự chỉ dạy của giáo viên hướng dẫn để tơi có
thể vận dụng kiến thức mình đã học vào nghiên cứu thực tế.
Đặc biệt, tôi chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Đình Khơi đã tận tình chỉ
dẫn tơi trong suốt thời gian làm khóa luận. Thầy đã giúp tôi biết kết hợp giữa lý

luận với thực tiễn để tơi hồn thành khóa luận này.
Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu và vốn kiến thức cịn hạn chế nên
khơng tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến, giúp đỡ của
giáo viên hướng dẫn, các thầy cơ khoa Kế Tốn – Tài Chính Ngân Hàng trường
Đại Học Tây Đơ để khóa luận được hồn chỉnh hơn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn và kính chúc các thầy cơ dồi dào
sức khỏe, hạnh phúc và ln hồn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Cần Thơ, ngày.... tháng.... năm…
Sinh viên thực hiện

Trần Thảnh Thơi

i
GVHD: NGUYỄN ĐÌNH KHÔI

SVTH: TRẦN THẢNH THƠI


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan khóa luận này được hồn thành dựa trên số liệu thu thập
và do chính tơi thực hiện. Kết quả phân tích trong khóa luận này là trung thực
khơng trùng với bất kỳ khóa luận nào khác.
Cần Thơ, ngày.... tháng.... năm…
Sinh viên thực hiện

Trần Thảnh Thơi

ii
GVHD: NGUYỄN ĐÌNH KHƠI


SVTH: TRẦN THẢNH THƠI


TĨM TẮT ĐỀ TÀI KHĨA LUẬN
Hiện nay, quản trị cơng ty (QTCT) là một chủ đề nóng đối với chính phủ,
các công ty đại chúng và các nhà nghiên cứu ở nước ngoài và Việt Nam. Nghiên
cứu này tập trung vào phân tích mối quan hệ giữa trách nhiệm của hội đồng quản
trị (HĐQT) với hiệu quả hoạt động của các công ty thủy sản ở Việt Nam. Vấn đề
trách nhiệm của HĐQT là một trong những lĩnh vực được đánh giá thấp nhất
trong các báo cáo của IFC qua các năm, đây là vấn đề các công ty thực hiện yếu
nhất trong khuôn khổ QTCT của các công ty tại Việt Nam. Đồng thời, sự nhìn
nhận của các cơng ty về vấn đề QTCT nói chung và trách nhiệm của HĐQT còn
mới, nên phần lớn các nghiên cứu chưa tìm thấy mối tương quan của trách nhiệm
của HĐQT đến hiệu quả hoạt động của các công ty. Nghiên cứu này tiến hành
chấm điểm lĩnh vực trách nhiệm của HĐQT theo phương pháp chấm điểm của
OECD và theo Thông tư 121 của Bộ Tài chính trên 14 cơng ty thủy sản niêm yết
trên SGDCK TP.HCM (HOSE) trong hai năm 2013 và 2014. Nghiên cứu sử
dụng các phương pháp phân tích định lượng để phân tích mối quan hệ giữa lĩnh
vực trách nhiệm của HĐQT đến hiệu quả hoạt động của các công ty thủy sản.
Kết quả nghiên cứu cho thấy trách nhiệm của HĐQT có mối tương quan đến hiệu
quả hoạt động của các công ty thủy sản nhưng không có ý nghĩa.

iii
GVHD: NGUYỄN ĐÌNH KHƠI

SVTH: TRẦN THẢNH THƠI


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
..............................................................................................................................

..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Cần Thơ, ngày ... tháng.... năm
Giáo viên hướng dẫn

Ths.Nguyễn Đình Khơi


iv
GVHD: NGUYỄN ĐÌNH KHƠI

SVTH: TRẦN THẢNH THƠI


ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................

.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
Cần Thơ, ngày.... tháng.... năm…
Thư ký

Chủ tịch

v
GVHD: NGUYỄN ĐÌNH KHƠI

SVTH: TRẦN THẢNH THƠI


MỤC LỤC

TÓM TẮT ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN ............................................................................................ iii
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN .......................................................................................................1
1.1

Cơ sở hình thành đề tài....................................................................................................1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................................1

1.2.1

Mục tiêu chung...........................................................................................................1


1.2.2

Mục tiêu cụ thể...........................................................................................................1

1.3

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................2

1.4

Phạm vi nghiên cứu của khóa luận.................................................................................3

1.5

Cấu trúc của khóa luận ...................................................................................................3

1.6

Ý nghĩa thực tế và tính mới của đề tài ...........................................................................4

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................................5
2.1

Khái quát ..........................................................................................................................5

2.1.1

Tìm hiểu về quản trị công ty ...................................................................................5


2.1.1.1

Quản trị công ty......................................................................................................5

2.1.1.2

Vai trị và lợi ích của Quản trị cơng ty ...................................................................6

2.1.1.3

Khn khổ Quản trị cơng ty tại Việt Nam .............................................................9

2.1.2

Tìm hiểu về trách nhiệm của Hội đồng quản trị ................................................ 10

2.1.2.1 Hội đồng quản trị ................................................................................................... 10
2.1.2.2 Vai trò và thẩm quyền của Hội đồng quản trị ........................................................ 15
2.1.2.3 Trách nhiệm, quy trình, bổn phận và nghĩa vụ pháp lý Hội đồng quản trị............. 17
2.1.2.4 Đánh giá và đào tạo thành viên HĐQT ................................................................. 19
2.2

Tiêu chuẩn đo lường ..................................................................................................... 20

2.2.1 Tiêu chuẩn đo lường hiệu quả hoạt động của công ty .................................................. 20
2.2.2 Tiêu chuẩn đo lường và chấm điểm cho lĩnh vực trách nhiệm của HĐQT ................... 21
2.3

Các nghiên cứu liên quan ............................................................................................. 22


2.4

Mơ hình nghiên cứu ...................................................................................................... 24

2.4.1 Các mơ hình nghiên cứu cho từng giả thuyết nghiên cứu .............................................. 24
2.4.2 Dữ liệu và mẫu ............................................................................................................... 25
2.4.3 Đánh giá độ phù hợp của mơ hình ................................................................................. 25
2.5

Lý thuyết đại diện ......................................................................................................... 26

vi
GVHD: NGUYỄN ĐÌNH KHƠI

SVTH: TRẦN THẢNH THƠI


CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG .................................................................................................. 31
3.1 Tình hình chung ................................................................................................................. 31
3.1.1 Sơ lược về lịch sử Quản trị công ty và kinh tế Việt Nam ............................................. 31
3.1.2 Thực trạng quản trị công ty tại các công ty niêm yết tại Việt Nam .............................. 32
3.1.3 Thực trạng ngành thủy sản ............................................................................................ 34
3.2 Phân tích ............................................................................................................................. 36
3.2.1 Nhận xét kết quả đánh giá ............................................................................................. 37
3.2.1.1 Đánh giá chung ...................................................................................................... 37
3.2.1.2 Kết quả đánh giá trách nhiệm của HĐQT của 14 công ty thủy sản. ...................... 38
3.2.2 Đánh giá mối quan hệ giữa vai trò và trách nhiệm của hội đồng quản trị đến hiệu quả
hoạt động................................................................................................................................. 41
3.2.3 So sánh kết quả chấm điểm theo OECD và theo TT121 của BTC cho từng yếu tố. .... 47
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ..................................................................................... 51

4.1 Hạn chế ............................................................................................................................... 51
4.2 Giải pháp cải thiện tình hình Quản trị cơng ty tại Việt Nam ......................................... 51
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................... 55
5.1 Kết luận ............................................................................................................................... 55
5.2 Kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị công ty ................................................. 56
5.3 Các hạn chế và đề xuất nghiên cứu tiếp theo................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................... x
PHỤ LỤC................................................................................................................................... xiv

vii
GVHD: NGUYỄN ĐÌNH KHƠI

SVTH: TRẦN THẢNH THƠI


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Các loại ủy ban của hội đồng quản trị ...................................... .......... 12
Bảng 3.1: Kết quả chung về quản trị công ty của IFC qua các năm 2009 - 2011
........................................................................................................................ ..... 33
Bảng 3.2: Danh sách các công ty thủy sản .................................................... ..... 36
Bảng 3.3: Kết quả đánh giá trách nhiệm của HĐQT của 14 công ty thủy sản được
niêm yết trên HOSE (OECD) ...................................................................... Phụ lục
Bảng 3.4: Kết quả đánh giá trách nhiệm của HĐQT của 14 công ty thủy sản được
niêm yết trên HOSE ( TT121) ..................................................................... Phụ lục
Bảng 3.5: Kết quả đánh giá trách nhiệm của hội đồng quản trị ............... .......... 38
Bảng 3.6: So sánh kết quả nghiên cứu về trách nhiệm của hội đồng quản trị năm
2013-2014 với báo cáo năm 2012............................................................. .......... 39
Bảng 3.7: Chấm điểm trách nhiệm của HĐQT, chỉ tiêu đánh giá ROE và ROA
năm 2013-2014 ......................................................................................... .......... 41
Bảng 3.8: Bảng so sánh chấm điểm theo OECD và theo TT121 của BTC đánh

giá cho từng yếu tố RE ............................................................................. .......... 47

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 2.1: Hệ thống Quản trị cơng ty........................................................... 6
Hình 2.2: Các cấp độ và lợi ích tiềm năng của Quản trị cơng ty hiệu quả . 7
Hình 2.3: Những phẩm chất cá nhân và năng lực cần có ở các thành viên
hội đồng quản trị ......................................................................................... 11
Hình 2.4: Các chủ thể quản trị mang tính bắt buộc và tự nguyện .............. 12
Biểu đồ 3.1: Thể hiện việc thực hiện các yếu tố của các công ty thủy sản
giai đoạn 2013-2014.................................................................................... 48

ix


DANH MỤC VIẾT TẮT
Ý nghĩa

STT Chữ viết tắt
1

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(Association of Southeast Asian Nations)

2


BGĐ

Ban Giám đốc

3

BKS

Ban Kiểm sốt

4

ĐHĐCĐ

Đại hội đồng Cổ đơng

5

FTA

Hiệp định Thương mại Tự do (Free Trade
Agreement)

6

HĐQT

Hội đồng quản trị

7


IFC

Tổ chức tài chính quốc tế (International
Finance Corporation)

8

OECD

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
(Organization for Economic Co-operation
and Development)

9

QTCT

Quản trị Công ty

10

SGDCK

Sở giao dịch Chứng khoán

11

WTO


Tổ chức thương mại thế giới (World Trade
Organization)

x


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 Cơ sở hình thành đề tài
Qua nhiều năm, các công ty đã gia tăng nhanh chóng tại các quốc gia nói
chung và Việt Nam nói riêng. Hàng trăm cơng ty đã mở rộng quy mô và phạm vi
kinh doanh, một số công ty đã phát triển và trở thành các cơng ty có tiếng trong
khu vực và toàn cầu. Đồng thời, nền kinh tế Việt Nam cũng đã hội nhập toàn
diện với mức độ liên kết ngày càng sâu với kinh tế khu vực và thế giới. Thông
qua việc thiết lập quan hệ thương mại với hơn 200 quốc và vùng lãnh thổ. Trong
tiến trình này, chịu sự tác động khơng nhỏ của các hiệp định thương mại tự do
(FTA) đã được ký kết, tạo áp lực cải cách dẫn đến sự thay đổi rất nhiều luật lệ,
thuế, đầu tư, doanh nghiệp,.... điều đó làm cho các cơng ty gặp nhiều khó khăn.
Từ đó buộc các cơng ty phải ngày càng hồn thiện và nâng cao hiệu lực
quản trị công ty, phải tuân thủ đúng các quy định của quốc gia, các nguyên tắc và
thông lệ tốt nhất của quốc tế. Quản trị cơng ty tốt có ý nghĩa quan trọng trong
việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế lành mạnh. Quản trị công ty tốt sẽ thúc đẩy
hoạt động của công ty, tăng cường khả năng tiếp cận của công ty với các nguồn
vốn bên ngồi ở mức chi phí thấp. Quản trị cơng ty đang trở thành chủ đề nóng,
giành được nhiều sự quan tâm của các học giả và các nhà doanh nghiệp. Hiện
nay, yếu tố quan trọng của các công ty cần được cải cách là trách nhiệm của hội
đồng quản trị của các công ty cổ phần đại chúng. Để tạo niềm tin của các cổ
đông, nhà đầu tư và nâng cao khả năng của các cơng ty, bình đẳng giữa các bên,
giảm thiểu nguy cơ bị tác động của các cuộc khủng hoảng trong và ngoài nước.

Đặc biệt hơn là đối với các công ty thủy sản được niêm yết tại SGDCK Thành
phố Hồ Chí Minh (HOSE), để đáp ứng nhu cầu của thị trường về thủy sản và
phát triển bền vững cả về hiện tại lẫn tương lai.
Từ vấn đề trên dẫn đến việc hình thành đề tài “ Phân tích mối quan hệ
giữa trách nhiệm của hội đồng quản trị đến hiệu quả hoạt động của các công
ty thủy sản được niêm yết trên SGDCK TP.HCM giai đoạn 2013-2014 ” là
thực sự phù hợp cho các nghiên cứu hiện nay.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích mối quan hệ giữa trách nhiệm của hội đồng quản trị đến hiệu
quả hoạt động của các công ty thủy sản được niêm yết trên SGDCK TP.HCM
giai đoạn 2013-2014.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể
-

Lược khảo tài liệu về các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài
nghiên cứu.
1

GVHD: NGUYỄN ĐÌNH KHƠI

SVTH: TRẦN THẢNH THƠI


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

-


-

Chấm điểm đánh giá trách nhiệm của hội đồng quản trị của các công
ty thủy sản được niêm yết trên HOSE giai đoạn 2013-2014, theo bảng
câu hỏi của OECD (2004).
Kiểm định ANOVA một nhân tố giữa trách nhiệm của HĐQT với hiệu
quả hoạt động của công ty.
Đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm cải thiện tình hình quản trị công ty
của các công ty thủy sản.

1.3 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập thông tin và số liệu
Nghiên cứu sử dụng các thông tin của các công ty niêm yết trên SGDCK
TP.HCM (HOSE) để đại diện cho đối tượng khảo sát, vì những cơng ty niêm yết
trên HOSE đều là cơng ty cổ phần, có quy mơ vốn lớn ( vốn điều lệ tối thiểu là
120 tỷ đồng), có nghĩa vụ tuân thủ Quy chế Quản trị công ty và xây dựng Điều lệ
theo Điều lệ mẫu áp dụng riêng cho các công ty niêm yết trên SGDCK. Đề tài sử
dụng thông tin thứ cấp từ: bản Điều lệ, Quy chế, Báo cáo quản trị, Báo cáo
thường niên, tài liệu và Website công ty.
Phương pháp chấm điểm của OECD
Là thước đo được cơng nhận tồn cầu về quản trị công ty. Đằng sau những
nguyên tắc là phương pháp đánh giá việc thực hiện các nguyên tắc quản trị công
ty của OECD. Phương pháp đánh giá này cho phép các nhà đầu tư và các quỹ
đầu tư quốc tế thu thập được các thơng tin mang tính đối chiếu và cụ thể cho
phép hình thành các quyết định đầu tư. Bảng câu hỏi được chấm điểm theo hai
mức độ 1(cơng ty có thực hiện) và 0(cơng ty khơng thực hiện) cho từng câu hỏi
trong bảng câu hỏi của từng lĩnh vực của quản trị công ty.
Phương pháp thống kê mơ tả
Để đánh giá thực trạng về tình hình thực hiện Quản trị công ty tại các
công ty thủy sản đặc biệt là trách nhiệm của hội đồng quản trị.

Phương pháp phân tích và so sánh
Phương pháp này được sử dụng để phản ánh rõ tình hình thực hiện của
từng công ty với IFC thông qua báo cáo thẻ điểm Quản trị công ty 2012.
Phương pháp nghiên cứu định lượng
Để xem xét mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến độc lập. Đối với
nghiên cứu là lĩnh vực trách nhiệm của HĐQT với hiệu quả hoạt động của các
công ty, mô tả định lượng các nhân tố, phân tích định lượng qua kiểm định mức
độ giải thích của phương trình tương quan, các tham số có ý nghĩa thống kê của
phương trình hồi quy và thống kê so sánh.
Mơ hình nghiên cứu
2
GVHD: NGUYỄN ĐÌNH KHƠI

SVTH: TRẦN THẢNH THƠI


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

Mơ hình nghiên cứu được xây dựng phù hợp với nghiên cứu là mơ hình
hồi quy tuyến tính đơn: 𝑌𝑖 = 𝛼 + 𝛽X i + εi
Trong đó:
- Y là biến phụ thuộc.
- α là tham số tự do(tung độ gốc) khi hằng số dương có nghĩa rằng về
mặt lý thuyết nếu khơng có biến X thì biến Y tồn tại.
- β là độ dốc(hệ số góc) hệ số này cho biết khi Y tăng (giảm) 1 đơn
vị thì X cũng tăng (giảm) β đơn vị.
- X là biến độc lập.
- ε là sai số ngẫu nhiên.
Để chạy mơ hình xem xét mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ
thuộc. Nghiên cứu sử dụng Regression trên Data Analysis của Excel để xem mối

tương quan giữ các biến. Trong mơ hình biến phụ thuộc là hiệu quả hoạt động
của công ty (ROE và ROA), các biến độc lập là trách nhiệm của Hội đồng Quản
trị (RE). Biến độc lập này có thể được đo lường bởi các biến trung gian, phù hợp
với các giả thiết nghiên cứu đã đề xuất.

1.4 Phạm vi nghiên cứu của khóa luận
Về không gian
Đề tài nghiên cứu chỉ tập trung nghiên cứu trách nhiệm của hội đồng
quản trị có mối quan hệ như thế nào đến hiệu quả hoạt động của cơng ty. Giới
hạn của đề tài là tìm hiểu các công ty thủy sản được niêm yết trên HOSE. Do đó,
phạm vi của đề tài chỉ tập trung nghiên cứu đối với 14 công ty thủy sản.
Về thời gian
Đề tài nghiên cứu những cơ bản về quản trị công ty, trách nhiệm của hội
đồng quản trị, hiệu quả hoạt động của các công ty thủy sản giai đoạn 2013-2014.

1.5 Cấu trúc của khóa luận
Chương 1: Tổng quan
Chương 2: Cơ sở lý luận
Chương 3: Thực trạng
Chương 4: Đề xuất giải pháp
Chương 5: Kết luận và kiến nghị

3
GVHD: NGUYỄN ĐÌNH KHƠI

SVTH: TRẦN THẢNH THƠI


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN


1.6 Ý nghĩa thực tế và tính mới của đề tài
Tính mới trong đề tài nghiên cứu là xem xét mối tương quan giữa trách
nhiệm của hội đồng quản trị đến hiệu quả hoạt động của các cơng ty thủy sản. Đề
tài vẫn cịn có ít được quan tâm và nghiên cứu tại Việt Nam. Từ kết quả nghiên
cứu thấy được thực trạng về trách nhiệm của hội đồng quản trị của các công ty
thủy sản để đưa ra các giải pháp để hoàn thiện và đúng theo thông lệ quốc tế. Ý
nghĩa của nghiên cứu như là một cơng cụ chuẩn đốn trong việc nhận diện
khoảng cách, các điểm yếu cần khắc phục từ đó nâng cao các tiêu chuẩn QTCT
trong các công ty thủy sản và các doanh nghiệp đang niêm yết trên SGDCK.

4
GVHD: NGUYỄN ĐÌNH KHƠI

SVTH: TRẦN THẢNH THƠI


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Khái qt
2.1.1 Tìm hiểu về quản trị cơng ty
2.1.1.1

Quản trị công ty

Định nghĩa Quản trị cộng ty hiện hữu phần nhiều phụ thuộc vào các tác
giả, thể chế cũng như quốc gia hay truyền thống pháp lý. Theo Tổ chức Tài chính
Quốc Tế (IFC), Quản trị cơng ty là “ những cơ cấu và những quá trình để định
hướng và kiểm sốt cơng ty”. Đối với tài liệu mang tên “Các nguyên tắc Quản trị
Công ty” của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD – Organization for

Economic Cooperation and Development), “Quản trị công ty là những biện pháp
nội bộ để điều hành và kiểm sốt cơng ty [...], liên quan tới các mối quan hệ giữa
Ban giám đốc, Hội đồng quản trị và các cổ đông của một cơng ty với các bên có
quyền lợi liên quan. Quản trị công ty cũng tạo ra một cơ cấu để đề ra các mục
tiêu của công ty và xác định các phương tiện để đạt được những mục tiêu đó,
cũng như để giám sát kết quả hoạt động của công ty. Quản trị công ty chỉ được
cho là có hiệu quả khi khích lệ được Ban giám đốc và Hội đồng quản trị theo
đuổi các mục tiêu vì lợi ích của cơng ty và của các cổ đơng, cũng như phải tạo
điều kiện thuận lợi cho việc giám sát hoạt động của công ty một cách hiệu quả, từ
đó khuyến khích cơng ty sử dụng các nguồn lực một cách tốt hơn.”
Theo lý thuyết đại diện, QTCT được định nghĩa là “mối quan hệ giữa
những người đứng đầu, chẳng hạn như các cổ đông và các đại diện như các giám
đốc điều hành công ty hay quản lý công ty ” (Mallin, 2004).
Như vậy , các định nghĩa đều có một số điểm chung và có thể tóm lại như
sau:
-

Quản trị công ty là một hệ thống các mối quan hệ, được xác
định bởi các cơ cấu và các quy trình.

-

Những mối quan hệ này nhiều khi liên quan tới các bên có các
lợi ích khác nhau, đơi khi là những lợi ích xung đột.

-

Tất cả các bên đều liên quan tới việc định hướng và kiểm sốt
cơng ty.


-

Tất cả những điều này đều nhằm phân chia quyền lợi và trách
nhiệm một cách phù hợp – và qua đó làm gia tăng giá trị lâu dài
của các cổ đông.

Hệ thống quản trị công ty cơ bản và các mối quan hệ giữa những thể chế
quản trị trong công ty được thể hiện trong Hình 2.1.
5
GVHD: NGUYỄN ĐÌNH KHƠI

SVTH: TRẦN THẢNH THƠI


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN

(Nguồn: IFC, tháng 3/2004)

Hình 2.1. Hệ thống Quản trị công ty

Mặt khác, quản trị công ty tập trung vào những mối quan hệ giữa
công ty với các bên có quyền lợi liên quan. Các bên có quyền lợi liên quan
là những cá nhân hay tổ chức có các quyền lợi trong cơng ty, các quyền lợi
ấy có thể xuất phát từ những quy định của luật pháp, của hợp đồng hay xuất
phát từ các mối quan hệ xã hội hay địa lý. Các bên có quyền lợi liên quan
khơng chỉ có các nhà đầu tư mà còn bao gồm các nhân viên, các chủ nợ,
các nhà cung cấp, các khách hàng, các cơ quan pháp luật, các cơ quan chức
năng của nhà nước và các cộng đồng địa phương nơi cơng ty hoạt động.
2.1.1.2


Vai trị và lợi ích của Quản trị cơng ty

Cơng ty thực hiện tốt việc quản trị cơng ty thường có khả năng tiếp cận dễ
dàng hơn tới các nguồn vốn giá rẻ và thường đạt được hiệu quả hoạt động cao
hơn so với các công ty khác. Công ty này sẽ giảm thiểu nhiều rủi ro, đội ngũ
nhân viên làm việc tích cực và có năng lực, do cơng ty thực hiện tốt biện pháp
quản trị cơng ty. Từ đó, sẽ đạt được nhiều kết quả tốt trong quá trình phát triển
của công ty. Những công ty thực hiện tốt việc quản trị cơng ty sẽ đóng góp nhiều
hơn cho nền kinh tế quốc dân và cho xã hội. Những công ty này thường là những
cơng ty vững mạnh có thể tạo ra của cải vật chất và các giá trị khác cho các cổ
đông, người lao động, cộng đồng và quốc gia. Các công ty thực hiện những biện
pháp Quản trị công ty hiệu quả như vậy thường thấp dẫn hơn trong mắt của các
nhá đầu tư, những người sẵn sàng cung cấp vốn cho cơng ty với chi phí thấp. Trái
lại, những cơng ty có hệ thống quản trị công ty yếu kém sẽ dẫn đến việc người
lao động bị mất công ăn việc làm, mất tiền trợ cấp và thậm chí có thể cịn làm
giảm niềm tin của các bên liên quan và nhà đầu tư trên thị trường chứng khốn.
Một vài cấp độ và lợi ích cụ thể của quản trị công ty hiệu quả được thể hiện trong
Hình 2.2.

6
GVHD: NGUYỄN ĐÌNH KHƠI

SVTH: TRẦN THẢNH THƠI


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN

(Nguồn: IFC, tháng 3/2004)

Hình 2.2: Các cấp độ và lợi ích tiềm năng của Quản trị

cơng ty hiệu quả.
Một số vai trị chủ đạo của quản trị công ty :
i.

Thúc đẩy hoạt động và nâng cao hiệu quả kinh doanh

Việc cải tiến các cách thức quản trị công ty sẽ mang lại một hệ thống giải
trình tốt hơn, giảm thiểu rủi ro liên quan đến các vụ gian lận hoặc các giao dịch
nhằm mục đích vụ lợi của các cán bộ quản lý. Tinh thần trách nhiệm cao kết hợp
với việc quản trị rủi ro và kiểm sốt nội bộ hiệu quả có thể giúp cho công ty sớm
phát hiện các vấn đề trước khi chúng phát sinh và dẫn đến một cuộc khủng
hoảng. Quản trị công ty sẽ giúp cải thiện hiệu quả công việc quản lý và giám sát
ban giám đốc điều hành, chẳng hạn bằng cách xây dựng hệ thống lương thưởng
dựa trên các kết quả tài chính của cơng ty. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi
không chỉ cho việc xây dựng quy hoạch bổ nhiệm cán bộ và kế thừa một cách
hiệu quả, mà cịn cho việc duy trì phát triển về lâu dài của các công ty.
Việc áp dụng những cách thức quản trị công ty hiệu quả cũng sẽ góp phần
cải thiện q trình ra quyết định. Chẳng hạn các thành viên ban giám đốc, các
thành viên HĐQT và các cổ đơng sẽ có thể đưa ra những quyết định chính xác,
kịp thời và có đầy đủ thông tin hơn khi cơ cấu quản trị công ty cho phép họ hiểu
rõ vai trò và trách nhiệm của mình, cũng như khi các quá trình liên lạc được điều
chỉnh một cách hiệu quả. Điều này sẽ giúp hiệu quả của các hoạt động tài chính
và kinh doanh của công ty được nâng cao một cách đáng kể ở mọi cấp độ. Quản
trị công ty hiệu quả sẽ giúp tổ chức tốt hơn tồn bộ các quy trình kinh doanh của
công ty và điều này sẽ dẫn đến hiệu suất hoạt động tăng cao hơn và chi phí vốn
7
GVHD: NGUYỄN ĐÌNH KHƠI

SVTH: TRẦN THẢNH THƠI



CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN

thấp hơn, góp phần nâng cao doanh số và lợi nhuận cùng với sự giảm thiểu trong
chi phí và nhu cầu về vốn.
Một hệ thống quản trị công ty hiệu quả cần phải đảm bảo việc tuân thủ
pháp luật, các tiêu chuẩn, các quy chế, quyền lợi và nghĩa vụ của tất cả các đối
tượng liên quan. Hơn nữa, hệ thống QTCT hiệu quả còn giúp cơng ty tránh phát
sinh chi phí cao liên quan đến những khiếu kiện của các cổ đông và những tranh
chấp khác bắt nguồn từ sự gian lận, xung đột lợi ích, tham nhũng, hối lộ và giao
dịch nội bộ. Một hệ thống quản trị công ty hiệu quả sẽ tạo điều kiện thuận lợi
trong việc giải quyết những xung đột liên quan tới cơng ty, ví dụ xung đột giữa
các cổ đông nhỏ lẻ với các cổ đông nắm quyền kiểm soát, giữa các cán bộ quản
lý với các cổ đông và giữa các cổ đông với các bên có quyền lợi liên quan. Đồng
thời bản thân các cán bộ của cơng ty sẽ có thể giảm thiểu được rủi ro liên quan
đến trách nhiệm đền bù của từng cá nhân.
ii.

Nâng cao khả năng tiếp cận vốn

Các cách thức quản trị cơng ty có thể quyết định việc cơng ty dễ dàng tiếp
cận các nguồn vốn nhiều hay ít. Những cơng ty có hệ thống QTCT tốt thường
gây được cảm tình với các cổ đơng và các nhà đầu tư, tạo dựng được niềm tin lớn
hơn của công chúng và việc cơng ty có khả năng sinh lời mà không xâm phạm
tới quyền lợi của các cổ đông. Việc quản trị cơng ty một cách có hiệu quả phải
dựa trên những nguyên tắc về sự minh bạch, dễ tiếp cận, kịp thời, đầy đủ và
chính xác của thơng tin ở mọi cấp độ. Với việc nâng cao tính minh bạch trong
công ty, các nhà đầu tư sẽ được hưởng lợi khi họ có cơ hội được cung cấp thơng
tin về hoạt động kinh doanh và các số liệu tài chính của cơng ty. Thậm chí dù
những thơng tin được cơng bố mang tính tiêu cực đi chăng nữa, các cổ đơng cũng

sẽ được hưởng lợi do họ có cơ hội để giảm thiểu rủi ro. Một xu thế mới xuất hiện
gần đây là các nhà đầu tư họ xem các biện pháp quản trị công ty như là một tiêu
chí quan trọng trong việc đưa ra quyết định đầu tư. Cơ cấu quản trị cơng ty càng
hiệu quả thì ta càng có thể tin chắc rằng các tài sản của công ty sẽ được sử dụng
phục vụ cho lợi ích của các cổ đông chứ không phải phụ vụ cho lợi ích riêng của
các cán bộ quản lý.
iii.

Giảm chi phí vốn và tăng giá trị tài sản

Những cơng ty cam kết áp dụng tiêu chuẩn cao trong quản trị cơng ty thì
các cơng ty đó thường huy động được những nguồn vốn giá rẻ. Chi phí vốn phụ
thuộc vào mức độ rủi ro của công ty do cảm nhận của các nhà đầu tư khi rủi ro
càng cao thì chi phí vốn càng cao. Những rủi ro của cơng ty bao gồm cả rủi ro
liên quan đến việc quyền lợi của nhà đầu tư bị xâm phạm. Nếu quyền lợi của nhà
đầu tư được bảo vệ một cách thích hợp, sẽ làm cho chi phí vốn chủ sở hữu và chi
phí vay đều sẽ giảm.
8
GVHD: NGUYỄN ĐÌNH KHƠI

SVTH: TRẦN THẢNH THƠI



×