Tải bản đầy đủ (.pdf) (206 trang)

Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến sự thích ứng của sinh viên trường Đại học Kiểm sát Hà Nội.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.13 MB, 206 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
-------------------------

PHÙNG THANH THẢO

THỰC TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN SỰ THÍCH ỨNG CỦA SINH VIÊN
ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI
Ngành: Xã hội học
Mã số: 93 10 301

LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS. TS. Đặng Nguyên Anh

Hà Nội - 2022


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng tôi.
Các kết quả nêu trong Luận án chưa được công bố trong bất kỳ cơng
trình nào khác. Các số liệu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng,
được trích dẫn đúng theo quy định.
Tơi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận án
này.


Phùng Thanh Thảo


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận án “Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng
đến sự thích ứng của sinh viên trường Đại học Kiểm sát Hà Nội”, em đã nhận
được sự chỉ bảo và hướng dẫn tận tâm của GS.TS. Đặng Nguyên Anh. Em xin
gửi tới Thầy lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất.
Ngoài ra, em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy giáo, cô giáo, cán bộ,
nhân viên Khoa Xã hội học Học viện Khoa học xã hội đã tận tình chỉ bảo và
giúp đỡ em trong những suốt năm học tập và nghiên cứu.
Nhân dịp này, em cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã động
viên, khuyến khích và tạo điều kiện cho em trong q trình học tập và quá
trình thực hiện luận án này.


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục bảng biểu
Danh mục biểu đồ
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỒNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ........................................... 12
1.1. Tình hình nghiên cứu ngồi nước.......................................................................... 12

1.1.1. Về sự thích ứng của con người nói chung...................................... 12
1.1.2. Thích ứng với hoạt động học tập ................................................... 16

1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước.......................................................................... 22

1.2.1. Về sự thích ứng nói chung ............................................................. 22
1.2.2. Sự thích ứng với mơi trường học tập ............................................. 24
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................................... 34
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ... 35
2.1 Khái niệm................................................................................................................. 35

2.1.1. Sinh viên ......................................................................................... 35
2.1.2. Thích ứng ....................................................................................... 38
2.1.3. Các yếu tố thích ứng....................................................................... 41
2.1.4. Khả năng thích ứng ........................................................................ 41
2.1.5. Ứng phó .......................................................................................... 42
2.1.6. Chuẩn mực ..................................................................................... 43
2.1.7. Môi trường đại học ......................................................................... 44
2.1.8. Hoạt động học tập .......................................................................... 45
2.1.9. Thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên ............................. 45
2.2. Tiếp cận lý thuyết của nghiên cứu ......................................................................... 46

2.2.1. Lý thuyết thích ứng ....................................................................... 46


2.2.2. Lý thuyết xã hội hoá ....................................................................... 48
2.2.3. Lý thuyết mạng lưới xã hội ............................................................ 50
2.3. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu (Đại học Kiểm sát Hà Nội) ............................. 51
2.4. Môi trường học tập tại trường Đại học Kiểm sát Hà Nội ................................... 53
Tiểu kết chương 2 .......................................................................................................... 55
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG THÍCH ỨNG CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC KIỂM SÁT
HÀ NỘI ............................................................................................................................... 56
3.1. Sự thích ứng của sinh viên với hoạt động học tập ............................................... 56


3.1.1. Thích ứng với phương pháp học đại học ....................................... 56
3.1.2. Thích ứng với phương pháp học nhóm .......................................... 63
3.2. Sự thích ứng với mạng lưới xã hội của sinh viên ................................................. 64

3.2.1. Quan hệ với bạn bè......................................................................... 65
3.2.2. Quan hệ với giảng viên, cán bộ phòng ban .................................... 68
3.2.3. Quan hệ với các tổ chức, đoàn thể ................................................. 70
3.2.4. Quan hệ của sinh viên qua mạng xã hội......................................... 72
3.3. Sự thích ứng của sinh viên với môi trường sống .................................................. 77

3.3.1. Sự thích ứng với điều kiện sinh hoạt.............................................. 77
3.3.2. Sự thích ứng với việc chi tiêu, ăn uống.......................................... 80
3.4. Sự thích ứng của sinh viên với khuôn mẫu ứng xử ............................................. 83

3.4.1. Thích ứng với chuẩn mực .............................................................. 83
3.4.2. Mức độ thích ứng của sinh viên ..................................................... 87
Tiểu kết chương 3 .......................................................................................................... 87
CHƯƠNG 4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ THÍCH ỨNG CỦA SINH VIÊN
ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI........................................................................................ 90
4.1. Từ phía sinh viên..................................................................................................... 91

4.1.1. Giới tính.......................................................................................... 91
4.1.2. Sức khoẻ thể chất, tinh thần của sinh viên ..................................... 98
4.1.3. Động cơ, mục đích học tập và nhận thức của sinh viên............... 101
4.1.4. Kinh nghiệm và thời gian học tập ................................................ 109
4.1.5. Yếu tố khu vực, vùng miền .......................................................... 114
4.2. Từ phía nhà trường .............................................................................................. 116



4.2.1. Văn hố nhà trường ...................................................................... 116
4.2.2. Tính chất ngành học ..................................................................... 117
4.2.3. Yếu tố phương pháp dạy học của giảng viên ............................... 121
4.2.4. Yếu tố điều kiện cơ sở vật chất .................................................... 126
4.3. Từ phía gia đình .................................................................................................... 132

4.3.1. Vai trò giáo dục ............................................................................ 132
4.3.2. Điều kiện kinh tế .......................................................................... 134
4.4. Mạng lưới xã hội ................................................................................................... 137

4.4.1. Mối quan hệ với bạn bè ................................................................ 139
4.4.2. Mối quan hệ với các tổ chức - đoàn thể ....................................... 140
4.4.3. Mối quan hệ với người thân, họ hàng .......................................... 141
4.4.4. Mối quan hệ với mạng xã hội....................................................... 141
Tiểu kết chương 4 ........................................................................................................ 144
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................................. 145
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CƠNG BỐ CĨ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ................................................................................................................ 149
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 150
PHỤ LỤC.......................................................................................................................... 160


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ĐHKSHN

Đại học Kiểm sát Hà Nội

GV


Giảng viên

NCS

Nghiên cứu sinh

SV
VKSNDTC
PVS

Sinh viên
Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Phỏng vấn sâu


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2. 1. Cơ cấu mẫu khảo sát ........................................................................ 6
Bảng 3.1. Những khó khăn trong q trình học tập theo tín chỉ của sinh viên (%) 58
Bảng 3.2. Mức độ giao tiếp của sinh viên với giảng viên, cán bộ nhà trường (%) ... 68
Bảng 4.1. Các yếu tố tới sự thích ứng của sinh viên Đại học kiểm sát Hà Nội (%) .. 91
Bảng 4.2. Kết quả H1 – Tóm tắt mơ hình ....................................................... 99
Bảng 4.3. Kết quả H1 – Kiểm định ANOVA ............................................... 100
Bảng 4.4. Kết quả phân tích hồi quy giả thuyết H1 ...................................... 100
Bảng 4.5. Kết quả H2 – Tóm tắt mơ hình ..................................................... 121
Bảng 4.6. Kết quả H2 – Kiểm định ANOVA ............................................... 122
Bảng 4.7. Kết quả phân tích hồi quy giả thuyết H2 ...................................... 122
Bảng 4.8. Kết quả H3 - Tóm tắt mơ hình ...................................................... 126
Bảng 4.10. Kết quả phân tích hồi quy giả thuyết H3. ................................... 127

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1. Khung phân tích nghiên cứu ............................................................. 10


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Ứng phó của sinh viên với các khó khăn trong học tập (%) ...... 60
Biểu đồ 3.2. Thích ứng với cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập (%) ..... 61
Biểu đồ 3.3. Các khó khăn trong q trình học nhóm (%) ............................. 64
Biểu đồ 3.4. Mức độ gặp khó khăn của sinh viên với mối quan hệ bạn bè (%) ... 65
Biểu đồ 3.5. Mức độ tương tác của sinh viên trong mối quan hệ bạn bè (%) 66
Biểu đồ 3.6. Mục đích sử dụng mạng xã hội của sinh viên (%) ..................... 73
Biểu đồ 3.7. Mức độ sử dụng mạng xã hội của sinh viên (%) ........................ 74
Biểu đồ 3.8. Mức độ gặp khó khăn với các vấn đề khi sử dụng mạng xã hội (%) . 75
Biểu đồ 3.9. Mức độ gặp khó khăn trong cuộc sống (%) ............................... 78
Biểu đồ 3.10. Mức độ gặp khó khăn trong cuộc sống của sinh viên theo năm
học theo mức độ thỉnh thoảng (%) .................................................................. 80
Biểu đồ 3.11. Sự thích ứng của sinh viên với vấn đề chi t.iêu (%)................. 82
Biểu đồ 3.12. Tự đánh giá mức độ thích ứng của sinh viên năm thứ nhất (%) .... 85
Biểu đồ 3.13. Tự đánh giá mức độ thích ứng của sinh viên năm thứ hai (%) .... 86
Biểu đồ 4.1. Sự thích ứng của sinh viên theo giới tính (%) ............................ 92
Biểu đồ 4.2. Liệu pháp ứng phó khi gặp vấn đề sức khoẻ của sinh viên (%) ..... 94
Biểu đồ 4.3. Nhận thức của sinh viên về các yếu tố ảnh hưởng (%) ............ 102
Biểu đồ 4.4. Tần suất hoạt động các hành vi trong giờ học của sinh viên (%) . 106
Biểu đồ 4.5. Thời gian tự học, nghiên cứu hàng ngày (%) ........................... 108
Biểu đồ 4.6. Liệu pháp ứng phó trước khi di cư đến nơi ở mới dựa theo kinh
nghiệm di cư (%) ........................................................................................... 110
Biểu đồ 4.7. Đánh giá mức độ thay đổi sau di cư (%) .................................. 113
Biểu đồ 4.8. Sự thích ứng với mơi trường Đại học phân theo khu vực, vùng
miền (%) ........................................................................................................ 115
Biểu đồ 4.9. Mức độ thích ứng với chuẩn mực ngành (%) ........................... 118



Biểu đồ 4.10. Mức độ ảnh hưởng từ phương pháp giảng dạy (%) ............... 124
Biểu đồ 4.11. Mức độ ảnh hưởng từ điều kiện cơ sở vật chất (%) ............... 128
Biểu đồ 4.12. Mức độ ảnh hưởng từ kinh tế gia đình (%) ............................ 135
Biểu đồ 4.13. Tần suất tìm đến sự giúp đỡ qua mạng lưới xã hội (%) ......... 138
Biểu đồ 4.14. Tần suất sử dụng mối quan hệ bạn bè khi gặp khó khăn (%) ...... 140
Biểu đồ 4.15. Ảnh hưởng của mạng xã hội tới sự thích ứng (%) ................. 142


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đối với bất kì một quốc gia nào trên thế giới, dù giàu hay nghèo, dù lớn
hay nhỏ, tầng lớp thanh niên, học sinh, sinh viên chính là tương lai của đất
nước, là lực lượng nòng cốt để xây dựng và phát triển quốc gia giàu mạnh.
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm học 2019 - 2020, Việt Nam
có hơn 24 triệu học sinh, sinh viên, trong đó có 1,5 triệu sinh viên đại học
chính quy, tương đương khoảng 1,5% dân số cả nước. [30]
Giáo dục đại học được coi là nền tảng giáo dục ở cấp độ cao, là một
nhiệm vụ quan trọng và cần thiết để đào tạo ra các thế hệ trẻ trở thành những
người có trình độ, chun mơn, đạo đức và có ích cho xã hội. Chất lượng giáo
dục và đào tạo luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia, đặc biệt là
Việt Nam trong bối cảnh khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ trên thế
giới. Giữa những năm 2000, Bộ Giáo dục và Đào tạo bắt đầu có chủ trưởng
chuyển đổi phương thức tổ chức đào tạo từ niên chế sang tín chỉ, nghĩa là từ
việc tổ chức đào tạo tính theo đơn vị năm học chuyển sang đơn vị tính theo
học kỳ.
Mục đích của việc tổ chức dạy và học ở đại học nhằm khích lệ tính tích
cực, chủ động của sinh viên thơng qua việc tự xây dựng mục tiêu, kế hoạch
học tập, lựa chọn phương pháp, nâng cao khả năng tự học của sinh viên.
Giảng viên từ người truyền thụ tri thức dần thay đổi vai trò và trở thành người

thiết kế, tổ chức, hướng dẫn và cố vấn trong học tập. Điều này đòi hỏi sinh
viên cần làm quen và thích ứng với mơi trường sống mới để hoạt động học
tập diễn ra đạt kết quả tốt.
Sự thích ứng đóng vai trị quan trọng trong việc quyết định đến hiệu
quả công việc cũng như ảnh hưởng đến học tập. Trong quá trình học tập của
sinh viên thì sự thích ứng với mơi trường sống nhằm đạt hiệu quả cao là điều
1


đặc biệt quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành tri thức
chun mơn, rèn luyện tay nghề của sinh viên nói riêng và mỗi cá nhân nói
chung. Nếu như người học thích ứng nhanh, tốt với mơi trường học tập thì sẽ
phát huy được ưu điểm và đạt được kết quả cao trong học tập. Tuy nhiên,
không phải ai cũng có thể thích ứng tốt được trong hồn cảnh thay đổi mơi
trường hồn tồn như vậy. Sự phát triển bùng nổ của cơng nghệ địi hỏi người
học phải có điều kiện nền tảng cơ bản, đồng thời nhanh nhẹn và thích nghi tốt
với các thiết bị cơng nghệ mới. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của dịch bệnh Covid
tồn cầu địi hỏi người học cần phải thích ứng với những hình thức học tập
mới. Và những trường hợp khơng thích ứng tốt sẽ có thể dẫn đến nhiều hệ luỵ
như học tập như không theo kịp các bạn, khơng thích ứng được với mơi
trường xung quanh dễ đấn đến chán nản, chểnh mảng sa vào các tệ nạn xã
hội.
Việc thay đổi môi trường học tập đã đặt sinh viên nói chung và sinh viên
trường Đại học Kiểm sát Hà Nội nói riêng vào hồn cảnh buộc phải thích ứng
để phát triển. Hầu hết sinh viên trường Đại học Kiểm sát là học sinh đến từ
nhiều vùng miền khác nhau, trải qua sự thay đổi môi trường học tập từ phổ
thông lên đại học với rất nhiều khác biệt trong cuộc sống lẫn phương pháp học
tập. Bên cạnh đó, trường Đại học Kiểm sát Hà Nội là một trường trực thuộc
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao nên sinh viên sẽ gặp nhiều điều mới mẻ và
khác biệt. Sinh viên vừa học kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, vừa tiếp cận với

chuẩn mực ngành Kiểm sát. Sự khác biệt này địi hỏi sinh viên phải rất nỗ lực
nhằm thích ứng với môi trường học tập. Do vậy, hướng nghiên cứu về sự thích
ứng của sinh viên là quan trọng và cấp thiết.
Đây là vấn đề mới ở Việt Nam, bởi ngoài một số nghiên cứu ngành tâm lý
học, hiện có rất ít nghiên cứu xã hội học về sự thích ứng của sinh viên với mơi
trường học tập đại học. Đề tài “Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến sự
thích ứng của sinh viên trường Đại học Kiểm sát Hà Nội” đã được nghiên
2


cứu sinh lựa chọn nhằm tìm hiểu khả năng thích ứng, xác định được các yếu
tố ảnh hưởng tới sự thích ứng của sinh viên. Từ đó, đưa ra các giải pháp nhằm
giúp sinh viên tăng cường năng lực thích ứng, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn
nhân lực chất lượng cao cho đất nước.
2. Mục tiêu và nghiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích thực trạng thích ứng của sinh viên với cuộc sống và
học tập và những yếu tố ảnh hưởng, đề tài nghiên cứu đề xuất một số giải
pháp nhằm nâng cao khả năng thích ứng của sinh viên trường Đại học Kiểm
sát Hà Nội.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu đề ra, đề tài cần thực hiện các nhiệm vụ
nghiên cứu sau:
Xây dựng cơ sở lý thuyết cho nghiên cứu: Hình thành phương pháp
nghiên cứu đề tài;
Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước có liên quan đến đề tài;
Thao tác hoá khái niệm chủ chốt của luận án.
Thực hiện điều tra xã hội học nhằm đánh giá thực trạng thích ứng của
sinh viên đang học tập ở Đại học Kiểm sát Hà Nội.
Nhận diện về những yếu tố ảnh hưởng tới sự thích ứng của sinh viên Đại

học Kiểm sát Hà Nội.
Đề xuất một số giải pháp nhằm giúp sinh viên Đại học Kiểm sát Hà Nội
thích ứng nhanh và tốt hơn trong học tập và cuộc sống.
3. Đối tượng, khách thể, phạm vi, câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến sự thích ứng của sinh viên
trường Đại học Kiểm sát Hà Nội

3


3.2. Khách thể nghiên cứu
Sinh viên trường Đại học Kiểm sát Hà Nội;
Giảng viên trường Đại học Kiểm sát Hà Nội;
Bạn bè, người thân của sinh viên trường Đại học Kiểm sát Hà Nội;
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về không gian: Đề tài được nghiên cứu trường hợp tại Đại học
Kiểm Sát Hà Nội, phường Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội.
Phạm vi về thời gian: Phạm vi khảo sát: 2017 – 2019; Phạm vi nghiên
cứu: 2017 - 2020
3.4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
3.4.1. Câu hỏi nghiên cứu
Sinh viên gặp phải những khó khăn gì trong đời sống và học tập tại Đại
học Kiểm sát Hà Nội?
Sinh viên đã làm gì để khắc phục khó khăn trong cuộc sống và học tập
tại Đại học Kiểm sát Hà Nội?
Những yếu tố nào có ảnh hưởng đến sự thích ứng của sinh viên trong
cuộc sống và học tập?
3.4.2. Giả thuyết nghiên cứu
Sinh viên gặp khó khăn với học tập và các vấn đề trong cuộc sống hàng

ngày tại Đại học Kiểm sát Hà Nội.
Sinh viên đã tìm cho mình biện pháp ứng phó, thay đổi để thích ứng với
học tập tại Đại học Kiểm sát Hà Nội trước những khó khăn trong cuộc sống
và học tập.
Sự thích ứng của sinh viên phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như:
đặc điểm sinh viên, các mối quan hệ xã hội và ngành học.

4


4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Nghiên cứu vận dụng một số lý thuyết như: lý thuyết xã hội hoá, lý
thuyết mạng lưới xã hội nhằm tìm hiểu và lý giải thực trạng thích ứng của
sinh viên trường Đại học Kiểm sát Hà Nội
4.2. Phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp
Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích tài liệu có sẵn liên quan
đến vấn đề nghiên cứu. Trên cơ sở đó, có một cái nhìn tồn diện, đánh giá
đúng và tìm hiểu được thực trạng thích ứng của sinh viên đang học tập tại
trường Đại học Kiểm sát Hà Nội. Luận án sử dụng các nghiên cứu của tác
gỉả, nhà nghiên cứu đi trước để thao tác hoá khái niệm, đưa ra được tổng
quan và đánh giá, nêu quan điểm của người nghiên cứu về các tài liệu thu
thập được. Phương pháp liệt kê được sử dụng trong phần cơ sở lý luận, trích
dẫn nội dung của tài liệu tham khảo liên quan đến vấn đề lí luận về sự thích
ứng của sinh viên, nhằm xây dựng nên cơ sở lý thuyết khoa học vững chắc
cho luận án bao gồm các cơng việc như tổng hợp, phân tích, hệ thống hóa và
khái qt hóa những lý thuyết, cơng trình nghiên cứu trong và ngoài nước
được đăng tải trên các sách, báo, tạp chí về những vấn đề liên quan đến thích
ứng, sinh viên và sự thích ứng của sinh viên với môi trường học tập đại học.

4.2.2. Phương pháp thu thập thông tin
4.2.2.1. Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi
Về cỡ mẫu: Cỡ mẫu được xác định theo công thức sau:

Với n là cỡ mẫu; C là giá trị tới hạn tương ứng với độ tin cậy lựa chọn; f
là tỷ lệ ước lượng mẫu;

là sai số cho phép. Với độ tin cậy lựa chọn là 95%

5


thì giá trị tới hạn C là 1,96; sai số tiêu chuẩn là 5%, tỷ lệ ước lượng mẫu là
50%. Mẫu tối thiểu là:
Quy mô:

Tuy nhiên, do số lượng sinh viên của trường có xu hướng tăng theo kế
hoạch tuyển sinh hàng năm, và trên thực tế, tốc độ gia tăng nhu cầu ngày càng
cao của người học, sự phát triển ngành càng mở rộng của Đại học Kiểm sát
Hà Nội khiến cho số lượng sinh viên đầu vào của trường hàng năm sẽ có mức
tăng tương ứng. Do vậy, để đảm bảo số mẫu khảo sát có cơ cấu và đặc điểm
đáp ứng mục tiêu và các nội dung nghiên cứu và tăng độ tin cậy thống kê, quy
mô mẫu được tăng lên 500 sinh viên.
Về cơ cấu mẫu: tiến hành điều tra 500 bảng hỏi dành cho sinh viên trong
phạm vi nghiên cứu đã chọn bao gồm 300 sinh viên năm thứ nhất và 200 sinh
viên năm thứ hai. Đây là hai nhóm mới vào trường, đang trong q trình thích
ứng với học tập và cuộc sống. Nghiên cứu sử dụng phương pháp khảo sát xã
hội học để thu thập thông tin về khách thể nghiên cứu: điều tra nhận thức, thái
độ, ý thức rèn luyện, học tập và mức độ thích ứng của sinh viên với mơi
trường đại học; Thu thập thông tin về các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình

thành và phát triển khả năng thích ứng với mơi trường học tập của sinh viên.
Đặc điểm và cơ cấu mẫu khảo sát được thể hiện ở bảng 2.1.
Bảng 2. 1. Cơ cấu mẫu khảo sát
STT

1
2

Đặc điểm mẫu khảo sát

Dung lượng mẫu
Giới tính

N

%

SV năm 1

300

60

SV năm 2

200

40

Tổng


500

100

Nam

347

69,4

6


3

Tuổi

Thời gian học tập

4

tại trường

5

Nữ

153


30,6

Tổng

500

100

Từ 18 – 20

411

82,2

Trên 20

89

17,8

Tổng

500

100

Dưới 1 năm

311


55,4

Từ 1 – 2 năm

189

37,8

Tổng

500

100

Theo bảng hỏi

450

90

50

10

500

100

Hình thức phỏng


Theo bảng hỏi kết

vấn

hợp phỏng vấn sâu
Tổng

4.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu
Phỏng vấn sâu được tiến hành nhằm mục đích bổ sung thơng tin cho các
phân tích định lượng. Trong 500 mẫu phiếu khảo sát, nghiên cứu sinh tiến
hành phỏng vấn sâu 10%, tương ứng với 50 người. Đối tượng phỏng vấn là
những sinh viên đa dạng theo cơ cấu về giới tính, tuổi, học vấn, quê quán,
thời gian sinh sống và học tập xa nhà, mức thu nhập, dân tộc. Phương pháp
này nhằm thu thập các thông tin sâu nhằm đánh giá về sự hiểu biết cũng như
thái độ của sinh viên về thích ứng với mơi trường học tập và cuộc sống.
Thông tin thu được từ phỏng vấn sâu được sử dụng để dẫn chứng thêm về các
khó khăn, cũng như các liệu pháp ứng phó mà mỗi sinh viên tự trang bị cho
mình trong quá trình học tập tại trường Đại học kiểm sát Hà Nội.
Ngoài ra, nghiên cứu cũng thực hiện phỏng vấn cán bộ quản lý tại ký túc
xá, giáo viên chủ nhiệm (05), phòng Đào tạo và quản lý sinh viên (09), phụ
huynh sinh viên (07) nhằm giúp giải thích các kết quả khảo sát mẫu định
lượng, cụ thể sẽ chú ý đến quan điểm nhìn nhận, đánh giá của giảng viên, cán
bộ quản lý về sự thích ứng của những sinh viên tại trường Đại học Kiểm sát
Hà Nội.
7


4.2.3. Phương pháp quan sát
Nghiên cứu sử dụng phương pháp quan sát nhằm làm rõ, phát hiện thái
độ, ý thức và mức độ biểu hiện khả năng thích ứng của sinh viên với mơi

trường đại học. Từ đó, đánh giá một cách khách quan đầy đủ mức độ biểu
hiện của sinh viên về khả năng thích ứng với mơi trường học tập đại học.
Luận án sử dụng phương pháp quan sát không tham dự nhằm thu thập những
thông tin liên quan đến hoạt động học tập trên lớp của sinh viên như: học
nhóm, tương tác với giảng viên, tương tác với các bạn trong lớp và mức độ
chuyên cần, hăng hái đối với học tập của sinh viên, cuộc sống hàng ngày của
sinh viên nhằm đánh giá thực trạng về sự thích ứng của sinh viên Đại học
kiểm sát Hà Nội.
4.2.4. Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi
Phương pháp nghiên cứu định lượng sử dụng các kỹ thuật khảo sát mẫu
thu thập thông tin bằng phiếu điều tra và phương pháp thống kê. Phương pháp
trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi Anket. Những câu hỏi đưa ra trong bảng hỏi
nhằm thu thập thơng tin thực trạng sự thích ứng của sinh viên Đại học kiểm
sát Hà Nội đối với cuộc sống, học tập. Đây là nguồn dữ liệu quan trọng để
phân tích trong chương 3 và chương 4 của luận án.
Luận án sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lí thơng tin định
lượng thu được. Các dữ liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm SPSS.
Số liệu được nhập và xử lý để phục vụ cho mục đích và các nội dung
nghiên cứu trong luận án.
Bên cạnh phương pháp phân tích mơ tả, nghiên cứu sử dụng phương
pháp hồi quy đa biến để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sinh viên theo
nhóm thích ứng hoặc khơng thích ứng.
Phương trình hồi quy bội: Y = β0 + β1X1 + β2X2 + … + βnXn + e

8


Trong đó:
Y: biến phụ thuộc, là biến chịu tác động của biến khác.
X, X1, X2, Xn: biến độc lập, là biến tác động lên biến khác.

β0: hằng số hay còn được gọi là hệ số chặn.
β1, β2, βn: hệ số hồi quy, hay cịn được gọi là hệ số góc. Chỉ số này cho
chúng ta biết về mức thay đổi của Y gây ra bởi X tương ứng. Nói cách khác,
chỉ số này nói lên có bao nhiêu đơn vị Y sẽ thay đổi nếu X tăng hoặc giảm
một đơn vị.
e: sai số. Chỉ số này càng lớn càng khiến cho khả năng dự đoán của hồi
quy trở nên kém chính xác hơn hoặc sai lệch nhiều hơn so với thực tế. Sai số
trong hồi quy tổng thể hay phần dư trong hồi quy mẫu đại diện cho hai giá trị,
một là các biến độc lập ngồi mơ hình, hai là các sai số ngẫu nhiên.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
5.1. Ý nghĩa khoa học
Cho đến nay chưa có nhiều nghiên cứu về sự thích ứng của sinh viên
trong môi trường đại học. Trong công trình luận án này, nghiên cứu sinh sử
dụng phương pháp nghiên cứu xã hội học để đánh giá thực trạng thích ứng
của sinh viên Đại học Kiểm sát Hà Nội với mong muốn rằng cơng trình
nghiên cứu này có thể đóng góp một góc nhìn cho việc thực trạng thích ứng
với học tập và cuộc sống của sinh viên cũng như xác định các yếu tố ảnh
hưởng đến quá trình này tại một cơ sở đào tạo mà nghiên cứu sinh trực tiếp
làm việc và giảng dạy. Luận án cũng sử dụng cách tiếp cận, phương pháp xã
hội học và cách thức nghiên cứu một cách có hệ thống về sự thích ứng của
sinh viên đại học qua nghiên cứu trường hợp Đại học Kiểm sát.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu được thể hiện trên hai phương diện:
Luận án cung cấp thơng tin từ góc nhìn xã hội học về sự thích ứng của sinh
viên Đại học Kiểm sát Hà Nội. Đây là nhóm khách thể chưa được xem xét
9


trong các nghiên cứu về chủ đề này. Kết quả của luận án sẽ góp phần cung
cấp cơ sở khoa học cho việc đề xuất kiến nghị, giải pháp nhằm giúp sinh viên

thích ứng tốt hơn trong học tập và cuộc sống. Luận án đồng thời cũng là tài
liệu tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo về chủ đề này.
6. Khung phân tích nghiên cứu
ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI
CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

Đặc điểm của sinh viên
- Giới tính
- Tuổi
- Thời gian ở thành phố
- Động cơ mục đích học tập
- Vùng miền

Miền Quan hệ xã hội của
sinh viên
(Gia đình, bạn bè, thầy cơ
giáo,….)

Đặc điểm
ngành
học, cơ sở
vật chất

THÍCH ỨNG CỦA SINH VIÊN ĐHKSHN

Thích ứng với cuộc sống

Thích ứng với học tập

của sinh viên ĐHKSHN


của sinh viên ĐHKSHN

Sơ đồ 1. Khung phân tích nghiên cứu

10


7. Cấu trúc luận án
Luận án được kết cấu thành 4 phần chính ngồi phần mở đầu và kết luận
- Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
- Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
- Chương 3: Thực trạng thích ứng của sinh viên Đại học Kiểm sát Hà Nội
- Chương 4: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự thích ứng của sinh viên
Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

11


CHƯƠNG 1.
TỒNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Sinh viên và sự thích ứng là một trong những chủ đề thu hút được
nhiều sự quan tâm nghiên cứu của khoa học xã hội. Tuy nhiên, ở Chương này,
nghiên cứu sinh xin giới hạn một số nghiên cứu có liên quan trực tiếp tới chủ
đề của luận án để kế thừa những kinh nghiệm của các tác giả đi trước, và từ
đó xác định rõ hướng nghiên cứu tiếp theo.
1.1. Tình hình nghiên cứu ngồi nước
1.1.1. Về sự thích ứng của con người nói chung

Herbert Spencer nhà lý thuyết xã hội học Anh là người đầu tiên nghiên
cứu về vấn đề thích ứng. Một nguyên lý cơ bản nhất của xã hội học là ngun
lý tiến hóa. Theo Spencer, xã hội lồi người phát triển tuân theo quy luật tiến
hóa từ xã hội có cơ cấu nhỏ, đơn giản, chun mơn hóa thấp, khơng ổn định,
dễ phân rã đến xã hội có cơ cấu lớn, phức tạp, chun mơn hóa cao, liên kết
bền vững và ổn định. Yếu tố quan trọng quyết định đến sự tồn tại và phát triển
của con người chính là thích ứng với mơi trường xã hội. Theo ơng, con người
sống trong xã hội, giống như các loài vật trong môi trường tự nhiên, đấu tranh
để tồn tại và chỉ những người thích hợp nhất với mơi trường mới sống sót.
Mơi trường ở đây ta có thể hiểu theo hai mơi trường: đó là mơi trường sinh
học và mơi trường xã hội. Và sự thích ứng với mơi trường nào cũng quan
trọng, nhưng sự thích ứng với mơi trường thứ hai hay cịn gọi là mơi trường
xã hội là trọng tâm nghiên cứu của chuyên ngành xã hội học.
Jean Piaget đưa ra sự thích ứng chính là sự cân bằng và được thực hiện
bởi hai cơ chế đó là sự “đồng hóa” và “điều biến”. Quan điểm của ơng cho
rằng, sự thích ứng sinh học là sự cân bằng giữa đồng hóa mơi trường và cơ
thể với mơi trường, cịn sự thích ứng tâm lý – xã hội được ông giải thích là sự
thích ứng với một thực tế riêng biệt khi nó đã đạt tới sự đồng hóa thực tế đó
12


vào những hoàn cảnh mới do thực tế đặt ra [98]. Sự thích ứng địi hỏi sự tác
động qua lại giữa chủ thể và khách thể (giữa con người và mơi trường), sao
cho chủ thể có thể nhập vào khách thể mà vẫn tính đến những đặc điểm của
mình. Theo cách đó, có thể hiểu: thích ứng là q trình cá nhân vừa tiếp nhận
những yếu tố từ môi trường, xã hội xung quanh, vừa điều chỉnh bản thân sao
cho phù hợp với mơi trường đó.
Về các nghiên cứu về sự thích ứng với mơi trường xã hội, có thể thấy
các nghiên cứu tiêu biểu theo các hướng như sau:
1.1.1.1. Thích ứng với mơi trường văn hố

Mơi trường văn hố là một mảng lớn nghiên cứu về sự thích được rất
nhiều các nhà khoa học quan tâm. Điều này hoàn toàn phù hợp với nhu cầu
thực tiễn xã hội sau chiến tranh thế giới thứ hai là sự di cư của con người. Bên
cạnh những tác động sự di cư đem lại khi con người di chuyển từ môi trường
này tới môi trường khác là hàng loạt các vấn đề xã hội nảy sinh xuất phát từ
nguyên nhân là sự thích ứng với nền văn hóa mới.
Năm 1954, Kalervo Oberg, nhà nhân chủng học người Mỹ đưa ra khái
niệm về “sốc văn hố” (Cultural shock). Theo ơng, con người thường gặp
phải Sốc văn hoá khi định cư hoặc di chuyển đến một vùng đất mới, một quốc
gia mới, một môi trường xã hội mới. Lúc này, con người sẽ rơi vào trạng thái
choáng ngợp, bồn chồn, lo lắng, bối rối…bởi họ phải tiếp thu với nhiều thông
tin, tập tục mới, rào cản về mặt ngôn ngữ, khoảng cách thế hệ, kỹ năng, cảm
giác nhớ nhà…Tất cả sẽ tạo nên những cảm xúc tiêu cực, khó khăn trong định
hướng giá trị và mâu thuẫn nội tâm và cuộc sống mỗi cá nhân. [100]
Sốc văn hố sau đó được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu như
P.S.Adler; E.H. Jacobson, A.C. Gaza – Guerrero, X.Botrner…Mỗi người một
phương pháp nghiên cứu và tiếp cận khác nhau về sốc văn hoá, nhưng họ đều
đưa ra kết luận chung về sốc văn hoá là: sự bất an thường xuyên về chất
lượng thực phẩm, nước uống, điều kiện vệ sinh, sợ tiếp xúc người khác, mất

13


ngủ, thiếu tự tin cho đến rối loạn tâm thể, thậm chí tự tử,…. Họ đều quan tâm
nghiên cứu đến những khó khăn đối với sự thích ứng với nền văn hoá mới của
những người nhập cư. [dẫn theo 18]
Theo H.Triandic, sốc văn hoá được gắn với đường cong của chữ U và
q trình thích ứng này theo 5 giai đoạn:
1) Trăng mật: say mê, khâm phục, nhiệt huyết của ngườ nhập cư và
thái độ lịch sự, thân thiện bề ngoài của người bản địa

2) Khủng hoảng: khác biệt về ngôn ngữ, tư tưởng và giá trị, xuất hiện
cảm giác khơng tương thích, hẫng hụt, bất an, khơng thân thiện
3) Khủng hoảng cao độ - sốc văn hoá: phát triển đến đỉnh điểm với
những biểu hiện bệnh lý nghiêm trọng và trạng thái bất lực
4) Phục hồi: những nỗ lực của bản thân, cá nhân văn hố bản địa
5) Thích ứng: cá nhân xâm nhập vào nền văn hoá mới và nhận được từ
nó sự hài lịng mặc dù đơi khi vẫn cảm thấy bất an và căng thẳng. [106]
A.Carey nghiên cứu q trình thích ứng của sinh viên nước ngoài với
150 phiếu phỏng vấn sinh viên người Châu Phi học tập ở Anh và nhận thấy ở
sinh viên có nhiều cảm xúc hụt hẫng, ông phát hiện ra rằng sự khơng thích
ứng với mơi trường văn hố mới làm cho sinh viên gặp nhiều khó khăn trong
học tập và sinh hoạt. [94]
K.A. Singh nghiên cứu về sự thích ứng của sinh viên Ấn Độ học tập tại
Anh cho thấy có sự thích ứng khác nhau giữa các nhóm sinh viên. Sự thích
ứng này phụ thuộc vào các yếu tố: địa vị xã hội, lứa tuổi, phẩm chất tâm lý cá
nhân, loại trường và thời hạn cư trú của họ. [104]
Năm 1970, nhà nghiên cứu người Mỹ Berry nghiên cứu về thích ứng
văn hố trong q trình hội nhập từ góc độ tâm lý học. Tác giả đã chia ra làm
bốn xu hướng thích ứng văn hố: xu hướng đồng nhất hoá; xu hướng kết hợp;
xu hướng bảo thủ giữ gìn và xu hướng tự do; [90]

14


1.1.1.2. Thích ứng với nghề nghiệp
M.V.Volanmen đã nghiên cứu sự thích ứng nghề nghiệp của thanh niên
Phần Lan trong học nghề, thay đổi nghề, thất nghiệp, làm việc tạm thời. Theo
ơng, đây là giai đoạn thể hiện sự thích ứng nghề của thanh niên. Kết quả
nghiên cứu của ông cho thấy giữa việc học nghề và lao động nghề của thanh
niên tồn tại một thời kỳ chuyển tiếp và khoảng thời kỳ này có thể kéo dài 5 –

7 năm, được đặc trưng bởi hàng loạt sự kiện thất nghiệp, những cơng việc
tạm thời, thậm chí cả sự thay đổi nghề nghiệp. Volanmen xem đây là giai
đoạn thích ứng nghề của thanh niên và tâm thế của họ đối với việc làm phụ
thuộc vào việc ở giai đoạn này có diễn ra sự thích ứng nghề hay khơng. [dẫn
theo 18].
Golomstooc đã định nghĩa rằng: “Sự thích nghi nghề nghiệp được thể
hiện ở chỗ con người lĩnh hội và thực hiện lao động nghề nghiệp có hiệu quả.
Đồng thời thể hiện tính chất thỏa mãn với cơng việc của mình”. Tác giả này
cũng cho rằng: sự thích ứng là tổng hịa những đặc điểm cá thể bền vững, có
nguồn gốc tự nhiên của nhân cách, đảm bảo cho lao động của con người được
thổi phồng một cách quá mức, còn cơ sở xã hội thì hầu như khơng có ý nghĩa
gì cả. Tác giả đã xem thích ứng là một quá trình nhận thức và điều này dựa
trên nguyên tắc của lý thuyết hoạt động, sự phù hợp giữa 15 đặc điểm tâm
sinh lý của con người với yêu cầu nghề nghiệp được hình thành, và đó chính
là thể hiện sự thích ứng nghề nghiệp [2]
Một nghiên cứu khác theo hướng này là nghiên cứu của Holland, ơng
tìm hiểu mối tương quan giữa tính cách và nghề nghiệp. Ơng cho rằng, sự
tương thích về tính cách với nghề nghiệp sẽ giúp thanh niên thích ứng với
nghề nhanh và hiệu quả hơn, giảm bớt những khó khăn mà họ gặp phải trong
cơng việc.
Một số nhà nghiên cứu Xô viết như Ph.B. Bereden, V.A. Xmirrnop
nghiên cứu khía cạnh sinh học, xã hội của q trình thích ứng; [dẫn theo 18]

15


×