Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Ktđt- -Nhóm-6 - Dvfbdfbdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (656.24 KB, 25 trang )

lOMoARcPSD|9242611

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------

TIỂU LUẬN
MƠN KINH TẾ ĐẦU TƯ
Đề bài:

Vai trị của đầu tư TC, đầu tư TM và
đầu tư PT trong nền kinh tế. Thực trạng đầu tư theo các nội dung
đầu tư của Việt Nam giai đoạn 2016-2021
Nhóm

: 06

Lớp

: Kinh tế đầu tư (122)_05

Giáo viên hướng dẫn

: Đinh Thùy Dung

Hà Nội, 2022
1


lOMoARcPSD|9242611


Mục lục
Lời mở đầu ................................................................................................................................ 3
I. Đầu tư tài chính ................................................................................................................. 4
1. Khái niệm ...................................................................................................................... 4
2. Phân loại ....................................................................................................................... 4
3. Vai trị ........................................................................................................................... 4
4. Thực trạng đầu tư tài chính của Việt Nam trong giai đoạn 2016-2021........................ 5
b) Đầu tư tài chính ra nước ngồi ................................................................................... 10
II.

Đầu tư phát triển.......................................................................................................... 10
1. Khái niệm .................................................................................................................... 10
2. Phân loại ..................................................................................................................... 10
3. Vai trò ......................................................................................................................... 11
4. Thực trạng đầu tư phát triển của Việt Nam giai đoạn 2016-2021 .............................. 14

III. Đầu tư thương mại ....................................................................................................... 16
1. Khái niệm .................................................................................................................... 16
2. Phân loại ..................................................................................................................... 16
3. Vai trò ......................................................................................................................... 16
4. Thực trạng đầu tư thương mại của Việt Nam giai đoạn 2016-2021........................... 17
Kết luận ................................................................................................................................... 23
Tài liệu tham khảo.................................................................................................................. 24
Đánh giá thành viên ............................................................................................................... 25

2


lOMoARcPSD|9242611


Lời mở đầu
Đầu tư là quá trình sử dụng phối hợp các nguồn lực trong một khoảng thời gian xác định nhằm đạt được
hiệu quả hoặc một tập hợp các mục tiêu các định trong điều kiện kinh tế-xã hội nhất định. Tại Việt Nam, đầu
tư có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với kinh tế-xã hội. Đầu tư khơng chỉ đóng vai trị trong q trình
tái sản xuất xã hội mà cịn tạo ra "cú hích" cho sự phát triển của nền kinh tế. Bất kỳ hoạt động đầu tư được
thực hiện bởi các cá nhân tổ chức là chủ thể tư hay bởi Nhà nước thì lợi ích mà hoạt động đầu tư đem lại
khơng chỉ dừng lại ở những lợi ích đối với chính nhà đầu tư, mà còn đối với cả nền kinh tế nói chung. Đầu
tư là hoạt động nhằm tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, làm tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh và hoạt động
xã hội khác. Đầu tư cũng là hoạt động tạo ra việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống của người dân
trong xã hội, phát triển sản xuất. Có thể nói, đầu tư là cốt lõi, là động lực cho sự tăng trưởng và phát triển
của nền kinh tế. Đầu tư cũng góp phần nâng cao trình độ khoa học cơng nghệ của đất nước. Những hoạt
động đầu tư từ nước ngoài vào, đặc biệt là từ những nước có nền kinh tế phát triển, sẽ giúp Việt Nam có cơ
hội tiếp cận được các công nghệ hiện đại, dây chuyền sản xuất tiên tiến, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa
học.
Trong giai đoạn 2016-2021, kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, thách thức, dịch Covid-19 bùng phát và
Việt Nam cũng là nước có nền kinh tế chịu nhiều tác động. Dẫn đến hoạt động đầu tư bao gồm đầu tư tài
chính, đầu tư phát triển và đầu tư thương mại trong giai đoạn này bị ảnh hưởng và có khá nhiều biến động.

3


lOMoARcPSD|9242611

I.
Đầu tư tài chính
1. Khái niệm
- Đầu tư tài chính là hoạt động tạo lập và phát triển ra giá trị thặng dư (mức độ dôi ra so với ban đầu).
Ở phạm vi nhỏ, đầu tư tài chính là việc sử dụng nguồn tiền nhàn rỗi để đầu tư vào các kênh có thể
sinh ra lợi nhuận. Đầu tư tài chính là những hoạt động đầu tư với mục đích kiếm tiền, kiếm lợi nhuận
qua một số kênh như: chứng khoán, cổ phiếu, trái phiếu, forex, vàng, gửi tiết kiệm….

- Khác với việc làm kinh doanh hay bất cứ hình thức lao động khác phải tham gia trực tiếp vào một
cơng đoạn nào đó, đầu tư tài chính là việc bạn tạo ra tài sản từ hoạt động đầu tư, dựa trên óc phán
đốn và tầm nhìn chiến lược. Lợi nhuận mang tính lâu dài và có khả năng sản sinh trong cả tương lai.
Trong nền kinh tế có 2 đối tượng tham gia vào hoạt động đầu tư tài chính:
- Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh: đối với các doanh nghiệp này thì hoạt động đầu tư tài chính là
hoạt động đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh khác, ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, nhằm thu lời trong tương lai. Hoạt động đầu tư tài chính của các doanh nghiệp này khá
phong phú: hoạt động mua bán chứng khoán, hoạt động đầu tư bất động sản, hoạt động cho thuê tài
chính…
- Trung gian tài chính: các trung gian tài chính tham gia vào hoạt động đầu tư tài chính chủ yếu là các
quỹ đầu tư, cơng ty đầu tư tài chính, ngân hàng thương mại, ngân hàng cổ phần, và bảo hiểm, các
quỹ đầu tư.
2. Phân loại
- Đầu tư chứng khoán kinh doanh:
+ Cổ phiếu, trái phiếu nắm giữ vì mục đích kinh doanh (kể cả chứng khốn có thời gian đáo hạn trên
12 tháng mua vào, bán ra để kiếm lời)
- Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn:
+ Các khoản tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn (bao gồm cả các loại tín phiếu, kỳ phiếu);
+ Trái phiếu, cổ phiếu ưu đãi bên phát hành bắt buộc phải mua lại tại một thời điểm nhất định trong
tương lai;
+ Các khoản cho vay nắm giữ đến ngày đáo hạn với mục đích thu lãi hàng kỳ;
+ Các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn khác.
- Đầu tư vào các công ty:
+ Đầu tư vào trái phiếu, cổ phiếu vào công ty con, công ty liên doanh, công ty liên kết.
- Đầu tư khác:
+ Các khoản đầu tư vào công cụ vốn của đơn vị khác nhưng khơng có quyền kiểm sốt hoặc đồng kiểm
sốt, khơng có ảnh hưởng đáng kể đối với bên được đầu tư;
+ Các khoản kim loại quý, đá quý không sử dụng như nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm hoặc mua
vào - bán ra như hàng hóa; Tranh, ảnh, tài liệu, vật phẩm có
giá trị không tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thơng thường; …

3. Vai trị
- Đầu tư tài chính giúp phòng ngừa sự mất giá của đồng tiền:
Trong bối cảnh nền kinh tế ln có lạm phát diễn ra trong thời kỳ nhất định sẽ khiến đồng tiền bị mất
giá theo thời gian. Ví dụ với 10 ngàn đồng, 50 năm trước ta có thể mua rất nhiều hàng hóa và dịch
vụ. Nhưng bây giờ thì khơng. Tương tự như vậy, giá hàng hóa và dịch vụ trong tương lai vẫn tiếp tục
4


lOMoARcPSD|9242611

tăng và 10 ngàn đồng trong 50 năm nữa sẽ mua được ít đồ hơn 10 ngàn đồng bây giờ. Do đó đầu tư
tài chính sẽ giúp chúng ta tránh khỏi sự hao hụt của tài sản qua thời gian và giúp tăng giá trị của tài
sản trong tương lai.
-

Đầu tư tài chính là cơng cụ dẫn vốn hiệu quả trong nền kinh tế:
Đầu tư tài chính là dẫn vốn từ người tiết kiệm đến người kinh doanh, giúp cho việc chuyển vốn từ
người khơng có cơ hội đầu tư sinh lời đến những người có cơ hội đầu tư sinh lợi

-

Đầu tư tài chính giúp điều hịa lượng tiền trong nền kinh tế:
Đầu tư tài chính thơng qua các kênh đầu tư tài chính trong thị trường tài chính sẽ tạo thuận lợi cho
những hoạt động điều tiết vĩ mô của Nhà nước vào nền kinh tế. Thông qua sự đầu tư tài chính đó,
nhà nước có thể huy động vốn bằng việc bán cổ phần, phát hành trái phiếu ra nước ngoài… để tài trợ
cho các dự án đầu tư của Nhà nước trong thời kỳ thiếu vốn đầu tư; thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào
các ngành sản xuất - kinh doanh, dịch vụ trong nước; tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chính
sách mở cửa, cải cách kinh tế của Chính phủ.
Ví dụ cơ bản nhất là khi chúng ta đi gửi tiền mặt ở ngân hàng cũng là một trong những phương pháp
đầu tư tài chính phổ biến nhất hiện nay. Trong điều kiện vốn ngân sách nhà nước có hạn, vốn tự có

của doanh nghiệp và người sản xuất cịn ít ỏi, thì vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh chủ yếu dựa
vào vốn tín dụng ngân hàng. Để có vốn cho vay, các ngân hàng thương mại đã huy động vốn cho đầu
tư phát triển bằng đa dạng các phương thức, như giải tỏa vốn đọng trong nợ xấu, phát hành cổ phiếu
và trái phiếu tăng vốn điều lệ, thu hút tiền gửi tiết kiệm và phát triển dịch vụ ngân hàng.

-

Đầu tư tài chính góp phần thúc đẩy nền kinh tế:
Đầu tư tài chính giúp thúc đẩy việc tích lũy và tập trung vốn để hiệu quả phục vụ cho các nhu cầu
đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của doanh nghiệp và Nhà nước. Các doanh nghiệp sẽ có thêm nhiều
vốn, từ đó thúc đẩy và nâng cao sản xuất giúp nền kinh tế ổn định và phát triển.

4. Thực trạng đầu tư tài chính của Việt Nam trong giai đoạn 2016-2021
4.1 Đầu tư tài chính trong nước
a) Thị trường vốn
Hiện nay, thị trường vốn đã hình thành và vận hành đầy đủ các cấu phần bao gồm thị trường chứng khoán,
thị trường trái phiếu và thị trường tín dụng trung và dài hạn. Quy mơ của thị trường vốn tăng trưởng bình
qn 28,5%/năm giai đoạn 2016-2021. Hiện tại, quy mô thị trường vốn đạt 134,5% GDP năm 2021, gấp
3,5 lần quy mô năm 2015; trong đó quy mơ vốn hóa thị trường cổ phiếu tương đương 93,8%GDP; quy mô
thị trường trái phiếu đạt 39,7%GDP (trong đó trái phiếu Chính phủ là 22,7%GDP và TPDN là 14,2%GDP).

5


lOMoARcPSD|9242611

❖ Thị trường chứng khoán
Nếu như năm 2000, khi thị trường chứng khốn mới mở cửa, vốn hóa thị trường chỉ đạt 986 tỷ đồng, tương
đương 0,28% GDP; Các doanh nghiệp hầu như phải huy động vốn qua kênh tín dụng ngân hàng; thì đến cuối
năm 2020, mức vốn hóa thị trường cổ phiếu Việt Nam tương đương 83% GDP năm 2019. Hàng trăm nghìn

tỷ đồng đã được các doanh nghiệp, các ngân hàng huy động qua thị trường chứng khoán, tạo nên bức tranh
cân đối của thị trường vốn Việt Nam.
Đến nay, thị trường chứng khoán (thị trường chứng khốn) Việt Nam đã hình thành và vận hành đầy đủ các
cấu phần gồm thị trường cổ phiếu, trái phiếu, chứng khốn phái sinh. Quy mơ thị trường vốn tăng trưởng bình
quân 28,5%/năm trong giai đoạn 2016-2021. Năm 2021, mặc dù thị trường chịu tác động bất lợi từ dịch Covid19, tổng mức huy động vốn trên thị trường chứng khoán vẫn đạt 1,12 triệu tỷ đồng, tương đương 38,7% tổng
mức đầu tư toàn xã hội.
Trong giai đoạn 2016-2021, đặc biệt vào năm 2020 thị trường chứng khoán Việt Nam đã có một năm tăng
trưởng ấn tượng và được đánh giá là 1 trong 10 thị trường có sức chống chịu và phục hồi tốt nhất thế giới
trong đại dịch. Theo Tổng cục Thống kê, năm 2020 tổng mức huy động vốn cho nền kinh tế của thị trường
chứng khoán đạt 383,6 nghìn tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước; giá trị giao dịch bình quân trên thị
trường cổ phiếu đạt 7.056 tỷ đồng/phiên, tăng 51,5% so với bình quân năm 2019; giá trị giao dịch bình quân
trên thị trường trái phiếu đạt 10.247 tỷ đồng/phiên, tăng 11,3%; khối lượng giao dịch bình quân sản phẩm hợp
đồng tương lai trên chỉ số VN30 trên thị trường chứng khoán phái sinh đạt 157.314 hợp đồng/phiên, tăng 77%.
Đáng chú ý, số lượng tài khoản nhà đầu tư trong nước mở mới tăng kỷ lục trong năm 2020. Số tài khoản nhà
đầu tư trong nước mở mới trên thị trường Việt Nam đạt gần 394 nghìn tài khoản, tăng 109% so với số lượng
tài khoản mở mới trong năm 2019; khối ngoại mở mới 2.856 tài khoản; tổng số lượng tài khoản chứng khoán
tại Việt Nam đạt hơn 2,77 triệu tài khoản, tăng 16,7% so với cuối năm 2019.
❖ Thị trường ngân hàng
Cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán, kênh dẫn vốn qua ngân hàng vẫn tiếp tục phát triển và
đóng vai trị chủ đạo cung cấp nguồn vốn trên thị trường, chiếm tới 70%. Đáng lưu ý, thị trường tiền tệ năm
2020 mặc dù lãi suất huy động giảm liên tục, nhưng huy động vốn vẫn liên tục tăng và tăng vượt tốc độ tăng
6


lOMoARcPSD|9242611

tín dụng. Điều này một mặt giúp cho các ngân hàng thương mại tăng thanh khoản và giảm chi phí vốn huy
động, mặt khác cũng làm tốc độ tăng tổng các phương tiện thanh toán tăng nhanh, trong khi tổng cầu vẫn suy
yếu.
❖ Thị trường trái phiếu

Năm 2018, quy mô của thị trường TPDN có sự tăng trưởng mạnh so với các năm trước, tăng khoảng 53% so
với năm 2017 và tăng gấp 32 lần so với năm 2011, cho thấy các doanh nghiệp đã ngày càng quan tâm và tham
gia huy động vốn qua phát hành trái phiếu bên cạnh kênh vay vốn tín dụng ngân hàng. Kỳ hạn phát hành chủ
yếu từ 3 - 5 năm phù hợp với chu kỳ đầu tư của doanh nghiệp.
Cụ thể, đối với thị trường TPCP hiện được đánh giá có mức tăng trưởng dẫn đầu các nền kinh tế mới nổi tại
khu vực Đông Á và ASEAN+3, với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 31% và ngày càng trở thành
kênh huy động vốn quan trọng cho Chính phủ.Cơng tác phát hành TPCP đã khẳng định được vai trò là công
cụ tái cơ cấu nợ công, giúp nợ công giảm tỷ trọng vay nước ngoài từ 73,6% năm 2010 xuống mức 63,4% năm
2015 và 34,8% năm 2021. Trong tháng 12/2020, Kho bạc Nhà nước phát hành 52,989 tỷ đồng trái phiếu, tăng
44% so với tháng trước. Năm 2020, Kho bạc Nhà nước phát hành 333,042.5 tỷ đồng trái phiếu, tăng 35% so
với năm 2019. Lãi suất bình quân huy động giảm từ khoảng 10% năm 2009 xuống khoảng 2% năm 2021, kỳ
hạn phát hành bình quân kéo dài từ 2-3 năm năm 2009 lên 12,2 năm năm 2021, thông qua đó góp phần tái cơ
cấu nợ cơng theo hướng an toàn, bền vững và tái cơ cấu giảm các đỉnh nợ rơi vào một số năm trở nên đồng
đều hơn.

Tính đến ngày 04/01/2021, theo số liệu tổng hợp trên HNX, trong tháng 12, tổng giá trị trái phiếu doanh
nghiệp được phát hành theo hình thức riêng lẻ là 20,339 tỷ đồng, tăng 48.7% so với tháng trước đó, với 30 đợt
phát hành của 22 doanh nghiệp. Kỳ hạn phát hành bao gồm 1-, 2-, 3-, 4.5-, 5- và 7-năm với kỳ hạn phát hành
bình quân là 3.75 năm. Trái phiếu kỳ hạn 3 năm có giá trị phát hành lớn nhất, đạt 12,282 tỷ đồng, chiếm 60%
tổng giá trị phát hành. Về cơ cấu thị trường trái phiếu phát hành theo loại hình doanh nghiệp, tổng giá trị phát
hành của các Tổ chức tín dụng vươn lên đứng đầu, đạt 14,903.4 tỷ đồng, chiếm 73.3% tổng giá trị phát hành
trái phiếu. Trong tháng này, các doanh nghiệp Bất động sản đứng ở vị trí thứ hai với tổng giá trị phát hành đạt
mức 3,178.9 tỷ đồng, chiếm 15.6%.
7


lOMoARcPSD|9242611

Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế và rủi ro tiềm ẩn: Thị trường trái phiếu doanh nghiệp tăng trưởng nhanh
tiếp tục phát sinh rủi ro do có các nhà đầu tư cá nhân chưa hiểu biết rõ về pháp luật trong việc đầu tư, giao

dịch TPDN riêng lẻ tham gia mua TPDN. Một số trường hợp đã có hành vi gian lận khi xác định trở thành
nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp để mua TPDN riêng lẻ. Tình hình tài chính của một số doanh nghiệp
phát hành cịn hạn chế; một số doanh nghiệp có mục đích sử dụng vốn không đúng với thông tin đã công bố.
b) Thị trường tiền tệ
Nhìn lại cả giai đoạn 2016 - 2020, cơng tác điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng đã đạt được
những kết quả tích cực, qua đó, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, ổn định thị trường
tiền tệ, ngoại hối.
Theo bà Nguyễn Thị Hồng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam, nhìn lại cả giai đoạn 2016
- 2020, NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ hiệu quả nhờ sự kiên định, chủ động, thận trọng và linh hoạt,
từ đó góp phần kiểm soát lạm phát ở mức dưới 4% theo đúng mục tiêu của Quốc hội đề ra, góp phần ổn định
kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối.
4.2 Đầu tư tài chính quốc tế
a) Đầu tư tài chính từ nước ngồi
Khi nói đến vấn đề thu hút đầu tư của nước ngồi, chúng ta có khuynh hướng tiếp cận với các dịng vốn quốc
tế thơng qua các nguồn đầu tư trực tiếp nước ngồi FDI nhưng lại khơng chú ý đến việc thu hút đúng mức các
nguồn đầu tư gián tiếp FPI.
FPI là các khoản vốn đầu tư nước ngoài thực hiện qua một định chế tài chính trung gian như các quỹ đầu tư,
hoặc đầu tư trực tiếp vào cổ phần các công ty niêm yết trên thị trường chứng khốn (cịn gọi là là đầu tư
Portfolio).
Xét trên bình diện bên ngồi có thể thấy việc tiếp nhận làn sóng đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI) thứ 3 kể từ
khi mở cửa kinh tế và đặc biệt trong thơi gian hiện nay tăng lên trông thấy đạt mức 2 tỷ USD.
❖ FPI trên thị trường trái phiếu
8


lOMoARcPSD|9242611

Trong những năm gần đây, các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng tham gia rộng rãi hơn vào thị trường trái
phiếu doanh nghiệp. Ngành phát hành trái phiếu lớn nhất là bất động sản (chiếm 30% giá trị trái phiếu doanh
nghiệp phát hành năm 2020), tiếp theo là ngân hàng (chiếm 30%), năng lượng (8%), sản xuất (6%), còn lại là

các ngành khác. Tuy nhiên, trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài chỉ chiếm 3,1%
tổng giá trị trái phiếu được phát hành năm 2019 và chiếm 1,2% năm 2020.
So với một số thị trường khu vực Đông Nam Á, quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam
trong GDP tính đến đầu năm 2021 vượt qua Philippin, Indonesia, nhưng thấp hơn nhiều so với Thái Lan,
Malaysia. Trên thực tế, mặc dù quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam đã tương đối lớn trong
tương quan với GDP, nhưng thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn mới phát
triển khi thị trường sơ cấp chuyên biệt chưa hình thành, các nhà phát hành và trái phiếu của họ chưa được xếp
hạng độc lập. Phần lớn các trái phiếu vẫn dưới hình thức phát hành riêng lẻ, người mua trái phiếu lớn nhất là
các ngân hàng, còn thiếu vắng vai trò của các nhà đầu tư nước ngồi và các định chế tài chính đầu tư khác.
❖ FPI trên thị trường chứng khoán
Từ năm 2016 đến nay, dòng vốn FPI đã phục hồi và tăng mạnh trở lại, nhất là những năm 2017-2019. Tuy
nhiên, sang năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 và những biến động mạnh trên thị trường tài
chính - tiền tệ thế giới, dòng vốn FPI đã giảm sút rõ rệt (Bảng 1).
Bảng 1: Giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngồi trên thị trường chứng khốn năm 2016-2020

Đơn vị: Tỷ đồng
Về quy mô giao dịch của nhà đầu tư gián tiếp nước ngồi so với quy mơ tồn thị trường chứng khốn trong
giai đoạn vừa qua vẫn cịn chiếm tỷ trọng thấp và biến động tăng giảm bất thường qua các năm. Điển hình là
năm 2011 vốn FPI chỉ chiếm tỷ trọng 12,2 %, qua những năm 2012-2018 tăng giảm rất thấp, đến năm 2019
cũng chỉ chiếm 14,1 % trong tồn thị trường chứng khốn.
Biểu đồ tỷ trọng giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán giai đoạn 2011 2019 (%)

9


lOMoARcPSD|9242611

Đáng lưu ý là trong những năm 2017-2019 dòng vốn FPI vào Việt Nam đã tăng lên với quy mô lớn, có dấu
hiệu khả quan, thể hiện niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài vào tiềm năng phát triển của đất nước. Tuy nhiên,
năm 2020 dòng vốn FPI lại đảo chiều do những biến động bất thường của thị trường tài chính tiền tệ thế giới

và khu vực, đặc biệt là ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, vì vậy cịn tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường
❖ Các quỹ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Tại Việt nam, các quỹ đầu tư nước ngoài bắt đầu xuất hiện từ năm 1991 với quy mô nhỏ lẻ và manh mún. Các
quỹ đầu tư bắt đầu quay trở lại Việt Nam từ năm 2001 khi Hiệp định thương mại Việt Mỹ có hiệu lực. Kể từ
năm 2007 đến nay, quỹ đầu tư nước ngoài quan tâm nhiều hơn đến thị trường Việt Nam do bối cảnh trong
nước và quốc tế có nhiều thay đổi thuận lợi.
Tổng số quỹ đầu tư nước ngồi đã được Trung tâm Lưu kí Chứng khốn cấp mã số giao dịch chứng khốn
cũng có sự tăng trưởng đột phá. Tính đến tháng 6/2018 đã có 1.829 quỹ đầu tư, với tổng giá trị danh mục đạt
hơn 11 tỉ USD (chiếm hơn 30% tổng giá trị danh mục của nhà đầu tư nước ngồi). Tính đến năm 2019, Việt
Nam có khoảng 49 cơng ty quản lý quỹ hoạt động, trong đó phần lớn là các quỹ đầu tư ngoại hoạt động trên
thị trường chứng khoán.
Chẳng hạn, Quỹ đầu tư DCVEIL (Dragon Capital Vietnam Enterprise Investment Ltd). Đây là quỹ đầu tư nổi
tiếng chính thức niêm yết trên sàn giao dịch chính của SGD Chứng khốn London. Ước tính tài sản ròng của
quỹ hiện tại lên đến hơn 500 triệu USD. Là một trong những quỹ đầu tư được thành lập lâu đời từ năm 1994,
xuất hiện tại thị trường Việt Nam với hình thức quỹ đầu tư đóng. Quỹ DCVEIL huy động vốn từ các nhà đầu
tư tại nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới và là cái tên có uy tín trong giới đầu tư tại thị trường Việt Nam.
Một số sản phẩm đầu tư có thể kể đến như: Công ty TNHH đầu tư doanh nghiệp Việt Nam, Quỹ Vietnam
Equity (ucits), Quỹ nợ Việt Nam SPC.
b) Đầu tư tài chính ra nước ngồi
Theo Cục Ðầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Ðầu tư), sau hơn 30 năm hội nhập và phát triển, đến nay, Việt
Nam không chỉ là một quốc gia tiếp nhận đầu tư hàng đầu trong khu vực mà còn vươn lên, trở thành quốc gia
có nhiều doanh nghiệp (DN), dự án đầu tư ra nước ngoài. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam ngày
càng đa dạng, thể hiện rõ nét qua thị trường, ngành nghề đầu tư, quy mơ, hình thức đầu tư, các loại hình kinh
tế và DN tham gia đầu tư. Tuy nhiên, việc đầu tư ra nước ngồi theo phương thức gián tiếp cịn chưa được
chú trọng nhiều và khơng có nhiều tài liệu báo cáo về tình hình phát triển việc đầu tư tài chính ra nước ngồi.
II.
1.
-




2.


Đầu tư phát triển
Khái niệm
Đầu tư phát triển: Đầu tư phát triển là phương thức đầu tư trực tiếp. Hoạt động đầu tư này nhằm duy
trì và tạo ra năng lực mới trong sản xuất và kinh doanh dịch vụ và trong sinh hoạt đời sống xã hội.
Đặc điểm của đầu tư phát triển
Quy mô tiền vốn, vật tư, lao động cho hoạt động đầu tư phát triển thường rất lớn
Thời kỳ đầu tư kéo dài
Thời gian vận hành các kết quả đầu tư kéo dài
Các thành quả của đầu tư phát triển thường phát huy tác dụng ngay tại nơi mà nó được tạo dựng nên
Đầu tư phát triển có độ rủi ro cao
Phân loại
Theo cơ cấu Tái sản xuất
10


lOMoARcPSD|9242611

Theo chiều rộng
Cải tạo, mở rộng cơ sở vật chất hiện có,
xây dựng mới; kỹ thuật và cơng nghệ
khơng thay đổi

Theo chiều sâu
Cải tạo, mở rộng, nâng cấp thiết bị; đầu
tư đổi mới dây chuyền công nghệ




-

Theo lĩnh vực hoạt động của các kết quả đầu tư
Đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh
Đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật
Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
Theo đặc điểm hoạt động của các kết quả đầu tư
Đầu tư cơ bản: Đầu tư cơ bản nhằm tái sản xuất các TSCĐ
Đầu tư vận hành: Đầu tư vận hành tạo ra hoặc tăng thêm TSCĐ cho các đơn vị sản xuất kinh doanh
dịch vụ
● Theo tính chất và quy mơ đầu tư
- Đầu tư theo các dự án quan trọng quốc gia
- Đầu tư theo các dự án nhóm A
- Đầu tư theo các dự án nhóm B
- Đầu tư theo các dự án nhóm C
● Theo nguồn vốn
- Đầu tư phát triển từ nguồn vốn trong nước
- Đầu tư phát triển từ nguồn vốn nước ngoài
● Theo chủ thể
- Đầu tư phát triển của nhà nước
- Đầu tư phát triển của tư nhân
- Đầu tư nước ngồi
3. Vai trị
➢ Đầu tư vừa tác động đến tổng cung, vừa tác động tới tổng cầu
a. Về mặt tổng cầu:
- Một nhân tố chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu của nền kinh tế là đầu tư, chiếm tỉ trọng từ 24 - 28%
trong cơ cấu tổng cầu của tất cả các nước trên thế giới.
- AD = GDP = C + I + G + (X -M)

- Trong ngắn hạn, khi đầu tư (I) tăng lên sẽ làm tổng cầu (AD) của nền kinh tế tăng lên, tổng cung
chưa kịp thay đổi, kéo theo đường cầu dịch chuyển lên trên về bên phải. Kéo theo sản lượng cân
bằng và giá cả của đầu vào tăng.
b. Về mặt tổng cung:
- Khi thành quả của đầu tư phát huy tác dụng, vốn đầu tư (I) lúc này sẽ chuyển hóa thành vốn sản xuất
(K).
- AS = GDP = f(L,K,R,T)
- Tổng cung dài hạn tăng lên kéo theo đường cung dịch chuyển về bên phải. Sản lượng ở mức cao hơn,
giá cả giảm xuống chính là nhân tố kích thích tiêu dùng, tăng gia sản xuất phát triển; tạo ra của cải
vật vật chất dồi dào cho xã hội,...
- Hình ảnh minh họa:

11


lOMoARcPSD|9242611

➢ Đầu tư tác động hai mặt đến sự ổn định kinh tế
- Nền kinh tế được duy trì ở trạng thái cân bằng nhờ cung - cầu, đầu tư là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp.
Do vậy mỗi sự thay đổi của nó đều dẫn đến những tác động làm duy trì hay phá vỡ sự ổn định kinh tế
của quốc gia.
- Khi tăng đầu tư, cầu của các yếu tố đầu vào tăng làm giá cả leo thang, dẫn đến tình trạng lạm phát.
Khiến cho sản xuất đình trệ, thu nhập thấp, kinh tế phát triển chậm. Mặt khác, khi đầu tư làm nhu cầu
tăng cao, từ đó kích thích sản xuất, mở rộng quy mơ, nâng cao đời sống cho người lao động,..
- Khi giảm đầu tư cũng dẫn đến tác động hai mặt. Vì vậy trong quá trình quản lý và điều hành các nhà
hoạch định chính sách cần thấy hết được các tác động của hai mặt này để hạn chế các tác động tiêu
cực, phát huy tác động tích cực, duy trì ổn định cho nền kinh tế.
➢ Đầu tư tác động đến tăng trưởng và phát triển kinh tế
- Mỗi quốc gia muốn giữ tốc độ tăng trưởng ở mức trung bình thì tỷ lệ đầu tư phải đạt từ 15 - 25% so
với GDP tùy thuộc vào ICOR.

- ICOR = Vốn đầu tư/ Mức tăng GDP.
- Hệ số ICOR nói rằng: vốn được tạo ra bằng đầu tư là yếu tố cơ bản của tăng trưởng. Hệ số này cũng
phản ánh trình độ kỹ thuật của sản xuất là số đo năng lực sản xuất của đầu tư.
- Đối với các nước phát triển, ICOR thường lớn từ 5 - 7 do thừa vốn, thiếu lao động; các nước chậm
phát triển ICOR từ 2 - 3 do thiếu vốn thừa lao động. Chỉ tiêu ICOR mỗi nước phụ thuộc vào nhiều
yếu tố, theo trình độ phát triển kinh tế và cơ chế chính sách trong nước.
- Một số chỉ tiêu ICOR của một số nước:

12


lOMoARcPSD|9242611

➢ Đầu tư là nhân tố quyết định đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Con đường tất yếu có thể tăng trưởng nhanh với tốc độ mong muốn là tăng cường đầu tư. Đối với
các ngành công nghiệp, dịch vụ sẽ đem lại hiệu quả cao hơn so với đầu tư nơng, lâm ngư nghiệp.
Chính sách đầu tư sẽ quyết định quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở quốc gia.
- Về cơ cấu lãnh thổ, đầu tư có tác dụng giải quyết sự mất cân đối về phát triển giữa các vùng lãnh thổ.
Vùng yếu kém thốt khỏi tình trạng đói nghèo, phát huy được lợi thế về tài nguyên - địa lý - chính trị
- xã hội.
➢ Đầu tư với việc tăng cường khả năng khoa học và công nghệ của đất nước
- Đầu tư là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định đổi mới và phát triển khoa học, công nghệ
của một doanh nghiệp quốc gia.
- Công nghệ là trung tâm của cơng nghiệp hóa, là điều kiện tiên quyết để các nước đang phát triển có
thể thực hiện cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa.
- Để phản ánh sự tác động của đầu tư đến trình độ phát triển của khoa học và cơng nghệ, ta có thể sử
dụng các chỉ tiêu:
● Tỷ trọng vốn đầu tư đổi mới công nghệ/ tổng vốn đầu tư.
→ Mức độ đầu tư đổi mới cơng nghệ nhiều hay ít trong từng thời kỳ.
● Tỷ trọng chi phí mua sắm máy móc thiết bị/ tổng vốn đầu tư thực hiện.

→ Tỷ lệ vốn là máy móc thiết bị chiếm bao nhiêu.
● Tỷ lệ vốn đầu tư theo chiều sâu/ tổng vốn đầu tư thực hiện.
→ Đầu tư chiều sâu gắn liền với đổi mới công nghệ, tỷ lệ thuận với đổi mới khoa học - cơng
nghệ.
● Tỷ trọng vốn đầu tư cho các cơng trình mũi nhọn, trọng điểm .
→ Thấy mức độ tập trung của công nghệ và gián tiếp phản ánh mức độ hiện đại của công
nghệ.
- Hiện nay, Việt Nam là một trong 90 nước kém nhất về cơng nghệ, cịn lạc hậu so với thế giới. Việc
chuyển giao công nghệ trên các nước đang phát triển hiện là điểm cơ bản để phát triển kinh tế. Tuy
nhiên, vấn đề chuyển giao công nghệ cần được xem xét kỹ lưỡng hơn tại Việt Nam do đôi khi nhận
lại được những công nghệ lạc hậu do trình độ thấp kém. Vì vậy muốn cải thiện tình hình trên, con
đường tự nghiên cứu và phát minh hoặc nhập cơng nghệ mới từ nước ngồi là điều chúng ta đang
hướng tới.
13

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

4. Thực trạng đầu tư phát triển của Việt Nam giai đoạn 2016-2021

❖ Tổng vốn đầu tư toàn xã hội
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2016 theo giá hiện hành ước tính đạt 1.485,1 nghìn tỷ đồng, tăng
8,7% so với năm 2015 và bằng 33% GDP, bao gồm: Vốn khu vực Nhà nước đạt 557,5 nghìn tỷ đồng, chiếm
37,6% tổng vốn và tăng 7,2%; vốn khu vực ngồi Nhà nước đạt 579,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 39% và tăng
9,7%; vốn khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi đạt 347,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 23,4% và tăng 9,4%.
Đến năm 2021, vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện theo giá hiện hành năm 2021 đạt 2.891,9 nghìn tỷ đồng,
tăng gấp 2 lần so với 2016, tăng 3,2% so với năm trước, tuy đây là mức tăng thấp nhất trong giai đoạn 20162021 nhưng là kết quả khả quan trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trong nước và trên thế
giới. Trong đó, vốn khu vực Nhà nước đạt 713,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 24,7% tổng vốn và giảm 2,9% so với

năm trước, giảm 14,3% so với 2016; khu vực ngoài Nhà nước đạt 1.720,2 nghìn tỷ đồng, bằng 59,5% và
tăng 7,2% so với năm trước, tăng 21,24% so với 2016; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi đạt 458,1
nghìn tỷ đồng, bằng 15,8% và giảm 1,1% so với năm trước, giảm 6,9% so với 2016.
❖ Đầu tư trực tiếp của nước ngoài
Đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến thời điểm 26/12/2016 thu hút 2.556 dự án cấp phép mới với
số vốn đăng ký đạt 15.182,3 triệu USD, tăng 27% về số dự án và giảm 2,5% về vốn đăng ký so với cùng kỳ
năm 2015. Bên cạnh đó, có 1.225 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư
14

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

với số vốn tăng thêm đạt 5.765,1 triệu USD, tăng 50,5% về số dự án và giảm 19,7% về vốn tăng thêm.
Trong năm 2016 có 2.547 doanh nghiệp, tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngồi góp vốn mua cổ phần (với
tỷ lệ vốn lớn hơn 50% vốn điều lệ hoặc thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện) với tổng vốn đầu tư là 3.425,3
triệu USD. Như vậy, tính chung tổng vốn đăng ký của các dự án cấp mới, cấp vốn bổ sung và đầu tư theo
hình thức góp vốn, mua cổ phần trong năm 2016 đạt 24.372,7 triệu USD, tăng 7,1% so với năm trước. Vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện năm 2016 ước tính đạt 15,8 tỷ USD, tăng 9% so với năm 2015, đạt
mức giải ngân vốn FDI cao nhất từ trước đến nay.
Năm 2019, trong số 81 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư trực tiếp được cấp phép mới tại Việt Nam
trong năm 2019, Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn nhất với 3.668,8 triệu USD, chiếm 21,9% tổng vốn đăng ký
cấp mới; tiếp đến là Đặc khu hành chính Hồng Cơng (TQ) đạt 2.811,9 triệu USD, chiếm 16,8%; Trung Quốc
2.373,4 triệu USD, chiếm 14,2%; Xin-ga-po 2.100,9 triệu USD, chiếm 12,5%; Nhật Bản 1.820,7 triệu USD,
chiếm 10,9%; Đài Loan 860,6 triệu USD, chiếm 5,1%; Thái Lan 562,3 triệu USD, chiếm 3,4%; Xa-moa
543,1 triệu USD, chiếm 3,2%.
Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam: Tính đến ngày 20/12/2021 bao gồm vốn đăng ký cấp
mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 31,15 tỷ USD,
tăng 9,2% so với năm 2020, .

– Vốn đăng ký cấp mới: Có 1.738 dự án được cấp phép với số vốn đăng ký đạt 15,25 tỷ USD, giảm 31,1%
về số dự án so với 2020, giảm 32% so với 2016 và tăng 4,1% về số vốn đăng ký so với năm trước.
– Vốn đăng ký điều chỉnh: Có 985 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư
tăng thêm 9,01 tỷ USD, tăng 40,5% so với năm trước.
– Vốn đăng ký góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngồi: Có 3.797 lượt với tổng giá trị góp vốn
6,89 tỷ USD, giảm 7,7% so năm trước. Trong đó, có 1.535 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ
của doanh nghiệp với giá trị góp vốn là 5,03 tỷ USD và 2.262 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần
trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 1,86 tỷ USD.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam năm 2021, ước đạt 19,74 tỷ USD, giảm 1,2% so với
năm trước.
❖ Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài
Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong năm 2018 có 149 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với
tổng vốn của phía Việt Nam là 376,2 triệu USD; 35 dự án điều chỉnh vốn với số vốn tăng thêm là 56 triệu
USD. Tính chung tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và tăng thêm) năm 2018 đạt
432,2 triệu USD.
Trong năm 2019 có 32 quốc gia, vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam, trong đó Ơ-xtrây-li-a là nước dẫn
đầu với 154,6 triệu USD, chiếm 30,4%; Hoa Kỳ 93,4 triệu USD, chiếm 18,4%; Cam-pu-chia 73,7 triệu
USD, chiếm 14,5%; Tây Ban Nha 59,8 triệu USD, chiếm 11,8%; Xin-ga-po 48,1 triệu USD, chiếm 9,5%.
Đầu tư của Việt Nam ra nước ngồi: Trong năm 2021 có 61 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với
tổng số vốn của phía Việt Nam là 409,1 triệu USD, tăng 28,6% so với năm trước; có 22 lượt dự án điều
chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn điều chỉnh giảm 776 triệu USD. Do tháng 12/2021, Tập đồn Dầu khí Quốc
15

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

gia Việt Nam đã điều chỉnh vốn giảm 1,2 tỷ USD của dự án thăm dò phát triển và khai thác dầu khí tại Nga.
Nếu khơng tính dự án này, tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và điều chỉnh) năm

2021 đạt 828,7 triệu USD.
III.
Đầu tư thương mại
1. Khái niệm
Đầu tư thương mại là khoản đầu tư vào một doanh nghiệp với mục đích sinh lời, bao gồm việc mua hoặc bán
hàng hóa và dịch vụ, với kỳ vọng tạo ra dòng tiền. (chủ đầu tư bỏ tiền ra để mua hàng sau đó bán lại với giá
cao hơn nhằm thu lợi nhuận.)
Đặc điểm của đầu tư thương mại:
- Không trực tiếp tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế (trừ hoạt động ngoại thương)
- Hoạt động thương mại làm tăng giá trị của tài sản.
Trong đầu tư thương mại có sự chuyển giao quyền sở hữu, làm tăng tài sản chính của chủ đầu tư.
Là điều kiện quan trọng và cầu nối để thúc đẩy đầu tư phát triển.
2. Phân loại
Thương mại hàng hóa

Thương mại dịch vụ

Chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá từ
người bán sang người mua.

Hoạt động cung ứng dịch vụ không dẫn
đến việc xác lập quyền sở hữu của bên mua
đối với dịch vụ.

Có sự tách rời giữa khâu sản xuất và tiêu
thụ. Thước đo đánh giá là sự ổn định về
chất lượng sản phẩm.

Quá trình tạo ra và tiêu dùng dịch vụ diễn
ra trực tiếp, đồng thời giữa người sử dụng

dịch vụ và người cung ứng dịch vụ. Do đó
thước đo đánh giá chất lượng dịch vụ là sự
hài lòng của người nhận dịch vụ

Người cung cấp hàng hóa và người sử
dụng thiết lập mối quan hệ ngắn hơn hơn
thương mại dịch vụ. Do hiệu quả của việc
sử dụng hàng hóa địi hỏi q trình ngắn
hơn dịch vụ thương mại.

Người sử dụng dịch vụ thương mại và
người cung ứng dịch vụ thường thiết lập
mối quan hệ kinh doanh lâu dài do hiệu
quả của việc tiêu dùng dịch vụ địi hỏi một
q trình. Q trình này đơi khi cịn có sự
hỗ trợ của các phương tiện kĩ thuật, có thể
dẫn tới chi phí lớn.

3. Vai trị
❖ Thúc đẩy lưu thơng hàng hóa
16

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

Đối với nền kinh tế, đầu tư tài chính có vai trò thúc đẩy nền kinh tế sản xuất phát triển. Thông qua hoạt động
thương mại trên thị trường, các chủ thể kinh doanh mua bán các hàng hóa, dịch vụ, từ đó đảm bảo cho q
trình tái sản xuất được tiến hành bình thường, lưu thơng hàng hóa dịch vụ thơng suốt. Với những hàng hóa

và dịch vụ được sử dụng nhiều sẽ thúc đẩy thương nhân sản xuất, phát triển để kịp thời cung ứng cho thị
trường và ngược lại. Ngoài ra, tại các vùng kém phát triển, kinh tế khó khăn cũng được cung ứng tư liệu sản
xuất, vật phẩm tiêu dùng và mua bán các sản phẩm, để thúc đẩy kinh tế hàng hóa ở các vùng này phát triển,
đẩy lùi kinh tế tự nhiên, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng, cân bằng lại các hoạt động kinh tế.
❖ Thúc đẩy sản xuất, đẩy mạnh q trình cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa
Là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, cung ứng các tư liệu sản xuất cần thiết, tạo điều kiện cho sản xuất
được tiến hàng một cách thuận lợi. Mở rộng khả năng tiêu dùng, nâng cao mức hưởng thụ của các cá nhân
và doanh nghiệp, cũng như nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp, tích cực góp phần tăng tích
lũy xã hội nhằm thực hiện cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Hoạt động thương mại thơng qua cơ chế thị trường kích thích các nhà sản xuất kinh doanh ứng dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật, đổi mới trang thiết bị và quy trình công nghệ, ứng dụng khoa học vào quản lý để nền sản
xuất ngày một phong phú tiên tiến hơn, có đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Đây là những tiến trình quan
trọng trên con đường CNH- HĐH. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH- HĐH là một quá trình chịu
sự tác động của nhiều nhân tố, trong đó thị trường và thương mại có ý nghĩa quan trọng.
Cầu nối gắn kết nền kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới, mở rộng thị trường thông qua hoạt động
xuất nhập khẩu, đưa hàng hóa trong nước ra nước ngồi và nhập hàng hóa, thiết bị kỹ thuật qua việc thực
hiện chính sách mở cửa. Hàng hóa tiêu thụ nhanh, giá trị hàng hóa được thực hiện, phần tích lũy trong cơ
cấu giá cả hàng hóa được hình thành. Như vậy, hoạt động thương mại góp phần đẩy mạnh sản xuất, tích lũy
vốn cho sự nghiệp CNH- HĐH của nước ta trong thời kỳ hội nhập.
Ngoài ra, khi nhu cầu tiêu dùng của con người được đáp ứng, trở nên phong phú hơn thì hoạt động thương
mại cịn có vai trị quan trọng trong việc định hướng người dùng, thậm chí ra ngồi phạm vi lãnh thổ mỗi
quốc gia. Trên thực tế, vai trò này được nhận biết rõ nhất với các sản phẩm, dịch vụ được ưa chuộng, hay
được quảng cáo, giới thiệu bởi người nổi tiếng tạo nên uy tín và thương hiệu. Qua đó tạo nên tập quán tiêu
dùng mới hay những thương hiệu được người dùng ưa chuộng trên thị trường.
Tạo điều kiện cho quá trình trao đổi ngày càng được mở rộng, nhu cầu tăng cao sẽ xuất hiện sự so sánh về
chất lượng sản phẩm trên thị trường. Từ đó góp phần thúc đẩy doanh nghiệp năng động sáng tạo trong sản
xuất, kinh doanh,thúc đẩy sự phát triển của quá trình sản xuất hàng hóa chất lượng hơn và đa dạng hơn, thúc
đẩy cải tiến, phát huy sáng kiến để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ trên thị trường. Khi
hoạt động thương mại có tiềm năng và thuận lợi trong việc phát triển sẽ kéo theo nhu cầu về sức mua, sức sử
dụng dịch vụ tăng cao. Cầu tăng sẽ kéo theo cung tăng, thúc đẩy q trình sản xuất cũng như chất lượng

hàng hóa.
Tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, làm tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh và các hoạt động xã hội khác.
Ngồi ra, cịn tạo việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống của người dân trong xã hội.
4. Thực trạng đầu tư thương mại của Việt Nam giai đoạn 2016-2021
4.1 Thương mại dịch vụ trong nước
Hoạt động thương mại và dịch vụ trong nước giai đoạn 2016-2019 phát triển ổn định và tăng trưởng khá.
Lượng cung hàng hóa trên thị trường dồi dào, đáp ứng kịp thời cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng. Tổng mức
17

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong giai đoạn 2016-2019 đạt 16.827,2 nghìn tỷ đồng, bình
quân mỗi năm đạt 4.206,8 nghìn tỷ đồng, gấp 1,3 lần so với giai đoạn 2011-2015.
Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên hoạt động thương mại và dịch vụ không sôi động như
những năm trước, người tiêu dùng hạn chế mua sắm nơi công cộng, đi du lịch và ăn uống ngồi. Tổng mức
bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2020 ước tính đạt 5.059,8 nghìn tỷ đồng, tăng 2,6% so
với năm trước, đây là mức tăng thấp nhất trong giai đoạn 2016-2020.
Tính chung 5 năm 2016-2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 21.887
nghìn tỷ đồng, bình quân mỗi năm tăng 9,4%/năm, bao gồm: Bán lẻ hàng hóa đạt 16.664,3 nghìn tỷ đồng,
chiếm 76,1% tổng mức và tăng 10,7%/năm; dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 2.559,6 nghìn tỷ đồng, chiếm
11,7% và tăng 5%/năm; dịch vụ và du lịch đạt 2.663,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 12,2% và tăng 5,7%/năm.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giai đoạn 2016-2020
(theo giá hiện hành)
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và
doanh thu dịch vụ tiêu dùng
(Nghìn tỷ đồng)


Tốc độ tăng so với năm
trước (%)

TỔNG SỐ 5 NĂM

21.887,0

9,4

2016

3.546,3

10,0

2017

3.956,6

11,6

2018

4.393,5

11,0

2019

4.930,8


12,2

Sơ bộ 2020

5.059,8

2,6
Nguồn: Tổng cục Thống kê

Trong tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, doanh thu bán lẻ hàng hóa giai đoạn 2016-2020 tăng
trưởng khá, bình quân mỗi năm đạt mức tăng hơn 10%. Các đơn vị bán lẻ đã chủ động và nhanh chóng thích
ứng với tình hình mới, thay đổi phương thức kinh doanh để tăng doanh thu bán lẻ. Hệ thống kênh phân phối
hàng hóa trên cả nước đã triển khai nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn, đồng thời kích cầu mua, bán
hàng hóa trực tuyến và áp dụng chính sách giao hàng đảm bảo lợi ích người tiêu dùng. Mạng lưới bán hàng
ngày càng phát triển, hệ thống hạ tầng thương mại có sự biến chuyển phù hợp với tình hình phát triển kinh tế
- xã hội, phục vụ tốt cho nhu cầu sản xuất và đời sống của người dân. Các hình thức hạ tầng bán bn, bán
lẻ hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại tăng nhanh chóng, hàng hóa lưu thơng trên thị trường trong
nước ngày càng đa dạng, phong phú cả về chủng loại và cấp độ sản phẩm, giá cả hàng hóa ổn định, chất
lượng đảm bảo.
Số trung tâm thương mại năm 2020 là 250 trung tâm, tăng 56,3% so với năm 2015; số siêu thị là 1.163 siêu
thị, tăng 39,8%. Mạng lưới chợ dân sinh tính đến thời điểm 31/12/2020, địa bàn cả nước có 8.581 chợ dân
sinh, tuy có dấu hiệu tăng trong 3 năm trở lại đây nhưng vẫn giảm 0,9% so với năm 2015 và vẫn giữ vai trò
quan trọng trong việc cung ứng và tiêu thụ hàng hóa.
18

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611


Doanh thu bán lẻ hàng hóa các năm 2016-2020 (Nghìn tỷ đồng)

NĂM

Doanh thu bán lẻ hàng hóa
(Nghìn tỷ đồng)

Tốc độ tăng so với năm
trước (%)

2016

2648,9

10,2

2017

2967,5

12,0

2018

3308,0

11,5

2019


3743,0

13,1

2020

3996,9

6,8
Nguồn: Tổng cục Thống kê

4.2 Thương mại và dịch vụ quốc tế
Ngay từ năm đầu của nhiệm kỳ (năm 2016), Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo tháo gỡ khó khăn,
khơi dậy nguồn lực phát triển trong toàn xã hội trên tinh thần của một Chính phủ liêm chính, kiến tạo và
hành động, với những quyết tâm cao trong cải cách thủ tục hành chính, kiến tạo mơi trường kinh doanh, đầu
tư thuận lợi, thơng thống; cùng với đó là sự nỗ lực của các Bộ, ngành trong việc triển khai tích cực và đồng
bộ các giải pháp và sự đồng thuận, hưởng ứng tích cực của tồn dân và doanh nghiệp. Do vậy hoạt động
xuất nhập khẩu trong giai đoạn 2016-2020 đã đạt những kết quả tích cực, đáng khích lệ với điểm nổi bật là
xuất khẩu tăng trưởng cao và liên tục; công tác phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu, đa dạng hóa mặt
hàng xuất khẩu và kiểm sốt nhập khẩu đi liền với kiềm chế nhập siêu đạt hiệu quả cao.
Với quy mô thương mại ngày càng lớn, tăng trưởng xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ bình quân hằng
năm thời kỳ 2016-2020 vẫn duy trì ở mức cao bất chấp kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn và ảnh hưởng
nặng nề của dịch Covid-19. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng từ 174,6 tỷ USD năm 2015 lên
khoảng 288,9 tỷ USD năm 2020; bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 251,1 tỷ USD/năm, gấp 1,5 lần so với
mức 141,9 tỷ USD/năm giai đoạn 2011- 2015, đây là động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. Kim
ngạch nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 247,7 tỷ USD/năm. Tăng trưởng
xuất khẩu bình quân giai đoạn 2016-2020 ước đạt 10,6% cao hơn tăng trưởng nhập khẩu bình quân 1,6 điểm
% (9,0%).
Kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ bình quân giai đoạn 2011-2015 và giai đoạn 20162020


2011-2015
Kim ngạch
bình quân năm
(Tỷ USD)
Tổng kim ngạch

288,9

2016-2020

Tăng trưởng
bình quân
(%)
15,4

Kim ngạch
bình quân năm
(Tỷ USD)
498,8

19

Downloaded by tran quang ()

Tăng trưởng
bình quân (%)

9,8



lOMoARcPSD|9242611

2 chiều
Xuất khẩu

141,9

17,0

251,1

10,6

Nhập khẩu

147,0

14,0

247,7

9,0
Nguồn: Tổng cục Thống kê

a) Xuất, nhập khẩu hàng hóa
Đối với xuất nhập khẩu hàng hóa, kim ngạch tăng từ 327,8 tỷ USD năm 2015 lên 545,4 tỷ USD năm 2020,
kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa bình quân giai đoạn 2016-2020 ước đạt 464,8 tỷ USD/năm, tốc độ tăng
bình quân giai đoạn này ước đạt 10,7%/năm. Trong đó, xuất khẩu hàng hóa tăng từ 162 tỷ USD năm 2015
lên 282,7 tỷ USD năm 2020. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa bình qn giai đoạn 2016-2020 đạt 236,5 tỷ

USD/năm, tăng trưởng bình quân đạt 11,8%/năm. Nhập khẩu hàng hóa tăng từ 165,8 tỷ USD năm 2015 lên
khoảng 262,7 tỷ USD năm 2020, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa bình qn giai đoạn 2016-2020 đạt 228,4
tỷ USD, tăng trưởng bình qn nhập khẩu hàng hóa giai đoạn này đạt 9,6%/năm.
Hội nhập kinh tế đã thúc đẩy hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa ngày càng phát triển. Tuy nhiên, các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi vẫn là khu vực tận dụng tốt hơn ưu thế của hội nhập quốc tế. Xuất
khẩu của khu vực này (kể cả dầu thô) luôn đạt mức tăng trưởng cao và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn với
72,34% so với tổng giá trị xuất khẩu trong năm 2020. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân năm giai
đoạn 2016-2020 của khu vực có vốn đầu tư nước ngồi đạt 12.32%/năm, cao hơn mức tăng chung
11,77%/năm của xuất khẩu. Ngoài ra, cán cân thương mại hàng hóa của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngồi ln ở trạng thái xuất siêu và có xu hướng tăng mạnh qua các năm, trong khi cán cân thương mại
của các doanh nghiệp trong nước luôn nhập siêu ở mức cao.
Tỷ lệ xuất khẩu hàng hóa so với GDP ngày càng gia tăng, giai đoạn 2016-2020 ước khoảng gần 100%, cao
hơn nhiều so với giai đoạn 2011-2015 (khoảng 78%), thể hiện độ mở rất lớn của nền kinh tế. Xuất khẩu bình
quân đầu người cũng tăng khá nhanh từ 1.461 USD/người giai đoạn 2011-2015 lên khoảng 2.479
USD/người giai đoạn 2016-2020. Trong vòng 5 năm xuất khẩu bình quân đầu người tăng từ 1.894
USD/người năm 2016 lên khoảng 2.897 USD/người vào năm 2020.
Về mặt hàng xuất khẩu, nếu như năm 2016 có 25 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD, chiếm
89,1% tổng kim ngạch thì năm 2020 có 32 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 92,4%
tổng kim ngạch. Trong đó, chủ yếu là các mặt hàng gia công, lắp ráp như: Điện thoại và linh kiện (chiếm
18,1%); điện tử, máy tính và linh kiện (chiếm 15,8%); hàng dệt may (chiếm 10,5%); máy móc thiết bị, dụng
cụ phụ tùng; giày dép; gỗ và sản phẩm gỗ; phương tiện vận tải và phụ tùng; hàng thủy sản.
Thị trường xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2016-2020 vẫn tập trung vào các bạn hàng truyền thống trong
khu vực châu Á như các nước thuộc khối ASEAN (9,5%), Trung Quốc (16%), Nhật Bản (7,6%), Hàn Quốc
(7%). Ngoài ra, kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ và EU chiếm tỷ trọng ngày càng lớn (Hoa Kỳ chiếm
22,5%, EU chiếm 15,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam).
Về nhập khẩu, bình qn 5 năm giai đoạn 2016-2020 ước tính tốc độ tăng kim ngạch bình qn đạt
9,6%/năm, trong đó khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi ước tính tăng 11,7%/năm, cao hơn 2,1 điểm
phần trăm so với tăng trưởng chung về nhập khẩu; khu vực kinh tế trong nước tăng 6,5%/năm, thấp hơn 3,2
điểm phần trăm so với mức tăng chung về nhập khẩu.
20


Downloaded by tran quang ()



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×