TÌM HIỂU VỀ HỆ ĐIỀU HÀNH ANDROID VÀ XÂY DỰNG ỨNG DỤNG ĐO TỐC ĐỘ CHO ANDROID
Luận văn
Đề tài: Tìm hiểu về Android
và xây dựng ứng dụng đo tốc
độ bằng GPS cho Android
Sinh viên thực hiện: ĐỖ THỊ NHUNG – KHUẤT MINH PHƯƠNG Page 1
TÌM HIỂU VỀ HỆ ĐIỀU HÀNH ANDROID VÀ XÂY DỰNG ỨNG DỤNG ĐO TỐC ĐỘ CHO ANDROID
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn
Sinh viên thực hiện: ĐỖ THỊ NHUNG – KHUẤT MINH PHƯƠNG Page 2
TÌM HIỂU VỀ HỆ ĐIỀU HÀNH ANDROID VÀ XÂY DỰNG ỨNG DỤNG ĐO TỐC ĐỘ CHO ANDROID
Nhận xét của giáo viên phản biện 1
Sinh viên thực hiện: ĐỖ THỊ NHUNG – KHUẤT MINH PHƯƠNG Page 3
TÌM HIỂU VỀ HỆ ĐIỀU HÀNH ANDROID VÀ XÂY DỰNG ỨNG DỤNG ĐO TỐC ĐỘ CHO ANDROID
Nhận xét của giáo viên phản biện 2
Sinh viên thực hiện: ĐỖ THỊ NHUNG – KHUẤT MINH PHƯƠNG Page 4
TÌM HIỂU VỀ HỆ ĐIỀU HÀNH ANDROID VÀ XÂY DỰNG ỨNG DỤNG ĐO TỐC ĐỘ CHO ANDROID
LỜI CẢM ƠN
Trải qua một thời gian dài tìm hiểu và nỗ lực, nhóm em đã hoàn thành đồ án
5 với đề tài : “ TÌM HIỂU VỀ HỆ ĐIỀU HÀNH ANDROID VÀ XÂY DỰNG
ỨNG DỤNG ĐO TỐC ĐỘ CHO ANDROID”
Để hoàn thành đồ án trên, lời đầu tiên chúng em xin chân thành cảm ơn quý
thầy/cô khoa Công nghệ thông tin trường Đại học SPKT Hưng Yên – những người
đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt những kiến thức bổ ích cho chúng em, đó chính
là những nền tảng cơ bản, là những hành trang vô cùng quý giá, là bước đầu tiên
cho chúng em bước vào tương lai. Và đặc biệt - một lời cảm ơn sâu sắc- chúng em
muốn gửi đến thầy Trần Trung Kiên, thầylà người trực tiếp hướng dẫn chúng em
trong quá trình học tập và nghiên cứu. Chúng em cám ơn thầy đã tận tình quan
tâm, giúp đỡ chúng em trong quá trình học tập, giải đáp những thắc mắc trong quá
trình làm đồ án của chúng em. Nhờ đó chúng em mới có thể hoàn thành được đề tài
này.
Chúng em cũng xin chân thành cám ơn quý thầy/cô khoa Công nghệ thông tin
trường Đại học Lao Động – Xã Hội, các thầy/cô đã tạo điều kiện tốt nhất để chúng
em có thể học tập và hoàn thành đồ án của mình.
Trong quá trình tìm hiểu và làm báo cáo, vì chưa có kinh nghiêm thực tế, chỉ
dựa vào những ý kiến chủ quan nên bài báo cáo chắc chắn sẽ không tránh khỏi
những sai sót. Chúng em kính mong nhận được sự góp ý, nhận xét từ phía quý
thầy/cô để kiến thức của chúng em ngày càng hoàn thiện hơn và rút ra được kinh
nghiệm bổ ích có thể áp dụng vào đồ án tốt nghiệp sau này một cách hiệu quả nhất.
Chúng em kính chúc các thầy/cô luôn vui vẻ, hạnh phúc, dồi dào sức khỏe và
thành công trong công việc.
Chúng em xin chân thành cảm ơn quý thầy/cô !
Sinh viên thực hiện: ĐỖ THỊ NHUNG – KHUẤT MINH PHƯƠNG Page 5
TÌM HIỂU VỀ HỆ ĐIỀU HÀNH ANDROID VÀ XÂY DỰNG ỨNG DỤNG ĐO TỐC ĐỘ CHO ANDROID
MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞĐẦU
7
1. Lý do chọn đề tài
7
2. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
7
3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
7
4. Mục đích nghiên cứu
7
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
7
6. Phương pháp nghiên cứu
8
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
8
PHẦN 2: NỘI DUNG
9
Sinh viên thực hiện: ĐỖ THỊ NHUNG – KHUẤT MINH PHƯƠNG Page 6
TÌM HIỂU VỀ HỆ ĐIỀU HÀNH ANDROID VÀ XÂY DỰNG ỨNG DỤNG ĐO TỐC ĐỘ CHO ANDROID
CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU VỀ LẬP TRÌNH ANDROID
9
I.1 Giới thiệu về hiệu điều hành Android
9
I.2 Các ứng dụng có sẵn trong Android
10
I.3 Các thư viện của Android
11
I.4 Ba ứng dụng trong Android
12
1.5Các thành phần trong một ứng dụng Android
12
1.5.1 Android Project
13
1.5.2 Android Manifest
15
1.5.3 Activity
17
Tạo mộtActivity
17
CHƯƠNG 2. CÀI ĐẶT MÔI TRƯỜNG CHO LẬP TRÌNH ANDROID
20
Sinh viên thực hiện: ĐỖ THỊ NHUNG – KHUẤT MINH PHƯƠNG Page 7
TÌM HIỂU VỀ HỆ ĐIỀU HÀNH ANDROID VÀ XÂY DỰNG ỨNG DỤNG ĐO TỐC ĐỘ CHO ANDROID
2.1 Cài đặt
20
2.1.1. Tải và cài đặt Android SDK
20
2.2.2. Cài đặt ADT Plugin cho Eclipse
29
2.2 Tạo mới một Android project.
37
PHẦN 3: MỘT SỐ ĐIỀU KHIỂNTRONG ECLIPSE 42
1 C
ách tạo giao diện cho ứng dụng 42
2 C
ác layout 43
3 C
ác control cơ bản trongEclipse 43
3.1 Te
xtView 43
3.2 E
ditText 44
3.3 B
utton 45
PHẦN 4 . XÂY DỰNG ỨNG DỤNGĐO TỐC ĐỘ BẰNG GPS CHO
ANDROID
47
Sinh viên thực hiện: ĐỖ THỊ NHUNG – KHUẤT MINH PHƯƠNG Page 8
TÌM HIỂU VỀ HỆ ĐIỀU HÀNH ANDROID VÀ XÂY DỰNG ỨNG DỤNG ĐO TỐC ĐỘ CHO ANDROID
1. Mục tiêu
47
2. Xây dựng
47
2.1 Yêu cầu về giao diện
47
2.2 Thiết kế giao diện người dùng cho ứng dụng
48
2.3 Viết code cho ứng dụng
49
PHẦN 5: KẾT LUẬN
53
Sinh viên thực hiện: ĐỖ THỊ NHUNG – KHUẤT MINH PHƯƠNG Page 9
TÌM HIỂU VỀ HỆ ĐIỀU HÀNH ANDROID VÀ XÂY DỰNG ỨNG DỤNG ĐO TỐC ĐỘ CHO ANDROID
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển như vũ bão của Công nghệ thông tin và các hệ điều hành
trên máy tính, các hệ điều hành trên di động ngày nay đang trở nên rất được
quan tâm. Các hệ điều hành tiêu biểu như Windows Phone của Microsoft;
Symbian của Motorola, Nokia và Ericsson; iOs của Apple… và đặc biệt hệ điều
hành chúng em muốn nói tới là Android của Google – một trong những hệ điều
hành phổ biến nhất trên thế giới. Android là một hệ điều hành mã nguồn mở,
chỉ cần nắm được lập trình java và một số khái niệm trong Android là chúng ta
có thể làm chủ được nó. Chính vì lý do đó, chúng em đã lựa chọn đề tài “TÌM
HIỂU VỀ HỆ ĐIỀU HÀNH ANDROID VÀ XÂY DỰNG ỨNG DỤNG ĐO
TỐC ĐỘ CHO ANDROID”.
2. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể: Hệ điều hành Android
- Đối tượng nghiên cứu: Ứng dụng GPS trong Android
3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Hệ điều hành Android là hệ điều hành hiện đại với rất nhiều các ứng dụng và
tiện ích. Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài này, chúng em chỉ đi đến các vấn đề
sau đây:
- Nghiên cứu về kiến trúc hệ điều hành Android
- Cài đặt các gói cần thiết để lập trình cho hệ điều hành Android
- Nghiên cứu xây dựng ứng dụng đo tốc độ bằng GPS cho Android.
4. Mục đích nghiên cứu
- Hiểu được kiến trúc của hệ điều hành Android.
- Biết được cách cài đặt và tạo 1 project trong Android.
- Xây dựng được ứng dụng đo tốc độ bằng GPS cho Android.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu chung về hệ điều hành Android.
- Tìm hiểu về các cài đặt cần thiết cho lập trình Android.
- Tìm hiểu để xây dựng ứng dụng đo tốc độ bằng GPS cho Android.
6. Phương pháp nghiên cứu
Sinh viên thực hiện: ĐỖ THỊ NHUNG – KHUẤT MINH PHƯƠNG Page 10
TÌM HIỂU VỀ HỆ ĐIỀU HÀNH ANDROID VÀ XÂY DỰNG ỨNG DỤNG ĐO TỐC ĐỘ CHO ANDROID
- Nghiên cứu và tìm hiểu qua internet…
- Tham khảo ý kiến của các bạn cùng học lập trình
- Tham khảo ý kiến của thầy giáo, bạn bè…
- Tham khảo các tài liệu về Android cơ bản
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa lý luận: Đề tài được hoàn thành về mặt tài liệu sẽ là nguồn tham
khảo dễ hiểu, thiết thực cho những ai thích nghiên cứu, lập trình các phần mềm
ứng dụng cho hệ điều hành Android.
- Ý nghĩa thực tiễn: Xây dựng được một ứng dụng đo tốc độ bằng GPS cho
Android. Ứng dụng này rất hữu ích khi lái xe hoặc đi trên đường vì ứng dụng
sẽ báo động khi tốc độ vượt quá mức cho phép, giúp chúng ta tránh được
những rủi ro không đáng có trong quá trình giao thông trên đường
PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU VỀ LẬP TRÌNH ANDROID
1.1 Giới thiệu về hệ điều hành Android
Android là hệ điều hành chạy trên điện thoại di động được phát triển từ nhân
Linux, mang nhiều đặc tính đặc trưng của một hệ điều hành di động nhưng vẫn
mang các tính chất chung của các hệ điều hành. Là một hệ điều hành hiện đại,
Sinh viên thực hiện: ĐỖ THỊ NHUNG – KHUẤT MINH PHƯƠNG Page 11
TÌM HIỂU VỀ HỆ ĐIỀU HÀNH ANDROID VÀ XÂY DỰNG ỨNG DỤNG ĐO TỐC ĐỘ CHO ANDROID
tuy ra đời muộn nhưng lại được phát triển từ Linux, rút kinh nghiệm từ những
hệ điều hành đi trước, được tích hợp nhiều công nghệ tiên tiến và đặc biệt là
được phát triển từ một “ông trùm công nghệ” tầm cỡ thế giới là Google nên
Android đã sớm tìm được chỗ đứng của mình.
Giao diện màn hình khoá(Android 2.3)
Giao diện màn hình chính(Android 2.3)
C1- Hình 1: Giao diện màn hình Android
Không giống như Windows Mobile và Apple Iphone, tuy cả hai đều cung
cấp một môi trường phát triển ứng dụng phong phú và dễ tiếp cận nhưng luôn
có sự ưu tiên cho các ứng dụng mặc định có sẵn của hệ điều hành(native
application). Với Android, mọi ứng dụng đều được viết trên cùng một tập API,
thế nên không có sự phân biệt giữa các ứng dụng mặc định và các ứng dụng của
bên thứ ba. Người dùng hoàn toàn có thể thay thế mọi ứng dụng mặc định bằng
các ứng dụng yêu thích của mình, thậm chí ngay cả màn hành thực hiện cuộc
gọi và màn hình nhà (home screen).
Sinh viên thực hiện: ĐỖ THỊ NHUNG – KHUẤT MINH PHƯƠNG Page 12
TÌM HIỂU VỀ HỆ ĐIỀU HÀNH ANDROID VÀ XÂY DỰNG ỨNG DỤNG ĐO TỐC ĐỘ CHO ANDROID
Các nhà phát triển viết ứng dụng cho Android dựa trên ngôn ngữ Java. Sự ra
mắt của Android vào ngày 5 tháng 11 năm 2007 gắn với sự thành lập của liên
minh thiết bị cầm tay mã nguồn mở, bao gồm 78 công ty phần cứng, phần mềm
và viễn thông nhằm mục đích tạo nên một chuẩn mở cho điện thoại di động
trong tương lai.
1.2 Các ứng dụng có sẵn trong Android
Một điện thoại Android thông thường sẽ đi kèm với một vài ứng dụng đã
được cài đặt sẵn, bao gồm:
- Một trình email tương thích với Gmail.
- Chương trình quản lý tin nhắn SMS.
- Chương trình quản lý thông tin cá nhân, bao gồm cả lịch làm việc, danh bạ,
và được đồng bộ hoá với dịch vụ của Google.
- Phiên bản thu gọn của Google Map cho điện thoại, bao gồm StreetView, tìm
kiếm địa điểm, chỉ đường, tình trạng giao thông,…
- Trình duyệt web dựa trên nhân WebKit.
- Chương trình tán gẫu (chat).
- Trình đa phương tiện (chơi nhạc, xem ảnh,…).
- Android Marketplace – cho phép người dùng tải về và cài đặt các ứng dụng
mới.
- Tất cả các ứng dụng có sẵn đều được viết bằng ngôn ngữ Java và sử dụng
Android SDK.
- Các dữ liệu về thông tin người dùng được các ứng dụng có sẵn sử dụng – như
thông tin về danh bạ - vẫn hoàn toàn có thể được sử dụng bởi các ứng dụng
của bên thứ ba.
- Tương tự vậy, ứng dụng của bạn hoàn toàn có thể xử lý các sự kiện như có
cuộc gọi đến, nhận một tin nhắn mới,… thay cho các ứng dụng có sẵn.
1.3 Các thư viện của Android
Android cung cấp các gói API để phát triển ứng dụng. Danh sách các gói core
API dưới đây giúp cho chúng ta có cái nhìn tổng quát về những gì được hỗ trợ sẵn,
tất cả các thiết bị chạy Android đều phải hỗ trợ được tối thiểu các API này.
Sinh viên thực hiện: ĐỖ THỊ NHUNG – KHUẤT MINH PHƯƠNG Page 13
TÌM HIỂU VỀ HỆ ĐIỀU HÀNH ANDROID VÀ XÂY DỰNG ỨNG DỤNG ĐO TỐC ĐỘ CHO ANDROID
C1 – Hình 2: Các thư viện của Android
android.util
Gói api lõi, chứa các class cấp thấp như containers, string formatters,
XML parsing.
android.os
Truy cập tới các chức năng của hệ điều hành chẳng hạn như: gửi nhận
tin nhắn, giao tiếp nội bộ giữa các ứng dụng, thời gian,…
android.database
Cung cấp các lớp cấp thấp cần thiết để làm việc với databases.
android.content
Dùng để quản lý các tài nguyên, các nội dung, và các gói.
android.view
Views là lớp cha của mọi lớp giao diện người dùng.
android.widget
Được kế thừa từ lớp View, bao gồm các lớp để cơ bản để xây dựng
giao diện widget như: lists, buttons, layouts.
android.app
Gói API cấp cao, bao gồm lớp Activity và Service - hai lớp cơ sở cho
mọi ứng dụng Android.
Sinh viên thực hiện: ĐỖ THỊ NHUNG – KHUẤT MINH PHƯƠNG Page 14
TÌM HIỂU VỀ HỆ ĐIỀU HÀNH ANDROID VÀ XÂY DỰNG ỨNG DỤNG ĐO TỐC ĐỘ CHO ANDROID
1.4 Ba ứng dụng trong Android
Hầu hết các ứng dụng trong Android sẽ thuộc vào một trong ba loại sau đây:
Foreground Activity
Ứng dụng hữu dụng chỉ khi nó được tương tác với người dùng ở mặt
tiền (foreground), ứng dụng mất tác dụng khi bị ẩn đi. Game, bản đồ, từ
điển là các ví dụ điển hình.
Background Service
Ứng dụng không đòi hỏi nhiều đến tương tác của người dùng. Trừ khi
được cấu hình, còn phần lớn thời gian là ứng dụng chạy ngầm. Ví dụ
thuộc loại này chẳng hạn như: ứng dụng trả lời tin nhắn tự động.
Intermittent Activity
Ứng dụng loại này vừa nhận tương tác của người dùng, và vẫn có thể
tiếp tục hoạt động ngầm khi bị ẩn đi. Có thể đưa ra các thông báo cho
người dùng khi cần thiết trong lúc đang bị ẩn. Các ứng dụng loại này có
thể kể đến như: ứng dụng nghe nhạc, ứng dụng tán gẫu (chat),…
1.5 Các thành phần trong một ứng dụng Android
1.5.1 Android Project
Android project là một hệ thống thư mục và file chứa toàn bộ source code, tài
nguyên,… mà mục đích cuối cùng là để đóng gói thành một file .apk duy nhất (file
có đuôi .apk là file ứng dụng của Android ).
Sinh viên thực hiện: ĐỖ THỊ NHUNG – KHUẤT MINH PHƯƠNG Page 15
TÌM HIỂU VỀ HỆ ĐIỀU HÀNH ANDROID VÀ XÂY DỰNG ỨNG DỤNG ĐO TỐC ĐỘ CHO ANDROID
C1 – Hình 3: Android Project cơ bản
Trong một thư mục project, có một số thành phần (file, thư mục con) được tạo
ra mặc định, còn lại phần lớn thì sẽ được tạo ra sau nếu cần trong quá trình phát
triển ứng dụng. Dưới đây liệt kê cấu trúc đầy đủ của một thư mục project:
src/
Chứa toàn bộ source code (file .java hoặc .aidl)
bin/
Sinh viên thực hiện: ĐỖ THỊ NHUNG – KHUẤT MINH PHƯƠNG Page 16
TÌM HIỂU VỀ HỆ ĐIỀU HÀNH ANDROID VÀ XÂY DỰNG ỨNG DỤNG ĐO TỐC ĐỘ CHO ANDROID
Thư mục chức file Output sau khi build. Đây là nơi ta có thể tìm file
.apk.
gen/
Chứa các file .java tạo ra bởi ADT plug-in, như là file R.java hoặc các
giao diện tạo ra từ file AIDL.
res/
Chứa các tài nguyên (resources) cho ứng dụng, chẳng hạn như file
hình ảnh, file layout, các chuỗi (string),… Dưới đây là các thư mục con của
nó:
color/
Chứa các file .xml dùng định nghĩa màu sắc.
drawable/
Chứa file hình ảnh (png, jpeg, gif), file .xml định nghĩa cách vẽ các
loại hình dạng khác nhau (shape).
layout/
Chứa file .xml dùng để dựng giao diện người dùng.
menu/
Chứa file .xml quy định application menu.
raw/
Chứa các file media, chẳng hạn như .mp3 hay .ogg
values/
Chứa file .xml định nghĩa các giá trị. Khác với các resource trong các
thư mục khác, resource ở thư mục này khi được định danh trong lớp R thì sẽ
không sử dụng file name để định danh, mà sẽ được định danh theo quy định
bên trong file .xml đó.
xml/
Dùng chứa các file .xml, chẳng hạn như file xml quy định app widget,
search metadata,…
libs/
Chứa các thư viện riêng.
AndroidManifest.xml/
File kiểm soát cách các thành phần trong ứng dụng (activity, service,
intent receiver,…) tương tác với nhau, cách ứng dụng tương tác với các ứng
dụng khác, cũng như đăng ký các quyền hạn về sử dụng tài nguyên trong
máy.
1.5.2 Android Manifest
Sinh viên thực hiện: ĐỖ THỊ NHUNG – KHUẤT MINH PHƯƠNG Page 17
TÌM HIỂU VỀ HỆ ĐIỀU HÀNH ANDROID VÀ XÂY DỰNG ỨNG DỤNG ĐO TỐC ĐỘ CHO ANDROID
Mỗi một Android project thì luôn phải có một file AndroidManifest.xml
(xem bên trên). Manifest dùng để định nghĩa cấu trúc cũng như các metadata
của ứng dụng và các thành phần con. Manifest bắt đầu bằng thẻ root <manifest>
với thuộc tính package để quy ước package của project và thuộc tính
xmlns:android như là một quy định để chuẩn hóa cấu trúc file manifest. Dưới
đây là một file Manifest sau khi project được tạo ra:
C1- Hình 4: File AndroidManifest mặc định khi tạo một project
Manifest bao gồm nhiều thẻ định nghĩa các thành phần của ứng dụng, các
thiết lập về bảo mật, các lớp test,… Dưới đây là danh sách các thẻ có thể xuất hiện
trong file manifest:
<application>
Một file manifest chỉ có thể chứa một thẻ application. Thẻ này dùng
để chỉ định các metadata (bao gồm title, icon, theme,…) và các thành phần
Sinh viên thực hiện: ĐỖ THỊ NHUNG – KHUẤT MINH PHƯƠNG Page 18
TÌM HIỂU VỀ HỆ ĐIỀU HÀNH ANDROID VÀ XÂY DỰNG ỨNG DỤNG ĐO TỐC ĐỘ CHO ANDROID
cho ứng dụng. Nó đồng thời cũng là thẻ cha của các thẻ Activity, Service,
Content Provider, và Broadcast Receiver.
<application android:icon="@drawable/icon"
android:theme="@style/my_theme"
android:title="@string/app_name" >
[ application nodes ]
</application>
<activity>
Thẻ activity được yêu cầu cho mỗi một Activity trong ứng dụng. Sử
dụng thuộc tính android:name để chỉ định tên của lớp Activity tương ứng.
<activity android:name=".MyActivity"></activity>
<service>
Cũng như activity, thẻ service được yêu cầu cho mỗi một Service
trong ứng dụng. Sử dụng thuộc tính android:name để chỉ định tên của lớp
Service tương ứng. Sử dụng thuộc tính android:enabled để chỉ định trạng
thái mặc định của Service.
<service android:enabled="true" android:name=".MyService">
</service>
<uses-permission>
Quy định các quyền hạn mà ứng dụng muốn sử dụng trên hệ thống.
Và người dùng sẽ phải xác nhận các quyền này trong khi cài ứng dụng. Điều
này đảm bảo cho việc ứng dụng không thể toàn quyền sử dụng các tài
nguyên của hệ thống (tin nhắn, danh bạ, thông tin cá nhân, camera, định vị,
mạng,…). Đây là một điểm bảo mật cần lưu ý.
<uses-permission
android:name="android.permission.ACCESS_LOCATION">
</uses-permission>
Eclipse sẽ tự động tạo ra một file Manifest bao gồm lớp Activity mặc định khi
bạn tạo mới một Android Project.
1.5.3 Activity
Sinh viên thực hiện: ĐỖ THỊ NHUNG – KHUẤT MINH PHƯƠNG Page 19
TÌM HIỂU VỀ HỆ ĐIỀU HÀNH ANDROID VÀ XÂY DỰNG ỨNG DỤNG ĐO TỐC ĐỘ CHO ANDROID
Activity hiểu một cách đơn giản là một nền của ứng dụng, khi khởi động một
ứng dụng Android nào đó thì bao giờ cũng có một Main Activity được gọi, hiển thị
màn hình giao diện của ứng dụng cho phép người dùng tương tác.
C1 - Hình 5: Activity mặc định khi tạo project
Một ứng dụng thường bao gồm nhiều activity liên kết với nhau. Thông thường
một activity của ứng dụng đóng vai trò activity chính và được hiển thị cho người
sử dụng trong lần đầu tiên chạy ứng dụng. Mỗi activity có thể khởi chạy một
activity khác.
Tạo một Activity
Để tạo một activity, bạn phải tạo một subclass cho Activity (hoặc cho chính nó).
Trong subclass, bạn cần phải xác định cách thức callback mà hệ thống sẽ sử dụng
khi có sự chuyển đổi trạng thái của activity chẳng hạn như khi activity được tạo,
dừng lại, resume hoặc bị hủy. Có 2 phương thức callback quan trọng:
onCreate()
Ta cần phải hiện thực hóa phương thức này, vì hệ thống sẽ gọi tới method
này mỗi khi activity được khởi động. Và quan trọng, đây chính là nơi cần
Sinh viên thực hiện: ĐỖ THỊ NHUNG – KHUẤT MINH PHƯƠNG Page 20
TÌM HIỂU VỀ HỆ ĐIỀU HÀNH ANDROID VÀ XÂY DỰNG ỨNG DỤNG ĐO TỐC ĐỘ CHO ANDROID
gọi phương thức setContentView() để xác định bố cục cho giao diện người
dùng.
onPause()
Hệ thống sẽ gọi tới phương thức này khi người dùng rời khỏi ứng dụng (nó
không đồng nghĩa với việc activity sẽ bị hủy). Đây là nơi ta sẽ thực hiện lưu
lại trạng thái, hoặc không làm gì cả (vì người dùng có thể không trở lại).
Dưới đây là danh sách các phương thức có thể được gọi cùng với giải
thích cụ thể:
onCreate()
Gọi khi Activity lần đầu tiên được tạo. Đây là nơi bạn thực hiện mọi
các khai báo cũng như thiết lập giao diện. Luôn được theo sau bởi phương
thức onStart().
onRestart()
Gọi khi Activity đang ở trạng thái Stopped và được kích hoạt lại.
Luôn được theo sau bởi phương thức onStart().
onStart()
Gọi khi Activity “restart” và đã sẵn sàng, nhưng chưa hiện ra với
người dùng. Được theo sau bởi phương thức onResume() nếu Activity đi ra
foreground, hoặc onStop() nếu nó ẩn đi.
onResume()
Chỉ được gọi khi Activity bắt đầu các tương tác với người dùng.
Luôn được theo sau bởi phương thức onPause().
onPause()
Gọi trước khi Activity bắt đầu vào trạng thái “paused”. Trong phương
thức này ta thường sẽ giải phóng bộ nhớ, hoặc dừng các hành động nào đó
có thể chiếm dụng nhiều RAM, CPU để cho Activity được kích hoạt tiếp
theo làm việc trơn tru. Theo sau bởi phương thức onResume() nếu Activity
được kích hoạt lại (quay về foreground), hoặc onStop() nếu nó ẩn đi.
onStop()
Gọi khi Activity không còn được sử dụng nữa. Nó có thể sẽ bị hủy bỏ,
hoặc có thể sẽ lại được kích hoạt lại từ một Activity khác. Theo sau bởi
onRestart() nếu nó được kích hoạt lại, hoặc onDestroy() nếu nó bị hủy bỏ
bởi hệ thống.
onDestroy()
Gọi trước khi Activity thật sự bị hủy bỏ, đây là lời gọi cuối cùng mà
Activity có thể thực hiện. Phương thức này có thể được gọi bởi vì ở đâu đó
Sinh viên thực hiện: ĐỖ THỊ NHUNG – KHUẤT MINH PHƯƠNG Page 21
TÌM HIỂU VỀ HỆ ĐIỀU HÀNH ANDROID VÀ XÂY DỰNG ỨNG DỤNG ĐO TỐC ĐỘ CHO ANDROID
có lời gọi finish() hoặc finishActivity(), cũng có thể vì hệ thống cần phải hủy
bỏ để giải phóng bộ nhớ. Không được theo sau bởi phương thức nào.
C1 – Hình 6: Sơ đồ minh hoạ vòng đời Activity
CHƯƠNG 2: CÀI ĐẶT MÔI TRƯỜNG LẬP TRÌNH CHO
Sinh viên thực hiện: ĐỖ THỊ NHUNG – KHUẤT MINH PHƯƠNG Page 22
TÌM HIỂU VỀ HỆ ĐIỀU HÀNH ANDROID VÀ XÂY DỰNG ỨNG DỤNG ĐO TỐC ĐỘ CHO ANDROID
ANDROID
2.1 Cài đặt
- Trước khi xây dựng được ứng dụng đo tốc độ,ta cần phải hoàn thành các cài
đặt sau:
+ Java Development Kit(JDK)
+ Android SDK
+ Eclipse với ADT plug-in
2.1.1 Tải và cài đặt Android SDK
Để tải về và cài đặt,chúng ta truy cập vào trang web:
/>Sau khi tải về,chúng ta bắt đầu cài đặt như sau:
C2 – Hình 1
Double-click vào biểu tượng SDK sau khi đã tải về để cài đặt.
Sinh viên thực hiện: ĐỖ THỊ NHUNG – KHUẤT MINH PHƯƠNG Page 23
TÌM HIỂU VỀ HỆ ĐIỀU HÀNH ANDROID VÀ XÂY DỰNG ỨNG DỤNG ĐO TỐC ĐỘ CHO ANDROID
C2 – Hình 2
Cửa sổ hiện ra,chọn Next để cài đặt.
C2 – Hình 3
Cài đặt sẽ tự động tìm xem trong máy đã cài đặt Java Development Kit(JDK)
chưa,nếu chưa sẽ tự động tải về và cài đặt,nếu trong máy đã có ta chọn Next.
Sau đó ta tiến hành cài đặt như những phần mềm thông dụng.
Sinh viên thực hiện: ĐỖ THỊ NHUNG – KHUẤT MINH PHƯƠNG Page 24
TÌM HIỂU VỀ HỆ ĐIỀU HÀNH ANDROID VÀ XÂY DỰNG ỨNG DỤNG ĐO TỐC ĐỘ CHO ANDROID
Một cửa sổ hiện ra,ta chọn Finish để hoàn tất cài đặt.
- Sau khi cài đặt,ta khởi động SDK Manager:
C2 – Hình 4
Vào Start - All Program – Android SDK Tools – SDK Manager
Sinh viên thực hiện: ĐỖ THỊ NHUNG – KHUẤT MINH PHƯƠNG Page 25