Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Thông tin cá nhân trên Internet có còn được bảo vệ? ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.22 KB, 10 trang )



Thông tin cá nhân trên
Internet có còn được bảo
vệ?

Quản Trị Mạng - Hãy cùng nhìn nhận về những mối đe
dọa chủ yếu đến thông tin cá nhân trên mạng xã hội cũng
như trong những nội dung
quảng cáo trên Internet.
Barry Hoggard tại New
York vạch ra một giới hạn
cho vấn đề bảo vệ thông tin
cá nhân trên mạng. Hoggard đã xóa tài khoản trên Facebook
đã được sử dụng trong 4 năm qua của mình và nói lời tạm biệt
với 1251 bạn bè trên mạng xã hội này để phản đối lại những
thứ mà ông gọi là các chính sách đang mài mòn tính riêng tư
trên mạng xã hội. Phát biểu về những thay đổi trong chính
sách bảo vệ thông tin cá nhân gần đây của Facebook, nhà lập
trình máy tính này cho biết: "Tôi đã chán việc cứ phải cập
nhật các cài đặt bảo mật trên Facebook để tự bảo vệ mình.
Tôi vốn không có quá nhiều kỳ vọng về bảo mật các thông tin
cá nhân trên Internet, nhưng Facebook đã đi quá xa”.
Đối với Facebook hay với các nhà quảng cáo có thể làm lộ
thông tin cá nhân của người sử dụng cũng như đến cả những
người có thể tìm ra địa chỉ thành phố bạn đang sống, các cách
thức mới trong việc sử dụng công nghệ cũng như sử dụng
Internet đang làm cho vấn đề bảo vệ thông tin cá nhân gây ra
nhiều tranh cãi hơn bao giờ hết.
Jeffrey Chester, giảm đốc Center for Digital Democracy, một
tổ chức phi lợi nhuận có chức năng đẩy mạnh vấn đề về tính


riêng tư của thông tin cá nhân trên mạng và vấn đề tự do ngôn
luận, cho biết: “Giờ đây, các thông tin cá nhân không còn như
một năm trước đây. Chúng ta đã lo lắng về việc các quảng cáo
sẽ gieo rắc virus vào máy tính cá nhân”. Trong các xu thế của
thời đại ngày nay, việc giữ quyền kiểm soát với các thông tin
cá nhân càng trở nên khó khăn hơn so với một năm trước đó.
Dưới đây là một số mối đe dọa lên tính riêng tư của thông tin
trên mạng:
Các mạng xã hội
Các mạng xã hội có phải là điềm báo ngày kết thúc của tính
bảo mật thông tin cá nhân trên mạng? Rất nhiều người vừa rời
bỏ mạng Facebook cho rằng điều đó là đúng. Và cũng có rất
nhiều người sử dụng trong số 450 triệu khách hàng hiện tại
của Facebook coi hãng chính là ví dụ cho vấn đề bảo mật đối
với các mạng xã hội khác.
Facebook hấp dẫn người sử dụng ở chỗ nó cho phép mọi
người trò chuyện cũng như chia sẻ hình ảnh. Nhưng dần dần,
người sử dụng nhận thấy các thông tin cá nhân của mình bị
chia sẻ tới rất nhiều người khác, đặc biệt là các nhà quảng
cáo. Trong tháng Năm, Facebook đã thay đổi một số chính
sách bảo vệ thông tin cá nhân mà trước đây, những chính sách
này thường để lộ thông tin của người sử dụng với những nhà
hoạt động thị trường.
Một trong số những thay đổi đó có liên quan đến chương trình
Instant Personalization. Chương trình này cho phép các đối
tượng được lựa chọn trên Facebook có thể truy cập dữ liệu và
nội dung các thông tin cá nhân của người sử dụng. Khi Instant
Personalization được kích hoạt, các thông tin trên Facebook
của người sử dụng có thể bị xâm nhập khi người sử dụng vào
trang của người khác, trong đó có cả trang Docs.com của

Microsoft, Pandora và Yelp. Khi chương trình này được ra
mắt vào tháng Tư, Facebook đã tự kích hoạt chương trình cho
tất cả người sử dụng. Tuy nhiên, hãng cũng đã phải xem xét
lại chính sách này do những lo ngại xung quanh vấn đề bảo vệ
thông tin cá nhân đang ngày càng lên cao. Giờ đây, người sử
dụng được quyền tùy chọn có muốn cài đặt Instant
Personalization hay không.
Trước đây, các chính sách bảo vệ thông tin cá nhân của
Facebook đã từng bị coi là đi lùi. Năm 2007, hãng cho ra mắt
Beacon, một hệ thống quảng cáo cho phép theo dõi các hành
vi cụ thể của người sử dụng Facebook trên 44 trang đối tác để
ghi chép lại những hành vi này trên mạng Facebook của
những người là bạn bè của người sử dụng. Tuy nhiên, có rất
nhiều người sử dụng đã phản đối hệ thống này do những lo
ngại về vấn đề bảo vệ thông tin cá nhân. CEO của Facebook,
Mark Zuckerberg sau đó đã nhanh chóng xin lỗi người sử
dụng và chuyển Beacon thành một tính năng tùy chọn trên
Facebook.
Marc Rotenberg, giám đốc của Electronic Privacy Information
Center (EPIC) cho rằng: “Facebook đang ngày càng đánh mất
tính bảo vệ các thông tin cá nhân của người sử dụng”. Đầu
tháng Năm, EPIC và 14 nhóm khách hàng khác đã đệ đơn
phản đối Facebook lên Ủy ban thương mại liên bang (Federal
Trade Commission), cáo buộc Facebook đã để lộ thông tin cá
nhân của người sử dụng, điều này vi phạm nguyên tắc kinh
doanh công bằng.
Google Buzz (mạng xã hội của gã khổng lồ tìm kiếm Google)
cũng vấp phải những vấn đề bảo vệ thông tin cá nhân của
người sử dụng. Trình làng vào đầu năm, Buzz đã để lộ một
danh sách những người sử dụng thường truy cập các địa chỉ

email.
Theo Jeremy Miskin, luật sư chuyên về các vấn đề luật bảo vệ
thông tin cá nhân, các mạng xã hội đã buộc người sử dụng
phải suy nghĩ lại về vấn đề bảo vệ thông tin cá nhân trên một
thế giới mà việc công khai các thông tin cá nhân là một điều
đang trở nên phổ biến. Theo Mishkin, “điều thật sự quan
trọng ở đây chính là việc Facebook đảm bảo cho người sử
dụng có thể kiểm soát các thông tin cá nhân của mình như thế
nào”.
Facebook từ chối trả lời phỏng vấn, nhưng đưa ra thông
báo: “Quan trọng là Facebook và các trang khác cho phép
người sử dụng kiểm soát rõ ràng những thông tin nào họ
muốn chia sẻ, khi nào họ muốn chia sẻ và chia sẻ với ai.
Chúng tôi đang lắng nghe phản ứng của khách hàng và xem
xét cách tốt nhất để giải quyết”.
Thu thập dữ liệu
Việc tạo ra một trang thông tin cá nhân sẽ dễ dàng hơn nếu
người sử dụng dùng Facebook hoặc Google Buzz. Các bên
nghiên cứu thị trường sẽ sử dụng các thông tin về sở thích của
người sử dụng, ví dụ như nhà sản xuất xe hơi Volkswagen sẽ
sử dụng thông tin để quảng bá cho chiếc Jetta mới của họ. Và
người ta còn băn khoăn tự hỏi, liệu những thông tin ấy có bị
sử dụng bởi các tổ chức tín dụng, các nhà cung cấp dịch vụ y
tế hoặc những nhà lãnh đạo doanh nghiệp hay không.
Một số hãng, như Rapleaf có trụ sở tại California cho biết họ
đang hợp tác với các định chế tài chính để chạy dữ liệu về các
địa chỉ email để thu thập thông tin của khách hàng dựa trên
những thông tin được chia sẻ trên các mạng xã hội. Joel
Jewitt, phó chủ tịch phát triển kinh doanh của Rapleaf cho biết
hãng đã hợp tác với phòng marketing của công ty, chứ không

phải là phòng chấp nhận tín dụng, để hướng đến đối tượng
khách hàng ngân hàng của các dịch vụ tài chính.
Rapleaf chỉ là một trong số nhiều hãng, từ Acxiom đến
Unbound Technology, đã dùng các mạng xã hội để lấy các
thông tin. Nếu một công ty muốn biết thông tin về người sử
dụng thì họ có thể dùng các mạng xã hội.
Với các nhà hoạt động về bảo vệ thông tin cá nhân, những bên
quảng cáo trực tuyến thường rất thông minh trước các vấn đề
liên quan đến lợi ích của họ. Giờ đây, hai xu hướng đang nổi
lên mạnh mẽ trong vấn đề quảng cáo làm cho cho các tổ chức
về vấn đề bảo vệ thông tin cá nhân phàn nàn rằng Madison
Avenue đã đi quá xa.
Xu hướng thứ nhất chính là các nhà quảng cáo sẽ kết hợp các
dữ liệu trực tuyến và các dữ liệu offline để tạo các hồ sơ kỹ
thuật số của những người truy cập Internet. Các công ty như
BlueKai, DataLogic và Nielson đang hợp tác với các nhà
quảng cáo trực tuyến để giúp họ tiếp cận người sử dụng
Internet cùng với những quảng cáo dựa trên các hành vi thông
thường và các mẫu dân số. Các nhà quảng cáo đã cẩn thận cho
biết chỉ các thông tin có thể xác minh được và không mang
tính cá nhân mới được sử dụng và người sử dụng sẽ không
bao giờ được xác định bằng tên mà sẽ dựa theo các nhóm dân
số nhỏ. Hiển thị một banner quảng cáo đến một nhóm đối
tượng nào đó, ví dụ như đối tượng với các thông tin: một bà
mẹ người Capca có 3 đứa con, 34 tuổi, thu nhập 120,000 đô la
Mỹ, làm việc 4h /tuần cho một trung tâm thẩm mỹ, thì hoàn
toàn có thể chấp nhận được.
Một địa chỉ email có thể tạo ra một mối liên hệ đến các trang
thông tin cá nhân tổng hợp những hành vi trực tuyến từ các
trang như các mạng xã hội. Bằng việc trao đổi địa chỉ email

này, các nhà quảng cáo có thể hiển thị banner quảng cáo với
tùy theo thói quen chi tiêu và những quan điểm chính trị trên
Twitter.

×