Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Các thủ thuật sử dụng Windows Phone 8 dành cho người mới bắt đầu pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (478.26 KB, 13 trang )




Các thủ thuật sử dụng
Windows Phone 8 dành
cho người mới bắt đầu
Một số thủ thuật sử dụng Windows Phone 8 dành cho người mới
Gần đây, trên thị trường Việt Nam đã xuất hiện những mẫu điện thoại dùng
hệ điều hành windows phone 8 đang được rất nhiều người lựa chọn như
Nokia Lumia 920/820, HTC 8X/8S. Song với một hệ điều hành còn khá mới
mẻ trên điện thoại của bạn thì ko phải ai cũng sử dụng một cách thành thạo.
LMTGroup sẽ chia sẻ một số thủ thuật sử dụng Windows Phone 8 giúp các
bạn sử dụng điện thoại của mình một cách thuận tiện và hiệu quả nhất.

Hệ điều hành Windows Phone 8 có gì hay?
Với những bạn mới lần đầu tiếp cận với Windows Phone nói chung hoặc
Windows Phone 8 nói riêng, các bạn có thể xem qua bài viết Tất cả về
Windows Phone cho người dùng mới. Bài này được viết dựa trên Windows
Phone 7.5, tuy nhiên bản 8 và 7.5 chia sẻ rất nhiều điểm tương đồng nên nội
dung trong liên kết trên vẫn có thể áp dụng được bình thường nhé. Sau khi
đã quen thuộc với các thao tác cơ bản như gọi, nhắn tin, duyệt web, bạn có
thể tiếp tục thực hiện những thủ thuật bên dưới. Ngoài ra, một bài hữu ích
khác bạn có thể tham khảo đó là Nghe nhạc và xem phim trên Windows
Phone, những điều cần biết.
1. Kid’s Corner (Góc của bé)
Đây là một tính năng hoàn toàn mới mà từ trước đến nay chưa hề xuất hiện
trên bất kì phiên bản Windows Phone nào cả. Nhiệm vụ chính của Kid’s
Corner đó là tạo lập một “khu vực” riêng dành cho con cái của bạn, nơi mà
chúng chỉ có thể truy cập vào một số ứng dụng và nội dung do bạn giới hạn.
Mặc dù cái tên là nhắm đến con trẻ nhưng thực chất bạn cũng có thể áp dụng
nó trong trường hợp muốn cho người khác mượn máy nữa.



Trước hết, chúng ta cần kích hoạt Kid’s Corner bằng cách vào phần Settings
(“Cài đặt”), sau đó duyệt đến mục Kid’s Corner (hoặc “Góc của bé” nếu bạn
chọn giao diện tiếng Việt). Nhấn vào nút Next (“Tiếp theo”) trong màn hình
mới hiện ra là bạn sẽ vào đến phần thiết lập của tính năng này. Ở đây, bạn có
thể cho phép con bạn truy cập vào một số trò chơi, nhạc, video hoặc ứng
dụng nhất định. Khi chạm vào một mục nào đó, bạn sẽ thấy máy liệt kê
những nội dung khả dụng, ví dụ như danh sách các bài nhạc đang có trên
máy. Chạm vào những bài hát muốn con bạn nghe xong rồi nhấn dấu tick ở
cạnh dưới màn hình. Tiếp tục thực hiện như vậy cho các loại nội dung khác.

Khi đã hoàn thành, các bạn nhấn nút Next (“Tiếp theo”). Nếu muốn, bạn có
thể cài đặt mật khẩu cho khu vực của riêng mình. Đến khi máy hiện màn
hình báo tất cả đã xong. Nhấn nút Finish (“Hoàn tất”). Vậy là đã xong bước
cấu hình, giờ tới phần sử dụng nhé. Các bạn hãy thử nhấn vào nút khóa màn
hình rồi bật lại.

Kéo ngón tay từ phải sang trái, một màn hình mới ghi chữ Kid’s Corner sẽ
xuất hiện. Chúng ta vẫn thực hiện thao tác mở khóa như bình thường (tức
kéo ngón tay lên bên trên). Ở màn hình chính này, tất cả những nội dung mà
bạn thiết lập khi nãy sẽ hiện ra cho phép trẻ con truy cập ngay lập tức. Trong
trường hợp muốn thoát ra và về lại khu vực của riêng bạn, chỉ việc nhấn nút
nguồn là xong.
2. Chỉnh sửa hình ảnh
Trên Windows Phone 7/8 có tích hợp sẵn phần mềm chỉnh sửa hình ảnh và
theo mình thấy thì nó hoạt động khá tốt. Với một bức ảnh vừa chụp xong
(hoặc tải trên mạng về), bạn hãy mở nó ra, nhấn vào nút Menu của ứng dụng
(là biểu tượng ba dấu chấm ở góc bên phải màn hình). Tại đây, chọn tiếp nút
Chỉnh sửa. Tại đây, một số công cụ sẽ xuất hiện, theo thứ tự từ trái sang phải
là Xoay (quay ảnh 90 độ mỗi lần bạn chạm vào), Cắt xén (loại bỏ bớt phần

nội dung thừa của ảnh) và Sửa (ứng dụng tự phân tích ảnh và áp dụng các
biện pháp cân chỉnh phù hợp). Sau khi đã chỉnh sửa xong, bạn nhớ nhấn vào
nút Save với biểu tượng hình chiếc đĩa mềm để lưu tập tin vào máy. Ngoài
ra, nếu bạn sử dụng máy Lumia của Nokia thì phần chỉnh sửa sẽ có thêm nút
“Creative Studio”. Đây là một app được Nokia xây dựng riêng cho các
Windows Phone của mình.

Ngoài việc sử dụng công cụ chỉnh sửa có sẵn của Windows Phone, bạn có
thể cài thêm một số app khác từ Windows Phone Store để làm phong phú
thêm chiếc máy của mình. Mình gợi ý một vài cái tên như Instacam (cho
phép chụp và áp hiệu ứng ảnh, giống Instagram), Super Camera, app Tăng
cường ảnh (trên các máy HTC). Bạn cũng có thể xem thêm một số ứng dụng
khác ở bài viết Một số ứng dụng dụng hình ảnh cho Nokia Lumia. Khi bạn
muốn chỉnh sửa ảnh bằng những app ngoài như thế này, hãy duyệt đến bức
ảnh mong muốn, chọn chữ Application (“ứng dụng”) nằm ở cuối màn hình.
Trong danh sách xuất hiện, chạm vào app nào đó thì tự động hình ảnh sẽ
được mở ra, bạn không phải thực hiện thủ công.

3. Dịch văn bản bằng cách quét hình ảnh
Bạn có để ý trên máy mình có nút Search không? Nó là biểu tượng hình kính
lúp nằm ở cạnh dưới cùng của chiếc điện thoại đấy. Chức năng chính của nó
là kích hoạt trình tình kiếm Bing lên, từ đây bạn có thể tìm trên Internet,
giống như những gì có thể làm với Google. Tuy nhiên, khi Bing đã chạy lên,
bạn hãy thử nhấn nút hình con mắt (Vision) ở bên dưới. Tính năng này cho
phép[/FONT] bạn chụp một đoạn văn bản nào đó, máy sẽ tự động nhận diện
chữ rồi sao chép hoặc hỗ trợ dịch văn bản ra nhiều thứ tiếng khác nhau,
trong đó có cả tiếng Việt. Bạn có thể dịch Anh sang Việt hoặc Việt sang
Anh. Khả năng dịch này rất ấn tượng và chính xác. Chắc chắn bạn sẽ rất hài
lòng với nó. Chỉ có điều bạn cần kết nối Internet khi sử dụng mà thôi (Wi-Fi
hay 3G đều được).


Chọn vào biểu tượng hình con mắt

Đưa camera lên quét và đợi thiết bị dịch xong
Ngoài việc dịch như trên, Vision còn cho phép bạn quét các loại mã QR, mã
vạch hoặc mãMicrosoft Tag. Nếu trong quá trình sử dụng, Vision hiện thông
báo lỗi thì bạn hãy kiên nhẫn chụp lại hình ảnh muốn phân tích. Lần này hãy
chọn một góc độ khác, chú ý bớt rung tay để việc nhận biết được chính xác
hơn nhé.
4. Chụp ảnh màn hình
Nếu như Windows Phone 7 không có cách nào dễ dàng để chụp màn hình
trực tiếp ngay trên điện thoại thì Windows Phone 8 đã khắc phục nhược
điểm này một cách hoàn hảo. Giờ đây, để chụp screenshot, bạn chỉ cần nhấn
nút Nguồn + nút Windows cùng lúc. Khi nghe máy “tách”một tiếng tức hình
ảnh đã được ghi lại. Muốn xem những ảnh screenshot, bạn vào ứng dụng
Photos (“ảnh”) Album Screenshot (hoặc “ảnh chụp màn hình” nếu bạn dùng
tiếng Việt).
5. Tiết kiệm pin cho máy Windows Phone
Windows Phone có mức độ tiêu thụ pin khá tốt vì cấu hình không quá cao,
hệ điều hành ổn định, quản lí điện năng hợp lí. Tuy nhiên, chúng ta vẫn nên
áp dụng các biện pháp để kéo dài thời gian dùng pin trong những lúc đi xa,
khó kiếm được chỗ sạc pin. Mình xin trích dẫn và sửa chữa bài viết của anh
@vuhai6 về việc tiết kiệm pin cho Windows Phone cho phù hợp với
Windows Phone 8.
Sử dụng Battery Saver là cách đơn giản nhất để bạn tiết kiệm pin của máy.
Khi tính năng này được kích hoạt thì nó sẽ tắt một số tác vụ chạy nền của
máy như:
Tự động cập nhật email: email sẽ không được tự động đồng bộ nữa (không
push). Tất nhiên bạn vẫn có thể kiểm tra mail mới bất cứ lúc nào bằng cách
vào phần mềm email và chọn sync

Cập nhật Live Tiles: tính năng này sẽ bị tắt đi
Tắt các phần mềm chạy nền, bạn chỉ có thể dùng phần mềm khi nó được mở.
Để kích hoạt Battery Saver thì bạn cần vào Settings Battery Saver (“Cài đặt
tiết kiệm pin). Có một thanh gạt ở đây, mọi người nhấn vào để nó bật lên
nhé. Cũng trong giao diện này, chúng ta có thể xem được thông tin của pin,
chẳng hạn như dung lượng còn lại, ước tính thời gian sử dụng, thời gian kể
từ lần cắm sạc trước…

Khi nhấn vào nút Advanced (“nâng cao”), bạn sẽ được chọn lựa khi nào thì
bật chế độ Battery Saver. Thường thì chúng ta nên chọn “Khi pin yếu”, tức
là khi nào pin còn ít thì chúng ta mới cần tiết kiệm, chứ nếu không thì chúng
ta phải luôn sống trong điều kiện khắc khổ, không tận hưởng được những
thế mạnh về kết nối mà Windows Phone mang lại cho chúng ta.
Có một số mẹo khác bạn có thể dùng để kéo dài tuổi thọ pin đã được nói khá
nhiều như: chỉnh thời gian tự tắt màn hình xuống mức thấp nhất (30 giây);
Chỉnh độ sáng màn hình ở mức thấp nhất (Low); Sử dụng theme màu đen
(dark); Tắt các kết nối không cần thiết như Bluetooth, Wifi, chỉ chạy 2G
thay vì 3G. Những mẹo này tốt nhất chỉ áp dụng khi bạn cần ưu tiên dùng
pin, khi đang đi xa không thể sạc pin.

×