Tải bản đầy đủ (.pdf) (351 trang)

(Luận án tiến sĩ) nghiên cứu văn bản thuyên thích sách mạnh tử ở việt nam từ đầu thế kỷ xviii đến đầu thế kỷ xx (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.2 MB, 351 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

LÊ THỊ HỒNG DUNG

NGHIÊN CỨU VĂN BẢN THUYÊN THÍCH
SÁCH MẠNH TỬ Ở VIỆT NAM
TỪ ĐẦU THẾ KỶ XVIII ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XX

LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÁN NÔM

HÀ NỘI, 2021

luan an


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

LÊ THỊ HỒNG DUNG

NGHIÊN CỨU VĂN BẢN THUYÊN THÍCH
SÁCH MẠNH TỬ Ở VIỆT NAM
TỪ ĐẦU THẾ KỶ XVIII ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XX

Chuyên ngành: Hán Nôm
Mã số: 922.01.04

LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÁN NÔM

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


1. PGS.TS NGUYỄN KIM SƠN
2. PGS.TS DƯƠNG TUẤN ANH

HÀ NỘI, 2021

luan an


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
- Luận án này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của
người hướng dẫn khoa học.
- Luận án được tiến hành một cách nghiêm túc và cầu thị.
- Những kết quả và số liệu trong Luận án là hoàn toàn trung thực, chính xác.
- Những tư liệu, kết quả có trích dẫn của các nhà nghiên cứu khác đều có xuất
xứ rõ ràng, tiếp thu một cách cẩn trọng và chân thực trong Luận án.
Tác giả Luận án

Lê Thị Hồng Dung

luan an


ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới PSG. TS Nguyễn Kim Sơn và
PGS.TS Dương Tuấn Anh đã tận tình hướng dẫn tơi trong suốt q trình học

tập, nghiên cứu và triển khai Luận án.
Tơi xin trân trọng cảm ơn các thành viên trong các Hội đồng đánh giá
Luận án các cấp đã có những góp ý để Luận án được hồn thiện, giúp tơi tiến
bộ hơn trong q trình học tập và nghiên cứu.
Tơi xin cảm ơn gia đình, anh chị em đồng nghiệp, bạn bè đồng môn đã
luôn bên cạnh, ủng hộ tôi trong suốt thời gian qua!
Hà Nội, tháng 7 năm 2021
Tác giả

Lê Thị Hồng Dung

luan an


iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Cụm từ viết tắt
SMHBCT

Nguyên nghĩa
Sách Mạnh học bậc cao trung học giáo

TTƯG
TTTY
THTTTL
TTTL

khoa
Tứ thư ước giải

Tứ thư tiết yếu
Tiểu học Tứ thư tiết lược
Trâu thư trích lục

luan an


iv

DANH MỤC BẢNG BIỂU TRONG LUẬN ÁN
Bảng 2.1 Thống kê các các văn bản thuyên thích sách Mạnh Tử hiện cịn ở
Việt Nam.........................................................................................36
Bảng 2.2 So sánh một số đoạn trích trong sách Mạnh Tử tân ước và Chu Hy
tập chú.............................................................................................52
Bảng 3.1 Bảng thống kê các câu kinh bị lược bỏ trong Mạnh Tử tiết yếu
AC.226 so với Mạnh Tử tập chú của Chu Hy.................................78
Bảng 3.2 Câu bị lược bỏ trong Tiểu học Tứ thư tiết lược so với Mạnh Tử tập
chú của Chu Hy...............................................................................81
Bảng 3.3 So sánh Trâu thư trích lục với Mạnh Tử tập chú.............................87
Bảng 3.4 Bố cục văn bản Tiểu học Tứ thư tiết lược........................................90
Bảng 3.5 Bố cục văn bản Sách Mạnh học bậc cao trung học giáo khoa........97
Bảng 3.6 Bố cục văn bản Trâu thư trích lục................................................101
Bảng 3.7 Thống kê một số thuật ngữ chữ Hán được dịch sang chữ Nôm....104
Bảng 4.1 So sánh phần chú giải trong Tứ thư tập chú và Tứ thư ước giải....111
Bảng 4.2 So sánh phần chú giải trong Tiểu học Tứ thư tiết lược và Tứ thư tập chú..118
Bảng 4.3 So sánh phần chú giải trong Sách Mạnh học bậc cao trung học giáo
khoa và Tứ thư tập chú..................................................................121
Bảng 4.4 Thống kê một số trường hợp sử dụng văn ngôn trong Tứ thư ước giải....129
Bảng 4.5 Bảng minh họa một số đoạn phiên Nơm chính văn sách Mạnh Tử
...................................................140Error! Bookmark not defined.


luan an


v

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN...............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..............................................................iii
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI....................................................................................................7
1.1. Giới thiệu về thuyên thích học.................................................................7
1.1.1. Giới thiệu về khái niệm thuyên thích học................................................7
1.1.2. Phương pháp luận của giải thích kinh điển...........................................10
1.1.3. Phương pháp luận của giải thích hiện đại..............................................10
1.1.4. Đối tượng của thun thích học...........................................................12
1.2. Tình hình nghiên cứu văn bản thun thích sách Mạnh Tử..............13
1.2.1. Tình hình nghiên cứu văn bản thun thích sách Mạnh Tử ở Trung Quốc...13
1.2.2. Tình hình nghiên cứu văn bản thuyên thích sách Mạnh Tử ở Việt Nam. .24
Tiểu kết chương 1............................................................................................32
CHƯƠNG 2 TÌNH TRẠNG CÁC VĂN BẢN THUYÊN THÍCH SÁCH
MẠNH TỬ HIỆN CÒN Ở VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỶ XVIII ĐẾN
ĐẦU THẾ KỶ XX.........................................................................................34
2.1. Khảo sát thống kê các văn bản thuyên thích sách Mạnh Tử ở Việt Nam......34
2.2. Giới thiệu những văn bản là đối tượng nghiên cứu chính của Luận án..54
2.2.1. Lý do lựa chọn văn bản.........................................................................54
2.2.2. Tứ thư ước giải......................................................................................55

2.2.3. Tứ thư tiết yếu.......................................................................................59
2.2.4. Tiểu học Tứ thư tiết lược.......................................................................64
2.2.5. Sách Mạnh học bậc cao trung học giáo khoa........................................69
2.2.6 Trâu thư trích lục....................................................................................72

luan an


vi

Tiểu kết chương 2............................................................................................74
CHƯƠNG 3 NGHIÊN CỨU NHÓM VĂN BẢN THUYÊN THÍCH
PHẦN CHÍNH VĂN SÁCH MẠNH TỬ Ở VIỆT NAM...........................75
3.1. Tóm lược chính văn................................................................................76
3.2. Tái cấu trúc chính văn...........................................................................89
3.2.1. Tái cấu trúc chính văn trong Tiểu học Tứ thư tiết lược.........................89
3.2.2. Tái cấu trúc chính văn trong Sách Mạnh học bậc cao trung học giáo
khoa.................................................................................................................97
3.2.3. Tái cấu trúc chính văn trong Trâu thư trích lục..................................101
3.3. Phiên dịch chính văn............................................................................102
Tiểu kết chương 3..........................................................................................109
CHƯƠNG 4 NGHIÊN CỨU NHĨM VĂN BẢN THUN THÍCH
PHẦN CHÚ THÍCH SÁCH MẠNH TỬ Ở VIỆT NAM.........................110
4.1. Nguồn gốc văn bản chú giải.................................................................110
4.1.1. Nguồn gốc văn bản chú giải trong Tứ thư ước giải.............................110
4.1.2. Nguồn gốc văn bản chú giải trong Tứ thư tiết yếu..............................114
4.1.3. Nguồn gốc văn bản chú giải trong Tiểu học Tứ thư tiết lược..............117
4.1.4 Nguồn gốc văn bản chú giải trong Sách Mạnh học bậc cao trung học
giáo khoa.......................................................................................................121
4.1.5. Nguồn gốc văn bản chú giải trong Trâu thư trích lục.........................124

4.2. Ngơn ngữ trong văn bản chú giải........................................................128
4.3. Nội dung chú giải trong các văn bản thuyên thích sách Mạnh Tử. .131
4.3.1. Nội dung kinh học...............................................................................131
4.3.2. Nội dung lịch sử..................................................................................136
Tiểu kết chương 4..........................................................................................145
KẾT LUẬN..................................................................................................146
DANH MỤC BÀI VIẾT LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN..........................149
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................Error! Bookmark not defined.
PHỤ LỤC

luan an


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bảo tồn và phát huy vốn văn hoá thành văn của dân tộc là một trong
những nhiệm vụ quan trọng của người nghiên cứu Hán Nơm, việc tìm hiểu di
sản văn hóa của cha ơng để lại là một vấn đề có tính cấp thiết, cần được
nghiên cứu. Trong đó, việc minh giải để làm sáng tỏ ý nghĩa của văn bản và
mục đích biên soạn của tác giả là một nhiệm vụ thiết yếu.
Trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam, việc tiếp nhận kinh điển
của Trung Quốc để làm tài liệu học tập và thi cử đều được các triều đại quan
tâm. Nhà nước có thể mua hoặc khắc in lại những tài liệu này, trong đó có Tứ
thư, Ngũ kinh được xem là tài liệu “gối đầu” của các sĩ tử. Cũng chính vì thế mà
nhu cầu về tài liệu để học tập và sách tham khảo cho sĩ tử là khơng nhỏ. Ngồi
những bộ sách của Nhà nước cho phép khắc in thì cịn có nhiều bản sách khác
được chép tay để phục vụ cho việc học. Nhiều nhà Nho nổi tiếng hay chữ đã
biên soạn, chú giải, sắp xếp lại kinh điển để biên soạn sách phục vụ khoa cử,

giáo dục...
Trong quá trình tiếp thu kinh điển, các nhà Nho Việt Nam đã thể hiện sự
lĩnh hội kinh điển của cá nhân qua các cách thức luận giải, thun thích kinh
điển trong các tác phẩm cịn được lưu lại trong nguồn thư tịch Hán Nôm. Sách
Mạnh Tử trong bộ Tứ thư là một trong những tài liệu khơng thể thiếu trong
q trình học tập, thi cử và tu dưỡng đạo đức của người quân tử. Tùy vào
từng giai đoạn lịch sử, các nhà Nho Việt Nam đã lựa chọn cách thức biên
soạn sách khác nhau. Đó có thể là nhu cầu thể nghiệm khả năng lĩnh hội kinh
điển của bản thân. Hoặc một số nhà Nho đã biên soạn lại sách cho phù hợp
với chương trình giáo dục mới. Q trình tiếp nhận và thơng diễn kinh điển

luan an


2

Nho gia đã hình thành một số lượng khơng nhỏ các văn bản thảo luận về Tứ
thư và Ngũ kinh, trong đó có các văn bản thun thích sách Mạnh Tử. Hiện
các văn bản này được lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Thư viện Quốc
Gia hay Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV....
Ngoài những văn bản thuần túy sử dụng chữ Hán để tái cấu trúc nội
dung kinh điển hoặc dịch chú một phần hay toàn bộ kinh văn, các nhà Nho
Việt Nam còn sử dụng cả chữ Nơm để phiên dịch kinh văn, nhằm mục đích
truyền tải nghĩa lý kinh điển thông qua ngôn ngữ của người Việt. Có thể nói
đây là những tác phẩm quan trọng, đánh dấu sự chủ động của các nhà Nho
Việt, mang dấu ấn cá nhân và tính sáng tạo của người Việt. Chính vì lẽ đó,
cần tập trung nghiên cứu để có sự trân trọng, đánh giá cần thiết đối với hệ
thống trước tác của nhà Nho Việt Nam thời bấy giờ.
Thế nhưng, cho đến nay chưa có một cơng trình nào nghiên cứu một
cách đầy đủ các văn bản sách Mạnh Tử ở Việt Nam, đặc biệt là vấn đề thuyên

thích, nghiên cứu đặc điểm các văn bản cũng như giá trị học thuật của các văn
bản đó. Vì vậy, Luận án lựa chọn đề tài “Nghiên cứu văn bản thuyên thích
sách Mạnh Tử ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XX” nhằm làm
sáng tỏ các vấn đề trên.
Nghiên cứu học thuyết kinh điển Nho gia là một lĩnh vực khơng mới,
hiện nay đã có nhiều cơng trình chú trọng việc chú giải, bình giảng nghĩa lý
của kinh điển như sách Tứ thư với Luận ngữ của Khổng Tử, sách Mạnh Tử,
Đại học, Trung dung được chú giải, thảo luận, bình chú... trên rất nhiều nước,
đặc biệt là ở Đông Á, nổi bật với các nước Trung Quốc, Hàn Quốc. Các nhà
nghiên cứu dùng sở kiến của mình để luận bàn về kinh điển, với mục đích tìm
về ngun nghĩa của tác phẩm và ngun ý của tác giả. Khơng ít cuộc tranh

luan an


3

luận xảy ra với nhiều sự lý giải khác nhau trên cùng một văn bản, cho thấy
sức hấp dẫn trong địa hạt nghiên cứu kinh điển Nho gia. Điều đó càng được
khẳng định khi cùng với sự phát triển của thế giới hiện đại, con người càng
cần tìm về những giá trị truyền thống. Học thuật kinh điển Nho gia không khi
nào lỗi thời, mà ý nghĩa kinh điển sẽ luôn được làm mới, được thể nghiệm
vào muôn mặt cuộc sống cho đến bây giờ và mai sau.
Luận án lựa chọn đề tài này phù hợp với xu hướng nghiên cứu thế giới hiện
tại về cả phương pháp và cách chọn đối tượng. Đối tượng chính của đề tài là
những văn bản thuyên thích sách Mạnh Tử, phù hợp với mã ngành Hán Nơm.
Luận án đã tìm hiểu những đóng góp của nhà Nho Việt Nam đối với việc nghiên
cứu, giải thích kinh điển Nho gia.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Luận án lựa chọn đề tài “Nghiên cứu văn bản thuyên thích sách Mạnh

Tử ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XX” nhằm mục đích
khảo sát các văn bản thuyên thích sách Mạnh Tử hiện còn ở Việt Nam. Luận
án tiến hành thống kê, phân loại các loại hình, nhóm văn bản thun thích
theo niên đại lịch sử. Đồng thời, Luận án tập trung lý giải các phương pháp
thuyên thích của các nhà Nho Việt Nam trong việc tiếp nhận và nghiên cứu
kinh điển nói chung và sách Mạnh Tử nói riêng. Từ đó, Luận án rút ra những
nhận xét, đánh giá giá trị của từng văn bản sách Mạnh Tử đối với sĩ tử đương
thời và đối với nền văn hiến Việt Nam. Bên cạnh đó, Luận án cũng tìm hiểu
phương pháp thuyên thích của các nhà Nho Việt Nam đối với sách Mạnh Tử.
Luận án tiến hành khảo sát các văn bản thuyên thích sách Mạnh Tử, đưa
ra những căn cứ để đánh giá đặc điểm các văn bản thuyên thích cũng như giá
trị học thuật của các văn bản này. Thơng qua việc tìm hiểu cách thức biên
soạn sách Mạnh Tử của các nhà Nho Việt Nam, Luận án khái quát những nét

luan an


4

đặc trưng của quá trình tìm hiểu, tri nhận kinh điển sách Mạnh Tử nói riêng
và hoạt động thun thích kinh điển Nho gia ở Việt Nam nói chung.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những văn bản thuyên thích sách
Mạnh Tử hiện còn ở Việt Nam viết bằng chữ Hán, chữ Nơm. Trong đó, Luận
án tập trung nghiên cứu 5 văn bản chính là Tứ thư ước giải, Tứ thư tiết yếu,
Tiểu học Tứ thư tiết lược, Sách Mạnh học bậc cao trung học giáo khoa, Trâu
thư trích lục.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Luận án tập trung nghiên cứu các văn bản do các nhà Nho Việt Nam

biên soạn bằng chữ Hán, chữ Nôm; không bao gồm các bản dịch sách Mạnh
Tử sang chữ Quốc ngữ hay các văn bản sao chép, khắc in sách Mạnh Tử của
Trung Quốc.
4. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn của đề tài
Luận án đã nghiên cứu các văn bản thuyên thích sách Mạnh Tử trong
dòng học thuật nghiên cứu tư tưởng Nho gia chính thống, góp phần làm sáng tỏ
con đường du nhập sách Mạnh Tử vào Việt Nam. Luận án tiến hành thống kê
đầy đủ các văn bản thuyên thích sách Mạnh Tử từ đầu thế kỷ XVIII đầu thế kỷ
XX hiện cịn ở Việt Nam. Từ đó, Luận án phân tích những nét đặc trưng trong
phương pháp thảo luận và tiếp nhận sách Mạnh Tử ở Việt Nam. Luận án tìm
hiểu những vấn đề tư tưởng của q trình thun thích trên cơ sở giải mã văn
bản, đặt tác phẩm trong sự chuyển biến tư tưởng lịch sử xã hội, trong quá trình

luan an


5

vận động tư tưởng Nho học giai đoạn thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XX ở Việt
Nam nói riêng và trong dòng thảo luận kinh điển Nho gia ở Đơng Á nói chung.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong q trình thực hiện đề tài Luận án, Luận án chủ yếu sử dụng các
phương pháp sau: phương pháp thư mục học, phương pháp nghiên cứu văn
bản học, phương pháp thuyên thích, phương pháp phiên dịch học.
Phương pháp thư mục học được Luận án sử dụng để khảo sát, thống kê
các văn bản thun thích sách Mạnh Tử hiện cịn ở Việt Nam. Sau khi khảo
sát, Luận án tiến hành phân nhóm các văn bản theo các tiêu chí khác nhau
như văn tự, hình thức biên soạn và phạm vi thun thích.
Phương pháp văn bản học được sử dụng để triển khai chương 2 của Luận
án, kết hợp với phương pháp thư mục học. Luận án sử dụng phương pháp văn

bản học để mô tả văn bản, phát hiện các vấn đề văn bản học như niên đại, tác
giả của văn bản (nếu có).
Phương pháp thun thích được Luận án sử dụng chủ yếu trong chương
3 và chương 4 để tìm hiểu mục đích biên soạn, dụng ý của tác giả khi tái cấu
trúc chính văn sách Mạnh Tử, tóm lược chính văn hay chú giải, diễn Nôm
sách Mạnh Tử.
Phương pháp phiên dịch học được Luận án sử dụng khi xử lý, dịch thuật
các văn thuyên thích sách Mạnh Tử bằng chữ Hán, chữ Nôm làm tư liệu phục
vụ việc nghiên cứu, triển khai các nội dung của Luận án.
Ngoài ra, Luận án sử dụng các thao tác thống kê, so sánh, đối chiếu khi
khảo sát tư liệu, xử lý văn bản.

luan an


6

Nhìn chung, các phương pháp trên được vận dụng một cách linh hoạt và
phối hợp với nhau trong toàn bộ q trình thực hiện nhiệm vụ của Luận án.
6. Đóng góp mới của Luận án
Luận án đã tìm hiểu, thống kê và giới thiệu nguồn tư liệu về các văn bản
được các nhà biên soạn về sách Mạnh Tử ở Việt Nam, đặc biệt là 5 văn bản là
đối tượng nghiên cứu chính của Luận án: Tứ thư ước giải (TTUG), Tứ thư tiết
yếu (TTTY), Tiểu học Tứ thư tiết lược (THTTTL), Sách Mạnh học bậc cao
trung học giáo khoa (SMHBCT), Trâu thư trích lục (TTTL).
Luận án đã tiến hành xử lý tư liệu để phân loại các văn bản thun thích
sách Mạnh Tử hiện cịn ở Việt Nam theo phương pháp thư mục học.
Luận án đã phân chia các cách thức thuyên thích sách Mạnh Tử ở Việt
Nam và tiến hành khảo sát, phân tích các văn bản đại diện cho các nhóm: đó
là tóm lược chính văn sách Mạnh Tử, tái cấu trúc chính văn sách Mạnh Tử,

chú giải và dịch Nơm sách Mạnh Tử. Những đóng góp từ kết quả nghiên cứu
của Luận án có thể góp phần làm sáng tỏ hoạt động thuyên thích kinh điển
sách Mạnh Tử ở Việt Nam giai đoạn từ đầu thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XX.
7. Kết cấu Luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Luận án chia làm 4 chương.
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong chương này Luận án tìm hiểu các phương pháp thun thích học,
tình hình nghiên cứu văn bản thuyên thích sách Mạnh Tử ở Trung Quốc và ở
Việt Nam. Tìm hiểu các vấn đề mà các cơng trình nghiên cứu có liên quan

luan an


7

đến đề tài đã đề cập đến, có những nội dung nào chưa được bàn luận để định
ra phương hướng triển khai cho đề tài.
Chương 2: Tình trạng các văn bản thuyên thích sách Mạnh Tử hiện
còn ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XX
Trong chương 2, Luận án tiếp cận với các văn bản của các nhà Nho Việt
Nam đã biên soạn, thuyên thích sách Mạnh Tử, tiến hành khảo sát các văn bản
cụ thể, từ đó phân nhóm các văn bản theo tiêu chí khác nhau. Đối với 5 văn
bản chính được chọn làm đối tượng nghiên cứu của đề tài, Luận án tập trung
khảo sát các vấn đề văn bản học nổi bật của từng văn bản.
Chương 3: Nghiên cứu nhóm văn bản thuyên thích phần chính văn
sách Mạnh Tử ở Việt Nam
Trong chương 3, Luận án dựa trên đặc điểm của các văn bản tiến hành
phân nhóm, đánh giá các cách thức thuyên thích phần chính văn sách Mạnh
Tử của các nhà Nho ở Việt Nam theo cách thức tóm lược chính văn và tái cấu
trúc chính văn.

Chương 4: Nghiên cứu nhóm văn bản thun thích phần chú thích
sách Mạnh Tử ở Việt Nam.
Chương 4 của Luận án tiến hành phân tích các đặc điểm của văn bản
thuyên thích phần chú thích sách Mạnh Tử ở Việt Nam về nguồn gốc văn bản
chú giải, ngôn ngữ văn bản chú giải và nội dung văn bản chú giải.

luan an


8

luan an


9

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Trong chương này, Luận án giới thiệu một số vấn đề về khái niệm,
phương pháp thuyên thích học, khái quát tình hình nghiên cứu văn bản sách
thun thích sách Mạnh Tử ở Trung Quốc và ở Việt Nam, xác định các hướng
tiếp cận đề tài mà Luận án sẽ triển khai.
1.1. Giới thiệu về thuyên thích học
1.1.1. Giới thiệu về khái niệm thuyên thích học
Nghĩa của từ thuyên thích qua các bộ tự/ từ điển
Từ điển Khang Hy: Thuyên 詮: có nghĩa là đầy đủ 具也; giải thích rõ
詮喻也; lựa chọn lời nói 擇言也.
Từ điển Từ Ngun: Thun thích 詮釋: có nghĩa là 解說 giảng giải,

giải thích, thuyết minh.
Từ điển Từ Hải: Thuyên 詮: 詳細解釋, 闡明事理 giải thích cặn kẽ rõ
ràng, làm rõ sự tình.
Từ điển Hán Việt: Tác giả Đào Duy Anh đã giải thích từ 詮釋 thuyên
thích nghĩa là giải thuyết rõ ràng; giải thích.
Từ điển Hán Việt Thiều Chửu: Thuyên 詮: nghĩa là đủ, giải thích kỹ
càng, nói đủ cả sự cả lẽ. Thích 釋 giải thích ra, giải rõ nghĩa sách.
Thuật ngữ “ 詮釋學 thuyên thích học” mới ra đời vào thế kỷ XVII. Theo
nghiên cứu GS. Trần Văn Đoàn, người đầu tiên dịch thuật ngữ này từ tiếng
phương Tây sang tiếng Trung Quốc thành “thuyên thích học” là GS. Thẩm
Thanh Tịng (Ðại học Quốc gia Chính Trị, Ðài Bắc, Đài Loan) vào cuối
những năm 1970. Sự ra đời của bộ mơn thun thích học đã manh nha từ thời
cổ đại Hy Lạp, nhưng thuật ngữ “thuyên thích học” mãi đến những năm 1990

luan an


10

mới được các học giả Trung Hoa đón nhận. Ở Việt Nam, những nghiên cứu
về bộ mơn thun thích học cịn hạn chế. Cơng trình đầy đủ và có tính tổng
quát nhất hiện nay do nhà nghiên cứu Trần Văn Đoàn (Ðại Học Quốc Gia Ðài
Loan) hệ thống các bài giảng và cho ra đời tập sách có tựa đề: Thông diễn học
và khoa học xã hội nhân văn (Hermeneutics and The Social Sciences & Human
Sciences). Đây là cơng trình đầu tiên nghiên cứu một cách tổng quát về bộ
môn thuyên thích học, giới thiệu nguồn gốc, lịch sử phát triển cũng như các
trường phái tranh luận về nội hàm của thông diễn học. Thuật ngữ
“Hermeneutics” được Gs. Trần Văn Đồn dịch ra là “thơng diễn học” hay
cũng chính là khái niệm “thun thích học” 詮釋學.
Thun thích học hay cịn được gọi là thơng diễn học, giải thích học ra

đời từ thời cổ đại. Giải thích học cổ điển Trung Quốc bắt nguồn từ thời đại
Xuân Thu Chiến Quốc, trưởng thành trong thời kỳ Tây Hán Đơng Hán. Trong
tiến trình lịch sử hai ngàn năm của văn hóa Trung Hoa, nó đã chỉ dẫn cho giải
thích kinh điển văn hóa, thúc đẩy trào lưu tư tưởng văn hóa hứng khởi, ảnh
hưởng đến diễn biến của truyền thống văn hóa, bản thân nó cũng đang khơng
ngừng phát triển, từng bước trưởng thành, từ người học hướng đến dân chúng,
từ kỹ thuật nâng thành lý luận, từ đó hình thành nên hệ thống lý luận lấy mục
đích luận, văn bản luận, chủ thể luận, phương pháp luận, hiệu quả luận làm
trọng tâm, hình thành phẩm chất và phong cách độc đáo của mình.
Bên cạnh đó cịn có bài dịch của tác giả Nguyễn Tuấn Cường trên
website “Thông diễn học: Phương pháp
luận và Bản thể luận” do GS. Phan Đức Vinh 潘 德 荣 Đại học Hoa Đông,
Trung Quốc viết. Trong bài viết, tác giả Phan Đức Vinh đã bàn về thông diễn
học với tư cách là phương pháp luận thông diễn và thơng diễn học với tư cách
bản thể luận. Ơng đã đưa ra 4 nguyên tắc của thông diễn học, đó là: ngun
tắc về tính tự chủ, ngun tắc về tính chỉnh thể, nguyên tắc về tính hiện thực
trong lí giải, nguyên tắc về sự hài hòa ý nghĩa của thông diễn.
Dịch giả Bùi Bá Quân đã dịch cuốn 东亚儒学: 经典与诠释的辩证 “Nho
học Đông Á biện chứng của kinh điển và luận giải” của tác giả Hoàng Tuấn

luan an


11

Kiệt xuất bản năm 2012 (Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội). Cuốn sách này có đề
cập đến tình hình nghiên cứu lịch sử tư tưởng sách Mạnh Tử , như bài viết "近
二十年来孟子学研究资料综述” (Tổng thuật tư liệu nghiên cứu trong Mạnh
Tử học gần 20 năm qua). Tuy nhiên, Luận án khi tham khảo tài liệu đã tiếp
xúc, dịch nghĩa trực tiếp từ nguyên tác của tác giả Hoàng Tuấn Kiệt.

Ngồi ra, cịn có bài viết “ Thun thích học với nghiên cứu lịch sử” của
tác giả Phạm Ngọc Hường đã viết về khái niệm, các trường phái thuyên thích
học (dựa trên nghiên cứu của GS. Trần Văn Đoàn) và thuyên thích học với
nghiên cứu lịch sử”.
“Thuyên thích học” hay cịn được gọi là “thơng diễn học”, “giải thích
học”. Theo các nhà nghiên cứu “giải thích học” ra đời từ thời cổ đại, bắt
nguồn từ thời Xuân Thu Chiến Quốc. Trong cuốn Giải thích học cổ điển
Trung Quốc, tác giả đã phân biệt: hình thái thực tiễn giải thích kinh điển hiện
nay chủ yếu có hai loại:
- Loại thứ nhất là hình thái giải thích kinh điển trong cuộc sống xã hội.
- Loại thứ hai là hình thái giải thích kinh điển trong học thuật bao gồm:
dẫn thích trong văn, giải thuyết chuyên thiên và truyền thuật chuyên thư.
Trong đó truyền thuật chuyên thư là căn cứ theo nhu cầu trình bày giải
thích học thuyết nào đó hoặc xây dựng lý luận nào đó, mang theo kỳ vọng của
thời đại, xuất phát từ tầm nhìn văn hóa của mình, với hệ thống tác phẩm nổi
tiếng để trình bày giải thích kinh điển chun mơn, ghi chép sự việc, giải
thích nghĩa lý, từ đó đưa ra quan điểm học thuật hoặc tư tưởng triết lý mới,
đây chính là truyền thuật chuyên thư. Cổ nhân gọi nó là “truyện”. “Truyện”
vừa là một loại hình thái thực tiễn, vừa là một thể thức quy phạm điển hình
của giải thích kinh điển. Sự ra đời của nó tất nhiên phải lấy kinh nghiệm của

luan an


12

“dẫn thích trong văn”, “giải thuyết chuyên thiên” làm nền tảng, nên ra đời
muộn hơn hai hình thái thực tiễn của giải thích kinh điển này. Trên thực tế, nó
xuất hiện ở thời đại Chiến Quốc với điển hình đầu tiên là Xuân Thu tả thị
truyện và Chu dịch đại truyện.

Tác giả Quách Thu Hiền cũng đã có bài viết “Toản yếu, tiết yếu kinh
điển và đặc trưng thuyên thích học Nho gia trong giáo dục tư học thế kỷ
XVIII”. Bài viết đã đưa ra những thảo luận về đặc trưng thuyên thích kinh
điển Nho gia thế kỷ XVIII dựa trên sự nghiên cứu cụ thể về các văn bản toát
tiết yếu kinh điển trong giáo dục Tư học ở Việt Nam thế kỷ XVIII.
1.1.2. Phương pháp luận của giải thích kinh điển
Phương pháp luận của giải thích kinh điển mà kinh học cổ văn khởi
xướng, vừa xuất phát từ mục đích luận giải thích kinh điển vừa nhắm vào chỗ
thiếu sót của phương pháp giải thích kinh học kim văn. Phương pháp này có
ba điểm quan trọng:
Đầu tiên, để giải thích kinh điển mà có thể “tồn nghĩa”, nhằm lý giải
hoàn chỉnh hệ thống tư tưởng của tiên thánh.
Tiếp theo, để giải thích kinh điển mà có thể tìm tịi được “ngun ý”,
nhằm lý giải được chính xác hệ thống tư tưởng của tiên thánh, họ đã đưa ra
quan niệm “phải nói đúng âm của nó, sau đó là tồn nghĩa”, họ đã nhiều lần
tun bố giải thích ngơn ngữ là phương pháp giải thích quan trọng nhất. Học
giả Trịnh Huyền trong quá trình chú giải kinh điển đã xây dựng nên phương
pháp thanh huấn, phát triển phương pháp nghĩa huấn, sử dụng phương pháp
hình huấn, huấn thích từ ngữ, sắp xếp câu cú, hoặc tuần văn lập huấn, thiết lập
một mơ hình giải thích mới, sáng lập pháp môn, mở rộng con đường cho môn
huấn hỗ học truyền thống. Các học giả nhiều đời, đặc biệt là học giả Càn Gia
vui mừng hưởng ứng “học thuyết của Hứa Trịnh”, luôn khẳng định và tán

luan an


13

đồng phương pháp giải thích ngơn ngữ của Trịnh Huyền.
Cuối cùng, trên cơ sở dựa vào hướng dẫn của quan niệm “toàn kinh”,

“toàn nghĩa”, các nhà kinh học cổ văn tự giác thử nghiệm và khởi xướng
phương pháp giải thích chứng minh cho nhau của kinh thư. Giải thích bất kỳ
một bộ kinh điển nào trong đó đều nên lấy “toàn kinh” làm hệ thống tham
chiếu để đạt được “toàn nghĩa”. Dưới sự hướng dẫn của kiểu lý luận giải thích
này, các nhà kinh học cổ văn mà đại diện là học giả Trịnh Huyền đã sáng tạo
và xây dựng một mơ hình giải thích phong phú và đặc sắc.
1.1.3. Phương pháp luận của giải thích hiện đại
Hồ Thích tiên sinh đã lấy triết học chủ nghĩa thực nghiệm Âu Mỹ làm
gương, đưa ra phương pháp luận giải thích mới “chỉnh lý văn hóa vốn có”.
Phương pháp luận giải thích mà ơng đã khởi xướng có tinh thần cơ bản là
“thực nghiệm lịch sử”. Phương pháp có ba cách cụ thể như sau:
Thứ nhất, tác giả Hồ Thích đề cập đến “phương pháp lịch sử”. “Phương
pháp lịch sử” chính là vận dụng con mắt của lịch sử, mượn sự khảo chứng
chính xác, đặt nội dung tư tưởng của điển tịch văn hóa vào trong tiến trình
lịch sử để khảo sát. Không những phải nêu rõ sự biến đổi, cải cách mà cịn
phải “tìm ra lý do thay đổi và phát triển của nó”, từ đó “dung hịa xun suốt
nội dung chính của mỗi bộ sách để tìm ra một sự mạch lạc, diễn thành học
thuyết có đầu mối trật tự”, thể hiện được ý nghĩa và giá trị chân thực của nó.
Từ đó, căn cứ vào hiệu quả và giá trị lịch sử để có sự phê bình đánh giá
“khách quan. Trong cuốn Ý nghĩa trào lưu tư tưởng mới, Hồ Thích tiên sinh
cịn phân giải phương pháp lịch sử này làm bốn bước cụ thể: “Bước một là
chỉnh lý hệ thống mạch lạc”, “bước hai là phải tìm ra mỗi loại tư tưởng học
thuật ra đời thế nào, sau khi ra đời có hiệu quả ảnh hưởng ra sao”, “bước ba là
dùng phương pháp khoa học làm khảo chứng chính xác, làm rõ ý nghĩa của cổ
nhân”, “bước bốn là tổng hợp nghiên cứu của ba bước trước, để tạo ra một bộ

luan an


14


mặt toàn diện và một giá trị thật sự.” “Phương pháp lịch sử” này vô cùng độc
đáo, trật tự nghiêm ngặt, mục đích rõ ràng, nặng về thực hiện nghiên cứu và
chỉnh lý toàn diện hệ thống đối với tư tưởng học thuật từ trong tiến trình lịch
sử, coi trọng sự tìm kiếm quy luật phát triển phát sinh cố hữu của bản thân tư
tưởng học thuật trong tiến trình lịch sử. Chủ yếu lấy quy luật phát triển phát
sinh cố hữu của bản thân tư tưởng học thuật làm tiền đề để giải thích ý nghĩa
thật và bình luận giá trị thật của tư tưởng học thuật. Như thế, phương pháp
lịch sử này sẽ tự giác vứt bỏ bất kỳ điểm đánh giá tùy ý, nỗ lực loại bỏ sự
khiên cưỡng gán ghép thường thấy. Từ đó, phương pháp này hồn tồn vượt
ra khỏi phương pháp giải thích lịch sử trong giải thích học cổ điển lấy nội
dung chính là thuật lại bối cảnh lịch sử, giải thuyết điển cố điển chương; phát
triển lên góc độ hồn tồn mới là nghiên cứu một cách khoa học quy luật diễn
tiến và xu hướng phát triển văn hóa dân tộc.
Thứ hai, nhà nghiên cứu Hồ Thích đề cập đến phương pháp so sánh. Hồ
Thích tiên sinh đã từng chỉ ra trong Ý nghĩa trào lưu tư tưởng mới: “Người
nghiên cứu vấn đề không thể chuyên thảo luận về bản thân vấn đề, phải suy
nghĩ từ ý nghĩa của vấn đề. Tuy nhiên để tìm hiểu ý nghĩa vấn đề thì khơng
thể không dựa vào rất nhiều tài liệu để so sánh trong học lý, vì thế sự truyền
nhập học lý thường có thể giúp nghiên cứu vấn đề.” Điều này đã tạo ra
“phương pháp so sánh”. “Phương pháp so sánh” chính là phát triển tầm nhìn
lý luận, phát triển học lý mới, so sánh và tham chiếu lẫn nhau giữa học lý mới
có liên quan và lý luận tư tưởng trong điển tịch văn hóa, để nó có thể giải
thích, kiểm chứng và làm sáng tỏ lẫn nhau, từ đó thể hiện được sự mạch lạc
cố hữu và ý nghĩa cùng giá trị tiềm tàng của lý luận tư tưởng trong điển tịch
văn hóa, từ đó tìm được căn ngun của văn hóa bản thổ nhằm “tái tạo văn
minh”.
Thứ ba, tác giả Hồ Thích bàn đến “phương pháp chuyên sử”. “Chỉnh lý
quốc cố” mà Hồ Thích tiên sinh khởi xướng có nội dung trọng tâm là giải thích


luan an


15

lại điển tịch văn hóa cổ đại, nhưng nó đã khơng chỉ là giải thích lại từ ngữ và
đoạn câu, khơng chỉ là giải thích lại tư tưởng chun thư, thậm chí cũng khơng
cịn chỉ là giải thích lại lý luận của một học phái nào đó, mà là giải thích lại
theo kiểu chuyên sử, vượt qua chuyên thư, vượt qua học phái mà lấy xây dựng
lại truyền thống văn hóa dân tộc làm điểm quy nạp. Giải thích lại theo kiểu
chuyên sử tức là căn cứ vào nhu cầu “tái tạo văn minh”, tham khảo học lý hiện
đại của phương Tây, liên kết điển tịch quan trọng của các ngành khoa học cổ
đại Trung Quốc theo thời gian, học phái và lí lẽ nội tại phát triển của chúng.
Dựa trên cơ sở khảo chứng bối cảnh thời đại của từng bộ sách, trên nền tảng
dung hòa xuyên suốt nội dung chính của từng bộ sách để tìm kiếm sự mạch lạc
phát triển lý luận tư tưởng của các môn khoa học. Làm rõ sự thay đổi, tìm kiếm
động cơ, quan sát hiệu quả của nó, nêu ra quy luật lịch sử cố hữu, bình luận giá
trị văn hóa tiềm tàng của nó để xây dựng chun sử có trình độ học thuật hiện
đại của các môn khoa học.
1.1.4. Đối tượng của thuyên thích học
Giải thích học cổ điển Trung Quốc bắt đầu nảy sinh từ giải thích kinh
điển văn hóa cổ đại, cũng trưởng thành trong giải thích kinh điển văn hóa cổ
đại, đối tượng nghiên cứu của nó chủ yếu là giải thích kinh điển văn hóa cổ
đại. Nhưng trong thời đại Xuân Thu Chiến Quốc, phạm vi của kinh điển văn
hóa cổ đại dưới con mắt người học rất rộng lớn, vừa bao gồm Chu dịch, Kinh
thi, Thượng thư, Xuân Thu, vừa gồm Lão Tử, Mặc Tử, Trang Tử, Binh pháp
v.v… Từ sau phong trào “độc tôn Nho thuật” ở đời Hán, kinh điển văn hóa
trong mắt người học đã dần trở nên nhỏ hẹp, chủ yếu chỉ có kinh điển Nho gia
như Ngũ kinh, Tứ thư. Hơn nữa theo họ thấy, cho dù phải luận giải tác phẩm
nổi tiếng của Sử bộ, Tử bộ, Tập bộ thì đó cũng chỉ là sự mở rộng, bổ sung và

tham chiếu luận giải kinh điển Nho gia, địa vị và giá trị của các tác phẩm này
không thể ngang hàng. Các tác phẩm mà giải độc kinh điển Nho gia dẫn làm
căn cứ và tham khảo chủ yếu cũng là tác phẩm nghiên cứu “cách thời kỳ cổ
đại không bao lâu”. Còn với các tác phẩm nổi tiếng về văn hóa thơng tục như

luan an


16

Thủy Hử thì căn bản khơng thể bước vào tầm nhìn giải độc của họ được. Chỉ
có những nhân vật khác như Lý Trác Ngô, Kim Thánh Thán mới coi những
tác phẩm ấy ngang hàng với Tử thư, Sử thư.
Trên đây là một số cơng trình đã nghiên cứu về vấn đề thun thích học,
đó là cơ sở nền tảng để Luận án tìm hiểu nội hàm khái niệm thuyên thích học.
Khi triển khai đề tài, Luận án chọn thuật ngữ “thun thích học” (cũng chính
là “thơng diễn học”) để có sự thống nhất về thuật ngữ trong các cơng trình
nghiên cứu từ trước đến nay.
1.2. Tình hình nghiên cứu văn bản thun thích sách Mạnh Tử
1.2.1. Tình hình nghiên cứu văn bản thuyên thích sách Mạnh Tử ở
Trung Quốc
Việc thuyên thích sách Mạnh Tử diễn ra ở nhiều nước trên thế giới,
nhưng Luận án chỉ tập trung vào tình hình nghiên cứu văn bản thun thích
sách Mạnh Tử ở Trung Quốc và ở Việt Nam. Bởi vì Trung Quốc chính là nơi
phát tích của Nho giáo, là cái nơi của kinh điển Nho gia. Chính vì vậy, việc
nghiên cứu kinh điển ở Trung Quốc diễn ra mạnh mẽ hơn bất kì nước nào
trong khu vực và trên thế giới.
Điều khiến mọi người phải ngẫm nghĩ nhất là trong cuộc vận động văn hóa
vĩ đại mới phát triển mạnh mẽ đầu thế kỷ 20, Nho học đã khơng cịn giữ vị trí
“độc tơn”, “kinh học” được coi là “hiển học” đã chấm dứt. Nhưng giải thích học

cổ điển tồn tại lâu dài bên cạnh “kinh học” và có cá tính độc đáo lại chuyển đổi
mơ hình cùng với sự chuyển đổi mơ hình của văn hóa Trung Hoa; đồng thời bồi
đắp đặc tính hiện đại mới trong q trình chuyển đổi, thể hiện được sức sống
mới mẻ. Đây là hiện tượng học thuật văn học rất đáng để nghiên cứu!
Từ khi sách Mạnh Tử ra đời cho đến nay, trải qua các thời kỳ lịch sử,
ảnh hưởng của sách Mạnh Tử ngày càng mở rộng và sâu sắc. Đối với các
chuyên luận nghiên cứu về Mạnh Tử học, như “sao mùa hạ”, không thể đếm

luan an


17

hết. Những nghiên cứu về Mạnh Tử và chú sớ sách Mạnh Tử thời cổ đại trở
thành tập đại thành. Thời cận đại, tác phẩm nổi tiếng nhất viết về Mạnh Tử là
Khang Hữu Vi với Mạnh Tử vi và Tiền Mục với Nghiên cứu Mạnh Tử , (ban
đầu có tên là Mạnh Tử yếu lược, Mạnh Tử thích nghĩa). Thời hiện đại có học
giả dùng văn bạch thoại để thích chú. Trong đó, tác phẩm được lưu hành rộng
rãi nhất là tác phẩm của Dương Bá Tuấn với 2 tập sách Mạnh Tử dịch chú, do
Trung Hoa thư cục xuất bản năm 1960, đã nhiều lần tái bản. Tuy nhiên,
nghiên cứu ở mỗi thời đại đều có sự khác biệt, có đặc điểm riêng.
Như vậy, đến thời Nam Tống, cùng với sự ra đời của Tứ thư tập chú,
thuyên thích học đã có sự chuyển biến từ chương cú huấn hỗ sang thông diễn
nghĩa lý. Sự chuyển biến trong phương pháp thuyên thích này đã được các
nhà Nho Việt Nam vận dụng trong quá trình tiếp nhận, biên soạn sách theo lối
ước giải, tiết ước kinh điển Nho gia.
Đến thời đương đại, trong bài viết Triển vọng mới của nghiên cứu Mạnh
Tử học thế kỷ XXI 二十一世紀孟子學研究的新展望, học giả Hoàng Tuấn
Kiệt đã tổng kết các hướng nghiên cứu sách Mạnh Tử của các học giả như
sau: “Trong rất nhiều lĩnh vực nghiên cứu Nho học, nghiên cứu Mạnh Tử học

từ năm 1990 đã được các học giả trong và ngoài nước coi trọng. Ngoài số
lượng đáng kể chuyên thư đã được xuất bản ở Đại lục, trứ tác về nghiên cứu
Mạnh Tử ở Đài Loan cho đến các nước khác cũng vô cùng phong phú, hoặc
là từ lịch sử giải thích Mạnh học để tìm hiểu đặc trưng, tính chất của giải
thích học Trung Quốc, hoặc so sánh luân lý học của Mạnh Tử và Kant (17241804), hoặc luận giải về nội hàm triết học và lịch sử phát triển của tư tưởng
Mạnh Tử, hoặc tìm hiểu sự phát huy của Bắc Tống Nhị Trình đối với Mạnh
Tử, hoặc lấy Mạnh Tử làm trung tâm để phân tích triết học Nho gia, hoặc so
sánh Mạnh Tử với luân lý học của Vương Dương Minh, hoặc từ quan điểm
hiện đại phân tích cơng phu tu dưỡng luận, chính trị tư tưởng và tâm tính luận
của Mạnh Tử... hoặc luận bàn của các nhà Nho thời đại Triều Tiên đối với

luan an


×