Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

Btn-Ktdt - Btn-Bài Tập Nhóm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (730.06 KB, 37 trang )

lOMoARcPSD|9242611

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

HỌC PHẦN KINH TẾ ĐẦU TƯ
Đề bài: Vai trò của nguồn vốn trong nước đối với sự phát triển của các quốc
gia đang phát triển. Phân tích sự dịch chuyển trong cơ cấu nguồn vốn trong nước tại
Việt Nam giai đoạn 2010-2020

Nhóm: 5
Lớp tín chỉ: Kinh tế đầu tư_10

Hà Nội – 2022


lOMoARcPSD|9242611

THƠNG TIN THÀNH VIÊN NHĨM 5

STT

Họ và tên

Lớp

Mã SV

1

Nguyễn Thị Châu Anh


Kinh tế phát triển 63C

11211032

2

Lê Thùy Linh

Kinh tế phát triển 63C

11213196

3

Trần Phương Thanh

Kinh tế phát triển 63C

11216808

4

Dương Nguyễn Thanh Thảo

Kinh tế phát triển 63C

11215361

5


Nguyễn Trọng Phúc

Kinh tế phát triển 63C

11214706

6

Đỗ Đức Minh

Kinh tế phát triển 63C

11213787


lOMoARcPSD|9242611

MỤC LỤC
I. Các nguồn vốn trong nước và vai trò của các nguồn vốn này đối với sự phát
triển của các quốc gia đang phát triển...................................................................... 1
1. Các nguồn vốn trong nước ................................................................................... 1
Nguồn vốn Nhà Nước ............................................................................................ 1
2. Vai trò của nguồn vốn trong nước đối với sự phát triển của các quốc gia đang
phát triển .................................................................................................................. 1
II. Phân tích sự dịch chuyển trong cơ cấu nguồn vốn trong nước tại Việt Nam giai
đoạn 2010-2020 qua bảng số liệu về Cơ cấu nguồn vốn trong nước tại Việt Nam
giai đoạn 2010-2020 ................................................................................................ 2
III. Thực trạng của việc huy động và sử dụng nguồn vốn trong nước của nước ta
hiện nay. Đánh giá, nhận xét và đưa ra 1 số khuyến nghị ....................................... 7
1. Thực trạng của việc huy động và sử dụng nguồn vốn trong nước của nước ta

hiện nay. Đánh giá, nhận xét.................................................................................... 7
1.1. Huy động nguồn vốn trong nước .................................................................... 7
1.1.1. Vốn nhà nước........................................................................................... 7
1.1.2. Vốn dân cư & tư nhân ........................................................................... 13
1.2. Sử dụng nguồn vốn trong nước..................................................................... 14
1.2.1. Vốn nhà nước......................................................................................... 14
1.2.2. Vốn dân cư & tư nhân ........................................................................... 20
2. Kiến nghị các giải pháp để nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng nguồn vốn
trong nước .............................................................................................................. 25
2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động nguồn vốn trong nước .................... 25
2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn trong nước ...................... 26
2.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn nhà nước .................. 26
2.2.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn dân cư và tư nhân .................... 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 33


lOMoARcPSD|9242611

I. Các nguồn vốn trong nước và vai trò của các nguồn vốn này đối với sự phát triển
của các quốc gia đang phát triển
1. Các nguồn vốn trong nước
Nguồn vốn trong nước là phần tích lũy của nợi bợ nền kinh tế bao gồm tiết kiệm
của khu vực dân cư, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp và tiết kiệm của chính phủ
được huy đợng vào q trình tái sản xuất của xã hợi. Vốn trong nước có vai trị quyết
định, bởi lẽ nó chi phối mọi hoạt động đầu tư phát triển trong nước. Nguồn vốn trong
nước bao gồm:
Nguồn vốn Nhà Nước
 Ngân sách Nhà Nước: Ngân sách Nhà nước là một bảng tổng hợp các
khoản thu và các khoản chi của Nhà nước trong một năm tài chính theo dự tốn
ngân sách đã duyệt ( thơng thường mợt năm tài chính được tính từ 1/1-31/12).

 Vốn trong các doanh nghiệp Nhà Nước: Đây là nguồn lực vật chất to lớn
nhất của Nhà nước, nguồn vốn này do các doanh nghiệp Nhà nước quản lý .
 Vốn tài sản công, tài sản quốc gia: Nguồn tài sản công ở dạng tiềm năng
là tài sản Nhà nước do các cơ quan hành chính sự nghiệp, đơn vị lực lượng vũ
trang, cơ quan Đảng, đoàn thể quản lý.
Nguồn vốn tư nhân
Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân là khoản vốn mà chủ doanh
nghiệp tư nhân đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh để phục vụ cho
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp
sẽ do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Chủ doanh nghiệp có nghĩa vụ đăng
ký chính xác tổng số vốn đầu tư.
Nguồn vốn dân cư
Đây là nguồn vốn tích kiệm trong các hợ gia đình dưới dạng tiền hoặc các
tài sản có giá : vàng, bạc, đá quý, đồ cổ ...chưa được huy đợng vào q
trình sản xuất.
2. Vai trò của nguồn vốn trong nước đối với sự phát triển của các quốc gia đang
phát triển
Nguồn vốn đầu tư trong nước là phần tích lũy của nợi bợ nền kinh tế bao gồm
tiết kiệm của khu vực dân cư, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp và tiết kiệm của
chính phủ được huy đợng vào q trình tái sản xuất của xã hợi. Vốn trong nước có vai
trị quyết định, bởi lẽ nó chi phối mọi hoạt động đầu tư phát triển trong nước. Trong
lịch sử phát triển các nước và trên phương diện lý luận chung, bất kỳ nước nào cũng
phải sử dụng lực lượng nội bợ là chính. Sự chi viện bổ sung từ bên ngoài chỉ là tạm
thời, chỉ bằng cách sử dụng nguồn vốn đầu tư trong nước có hiệu quả mới nâng cao
được vai trị của nó và thực hiện được các mục tiêu quan trọng đề ra của quốc gia.
Tính quyết định của nguồn vốn trong nước được thể hiện ở nhiều khía cạnh:

Nguồn vốn trong nước là nguồn đóng góp lớn vào GDP tồn xã hợi, góp
phần thúc đẩy tăng trưởng phát triển kinh tế


1


lOMoARcPSD|9242611


Nguồn vốn đầu tư trong nước đóng vai trị định hướng cho việc thay đổi
cơ cấu kinh tế, cân bằng thị trường hàng hóa, giúp cho nền kinh tế quốc gia tăng
trưởng, phát triển tồn diện, đồng đều

Nguồn vốn đầu tư trong nước có vai trị đảm bảo sự phát triển tồn diện,
khơng lệch lạc giữa các vùng miền của nền kinh tế, góp phần giúp nền kinh tế tăng
trưởng, phát triển mợt cách bền vững

Nguồn vốn trong nước góp phần kiềm chế lạm phát trong nền kinh tế,
đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa nhiều doanh nghiệp nhà nước, tạo đà cho tăng
trưởng và phát triển kinh tế

Nguồn vốn trong nước xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đạt mợt trình đợ
nhất định, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư nước ngoài cũng như tăng tính
hiệu quả, nhanh chóng của việc sử dụng vốn đầu tư nước ngoài, tạo nền tảng vững
chãi cho sự tăng trưởng của nền kinh tế

Sự lớn mạnh, ổn định nguồn lực vốn trong nước giúp hạn chế những
mặt tiêu cực của nguồn lực nước ngoài tới nền kinh tế, đồng thời tạo dựng một khung
xương vững chắc cho nền kinh tế, chống lại những biến động từ thị trường kinh tế
quốc tế, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.
II. Phân tích sự dịch chuyển trong cơ cấu nguồn vốn trong nước tại Việt Nam giai
đoạn 2010-2020 qua bảng số liệu về Cơ cấu nguồn vốn trong nước tại Việt Nam
giai đoạn 2010-2020


2


lOMoARcPSD|9242611

Nguồn: Niên giám thống kê, 2021
Cơ cấu vốn đầu tư trong tổng đầu tư tồn xã hợi dịch chuyển tích cực theo hướng
giảm dần tỷ trọng vốn đầu tư từ khu vực nhà nước (từ mức trung bình 34,25% giai
đoạn 2010-2015 xuống còn 27% giai đoạn 2016-2020), tăng tỷ trọng vốn đầu tư ngoài
nhà nước, nhất là đầu tư của khu vực tư nhân trong nước.

3


lOMoARcPSD|9242611

Nguồn: Niên giám thống kê, 2021
Theo số liệu từ Tổng cục thống kê, cụ thể:
Năm 2010, vốn đầu tư toàn xã hợi thực hiện phân theo loại hình kinh tế ước tính
đạt 1044,9 nghìn tỷ đồng, bằng 38,14% GDP. Trong đó; vốn khu vực kinh tế Nhà
nước đạt 364,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 34,9% cơ cấu tổng vốn đầu tư tồn xã hợi. Trong
vốn đầu tư của khu vực kinh tế Nhà nước, vốn đầu tư cơng đạt 205,6 nghìn tỷ đồng,

4


lOMoARcPSD|9242611

chiếm 56,4% cơ cấu nguồn vốn khu vực Nhà nước, vốn của các doanh nghiệp Nhà

nước và nguồn vốn khác đạt 158,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 43,6%
Năm 2011, vốn đầu tư tồn xã hợi thực hiện phân theo loại hình kinh tế ước tính
đạt 1160,2 nghìn tỷ đồng, tăng 11,04% so với năm trước và bằng 32,77% GDP. Trong
đó, vốn khu vực kinh tế Nhà nước đạt 387,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 33,4% cơ cấu tổng
vốn đầu tư toàn xã hội và giảm 1,5% so với năm 2010 . Trong vốn đầu tư của khu vực
kinh tế Nhà nước, vốn đầu tư cơng đạt 222,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 57,5% cơ cấu
nguồn vốn khu vực Nhà nước và tăng 1,1% so với năm 2010, vốn của các doanh
nghiệp Nhà nước và nguồn vốn khác đạt 164,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 42,5% và giảm
1,1% so với năm 2010
Năm 2012, vốn đầu tư tồn xã hợi thực hiện phân theo loại hình kinh tế ước tính
đạt 1274,2 nghìn tỷ đồng, tăng 9,83% so với năm trước và bằng 31,28% GDP. Trong
đó, vốn khu vực kinh tế Nhà nước đạt 459,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 36,1% cơ cấu tổng
vốn đầu tư toàn xã hội và tăng 2,7% so với 2011 . Trong vốn đầu tư của khu vực kinh
tế Nhà nước, vốn đầu tư cơng đạt 267,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 58,2% cơ cấu nguồn
vốn khu vực Nhà nước và tăng 0,7% so với 2011, vốn của các doanh nghiệp Nhà nước
và nguồn vốn khác đạt 192,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 41,8% và giảm 0,7% so với 2011
Năm 2013, vốn đầu tư toàn xã hợi thực hiện phân theo loại hình kinh tế ước tính
đạt 1389 nghìn tỷ đồng, tăng 9,01% so với năm trước và bằng 31,05% GDP. Trong
đó, vốn khu vực kinh tế Nhà nước đạt 493,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 35,5% cơ cấu tổng
vốn đầu tư tồn xã hợi và giảm 0,6% so với 2012. Trong vốn đầu tư của khu vực kinh
tế Nhà nước, vốn đầu tư công đạt 263,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 53,3% cơ cấu nguồn
vốn khu vực Nhà nước và giảm 4,9% so với 2012, vốn của các doanh nghiệp Nhà
nước và nguồn vốn khác đạt 230,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 46,7% và tăng 4,9% so với
2012
Năm 2014, vốn đầu tư tồn xã hợi thực hiện phân theo loại hình kinh tế ước tính
đạt 1560,1 nghìn tỷ đồng, tăng 12,32% so với năm 2013 và bằng 31,6% GDP. Trong
đó, vốn khu vực kinh tế Nhà nước đạt 529,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 33,9% cơ cấu tổng
vốn đầu tư xã hội và giảm 1,6% so với 2013. Trong vốn đầu tư của khu vực kinh tế
Nhà nước, vốn đầu tư cơng đạt 270,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 51% cơ cấu nguồn vốn
khu vực Nhà nước và giảm 2,3% so với 2013, vốn của các doanh nghiệp Nhà nước và

nguồn vốn khác đạt 259,3 nghìn tỷ đồng , chiếm 49,0% và tăng 2,3% so với 2013
Năm 2015, vốn đầu tư tồn xã hợi thực hiện phân theo loại hình kinh tế ước tính
đạt 1756,2 nghìn tỷ đồng, tăng 12,6% so với năm 2014 và bằng 33,83% GDP. Trong
đó, vốn khu vực kinh tế Nhà nước đạt 556,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 31,7% tổng cơ cấu
vốn đầu tư xã hội và giảm 2,2% so với 2014 . Trong vốn đầu tư của khu vực kinh tế
Nhà nước, vốn đầu tư cơng đạt 290,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 52,2% cơ cấu nguồn vốn

5


lOMoARcPSD|9242611

khu vực Nhà nước và tăng 1,2% so với 2014, vốn của các doanh nghiệp Nhà nước và
nguồn vốn khác đạt 266,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 47,8% và giảm 2,8% so với 2014.
Năm 2016, vốn đầu tư tồn xã hợi thực hiện phân theo loại hình kinh tế ước tính
đạt 1926,9 nghìn tỷ đồng, tăng 9,7% so với năm 2015 và bằng 34,17% GDP. Trong
đó, vốn khu vực kinh tế Nhà nước đạt 587,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 30,5% tổng cơ cấu
vốn đầu tư xã hội và giảm 1,2% so với 2015 . Trong vốn đầu tư của khu vực kinh tế
Nhà nước, vốn đầu tư cơng đạt 309,03 nghìn tỷ đồng, chiếm 52,6% cơ cấu nguồn vốn
khu vực Nhà nước và tăng 0,4% so với 2015, vốn của các doanh nghiệp Nhà nước và
nguồn vốn khác đạt 278,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 47,4% và giảm 0,4% so với 2015.
Năm 2017, vốn đầu tư tồn xã hợi thực hiện phân theo loại hình kinh tế ước tính
đạt 2186,6 nghìn tỷ đồng, tăng 13,5% so với năm 2016 và bằng 34,74% GDP. Trong
đó, vốn khu vực kinh tế Nhà nước đạt 616,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 28,2% tổng cơ cấu
vốn đầu tư xã hội và giảm 2,3% so với 2016 . Trong vốn đầu tư của khu vực kinh tế
Nhà nước, vốn đầu tư cơng đạt 316,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 51,3% cơ cấu nguồn vốn
khu vực Nhà nước và giảm 1,3% so với 2016, vốn của các doanh nghiệp Nhà nước và
nguồn vốn khác đạt 299,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 48,7% và tăng 1,3% so với 2016.
Năm 2018, vốn đầu tư tồn xã hợi thực hiện phân theo loại hình kinh tế ước tính
đạt 2426,4 nghìn tỷ đồng, tăng 10,9% so với năm 2017 và bằng 34,62 GDP. Trong đó,

vốn khu vực kinh tế Nhà nước đạt 630,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 26,0% tổng cơ cấu vốn
đầu tư xã hội và giảm 2,2% so với 2017 . Trong vốn đầu tư của khu vực kinh tế Nhà
nước, vốn đầu tư cơng đạt 364,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 57,8% cơ cấu nguồn vốn khu
vực Nhà nước và tăng 6,5% so với 2017, vốn của các doanh nghiệp Nhà nước và
nguồn vốn khác đạt 265,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 42,2% và giảm 6,5% so với 2017.
Năm 2019, vốn đầu tư toàn xã hợi thực hiện phân theo loại hình kinh tế ước tính
đạt 2670,5 nghìn tỷ đồng, tăng 10,1% so với năm 2018 và bằng 34,65% GDP. Trong
đó, vốn khu vực kinh tế Nhà nước đạt 643,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 24,1% tổng cơ cấu
vốn đầu tư xã hội và giảm 2,1% so với 2018 . Trong vốn đầu tư của khu vực kinh tế
Nhà nước, vốn đầu tư công đạt 380,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 59,2% cơ cấu nguồn vốn
khu vực Nhà nước và tăng 1,4% so với 2018, vốn của các doanh nghiệp Nhà nước và
nguồn vốn khác đạt 262,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 40,8% và giảm 1,4% so với 2018.
Năm 2020, vốn đầu tư tồn xã hợi thực hiện phân theo loại hình kinh tế ước tính
đạt 2803,1 nghìn tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2019 và bằng 34,84% GDP. Trong đó,
vốn khu vực kinh tế Nhà nước đạt 734,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 26,2% tổng cơ cấu vốn
đầu tư xã hội và tăng 2.1% so với 2019. Trong vốn đầu tư của khu vực kinh tế Nhà
nước, vốn đầu tư cơng đạt 503,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 68,3% cơ cấu nguồn vốn khu
vực Nhà nước và tăng 9,1% so với 2019, vốn của các doanh nghiệp Nhà nước và
nguồn vốn khác đạt 233,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 31,7% và giảm 6,1% so với 2019.

6


lOMoARcPSD|9242611

Đánh giá, nhận xét:
Trong giai đoạn 2010 - 2020, vốn đầu tư thực hiện khu vực kinh tế nhà nước có
xu hướng biến đợng , tăng giảm tỷ trọng trong giai đoạn 2010 - 2020 từ 34,9% xuống
còn khoảng 26,2%.
Trong đó, giai đoạn 2010 - 2020, năm 2020 vốn của các doanh nghiệp Nhà nước

và nguồn vốn khác đạt 233,2 nghìn tỷ đồng, tăng tới 46,9 % so với năm 2010. Cơ cấu
của vốn các doanh nghiệp Nhà nước và nguồn vốn khác trong tổng vốn đầu tư của khu
vực Nhà nước chiếm tỷ trọng thấp nhất , tuy nhiên tăng giảm không đồng đều (từ
2010-2012 giảm 1,8%, từ 2012-2014 tăng 7,2%, từ 2014-2016 giảm 1,6%, từ 20162017 tăng 1,3%, từ 2017-2020 giảm 17%) , nhìn chung có xu hướng giảm. Điều này
phản ánh thực tế gia tăng chi tiêu công của Nhà nước cho phát triển kinh tế - xã hợi
trong thời gian qua.
Mặc dù tỷ lệ đóng góp vào ngân sách, tạo việc làm và góp phần thúc đẩy tăng
trưởng của doanh nghiệp nhà nước những năm gần đây có giảm (gắn với giảm số
lượng doanh nghiệp), song vẫn giữ tỷ lệ không nhỏ. Xu hướng giảm tỷ trọng như trên
là phù hợp với xu hướng chung của nền kinh tế thế giới và xuất phát từ quá trình tái
cấu trúc khu vực doanh nghiệp nhà nước những năm qua, cùng với sự phát triển của
doanh nghiệp tư nhân nội địa và việc mở rộng đầu tư của các nhà đầu tư nước ngồi
trong q trình Việt Nam đẩy mạnh hội nhập quốc tế.
Tốc độ tăng vốn đầu tư công ghi nhận mức tăng cao kỷ lục trong suốt 1 thập kỷ
qua nhờ thực hiện hàng loạt các giải pháp, tháo gỡ vướng mắc cũng như đẩy nhanh
tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công. Dữ liệu được Tổng cục Thống kê, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư cơng bố cho thấy, tính trong giai đoạn 2010 - 2020, năm 2020 vốn
đầu tư cơng đạt 503,4 nghìn tỷ đồng, tăng tới 144,84% so với năm 2010.
Cơ cấu của vốn đầu tư công trong tổng vốn đầu tư của khu vực Nhà nước chiếm
tỷ trọng cao nhất, tuy nhiên khá biến động (từ 2010-2012 đều tăng và tăng 1,8%, từ
2012-2014 giảm và giảm 7,2%, từ 2014-2016 tăng 1,6%, từ 2016-2017 giảm 1,3%, từ
2017-2020 tăng 17%) , nhưng nhìn chung có xu hướng tăng. Điều này phản ánh thực
tế gia tăng chi tiêu công của Nhà nước cho phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian
qua.
III. Thực trạng của việc huy động và sử dụng nguồn vốn trong nước của nước ta
hiện nay. Đánh giá, nhận xét và đưa ra 1 số khuyến nghị
1. Thực trạng của việc huy động và sử dụng nguồn vốn trong nước của nước ta
hiện nay. Đánh giá, nhận xét
1.1. Huy động nguồn vốn trong nước
1.1.1. Vốn nhà nước

Vốn ngân sách nhà nước

7


lOMoARcPSD|9242611

Nguồn lực từ ngân sách nhà nước (NSNN) ln đóng vai trò quan trọng để thực
hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội. Thu NSNN có nhiều tín hiệu tích cực, nguồn thu
chuyển dịch theo hướng bền vững, giảm dần sự phụ thuộc vào các nguồn thu kém ổn
định. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục.
Trong những năm trở lại đây, cùng với sự tăng trưởng nói chung của nền kinh tế
quy mơ và việc hồn thiện thể chế, chính sách thu ngân sách, tổng thu ngân nhà nước
không ngừng được gia tăng nhờ mở rợng nhiều nguồn thu khác nhau:
-

Thu thuế, phí, lệ phí

+ Thuế là khoản thu bắt ḅc của tổ chức kinh tế và cá nhân phải nộp gồm thuế
trực thu (thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp…) và thuế gián thu (thuế
giá trị gia tăng khi mua sắm, chi tiêu hàng hóa, dịch vụ)
+ Phí là khoản thu của Nhà nước nhằm duy trì mợt số dịch vụ cơng (án phí, phí
tham quan, phí bảo trì đường bợ…)
+ Lệ phí là khoản thu để thực hiện mợt số thủ tục về hành chính. Ví dụ: lệ phí
cơng chứng, hợ khẩu, địa chính, hải quan… Các loại phí và lệ phí chỉ phải đóng khi sử
dụng dịch vụ phải trả phí, lệ phí
Thu từ các đơn vị sự nghiệp cơng ví dụ như trường học cơng, bệnh viện
công, viện nghiên cứu, trung tâm thể thao… Hiện nay, thu của các đơn vị này đang
chuyển dần sang cơ chế giá dịch vụ
Các khoản vay viện trợ khơng hồn lại (như phát hành cơng trái, trái phiếu

chính phủ, các khoản vay ODA hoặc vay ưu đãi của chính phủ…)
Nguồn thu khác: Lợi tức góp vốn từ tổ chức kinh tế, thu hồi vốn từ tổ chức
kinh tế, bán và cho thuê tài sản nhà nước, đóng góp tự nguyện.
Cả lý thuyết và thực tiễn đểu chỉ ra rằng, khi tài chính doanh nghiệp và tài chính
hợ gia đình mạnh thì khả năng thu thuế của doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng (thông
qua người dân đi mua sắm hàng hóa), thu thuế thu nhập cá nhân tăng lên. Thực tế cho
thấy thuế, phí, lệ phí chiếm tới khoảng 84-85% thu ngân sách nhà nước. Do đó, thu
nhập dân cư và tài chính hợ gia đình có vai trị cực kỳ quan trọng, có ý nghĩa to lớn đối
với thu ngân sách nhà nước. Vì thế, làm thế nào để tăng cường hay “phình to” tài chính
hợ gia đình và tài chính doanh nghiệp là vấn đề có ý nghĩa lớn đối với Chính phủ.

8


lOMoARcPSD|9242611

Nguồn: Thu thập và tính tốn theo số liệu Bộ Tài Chính cơng bố
Tổng thu NSNN đạt bình qn 23,56% GDP trong giai đoạn 2011-2015 và đạt
25,32% GDP trong giai đoạn 2016-2019. Xét theo số tuyệt đối, tổng thu NSNN thực
hiện đều vượt khá so với dự tốn Quốc hợi quyết định (năm 2016 vượt khoảng 93 nghìn
tỷ đồng; năm 2017 vượt khoảng 81 nghìn tỷ đồng; năm 2018 vượt hơn 105 nghìn tỷ
đồng, năm 2019 ước vượt 138,2 nghìn tỷ đồng).

9


lOMoARcPSD|9242611

Cơ cấu thu NSNN có sự chuyển dịch theo hướng bền vững hơn, tăng tỷ trọng
nguồn thu nội địa, giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn thu từ tài nguyên khống sản (dầu

thơ) và thu từ hoạt đợng xuất - nhập khẩu.
Tỷ trọng thu nội địa (không kể thu từ dầu thô) trong tổng thu NSNN tăng từ 67,5%
trong giai đoạn 2011-2015 lên 81,04% trong giai đoạn 2016-2019. Đây là kết quả khá
ấn tượng khi dự báo khả năng đều vượt mục tiêu kế hoạch đề ra. Tỷ trọng thu nội địa
so với tổng thu NSNN tăng liên tục qua các năm trong giai đoạn 2011 - 2019, phần lớn
nhờ vào số thu từ khu vực sản xuất - kinh doanh đạt khá. Tỷ trọng số thu từ khu vực
kinh doanh trong tổng thu nội địa từ sản xuất - kinh doanh chiếm trung bình khoảng
76%. Có thể thấy rằng, nhờ việc thực hiện các ưu đãi thuế, hoạt động sản xuất - kinh
doanh của các doanh nghiệp được tạo điều kiện thuận lợi hơn, qua đó gián tiếp đóng
góp ngược trở lại cho NSNN.
Tỷ trọng thu dầu thô trong giai đoạn 2016 - 2019 giảm còn khoảng 4% tổng thu
NSNN so với mức trung bình 13,4% của giai đoạn 2011 - 2015 và 19,96% của giai đoạn
2006 - 2010. Thu từ dầu thô giảm do giá dầu thô trong giai đoạn vừa qua ở mức thấp và
nỗ lực cơ cấu nền kinh tế thông qua việc giảm phụ thuộc vào tài ngun thiên nhiên,
trong đó có dầu thơ.
Tỷ trọng thu cân đối từ hoạt động xuất - nhập khẩu trong tổng thu NSNN giảm từ
20,06% trong giai đoạn 2006 - 2010 xuống còn 17,7% trong giai đoạn 2011 - 2015 và
14,5% trong giai đoạn 2016 - 2019. Nguyên nhân là do Việt Nam đẩy mạnh hội nhập
kinh tế quốc tế, thực hiện cắt giảm thuế quan theo lợ trình
Do sự hoàn thiện thể chế kinh tế, với sự ra đời của Hiến pháp 2013,
ban hành nhiều bộ luật và đạo luật nhằm cải cách thể chế có ý nghĩa quan trọng đồng
thời chủ động hội nhập thế giới (đã ký kết hàng chục Hiệp định thương mại tự do (FTA)
song phương và đa phương thế hệ mới,…) đã giúp nền kinh tế nước ta phát triển và
bước vào giai đoạn ổn định.
Bên cạnh những mặt tích cực thì ngân sách nhà nước cũng cịn nhiều hạn chế như:
Cơng tác triển khai dự tốn cịn chậm trễ, tỷ lệ giải ngân thấp, công tác
quản lý, thực hiện giám sát ở các cấp cịn nhiều hạn chế.
 Cơng tác thẩm định chậm trễ, chưa đảm bảo yếu tố chất lượng, năng lực.
Cơng tác giải phóng mặt bằng chậm, chi phí đền bù lớn, quản lý và sử dụng đất
đai chậm được khắc phục ảnh hưởng đến tiến độ và giải ngân nguồn vốn

 Tính trượt giá chưa có quy định thống nhất là nguyên nhân kéo dài thời
gian lập, thẩm định, phê duyệt dự án.
 Mặc dù Việt Nam đang giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn thu từ dầu thô
và nguồn thu từ hoạt động xuất - nhập khẩu, nhưng trong bối cảnh hội nhập kinh
tế quốc tế sâu rộng, giá dầu biến động trái chiều làm cho nguồn thu từ dầu thơ
khó dự báo, tạo áp lực cho việc huy động nguồn lực bền vững cho NSNN.
 Cơ cấu thu thuế chưa có sự cân đối hợp lý giữa các khoản thuế trực thu
và thuế gián thu. Hiện nay, nguồn thu NSNN từ thuế dựa chủ yếu vào các sắc
thuế gián thu như thuế giá trị gia tăng. Mức độ động viên từ thuế giá trị gia tăng
ở mức khá cao đã bù đắp được sự giảm thu từ một số khoản thu khác như thu từ


10

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

thuế nhập khẩu, thu từ dầu thơ. Trong khi đó mức độ động viên từ thuế thu nhập
doanh nghiệp (không kể dầu thô) so với mức độ động viên từ thuế giá trị gia tăng
thấp hơn nhiều, do điều chỉnh giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm
cạnh tranh thuế với các nước trong khu vực.
Tín dụng đầu tư phát triển:
Hoạt đợng tín dụng ĐTPT của Nhà nước thơng qua VDB:
VDB là mợt đơn vị cho vay chính sách phi lợi nhuận, với số vốn điều lệ 10.000
tỷ đồng. Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB) được thành lập trên cơ sở tổ chức lại
Quỹ hỗ trợ phát triển để thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng
xuất khẩu Nhà nước.
Từ khi thành lập đến nay, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) có vai trị quan

trọng trong triển khai chính sách tín dụng mục tiêu quốc gia. Quy mơ tín dụng đầu tư
Nhà nước thực hiện qua VDB ngày càng tăng và trực tiếp hỗ trợ thực hiện các mục
tiêu quốc gia và địa phương phù hợp trong từng giai đoạn phát triển, nhất là trong hỗ
trợ vốn cho một số ngành, lĩnh vực trọng điểm, tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật và
năng lực sản xuất của nền kinh tế, góp phần thu hút đầu tư vào các địa bàn có điều
kiện kinh tế - xã hợi khó khăn và đặc biệt khó khăn, phát triển khu vực nơng nghiệp,
nơng thơn, các lĩnh vực y tế, giáo dục, nhà ở, bảo vệ môi trường…
Vốn doanh nghiệp nhà nước:
Nguồn vốn ở DNNN ln chiếm tỷ trọng lớn trong đầu tư tồn xã hợi, được xác
định là vai trị chủ đạo trong việc phát triển kinh tế, quá trình CNH-HĐH ở nước ta.
Từ năm 2012, nguồn vốn chủ sở hữu có chiều hướng tăng nhẹ. Năm 2012, chỉ
tiêu này tăng 26% so với năm 2011 và có xu hướng tiếp tục tăng vào năm 2013 ,tổng
vốn đầu tư của DNNN tăng 104,2% trong 9 tháng đầu năm 2013.
Tính đến năm 2015, doanh nghiệp nhà nước chiếm 70% vốn đầu tư tồn xã hợi,
50% vốn Nhà nước, thế nhưng chỉ đóng góp khoảng 30% tăng trưởng GDP. Doanh
nghiệp nhà nước bao gồm các tập đồn, tổng cơng ty đang nắm giữ những vị trí then
chốt trong nền kinh tế như: ngân hàng, năng lượng, cơ khí, hóa chất…
Đến hết năm 2020, cả nước cịn gần 500 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ
100% vốn và gần 200 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối. Khu vực
doanh nghiệp nhà nước mặc dù giảm đáng kể về số doanh nghiệp, nhưng hiện vẫn là
khu vực thu hút vốn khá lớn với 9,05 triệu tỷ đồng, chiếm 27,2%, tăng 48,9% (trong
đó khu vực doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thu hút 4,55 triệu tỷ đồng, chiếm
13,6%, tăng 15,2%)
Trong đó, doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước chủ yếu tập trung hoạt động trong
một số ngành, lĩnh vực như nơng, lâm nghiệp, cơng trình thủy lợi (40%); quốc phòng

11

Downloaded by tran quang ()



lOMoARcPSD|9242611

an ninh (17%); cơng ích đơ thị, chiếu sáng, cấp thốt nước (14%); hoạt đợng xổ số
(13%)…
Nếu xét về hiệu quả kinh doanh, trong năm 2020, các doanh nghiệp 100% vốn
Nhà nước ghi nhận hơn 1,55 triệu tỷ đồng doanh thu, tăng 18% so với năm 2016. Lợi
nhuận trước thuế tồn nhóm đạt 122.347 tỷ, tăng 5%.
Tương tự, mức đóng góp ngân sách Nhà nước của nhóm doanh nghiệp này cũng
dẫn đầu toàn thị trường với khoảng 28% tổng số thuế và các khoản phải nộp ngân
sách hàng năm. Như năm 2020, các doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước đã nộp tổng
cộng 241.728 tỷ đồng tiền thuế và các khoản phát sinh nộp ngân sách.
Tuy nhiên, Bộ kế hoạch và đầu tư cho biết hoạt động sản xuất kinh doanh của
nhóm doanh nghiệp Nhà nước vẫn chưa tương xứng với nguồn lực được nắm giữ.
Một số doanh nghiệp Nhà nước quy mơ lớn có kết quả hoạt đợng sản xuất kinh
doanh thấp, nợ nần, thua lỗ, thất thoát lớn. Như năm 2020, có 11/73 tập đồn kinh tế,
tổng cơng ty lỗ lũy kế hơn 11.464 tỷ đồng. Đối với hệ thống ngân hàng thương mại
Nhà nước, hạn chế chủ yếu là quy mơ vốn và tỷ lệ an tồn vốn còn thấp so với các
ngân hàng thương mại trong khu vực và trên thế giới.
Cơ quan quản lý cũng đánh giá khả năng cạnh tranh, đặc biệt là cạnh tranh quốc
tế của nhóm doanh nghiệp Nhà nước cịn thấp.
Ngồi ra, việc thực hiện các dự án đầu tư mới của doanh nghiệp Nhà nước trong
thời gian qua không được thúc đẩy. Trong đó, 5 năm gần nhất, có rất ít dự án, cơng
trình mới của nhóm doanh nghiệp này được khởi công, hầu như các doanh nghiệp chỉ
tiếp tục thực hiện các dự án dở dang hoặc xử lý các dự án cịn tồn đọng từ giai đoạn
trước.
Ngun nhân do:

Đầu tư dàn trải khơng tập trung vào chun mơn chính của mình, hoạt
đợng khơng hiệu quả so với khu vực tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước

ngồi.

Do được hưởng nhiều ưu đãi nên khơng bắt ḅc có tài sản đảm bảo dễ
dẫn đến đổ vỡ dây chuyền và làm mất khả năng thanh tốn.

Cơ chế lao đợng bất hợp lý, nhất là cán bợ hành chính thiếu kinh
nghiệm làm việc và năng lực.

Việc thực hiện tổ chức các hoạt đợng kinh doanh chưa đảm bảo tính
đồng bợ thống nhất gây khó khăn, lúng túng trong hoạt đợng kinh doanh của doanh
nghiệp.

Đặc thù của phân cấp đầu tư của Việt Nam là phân cấp đồng bộ và phân
cấp theo địa giới hành chính, nghĩa là phân cấp cùng các chức năng, nhiệm vụ nhất
định đối với từng cấp quản lý nhà nước theo địa giới hành chính mà chưa chú ý tới
đặc thù về quy mơ, trình đợ phát triển, các yếu tố tự nhiên của từng địa phương, cũng
như đặc thù về phạm vi, hiệu quả của một số dịch vụ công. Cùng với hệ thống quản lý
đầu tư còn nhiều bất cập, đầu tư theo phong trào đã diễn ra rầm rộ, dẫn đến vấn đề
“tỉnh hóa các cảng biển”, “tỉnh hóa khu cơng nghiệp”, “tỉnh hóa các khu kinh tế”,

12

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

“tỉnh hóa các trường đại học”... Hệ quả tất yếu của những vấn đề trên là áp lực đầu tư
địa phương lớn, là đầu tư dàn trải, manh mún và lãng phí.


Trong nền kinh tế hiện nay gặp khơng ít khó khăn, lạm phát, lãi suất vay
tăng, doanh nghiệp khơng đủ lợi nhuận, thậm chí là thua lỗ dẫn đến thiếu khả năng
thanh toán, trả nợ ngân hàng và bù đắp thâm hụt.
1.1.2. Vốn dân cư & tư nhân
Vốn dân cư
Nguồn vốn huy động trong dân cư thực tế là phần vốn được trích (nếu là ngân
hàng huy đợng) hay được người dân đưa ra đầu tư dựa trên số tiền tiết kiệm. Lượng
tiền tiết kiệm trong dân cư phục vụ cho hoạt đợng đầu tư cịn chiếm tỷ trọng rất nhỏ
nhưng đây là nguồn vốn linh hoạt, dễ tiếp cận và dễ dàng huy đợng cho các cơng trình
đầu tư ngắn hạn.
Tiết kiệm của hợ gia đình rơi vào khoảng 35% trên tổng tiết kiệm. Tuy nhiên con
số này ko ổn định qua các năm và có xu hướng giảm. Năm 2010, tỷ lệ tiết kiệm của
Việt Nam được IMF ước lượng chỉ đạt khoảng 29,8% GDP. Trong khi đó, nhu cầu
đầu tư tăng mạnh, tỷ lệ đầu tư lên cao nhất đạt 43,1% GDP vào năm 2007. Giai đoạn
2011 - 2015, ngoại trừ năm 2011 đang nối tiếp xu hướng của giai đoạn trước với đầu
tư cao thì từ năm 2012 - 2015 nền kinh tế chuyển sang một giai đoạn mới, cân bằng
giữa tiết kiệm và đầu tư hơn, tỷ lệ tiết kiệm/GDP gia tăng, bình quân đạt 31,26%,
trong khi tỷ lệ đầu tư/GDP bình quân đạt 31,04%. Báo cáo cũng cho thấy người tiêu
dùng Việt Nam là người có xu hướng tiết kiệm cao trên thế giới (79%) và họ đã thay
đổi thói quen chi tiêu trong thời gian qua để hạn chế chi phí phát sinh trong c̣c sống
của mình.
Theo số liệu thống kê từ cuộc Khảo sát mức sống dân cư, do Tổng cục Thống kê
thực hiện, năm 2014 tiền tiết kiệm trong dân cư khoảng 843 nghìn tỷ đồng (theo giá
hiện hành), năm 2016 là 1.126 nghìn tỷ đồng và năm 2018 tăng vọt lên khoảng 1.818
nghìn tỷ đồng. Trong đó, hai năm 2018 và 2019 tiết kiệm bình quân trên đầu người đạt
mức cao nhất trong cả giai đoạn lần lượt là 2.111 nghìn đồng và 2.279 nghìn đồng
mặc dù hai năm này tỷ lệ lạm phát không cao năm 2018 tỷ lệ lạm phát là 3,54% và
năm 2019 là 2,79%. Nếu loại trừ yếu tố tăng giá, quy mô nguồn vốn này tăng với tốc
đợ bình qn trong giai đoạn 2015 - 2018 đạt 18,1%/năm. Theo số liệu của Ngân hàng
Nhà nước, đến cuối tháng 9-2021, tổng số dư tiền gửi của dân cư tại các tổ chức tín

dụng là hơn 5,29 triệu tỷ đồng, tăng 2,92% so với cuối năm 2020 bất chấp mặt bằng
lãi suất huy động liên tục đi xuống trong 2 năm gần đây.
Bên cạnh đó, tiền tiết kiệm, theo tập quán của người dân Việt Nam, thì thường sẽ
mua vàng hoặc ngoại tệ để tích trữ. Tại thời điểm năm 2014, chỉ tính trên số lượng
vàng xuất nhập khẩu mấy năm qua, không bao gồm lượng vàng trong dân đã tích lũy
từ trước thì lượng vàng trong dân có khoảng 300 – 500 tấn. Nguồn lực này là rất lớn
và để huy động được lượng lớn vàng này nhiều chuyên gia đã đề xuất việc phát hành

13

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

chứng chỉ gửi vàng, số vàng huy động sẽ được sử dụng làm tài sản thế chấp cho các
ngân hàng hay tổ chức tài chính nước ngồi để vay ngoại tệ với lãi suất thấp. Từ đó,
đưa vốn vào đầu tư, phục vụ cho các dự án sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế xã hội của quốc gia. Đặc biệt, theo Bợ Tài chính, nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế xã
hội của VN những năm tới rất lớn, nhưng dự kiến đến tháng 7.2017 có thể khơng cịn
được vay vốn ODA mà phải chuyển sang sử dụng nguồn vay ưu đãi và tiến tới vay
theo điều kiện thị trường với lãi suất cao. Bởi vậy, việc nghiên cứu giải pháp huy đợng
có hiệu quả nguồn lực vàng trong dân cho phát triển kinh tế là rất cấp bách trong điều
kiện hiện nay. Nếu một phần lượng vàng này tách khỏi cất trữ, chuyển hóa thành tiền,
đưa vào lưu thông sẽ đem lại lượng vốn lớn cho nền kinh tế.
Vốn tư nhân
Theo Tổng cục Thống kê, Số doanh nghiệp thành lập mới bình quân trong giai
đoạn 2016-2020 trên phạm vi cả nước đạt 128,3 nghìn doanh nghiệp, tăng 62,8% so
với bình quân giai đoạn 2011-2015. Theo khu vực kinh tế, khu vực dịch vụ có số
doanh nghiệp thành lập mới hằng năm đạt cao nhất với 90,9 nghìn doanh nghiệp,
chiếm 70,9% số doanh nghiệp thành lập mới bình qn giai đoạn 2016-2020; khu vực

cơng nghiệp và xây dựng 35,2 nghìn doanh nghiệp, chiếm 27,5%; khu vực nơng lâm,
nghiệp và thủy sản hơn 2 nghìn doanh nghiệp, chiếm 1,6%. Bình quân giai đoạn 20162019, số doanh nghiệp thành lập mới tăng 9,9%/năm. Năm 2020 do ảnh hưởng của
dịch Covid-19, số lượng doanh nghiệp thành lập mới giảm 2,3% so với năm 2019 nên
giai đoạn 2016-2020 số doanh nghiệp thành lập mới tăng 7,3%/năm.
Quy mô vốn đầu tư từ khu vực kinh tế tư nhân có sự gia tăng liên tục, tỷ trọng
vốn đầu tư khu vực tư nhân đã tăng lên 42,75% trong giai đoạn 2016-2020. Đến năm
2020, khu vực kinh tế tư nhân chiếm đến 42,81%. Nguyên nhân do q trình tái cơ
cấu đầu tư cơng qua việc giảm dần tỷ lệ đầu tư công đã tác đợng đến cơ cấu vốn đầu
tư tồn xã hợi; do đó, tỷ trọng vốn đầu tư cơng có xu hướng giảm xuống, vốn đầu tư
tư nhân có xu hướng tăng lên trong tổng vốn đầu tư. Về mặt giá trị, vai trò của khu
vực tư nhân là quan trọng trong cả đóng góp vào số lượng tổng đầu tư trong nước và
khả năng phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực.
1.2. Sử dụng nguồn vốn trong nước
1.2.1. Vốn nhà nước
Thực trạng sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước:
Thực tiễn những năm qua cho thấy, đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước vào các
chương trình, dự án có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội, tạo
động lực thúc đẩy phát triển đất nước.
Giai đoạn 2016-2020, Kế hoạch Đầu tư công trung hạn đã được thực hiện với
tổng mức vốn gần 2 triệu tỷ đồng, nhưng đã góp phần huy đợng vốn đầu tư xã hội đạt
9,2 triệu tỷ đồng. Điều này khẳng định tính chất “vốn mồi”, dẫn dắt và lan tỏa của
đồng vốn đầu tư cơng, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế ở mức cao của nước
ta giai đoạn 5 năm qua. Năm 2020-2021, với những diễn biến phức tạp của đại dịch

14

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611


Covid-19, đầu tư cơng càng phát huy được vai trị quan trọng. Để hoàn thành kế hoạch
tăng trưởng giai đoạn 2021-2025, việc nâng cao chất lượng nguồn vốn đầu tư công là
một nhiệm vụ cấp thiết và không thể không thực hiện.
Hiệu quả đầu tư sử dụng nguồn vốn nhà nước
Đầu tư sử dụng nguồn vốn nhà nước tác động sâu sắc đến rất nhiều mặt của đời
sống kinh tế - xã hợi, do vậy, cần có cách tiếp cận toàn diện và bao quát để xem xét,
đánh giá về hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư sử dụng nguồn vốn nhà nước.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2020 là năm kết thúc Kế hoạch đầu tư công
giai đoạn 5 năm 2016-2020, cũng là Kế hoạch đầu tư công trung hạn đầu tiên được lập
theo Luật Đầu tư công năm 2014, trong bối cảnh chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch
Covid-19, đầu tư công đã có sự khác biệt rất lớn so với các năm trước, đó là từ nguồn
vốn “mồi” chuyển thành nguồn lực chính để thúc đẩy phục hồi kinh tế trong đại dịch
Covid-19.
Điều đáng mừng là trong giai đoạn 2016-2020, nguồn vốn đầu tư cơng được tập
trung bố trí cho các dự án hạ tầng chiến lược, thiết yếu, quan trọng, then chốt, như:
đường bợ, sân bay, bến cảng, các cơng trình thủy lợi đầu mối, điện, thông tin liên lạc,
kết cấu hạ tầng các khu đô thị, khu công nghiệp, bệnh viện, trường học, văn hóa thể
thao, các chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền
vững. Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020 cũng đã ưu tiên đầu tư cho miền
núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng
thường xuyên bị thiên tai, bão lũ và các vùng có điều kiện kinh tế - xã hợi đặc biệt khó
khăn; các nhiệm vụ ứng phó biến đổi khí hậu, phịng, chống, khắc phục tình trạng hạn
hán, xâm nhập mặn ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, sự cố ô nhiễm môi trường
biển ở 4 tỉnh miền Trung; ưu tiên bố trí vốn các dự án quan trọng, cấp bách, liên kết
vùng, có tính chất lan tỏa, tạo động lực thu hút vốn đầu tư khu vực tư nhân nhằm thúc
đẩy phát triển kinh tế - xã hợi. Trong đó, nguồn vốn ngân sách trung ương (NSTW)
giai đoạn 2016-2020 bố trí cho các vùng, như: Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền
Trung 27%, vùng miền núi phía Bắc là 24%, Đồng bằng sơng Cửu Long 17%, Đồng
bằng sông Hồng 13%, Đông Nam Bộ 12% và Tây Nguyên 7%.

Đặc biệt là hiệu quả đầu tư công từng bước được cải thiện, cơ bản khắc phục
được tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải, manh mún; tỷ lệ dự án hoàn thành đạt khá và
hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (Hệ số ICOR) giảm, góp phần huy đợng mợt số lượng
lớn vốn đầu tư tồn xã hợi; số dự án khởi công mới từng năm trong giai đoạn 20162020 giảm dần. Cụ thể, giai đoạn 2016-2020, số dự án sử dụng vốn NSTW triển khai
trong kỳ còn khoảng 11.100 dự án, giảm một nửa so với giai đoạn 2011-2015; trong
đó, dự án hồn thành trong giai đoạn 2016-2020 là 7.354 dự án, bằng 66,2% tổng số
dự án (số dự án chuyển tiếp từ giai đoạn 2011-2015 hoàn thành trong giai đoạn 20162020 là 4.547 dự án, dự án khởi cơng mới hồn thành ngay trong giai đoạn 2016-2020
là 2.807 dự án), khởi công mới 4.208 dự án. Số dự án khởi công mới từng năm trong
giai đoạn 2016-2020 giảm dần. Số vốn bố trí bình qn cho một dự án kế hoạch năm
sau cao hơn năm trước, khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, lãng phí, kém hiệu quả.

15

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

Hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư nói chung và đầu tư cơng nói riêng đã từng
bước được cải thiện. Hệ số ICOR giảm dần: ICOR giai đoạn 2016-2019 là 6,1 thấp
hơn so với mức gần 6,3 của giai đoạn 2011-2015. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19,
GDP năm 2020 giảm mạnh so với kế hoạch dẫn đến hệ số ICOR năm 2020 là 18,07,
tác động mạnh đến hệ số ICOR của cả giai đoạn 2016-2020 khoảng 8,5. Tổng vốn đầu
tư phát triển tồn xã hợi giai đoạn 2016-2020 đạt khoảng 9,2 triệu tỷ đồng, bằng
33,7% GDP, đạt mục tiêu bình quân 5 năm (32%-34%) và cao hơn giai đoạn 20112015 (31,7% GDP).
Tỷ trọng vốn đầu tư nhà nước trong tổng đầu tư xã hội giảm dần, từ mức bình
quân 39,11% trong giai đoạn 2011-2015 xuống mức bình quân 34%. Cơ cấu huy động
vốn đầu tư chuyển dịch tích cực, phù hợp với định hướng cơ cấu lại nền kinh tế,
chuyển đổi mơ hình tăng trưởng; khuyến khích các thành phần kinh tế ngoài nhà nước
bỏ vốn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, phát triển hạ tầng kinh tế kỹ thuật.

Nhìn chung, hoạt đợng đầu tư vốn nhà nước trong những năm vừa qua có mợt vị
trí, vai trị rất quan trọng, đã giữ vai trị chủ đạo và góp phần thu hút được nhiều
nguồn lực trong nước và ngoài nước cho đầu tư phát triển, góp phần tạo nên những
thành tựu phát triển kinh tế quan trọng, được thế giới đánh giá cao và tin tưởng vào sự
phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam, từ đó nâng cao vị thế chính trị và kinh tế
của Việt Nam trên trường quốc tế.
Mặc dù kết quả đạt được cơ bản là tích cực, đã từng bước cơ cấu lại đầu tư công
theo đúng chủ trương của Đảng, Quốc hội, nhưng chất lượng đầu tư cơng giai đoạn
2016-2020 vẫn cịn nhiều hạn chế, thể hiện qua những nội dung sau:
Một là, nhiều dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm chậm tiến độ chưa
đạt kết quả Quốc hợi đề ra, điển hình là Dự án đầu tư xây dựng một số đoạn đường bợ
cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đơng giai đoạn 2017-2020 cần phải được cơ bản
hoàn thành năm 2021, nhưng một số dự án thành phần của Dự án này đến nay vẫn
chưa xong công tác đấu thầu. Một số cơng trình phải điều chỉnh tổng mức đầu tư
(TMĐT) lớn, ảnh hưởng đến việc cân đối vốn, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (Dự án
Bến Thành – Suối Tiên tăng TMĐT từ 17.388 tỷ đồng lên 47.325 tỷ đồng; Dự án Bến
Thành – Tham Lương tăng TMĐT từ 26.116 tỷ đồng lên 48.771 tỷ đồng...). Việc huy
động nguồn vốn ngoài nhà nước chưa đáp ứng yêu cầu, nhiều dự án hợp tác công tư
(PPP) không thực hiện được, phải chuyển sang đầu tư công, như: Dự án tuyến đường
ven biển từ Quảng Ninh đến Nghệ An và một số dự án thành phần của Dự án đầu tư
xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đơng. Tình trạng
này đã làm tăng gánh nặng cho ngân sách nhà nước (NSNN) giai đoạn 2016-2020 và
giai đoạn 2021-2025.
Hai là, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công các năm đầu kỳ kế hoạch chậm, vẫn cịn
tình trạng phải điều chuyển vốn để đẩy nhanh tiến đợ giải ngân, nhất là vốn nước
ngồi. Thậm chí, còn khá nhiều dự án được giao kế hoạch vốn đầu tư từ NSNN năm
2017, 2018 nhưng đến nay, vì nhiều lý do khách quan, chủ quan vẫn chưa giải ngân
hết số vốn được giao, làm giảm hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn đầu tư từ
NSNN.


16

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

Ba là, việc cân đối NSTW cho đầu tư không đạt mục tiêu đề ra, ảnh hưởng đến
vai trò chủ đạo của nguồn vốn NSTW cho đầu tư phát triển; cơ cấu đầu tư ngành, lĩnh
vực vẫn chưa đáp ứng yêu cầu trong quá trình cơ cấu lại nền kinh tế. Tỷ trọng chi đầu
tư phát triển giai đoạn 2016-2020 đạt khoảng 28% tổng chi NSNN, trong khi mục tiêu
đề ra của Quốc hội chỉ là 25%-26%. Tổng nguồn NSNN bố trí cho chi đầu tư phát
triển đạt khoảng 2.200 nghìn tỷ đồng, vượt khoảng 200 nghìn tỷ đồng so với kế hoạch
đầu tư vốn NSNN Quốc hội quyết định tại Nghị quyết số 26/2016/QH14, ngày
10/11/2016 của Quốc hội về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020.
Tuy nhiên về cơ cấu NSNN, vốn đầu tư nguồn NSTW đạt 977,6 nghìn tỷ đồng, giảm
142,4 nghìn tỷ đồng so với kế hoạch Quốc hội quyết định.
Bốn là, cơ cấu chi theo phân cấp ngân sách còn bất cập. Tỷ trọng chi đầu tư vốn
NSTW và NSĐP theo kế hoạch hằng năm trong giai đoạn 2016-2020 là 47,82% và
52,18% (không bảo đảm vai trò chủ đạo của NSTW). Tỷ trọng các khoản chi trực tiếp
của NSTW có xu hướng giảm, tỷ lệ vốn NSTW bố trí cho các bợ, cơ quan trung ương,
sau khi đã bổ sung có mục tiêu cho địa phương, chỉ còn 24,1% tổng chi NSNN (so với
mức bình quân giai đoạn 2011-2015 là 26,8% và giai đoạn 2006-2010 là 34,5%). Bên
cạnh đó, trong tổng số vốn đầu tư trung hạn phân bổ, các bộ, cơ quan trung ương và
địa phương cân đối được khoảng 53% nhu cầu vốn NSTW cho các dự án tḥc 21
chương trình mục tiêu được Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số
73/NQ-CP, ngày 26/8/2016. Đây là nguyên nhân dẫn đến đầu tư phân tán, hiệu quả
chưa cao, hạn chế khả năng đầu tư dứt điểm các công trình trọng điểm.
Mặc dù vốn bố trí cho ngành giao thông chiếm tỷ trọng cao nhất (42,9%) trong
tổng số vốn đầu tư nguồn NSTW giai đoạn 2016-2020, nhưng việc phát triển kết cấu

hạ tầng đồng bộ, hiện đại vẫn chưa đạt u cầu. Các dự án cơng trình giao thơng khởi
công mới sử dụng vốn NSNN trong giai đoạn 2016-2020 rất ít so với yêu cầu, quy
hoạch phát triển. Nhiều dự án đường cao tốc, đường bợ quan trọng cịn chậm tiến độ,
như: Bến Lức - Long Thành, Trung Lương - Mỹ Thuận. Vận tải hàng hóa trong nước
chủ yếu là đường bợ, chi phí logistics cịn ở mức cao. Đầu tư mới tập trung chủ yếu
vào lĩnh vực đường bộ, chưa quan tâm đúng mức đến đường sắt, đường thủy, thiếu
các cảng biển, cảng đường sông hiện đại để phát triển kinh tế và du lịch. Hạ tầng hàng
không đã được nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu
phát triển kinh tế và du lịch, một số sân bay quốc tế lớn, như: Nội Bài, Tân Sơn Nhất,
Đà Nẵng… đều đã quá tải. Ngành công nghiệp chỉ được đầu tư ở mức 4,2% tổng chi
đầu tư NSTW, cho thấy ngành này chưa được quan tâm đầu tư đúng mức.
Năm là, kỷ luật đầu tư công chưa nghiêm, một số bộ, cơ quan trung ương và địa
phương phân bổ vốn chưa bám sát nguyên tắc, tiêu chí quy định tại Luật Đầu tư cơng,
Nghị quyết của Quốc hội và Quyết định số 2185/QĐ-TTg, ngày 21/12/2020 của Thủ
tướng Chính phủ dẫn đến phải điều chỉnh lại phương án phân bổ; dễ thỏa hiệp khi phê
duyệt các dự án chưa đạt yêu cầu về pháp lý, hiệu quả... Cụ thể, trong năm 2020, có
3.342 dự án thực hiện đầu tư phải điều chỉnh, chiếm 4,7% tổng số dự án thực hiện
trong kỳ, trong đó chủ yếu là: điều chỉnh mục tiêu, quy mô đầu tư 1.284 dự án; điều
chỉnh tiến độ đầu tư 1.556 dự án; điều chỉnh vốn đầu tư 1.292 dự án; điều chỉnh do
các nguyên nhân khác 1.390 dự án.

17

Downloaded by tran quang ()



×