Tải bản đầy đủ (.pdf) (180 trang)

Luận án nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị viêm nha chu trên bệnh nhân đái tháo đường typ 2 có hỗ trợ laser diode

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.07 MB, 180 trang )

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................... 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................. 4
1.1. Bệnh nha chu ............................................................................................ 4
1.1.1. Giải phẫu sinh lý mô nha chu ........................................................... 4
1.1.2. Khái niệm và phân loại bệnh nha chu .............................................. 7
1.1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm nha chu................................................. 8
1.1.4. Các chỉ số lâm sàng để đánh giá tình trạng nha chu ....................... 9
1.1.5. Điều trị viêm nha chu ...................................................................... 11
1.2. Bệnh đái tháo đường .............................................................................. 13
1.2.1. Định nghĩa ....................................................................................... 13
1.2.2. Phân loại ......................................................................................... 13
1.2.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán, theo dõi bệnh đái tháo đường ................... 13
1.2.4. Các biến chứng của bệnh đái tháo đường ...................................... 15
1.3. Mối liên quan giữa đái tháo đường và viêm nha chu ................................. 16
1.3.1. Ảnh hưởng của đái tháo đường lên sức khỏe nha chu.................... 16
1.3.2. Tác động của viêm nha chu lên bệnh đái tháo đường .................... 20
1.4. Tổng quan về laser và laser diode .......................................................... 24
1.4.1. Tổng quan về laser .......................................................................... 24
1.4.2. Laser Diode ..................................................................................... 26
1.5. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước ................................. 34
1.5.1. Nghiên cứu trên thế giới ................................................................. 34
1.5.2. Nghiên cứu trong nước ................................................................... 37
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............... 39
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................. 39
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân ............................................................ 39
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ .......................................................................... 39
2.2. Phương pháp nghiên cứu........................................................................ 39
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Can thiệp thử nghiệm lâm sàng có đối chứng .... 39
2.2.2. Xác định cỡ mẫu.............................................................................. 39
2.2.3. Quy trình chọn mẫu......................................................................... 40


2.2.4. Phương tiện nghiên cứu .................................................................. 40


2.2.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp đánh giá ........................ 42
2.2.6. Các bước tiến hành nghiên cứu ...................................................... 44
2.2.7. Xử lý số liệu ..................................................................................... 46
2.2.8. Đạo đức trong nghiên cứu .............................................................. 47
2.2.9. Khống chế sai số ............................................................................. 48
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................... 50
3.1. Đặc điểm lâm sàng, các chỉ số hóa sinh, miễn dịch viêm ở bệnh nhân
viêm nha chu có bệnh đái tháo đường typ 2 ................................................. 50
3.1.1. Đặc điểm lâm sàng .......................................................................... 50
3.1.2. Chỉ số hóa sinh HbA1c.................................................................... 54
3.1.3. Chỉ số miễn dịch viêm ..................................................................... 55
3.2. Kết quả điều trị viêm nha chu có hỗ trợ laser diode ở bệnh nhân viêm
nha chu có bệnh đái tháo đường typ 2 .......................................................... 56
3.2.1. Kết quả điều trị viêm nha chu sau 1 tháng ..................................... 56
3.2.2. Kết quả điều trị viêm nha chu sau 3 tháng ..................................... 62
3.2.3. Kết quả điều trị viêm nha chu sau 6 tháng ..................................... 69
Chƣơng 4. BÀN LUẬN ................................................................................... 85
4.1. Đặc điểm lâm sàng, chỉ số hóa sinh, miễn dịch viêm ở bệnh nhân viêm
nha chu có bệnh đái tháo đường typ 2 .......................................................... 85
4.1.1. Đặc điểm lâm sàng ....................................................................... 85
4.1.2. Chỉ số hóa sinh (HbA1c) trước điều trị ........................................ 91
4.1.3. Chỉ số miễn dịch viêm trước điều trị ............................................ 92
4.2. Kết quả điều trị viêm nha chu có hỗ trợ laser diode 810nm ở bệnh nhân
viêm nha chu có bệnh đái tháo đường typ 2 ................................................. 94
4.2.1. Kết quả điều trị viêm nha chu sau 1 tháng ..................................... 96
4.2.2. Kết quả điều trị viêm nha chu sau 3 tháng ................................... 107
4.2.3. Kết quả điều trị viêm nha chu sau 6 tháng ................................... 114

KẾT LUẬN .................................................................................................... 125
KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 127
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN............................................. 128
CÁC BÀI BÁO CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1.

Phân loại bệnh nha chu theo Viện Nha chu học Hoa Kỳ (AAP) năm 1999 8

Bảng 1.2.

Tiêu chuẩn chẩn đoán xác định typ ĐTĐ ..................................... 14

Bảng 3.1.

So sánh theo nhóm tuổi ở hai nhóm nghiên cứu........................... 50

Bảng 3.2.

So sánh theo giới tính ở hai nhóm nghiên cứu ............................. 51

Bảng 3.3.

So sánh thời gian mắc bệnh ĐTĐ ở hai nhóm nghiên cứu ........... 51


Bảng 3.4. So sánh thói quen răng miệng và số răng cịn ở hai nhóm
nghiên cứu ............................................................................ 52
Bảng 3.5.

So sánh bệnh kèm ở hai nhóm nghiên cứu ................................... 52

Bảng 3.6.

So sánh chỉ số nha chu ở hai nhóm nghiên cứu ............................ 53

Bảng 3.7.

Nồng độ HbA1c trước điều trị ở hai nhóm nghiên cứu ................ 54

Bảng 3.8.

So sánh hàm lượng CRP, TNF-α, IL-1β, IL-6 ở hai nhóm nghiên cứu .55

Bảng 3.9.

So sánh trung bình các chỉ số nha chu sau 1 tháng điều trị .......... 56

Bảng 3.10. So sánh trung bình PlI trước và sau 1 tháng điều trị .................... 57
Bảng 3.11. So sánh trung bình GI trước và sau 1 tháng điều trị ..................... 57
Bảng 3.12. So sánh trung bình BOP trước và sau 1 tháng điều trị ................. 58
Bảng 3.13. So sánh trung bình PD trước và sau 1 tháng điều trị .................... 58
Bảng 3.14. So sánh trung bình CAL trước và sau 1 tháng điều trị ................ 59
Bảng 3.15. So sánh trung bình hàm lượng các chỉ số miễn dịch viêm ........... 60
Bảng 3.16. So sánh hàm lượng trung bình CRP trước và sau 1 tháng điều trị..... 60
Bảng 3.17. So sánh hàm lượng trung bình TNF-α trước và sau 1 tháng điều trị . 61

Bảng 3.18.

So sánh hàm lượng trung bình IL-1β trước và sau 1 tháng điều trị..... 61

Bảng 3.19. So sánh hàm lượng trung bình IL-6 trước và sau 1 tháng điều trị ..... 62
Bảng 3.20. So sánh trung bình các chỉ số nha chu sau 3 tháng điều trị .......... 62
Bảng 3.21. So sánh trung bình PlI trước và sau 3 tháng điều trị .................... 63
Bảng 3.22. So sánh trung bình GI trước và sau 3 tháng điều trị ..................... 64
Bảng 3.23. So sánh trung bình BOP trước và sau 3 tháng điều trị ................. 64
Bảng 3.24. So sánh trung bình PD trước và sau 3 tháng điều trị .................... 65


Bảng 3.25. So sánh trung bình CAL trước và sau 3 tháng điều trị ................. 65
Bảng 3.26. So sánh trung bình PlI sau 1 tháng và 3 tháng điều trị ................. 66
Bảng 3.27. So sánh trung bình GI sau 1 tháng và 3 tháng điều trị.................. 67
Bảng 3.28. So sánh trung bình BOP sau 1 tháng và 3 tháng điều trị .............. 67
Bảng 3.29. So sánh trung bình PD sau 1 tháng và 3 tháng điều trị................. 68
Bảng 3.30. So sánh trung bình CAL sau 1 tháng và 3 tháng điều trị .............. 68
Bảng 3.31. So sánh trung bình nồng độ HbA1c trước và 3 tháng sau điều trị ở hai
nhóm nghiên cứu ............................................................................ 69
Bảng 3.32. So sánh trung bình các chỉ số nha chu sau 6 tháng điều trị .......... 69
Bảng 3.33. So sánh trung bình PlI trước và sau 6 tháng điều trị .................... 70
Bảng 3.34. So sánh trung bình GI trước và sau 6 tháng điều trị ..................... 71
Bảng 3.35. So sánh trung bình BOP trước và sau 6 tháng điều trị ................. 71
Bảng 3.36. So sánh trung bình PD trước và sau 6 tháng điều trị .................... 72
Bảng 3.37. So sánh trung bình chỉ số CAL trước và sau 6 tháng điều trị....... 72
Bảng 3.38. So sánh trung bình PlI sau 3 tháng và 6 tháng điều trị ................. 73
Bảng 3.39. So sánh trung bình GI sau 3 tháng và 6 tháng điều trị.................. 74
Bảng 3.40. So sánh trung bình BOP sau 3 tháng và 6 tháng điều trị .............. 75
Bảng 3.41. So sánh trung bình PD sau 3 tháng và 6 tháng điều trị................. 76

Bảng 3.42. So sánh trung bình CAL sau 3 tháng và 6 tháng điều trị .............. 77
Bảng 3.43. Trung bình các chỉ số miễn dịch viêm sau 6 tháng điều trị .......... 79
Bảng 3.44. So sánh trung bình CRP trước và sau 6 tháng điều trị.................. 79
Bảng 3.45. So sánh trung bình TNF-α trước và sau 6 tháng điều trị .............. 80
Bảng 3.46. So sánh trung bình IL-1β trước và sau 6 tháng điều trị ................ 80
Bảng 3.47. So sánh trung bình IL-6 trước và sau 6 tháng điều trị .................. 81
Bảng 3.48. So sánh trung bình CRP sau 1 tháng và 6 tháng điều trị .............. 81
Bảng 3.49. So sánh trung bình TNF-α sau 1 tháng và sau 6 tháng điều trị .... 82
Bảng 3.50. So sánh trung bình IL-1β sau 1 tháng và sau 6 tháng điều trị ...... 82
Bảng 3.51. So sánh trung bình chỉ số IL-6 sau 1 tháng và sau 6 tháng điều trị ... 83


Bảng 3.52. So sánh trung bình nồng độ HbA1c trước và 6 tháng sau điều trị ..... 83
Bảng 3.53. So sánh trung bình nồng độ HbA1c ở thời điểm 3 tháng và 6 tháng
sau điều trị ..................................................................................... 84
Bảng 4.1.

So sánh trung bình về tuổi với các nghiên cứu khác .................... 85

Bảng 4.2.

So sánh trung bình về tuổi với các nghiên cứu khác .................... 86

Bảng 4.3.

So sánh trung bình về thời gian mắc bệnh ĐTĐ với các nghiên
cứu khác ........................................................................................ 87

Bảng 4.4.


So sánh trung bình về số răng cịn với các nghiên cứu khác ........ 88

Bảng 4.5.

So sánh các chỉ số lâm sàng nha chu với các nghiên cứu khác .... 91

Bảng 4.6.

So sánh chỉ số lâm sàng nha chu với các nghiên cứu khác ở thời
điểm sau 1 tháng điều trị ............................................................. 100

Bảng 4.7.

So sánh kết quả các chỉ số miễn dịch viêm với các tác giả khác...... 106

Bảng 4.8.

So sánh các chỉ số lâm sàng nha chu với các nghiên cứu khác ở
thời điểm sau 3 tháng điều trị ..................................................... 110

Bảng 4.9.

So sánh chỉ số lâm sàng nha chu với các tác giả khác ở thời điểm
sau điều trị 6 tháng ...................................................................... 117

Bảng 4.10. So sánh kết quả thay đổi HbA1c sau điều trị nha chu ở bệnh nhân
ĐTĐ của các nghiên cứu............................................................. 123


DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1. Cấu trúc mơ nha chu ......................................................................... 6
Hình 1.2. Sự hình thành phức hợp HbA1c ..................................................... 15
Hình 1.3. Mối liên quan giữa đái tháo đường và viêm nha chu ..................... 20
Hình 1.4. Liên quan yếu tố viêm ở bệnh viêm nha chu với đái tháo đường .. 24
Hình 1.5. Cấu tạo cơ bản và cơ chế hoạt động của laser ................................ 25
Hình 1.6. Bước sóng laser Diode trong phổ tự nhiên ..................................... 27
Hình 1.7. Sơ đồ phác thảo đơn giản của một máy laser Diode điển hình ...... 27
Hình 1.8. Tương tác laser với mơ đích ........................................................... 29
Hình 1.9. Hệ số hấp thụ của từng bước sóng với các sắc thể ......................... 30
Hình 1.10. Sử dụng laser Diode điều trị túi nha chu ........................................ 33
Hình 2.1. Cây thăm dò túi nha chu Apex dental USA .................................... 40
Hình 2.2. Máy phân tích các yếu tố viêm Bio-Plex 200 ................................. 41
Hình 2.3. Máy laser diode AMD LASERS Picasso (USA) ............................ 42
Hình 2.5. Quy trình điều trị hỗ trợ viêm nha chu bằng laser Diode ............... 46


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1.

Phân bố loại bệnh kèm ở đối tượng nghiên cứu ....................... 53

Biểu đồ 3.2.

So sánh mức độ viêm nha chu trước điều trị ở hai nhóm nghiên cứu . 54

Biểu đồ 3.3.

So sánh mức độ viêm nha chu trước điều trị và 1 tháng sau điều
trị giữa hai nhóm nghiên cứu .................................................... 59


Biểu đồ 3.4.

So sánh mức độ viêm nha chu 3 tháng sau điều trị ở hai nhóm
nghiên cứu ................................................................................. 66

Biểu đồ 3.5.

So sánh mức độ viêm nha chu trước và sau điều trị ở các thời
điểm 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng .................................................. 73

Biểu đồ 3.6.

So sánh trung bình PlI ở thời điểm trước; sau 1,3, 6 tháng theo
dõi ở hai nhóm nghiên cứu ....................................................... 74

Biểu đồ 3.7.

So sánh trung bình GI ở thời điểm trước; sau 1,3, 6 tháng theo
dõi ở hai nhóm nghiên cứu ....................................................... 75

Biểu đồ 3.8.

Trung bình BOP ở thời điểm trước; sau 1,3, 6 tháng theo dõi ở
hai nhóm nghiên cứu................................................................. 76

Biểu đồ 3.9.

So sánh trung bình PD ở thời điểm trước; sau 1,3, 6 tháng theo
dõi ở hai nhóm nghiên cứu. ...................................................... 77


Biểu đồ 3.10. Trung bình CAL ở thời điểm trước; sau 1,3, 6 tháng theo dõi ở
hai nhóm nghiên cứu................................................................. 78
Biểu đồ 3.11. Trung bình nồng độ HbA1c ở thời điểm trước; sau 3,6 tháng
theo dõi ở hai nhóm nghiên cứu. .............................................. 84


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, bệnh lý mạn tính là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn
tật trên thế giới. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh mạn tính đang chiếm khoảng
40% gánh nặng bệnh tật tồn cầu và dự kiến sẽ tăng lên đến 60% vào năm 2020.
Một trong những bệnh mạn tính khơng lây có tốc độ phát triển rất nhanh hiện
nay là bệnh đái tháo đường, đặc biệt là đái tháo đường typ 2 [119], [146].
Trong những mối liên quan giữa tình trạng sức khỏe răng miệng và
bệnh toàn thân, viêm nha chu và bệnh đái tháo đường có mối quan hệ chặt
chẻ, hai chiều. Đái tháo đường gây tăng nguy cơ bệnh viêm nha chu và ngược
lại viêm nha chu trên bệnh nhân đái tháo đường làm khó kiểm sốt đường
huyết [65]. Viêm nha chu là bệnh mạn tính gây ra do vi khuẩn ở mảng bám
răng. Chính đáp ứng miễn dịch viêm tại mô nha chu tạo ra các chất trung gian
viêm (Interleukin-1β, Interleukin-6, yếu tố hoại tử sinh u α...) gây ra phá hủy
mô nha chu [69]. Ở bệnh nhân đái tháo đường, tình trạng tăng đường máu
đồng thời liên quan đến đáp ứng miễn dịch thể dịch đặc trưng bằng tăng các
cytokine viêm như yếu tố hoại tử sinh u α (TNF-α), Interleukin-1(IL-1β),
Interleukin-6 (IL-6). Nhiều nghiên cứu kết luận rằng bệnh nhân đái tháo
đường có nguy cơ mắc bệnh nha chu cao hơn có ý nghĩa so với người có
đường máu bình thường. Ngồi ra, nó làm trầm trọng thêm bệnh lý nha chu
[53], [69], [85].
Số liệu thống kê năm 2015 của hiệp hội ĐTĐ thế giới (IDF), đã có 415
triệu người trên thế giới mắc bệnh đái tháo đường và con số này được dự báo

sẽ tiếp tục tăng. Trong đó, thống kê của Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ
(ADA), đái tháo đường typ 2 chiếm khoảng 85% - 95% tổng số người mắc
bệnh đái tháo đường. Ở nước ta, theo nghiên cứu của bệnh viện Nội tiết Trung
Ương năm 2012, tỷ lệ mắc đái tháo đường trên toàn quốc là 5,8%, cao hơn


2

gấp hai lần so với thống kê năm 2002 (2,7%). Từ năm 2005 đến 2015, số
bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường tăng 211%. Với tỷ lệ như vậy, Việt Nam
nằm trong số các quốc gia có tốc độ gia tăng bệnh nhân đái tháo đường cao
trên thế giới [14], [40], [64].
Viêm nha chu với phá hủy các tổ chức quanh răng dẫn đến tạo túi nha
chu, mất bám dính lâm sàng, lung lay răng. Đây là nguyên nhân gây mất răng
hàng đầu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống do giảm khả năng ăn nhai,
làm mất sự tự tin và tác động tiêu cực đến giao tiếp xã hội. Theo báo cáo của
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2005, 10% - 15% dân số thế giới mắc
bệnh viêm nha chu nặng [64], [108].
Cạo cao-làm láng gốc răng là một phương pháp điều trị không phẫu
thuật, cơ bản trong quy trình điều trị viêm nha chu. Tuy nhiên phương pháp
cơ học này không đủ hiệu quả đặc biệt ở viêm nha chu trên bệnh nhân đái
tháo đường [119]. Trong những năm gần đây, laser đã được nghiên cứu và sử
dụng như một phương pháp điều trị hỗ trợ cho điều trị nha chu không phẫu
thuật nhằm loại bỏ tổ chức viêm, diệt khuẩn và kích thích sinh học làm tăng
lành thương mô nha chu [26], [30], [48].
Hỗ trợ laser diode trong điều trị viêm nha chu đã đem lại nhiều kết quả
tốt. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy điều trị bệnh viêm nha chu có hỗ trợ
laser diode giúp giảm đáng kể vi khuẩn trong túi nha chu; cải thiện các chỉ số
lâm sàng (viêm lợi, độ sâu túi nha chu, mất bám dính lâm sàng); giảm các chất
trung gian viêm trong dịch khe lợi và toàn thân [34], [81]. Ngoài ra, điều trị

viêm nha chu ở bệnh nhân đái tháo đường có cải thiện tình trạng đường huyết
(HbA1c) [52], [57] [83].
Ở Việt Nam, nghiên cứu laser trong nha khoa nói chung cũng như
trong điều trị viêm nha chu nói riêng mới được thực hiện và trên đối tượng
bệnh nhân có đường huyết bình thường. Vì vậy nghiên cứu của chúng tôi


3

được tiến hành nhằm trả lời các câu hỏi: ảnh hưởng của điều trị viêm nha
chu có hỗ trợ laser diode có cải thiện lâm sàng (PlI, GI, BOP, PD, CAL),
các chỉ số hóa sinh (HbA1c), miễn dịch viêm (CRP, TNFα, IL-6, IL-1β) ở
bệnh nhân viêm nha chu có đái tháo đường hay khơng và so sánh với nhóm
cạo cao-làm láng gốc răng. Đề tài nghiên cứu với hai mục tiêu:
1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, các chỉ số hóa sinh, miễn dịch viêm ở
bệnh nhân viêm nha chu có bệnh đái tháo đường typ 2.
2. Đánh giá kết quả điều trị viêm nha chu có hỗ trợ laser diode 810nm ở
bệnh nhân viêm nha chu có bệnh đái tháo đường typ 2.


4

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. BỆNH NHA CHU
1.1.1. Giải phẫu sinh lý mô nha chu
Mô nha chu là tập hợp những cấu trúc bao quanh răng, bao gồm 4 loại mô:
lợi, xương ổ răng (XOR), dây chằng nha chu (DCNC) và xê măng (XM) gốc
răng [3], [8].

1.1.1.1. Lợi (Nướu) răng
Định nghĩa
Lợi là phần tiếp nối của niêm mạc miệng, bao bọc quanh răng và xương
ổ răng, ôm sát cổ răng, trải dài từ cổ răng đến lằn tiếp hợp lợi- niêm mạc di
động. Lợi được chia nhỏ thành nhiều vùng hình thái khác nhau: lợi tự do, lợi
dính và nhú lợi [3], [5].
Cấu tạo
Lợi tự do (nướu rời, viền lợi): là phần lợi bao quanh cổ răng như một
chiếc nhẫn khơng dính trực tiếp vào răng và tạo thành vách mềm của
rãnh lợi.
Lợi dính: là phần kế tiếp lợi tự do, chạy từ rãnh khe lợi đến lằn tiếp hợp
lợi - niêm mạc di động. Màu của lợi dính là màu hồng, bề mặt lấm tấm da
cam. Chiều cao của lợi dính thay đổi tuỳ răng và tuỳ người.
Rãnh lợi (khe nướu): là một rãnh nhỏ hẹp hình chữ V, là khoảng giới
hạn giữa răng và lơi tự do. Độ sâu của rãnh lợi bình thường là 0 - 3mm. Rãnh
lợi gồm 2 vách: vách cứng là bề mặt gốc răng, vách mềm là vách lợi tự do.
Đáy của rãnh lợi là nơi bám của biểu mơ bám dính.
Nhú lợi (gai nướu): là phần lợi giữa các răng kế cận nhau, lấp đầy
khoảng trống giữa các răng này. Hình dáng, kích thước và cấu trúc của nhú lợi
tuỳ thuộc tương quan tiếp xúc giữa 2 răng và độ rộng của khoảng tiếp cận [3].


5

1.1.1.2. Dây chằng quanh răng/dây chằng nha chu
Định nghĩa và giới hạn
Dây chằng nha chu là sự kéo dài mô liên kết của lợi, nối gốc răng vào
xương ổ răng. DCNC chiếm một khoảng rất hẹp giữa bề mặt xê măng và
xương ổ răng, rộng khoảng 0,1- 0,25mm.
Trên phim X quang là 1 đường thấu quang bao quanh bề mặt chân răng,

khoảng này được gọi là khoảng nha chu hay khe khớp.
Cấu tạo
Các sợi mơ liên kết: sợi chính là những sợi collagen chiếm đa số, ngồi
ra cịn có sợi oxytalan (sợi kháng acid) và sợi chun.
Các tế bào: nguyên bào sợi, tế bào nội mô, tế bào xê măng, tạo cốt bào,
huỷ cốt bào, đại thực bào và tế bào biểu mơ Malassez cịn sót lại.
Các mạch máu, mạch bạch huyết, dây thần kinh.
Chất căn bản: có độ nhớt cao, khơng có cấu trúc rõ ràng chứa
mucopolysaccharides, glycoprotein và lipid [3], [8].
Chức năng
Duy trì sự tương quan giữa răng với mơ cứng và mơ mềm.
Duy trì hoạt động sinh học của xương, xê măng (chức năng thành lập và
tái cấu trúc).
Giảm lực tải va chạm và truyền lực nhai tới xương.
Chức năng dinh dưỡng và cảm giác [3].
1.1.1.3. Xê măng gốc răng
Định nghĩa
Xê măng là phần mô liên kết khống hố, khơng mạch máu, tạo thành
một lớp bao phủ quanh chân răng giải phẫu.
Đặc điểm cấu tạo
Là mơ ít khống hố nhất trong số ba thành phần mơ cứng của răng
nhưng cao hơn xương.


6

Có tính thẩm thấu nên các chất lỏng xâm nhập được.
Cấu tạo gồm 2 thành phần: sợi và muối khoáng: Ca, P và một ít Mg.
Nồng độ fluor của XM cao hơn so với men răng và các mô cứng khác.
XM khơng có thần kinh và mạch máu.

Đường nối men- XM: mối tương quan này có một ý nghĩa lâm sàng. Có
ba cách tương quan: XM phủ lên men (60 - 65%), men răng tiếp xúc với XM
(25 - 30%), không tiếp xúc (5 - 15%). Trường hợp không tiếp xúc ngà răng bị
để lộ, nếu tụt nướu dễ gây quá cảm ngà, đồng thời dễ làm tích tụ mảng bám
và cao răng, rất khó loại bỏ [3], [8].
Chức năng
Là chỗ bám cho các dây chằng nha chu nối răng vào xương ổ.

Hình 1.1. Cấu trúc mơ nha chu
(Nguồn: Color Atlas of Dental Medicine Periodontology) [144]


7

1.1.1.4. Xương ổ răng
Định nghĩa
- Xương ổ răng là phần của xương hàm trên hoặc hàm dưới tạo thành
các ổ răng được dùng làm chỗ tựa cho răng.
+ XOR (xương ổ răng chính danh: bản xương trong) chỉ gồm một vách
xương mỏng, đặc, bao xung quanh gốc răng, có nhiều lổ thủng để cho mạch máu
thần kinh chui qua và là nơi bám của các sợi Sharpey.Trên phim X quang, XOR
là một đường cản quang liên tục còn gọi là phiến cứng hay laminadura.
+ Xương nâng đỡ (xương vỏ: bản xương ngoài) là phần xương bao
quanh xương ổ, giới hạn bởi 2 vách xương ở mặt ngoài và mặt trong. Giữa 2
vách xương là phần xương xốp.
- Mào XOR: nơi hợp nhất giữa bản xương ngoài và bản xương trong.
- Xương vách răng: phần xương hàm nằm giữa hai huyệt răng kế cận.
- Xương giữa các chân răng: phần xương nằm giữa các chân răng ở răng
nhiều chân.
Chức năng

- Nâng đỡ lợi và răng: nhờ hệ thống lưới sợi trong xương ổ.
- Giảm bớt các áp lực cắn ngay trên răng.
- Giữ cho răng được vững chắc [3], [8].
1.1.2. Khái niệm và phân loại bệnh nha chu
1.1.2.1. Khái niệm
Bệnh nha chu là bệnh lý viêm được đặc trưng bởi sự phá hủy mô mềm
và mô cứng nâng đỡ răng, bao gồm biểu mơ bám dính, dây chằng nha chu,
xương ổ răng và xê măng chân răng. Đây là bệnh lý phổ biến và gây nhiều
thách thức trong điều trị [3], [5].
1.1.2.2. Phân loại bệnh nha chu
Theo Viện Nha chu học Hoa Kỳ (AAP) năm 1999, bệnh nha chu được
phân loại thành 7 nhóm bệnh lý (Bảng 2.1) [5].


8

Bảng 1.1. Phân loại bệnh nha chu theo Viện Nha chu học Hoa Kỳ (AAP)
năm 1999 [104]
Loại

Bệnh lý

I

Viêm nướu răng.

II

Viêm nha chu mạn tính: dạng khu trú, dạng tồn thể.


III

Viêm nha chu tấn cơng: dạng khu trú, dạng tồn thể.

IV

V

VI
VII

Viêm nha chu là biểu hiện của bệnh toàn thân: liên quan rối loạn
huyết học, rối loạn di truyền, các bệnh khác.
Bệnh nha chu hoại tử: viêm nướu hoại tử lở loét, viêm nha chu hoại tử
lở loét.
Áp xe mô nha chu (áp xe nướu, áp xe nha chu, áp xe quanh thân
răng).
Viêm nha chu liên quan tổn thương nội nha.

1.1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm nha chu
Trong số những tiêu chuẩn chẩn đoán VNC, tiêu chuẩn của Page và Eke
(2012) đã được Trung tâm Kiểm sốt và Phịng ngừa bệnh Hoa Kỳ (CDC) và
Viện Nha chu học Hoa Kỳ (AAP) thông qua, được cho là tiêu chuẩn vàng
trong việc chẩn đoán và xác định mức độ VNC. Tiêu chuẩn này cũng dựa vào
cả hai chỉ số gồm độ sâu túi nha chu (PD) và mất bám dính lâm sàng (CAL)
[104], [136].
Theo CDC và AAP (2015), viêm nha chu có các mức độ [22], [104]:
 VNC nhẹ: có ≥ 2 vị trí (khơng cùng 1 răng) có PD ≥ 4mm hoặc có ≥ 2
vị trí (khơng cùng 1 răng) có CAL ≥ 3mm.
 VNC trung bình: có ít nhất 2 vị trí (khơng cùng 1 răng) có 5mm≤ PD

< 7mm hoặc có ít nhất 2 vị trí (khơng cùng 1 răng) có CAL ≥ 4mm.
 VNC nặng: có ≥ 2 vị trí (khơng cùng 1 răng) có CAL ≥ 5mm và có ≥
1 vị trí có PD ≥ 5mm hoặc PD ≥ 7mm.


9

1.1.4. Các chỉ số lâm sàng để đánh giá tình trạng nha chu [16], [19], [128]
1.1.4.1. Chỉ số mảng bám răng (PlI) của loe và Silness (1964)
Mục đích: đánh giá độ dày của mảng bám qua đó đánh giá tình trạng
VSRM của mỗi bệnh nhân.
Cách khám: khám mặt ngoài, mặt trong, gần, xa mỗi răng.
Cách ghi nhận:
 0: khơng có mảng bám.
 1: mắt thường khơng nhìn thấy mảng bám nhưng phát hiện được khi
dùng cây thăm dò cạo trên mặt răng.
 2: mảng bám thấy bằng mắt thường (mỏng đến trung bình).
+ 3: mảng bám, vụn thức ăn tích tụ nhiều ở bờ nướu và/ hay khe lợi
Cách tính điểm:
PlI ở mỗi răng = Tổng điểm ở 4 mặt răng / 4
PlI (cá nhân) = Tổng điểm các răng / Số răng khám
1.1.4.2. Chỉ số lợi (GI) của Loe và Silness (1964)
Cách khám: mỗi răng được khám 4 vùng: nhú lợi ngoài xa, lợi mặt
ngoài, nhú lợi ngoài gần và lợi mặt trong.
Cách ghi nhận:
+ 0: lợi bình thường.
+ 1: viêm nhẹ: lợi hơi đổi màu, nề nhẹ, không chảy máu khi thăm khám.
+ 2: viêm trung bình: lợi đỏ, phù nề, chảy máu khi thăm khám.
+ 3: viêm nặng: lợi đỏ, lở loét, chảy máu tự phát.
Cách tính điểm:

Tổng điểm của các răng được chia số mặt răng được khám.
0,1-0,9: Viêm lợi nhẹ
1,0-1,9: Viêm lợi trung bình
2,0-3,0: Viêm lợi nặng


10

1.1.4.3. Độ sâu túi nha chu (PD)
Cách ghi nhận: là khoảng cách được đo từ bờ lợi đến đáy túi nha chu.
Cách khám : đo ở 6 vị trí quanh mỗi răng: gần ngoài, giữa ngoài, xa
ngoài, gần trong, giữa trong, xa trong.
Cách tính điểm:
Chỉ số PD trung bình của mỗi răng bằng tổng số độ sâu túi của sáu vị trí
quanh răng chia cho 6.
Chỉ số PD trung bình của mỗi bệnh nhân bằng tổng trung bình PD của
các răng chia cho tổng số răng.
1.1.4.4. Mất bám dính lâm sàng (CAL)
Cách ghi nhận: Là khoảng cách được đo từ đường nối men-xê măng đến
đáy túi nha chu.
Cách khám: đo ở 6 vị trí quanh mỗi răng: gần ngồi, giữa ngồi, xa
ngồi, gần trong, giữa trong, xa trong.
Cách tính điểm:
Chỉ số CAL trung bình của mỗi răng bằng tổng chỉ số CAL của sáu vị trí
quanh răng chia cho 6.
Chỉ số CAL trung bình của mỗi bệnh nhân bằng tổng trung bình CAL
của các răng chia cho tổng số răng.
1.1.4.5. Chảy máu lợi khi thăm dò (BOP)
Cách ghi nhận: xác định có chảy máu hay khơng chảy máu sau khi thăm
dị 15 giây.

Cách khám: đánh giá trên 6 vị trí ở mỗi răng: gần ngoài, giữa ngoài, xa
ngoài, gần trong, giữa trong, xa trong.
Tính phần trăm chỉ số chảy máu theo cơng thức:
% BOP = số vị trí chảy máu khi khám / tổng số vị trí khám x 100


11

1.1.5. Điều trị viêm nha chu
Mục tiêu của điều trị VNC là loại bỏ nguyên nhân vi khuẩn và tái lập lại
bám dính lâm sàng. Cạo cao-làm láng gốc răng và nạo túi nha chu vẫn là một
phương pháp điều trị cơ bản, không thể thiếu trong phác đồ điều trị VNC. Bên
cạnh đó, hiện nay có nhiều phương pháp hỗ trợ khác cũng được áp dụng như
kháng sinh, laser, liệu pháp kích hoạt ánh sáng [29],[44],[119]. Đối với VNC
trên bệnh nhân ĐTĐ, việc điều trị nha chu còn giúp cải thiện HbA1c và các
biến chứng khác của ĐTĐ [69]. Điều trị VNC gồm:
1.1.5.1. Điều trị không phẫu thuật
Bao gồm điều trị ban đầu, điều trị hỗ trợ và điều trị duy trì [130].
Điều trị ban đầu
+ Loại trừ các kích thích tại chỗ:


Hướng dẫn vệ sinh răng miệng, kiểm soát mảng bám.



Lấy sạch cao răng trên, dưới lợi, làm láng bề mặt gốc răng.




Thực hiện các biện pháp làm sạch kẽ răng: tăm, chỉ nha khoa, bàn

chải kẽ răng.


Kiểm sốt mảng bám răng bằng phương pháp hóa học như súc miệng

bằng chlorhexidine, povidone-iodine.
+ Loại bỏ các yếu tố gián tiếp gây bệnh:


Sửa chữa những sai sót trong điều trị nha khoa và trong chỉnh hình (trám

răng, hàm giả...).


Điều trị bệnh lý răng, miệng nếu có (răng sâu, viêm tuỷ,…).



Liên kết, cố định các răng lung lay.



Nhổ các răng có chỉ định.



Mài chỉnh sang chấn do khớp cắn.




Phẫu thuật cắt thắng môi (phanh môi), thắng má bám thấp... [6].


12

Điều trị hỗ trợ
Việc loại bỏ mảng bám răng bằng SRP hiệu quả trong điều trị bệnh viêm
nha chu do mảng bám vi khuẩn. Tuy nhiên, đối với một số bệnh nhân viêm ở
mức độ nặng, có nguy cơ gây nhiễm trùng lan rộng, do đó cần dùng hỗ trợ
kháng sinh tại chổ, toàn thân.
+ Kháng sinh tại chỗ: thuốc mỡ (Tetracyclin, Metrogyldenta), thuốc đặt
trong khe lợi.
+ Kháng sinh toàn thân: một loại hay nhiều loại phối hợp.
Trong những năm gần đây, laser cũng được xem là một phương pháp
điều trị hỗ trợ viêm nha chu.
Điều trị duy trì
+ Tiếp tục duy trì vệ sinh răng miệng.
+ Tái khám định kỳ (1 tháng, 3 tháng, 6 tháng) để kiểm tra tình trạng vệ
sinh răng miệng, đồng thời kiểm sốt các yếu tố gây bệnh nếu có.
1.1.5.2. Điều trị phẫu thuật
Ngày nay, nhiều tác giả cho rằng với dụng cụ thích hợp và kỹ thuật đúng
thì việc kiểm sốt cao răng và làm láng bề mặt gốc răng, lấy bỏ tổ chức hoại
tử ở các túi nha chu sâu trên 5mm có thể thực hiện được bằng phương pháp
điều trị khơng phẫu thuật. Tuy nhiên, theo quan điểm chung, điều trị bảo tồn
có thể thực hiện được ở những túi nha chu nông; khi những túi nha chu sâu
(PD≥ 7mm) hoặc VNC tiến triển thì hiệu quả khơng cao, thường xảy ra tái
phát, không giải quyết được những vấn đề thẩm mỹ và bất thường về hình
thái xương. Điều trị phẫu thuật nhằm tạo khả năng tiếp cận tối đa với tổn

thương nha chu giúp cho việc loại bỏ các yếu tố căn nguyên và mô bệnh lý,
làm sạch gốc răng một cách dễ dàng, tăng khả năng lành thương của mơ nha
chu bằng việc tái bám dính và hoặc tái sinh xương. Các phương pháp phẫu
thuật nha chu gồm:
- Phẫu thuật cắt lợi
- Phẫu thuật nạo túi nha chu


13

- Phẫu thuật lật vạt
- Phẫu thuật xương ổ răng
- Phẫu thuật lợi - niêm mạc miệng [2], [6].
1.2. BỆNH ĐÁI THÁO ĐƢỜNG
1.2.1. Định nghĩa
Theo Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) năm 2004, đái tháo đường
(ĐTĐ) là một nhóm các bệnh lý chuyển hóa đặc trưng bởi tăng glucose máu
do khiếm khuyết tiết insulin, khiếm khuyết hoạt động insulin hoặc cả hai [1].
1.2.2. Phân loại
Theo phân loại ADA năm 2015, ĐTĐ có thể được phân loại thành 4
nhóm chính sau [24]:
- ĐTĐ typ 1: Đây là một bệnh lý tự miễn xảy ra do sự phá hủy các tế bào
β của đảo tụy. Tuyến tụy chỉ có thể sản xuất rất ít hoặc thậm chí khơng cịn
khả năng sản xuất insulin. Bệnh ĐTĐ typ 1 ảnh hưởng đến khoảng 5% - 10%
số người mắc bệnh ĐTĐ và thường gặp ở trẻ em hoặc thanh thiếu niên [126].
- ĐTĐ typ 2: Bệnh xảy ra khi tuyến tụy không sản xuất đủ insulin để đáp
ứng nhu cầu của cơ thể và / hoặc cơ thể khơng thể đáp ứng chính xác hoạt
động của insulin (kháng insulin). Bệnh ĐTĐ typ 2 ảnh hưởng đến khoảng
85% - 95% số người mắc bệnh ĐTĐ và thường xuất hiện muộn [25].
- ĐTĐ thai kỳ: Thai phụ mắc ĐTĐ thai kỳ có tình trạng giảm dung nạp

glucose được phát hiện lần đầu tiên khi mang thai [25], [145].
- Các typ ĐTĐ đặc hiệu khác gồm: khiếm khuyết chức năng tế bào β do gen,
giảm hoạt tính của insulin do khiếm khuyết gen, bệnh lý tụy ngoại tiết...
1.2.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán, theo dõi bệnh đái tháo đƣờng
1.2.3.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán xác định bệnh đái tháo đường
Theo khuyến cáo của ADA năm 2015, chẩn đoán ĐTĐ dựa vào 4 tiêu
chuẩn sau [13],[24]:
 HbA1c ≥ 6,5%; xét nghiệm được làm ở labo sử dụng phương pháp chuẩn.


14

 Nồng độ glucose máu lúc đói ≥ 7,0 mmol/l (≥ 126 mg/dl) (đói được
định nghĩa là khơng được cung cấp đường trong vịng ít nhất 8 giờ).
 Nồng độ glucose máu 2 giờ sau khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose
bằng đường uống (OGTT) ≥ 11,1 mmol/l (200 mg/dl).
 Nồng độ glucose máu ở thời điểm bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l (200 mg/dl) ở
bệnh nhân có các triệu chứng cổ điển của tăng glucose máu hoặc cơn tăng
glucose máu cấp.
Bệnh nhân chỉ có một trong bốn tiêu chuẩn trên thì được chẩn đốn mắc
bệnh ĐTĐ.
1.2.3.2. Tiêu chuẩn xác định typ đái tháo đường
Theo Liên đoàn ĐTĐ Quốc tế (IDF) năm 2005 [1]:
Bảng 1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán xác định typ ĐTĐ
Đặc điểm
Khởi phát

ĐTĐ typ 1

ĐTĐ typ 2


Rầm rộ, đủ các triệu chứng

Chậm, không rõ triệu chứng

- Sút cân nhanh chóng

- Thể trạng béo phì

- Tiểu nhiều

- Tiền sử gia đình có người bệnh
đái tháo đường typ 2

Biểu hiện

- Uống nhiều

lâm sàng

- Kết hợp với bệnh lý tự
miễn khác

- Chứng gai đen
- Hội chứng buồng trứng đa nang
- Khơng có bệnh lý tự miễn khác

Nhiễm
Ceton
C-Peptid

Kháng thể

- Dương tính

- Thường khơng có

- Thấp/khơng có

- Bình thường hoặc tăng

- ICA* dương tính

- ICA* âm tính

- Anti-GAD** dương tính

- Anti-GAD** âm tính

* ICA (islet cell antibody): kháng thể kháng tế bào tiểu đảo tụy
** Anti-GAD: glutamic acid decarboxylase antibody


15

Theo dõi bệnh đái tháo đường
Hemoglobin là một huyết sắc tố có trong hồng cầu giúp vận chuyển oxy
đến các tế bào trong cơ thể. Chất này có đặc tính kết hợp tự nhiên với glucose
một cách bền vững và tạo thành phức hợp HbA1c.
Thông thường, nồng độ glucose máu là một chỉ số luôn biến thiên và
chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như chế độ ăn uống, sinh hoạt, luyện tập,

stress, thuốc điều trị, nồng độ insulin trong máu... Tuy tỷ lệ thuận với nồng độ
glucose máu, nồng độ HbA1c lại không bị tác động trước các yếu tố kể trên
và có thể làm xét nghiệm tại bất cứ thời điểm nào, ngay cả sau khi ăn [1], [7].
Vì đời sống hồng cầu trung bình từ 90 – 120 ngày nên nồng độ HbA1c
đóng vai trị như một bộ nhớ về nồng độ glucose suốt 2 – 3 tháng trước đó.
Nói cách khác, nồng độ HbA1c phản ánh mức glucose trung bình của 2 – 3
tháng trước thời điểm lấy máu xét nghiệm. Cho tới nay HbA1c vẫn được coi
một chỉ số hữu hiệu trong việc phát hiện sớm, chẩn đoán, theo dõi và đánh giá
hiệu quả điều trị bệnh ĐTĐ [1], [13].

Hình 1.2. Sự hình thành phức hợp HbA1c [4]
1.2.4. Các biến chứng của bệnh đái tháo đƣờng
Bệnh tim mạch: Biến chứng tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử
vong đối với bệnh nhân ĐTĐ [121].


16

Bệnh thận: Tỷ lệ bệnh thận ở bệnh nhân ĐTĐ đang gia tăng nhanh chóng
và chiếm đến một phần ba tổng số trường hợp mắc bệnh thận giai đoạn cuối
trên toàn cầu [113], [115].
Bệnh lý thần kinh: Tổ chức thần kinh khắp cơ thể có thể bị thương tổn
khi lượng đường trong máu và huyết áp quá cao. Theo thống kê, 50% bệnh
nhân ĐTĐ typ 1 và typ 2 gây nên bệnh lý thần kinh [1], [25].
Bệnh lý võng mạc: Đây ngun nhân chính gây mù lịa cho người trưởng
thành trên thế giới .
Thai kỳ và đái tháo đường: Bệnh ĐTĐ ảnh hưởng sự hình thành tăng
trưởng, phát triển của bào thai và quá trình trưởng thành của trẻ sau này [1].
Viêm nha chu: Trước đây VNC được xem là biến chứng thứ sáu của
bệnh ĐTĐ. Tuy nhiên theo quan niệm hiện nay, mối quan hệ giữa VNC và

ĐTĐ là mối quan hệ hai chiều, có sự hổ trợ nhau cùng gây tổn thương mô nha
chu cũng như các biến chứng của ĐTĐ [57], [86], [147].
1.3. MỐI LIÊN QUAN GIỮA ĐÁI THÁO ĐƢỜNG VÀ VIÊM NHA CHU
1.3.1. Ảnh hƣởng của đái tháo đƣờng lên sức khỏe nha chu
ĐTĐ đã được khẳng định rõ ràng như là yếu tố nguy cơ chính gây VNC.
Nguy cơ VNC ở bệnh nhân ĐTĐ cao gần gấp 3 lần so với người không ĐTĐ.
Mức độ kiểm sốt đường máu có vai trị quan trọng trong yếu tố nguy cơ của
VNC. Tăng đường huyết dẫn đến kích hoạt con đường làm tăng q trình
viêm, mất cân bằng oxy hóa và thay đổi q trình chết có lập trình của tế bào
[40], [95], [111].
Nghiên cứu đa phân tích (Meta-analysis) của Chávarry và cs khẳng định
rằng ĐTĐ typ 2 là yếu tố nguy cơ ở mức trung bình đối với viêm NC. Theo
Viện nghiên cứu sức khỏe và dinh dưỡng Hoa Kỳ (NHANES), bệnh nhân
ĐTĐ với HbA1c > 9% thì tỉ lệ bị VNC ở mức độ nặng cao hơn có ý nghĩa so
với người có đường huyết bình thường [39], [84], [111].
Ảnh hưởng của ĐTĐ lên mơ nha chu thơng qua các q trình sau:


17

1.3.1.1. Q trình viêm
Q trình viêm là đặc trưng chính của bệnh sinh bệnh ĐTĐ và VNC, liên
quan đến tăng mức độ các chất chỉ điểm viêm toàn thân.
1.3.1.1.1. Tế bào bạch cầu và quá trình viêm
Ở bệnh nhân ĐTĐ, bạch cầu đa nhân trung tính (BCĐNTT) tiếp xúc với
chuỗi lipopolysaccharide của vi khuẩn, các q trình hóa hướng động, thực
bào bị yếu đi. Để chống lại nhiễm trùng của vi khuẩn gây bệnh, quá trình chết
theo tự nhiên của BCĐNTT bị chậm lại. Hoạt động kéo dài của BCĐNTT tại
mô nha chu gây phá hủy nhiều mô hơn do phóng thích nhiều enzim phá hủy
khung protein ngoại bào (MMP) và gốc oxy hóa tự do (ROS) [111].

Sự phối hợp giữa giảm chức năng của BCĐNTT và tăng sản xuất siêu
oxít (superoxide) làm tăng mất cân bằng oxy hóa cũng như tăng sản xuất các
cytokine viêm dẫn đến tăng phá hủy mơ nha chu ở bệnh nhân ĐTĐ. Ngồi ra,
có sự tăng hoạt động của BC đơn nhân và đại thực bào để bổ sung cho chức
năng yếu kém của BCĐNTT làm tăng sản xuất các cytokine viêm (IL-1β, IL6, TNF-α) dẫn đến tăng quá trình viêm [90].
1.3.1.1.2. Các Cytokine và quá trình viêm
Mối liên quan giữa ĐTĐ và VNC đã được tranh luận trong nhiều năm
trở lại đây. Các nhà nghiên cứu cho rằng, tăng nồng độ glucose trong dịch
nướu ở bệnh nhân ĐTĐ là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn tại chổ phát
triển dẫn đến tăng nhạy cảm với viêm tại mô nha chu và tăng tiến triển quá
trình viêm [133].
Tăng nồng độ cytokine viêm (TNF-α,IL-1β, IL-6) trong huyết thanh cũng đã
được chứng minh ở bệnh nhân ĐTĐ. Yếu tố hoại tử khối u α (TNF-α), IL-6 và
protein phản ứng C (CRP) là các chất cảm ứng của các protein pha cấp (APP),
ngoài gây đáp ứng viêm, chúng tác động vào tín hiệu insulin nội bào, đóng vai trị
chính gây đề kháng insulin [111].


18

Ảnh hưởng của ĐTĐ lên mơ nha chu là kích thích q trình đáp ứng
viêm ở mơ nha chu, làm tăng sản xuất cytokine viêm (TNF-α, IL-1β, IL-6).
Chính các cytokine viêm này làm kéo dài q trình viêm ở mơ nha chu, thay
đổi một chuỗi các cytokine và kích hoạt miễn dịch thể dịch. Điều trị nha chu
đã cho thấy giảm nồng độ các chất trung gian gây viêm như IL-6, TNF-α,
CRP và các enzime MMP [43], [84], [111].

1.3.1.2. Sản phẩm glycat hóa bền vững (Advanced Glyceration End-Products:
AGEs)
Đái tháo đường gây những tác động cấp tính và mạn tính lên sức khỏe.

Một trong những tác động lâu dài là tạo ra các sản phẩm glycat hóa bền vững
(AGEs). AGEs được tạo thành do sự kết hợp khơng hồn ngun của đường
với protein và mỡ do tăng đường huyết kéo dài. Các thụ thể của AGE
(RAGE) là các phân tử trên bề mặt của các thành viên của gia đình Ig
(immunoglobulin), có khả năng tương tác phổ rộng với thụ thể bề mặt, bao
gồm AGEs. AGEs gây kích ứng lên tế bào, làm tạo ra những độc tố hay
những sản phẩm viêm. Sự tập trung AGEs ở huyết thanh và mô ở ngoại bào,
gây nhiều biến chứng ở bệnh nhân ĐTĐ.
Tập trung các sản phẩm AGEs ở mơ nha chu đóng vai trị làm tăng q
trình viêm ở bệnh nhân ĐTĐ. Sự kết hợp AGE với các thụ thể làm tăng sản
xuất các chất trung gian gây viêm như IL-1β, IL-6 và TNF-α.
Tăng đường máu làm tăng cả nồng độ AGE và RAGE trong huyết thanh.
AGEs trong huyết thanh có liên hệ mật thiết đến mức độ lan rộng VNC ở
bệnh nhân ĐTĐ typ 2. Thêm vào đó, tăng bộc lộ RAGE đã được ghi nhận ở
mô nướu của bệnh nhân ĐTĐ [140].
AGEs cịn tăng giải phóng nhanh chóng các chất từ phản ứng oxy hóa ở
bạch cầu đa nhân trung tính, chính các chất từ q trình này gây phá hủy mơ
nha chu. AGE/RAGE cịn gây bất lợi lên q trình tổng hợp xương, giảm sản


×