Tải bản đầy đủ (.pdf) (272 trang)

(Luận án tiến sĩ) nghiên cứu tính đa dạng của nguồn tài nguyên cây thuốc tại hoàng su phì, tỉnh hà giang và đề xuất các biện pháp bảo tồn, sử dụng bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.59 MB, 272 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-----------------------------

NGUYỄN DUY HƢNG

NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG CỦA NGUỒN TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC
TẠI HỒNG SU PHÌ, TỈNH HÀ GIANG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP
BẢO TỒN, SỬ DỤNG BỀN VỮNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

Hà Nội – 2021

luan an


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-----------------------------

NGUYỄN DUY HƢNG


NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG CỦA NGUỒN TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC
TẠI HUYỆN HỒNG SU PHÌ, TỈNH HÀ GIANG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN
PHÁP BẢO TỒN, SỬ DỤNG BỀN VỮNG

Chuyên ngành: T

Mã số

c vật ọc

: 9420111

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Lƣu Đàm Cƣ
2. TS. Hà Minh Tâm

Hà Nội – 2021

luan an


Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan luận án này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi dƣới sự
hƣớng dẫn khoa học của PGS.TS. Lƣu Đàm Cƣ và TS. Hà Minh Tâm. Các số liệu
và kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chƣa đƣợc công bố trong bất
kỳ cơng trình nào khác.


Hà Nội, ngày

tháng

năm 2021

Tác giả

Nguyễn Duy Hƣng

luan an


Lời cảm ơn
Luận án này đƣợc hoàn thành tại Học Viện Khoa học và Công nghệ- Viện
Hàn lâm Khoa học và Cơng nghệ Việt Nam. Trong q trình nghiên cứu, tác giả đã
nhận đƣợc sự giúp đỡ quý báu của các thầy cô, các nhà khoa học, các nhà quản lý,
các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình.
Tơi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc và kính trọng tới PGS.TS. Lƣu Đàm Cƣ và
TS Hà Minh Tâm - Các thầy đã tận tâm hƣớng dẫn, động viên, khích lệ và tạo điều
kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt thời gian chọn và thực hiện luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn đề tài TN 17/C 04 thuộc Chƣơng trình Tây
Nguyên 2016-2020 đã hỗ trợ nghiên cứu về cây thuốc có tinh dầu và hoạt tính sinh
học của một số cây thuốc thu thập tại huyện Hồng Su Phì tỉnh Hà Giang.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Viện
Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hóa Sinh Biển, Học viện Khoa học và Công
nghệ, đặc biệt các cán bộ Sinh học, Phòng Bảo tồn thiên nhiên và Bộ phận Đào tạo
thuộc Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam đã quan tâm giúp đỡ và tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt q trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận án.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Ban quản lý KBTTN Tây Côn

Lĩnh, huyện Hồng Su Phì và nhân dân các xã vùng đệm Khu bảo tồn đã tận tình
giúp đỡ tơi trong suốt q trình điều tra thu thập số liệu.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới tồn thể gia đình,
bạn bè và những ngƣời thân đã luôn quan tâm, động viên tôi trong suốt quá trình
học tập và nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2021

Tác giả

Nguyễn Duy Hƣng

luan an


i

MỤC LỤC
Trang bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục………………………………………………………………………………………i
Danh mục bảng.....................................................................................................................iv
Danh mục hình.......................................................................................................................v
Danh mục chữ cái viết tắt......................................................................................................vi
MỞ ĐẦU................................................................................................................................1

1. Tính cấp thiết của đề tài luận án.........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án.......................................................................................2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận án..............................................................2
4. Những đóng góp mới của luận án......................................................................................2
5. Bố cục luận án ...................................................................................................................3
CHƢƠNG 1- TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................ 4
1.1. Lƣợc sử nghiên cứu về đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc ......................................... 4
1.1.1. Trên thế giới ................................................................................................................. 4
1.1.2. Ở việt nam .................................................................................................................... 5
1.2. Lƣợc sử nghiên cứu về giá trị sử dụng và các mối đe dọa............................................ 10
1.2.1. Trên thế giới ............................................................................................................... 10
1.2.2. Ở việt nam .................................................................................................................. 17
1.2.2.1 Giá trị sử dụng tài nguyên cây thuốc ....................................................................... 17
1.2.2.2. Đánh giá các mối đe dọa tài nguyên cây thuốc...................................................... 18
1.3. Lƣợc sử nghiên cứu về bảo tồn, phát triển tài nguyên cây thuốc và vai trò của tri thức
dƣợc học dân tộc .................................................................................................................. 24
1.3.1. Trên thế giới ............................................................................................................... 24
1.3.2. Ở việt nam ................................................................................................................. 28
1.3.2.1. Hiện trạng và bảo tồn cây thuốc ............................................................................ 28
1.3.2.2. Tri thức dƣợc học dân tộc và vai trò trong bảo tồn, phát triển tài nguyên ............. 34
CHƢƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NC ...... 38
2.1. Địa điểm nghiên cứu ..................................................................................................... 38
2.1.1. Vị trí, ranh giới .......................................................................................................... 38
2.1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ........................................................................... 40
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu: ................................................................................................. 41
2.3. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................................... 41

luan an



ii

2.3.1. Nghiên cứu tính đa dạng và sự phân bố của nguồn tài nguyên cây thuốc ................. 41
2.3.2. Nghiên cứu xác định các mối đe dọa đối với nguồn tài nguyên cây thuốc ............... 41
2.3.3. Nghiên cứu đề xuất các biện pháp bảo tồn ................................................................ 41
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................................. 42
2.4.1. Các phƣơng pháp chung ............................................................................................ 42
2.4.1.1. Phƣơng pháp kế th a .............................................................................................. 42
2.4.1.2. Xử lý thông tin ........................................................................................................ 42
2.4.2. Nhóm các phƣơng pháp đánh giá hiện trạng nguồn tài nguyên cây thuốc ................ 42
2.4.2.1. Phƣơng pháp điều tra cây thuốc .............................................................................. 42
2.4.2.2. Đánh giá mức độ đe doạ ......................................................................................... 44
2.4.3. Phƣơng pháp nghiên cứu xác định các mối đe dọa ................................................... 45
2.4.4. Các phƣơng pháp nghiên cứu bảo tồn ....................................................................... 45
2.4.4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu nhân giống hữu tính cây thuốc bằng hạt ........................ 45
2.4.4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu nhân giống vơ tính bằng hom ........................................ 47
2.4.5. Phƣơng pháp nghiên cứu hoạt tính sinh học .............................................................. 49
2.4.5.1. Phƣơng pháp đánh giá hoạt tính kháng viêm ............................................................. 49
2.4.5.2. Phƣơng pháp thử hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định ........................................ 51
C ƣơng 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận.......................................................................52
3.1. Tính đa dạng của nguồn tài nguyên cây thuốc huyện Hồng Su Phì, tỉnh Hà Giang ... 52
3.1.1. Đa dạng về đơn vị phân loại ...................................................................................... 52
3.1.2. Đa dạng phổ dạng sống của các loài .......................................................................... 54
3.1.3. Đa dạng về yếu tố địa lí ............................................................................................. 55
3.1.4. Đa dạng về sự phân bố trong các kiểu thảm thực vật ................................................ 56
3.1.5. Giá trị bảo tồn của nguồn cây thuốc hoàng su phì ..................................................... 58
3.2. Giá trị sử dụng và mối đe dọa nguồn tài nguyên cây thuốc ......................................... 63
3.2.1. Giá trị sử dụng nguồn tài nguyên cây thuốc trong y học cổ truyền cn dƣợc phẩm. . 63
3.2.1.1. Giá trị trong y học cổ truyền .................................................................................. 63
3.2.1.2. Giá trị trong công nghiệp dƣợc .............................................................................. 64

3.2.2. Tri thức bản địa và vai trò của cây thuốc trong đời sống ngƣời dân thiểu số ............ 65
3.2.2.1. Tri thức bản địa về tài nguyên cây thuốc. ............................................................... 65
3.2.2.2. Vai trò của cây thuốc trong đời sống của đồng bào dân thiểu số ........................... 75
3.2.3. Kết quả nghiên cứu thử hoạt tính sinh học của một số loài cây thuốc đƣợc đồng bào
dân tộc h’mông và dao sử dụng chữa bệnh.......................................................................... 81
3.2.4. Các mối đe dọa tới tài nguyên cây thuốc và tri thức bản địa về cây thuốc ................ 85
3.2.4.1. Các mối đe dọa đối đối với nguồn tài nguyên cây thuốc ........................................ 85

luan an


iii

3.2.4.2. Các mối đe dọa đối với tri thức bản địa trong việc sử dụng cây thuốc ................... 89
3.3. Cơ sở khoa học, giải pháp bảo tồn và phát triển cây thuốc .......................................... 90
3.3.1. Hiện trạng công tác bảo tồn nguồn tài ngun cây thuốc tại hồng su phì ............... 90
3.3.2. Giải pháp bảo tồn và phát triển trên cơ sở tri thức bản địa ........................................ 93
3.3.3. Cơ sở khoa học để bảo tồn và phát triển một số loài cây thuốc có triển vọng.................. 96
3.3.3.1. Cơ sở khoa học cho bảo tồn.. .................................................................................. 96
3.3.3.2. Nghiên cứu nhân hữu tính bằng hạt một số loài cây thuốc. .................................... 97
3.3.3.3. Kết quả nhân vơ tính sói r ng (sarcandra glabra) và lá khơi tía ..…………...….106
Kết luận và kiến nghị ....................................................................................................... 109
Kết luận ............................................................................................................................. 109
Danh mục cơng trình của tác giả .................................................................................... 113
Tài liệu t am k ảo ........................................................................................................... 114

luan an


iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Diễn biến diện tích và độ che phủ r ng qua các thời kỳ ..................................... 19
Bảng 3.1. Sự phân bố các loài cây thuốc trong các ngành................................................... 52
Bảng 3.2. Các họ giàu loài cây thuốc nhất tại Huyện Hồng Su Phì, Tỉnh Hà Giang ........ 53
Bảng 3.3. So sánh cây thuốc ở Huyện Hồng Su Phì, tỉnh Hà Giang với Việt Nam .......... 53
Bảng 3.4. Đa dạng về dạng sống của cây thuốc tại huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang ... 54
Bảng 3.5. Yếu tố địa lí của cây thuốc tại Huyện Hồng Su Phì, Tỉnh Hà Giang ................ 56
Bảng 3.6. Tỷ lệ phân bố của các loài cây thuốc trong các kiểu thảm thực vật .................... 57
Bảng 3.7. Danh lục các loài thực vật q hiếm ở huyện Hồng Su Phì, HàGiang*) ........... 59
Bảng 3.8. Sự phân bố các bậc taxon trong các ngành cây thuốc dân tộc H’Mông .............. 66
Bảng 3.10. Tỷ lệ (%) các bộ phận của cây thuốc bị thu hái bởi 2 dân tộc bản địa (H’Mông,
Dao) ..................................................................................................................................... 69
Bảng 3.11. Tỷ lệ cây thuốc chữa bệnh của mỗi dân tộc (%) ............................................... 72
Bảng 3.12. Các loại bệnh thƣờng gặp đƣợc chữa trị bằng cây thuốc .................................. 77
Bảng 3.13. Sự biến động về giá của một số loài cây thuốc t năm 2005 đến 2016 ............ 80
Bảng 3.14. Kết quả sàng lọc hoạt tính ức chế sản sinh nitric oxide (NO) trên tế bào
RAW264.7 .......................................................................................................................... 81
Bảng 3.15. Kết quả hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định .................................................. 83
Bảng 3.16. Một số lồi cây thuốc có số lƣợng thu hái nhiều nhất t 2012 đến 2016 ......... 85
Bảng 3.17. Một số lồi đang đƣợc bảo vệ tại Huyện Hồng Su Phì ................................... 92
Bảng 3.18. Giá trị trung bình Bảy lá một hoa ..................................................................... 98
Bảng 3.19. Hàm lƣợng nƣớc trong hạt ................................................................................99
Bảng 3.20. Quá trình nảy mầm của hạt giống ................................................................... 100
Bảng 3.21. Ảnh hƣởng của các biện pháp xử lý hạt đến thế nảy mầm và chỉ số nảy ....... 102
Bảng 3.22. Tỷ lệ sống và sinh trƣởng của cây con ở các công thức hỗn hợp ruột bầu ..... 102
Bảng 3.23. Tỷ lệ nảy mầm t hạt của : Hoàng liên chân gà, Hoàng tinh hoa trắng, Hoàng
tinh hoa đỏ và Hà thủ ô đỏ ................................................................................................. 105
Bảng 3.24. Tỷ lệ sống của : Hoàng liên chân gà, Hoàng tinh hoa trắng, Hồng tinh hoa đỏ
và Hà thủ ơ đỏ trong túi bầu .............................................................................................. 105

Bảng 3.25. Tỷ lệ ra rễ của Sói r ng và Là khơi tía ............................................................ 106
Bảng 3.26. Tỷ lệ sống của Sói r ng Là khơi tía trong bầu đất sau 6 tháng ....................... 107

luan an


v

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. đồ Huyện Hồng Su Phì, Tỉnh Hà Giang............................................................. 38
Hình 3.1. Biểu đồ 10 họ giàu lồi cây thuốc nhất tại Hồng Su Phì .................................. 53
Hình 3.2. Ảnh hạt và cây Bảy lá một hoa ............................................................................ 98
Hình 3.3. Hình ảnh hạt nảy mầm ở các cơng thức thí nghiệm sau 18 ngày ...................... 101
Hình 3.4. Hình ảnh cây 7 lá 1 hoa 3 tháng tuổi ................................................................. 103
Hình 3.5. Hình ảnh cây bảy lá một hoa, 9 tháng và 12 tháng tuổi ..................................... 103

luan an


vi

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
ST

Kí hiệu

Diễn giải

T


chú

1

VQG

Vƣờn Quốc Gia

1

TCN

Trƣớc công nguyên

2

SCN

Sau công nguyên

3

CR

Rất nguy cấp

4

EN


Nguy cấp

5

VU

Sẽ nguy cấp

6

Nxb

Nhà xuất bản

7

FAO

Tổ chức Lƣơng thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (Food
and Agriculture Organiation of the United Nations)

8

Ghi

IUCN

Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên
Thiên nhiên (International Unionfor Conservation of Nature
and Natural Resources)


9

WHO

Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization)

10

WWF

Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (World Wildlife Fund)

11

YHCT

Y học cổ truyền

12

KBT

Khu bảo tồn

13

KBTTN

Khu bảo tồn thiên nhiên


14

KVNC

Khu vực nghiên cứu

15



Nghị định

16



Sách đỏ

17

VN

Việt Nam

18

BĐKH

Biến đổi khí hậu


luan an


1

M

ĐẦU

1. Tín cấp t iết của đề tài luận án
Huyện Hồng Su Phì nằm ở phía Tây của tỉnh Hà Giang, dƣới dải Tây Cơn
Lĩnh hùng vĩ, có độ cao trung bình trên 2000 m so với mực nƣớc biển. Huyện có
diện tích 629,42 km², gồm 25 xã, thị trấn, là nơi chung sống của 12 dân tộc anh em.
Chính ở độ cao hùng vĩ ấy, Hồng Su Phì đƣợc thiên nhiên ƣu đãi cùng với địa
hình, phức tạp, chia cắt đã tạo nên các tiểu vùng khí hậu đa dạng hình thành thảm
thực vật phong phú, trong đó có nguồn tài nguyên cây thuốc. Tuy nhiên đến nay
nguồn tài nguyên cây thuốc của huyện chƣa đƣợc điều tra, đánh giá đầy đủ [1,2].
Hơn nữa, nơi đây không chỉ sở hữu nhiều lồi cây thuốc q mà cịn lƣu giữ rất
nhiều vốn tri thức truyền thống trong việc sử dụng cây thuốc để phòng, chữa bệnh
của đồng bào dân tộc thiểu số mà nghề thuốc Nam đƣợc lƣu truyền đến nay. Tuy
nhiên, do bị khai thác quá mức, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, dân số tăng,
diễn biến thời tiết cực đoan...dẫn đến một số loài cây thuốc q có nguy cơ tuyệt
chủng hoặc cịn rất ít. Cho đến nay chƣa có nghiên cứu nào cơng bố một cách đầy
đủ, chi tiết về nguồn tài nguyên cây thuốc và kinh nghiệm sử dụng cây cỏ làm thuốc
tại Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. Đứng trƣớc yêu cầu cấp thiết trên, cần phải có
những nghiên cứu nhằm phục vụ cho việc bảo vệ đa dạng sinh học cho đời sau, bảo
tồn nguồn tài nguyên cây thuốc cũng nhƣ phát triển, tri thức dƣợc học, sử dụng ,
khai thác bền vững nguồn tài nguyên quí giá này là việc làm có ý nghĩa lí luận và
thực tiễn sâu sắc. Do vậy đề tài “ Nghiên cứu tính đa dạng của nguồn tài ngun

cây thuốc tại Hồng Su Phì, tỉnh Hà Giang và đề xuất các biện pháp bảo tồn, sử
dụng bền vững ” ” là cần thiết và có ý nghĩa lớn về khoa học.
2.

Mục tiêu nghiên cứu của luận án
Đánh giá hiện trạng nguồn tài nguyên cây thuốc và tri thức, kinh nghiệm

sử dụng cây cỏ làm thuốc của đồng bào các dân tộc thiểu số tại vùng nghiên cứu
Tìm hiểu các mối đe dọa và đề xuất biện pháp bảo tồn nguồn tài nguyên cây
thuốc và tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc tại Hồng Su Phì, tỉnh Hà Giang
Bƣớc đầu đề xuất một số biện pháp nhằm bảo tồn, phát triển một số lồi cây
thuốc có triển vọng đồng bào thiểu số tại khu vực nghiên cứu sử dụng làm thuốc.

luan an


2

Nghiên cứu thử hoạt tính sinh học của một số lồi cây thuốc đƣợc đồng bào
dân tộc H’Mơng và Dao sử dụng chữa bệnh làm cơ sở cho việc phát triển một số
cây thuốc, bài thuốc dân tộc có giá trị chữa bệnh trong cộng đồng.
3.

Ý ng ĩa k oa ọc và th c tiễn của đề tài luận án
Ý nghĩa khoa học
Cung cấp thông tin tƣơng đối đầy đủ về Danh lục của gồm 567 loài cây

thuốc ở huyện Hồng Su Phì , bao gồm thành phần lồi, đặc điểm phân bố, giá trị
tài nguyên, giá trị sử dụng và các loài bị đe dọa cần bảo vệ.
Một số giải pháp nhằm bảo tồn, phát triển các lồi q hiếm; khai thác, sử

dụng bền vững nguồn tài nguyên cây thuốc tại khu vực nghiên cứu.
Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở để bảo tồn và phát triển nguồn tài
nguyên cây thuốc tại địa phƣơng.
4.

Những đóng góp mới của luận án
- Cung cấp thơng tin cập nhập nhất danh lục tƣơng đối đầy đủ thơng tin của

gồm 567 lồi cây thuốc ở huyện Hồng Su Phì, bao gồm thành phần lồi, đặc điểm
phân bố, giá trị tài nguyên, giá trị sử dụng và các loài bị đe dọa cần bảo vệ.
- Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận loài Chéo béo (Oreocnide
kwangsiensis Hand.-Mazz) bổ sung cho hệ thực vật Việt Nam. Đồng thời trong q
trình nghiên cứu cịn ghi nhận lồi Hồng liên chân gà (Coptis quinquesecta W. T.
Wang ) bổ sung cho hệ thực vật khu vực nghiên cứu
- Điều tra, thu thập thông tin và xây dựng cơ sở dữ liệu về tri thức bản địa

của dân tộc Dao, dân tộc H’Mông trong sử dụng cây cỏ làm thuốc
- Xác định các mối đe dọa và đề xuất biện pháp bảo tồn nguồn tài nguyên
cây thuốc và nguồn tri thức dƣợc học tại Hồng Su Phì, tỉnh Hà Giang
- Đã nghiên cứu thành cơng kỹ thuật nhân giống một số lồi cây thuốc (Paris
polyphylla var.chinensis.), Hoàng liên chân gà (Coptis chinensis ), Hoàng tinh hoa
đỏ (Polygonatum kingianum), Hoàng tinh hoa trắng (Disporopsis longifolia).
- Bƣớc đầu thử hoạt tính ức chế sản sinh nitric oxide (NO) trên tế bào
RAW264.7 và thử hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định của 7 loài cây thuốc đƣợc
đồng bào dân tộc H’Mông và Dao sử dụng nhiều trong các bài thuốc là: Tầm gửi

luan an



3

ngái, Cỏ sữa, Kí ninh, Bạch hoa xà, Nghệ độc, Khổ sâm, Xăng sê. Kết quả này mở
ra triển vọng cho các nghiên cứu ứng dụng cây thuốc trong thời gian tới
5.

Bố cục luận án
Luận án bao gồm 5 phần: gồm 132 trang
-

Mở đầu: 02 trang.

-

Tổng quan tài liệu: 38 trang (trang 3 đến 41).

-

Địa điểm, đối tƣợng, nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu: 16 trang (t
trang (t trang 46 đến 60).

-

Kết quả nghiên cứu và thảo luận: 58 trang (trang 61 đến 117).

-

Kết luận và Kiến nghị: 02 trang (t trang 118 đến 120)

luan an



4

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Lƣợc sử ng iên cứu về đa dạng nguồn tài nguyên cây t uốc
1.1.1. Trên thế giới
T thời cổ đại con ngƣời đã biết sử dụng cây cỏ làm để sinh tồn và chống
chọi lại với thiên nhiên nhƣ: để làm cầm máu vết đứt tay trong khi dùng rìu đá, tẩm
độc vào đầu mũi tên, làm mồi săn bắn [3,4]…. Cùng với sự phát triển của xã hội,
con ngƣời đã đúc rút kinh nghiệm trong thu hái, chế biến, sử dụng cây cỏ làm thuốc
đƣợc hoàn thiện kĩ lƣỡng hơn. Hiện nay cùng với sự phát triển của y học hiện đại
thì y học cổ truyền đƣợc quan tâm và phát triển mạnh trong những năm gần đây vì
ƣu điểm khi sử dụng thuốc có nguồn gốc thảo dƣợc an tồn hơn.
Theo thống kê ƣớc tính trên thế giới có khoảng 70.000 lồi cây thuốc trong
số 350.000 loài thực vật đã biết [5]. Trong đó, Hàn Quốc có 800 lồi cây thuốc [6],
ở Inđơnêxia có khoảng 9.600 [7] lồi cây thuốc, Ấn độ, có 8.000 lồi [8], ở Trung
Quốc, ƣớc tính có khoảng 10.000 [ 9].
Xác định thấy giá trị và lợi ích mà tài nguyên cây thuốc đem đến cho con
ngƣời nên t rất lâu nhiều tác giả đã ghi chép lại các loại cây thuốc cùng với công
dụng của chúng để lƣu giữ và ứng dụng. Phụ thuộc vào sự phát triển của chữ viết
cũng nhƣ phát triển kinh tế - xã hội của t ng vùng miền mà cách thức và số lƣợng
cây thuốc đƣợc tƣ liệu hóa khác nhau.
Ở châu Á, Ấn Độ đƣợc xem nhƣ là một trong số ít cái nơi của y học cổ truyền
có rất nhiều tài liệu về cây thuốc đã đƣợc ghi chép lại. Trong số đó, cuốn “Rig-Veda”
đƣợc viết vào khoảng 4.500 TCN, đây đƣợc xem là cuốn sách cổ nhất về sử dụng cây
thuốc trong lịch sử lồi ngƣời nói chung và của Ấn Độ nói riêng. Tài liệu này cung
cấp nhiều thông tin về sử dụng cây thuốc ở vùng châu thổ sông Ấn. Nhiều hệ thống y
học cổ truyền đã phát triển ở Ấn độ, điển hình là hệ thống Ayurvedic vào khoảng
4.400 TCN, sau đó là các hệ thống nhƣ Unani, Siddha và Tibetan đã đƣợc sử dụng để

trị bệnh và chăm sóc sức khỏe hằng ngày cho hàng chục triệu ngƣời trên thế giới.
Dựa trên hệ thống y học cổ truyền Ayurveda, Sushruta đã viết “Sushruta Amhita” ở
thế kỷ thứ 6 TCN, trong đó đã mơ tả 700 cây thuốc. Nhiều cây thuốc đã đƣợc sử dụng
làm thuốc hay vị thuốc trong y học hiện đại. Vào khoảng năm 2.500 TCN, Trung
Quốc có cuốn dƣợc điển: “Pen T’Sao” do Shen Nung biên soạn đã đề cập đến 365 vị
thuốc và cây thuốc để phòng và chữa bệnh [10].

luan an


5

Ban đầu, ngƣời Ai cập cổ đại đã lƣu lại các cơng thức chữa bệnh bằng chữ
tƣợng hình trên các bức vách, tƣờng ở các ngôi đền hay trên giấy cói. Sau này, vào
khoảng 1.550 trƣớc cơng ngun (TCN), ngƣời Ai cập đã cho ra cuốn “Ebers
papyrus in Egypt”, đã ghi lại 700 cây thuốc, trong đó nhiều cây thuốc hiện nay vẫn
đƣợc sử dụng nhƣ Lựu, Lô hội, Tỏi, Hành, Rau mùi,… [10]. Còn ở Hy lạp (800
TCN), cây thuốc đã đƣợc nhắc đến trong sử thi Iliad và Odysseys của Homer, trong
tài liệu này đã giới thiệu 63 cây thuốc có nguồn gốc t Minoan và Mycenae. Hai tác
giả nghiên cứu về cây thuốc đƣợc chú ý nhiều nhất là Hippocrates (460 TCN) và
Theophrastus (370 TCN) [11]. Họ đã có các tác phẩm nổi tiếng nhƣ cuốn “Materia
Medica” của Hippocrates, thống kê khoảng 400 cây thuốc và cuốn “De Causis
Planetarium” với cuốn “De Historia Planetarium” của Theophrastus giới thiệu về
cách thu thập, chuẩn bị và công dụng của khoảng 500 cây thuốc. Ở La Mã (25
TCN-50 SCN), có cuốn “De remadica” của Celsus, đã ghi lại 250 cây thuốc, trong
đó có cây lơ hội, cây kỳ nham, thuốc phiện, tiêu, quế và nhục đậu khấu,…Đây là
một trong những tài liệu quan trọng nhất liên quan đến các kiến thức y học của
ngƣời La mã thời bấy giờ. Vào năm 77 sau công nguyên (SCN), bộ sách của
Dioscorides là “De Materia Medica” đƣợc xuất bản và đã đề cập đến hơn 600 loại
cây thuốc; ông đã mô tả nơi sống, cách thu hái, cách chế biến và công dụng của

t ng loại thực vật và nhiều cây thuốc đƣợc dùng trong việc sản xuất tân dƣợc hiện
nay. Pliny Elder (23-79 SCN) đã viết cuốn “Historia Naturalis” gồm có khoảng
1.000 cây thuốc. Vào khoảng 131 SCN- 200 SCN, Galen (Hy lạp) đã viết “De
susccedanus”, ông là ngƣời đầu tiên đã đƣa ra danh sách các loại thuốc có hoạt tính
giống hoặc tƣơng tự nhau mà có thể thay thế cho nhau [7,11]. Các giả thuyết của
Galen đã chi phối và ảnh hƣởng đến y học phƣơng tây ngày nay.
Chính vì vai trò quan trọng đối với đời sống con ngƣời nên hiện nay tài
nguyên cây thuốc đƣợc điều tra, nghiên cứu ở hầu hết các quốc gia. Kết quả thảo
luận trong các cơng trình đã đƣợc cơng bố [12,13,14,15,16,17]. Các cơng trình
nghiên cứu này đã đƣợc sử dụng rộng rãi và đem lại nhiều lợi ích to lớn cho nhân
loại (dựa vào kiến thức bản địa mà nhiều loại thuốc đã đƣợc chế thành phẩm.
1.1.2. Ở Việt Nam
Việt Nam trải dài theo huớng Bắc Nam, t

xã Lũng Cú- huyện Đồng Văn -

tỉnh Hà Giang đến xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, với hơn 1600 km

luan an


6

trên đất liền, diện tích phần đất liền là 327.480 km2. Hiện nay theo thống kê cả nuớc
có 33 vuờn Quốc gia với trữ luợng các loài cây thuốc phong phú và 61 khu bảo tồn
thiên nhiên, ngồi ra cịn nhiều đảo và quần đảo lớn, nhu: Cát Bà, Cồn Cỏ, Bạch
Long Vĩ, Hịn Mê, Cù Lao Chàm, Cơn Đảo, Phú Quốc, Thổ Chu [18].
Tất cả những nhân tố về địa hình và khí hậu kể trên đã làm cho Việt Nam có
nguồn tài nguyên động - thực vật phong phú và đa dạng. Theo uớc tính của các nhà
khoa học: thực vật bậc cao có mạch có tới 12.000 lồi. Bên cạnh đó cịn 800 lồi

Rêu, 600 lồi Nấm và hơn 2.000 lồi Tảo [19,20,21]. Trong đó, có rất nhiều lồi đã
và đang có triển vọng đuợc sử dụng làm thuốc.
Việt Nam có nền Y học dân tộc giàu truyền thống, phong phú về các cây
thuốc, bài thuốc và vị thuốc. Với 4000 năm dựng nuớc và giữ nuớc, nguời Việt đã
phải đấu tranh với thiên nhiên, bệnh tật và chiến tranh, dần dần đã tích luỹ đƣợc
kinh nghiệm và tri thức trong sử dụng cây thuốc.
Cùng với sự phát triển của lịch sử, tri thức và kinh nghiệm dân gian về sử
dụng thuốc ở Việt Nam ngày càng trở nên phong phú, hiệu nghiệm, gắn liền với tên
tuổi của nhiều vị danh y nổi tiếng nhƣ Tuệ Tĩnh, Hải Thƣợng Lãn Ông.
Thế kỷ 14, Tuệ Tĩnh đã viết nhiều cuốn sách y học và phƣơng pháp chữa
bệnh với quan điểm “Nam dƣợc trị Nam nhân”. Nhƣng rất tiếc, nhiều cơng trình
q giá của ơng đã bị mai một, hiện chỉ cịn sót lại bộ “Nam dƣợc thần hiệu” đề cập
đến 496 vị thuốc nam và bộ “Hồng nghĩa giác tƣ y thƣ” gồm 600 vị thuốc Nam và
cách sử dụng [ 22]. Bộ sách đã đề cập đến các phƣơng thuốc điều trị đơn giản, dễ
kiếm với các vị thuốc sẵn có ở nƣớc ta .
Thời kỳ này cịn có Phan Phu Tiên - tác giả “Bản thảo thực vật toát yếu” cuốn sách đƣợc xuất bản vào năm 1.428. Sau đó lần lƣợt xuất hiện thêm nhiều
lƣơng y khác nữa nhƣ Nguyễn Trực - tác giả “Bảo anh lƣơng phƣơng” chuyên về
nhi khoa (1455); Ngự y Vũ Tồn Trai và Hồng Đơn Hịa (thế kỷ XVI); Quốc sƣ
Nguyễn Đạo An, Lê Đức Vọng và Lý Công Tuân ở thế kỷ XVII .
Ở thế kỷ 18, có Nguyễn Quỳnh, Trình Đình Ngoạn, Nguyễn Hữu Đạo và nổi
trội hơn cả là Lê Hữu Trác (Hải Thƣợng Lãn Ông). Kế th a "Nam dƣợc thần hiệu"
của Tuệ Tĩnh, Hải Thƣợng Lãn Ông đã bổ sung thêm 329 vị thuốc nam nữa làm
thành bộ sách "Lĩnh nam bản thảo". Ơng cịn soạn ra bộ sách “Hải Thƣợng Y Tông
Tâm Lĩnh”, gồm 28 tập, 66 quyển chắt lọc tinh hoa của y học cổ truyền, đƣợc đánh

luan an


7


giá là cơng trình y học lớn nhất trong thời trung đại Việt Nam. Đây là bộ sách Đông
y lớn nhất và quý nhất nƣớc ta và đƣợc coi là Bách khoa toàn thƣ của y học cổ
truyền Việt Nam . Với sự nghiệp y học vĩ đại, Tuệ Tĩnh và Hải Thƣợng Lãn Ơng đã
đƣợc ngƣời đời nay tơn vinh là những "ông tổ" của nền y dƣợc học Việt Nam.
Sau Hải Thƣợng Lãn Ông, thế kỷ 19, dƣới triều vua Quang Trung và triều
Nguyễn cũng đã xuất hiện nhiều cơng trình về cây thuốc Việt Nam, trong đó, hiện còn
lƣu lại đƣợc những cuốn nhƣ "Nam dƣợc" và "Nam dƣợc chỉ danh truyền" của Nguyễn
Quang Tuân đã ghi chép tỉ mỉ về 500 vị thuốc nam theo kinh nghiệm dân gian, hoặc
cuốn "Nam dƣợc tập nghiệm quốc âm" của Nguyễn Quang Lƣợng, hay "Nam thiên
đức bảo toàn thƣ" của Lƣu Ðức Huệ, v.v...[22, 23].
Thời kì Pháp thuộc (1884-1945), số nhà thực vật học, dƣợc học ngƣời Pháp
nghiên cứu với mục đích khai thác tài nguyên đã gián tiếp thúc đẩy quá trình nghiên
cứu cây thuốc ở nƣớc ta. Trong thời kì này, có một số cơng trình nhƣ: “Trung Việt
dược tính hợp biên” của Đinh Nho Chân và Phạm Văn Thái gồm 16 cuốn mô tả
1600 vị thuốc nam bắc, giới thiệu công dụng và cách chế biến của hơn 1655 vị
thuốc nam và bắc; “ Việt Nam dược học” gồm 5 cuốn bằng tiếng Việt của Phó Đức
Thành. “Nam bang thảo mộc”[22] nêu tên và mô tả cơng dụng của 100 lồi cây
thuốc của tác giả Trần Ngun Phƣơng.
Cơng trình đầu tiên nghiên cứu và cơng bố các loài thực vật làm thuốc ở Việt
Nam kèm theo tên khoa học là cơng trình của các tác giả Crevost, Lemarie &
Petelot (1917-1935) trong “Catalogues des produits de l’Indochine”, gồm 5 tập đã
đề cập đến nhiều loài cây thuốc ở Đông Dƣơng; Crevost & A. Petelot (1953), trong
“Les Plants medicinales du Cambodge du Laos et Vietnam” đã giới thiệu 1482 cây
thuốc ở các nƣớc Đơng Dƣơng, trong đó 1.281 lồi có Việt Nam [24,25].
Sau cách mạng Tháng Tám năm 1945 các nhà khoa học Việt Nam có nhiều
thuận lợi trong việc sƣu tầm, nghiên cứu nguồn tài nguyên cây thuốc. Năm 1957,
cuốn sách “Dƣợc liệu học và các vị thuốc Việt Nam” gồm 3 tập đã đƣợc biên soạn.
Năm 1961 tái bản in thành 2 tập, trong đó tác giả mô tả và nêu công dụng của hơn
100 cây thuốc nam.
Năm 1966, để phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu cây thuốc dƣợc

sĩ Vũ Văn Chuyên đã cho ra đời cuốn “Tóm tắt đặc điểm các họ cây thuốc” và đƣợc
in lần thứ hai vào năm 1976 [26].

luan an


8

Năm 1973 và 1980, Đỗ Huy Bích, Bùi Xuân Chƣơng giới thiệu “Sổ tay cây
thuốc Việt Nam”, với 519 loài cây thuốc, trong đó có 150 lồi mới phát hiện [27].
Đỗ Tất Lợi (1977, 1995, 2004) ” trong Những cây thuốc và vị thuốc Việt
Nam” đã giới thiệu hơn 500 vị thuốc có nguồn gốc thảo mộc, động vật và khống
vật. Bộ sách bổ sung liên tục các lồi cây thuốc trong các cơng trình đƣợc tái bản
nhiều lần. Lần tái bản thứ 7 (1995) số cây thuốc đã lên tới 792 loài và gần đây nhất
là lần tái bản lần thứ 10 (2005); trong đó, đã mơ tả tỉ mỉ tên khoa học, phân bố,
cơng dụng, thành phần hố học, chia tất cả các cây thuốc đó theo các nhóm bệnh
khác nhau ... Đây là một bộ sách có giá trị lớn về khoa học và thực tiễn, kết hợp
giữa khoa học dân gian và khoa học hiện đại.
Lê Trần Đức (1997), Đỗ Tất Lợi (2004) trong Cây thuốc Việt Nam đã giới thiệu
đặc điểm nhận biết, thu hái và cách sử dụng … loài cây thuốc ở Việt Nam [28,29].
Võ Văn Chi (1976) trong luận án Phó Tiến sĩ, đã thống kê 1.360 loài cây
thuốc thuộc 192 họ trong ngành hạt kín ở miền Bắc. Đến năm 1991, trong một báo
cáo tham gia Hội thảo quốc gia về cây thuốc lần thứ II, tổ chức ở thành phố Hồ Chí
Minh, tác giả đã giới thiệu một danh sách các lồi cây thuốc Việt Nam có 2.280 lồi
cây thuốc bậc cao có mạch, thuộc 254 họ trong 8 ngành, trong “T điển cây thuốc
Việt Nam” (1997, 2012, 2018) và trong “T điển thực vật thông dụng” (2003) đã
giới thiệu đặc điểm nhận biết, bộ phận sử dụng, nơi sống và thu hái, thành phần hóa
học, tính vị và tác dụng, cơng dụng của 4.472 lồi cây thuốc thuộc 1.862 chi, trong
338 họ, 9 ngành t sinh vật tiền nhân đến ngành Ngọc lan [30].
T năm 1999 đến năm 2002, Võ Văn Chi và Trần Hợp cho ra mắt bộ sách

“Cây cỏ có ích ở Việt Nam” gồm khoảng 6000 lồi thực vật bậc cao có mạch với
các đặc điểm về hình thái, phân bố, sinh thái và cơng dụng [31].
Đỗ Huy Bích và một số đồng tác giả (2006) đã tiến hành biên soạn bộ sách
“Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam” gồm 3 tập đã giới thiệu đặc điểm
nhận biết, cách thu hái, sử dụng hơn 1.200 loài cây thuốc và 100 loài động vật đƣợc
sử dụng làm thuốc hiện có ở nƣớc ta [27].
Năm 2016, các nhà khoa học tại Viện Dƣợc liệu (Bộ Y tế) đã công bố Danh
lục cây thuốc Việt Nam gồm 5119 loài và dƣới loài, thuộc 1823 chi, 360 họ thuộc 8
ngành thực vật bậc cao có mạch và một số taxon bậc thấp và nấm lớn. Đồng thời
cung cấp các thông tin về danh pháp, phân bố, mùa hoa quả và giá trị sử dụng của

luan an


9

các lồi [19,20,21]. Đây là cơng trình cập nhật nhất về số lồi cây thuốc ở Việt Nam.
Ngồi các cơng trình chun về cây thuốc nói trên, cịn có một số tài liệu
liên quan tới cây thuốc, nhƣ:
Lã Đình Mỡi và cộng sự (2001; 2002), trong “Tài nguyên thực vật có tinh dầu ở
Việt Nam” và “ Tài nguyên thực vật Việt Nam” đã đề cập đến giá trị sử dụng làm thuốc
của nhiều lồi thực vật có tinh dầu ở Việt Nam. Năm 2005, các tác giả đã giới thiệu cơng
trình “Những cây chứa các hợp chất có hoạt tính sinh học”. Đây là tài liệu đầu tiên trình
bày có hệ thống và tuơng đối hồn chỉnh về nguồn tài ngun thực vật có chứa các chất
có hoạt tính sinh học đuợc sử dụng làm thuốc ở nuớc ta [32, 33].
T năm 1980 đến 2003, trong Danh lục các loài thực vật Việt Nam, các nhà
khoa học về thực vật đã giới thiệu hơn 10 nghìn lồi thực vật Việt Nam, trong đó đề
cập đến giá trị làm thuốc của nhiều loài thực vật trên phạm vi khắp cả nƣớc [34,
35]. Cuốn “Cây thuốc và đông vật làm thuốc Việt Nam” đã mô tả các cây thuốc thuờng
dùng trong thực tế với các bài thuốc chữa bệnh cụ thể. Cuốn sách “Những nghiên

cứu t thảo duợc” đã đề cập đến những kiến thức về điều tra, bảo tồn và tạo nguồn
nguyên dƣợc liệu chất luợng cao làm thuốc phòng và trị bệnh. Trần Công Khánh,
Trần Văn Ơn và Phạm Kim Mãn (2010), Cẩm nang sử dụng và Phát triển cây
thuốc ở Việt Nam đã giới thiệu các loài cây thuốc ở Việt Nam. Ngoài ra, kết
quả điều tra cây thuốc ở nƣớc ta cịn đƣợc cơng bố trong nhiều cơng trình khác [
36,37,38,39,40,41,42,43 ].
Liên quan đến vấn đề cây thuốc, tập thể các nhà khoa học Bộ Y tế đã xuất
bản cuốn “Dƣợc liệu Việt Nam” tập I, II [44] đã tổng kết các cơng trình nghiên cứu
về cây thuốc trong những năm qua. Viện Dƣợc liệu, Bộ Y tế cùng với hệ thống trạm
nghiên cứu dƣợc liệu, điều tra ở 2795 xã, phƣờng, thuộc 351 huyện, thị xã của 47
tỉnh, thành phố trong cả nƣớc, đã có những đóng góp đáng kể trong cơng tác điều
tra sƣu tầm nguồn tài nguyên cây thuốc và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc trong y
học cổ truyền dân gian.
Tại tỉnh Hà Giang gần hai chục năm trở lại đây có một vài dự án bảo tồn và
khôi phục trồng cây thuốc song về cơ bản vẫn chƣa duy trì đƣợc kết quả nhƣ
mong muốn. Năm 1999 trong Báo cáo kết quả đề tài “ Đánh giá tiềm năng dƣợc
liệu bốn huyện vùng cao phía Bắc tỉnh Hà Giang” (Đồng Văn, Quản Bạ, Yên
Minh, Mèo Vạc) tác giả Nguyễn Bá Hoạt và Nguyễn Tập đã xây dựng đề án qui

luan an


10

hoạch và phát triển tài nguyên cây thuốc của khu vực này. Năm 2015 đề tài
“Nghiên cứu điều tra khảo sát và xây dựng chiến lƣợc phát triển cây dƣợc liệu của
tỉnh Hà Giang” tác giả Phạm Thị Thanh Huyền đã xây dựng danh lục các cây
thuốc của tỉnh gồm 1565 lồi trong đó có 97 lồi nằm trong danh sách các loài
cây thuốc cần đƣợc bảo vệ ở Việt Nam nhƣ: Ba gạc vòng (Rauvolfia verticillata
Lour), Bách xanh (Calocedurus macrolepis ), Hà thủ ô đỏ (Fallopia multiflora

Thunb)…Cũng trong danh lục 1565 loài thực vât làm thuốc tại tỉnh Hà Giang, tác
giả Phạm Thị Thanh Huyền có xác định có một số lồi nằm trong khu vực hai
huyện phía Tây của tỉnh. Nhìn chung cho đến nay, chƣa có cơng trình nào nghiên
cứu một cách đầy đủ chi tiết và hệ thống về cây thuốc Huyện Hồng Su Phì, tỉnh
Hà Giang [1,43].
1.2. Lƣợc sử ng iên cứu về giá trị sử dụng và các mối đe dọa ản

ƣởng đến

công tác bảo tồn nguồn tài nguyên cây t uốc
1.2.1. Trên thế giới
* Giá trị sử dụng
Theo WHO trên thế giới ƣớc tính 80% dân số phụ thuộc vào cây thuốc để trị
bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu tại cộng đồng, đặc biệt là các nƣớc đang phát
phát triển thông qua các hệ thống y học cổ truyền nổi tiếng nhƣ Ayurvedic,
Ayurveda, Siddha, Unani, y học Tibetan, y học Jamu và y học Koryo, Kampo, y
học cổ truyền Trung Quốc, Châu Phi [45],…. Giá trị sử dụng cây cỏ làm thuốc ngày
càng trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới ngay cả các nƣớc tiên tiến, nơi
có nền y học hiện đại rất phát triển. Lƣợng ngƣời sử dụng y học cổ truyền cũng nhƣ
dùng cây cỏ làm thuốc ngày càng tăng, đã đem lại hiệu quả to lớn trong việc chữa
trị, bảo vệ sức khỏe và hiệu quả kinh tế. Đặc điểm của y học cổ truyền là tính sẵn
có, dễ áp dụng, giá thành thấp nên phù hợp với nhiều đối tƣợng nhất là ngƣời
nghèo, vùng sâu, vùng xa, miền núi, nơi khó tiếp cận với y học hiện đại, đắt tiền. Y
học cổ truyền đã đƣợc WHO coi nhƣ là một nhân tố tích cực trong việc chăm sóc
sức khỏe ban đầu của dịch vụ y tế ở các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nƣớc
đang phát triển.
Dựa vào kinh nghiệm, tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc mà nhiều lồi cây
đƣợc dùng chữa các bệnh t thơng thƣờng (cảm, sốt,…) đến các bệnh nan y (gan,
thận, tim mạch,..) nhƣ cây Ngƣu tất (Achyranthes bidentata) dùng chữa đau họng,


luan an


11

huyết áp cao, tăng trí nhớ, gan, thận, viêm khớp, Thạch xƣơng bồ (Acorus
gramineus) chữa mê sảng, điếc, đau khớp, đau lƣng,… [16]; dùng nƣớc Chè đặc
(Thea sinensis) để rửa vết thƣơng và tắm ghẻ; dùng rễ cây Gấc (Momordica
cochinchinensis) chữa viêm, sƣng tấy, đau khớp, sốt rét,…; Cải soong (Nasturtium
officinale) giải nhiệt, chữa lở mồm, viêm chân răng, bƣớu cổ. Để chữa rắn cắn,
ngƣời Ấn Độ dùng cây Ba gạc hoa đỏ (Rauwolfia serpentine), cây Thìa là đen
(Nigella sativa), cây Một dƣợc (Commiphora myrrha), cây Keo (Senna
alexandrina),.... Cây Cang mai (Adhatoda vasica) dùng phổ biến trong hệ thống y
học Ayurveda và là cây thuốc tiềm năng chữa ung thu phổi; cây Nghệ (Curcuma
longa) dùng chữa ngứa, đái tháo đƣờng, phịng chống ung thƣ, cây Trầu khơng dại
(Piper longum) dùng chữa sốt rét,…. Các bộ tộc ở Châu Phi sử dụng cây
(Phytolacca

dodecandra) chữa bệnh sán máng rất hiệu quả; cây D a cạn

(Catharanthus roseus) dùng chữa u bƣớu nhƣ là thuốc vinblastine và vinvristine;
cây Thầu dầu (Ricinus communis) dùng làm thuốc nhuận tràng [14, 16],… Một cây
thuốc có nhiều cơng dụng khác nhau, nó phụ thuộc vào việc tìm tịi, sáng tạo, sự
hiểu biết của t ng dân tộc. Chẳng hạn nhƣ: cây Ơ rơ nƣớc (Acanthus ilicifolius)
đƣợc ngƣời dân Indonesia nhai rễ đắp vào vết thƣơng khi bị trúng tên độc, trong khi
đó ở Philipin sắc rễ uống cây này chữa hen suyễn rất hiệu quả và Trung Quốc chữa
sốt kéo dài. Còn ở Miến Điện và Ấn độ, ngƣời dân dùng búp non cây này để chữa
rắn cắn và thấp khớp. Tại Malaisia, lá Ơ rơ nƣớc lại đƣợc dùng trị thấp khớp và đau
dây thần kinh; cả cây đƣợc dùng chữa sỏi thận và làm thuốc trợ tim ở Thái lan. Cây
Cam tùng hƣơng (Nardostachys jatamansi) đƣợc dùng trong cả hai hệ thống y học

cổ truyền Ấn độ (Unani và Ayurvedic) để chữa bệnh về tim và lợi tiểu, chống ngất
xỉu, táo bón và rối loại tiêu hóa,…nhƣng tại Nepal và Pakistan, rễ củ (rhizome) cây
này dùng bổ não, chữa bệnh động kinh, huyết áp cao, sốt, hen suyễn,…; cây này
cũng có mặt trong Dƣợc điển Trung Quốc với tác dụng giảm đau hiệu quả. [46]
Các dân tộc thiểu số trên thế giới hiện đang lƣu giữ và sở hữu nhiều tri thức
và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc độc đáo, đặc biệt là các bài thuốc dân tộc có hiệu
quả điều trị cao. Các bài thuốc dân tộc đƣợc sử dụng và đánh giá qua thực tế hàng
nghìn năm nên có độ tin cậy và an tồn cao. Vì vậy, điều tra thành phần lồi và tri
thức sử dụng cây cỏ làm thuốc ở các dân tộc là một hƣớng nghiên cứu đang đƣợc
thế giới quan tâm và triển khai mạnh ở nhiều nƣớc. Các nƣớc thuộc châu Phi, châu

luan an


12

Á và các bộ tộc thổ dân châu Úc, châu Mỹ đang đƣợc nhiều tập đoàn dƣợc phẩm
lớn của thế giới đặc biệt quan tâm.
*Các mối đe dọa
Thế giới đang phải đối mặt với các mối đe dọa làm suy giảm nguồn tài
nguyên cây thuốc nhƣ tác động của sự phá r ng, giao thơng, mở rộng diện tích đất
nơng nghiệp, thủy điện, đơ thị hóa và đặc biệt là thu hái quá mức, trục lợi, thiếu
kiến thức về bảo tồn và sử dụng bền vững. Ƣớc tính mỗi ngày mất 1-50 lồi sinh
vật, dự tính khoảng 25% trong tổng số các loài thực vật đã biết trên thế giới
(350.000 lồi) nếu khơng có kế hoạch bảo tồn có thể bị tuyệt chủng vào năm 2050
[47]. Tốc độ đe dọa tuyệt chủng nguồn tài nguyên di truyền với cƣờng độ lớn chƣa
t ng có trong lịch sử lồi ngƣời và nếu vẫn diễn ra nhƣ vậy thì theo WWF và IUCN
ƣớc tính hơn 60.000 lồi thực vật bậc cao gặp rủi ro hay sự tồn tại của chúng bị đe
dọa tuyệt chủng vào giữa thế kỷ tới [48], trong đó cây thuốc chiếm một tỷ lệ không
nhỏ. Theo Hamilton (2004), ƣớc tính khoảng 4.000 - 10.000 lồi cây thuốc bị đe

dọa tuyệt chủng ở mức địa phƣơng, quốc gia, khu vực hoặc toàn cầu [49,50] . Do
vậy, nhiều loài cây thuốc chữa các bệnh nan y sẽ biến mất trƣớc khi chúng ta phát
hiện ra, tìm đến để bảo tồn.
Trƣớc tình trạng nhiều lồi cây thuốc q bị đe dọa hoặc tuyệt chủng, nên
nhiều quốc gia đã có ý thức gây trồng và bảo tồn các loài quý, hiếm và có giá trị
thƣơng mại cao t nhiều năm nay (châu Âu, châu Á, châu Phi,... ).
Trung Quốc sớm xác định các mối đe dọa đến nguồn tài nguyên cây thuốc và
là nƣớc đi đầu trong công tác quy hoạch và phát triển dƣợc liệu, đã xác định đƣợc
khoảng hơn 1.000 loài cây thuốc quan trọng và cây thuốc cần ƣu tiên bảo tồn. Họ đã
giành hơn 300.000 ha đất chỉ dùng để trồng cây Mai hắc biển (Hippophea
rhamnoides), không chỉ đem lợi một nguồn lợi lớn về kinh tế mà cịn chủ động
đƣợc nguồn ngun liệu. Tính riêng thu nhập t việc xuất khẩu quả của loài này là
hơn 40 triệu đô la mỹ mỗi năm. Theo John Lambert và cộng sự (1993), việc trồng
cây Đỗ trọng (Eucommia ulmoides) đã cho đất nƣớc này thu hái đƣợc gần 5.000 tấn
vỏ, hơn 80.000 tấn lá, đã đem lại lợi nhuận cho Trung quốc gần 150 triệu đô la mỹ
năm 1993 [51]. Theo He Shan An và Cheng Zhong - Min (1991), một số loài
(Dioscorea spp). vốn mọc tự nhiên ở nhiều nơi có thể khai thác tới 300.000 tấn
trong những năm 50, nay đã bị giảm sút nghiêm trọng và đã phải nhân trồng. Một

luan an


13

số loài khác nhƣ: cây Xuyên bối mẫu (Fritillaria cirrhosa) dùng để chữa ho, cây
Yến phi (Iphigenia indica)- có tác dụng chữa ung thƣ, cây Bảy lá một hoa (Paris
polyphylla var. chinensis.) cây Thiên ma (Gastrodia elata), cây Thanh thiên quỳ
(Nervilia fordii),… đang đứng trƣớc nguy cơ bị tuyệt chủng cũng đƣợc chú trọng
phát triển. Để thực hiện công tác phát triển và bảo tồn cây thuốc, Trung Quốc xây
dựng các vƣờn quốc gia, khu bảo tồn và nhiều vƣờn thực vật, vƣờn cây thuốc cổ

truyền với hơn 5.000 loài đƣợc sử dụng thƣờng xuyên [52]. Ở Hồng Kông và Ma
Cao, cây Thanh thiên quỳ (Nervilia fordii ) dùng phổ biến để chữa ho và giảm sốt
nay cũng bị khai thác 7-8 tấn hàng năm. Hiện tƣợng này diễn ra trong một thời gian
dài nên lƣợng dự trữ t tự nhiên bị giảm sút nhanh chóng, đã đƣa cây này vào tình
trạng bị đe dọa [53]. Cho tới nay, cây Thanh thiên quỳ đã phải đƣa vào nhân trồng ở
nhiều vƣờn thực vật. Trung quốc nhận thấy cần thiết phải nhân trồng cây thuốc t
rất sớm và coi đây là một phần quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội. Vì
vậy, tại quốc gia này nhiều cây thuốc đã đƣợc bảo tồn nghiêm ngặt, chỉ tính riêng
vƣờn thực vật Quảng Tây đã bảo tồn và lƣu giữ hơn 2.400 cây thuốc trên 202 ha
diện tích [54].
Quốc gia sản xuất dƣợc liệu lớn phải kể đến là Ấn Độ, xuất khẩu của Ấn Độ
chiếm 12% doanh số thị trƣờng dƣợc liệu thế giới. Số lƣợng cây thuốc sử dụng ở
nƣớc này gần bằng ¼ số lƣợng cây thuốc đƣợc biết trên thế giới. Mặc dù có tiềm
năng về nguồn tài nguyên thiên nhiên nhƣng do khai thác quá mức và khơng đúng
kỹ thuật nên nhiều lồi cây thuốc cũng đã bị mất đi, bởi có tới 95% cây thuốc ở Ấn
độ đƣợc khai thác t cây hoang dại. Theo IUCN (2000), Ấn Độ đang đứng thứ 4
trên thế giới về số loài cây bị đe dọa. Đã phát hiện 112 loài ở Nam Ấn Độ, 74 loài ở
Bắc và Trung Ấn Độ, 42 loài ở vùng núi cao Himalaya và Nê Pan đang trong tình
trạng bị đe doạ trong tự nhiên. Hiện ở Ấn Độ có trên 30 tổ chức, cơ quan tham gia
nghiên cứu trồng trọt cây thuốc. Trong 8.000 lồi cây thuốc ở Ấn Độ, có khoảng 20
loài đang đƣợc ƣu tiên nghiên cứu, 20 loài dùng trong cơng nghiệp sản xuất thuốc
YHCT, 55 lồi phục vụ cơng nghiệp dƣợc, 1.250 lồi đƣợc bảo tồn (trong đó có 450
lồi cây thuốc quan trọng đang đƣợc sử dụng trong sản xuất cung cấp cho nhu cầu
dƣợc liệu trong nƣớc và xuất khẩu), 31 loài bị cấm xuất khẩu và 66 lồi thuộc diện
có nguy cơ bị đe doạ tuyệt chủng. Giai đoạn 2001- 2006, Ấn Độ đã chi gần 42 triệu
USD để hỗ trợ cho 32 bang và vùng lãnh thổ trồng và bảo tồn cây thuốc. Diện tích

luan an



14

trồng trọt tăng đáng kể hàng năm, chẳng hạn năm 2003 chỉ có 1.600 ha đất dùng để
trồng cây thuốc thì vào năm 2006 tăng lên đến 32.000 ha. Ngồi ra, cây thuốc còn
đƣợc bảo tồn tại nhiều vƣờn quốc gia và 140 vƣờn thực vật, đặc biệt là chính phủ
Ấn Độ đã thành lập đƣợc 3 ngân hàng gen cây thuốc và cây tinh dầu [49].
Hàn Quốc có khoảng 800 loài cây thuốc và cũng là nƣớc sản xuất nhiều dƣợc
liệu lớn. Giai đoạn t 1990 - 2002, diện tích trồng dƣợc liệu hàng năm ở Hàn Quốc
khoảng t 9.000 - 15.000 ha với tổng sản lƣợng đạt t 26.000 - 40.000 tấn. Một số
loài cây thuốc trồng nhiều ở Hàn Quốc là Nhân sâm, Khởi tử, Đƣơng qui, Bạch
thƣợc, Sinh địa, Hồng kỳ,... Riêng Nhân sâm, có thời kì Hàn Quốc đã trồng trên
diện tích 12.000 ha/năm, với tổng sản phẩm thu hoạch là 14.000 tấn và lợi nhuận
thu đƣợc đạt 462.500.000 USD. Mặc dù sản xuất nhiều dƣợc liệu nhƣng Hàn Quốc
cũng là nƣớc nhập khẩu với số lƣợng lớn dƣợc liệu cho nhu cầu trong nƣớc. Số
lƣợng dƣợc liệu thô nhập khẩu vào Hàn Quốc không ng ng tăng lên: 10.000 tấn
(năm 1990), 40.000 tấn (1995), 42.000 tấn (2000), 50.000 tấn (năm 2003), đỉnh
điểm năm 2012 là 82.000 tấn [55].
Inđơnêxia có nguồn dƣợc liệu khoảng 9.600 loài cây thuốc với 283 loài đƣợc
sử dụng trong y học cổ truyền, trong đó 250 lồi đƣợc khai thác t tự nhiên. Doanh
thu t cây thuốc sử dụng trong y học cổ truyền ở nƣớc này tăng nhanh, năm 1996 là
12,4 triệu USD nhƣng đến năm 2000 đã tăng lên 130 triệu USD. Các nhà nghiên
cứu và quản lý đã lựa chọn hơn 100 loài cây thuốc dùng trong phòng và chữa bệnh
thƣờng gặp để đƣa vào trồng trọt. Inđơnêsia tập trung và ƣu tiên phát triển 9 lồi có
nhu cầu lớn (trên 100 tấn/tháng) nhƣ Xuyên tâm liên, Nghệ, Nghệ sâm, Thục địa,
Nhàu, Tiêu dội, Ổi, Sắn thuyền, G ng để sản xuất các loại thuốc chống lão hoá, tiểu
đƣờng, huyết áp cao, thấp khớp, tăng miễn dịch... [55].
Ở châu Phi, do dân số tăng nhanh, đô thị hóa diễn ra mạnh, tuy nhiên việc
chữa bệnh và bảo vệ sức khỏe vẫn chủ yếu dựa vào hệ thống y học truyền thống mà
có tới 95% cây thuốc bị thu hái t hoang dại. Thu hái cây thuốc kiểu tận thu, không
chú ý đến tái sinh vẫn diễn ra khốc liệt nên nguồn tài nguyên cây thuốc nơi đây đã

và đang suy giảm nghiêm trọng. Riêng Nam Phi, có khoảng 400 - 550 cây thuốc bị
khai khai thác tự nhiên dùng trong y học cổ truyền. Tại các vùng r ng ở Namibia,
cây Móng quỷ (Harpagophytum procumbens) đã bị khai thác đến kiệt quệ, bị đe
dọa nghiêm trọng và buộc nƣớc này phải đƣa vào danh sách ƣu tiên gây trồng với

luan an


15

quy mô lớn [56]. Một cây thuốc quý khác nữa ở Châu phi là Voacanga aficana (họ
Trúc đào) đƣợc xuất khẩu t Cameroon tới Pháp với 900 tấn hạt giai đoạn 19851991; cùng thời kỳ này khoảng 11.537 tấn vỏ cây Anh đào châu phi (Prunus
aficana) bị khai thác và số lƣợng này tăng vọt lên vào những năm 1996 - 1998 với
32.000 - 49.000 tấn vỏ mỗi năm tƣơng ứng với việc phá hủy 59.000 - 90.000 cây để
xuất khẩu t Cameroon sang các nƣớc châu Âu làm thuốc chữa Phì đại tuyến tiền
liệt. Do đó, vào những năm này, nhiều khu r ng ở Cameroon hầu nhƣ không cịn
gặp cây này. Sau đó ít lâu, cây này đã đƣợc bảo tồn và trồng trở lại ở Cameroon và
sau 5 năm có thể tái sử dụng [57,58].
Ở Hoa Kì, loài Sâm (Panax quinquefolius) bị thu hái cạn kiệt ngoài tự nhiên
trong một thời gian dài, năm 1993 Mỹ đã phải trồng và phát triển ở 24 bang, sản
lƣợng thu đƣợc lớn hơn rất nhiều so với thu hái t hoang dại. Việc trồng lồi Sâm
này khơng chỉ cung cấp cho thị trƣờng nội địa mà còn xuất khẩu đƣợc 1.070,3 tấn,
đem lại giá trị kinh tế rất cao (54.3 triệu USD), trong khi đó lồi này (Panax
quinquefolius) thu hái t hoang dại chỉ đƣợc 93,2 tấn [59].
Đến nay các quốc gia và vùng lãnh thổ đều nhận thấy việc cần thiết phải bảo
tồn cây thuốc, tuy nhiên các hoạt động bảo tồn ở mức độ khác nhau. Ở Hà Lan đã
tiến hành trồng 30.000 ha cây dƣợc liệu. Ở Pháp, vào những năm 1970, cây thuốc
thu hái tự nhiên chỉ đáp ứng đƣợc 40% - 50% nhu cầu sử dụng của nhân dân, số còn
lại là nhập khẩu và cấy trồng. Tại thời điểm này, Pháp mới chỉ trồng đƣợc 100 ha
thì chỉ sau 10 năm (1980), diện tích đất trồng dƣợc liệu tăng vọt lên 25.000 ha với

hơn 100 loài cây thuốc khác nhau. Ở Đức đã trồng đƣợc 10.373 ha cây dƣợc liệu. Ở
Ý cũng đã bảo tồn và trồng đƣợc 2.272 ha cây dƣợc liệu ở các vùng khác nhau. Ở
Anh, 20 năm trở lại đây mới trồng đƣợc 2.000 ha và tăng diện tích trồng cây dƣợc
liệu tăng thêm khoảng 10% hàng năm [56].
Trên thế giới nhu cầu về cây dƣợc liệu tăng không chỉ ở các nƣớc đang phát
triển, mà còn ở cả các nƣớc đã phát triển (Đức tăng 40 - 50%, Mỹ 42%, Úc 48% và
Pháp 49%) [60]. Nhiều loài trƣớc đây rất phổ biến nhƣng do thu hái không chú ý
đến tái sinh đã rơi vào tình trạng nguy cấp nhƣ loài Cam tùng hƣơng (Nardostachys
jatamansi) vốn rất phổ biến ở vùng Kumaon và Nepal nhƣng nay bị xếp vào mức
nguy cấp (VU); ở Ấn Độ lồi này trong tình trạng cực kỳ nguy cấp - do số lƣợng cá
thể bị mất tới 75 - 80% trong vòng 10 năm, hiện khơng cịn thấy tại bất cứ điểm nào

luan an


×