lOMoARcPSD|9242611
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Đề tài: Mối quan hệ giữa chất lượng giấc ngủ, trầm
cảm, hoạt động thể chất và các chức năng nhận thức cụ
thể ở nhóm đối tượng sinh viên đại học
Giảng viên hướng dẫn : Ths. Nguyễn Hồng Hiếu
Lớp học phần : PTCC1128(122)_10
Nhóm thực hiện : Nhóm 2
Hà Nội, 10/2022
lOMoARcPSD|9242611
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM
Họ và tên
Mã sinh viên
Nguyễn Tiến Đạt (nhóm trưởng)
11218651
Trương Phạm Ngọc Hân
11191659
Nguyễn Tuấn Hiếu
11218657
Nguyễn Thị Hoan
11218661
Phạm Đình Kiên
11218666
Nguyễn Nhật Minh
11213882
Nguyễn Tiến Phong
11218687
Vũ Anh Tú
11218710
1
lOMoARcPSD|9242611
MỤC LỤC
MỤC LỤC
2
DANH MỤC CÁC BẢNG
4
DANH MỤC CÁC HÌNH
6
TĨM TẮT BÁO CÁO NGHIÊN CỨU
7
MỞ ĐẦU
8
1. TÍNH CẤP THIẾT
8
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
10
3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
11
4. ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
11
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
12
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
13
1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
13
1.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
15
1.2.1 Lý thuyết về khả năng nhận thức
1.2.1.1 Lý thuyết về khả năng nhận thức của Alexander Luria (1980)
15
15
1.2.1.2 Mơ hình nhận thức được CAP xây dựng và điều chỉnh dựa trên lý
thuyết của Alexander Luria (1980)
16
1.2.1.3 Đo lường rối loạn chức năng nhận thức CFQ
1.2.2 Lý thuyết về trầm cảm
17
18
1.2.2.1 Khái niệm trầm cảm:
18
1.2.2.2 Đo lường trầm cảm:
18
1.2.3 Lý thuyết về chất lượng giấc ngủ
18
1.2.3.1 Lý thuyết về chất lượng giấc ngủ
18
1.2.3.2 Đo lường chất lượng giấc ngủ
19
1.2.4 Lý thuyết về hoạt động thể chất
19
1.2.4.1 Khái niệm hoạt động thể chất
19
1.2.4.2 Đo lường hoạt động thể chất
19
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
20
CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
21
2
lOMoARcPSD|9242611
2.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
21
2.2. MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT VÀ ĐO LƯỜNG CÁC BIẾN
22
2.2.1 Mơ hình nghiên cứu
22
2.2.2 Giả thuyết nghiên cứu
23
2.2.3 Khảo sát biến “Sức khỏe”
24
2.2.4 Khảo sát biến hoạt động thể chất
25
2.2.5 Khảo sát biến khả năng nhận thức
27
2.3. THIẾT KẾ THU THẬP THÔNG TIN
29
2.3.1. Bảng hỏi
29
2.3.2. Cách thức thu thập thông tin
29
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
31
CHƯƠNG 3: CÁCH THỨC XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH THƠNG TIN
32
3.1. THỐNG KÊ MÔ TẢ
32
3.2. KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO
32
3.3. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA
32
3.4. PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN PEARSON
33
3.5. PHÂN TÍCH HỒI QUY TUYẾN TÍNH ĐA BIẾN
34
3.6. KIỂM ĐỊNH INDEPENDENT SAMPLES T-TEST
35
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
36
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
37
4.1. MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU
37
4.2. KẾT QUẢ KIỂM TRA ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO
40
4.2.1. Đối với biến phụ thuộc “Khả năng nhận thức”:
40
4.2.3. Đối với biến độc lập “Hoạt động thể chất”
41
4.3. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA
42
4.3.1. Thực hiện phân tích EFA biến phụ thuộc
42
4.3.2. Thực hiện phân tích EFA biến độc lập
44
4.4. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN PEARSON
47
4.4.1. Tương quan của biến “Trí nhớ” với các biến độc lập:
48
4.4.2. Tương quan của biến “Điều chỉnh hành vi” với các biến độc lập:
49
4.4.3. Tương quan của biến Tập trung với các biến độc lập:
50
3
lOMoARcPSD|9242611
4.5. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUY TUYẾN TÍNH
51
4.6. KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH SỰ KHÁC BIỆT CỦA BIẾN ĐỊNH TÍNH
64
TIỂU KẾT CHƯƠNG 4
68
CHƯƠNG 5. THẢO LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
69
5.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
69
5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHUYẾN NGHỊ
70
5.3. HẠN CHẾ CỦA BÀI NGHIÊN CỨU
71
5.3.1 Hạn chế nghiên cứu
71
5.3.2 Định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo
71
TIỂU KẾT CHƯƠNG 5
72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
73
PHỤ LỤC
74
PHỤ LỤC 01. BẢNG HỎI KHẢO SÁT
74
PHỤ LỤC 02. KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH CRONBACH’S ALPHA CÁC
THANG ĐO CHO CÁC BIẾN
81
PHỤ LỤC 03. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA CÁC
BIẾN PHỤ THUỘC
85
4
lOMoARcPSD|9242611
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Bảng lộ trình thực hiện nhóm 2
Bảng 2.2: Các hạng mục đo lường thành phần “Trầm cảm”
Bảng 2.3: Các hạng mục đo lường thành phần “Giấc ngủ”
Bảng 2.4: Các hạng mục đo lường thành phần “Hoạt động tại nơi làm việc”
Bảng 2.5: Các hạng mục đo lường thành phần “Việc đi lại”
Bảng 2.6: Các hạng mục đo lường thành phần “Các hoạt động giải trí”
Bảng 2.7: Các hạng mục đo lường thành phần “Hoạt động thể chất”
Bảng 2.8: Các hạng mục đo lường thành phần “Sự hay quên”
Bảng 2.9: Các hạng mục đo lường thành phần “ Sự mất tập trung”
Bảng 2.10: Các hạng mục đo lường thành phần “Điều chỉnh sai”
Bảng 4.1: Bảng Cronbach’s Alpha chung với biến phụ thuộc “Nhận thức”
Bảng 4.2: Bảng Cronbach’s Alpha chung với biến độc lập Sức khỏe
Bảng 4.3: Bảng Cronbach’s Alpha chung với biến độc lập Hoạt động thể chất
Bảng 4.4: KMO and Bartlett's Test cuối cùng cho biến phụ thuộc
Bảng 4.5: Rotated Component Matrix cuối cùng cho biến phụ thuộc
Bảng 4.6: KMO and Bartlett's Test cuối cùng cho các biến độc lập
Bảng 4.7: Rotated Component Matrix cuối cùng cho các biến độc lập
Bảng 4.8: Kết quả phân tích tương quan của biến “Trí nhớ” với các biến
độc lập
Bảng 4.9: Kết quả phân tích tương quan của biến “Điều chỉnh hành vi” với các
biến độc lập
Bảng 4.10: Kết quả phân tích tương quan của biến “Tập trung” với các biến độc
lập
Bảng 4.11a: Bảng Model Summary của mơ hình hồi quy thứ nhất
5
lOMoARcPSD|9242611
Bảng 4.11b: Bảng ANOVA của mơ hình hồi quy thứ nhất
Bảng 4.11c: Bảng Coefficients của mơ hình hồi quy thứ nhất
Bảng 4.12a: Bảng Model Summary của mơ hình hồi quy thứ hai
Bảng 4.12b: Bảng ANOVA của mơ hình hồi quy thứ hai
Bảng 4.12c: Bảng Coefficients của mơ hình hồi quy thứ hai
Bảng 4.13a: Bảng Model Summary của mơ hình hồi quy thứ ba
Bảng 4.13b: Bảng ANOVA của mơ hình hồi quy thứ ba
Bảng 4.13c: Bảng Coefficients của mơ hình hồi quy thứ ba
Bảng 4.14a: Kết quả kiểm định Independent Samples T-Test với biến Trí nhớ
Bảng 4.14b: Bảng Group Statistics của biến Trí nhớ
Bảng 4.15a: Kết quả kiểm định Independent Samples T-Test của biến Điều chỉnh
hành vi
Bảng 4.15b: Bảng Group Statistics của biến Điều chỉnh hành vi
Bảng 4.16a: Kết quả kiểm định Independent Samples T-Test với biến Tập trung
Bảng 4.16b: Bảng Group Statistics của biến Tập trung
6
lOMoARcPSD|9242611
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Mơ hình nhận thức được CAP xây dựng và điều chỉnh
dựa trên lý thuyết của Alexander Luria (1980)
Hình 2.1: Mơ hình nghiên cứu nhóm đề xuất
Hình 4.1: Tỷ lệ giới tính
Hình 4.2: Tỷ lệ năm đại học
Hình 4.3: Tỷ lệ kiểu gia đình
Hình 4.4: Tỷ lệ học vấn bố
Hình 4.5: Tỷ lệ học vấn mẹ
Hình 4.6: Tỷ lệ tổng thu nhập của bố mẹ trong một tháng điển hình
Hình 4.7: Mơ hình nghiên cứu đã điều chỉnh đối với biến “Trí nhớ”
Hình 4.8: Mơ hình nghiên cứu đã điều chỉnh đối với biến “Điều chỉnh hành vi”
Hình 4.9: Mơ hình nghiên cứu đã điều chỉnh đối với biến “Tập trung”
7
lOMoARcPSD|9242611
TÓM TẮT BÁO CÁO NGHIÊN CỨU
Đầu tiên, sau khi chọn đề tài, nhóm xác định các nội dung nghiên cứu cho
đề tài như mục tiêu nghiên cứu; câu hỏi nghiên cứu; đối tượng, khách thể và
phạm vi nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu là phần quan trọng nhất trong một
bài báo khoa học. Do đó, phần phương pháp nghiên cứu có thể có những mục
sau: Mơ tả các phương pháp quan sát, đo lường và đánh giá kết quả: các tiêu
chuẩn đánh giá cần phải chính xác và cụ thể; Phân tích dữ liệu: Thiết kế và phân
tích nghiên cứu cần đến các phương pháp thống kê.
Tại phần tổng quan, nhóm tiến hành tìm các cơng trình nghiên cứu đã có
của các tác giả liên quan đến đề tài ảnh hưởng của các yếu tố sức khỏe và hoạt
động thể chất tới các chức năng nhận thức bám sát theo mục tiêu đề tài đã đưa ra.
Từ đó nêu những vấn đề còn tồn tại, vấn đề nào chưa thỏa đáng cần tiếp tục
nghiên cứu, chỉ ra những vấn đề mà đề tài cần tập trung nghiên cứu, giải quyết.
Xây dựng cơ sở lý thuyết cho đề tài bằng cách chọn lọc các lý thuyết cần thiết
trong tổng quan nghiên cứu về ảnh hưởng của sức khỏe và hoạt động thể chất tới
khả năng nhận thức.
Phần thiết kế nghiên cứu sẽ tập chung trình bày về các nội dung như quy
trình nghiên cứu, đưa ra mơ hình nghiên cứu mà nhóm đề xuất sau đó tiến hành
thu thập thơng tin bằng bảng khảo sát và thu thập từ nhóm sinh viên các trường
đại học địa bàn Hà Nội.
Phần kết quả là các biểu đồ và bảng số liệu, những dữ liệu này được diễn
giải một cách ngắn gọn trong văn bản sau khi nhóm sử dụng phần mềm SPSS
26.0 để phân tích số liệu. Những số liệu được trình bày để lần lượt trả lời các
mục tiêu nghiên cứu (hay câu hỏi nghiên cứu) đã nêu ra trong phần đặt vấn đề
được viết một cách ngắn gọn và đi thẳng vào vấn đề nêu ra trong phần đặt vấn
đề. Tất cả các bảng thống kê, biểu đồ, và hình ảnh được đánh số thứ tự, chú thích
rõ ràng.
Phần cuối cùng, kết luận, nhóm sẽ trình bày những đánh giá chung về kết
quả nghiên cứu. Trình bày những kết quả mới của đề tài một cách ngắn gọn, cụ
thể, rõ ràng để trả lời cho các mục tiêu nghiên cứu ở phần đặt vấn đề. Phần bàn
8
lOMoARcPSD|9242611
luận là phần cuối của nội dung của bài báo cáo có chức năng đánh giá các kết quả
nghiên cứu, hạn chế của bài nghiên cứu, đề xuất các khuyến nghị.
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT
Các lỗi nhỏ nhặt như quên nơi đặt ví, hay một đồ đạc gì đó, qn mất tại
sao lại đi từ nơi này sang nơi khác,… và nhiều hành vi đời thường mà ta thực
hiện trong lúc đánh mất sự chú ý, tập trung trong ngắn hạn, thường không được
coi trọng: “Ồ chúng không đáng để giải thích, chúng chỉ đơn thuần chỉ là những
tai nạn nhẹ”, thực tế lại là vấn đề cần lưu ý và nên được hiểu (Sigmund Freud,
1920). Tuy nhiên, phải trong vòng vài thập kỷ trở lại đây, người ta mới dành sự
quan tâm nhiều đến việc đánh giá các lỗi hoặc lỗi nhỏ hàng ngày. Sự quan tâm
này có lẽ là do công việc của Reason (1977, 1979), bắt đầu từ việc phân tích các
báo cáo về tai nạn, anh ấy đã tiến tới việc ghi lại các giai đoạn kỳ lạ của sự “lơ
đễnh” trong cuộc sống hàng ngày và đưa ra các bảng câu hỏi chung về tần suất
các tình tiết đó (Broadbent và các cộng sự, 1982). Và cho đến nay, sự phổ biến ở
trong giới trẻ cũng như tần suất thường xuyên của nó đang trở nên đáng báo
động. Một số nghiên cứu thực tế và lý thuyết đã đưa ra để giải thích về mối quan
tâm này. Theo truyền thống, người ta thường nhấn mạnh đến các vấn đề lâm
sàng, tuy nhiên nó cũng liên quan đến các rối loạn về sự chú ý, trí nhớ và khả
năng kiểm soát suy nghĩ hoặc hành động (Broadbent và các cộng sự, 1982). Cả
ba khía cạnh này, đều nằm trong khả năng nhận thức chung, đã được đưa ra trong
mơ hình về nhận thức mà CAP điều chỉnh chi tiết hơn gồm bảy thành phần, dựa
trên mô hình tâm lý học thần kinh về nhận thức ba thành phần của Alexander
Luria (1980).
Các chức năng thành phần bị rối loạn, tất nhiên sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới
khả năng nhận thức chung, thơng qua đó, tác động khơng tốt tới việc tham gia và
các kết quả đạt được trong các lĩnh vực quan trọng của đời sống mà giới trẻ ngày
nay rất coi trọng: thành tích học tập (Rohde, T. E. và Thompson, L. A.,2007),
hiệu suất công việc cá nhân (Ree, Earles, và Teachout, 1994; F. L. Schmidt, GastRosenberg, và Hunter, 1980), hiệu suất của làm việc theo nhóm (Terborg,
Castore, & DeNinno, 1976; Kabanoff & O'Brien, 1979; Hill, 1982; Tziner &
Eden, 1985), kĩ năng lãnh đạo (Kirkpatick, S. A., & Locke, E. A.,1991). Vậy nên,
các vấn đề về rối loạn khả năng chú ý, trí nhớ và khả năng kiểm soát suy nghĩ
hoặc hành động, cần được chú ý và nghiên cứu sâu hơn.
9
lOMoARcPSD|9242611
Để cái thiện sự rối loạn, điều kiện tiên quyết là nắm được những yếu tố
gây ảnh hưởng tới nó. Đa số các nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm ra các yếu
tố này, có thể gom về ba nhóm phổ biến: Một, là tìm ra và kiểm chứng mối quan
hệ giữa các yếu tố là biến độc lập với biến phụ thuộc là khả năng nhận thức nói
chung (Kumar, M., Srivastava, S. và Muhammad, T.,2022; Spirduso, W. W.,
Poon, L. W. & Chodzko-Zajko, W., 2008). Hai là tìm ra và kiểm chứng mối quan
hệ giữa các yếu tố là biến độc lập với biến phụ thuộc là các chức năng thành
phần đơn lẻ của khả năng nhận thức (Marta Tremolada và các cộng sự, 2019). Ba
là nghiên cứu ảnh hưởng của một biến độc lập cụ thể đến một số thành phần của
khả năng nhận thức (JW De Greeff và các cộng sự, 2018; JI Gapin và các cộng
sự, 2011; S. M. Doran và các cộng sự, 2001). Nhìn chung, từ các bài nghiên cứu
từ ba nhóm này, có thể rút ra một số yếu tố chung có tác động đến khả năng nhận
thức và các khía cạnh thành phần của nó là: Các yếu tố về nhân khẩu, các đặc
điểm liên quan đến sức khỏe như giấc ngủ, bệnh lý nền về thể chất và tinh thần,
việc sử dụng thuốc và các chất kích thích, vấn đề hoạt động thể chất.
Từ cơ sở các yếu tố ảnh hưởng được tìm ra trong các nghiên cứu trước,
cộng với việc mắc các lỗi nhỏ thường ngày với tần suất thường xuyên và rất phổ
biến ở các bạn trẻ hiện nay có thể là dấu hiệu của việc rối loạn một số chức năng
nhận thức, cùng lúc ở lứa tuổi này, đặc biệt là nhóm các bạn sinh viên đang gặp
phải những vấn đề lớn về rối loạn giấc ngủ, trầm cảm và sự thiếu vận động thể
chất đáng lo ngại, những điều này đặt ra sự cấp bách cần phải xem xét mối quan
hệ giữa các nhân tố này. Trong khi các vấn đề trên được cân nhắc như những vấn
đề thời đại của thế hệ trẻ ngày nay do đó được nghiên cứu rộng rãi, nhưng những
lỗi nhỏ nhặt hàng ngày với độ phổ biến cao ở lứa tuổi này lại thường bị phớt lờ
và rất ít nghiên cứu nào xem xét và kiểm định mối quan hệ giữa những nhân tố
này. Các nghiên cứu tập trung vào các vấn đề trên chủ yếu được nghiên cứu ở lứa
người cao tuổi, những người có sự sa sút về mặt trí tuệ tương đối rõ ràng và nền
tảng sức khỏe thể chất của họ đã tương đối yếu ớt, nhằm đưa ra giải pháp sớm
giúp duy trì và cải thiện khả năng nhận thức khi con người chuẩn bị bước vào
nhóm cao tuổi. Nhận thấy tầm quan trọng và việc vấn đề chưa được quan tâm
đúng mức, nhóm quyết định tiến hành nghiên cứu nhằm tìm hiểu “Mối quan hệ
giữa chất lượng giấc ngủ, trầm cảm, hoạt động thể chất và các chức năng nhận
thức cụ thể ở nhóm đối tượng sinh viên đại học”.
10
lOMoARcPSD|9242611
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Mục tiêu chung: Tìm hiểu về mối quan hệ của các yếu tố liên quan đến sức
khỏe (gồm mức độ trầm cảm và chất lượng giấc ngủ) và hoạt động thể chất tới ba
khía cạnh: trí nhớ, tập trung và điều chỉnh hành vi. Dựa vào những cơ sở để đánh
giá trên, nhóm nghiên cứu mong muốn từ đó có thể là cơ sở đưa ra những đề xuất
góp phần cải thiện khả năng nhận thức của sinh viên hiện nay.
- Mục tiêu cụ thể:
Thứ nhất, hệ thống hóa những lý luận cơ bản về khả năng nhận thức và
các chức năng nhận thức;
Thứ hai, xác định và làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng nhận
thức của sinh viên khu vực Hà Nội;
Thứ ba, đo lường mức độ ảnh hưởng của nhân tố tới ba khía cạnh trong
khả năng nhận thức của sinh viên khu vực Đại học Bách Khoa, Kinh tế Quốc
dân, Xây dựng Hà Nội;
Thứ tư, xác định mơ hình, kiểm định các giả thuyết về mức độ ảnh hưởng
của các nhân tố.
3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Dựa vào những mục tiêu đề ra, cơng trình khoa học này tập trung nghiên
cứu những vấn đề sau đây:
Thứ nhất: Lý thuyết khả năng nhận thức là gì? Mơ hình các chức năng nhận
thức là gì?
Thứ hai: Những nhân tố nào ảnh hưởng đến các chức năng nhận thức của sinh
viên ?
Thứ ba: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới các chức năng nhận thức của
sinh viên?
4. ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
11
lOMoARcPSD|9242611
Ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến sức khỏe và hoạt động thể chất
tới ba khía cạnh trí nhớ, tập trung và điều chỉnh hành vi của khả năng nhận thức
chung.
4.2. Khách thể nghiên cứu:
Nhóm nghiên cứu lựa chọn khách thể nghiên cứu là sinh viên các trường
Đại học Bách Khoa, Kinh tế Quốc dân, Xây dựng Hà Nội bởi nguồn lực hạn
chế, đây là nhóm sinh viên dễ tiếp cận nhất về mặt địa lý, thời gian và có tính đại
diện tương đối tốt.
4.3. Phạm vi nghiên cứu:
Nhóm nghiên cứu tiến hành tổng hợp những vấn đề lý luận liên quan đến
khả năng nhận thức, đánh giá, luận giải tổng quát các kết quả nghiên cứu đã có;
thừa kế, phát triển những mơ hình, phương pháp từ những cơng trình khoa học đã
được thực hiện. Đầu tiên, tìm kiếm các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng nhận
thức chung và các khía cạnh nhận thức cụ thể của con người, sau đó phân tích,
lựa chọn những nhân tố nổi bật và đáng chú ý, tiến hành nghiên cứu, đánh giá.
Từ đó, xác định và kết luận được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến các khả
năng nhận thức cụ thể. Cuối cùng, nhóm sẽ đưa ra một số khuyến nghị cho mọi
người, đặc biệt là sinh viên nhằm bảo vệ, duy trì và phát triển khả năng nhận thức
của mình.
4.3.1. Phạm vi thời gian
Phạm vi thời gian của dữ liệu: 4/2022 - 10/2022.
Nhóm lựa chọn thời gian nghiên cứu được bắt đầu vào tháng 8/2022 và
hoàn thiện bản nghiên cứu vào tháng 11/2022 và chia quá trình nghiên cứu thành
04 giai đoạn:
-
Giai đoạn 1: Xác định vấn đề nghiên cứu và đưa ra tổng quan nghiên cứu.
-
Giai đoạn 2: Xây dựng khái niệm, đo lường, khung lý thuyết và thiết kế
nghiên cứu
-
Giai đoạn 3: Tiến hành nghiên cứu, thu thập dữ liệu cần thiết.
-
Giai đoạn 4: Tổng hợp, phân tích dữ liệu; viết báo cáo tổng hợp và thuyết
trình kết quả trước lớp.
4.3.2. Phạm vi không gian
12
Downloaded by tran quang ()
lOMoARcPSD|9242611
Nhóm tiến hành khảo sát thơng tin nghiên cứu của sinh viên các trường
đại học Bách Khoa, Kinh tế Quốc dân và Xây dựng (lấy đại diện cho từng nhóm
đối tượng sinh viên) trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Cách tiếp cận nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu tiến hành tham khảo các cơng trình nghiên cứu, sách,
báo, tạp chí chuyên ngành về các vấn đề liên quan. Từ đó hệ thống và khái quát
hóa các khái niệm công cụ làm cơ sở lý luận cho đề tài. Bài nghiên cứu nhắm đến
đối tượng nghiên cứu là sinh viên Hà Nội theo nghiên cứu ảnh hưởng của sức
khỏe và hoạt động thể chất tới khả năng nhận thức. Do vậy bài nghiên cứu sử
dụng phương pháp định tính và định lượng để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu.
-
Phương pháp nghiên cứu định tính
Phương pháp này được sử dụng trong giai đoạn nghiên cứu sơ bộ, nó liên
quan chặt chẽ tới việc xác định vấn đề nghiên cứu.
Đầu tiên, từ các cơng trình nghiên cứu liên quan, nhóm tổng kết các
nghiên cứu và thu thập các thơng tin và dữ liệu để có được các thơng tin chi tiết
về đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ mục đích phân tích, đánh giá chun sâu.
Các thơng tin được thu thập thông qua phỏng vấn, quan sát trực tiếp hay
phân tích và tổng hợp.
-
Phương pháp nghiên cứu định lượng
Nhóm nghiên cứu sử dụng thang đo Likert 5 cấp độ để xây dựng phiếu
khảo sát. Phương pháp định lượng được sử dụng trong giai đoạn nghiên cứu
chính thức, dùng kỹ thuật thu thập thông tin bằng bảng khảo sát. Qua cơ sở dữ
liệu thu thập được từ đối tượng nghiên cứu, sẽ tiến hành phân tích nghiên cứu,
kiểm định thang đo và phân tích các yếu tố khám phá qua phần mềm SPSS 26.0.
Sau đó tiến hành kiểm định mơ hình và xác định các nhân tố cá nhân tác
động đến hành vi của đối tượng nghiên cứu bằng kỹ thuật phân tích định lượng
để đánh giá mức độ thực hiện hành vi của sinh viên.
5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Phương pháp quan sát, điều tra bằng phiếu hỏi, phân tích và tổng hợp rồi
nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác nhau bằng cách phân tích chúng thành từng
13
Downloaded by tran quang ()
lOMoARcPSD|9242611
bộ phận để quan tâm sâu sắc về đối tượng. Sau đó là liên kết thơng tin đã được
phân tích tạo ra một hệ thống lý thuyết mới từ đầu đến cuối và sâu sắc về đối
tượng. Nhằm mục đích: hồn thiện định nghĩa, thang đo, mơ hình.
Sử dụng bảng hỏi Likert 5 mức độ, thông qua công cụ Google Biểu Mẫu
sau đó sử dựng phương pháp xử lý số liệu bằng toán thống kê. Dữ liệu sơ cấp: sử
dụng phần mềm phân tích dữ liệu SPSS 26.0 để phân tích dữ liệu và tổng kết lại
thành các bảng dữ liệu. Đối với dữ liệu thứ cấp thì sử dụng phương pháp phân
tích, so sánh, tổng hợp, rút ra nhận xét, kết luận.
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Đa số các nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm ra các yếu tố ảnh hưởng
tới khả năng nhận thức có thể chia thành hai nhóm phổ biến: Một, là tìm ra và
kiểm chứng mối quan hệ giữa các yếu tố là biến độc lập với biến phụ thuộc là
khả năng nhận thức nói chung. Hai là tìm ra và kiểm chứng mối quan hệ giữa các
yếu tố là biến độc lập với biến phụ thuộc là các chức năng thành phần đơn lẻ của
khả năng nhận thức.
Nhóm 1: Mối quan hệ giữa các yếu tố là biến độc lập với biến phụ thuộc là khả
năng nhận thức nói chung
Manish Kumar và các cộng sự (2022) đã tiến hành nghiên cứu và xây
dựng một mơ hình nghiên cứu các nhân tố tác động tới khả năng nhận thức chung
ở người cao tuổi Ấn Độ bao gồm: Các biến nhân khẩu, các yếu tố liên quan đến
sức khỏe (trầm cảm, tự đánh giá sức khỏe, khó khăn đối với các hoạt động
thường ngày, khó khăn trong khả năng sống độc lập), hoạt động thể chất (cường
độ tương đối mạnh).
Gildner TE và các cộng sự (2014), đã công bố một nghiên cứu ghi lại mối
tương quan tích cực giữa điểm số nhận thức và chất lượng giấc ngủ, và giữa điểm
z nhận thức và thời gian ngủ trung gian. Những phát hiện này rất quan trọng về
mặt lâm sàng do tỷ lệ sa sút trí tuệ và già hóa dân số trên toàn cầu ngày càng
tăng.
JI Gapin và các cộng sự (2011) đã đưa ra bằng chứng ủng hộ những tác
động có lợi của hoạt động thể chất (PA) đối với hoạt động nhận thức và cho thấy
14
Downloaded by tran quang ()
lOMoARcPSD|9242611
rằng những tác động có thể đặc biệt lớn đối với trẻ em. Tuy nhiên, nghiên cứu
hạn chế đã khám phá PA như một phương tiện để quản lý các triệu chứng hành vi
và cải thiện hoạt động nhận thức của trẻ mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú
ý
Spirduso và các cộng sự (2008) đã công bố nghiên cứu của mình, tìm hiểu
mối quan hệ giữa các hoạt động thể chất và các chức năng nhận thức. Kết quả họ
đưa ra là tập thể dục và các tác động trung gian của nó đối với nhận thức cho
thấy rằng mặc dù có nhiều yếu tố góp phần tạo nên một tâm trí khỏe mạnh,
nhưng một lối sống năng động lại đóng góp tích cực vào hoạt động nhận thức của
bộ não lão hóa. Họ cịn nghiên cứu và chỉ ra hoạt động thể chất có thể ảnh hưởng
gián tiếp đến chức năng nhận thức bằng cách ảnh hưởng đến các yếu tố trung
gian - chẳng hạn như chất lượng giấc ngủ, dinh dưỡng, trạng thái bệnh tật, lo lắng
và trầm cảm - ảnh hưởng đến các nguồn lực thể chất và tinh thần, do đó ảnh
hưởng đến các chức năng nhận thức.
Nhóm 2: Mối quan hệ giữa các yếu tố là biến độc lập với biến phụ thuộc là các
chức năng thành phần đơn lẻ của khả năng nhận thức
Qing Guan và các cộng sự (2020) đã chứng minh rằng cả rối loạn giấc ngủ
và trầm cảm đều có mối tương quan đáng kể với tốc độ xử lý và khả năng hồi
tưởng, gợi nhớ của trí nhớ, ngồi ra họ còn kiểm định hai nhân tố trên trong vai
trị trung gian, cụ thể: trầm cảm có thể làm trung gian mối quan hệ của rối loạn
giấc ngủ với cả hai chức năng nhận thức, trong khi rối loạn giấc ngủ chỉ có thể
làm trung gian mối quan hệ của chứng trầm cảm với tốc độ xử lý.
Marta Tremolada và các cộng sự (2019) đã đưa ra kết luận rằng những
biến nhân khẩu như giới tính, tuổi, tình trạng gia đình có ảnh hưởng tới khả năng
chú ý nói chung và các mục nhỏ trong khả năng chú ý nói riêng, từ đó đưa ra cơ
sở xác định những trẻ em có những khó khăn lớn về chức năng chú ý.
Sho Nakakubo và các cộng sự (2017) đã đưa ra kết luận rằng việc không
hoạt động và chất lượng giấc ngủ kém có liên quan đến hoạt động nhận thức kém
ở những người lớn tuổi sống trong cộng đồng. Sự kết hợp giữa chất lượng giấc
ngủ kém và không hoạt động thể chất cũng làm giảm hiệu suất nhận thức.
15
Downloaded by tran quang ()
lOMoARcPSD|9242611
Jeremy Vanhelst và các cộng sự (2016) đã tiến hành nghiên cứu và phát
hiện rằng việc thúc đẩy các hoạt động thể chất mạnh có tác dụng tích cực đối với
khả năng chú ý, một thành phần quan trọng của nhận thức, ở thanh thiếu niên.
1.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.2.1 Lý thuyết về khả năng nhận thức
1.2.1.1 Lý thuyết về khả năng nhận thức của Alexander Luria (1980)
● Khái niệm:
Khả năng nhận thức được định nghĩa là một khả năng tinh thần chung bao
gồm lý luận, giải quyết vấn đề, lập kế hoạch, tư duy trừu tượng, hiểu ý tưởng
phức tạp và học hỏi kinh nghiệm ( Gottfredson, 1997 ).
Dựa trên nghiên cứu lâm sàng sâu rộng, Luria (1973) đề xuất rằng não có
ba đơn vị chức năng, "mà sự tham gia của chúng là cần thiết cho bất kỳ loại hoạt
động tâm thần nào" (Languis, M. L., và Miller, D. C.,1992). Luria đã xác định
các đơn vị chức năng này là: (a) Đơn vị Một: đơn vị điều chỉnh giai điệu, trạng
thái thức và tinh thần (sau đây được gọi là đơn vị kích thích và chú ý); (b) Đơn vị
thứ hai: đơn vị tiếp nhận, phân tích và lưu trữ thơng tin (sau đây là đơn vị tích
hợp và đầu vào cảm quan); (c) Đơn vị Ba: đơn vị lập chương trình, quy định và
xác minh hoạt động (sau đây là đơn vị tổ chức và lập kế hoạch điều hành).
Mặc dù giả định rằng mỗi đơn vị có liên quan đến cấu trúc não nhất định,
Luria cảnh báo các nhà nghiên cứu không nên áp dụng quan điểm bản địa hóa
não nghiêm ngặt vào lý thuyết của ông (Alexander Luria, 1980). Bản chất lý
thuyết của Luria là sự giải thích của ơng về cách các q trình nhận thức được tổ
chức theo chức năng. Do đó, sẽ hiệu quả hơn nếu giải thích mơ hình của anh ấy
là cấu trúc theo sau chức năng hơn là chức năng theo sau cấu trúc.
1.2.1.2 Mơ hình nhận thức được CAP xây dựng và điều chỉnh dựa trên lý thuyết
của Alexander Luria (1980)
Hình 1.1: Mơ hình nhận thức được CAP xây dựng và điều
chỉnh dựa trên lý thuyết của Alexander Luria (1980)
16
Downloaded by tran quang ()
lOMoARcPSD|9242611
CAP - Cognitive Abilities Profile là một khuôn khổ tham vấn được sử
dụng để xác định các mẫu điểm mạnh và khó khăn về nhận thức và sau đó cùng
lập kế hoạch, can thiệp và theo dõi sự tiến bộ một cách có hệ thống. Các giai
đoạn phát triển và các thử nghiệm ban đầu mà CAP đã trải qua trước khi xuất bản
vào cuối năm 2009, được ghi lại trong Deutsch và Mohammed (2008) và trong
một trong các chương của sổ tay CAP.
Alexander Luria (1980) đã phát triển các khái niệm của mình thơng qua
các nghiên cứu lâm sàng của ông về bệnh nhân trưởng thành mắc các hội chứng
và chấn thương não. Lý thuyết của Luria được sử dụng trong khuôn khổ tham
vấn lần đầu tiên bởi CAP. Từ ba đơn vị thành phần, CAP đã điều chỉnh nó để trở
thành khung tham vấn chi tiết hơn với bảy thành phần chức năng nhận thức.
● Một số mô hình khác:
Một mơ hình khác, được phát triển dựa trên lý thuyết của Luria và từ các nghiên
cứu lâm sàng về bệnh nhân chấn thương não. (Ahles & Saykin, 2007; Jansen,
Miaskowski, Dodd, & Dowling, 2007), trong đó chia khả năng nhận thức thành 7
chức năng: Chú ý và tập trung, chức năng điều hành cụ thể, tốc độ xử lý thông
tin, chức năng ngôn ngữ, chức năng điều chỉnh hành vi, kỹ năng về khơng gian,
học tập và trí nhớ.
Cả hai mơ hình đều có sự tương đồng trong cách chia, và được phát triển dựa
trên các mục đích ứng dụng khác nhau.
17
Downloaded by tran quang ()
lOMoARcPSD|9242611
1.2.1.3 Đo lường rối loạn chức năng nhận thức CFQ
CFQ được phát triển bởi Broadbent et al. (1982), ông cũng là người đã đề
xuất lý thuyết bộ lọc về sự chú ý - để đánh giá tần suất mọi người gặp phải những
thất bại về nhận thức, chẳng hạn như đãng trí, trong cuộc sống hàng ngày - sự sơ
ý và sai sót về nhận thức, trí nhớ, và hoạt động của động cơ. Cách đơn giản nhất
để cho điểm thang điểm chỉ đơn giản là tổng hợp xếp hạng của 25 mục riêng lẻ,
mang lại điểm số từ 0-100.
Điểm trên thang điểm dự đốn các giai đoạn đãng trí trong cả phịng thí
nghiệm và cuộc sống hàng ngày, bao gồm hiệu suất chậm trong các nhiệm vụ tập
trung chú ý, tai nạn giao thông và công việc và quên lưu dữ liệu của một người
trên máy tính.
Một nghiên cứu của Rast và các cộng sự (2008) chỉ ra rằng các mục CFQ
phụ thuộc vào ba yếu tố khác nhau. Tổng điểm trên các mục có liên quan sẽ
mang lại điểm đại diện cho các khía cạnh:
Tính hay quên (Mục 1, 2, 5, 7, 17, 20, 22 và 23): "xu hướng bng bỏ
khỏi tâm trí một điều gì đó đã biết hoặc đã lên kế hoạch, chẳng hạn như tên, ý
định, cuộc hẹn và lời nói".
Mất tập trung (Mục 8, 9, 10, 11, 14, 19, 21 và 25): "chủ yếu trong các tình
huống xã hội hoặc tương tác với người khác như lơ đãng hoặc dễ bị xáo trộn sự
chú ý của một người".
Kích hoạt sai (Mục 2, 3, 5, 6, 12, 18, 23 và 24): "quá trình xử lý gián đoạn
các chuỗi hành động nhận thức và vận động".
1.2.2 Lý thuyết về trầm cảm
1.2.2.1 Khái niệm trầm cảm:
Sự hiểu biết phổ biến và dễ tiếp cận nhất là định nghĩa được đưa ra bởi Tổ
chức Y tế Thế giới (WHO) về trầm cảm:
Trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến. Nó được đặc trưng bởi nỗi
buồn dai dẳng và khơng có hứng thú hoặc niềm vui trong các hoạt động bổ ích
hoặc thú vị trước đó. Nó cũng có thể làm rối loạn giấc ngủ và cảm giác thèm ăn.
Tình trạng mệt mỏi và kém tập trung là phổ biến. Trầm cảm là nguyên nhân hàng
đầu gây tàn tật trên thế giới và góp phần lớn vào gánh nặng bệnh tật toàn cầu.
18
Downloaded by tran quang ()
lOMoARcPSD|9242611
Tác động của trầm cảm có thể kéo dài hoặc tái phát và có thể ảnh hưởng đáng kể
đến khả năng hoạt động và sống một cuộc sống bổ ích của một người.
1.2.2.2 Đo lường trầm cảm:
Bài kiểm tra trầm cảm - sức khỏe tinh thần được công bố bởi WHO vào
năm 2003. Gồm các câu hỏi theo thang đo tần suất và câu hỏi tự luận. Tuy nhiên.
để phù hợp và thuận tiện nhất với bài nghiên cứu, nhóm tác giả chỉ sử dụng một
phần bài test với các câu hỏi sử dụng thang đo.
Nhóm tác giả sẽ tiến hành kiểm định độ tin cậy bằng Cronbach’s Alpha và
EFA.
1.2.3 Lý thuyết về chất lượng giấc ngủ
1.2.3.1 Lý thuyết về chất lượng giấc ngủ
Chất lượng giấc ngủ được định nghĩa là sự tự hài lòng của một cá nhân
đối với tất cả các khía cạnh của trải nghiệm giấc ngủ. Chất lượng giấc ngủ có bốn
thuộc tính: hiệu quả giấc ngủ, độ trễ của giấc ngủ, thời lượng ngủ và thức dậy sau
khi bắt đầu giấc ngủ. Tiền đề bao gồm sinh lý (ví dụ: tuổi, nhịp sinh học, chỉ số
khối cơ thể, NREM, REM), tâm lý (ví dụ: căng thẳng, lo lắng, trầm cảm) và các
yếu tố môi trường (ví dụ: nhiệt độ phịng, sử dụng tivi / thiết bị) và gia đình / xã
hội các cam kết. Chất lượng giấc ngủ tốt có những tác động tích cực như cảm
thấy được nghỉ ngơi, phản xạ bình thường và các mối quan hệ tích cực. Hậu quả
của chất lượng giấc ngủ kém bao gồm mệt mỏi, khó chịu, rối loạn chức năng ban
ngày, phản ứng chậm và tăng lượng caffeine / rượu (Kathy L Nelson và cộng sự,
2022).
1.2.3.2 Đo lường chất lượng giấc ngủ
Chất lượng giấc ngủ ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống nói
chung. Vì các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và tầm quan trọng
tương đối của chúng khác nhau giữa các cá nhân, nên phương pháp tự báo cáo là
điều cần thiết. Thang đo chất lượng giấc ngủ (Sleep Quality Scale - SQS) được
đưa ra bởi Chol Shin và các cộng sự (2006). SQS, bao gồm 28 mục và sáu yếu tố,
chiếm 62,6% tổng phương sai: các triệu chứng ban ngày, phục hồi sau khi ngủ,
các vấn đề bắt đầu và duy trì giấc ngủ, khó thức dậy khác nhau và sự hài lòng khi
ngủ.
Hiệu lực được xác định bởi mối tương quan có ý nghĩa của SQS với Chỉ
số Chất lượng Giấc ngủ Pittsburgh (PSQI) (r = 0,72, P = 0,000). Hệ số
19
Downloaded by tran quang ()
lOMoARcPSD|9242611
Cronbach's alpha là 0,92 đối với tính nhất quán nội bộ và hệ số tương quan là
0,81. SQS được phát triển đã được xác nhận là một công cụ hợp lệ và đáng tin
cậy để đánh giá toàn diện chất lượng giấc ngủ. Các nhà phát triển hy vọng sẽ tạo
ra một thang đo có thể được sử dụng như một cơng cụ đánh giá tồn diện - một
thước đo chung, hiệu quả phù hợp để đánh giá chất lượng giấc ngủ ở nhiều đối
tượng bệnh nhân và nghiên cứu.
1.2.4 Lý thuyết về hoạt động thể chất
1.2.4.1 Khái niệm hoạt động thể chất
Sự hiểu biết phổ biến và dễ tiếp cận nhất là định nghĩa được đưa ra bởi Tổ
chức Y tế Thế giới (WHO) về hoạt động thể chất:
WHO định nghĩa hoạt động thể chất là bất kỳ chuyển động nào của cơ thể
được tạo ra bởi các cơ xương đòi hỏi năng lượng tiêu hao. Hoạt động thể chất đề
cập đến tất cả các chuyển động bao gồm cả trong thời gian giải trí, để vận chuyển
đến và đi từ các địa điểm hoặc như một phần công việc của một người. Cả hoạt
động thể chất vừa phải và cường độ mạnh đều cải thiện sức khỏe.
Các cách phổ biến để vận động bao gồm đi bộ, đạp xe, đạp xe, thể thao,
giải trí và vui chơi tích cực, có thể được thực hiện ở mọi cấp độ kỹ năng và để
mọi người thích thú.
1.2.4.2 Đo lường hoạt động thể chất
WHO đã phát triển GPAQ (Global Physical Activity Questionnaire) nhằm
mục đích đo lường hoạt động thể chất (2002).
Bộ câu hỏi gồm 16 câu đưa ra đo lường cả cường độ, tần suất của các hoạt
động mạnh khi làm việc và khi thực hiện các hoạt động giải trí, các hoạt động di
chuyển từ nơi này đến nơi khác và hành vi ít vận động.
Tuy nhiên, để phù hợp và thuận tiện nhất với bài nghiên cứu của nhóm,
thang đo được giữ lại các câu hỏi và đo lường sử dụng thang Likert, nhóm sẽ tiến
hành chạy kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha và nhân tố khám phá EFA đối
với thang đo để đảm bảo thang GPAQ sau khi điều chỉnh vẫn có ý nghĩa.
20
Downloaded by tran quang ()
lOMoARcPSD|9242611
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Trong chương này, nhóm tác giả đã giới thiệu các khái niệm liên quan đến
khả năng nhận thức, mơ hình tâm lý học nhận thức và các khía cạnh chức năng
nhận thức cụ thể cũng như tầm quan trọng của nó đối với xã hội ngày nay.
Các lý luận liên quan đến khả năng nhận thức và các nhân tố ảnh hưởng
đến khả năng nhận thức bao gồm các yếu tố liên quan đến sức khỏe (chất lượng
giấc ngủ, trầm cảm) và các hoạt động thể chất cũng được trình bày trong chương
này dựa trên phần tổng quan nghiên cứu trước. Ngoài ra, các lý thuyết nền của
việc xây dựng mơ hình cũng được đề cập đến trong chương này. Nhóm nghiên
cứu sẽ tiến hành các nội dung nghiên cứu tiếp theo dựa trên các cơ sở khoa học
này.
21
Downloaded by tran quang ()
lOMoARcPSD|9242611
CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
Bảng 2.1 Bảng lộ trình thực hiện nhóm 2
STT
Thời gian
Nội dung cơng việc
1
Tuần 1
- Lập nhóm phương pháp nghiên cứu
- Chọn chủ đề nghiên cứu
2
Tuần 2
- Chốt đề tài nghiên cứu
- Lập kế hoạch nghiên cứu sơ bộ
- Viết tổng quan nghiên cứu
3
Tuần 3
- Thiết kế nghiên cứu
22
Downloaded by tran quang ()
lOMoARcPSD|9242611
4
Tuần 4
- Thiết kế và hồn thiện cơng cụ thu thập thông tin (bảng câu
hỏi, phiếu phỏng vấn sâu)
5
Tuần 5
- Thực hiện thu thập thông tin.
- Chạy thử dữ liệu thu thập được
6
Tuần 6
7
Tuần 7
8
Tuần 8
9
Tuần 9
10
Tuần 10
11
Tuần 11
12
Tuần 12
- Nhập liệu
- Chạy và phân tích dữ liệu
- Viết báo cáo
- Trình bày báo cáo trên lớp
13
Tuần 13
14
Tuần 14
- Chỉnh sửa và hồn thiện lại báo cáo
Nguồn: Nhóm nghiên cứu
2.2. MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT VÀ ĐO LƯỜNG CÁC BIẾN
2.2.1 Mơ hình nghiên cứu
Hình 2.1: Mơ hình nghiên cứu nhóm đề xuất
23
Downloaded by tran quang ()
lOMoARcPSD|9242611
Nguồn: Nhóm nghiên cứu
2.2.2 Giả thuyết nghiên cứu
●
Với biến phụ thuộc 1: Trí nhớ (sự rối loạn)
(H0): Chất lượng giấc ngủ kém có ảnh hưởng và tương quan thuận chiều với biến
phụ thuộc Trí nhớ.
(H1): Mức độ trầm cảm có ảnh hưởng và tương quan thuận chiều với biến phụ
thuộc Trí nhớ.
(H2): Hoạt động thể chất có ảnh hưởng và tương quan nghịch chiều với biến phụ
thuộc Trí nhớ.
●
Với biến phụ thuộc 2: Khả năng điều chỉnh suy nghĩ và hành vi (sự rối
loạn)
(H3): Chất lượng giấc ngủ kém có ảnh hưởng và tương quan thuận chiều với biến
phụ thuộc Khả năng điều chỉnh hành vi.
(H4): Mức độ trầm cảm có ảnh hưởng và tương quan thuận chiều với biến phụ
thuộc Khả năng điều chỉnh hành vi.
(H5): Hoạt động thể chất có ảnh hưởng và tương quan nghịch chiều với biến phụ
thuộc Khả năng điều chỉnh hành vi.
●
Với biến phụ thuộc 3: Sự Tập trung chú ý ( sự rối loạn)
(H6) Chất lượng giấc ngủ kém có ảnh hưởng và tương quan thuận chiều với biến
phụ thuộc Tập trung.
(H7): Mức độ trầm cảm có ảnh hưởng và tương quan thuận chiều với biến phụ
thuộc Tập trung.
(H8): Hoạt động thể chất có ảnh hưởng và tương quan nghịch chiều với biến phụ
thuộc Tập trung.
2.2.3 Khảo sát biến “Sức khỏe”
-
Đo lường thành phần “Trầm cảm”
Bảng 2.2: Các hạng mục đo lường thành phần “Trầm cảm”
24
Downloaded by tran quang ()