Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Mối quan hệ giữa tính đảng và tính khoa học trong nghiên cứu lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.5 KB, 12 trang )

LỜI NÓI ĐẦU

Một trong những nội dung quan trong của phương pháp luận sử học là xác định
đúng đắn tính đảng và tính khoa học. Nắm chắc hai phạm trù này sẽ góp phần quan
trọng giúp nhà nghiên cứu lịch sử có cái nhìn đúng đắn, chính xác và khách quan về
hiện thực lịch sử.
Vấn đề tính khoa học và tính đảng cũng như mối liên hệ giữa chúng trong
nghiên cứu lịch sử là chủ đề của rất nhiều các cuộc thảo luận, những cuộc đấu tranh
gay gắt. Có nhiều ý kiến trái ngược nhau về vấn đề này: Nhiều người nêu lên sự mâu
thuẫn giữa tính Đảng và tính khoa học, người lại nêu lên mối liên hệ giữa hai phạm
trù này nhưng lại đặt tính đảng lên trên.
Vậy tính đảng là gì và tính khoa học là gì? Mối quan hệ giữa hai phạm trù này
như thế nào? Vai trị của nó? Để trả lời những câu hỏi này chính là lý do tơi chọn đề
tài “Mối quan hệ giữa tính đảng và tính khoa học trong nghiên cứu lịch sử” làm tiểu
luận kết thúc chuyên đề Lý luận về lịch sử và Khoa học lịch sử.
I. Khái niệm tính đảng và tính khoa học trong nghiên cứu lịch sử.
Tính khoa học
Khoa học là một hình thái ý thức của xã hội, nhưng nú không phải là một
bộ phận của một thượng tầng kiến trúc thuộc một cơ sở kinh tế, phạm vi hoạt
động của nú rộng hơn bất cứ phạm vi hoạt động của một thượng tầng kiến trúc
nào khác. Tuy nhiên nú lại mang những yếu tố thượng tầng kiến trúc, những yếu
tố này càng nhiều bao nhiêu thì việc nghiên cứu khoa học càng gắn với lợi ích
giai cấp, càng phục vụ cho lợi ích trực tiếp của giai cấp ấy bấy nhiêu.

1


Tính khoa học là kết quả của q trình nhận thức đúng hiện thực khách quan,
thể hiện kết quả nghiên cứu sự vật, hiện tượng đạt đến độ chân lý và rút ra những khái
quát, lý luận. Nếu không đạt được khái qt lý luận thì chưa thể hồn thànhcơng việc
nghiên cứu khoa học. Khi nhà nghiên cứu đạt tới trình độ khái qt lý luận mới có thể


nắm vững mối liên hệ quy định bản chất của các sự vật, hiện tượng trong thế giới tự
nhiên và xã hội một cách chính xác, có hệ thống.
Chúng ta có thể thấy rõ điều này trong lịch sử loài người. Ngay từ khi con
người xuất hiện, họ đã có nhận thức về thế giới khách quan tuy nhiên những nhận
thức đó mới chỉ là những hiểu biết đơn giản của con người chứ chưa có sự khái quát
để trở thành khoa học, ví dụ ở các quốc gia cổ đại phương đông (Ai Cập, Lưỡng Hà,
ấn Độ, Trung Quốc), cư dân ở đây đã biết đến toán học cụ thể là người Ai Cập rất giỏi
về hình học, người Lưỡng Hà lại giỏi về số học… tuy nhiên những hiểu biết về tốn
học này của cư dân phương đơng chưa trở thành khoa học mà phải đến thiên niên kỷ I
TCN khi cư dân ở các quốc gia cổ đại phương tây: Hi Lạp, Rô ma khái quát những
hiểu biết về toán học này thành những định lý, định đề như định lý Pitago, tiên đề
Ơclit… thì những hiểu biết khoa học mới thực sự trở thành khoa học. Điều đó cho
thấy nhận thức của con người chỉ trở thành khoa học khi nó được khái qt hóa, trìu
tượng hóa, đạt đến chân lý.
Tuy nhiên, trong xã hội có giai cấp, việc nghiên cứu khoa học, nhất là khoa
học xã hội và nhân văn bao giờ cũng gắn với những vấn đề lợi ích của giai cấp, quan
hệ giữa các giai cấp. Đó chính là tính đảng trong nghiên cứu lịch sử.
Tính đảng
Tính đảng thể hiện hình thái ý thức, hệ tư tưởng của một giai cấp nhất định
trong xã hội và đó chính là giai cấp thống trị trong xã hội bởi vì bất kỳ một ngành
khoa học nào ra đời cũng nhằm phục vụ cho một giai cấp nhất định do đó khoa học
bao giờ cũng mang tính giai cấp và trong xã hội có giai cấp thì khơng có khoa học xã
2


hội vơ tư. Ví dụ trong xã hội chiếm hữu nô lệ, khoa học sẽ phục vụ cho giai cấp chiếm
nơ nên nó sẽ mang quan điểm, lập trường của giai cấp chiếm nô; trong xã hội tư bản,
khoa học thể hiện quan điểm của giai cấp tư sản, trong xã hội xã hội chủ nghĩa hiện
nay, chúng ta lấy chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho
mọi hoạt động thực tiễn của mình

Trong quá trình nghiên cứu lịch sử, tính đảng và tính khoa học có mối liên hệ
mật thiết với nhau. Chú trọng tính khoa học sẽ là cơ sở vững chắc cho việc nhận thức
và thực hiện lý tưởng của bản thân, ngược lại khi nắm vững tính đảng mới đạt được
khoa học thực sự. Đối với sử học Mácxít muốn đạt tới tính khoa học, nhất định phải
dựa trên cơ sở một hệ thống triết học đúng đắn, khoa học. Triết học Mác-Lênin không
chỉ thể hiện lý tưởng, ngọn cờ chiến đấu của giai cấp công nhân và nhân dân lao động,
mà trước hết nó là một học thuyết khoa học, làm cơ sở phương pháp luận cho các
khoa học, đặc biệt là khoa học xã hội, trong đó có sử học. Triết học Mác-Lênin giúp
nhà nghiên cứu xác định tính đảng đúng đắn trong nhận thức lịch sử xã hội loài người
và dân tộc. Nhờ vậy trong nghiên cứu lịch sử chúng ta mới đạt được tính khoa học
khách quan.
II. Nguyên tắc tính đảng và tính khoa học trong nghiên cứu lịch sử
2.1 Yêu cầu của việc xác định tính khoa học và tính đảng trong nghiên cứu sử
học
Trong cuốn Tồn tập Lênin đã viết: trong xã hội có giai cấp thì khơng có một
khoa học xã hội vơ tư. Điều đó có nghĩa là việc nghiên cứu khoa học xã hội phải phù
hợp với quan điểm, lập trường của một giai cấp, một đảng nhất định, bởi vì khoa học
không thuộc một thượng tầng kiến trúc của một cơ sở nào sản sinh ra nó và những
quan hệ mật thiết với nó mà là sản phẩm tinh thần của toàn bộ sự phát triển của xã
hội. Nhưng mặt khác, khoa học lại phát triển trong một thời đại lịch sử nhất định nên

3


tư duy lý luận của mỗi thời đại ở các thời đại khác nhau có những hình thức cũng như
nội dung rất khác nhau.
Tuy không phải là một bộ phận của thượng tầng kiến trúc, nhưng sự
phát triển của khoa học có liên quan mật thiết đến các hiện tượng xã hội và phục vụ
các tầng lớp, một giai cấp nhất định. Việc khoa học cố gắng phản ánh chính xác
những quy luật của thế giới khách quan, đề ra chân lý khách quan cũng nhằm giúp ích

cho con người hoạt động xã hội. Vì vậy trong xã hội có giai cấp, khoa học không thể
không chịu ảnh hưởng của giai cấp đang nắm quyền thống trị. Bất cứ nội dung của
hoa học nào cũng đều chịu ảnh hưởng của thế giới quan, quan điểm và lợi ích của giai
cấp mà nó phụ thuộc. Nhà khoa học thuộc giai cấp nào thường phục vụ cho giai cấp
ấy.
Tài liệu của mỗi một khoa học đều được kiểm nghiệm trong thực tiễn khách
quan, dựa vào những tài liệu này mà rút ra các quy luật. Tuy nhiên mỗi nhà khoa học
lại có cách nhìn khác nhau về các vấn đề của tự nhiên, xã hội, tư duy và mối quan hệ
giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Trong xã hội có giai cấp, cách nhìn này khơng thể
phản ánh lợi ích của một giai cấp nhất định trong xã hội và mang tính chất của thượng
tầng kiến trúc.
Tóm lại, tuy khoa học là một hình thái của ý thức xã hội, nhưng nó khơng phải
là một bộ phận của thượng tầng kiến trúc thuộc một cơ sở kinh tế; phạm vi hoạt động
của nó rộng lớn hơn bất cứ phạm vi hoạt động của một thượng tầng kiến trúc nào
khác. Tuy nhiên nó lại mang những yếu tố thượng tầng kiến trúc, những yếu tố này
càng nhiều bao nhiêu thì việc nghiên cứu khoa học càng gắn với lợi ích giai cấp, càng
phục vụ cho lợi ích của giai cấp bấy nhiêu. Tuy nhiên chúng ta cần phân biệt sự khác
nhau giữa khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Khoa học xã hội không trực tiếp liên
hệ với sản xuất vật chất nhưng lại liên quan mật thiết với cơ sở và giai cấp trong xã
hội. Khoa học xã hội là một công cụ đấu tranh giai cấp, phục vụ cho lợi ích của một
giai cấp, ví dụ chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là vũ khí lý luận sắc
4


bén của giai cấp công nhân và nhân dân lao động nhằm đấu tranh chống lại
những quan điểm phi mácxít của giai cấp tư sản, đấu tranh chống lại sự nơ dịch và
bóc lột của giai cấp tư sản đối với quần chúng nhân dân lao động.
Bên cạnh việc xác định đúng đắn tính khoa học thì trong nghiên cứu lịch sử nhà
nghiên cứu cần nắm vững tính đảng, tức là đứng trên lập trường của một giai cấp nhất
định. Đối với sử học mácxít, nhà nghiên cứu cấn đứng trên lập trường của giai cấp vô

sản, giai cấp tiến bộ nhất trong xã hội, đại diện chân chính nhất cho quyền lợi, nguyện
vọng của toàn thể nhân dân lao động để có thể phản ánh đúng hiện thực khách quan,
nhận thức đúng quá trình phát triển của lịch sử, qua đó bảo vệ quyền lợi của những
người bị bóc lột và thực hiện mục đích cuối cùng của giai cấp công nhân là xây dựng
thành công chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới, đồng thời đấu tranh chống âm mưu
“diễn biến hịa bình”, của chủ nghĩa đế quốc.
Như vậy tính khoa học trong nghiên cứu lịch sử thể hiện chân lý mà chúng ta
phải đạt đến trong nghiên cứu hiện thực khách quan, cịn tính đảng là biểu hiện tự
giác, hoàn chỉnh và cao nhất về nhận thức những quan điểm, lợi ích của một giai cấp
nhất định (ở đây là giai cấp vô sản trong nghiên cứu khoa học). Tính đảng
được thể hiện trong cuộc đấu tranh trên nhiều lĩnh vực khác nhau để hiểu biết chân lý,
phục vụ lợi ích của giai cấp vơ sản một cách có ý thức. Tính đảng được thể hiên cơng
khai ở việc bảo vệ lợi ích của quần chúng nhân dân lao động.
Tính đảng mácxít là bản chất của phương pháp luận của nhà nghiên cứu
khoa học xã hội, trong đó có nhà sử học, giúp các nhà nghiên cứu phân tích lịch sử
một cách sâu sắc.
2.2. Nội dung của tính khoa học và tính đảng cộng sản trong sử học mácxít
Nội dung của tính khoa học là đạt được chân lý trong nhận thức về hiện thực
khách quan. Nội dung này rất phong phú bao gồm những vấn đề cơ bản sau:

5


Thứ nhất, đứng trên lập trường của giai cấp vô sản. Do vị trí, sứ mệnh lịch sử
và bản chất của giai cấp công nhân là giai cấp tiến bộ nhất, đại biểu cho quyền lợi của
nhân dân lao động, nắm vai trò lãnh đạo cách mạng trong cuộc đấu tranh chống mọi
hình thức áp bức, bóc lột, xây dựng xã hội ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Việc đứng
vững trên lập trường của giai cấp vô sản để nghiên cứu lịch sử đòi hỏi chúng ta phải
nhận thức đúng lập trường, quan điểm, mục tiêu đấu tranh của giai cấp công nhân;
trung thành với lý tưởng cộng sản chủ nghĩa; đấu tranh chống mọi biểu hiện, xu

hướng, những cuộc tấn công vào quyền lợi của giai cấp công nhân thơng qua
việc xun tạc, bóp méo lịch sử. Viếc đứng vững trên lập trường của giai cấp công
nhân không hề làm lu mờ, hạ thấp tinh thần, ý thức dân tộc của việc nghiên cứu lịch
sử. Bởi vì, giai cấp công nhân là một bộ phận, người lãnh đạo nhân dân thực hiện mọi
quyền lợi, nguyện vọng chính đáng của dân tộc.
Thứ hai, nhận thức và vận dụng đúng, linh hoạt, sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin
và tư tưởng Hồ Chí Minh vào nghiên cứu lịch sử. Đây là cơ sở tư tưởng, kim chỉ nam
hành động của các nhà sử học. Việc vận dụng đúng chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh địi hỏi chúng ta nắm vững những vấn đề cơ bản, có tính ngun lý,
học thuyết khoa học để soi sáng những hiện tượng, sự kiện đa dạng, phức tạp của
các lĩnh vực lịch sử cần nghiên cứu. Cái chủ yếu trong việc học tập chủ nghĩa MácLênin là thấm nhuần phương pháp của nó. Đó là phương pháp duy vật biện chứng tức
là nhìn sự vật hiện tượng trong quá trình vận động biện chứng với nhau và trong mối
tương quan đa dạng, phức tạp. Ví dụ lý giải tại sao cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX
rất nhiều nhà yêu nước Việt Nam đã ra đi tìm đường cứu nước như Phan Bội Châu,
Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Aí Quốc - Hồ Chí Minh, song chỉ
duy nhất có Nguyễn Ái Quốc là tìm ra được con đường cứu nước cho dân tộc? Để lý
giải câu hỏi này, chúng ta cần phân tích về q hương, gia đình đặc biệt là bản thân
Nguyễn Ái Quốc lúc đó. Qúa trình ra đi tìm đường cứu nước của Người có nhiều
điểm khác so với các bậc tiền bối lúc đó, trước hết là về hướng đi: nếu các bậc tiền
6


bối tìm đường sang phương đơng để nhận sự giúp đỡ thì Nguyễn Ái Quốc lại tìm
đường sang phương tây để xem các nước ấy đã làm như thế nào mà hùng mạnh rồi về
nước giúp đồng bào mình; ngồi ra phương pháp của Người trong quá trình ra đi tìm
đường cứu nước là phương pháp tự vơ sản hóa, tức là Người tự hịa mình vào trong
quần chúng nhân dân, tự lao động để kiếm sống để từ đó hiểu được nguyện vọng của
quần chúng nhân dân như thế nào. Trên cơ sở phân tích như vậy chúng ta sẽ có một
cách lý giải đúng đắn sâu sắc về quá trình ra đi tìm đường cứu nước của Hồ Chí
Minh.

2.3. Nhận thức, nắm vững quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, nhà
nước để vận dụng vào việc nghiên cứu lịch sử
Quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, nhà nước là sự cụ thể hóa, sự vận
dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào tình hình,
nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong những thời kỳ, giai đoạn lịch sử,
theo mục tiêu chung được xác định. Vì vậy việc nắm vững quan điểm, đường lối,
chính sách của Đảng và nhà nước trong nghiên cứu lịch sử không chỉ là việc nhận
thức chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để hiểu lịch sử Đảng, lịch sử dân
tộc mà còn giúp chúng ta hiểu sâu sắc, phong phú hơn các vấn đề lịch sử có liên quan
về một tài liệu, sự kiện, khái quát lý luận từ thời cổ đại đến nay. Ví dụ ngay trong
Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt của Nguyễn Ái Quốc đề ra trong Hội nghị hợp
nhất Đảng năm 1930 đã xác định con đường đi lên của cách mạng Việt Nam ngay sau
khi cách mạng thành công là tiến lên xã hội chủ nghĩa, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ
nghĩa. Đây là sự vận dụng một cách linh hoạt chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh
cụ thể của nước ta, và trong thời kỳ hiện nay Đảng ta vẫn xác định chúng ta
đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
2.4. Tính chiến đấu của khoa học lịch sử mácxít - lêninnít

7


Đây là một trong những biểu hiện cao nhất của tính đảng cộng sản chủ
nghĩa. Điều này do tính giai cấp của khoa học lịch sử, tính chiến đấu của nó. Bởi vì
khơng có một mơn khoa học nào nằm ngồi giai cấp, khơng phục vụ cho một giai cấp
nhất định. Trong xã hội có giai cấp, khơng chỉ giai cấp thống trị sử dụng lịch sử như
một công cụ áp bức, một vũ khí đấu tranh chống nhân dân lao động mà nhân
dân bị áp bức cũng dùng lịch sử làm vũ khí chống giai cấp thống trị. Do đó sử học bao
giờ cũng thể hiện tính chiến đấu của nó trong cuộc đấu tranh chung của giai cấp và
dân tộc mình. Tính chiến đấu của sử học mácxít thể hiện ở những điểm sau:
Thứ nhất, cần nắm vững nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng

Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng ta để nghiên cứu tìm ra chân lý lịch sử, chống
mọi hình thức xuyên tạc lịch sử.
Thứ hai, đẩy mạnh cuộc tranh luận khoa học để khắc phục sai lầm, thiếu sót
của mình để đạt được hiệu quả cao.
Thứ ba, đem kết quả nghiên cứu phục vụ trực tiếp cho sự nghiệp cách mạng,
trong công cuộc dựng nước và giữ nước.
Ví dụ hiện nay để bồi dưỡng, nâng cao ý thức dân tộc, tinh thần trách nhiệm đối
với quê hương đất nước rất nhiều nước đã chú trọng đưa bộ mơn lịch sử thành mơn
học chính trong nhà trường ở các cấp học ví dụ như Mỹ, Nhật Bản. Học sinh ngay từ
bé đã biết lịch sử của dân tộc mình như thế nào, điều đó có tác động rất lớn
trong q trình phát triển nhân cách của các em. Trong công cuộc xây dựng xã hội
chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, chúng ta cũng rất chú trọng đến công tác sử
học trong nước, điều này khơng chỉ góp phần làm sáng tỏ thêm lịch sử quá khứ của
dân tộc mà trên cơ sở đó sẽ góp phần bồi dưỡng lịng tự hào dân tộc cho các em, giáo
dục lịng u nước…
2.5. Có tinh thần sáng tạo

8


Tính chiến đấu của nhà sử học mácxít khơng hề ngăn cản việc tiếp thu,
kế thừa những di sản văn hóa tiến bộ của nhân loại, những tư tưởng, truyền thống tốt
đẹp của ơng cha ta. Tính chiến đấu thể hiện ở việc lựa chọn, kế thừa những cái hay,
cái đẹp, phê phán và gạt bỏ những cái dở, chống rập khuôn, giáo điều, công thức
trong nghiên cứu lịch sử. Tinh thần sáng tạo trong nghiên cứu lịch sử thể hiện ở chỗ
dựa trên cơ sở, sự kiện cụ thể, bối cảnh, điều kiện đã nảy sinh ra nó được giải thích
theo quan điểm Mácxít-Lêninnít và tư tưởng Hồ Chí Minh để hiểu rõ những vấn đề
của lịch sử mỗi nước trong sự phát triển chung, hợp quy luật như phân lỳ lịch sử,
nguyên nhân phát sinh một sự kiện. Tính sáng tạo địi hỏi phải có tư duy độc lập tự
chủ để tiếp cận với sự thật lịch sử, phục vụ tốt nhất cho cuộc đấu tranh giành độc lập

dân tộc, chủ nghĩa xã hội.
Ví dụ khi tìm hiểu nguyên nhân bùng nổ cách mạng tư sản Pháp năm 1789,
chúng ta phải đi sâu tìm hiểu cả nguyên nhân sâu xa và trực tiếp của cách mạng.
Nguyên nhân sâu xa chính là những tiền đề của nước Pháp trước cách mạng như thế
nào?
Bao gồm các tiền đề về kinh tế, chính trị, xã hội, tư tưởng. Đồng thời phải tìm
ra được đâu là điểm khác biệt trong những tiền đề của cách mạng tư sản Pháp so với
các cuộc cách mạng khác như Anh, Hà Lan, Mỹ. Đó chính là sự chuẩn bị về tư tưởng
của trào lưu triết học ánh sáng, để từ đó kết thúc bài học giáo viên có thể hướng dẫn
học sinh lý giải được tại sao cách mạng tư sản Pháp lại là cuộc cách mạng điển hình
và triệt để nhất trong các cuộc cách mạng tư sản…
2.6. Có ý thức tổ chức kỷ luật
Đảng của giai cấp vô sản là tổ chức tiên tiến nhất nên nó là tổ chức được kỷ
luật chặt chẽ nhất. Kỷ luật tăng them sức mạnh cho tổ chức để nhận thức khoa học tốt
nhất. Kỷ luật cao nhất đối với nhà sử học là luôn luôn trung thành với sự nghiệp cách
mạng của dân tộc, giai caps vơ sản, phấn đấu phục vụ có kết quả cuộc đấu tranh trong
9


cương vị và trách nhiệm của mình. Vì vậy tuyệt đối phục vụ lợi ích của dân tộc, giai
cấp, nhân loại tiến bộ là tiêu chuẩn đánh giá phẩm chất nhà sử học.
Ý thức tổ chức kỷ luật, thuộc tính của việc nghiên cứu khoa học, không hề ngăn
cản việc nghiên cứu tự phát mà củng cố hơn sự giác ngộ chính trị trong cơng tác khoa
học.
III. Sự thống nhất giữa tính đảng và tính khoa học trong sử học mácxít
Bản chất của sử học tư sản được quy định bởi tính chất của giai cấp tư sản, do
đó trong sử học tư sản nhất là thời kỳ mà giai cấp tư sản khơng cịn tiến bộ nữa,
khơng có sự thống nhất giữa tính khoa học và tính đảng
Trong sử học mácxít lêninnít, do bản chất, sứ mệnh của giai cấp vơ sản nên có
sự thống nhất giữa tính đảng và tính khoa học. Việc nhận thức được hay khơng nhận

thức được chân lý khách quan không phải ở chỗ khoa học có tính đảng hay khơng mà
ở chỗ tính đảng ấy thuộc về giai cấp nào; bởi vì trong xã hội có giai cấp thì khơng thể
có khoa học xã hội khơng có tính đảng. Sự thống nhất giữa tính đảng và tính khoa
học trong sử học mácxít lêninnít là sự thống nhất biện chứng chứ không phải
là sự đồng nhất của tính khoa học thuộc hình thái ý thức xã hội, với tính đảng thuộc
hệ tư tưởng. Ý thức xã hội bao gồm tất cả các hình thức phản ánh thế giới hiện thực
vào trong tư duy của con người như chính trị, pháp quyền, tơn giáo, đạo đức, khoa
học tự nhiên…). Hệ tư tưởng là toàn bộ những quan điểm phản ánh lợi ích căn bản
của một giai cấp xã hội nhất định.
Trong mối quan hệ giữa tính đảng và tính khoa học trong sử học mácxít
lêninnít thì khoa học thể hiện việc đạt tới chân lý khách quan, cịn tính đảng cộng sản
là cái bản chất, tư tưởng, chính trị, chỉ đạo phương hướng, bảo đảm cho khoa học đạt
đến chân lý phục vụ lợi ích của dân tộc và giai cấp vô sản.

10


KẾT LUẬN

Tính đảng và tính khoa học là thống nhất và có mối quan hệ mật thiết, biện
chứng với nhau. Khác với các học thuyết khác, Học thuyết Mác-Lênin phản ánh đúng
chân lý khách quan, vì đứng trên lập trường của giai cấp vô sản, giai cấp tiến bộ và
đông đảo của xã hội. Thế giới quan của giai cấp vô sản đồng thời là quy luật khách
quan của tự nhiên và xã hội. Lập trường chân chính của giai cấp vơ sản đồng thời
cũng phù hợp với q trình phát triển của lịch sử. Nguyện vọng của giai cấp vơ sản là
xóa bỏ chế độ áp bức, bóc lột cũng phù hợp với xu thế khách quan của sự tiến bộ xã
hội và là tất yếu lịch sử. Do vậy, tính đảng và tính khoa học thống nhất và có mối
quan hệ biện chứng với nhau. Tuy nhiên giữa chúng khơng có sự đồng nhất, bởi tính
đảng thuộc phạm trù ý thức hệ tư tưởng, mang tính giai cấp cịn  tính  khoa học thuộc
phạm trù nhận thức, thuộc về hình thái ý thức xã hội (bao gồm tất cả những hình thức

phản ánh thế giới hiện thực vào trong tư duy của con người).
Như vậy trong mối quan hệ giữa tính đảng và tính khoa học, thì tính khoa học
thể hiện việc đạt tới chân lý khách quan, còn tính đảng là cái bản chất tư tưởng chính
trị, chỉ đạo phương hướng, bảo đảm cho khoa học đạt đến chân lý, phục vụ lợi ích dân
tộc và giai cấp vơ sản. Chính vì vậy trong nghiên cứu cũng như giảng dạy lịch sử
Đảng thì vấn đề hàng đầu là đảm bảo tính đảng, tính khoa học.

11


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS. TS Bùi Kim Đỉnh, Đề cương bài giảng Lý luận về Lịch sử và Khoa học
lịch sử, 2015.
2. Hồ Chí Minh tồn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội, 1996.
3. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Bộ mơn khoa học luận, Đề
cương bài giảng môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học.
4. Phan Ngọc Liên (chủ biên), Hồ Chí Minh với sử học, Nxb Đại học quốc gia
Hà Nội, 2000.
5. Phan Ngọc Liên (chủ biên), Phương pháp luận sử học, Nxb Đại học sư
phạm, Hà Nội, 2003.
6. Phạm Viết Vượng, Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, Nxb Giáo
dục, Hà Nội, 1997.
7. Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam - Viện sử học, Mấy vấn đề phương pháp
luận sử học, Nxb Khoa học xã hội, 1970.
 

8. Vũ Cao Đàm, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb khoa học và kỹ

thuật, Hà Nội, 2003.

.

12



×