Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.2 KB, 3 trang )
Bài 2. Ứng xử tránh rủi ro trên mạng
1. Phòng tránh tác hại của Internet và mạng xã hội
Lời khuyên 1. Đừng để game, mạng xã hội biến mình thành nô lệ
- Nhiều người nghiện chơi game đến mức suy kiệt sức khỏe, chơi game liên tục
nhiều ngày dẫn đến tử vong.
- Nhiều bạn trẻ tranh thủ mọi lúc để lên mạng xã hội, sống trong không gian ảo
nhiều hơn ngồi đời thực dẫn đến sống khép kín, trở nên rụt rè, thiếu tự tin.
⇒ Hãy tuân theo quy định hạn chế của bố, mẹ hoặc đặt ra khung giờ hạn chế mỗi
ngày dành cho chơi game hay lên mạng.
2. Phòng tránh rủi ro từ Internet
Lời khuyên 2. Cảnh giác với kẻ dụ dỗ và bắt nạt
- Tình huống: Lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin của tuổi trẻ, chúng rất hiểu tâm lí trẻ em,
khéo giả bộ chăm sóc em. Tiếp theo chúng lôi kéo em làm những việc “thân mật”
hơn qua webcam, hẹn gặp để tặng quà, tâm sự trực tiếp, … Sau đó sẽ dùng hình
ảnh từ webcam để đe dọa, bắt nạt em.
- Hãy cảnh giác với “người quen trên mạng”.
- Hãy dũng cảm nói ra và nhờ bố, mẹ, thầy, cô hoặc người thân trong gia đình
giúp đỡ mỗi khi em bị đe dọa trên khơng gian mạng.
Hình 2.1: Hãy cảnh giác với những dụ dỗ trên mạng
Lời khuyên 3. Bắt nạt, tiếp tay cho kẻ bắt nạt là vi phạm pháp luật
- Những hình ảnh, clip video, đoạn tin nhắn, email, … có nội dung kín đáo riêng
tư, nếu bị cơng khai sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của nạn nhân.
- Kẻ xấu có thể tung tin đồn thất thiệt hay trực tiếp xúc phạm, làm nhục, đe dọa,
quấy rối nạn nhân bằng cách gửi tin nhắn, viết trên mạng xã hội.
- Nếu em lan truyền những nội dung có tính bắt nạt kiểu như trên tức là em đã
tiếp tay cho kẻ bắt nạt, do đó em đã vi phạm pháp luật.
3. Không vi phạm pháp luật khi dùng Internet
Lời khuyên 4. Không lan truyền tin giả, bài viết xuyên tạc sự thật, hình ảnh