Tải bản đầy đủ (.pdf) (224 trang)

(Luận án tiến sĩ) mối quan hệ giữa nợ công bền vững và tăng trưởng kinh tế ở một số nước trên thế giới và hàm ý chính sách cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.14 MB, 224 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
MỐI QUAN HỆ GIỮA NỢ CÔNG BỀN VỮNG VÀ TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM

Ngành: Kinh tế quốc tế

PHẠM XUÂN TRƯỜNG

Hà Nội - 2022

luan an


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

MỐI QUAN HỆ GIỮA NỢ CÔNG BỀN VỮNG VÀ TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM

Ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 9310106

Nghiên cứu sinh: Phạm Xuân Trường


Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. Hồng Xn Bình
2. PGS. TS. Nguyễn Việt Dũng

Hà Nội - 2022

luan an


i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học do chính tơi hồn thành.
Các tài liệu tham khảo, số liệu thống kê được sử dụng trong luận án có nguồn trích
dẫn đầy đủ và trung thực. Kết quả nêu trong luận án chưa từng được ai cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nào khác.

luan an


ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án này bên cạnh sự nỗ lực trong học tập nghiên cứu của tác
giả thì khơng thể thiếu được sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình, sự quan tâm chia sẻ
của rất nhiều người.
Trước tiên, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS Hồng Xn
Bình, người thầy đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu
cũng như ln động viên, chỉ bảo, khuyến khích để tác giả sớm hoàn thành luận án.
Tác giả cũng xin được cảm ơn PGS, TS Nguyễn Việt Dũng người thày thứ hai luôn
động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tác giả trong mọi tình huống.
Tác giả cũng xin cảm ơn PGS, TS Từ Thúy Anh, Trưởng Khoa Kinh tế Quốc tế

đã luôn tạo điều kiện trong công tác, cũng như những đóng góp ý kiến quý báu của
cơ để giúp cho tác giả hồn thành cơng việc khó khăn này.
Tác giả xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám hiệu Nhà trường, Ban
chủ nhiệm và các đồng nghiệp trong Khoa Kinh tế Quốc tế, đồng nghiệp sự trong Bộ
môn Kinh tế vĩ mô - Trường Đại học Ngoại thương đã ln động viên, góp ý, tạo điều
kiện cho tác giả trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô Khoa Sau đại học - Trường Đại
học Ngoại thương đã hỗ trợ và tận tình giúp đỡ các thủ tục hành chính trong suốt quá
trình tác giả học tập và bảo vệ Luận án.
Cuối cùng, tác giả xin được bày tỏ tình cảm sâu sắc nhất tới gia đình, bố mẹ hai
bên, vợ, con và bạn bè đã luôn động viên, chia sẻ, thông cảm và hỗ trợ những lúc tác
giả khó khăn, mệt mỏi và bận rộn nhất. Sự giúp đỡ của các thành viên trong gia đình
chính là động lực giúp tác giả hoàn thành luận án.
Tác giả rất mong muốn tiếp tục nhận được sự hướng dẫn, góp ý, hỗ trợ từ các
thầy, cô, các chuyên gia trên bước đường nghiên cứu khoa học tiếp theo của mình.

luan an


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................... v
DANH MỤC BẢNG BIỂU .....................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................... viii
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ MỐI QUAN HỆ
GIỮA NỢ CƠNG BỀN VỮNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ....................... 6
1.1 Nghiên cứu về nợ công bền vững ............................................................................ 6

1.2 Nghiên cứu về mối quan hệ giữa nợ công bền vững và tăng trưởng kinh tế ........ 9
1.2.1 Nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế tác động đến nợ công bền vững ............ 9
1.2.2 Nghiên cứu về nợ công bền vững tác động đến tăng trưởng kinh tế .......... 11
1.3 Khoảng trống nghiên cứu ....................................................................................... 23
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA NỢ CÔNG BỀN
VỮNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ .............................................................. 25
2.1 Tổng quan về nợ công bền vững ........................................................................... 25
2.1.1 Khái niệm về nợ công và nợ công bền vững ................................................ 25
2.1.2 Các tiêu chí đánh giá nợ công bền vững ....................................................... 33
2.1.3 Phương pháp đánh giá nợ công bền vững .................................................... 35
2.2 Tổng quan về tăng trưởng kinh tế .......................................................................... 46
2.2.1 Khái niệm ....................................................................................................... 46
2.2.2 Phương pháp đo lường ................................................................................... 47
2.2.3 Phân loại ......................................................................................................... 48
2.3 Lý thuyết về mối quan hệ giữa nợ công bền vững và tăng trưởng kinh tế ......... 50
2.3.1 Tăng trưởng kinh tế tác động đến nợ công bền vững .................................. 50
2.3.2 Nợ công bền vững tác động đến tăng trưởng kinh tế ................................... 51
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 61
3.1 Phương pháp chỉ số đo lường nợ công bền vững ................................................. 61
3.1.1 Giới thiệu chung về phương pháp chỉ số ...................................................... 61
3.1.2 Lựa chọn cách thức chuẩn hóa số liệu để đo lường nợ công bền vững ...... 66
3.1.3 Xây dựng chỉ số nợ công bền vững (DSI) dựa trên chuẩn hóa min - max . 69
3.2 Mơ hình ước lượng mối quan hệ giữa nợ công bền vững và tăng trưởng kinh
tế ..................................................................................................................................... 80

luan an


iv
3.2.1 Mơ hình VAR ................................................................................................. 80

3.2.2 Mơ hình VECM.............................................................................................. 82
3.2.3 Quy trình ước lượng ....................................................................................... 83
CHƯƠNG 4: MỐI QUAN HỆ GIỮA NỢ CÔNG BỀN VỮNG VÀ TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ ............................................................................................... 88
4.1 Phân tích mơ tả mối quan hệ giữa nợ công bền vững và tăng trưởng kinh tế .... 88
4.1.1 Kết quả tính tốn chỉ số nợ cơng bền vững (DSI) ........................................ 88
4.1.2. Mối quan hệ tổng thể giữa nợ công bền vững và tăng trưởng kinh tế ....... 94
4.1.3 Mối quan hệ giữa nợ công bền vững và tăng trưởng kinh tế theo từng nhóm
nước .......................................................................................................................... 95
4.1.4 Mối quan hệ giữa nợ công bền vững và tăng trưởng kinh tế ở một số quốc
gia ........................................................................................................................... 101
4.2 Phân tích lượng hóa mối quan hệ giữa nợ cơng bền vững và tăng trưởng kinh
tế................................................................................................................................... 106
4.2.1 Mơ hình ước lượng và giả thuyết nghiên cứu ............................................ 106
4.2.2 Dữ liệu nghiên cứu và mô tả thống kê các biến ......................................... 108
4.2.3 Kết quả ước lượng ........................................................................................ 110
4.2.4 Thảo luận kết quả ......................................................................................... 126
CHƯƠNG 5: HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM ................................. 130
5.1 Thực trạng mối quan hệ giữa nợ công bền vững và tăng trưởng kinh tế của Việt
Nam.............................................................................................................................. 130
5.1.1 Thực trạng nợ công Việt Nam ..................................................................... 130
5.1.2 Mối quan hệ giữa nợ công bền vững và tăng trưởng kinh tế của Việt
Nam ........................................................................................................................ 136
5.2 Một số hàm ý chính sách liên quan đến mối quan hệ giữa nợ công bền vững và
tăng trưởng kinh tế cho Việt Nam ............................................................................. 137
5.2.1 Mở rộng, nâng cấp các chỉ số được sử dụng trong quản lý nợ công ........ 137
5.2.2 Điều chỉnh nợ công bền vững một cách hợp lý trong mối quan hệ với tăng
trưởng kinh tế......................................................................................................... 140
5.2.3 Cải cách thể chế về quản lý nợ cơng........................................................... 145
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ.................... 150

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 151
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 169

luan an


v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ tiếng Việt
Từ đầy đủ

Từ viết tắt
BTC

Bộ Tài chính

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

NCBV

Nợ cơng bền vững

NHTW

Ngân hàng Trung ương

NSNN


Ngân sách nhà nước
Ủy ban thường vụ Quốc hội

UBTVQH
THNS

Thâm hụt ngân sách

TTKT

Tăng trưởng kinh tế

Từ tiếng Anh
Từ viết tắt

Từ đầy đủ

Nghĩa tiếng việt

AE

Advanced economy

Nền kinh tế phát triển

CI

Composite Index

Chỉ số tổng hợp


Country’s Policy and
Institutional Assessment

Đánh giá chất lượng thể chế và
chính sách của quốc gia

Component value

Giá trị chỉ số thành phần

DSA

Debt Sustainability
Assessment

Đánh giá bền vững nợ công

DSI

Debt Sustainability Index

Chỉ số nợ công bền vững

DSF

Deb Sustainability Framework

Khung đánh giá bền vững nợ
công


EM

Emerging Market

Thị trường mới nổi

EWS

Early Warning System

Hệ thống cảnh báo sớm

GDP

Gross Domestic Products

Tổng sản phẩm trong nước

GCI

Global Competitiveness Index

Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn
cầu

GII

Global Innovation Index


Chỉ số đổi mới toàn cầu

GNP

Gross National Products

Tổng sản phẩm quốc dân

CPIA
CV

luan an


vi
Human Development Index

Chỉ số phát triển con người

High Income

Thu nhập cao

International Monetary Fund

Quỹ tiền tệ quốc tế

Interest rate Growth
Differential


Chênh lệch lãi suất - tăng trưởng

Knowledge-based Economy
index

Chỉ số kinh tế tri thức

Low Income

Thu nhập thấp

LMI

Lower Middle Income

Thu nhập trung bình thấp

MAC

Market Access Country

Quốc gia tiếp cận được thị
trường

MCA

Multi-Criteria Analysis

Phân tích đa tiêu chuẩn


HDI
HI
IMF
IRGD
KEI
LI

VECM

Vector Error Correction Model Mơ hình vectơ hiệu chỉnh sai số

VAR

Vector Autocorrelation
Regression

Mơ hình vectơ tự hồi quy

UMI

Upper Middle Income

Thu nhập trung bình cao

UN

United Nations

Liên Hợp Quốc


UNCTAD
WB

UN’s Conference on Trade and Hội nghị Liên Hợp Quốc về
Development
Thương mại và Phát triển
World Bank

Ngân hàng thế giới

luan an


vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm giữa nợ công và TTKT ..............21
Bảng 2.1: Ngưỡng nợ chuẩn được áp dụng trong phân tích DSF .............................43
Bảng 2.2: Ưu nhược điểm của các phương pháp đánh giá NCBV ...........................46
Bảng 3.1: Tổng hợp các ngưỡng nợ cho các nhóm nước giai đoạn 2000 - 2018 .....75
Bảng 3.2: Số liệu giả định cho 3 quốc gia X, Y, Z trong vòng 3 năm ......................78
Bảng 3.3: Kết quả DSI của quốc gia X, Y, Z trong vòng 3 năm ..............................79
Bảng 4.1: Top 10 quốc gia có DSI tốt nhất trên thế giới giai đoạn 2000 - 2018 ......89
Bảng 4.2: Đóng góp của các chỉ số thành phần trong chỉ số tổng hợp DSI bình quân
của thế giới thời kỳ 2000 - 2018 ...............................................................................93
Bảng 4.3: Mô tả thống kê hai biến TTKT (g) và chỉ số nợ công bền vững (DSI) ..109
Bảng 4.4: Kết quả ước lượng VAR cho mẫu tổng thể ............................................111
Bảng 4.5: Bảng phân rã phương sai trong mẫu tổng thể .........................................114
Bảng 4.6: Kết quả ước lượng VAR 1 chiều cho nhóm nước HI .............................116
Bảng 4.7: Kết quả ước lượng VAR 1 chiều cho nhóm nước UMI .........................118
Bảng 4.8: Kết quả ước lượng VAR 1 chiều cho nhóm nước LMI..........................120

Bảng 4.9: Kết quả ước lượng VAR 1 chiều cho nhóm nước LI .............................123
Bảng 4.10: Tổng kết kết quả chạy mơ hình cho mẫu tổng thể và từng nhóm nước ....125
Bảng 5.1: Nợ công Việt Nam từ 2011 - 2018 .........................................................131
Bảng 5.2: Nợ công/người và GDP/người của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2018 ....131
Bảng 5.3: Cơ cấu nợ công theo các cấp giai đoạn 2011 - 2018 ..............................132
Bảng 5.4: Cơ cấu giữa nợ trong nước và nợ nước ngoài của Chính phủ giai đoạn
2011 - 2018 .............................................................................................................133
Bảng 5.5: Kỳ hạn và lãi suất bình qn của trái phiếu Chính phủ giai đoạn
2011 - 2018 .............................................................................................................133

luan an


viii
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Mối quan hệ giữa ngưỡng nợ cơng và tăng trưởng GDP ..........................31
Hình 2.2: Mơ hình cây nhị phân................................................................................40
Hình 3.1: Các bước tính chỉ số tổng hợp ..................................................................62
Hình 4.1: DSI bình quân của thế giới và các nhóm nước theo thu nhập thời kỳ
2000 - 2018 ...............................................................................................................91
Hình 4.2: TTKT bình quân và DSI bình quân của các nước thời kỳ 2000 - 2018....94
Hình 4.3: Biểu đồ điểm TTKT và DSI của các nước thời kỳ 2000 - 2018 ...............95
Hình 4.4: TTKT bình quân và DSI bình quân của nhóm nước HI thời kỳ 2000 - 2018.96
Hình 4.5: Biểu đồ điểm TTKT và DSI của nhóm nước HI thời kỳ 2000 - 2018 ......96
Hình 4.6: TTKT bình quân và DSI bình qn của nhóm nước UMI thời kỳ
2000 - 2018 ...............................................................................................................97
Hình 4.7: Biểu đồ điểm TTKT và DSI của nhóm nước UMI thời kỳ 2000 - 2018 ..98
Hình 4.8: TTKT bình qn và DSI bình qn của nhóm nước LMI thời kỳ 2000 2018 ...........................................................................................................................99
Hình 4.9: Biểu đồ điểm TTKT và DSI của nhóm nước LMI thời kỳ 2000 - 2018 ...99
Hình 4.10: TTKT bình quân và DSI bình qn của nhóm nước LI thời kỳ

2000 - 2018 .................................................................................................... 100
Hình 4.11: Biểu đồ điểm TTKT và DSI của nhóm nước LI thời kỳ 2000 - 2018 ..101
Hình 4.12: TTKT và DSI của Trung Quốc thời kỳ 2000 - 2018 ............................102
Hình 4.13: TTKT và DSI của Mỹ thời kỳ 2000 - 2018 ..........................................103
Hình 4.14: TTKT và DSI của Anh thời kỳ 2000 - 2018 .........................................104
Hình 4.15: TTKT và DSI của Ấn Độ thời kỳ 2000 - 2018 .....................................105
Hình 4.16: TTKT và DSI của Campuchia thời kỳ 2000 - 2018..............................105
Hình 4.17: Đồ thị hàm phản ứng của DSI và g trước các cú sốc trong mẫu tổng thể..113
Hình 4.18: Đồ thị hàm phản ứng của DSI trước cú sốc của chính mình trong nhóm
nước HI....................................................................................................................117
Hình 4.19: Đồ thị hàm phản ứng của g trước cú sốc của chính mình trong nhóm nước
UMI .........................................................................................................................119

luan an


ix
Hình 4.20: Đồ thị hàm phản ứng của g trước cú sốc của chính mình trong nhóm nước
LMI..........................................................................................................................121
Hình 4.21: Đồ thị hàm phản ứng của DSI trước cú sốc của chính mình trong nhóm
nước LI ....................................................................................................................124
Hình 5.1: Mơ hình quản lý nợ cơng ở Việt Nam ....................................................135
Hình 5.2: Các mơ hình quản lý nợ cơng phù hợp theo từng giai đoạn phát triển của
nền kinh tế ...............................................................................................................136
Hình 5.3: TTKT và DSI của Việt Nam thời kỳ 2000 - 2018 ..................................137

luan an


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nợ cơng hay nợ của chính phủ là một vấn đề mà tất cả các quốc gia trên thế giới
đều phải đối mặt. Bản thân nợ công không phải là một điều xấu. Chính phủ với chức
năng của mình cần phải chi tiêu để xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng, đảm bảo hệ thống
giáo dục, y tế, duy trì an ninh quốc phòng, trật tự xã hội mà theo quá trình phát triển
thì các khoản chi này mỗi lúc một tăng, trong khi đó chính phủ khơng thể nào tăng
thuế một cách liên tục qua từng năm để bù đắp các khoản tăng chi tiêu này và vì thế
mà chính phủ phải đi vay nợ. Tuy nhiên tốc độ tăng nợ cơng đang cao hơn bao giờ
hết. Tính đến năm 2019, tổng nợ công trên thế giới đã tăng đến 63.900 tỷ USD, gấp
gần 3,5 lần so với cách đây 20 năm, trung bình trong giai đoạn từ 2000 - 2019 nợ
công tăng 6,76% một năm; điều này khiến cho nợ cơng bình qn tính trên đầu người
tăng từ 3.267 USD lên 8.930 USD (IMF, 2019). Ngay ở các nước phát triển nhất nơi
được coi quản lý nợ công rất tốt, con số nợ công cũng tăng lên mức đáng kinh ngạc.
Nợ công của các nền kinh tế phát triển đang ở mức cao nhất kể từ sau chiến tranh thế
giới II, hơn 1/3 các nước này có mức nợ lớn hơn 85% GDP. Con số này ở các quốc
gia đang phát triển và có thu nhập thấp cũng ở mức trung bình 50%, tăng thêm 10%
chỉ trong vịng 5 năm từ 2015 - 2019 (IMF, 2019).
Ở Việt Nam, một quốc gia đang phát triển cũng trải qua tình cảnh tương tự khi
nợ công tăng từ 54,5% GDP năm 2013 lên tới 61,4% GDP năm 2017, con số này
giảm đôi chút vào năm 2018 ở mức 58,4%. Nợ cơng bình quân trên đầu người tăng
tương ứng từ 23 triệu VND năm 2013 lên 32 triệu VND năm 2018 (GSO, 2018).
Đáng lưu ý ngay cả khi nợ công giảm vào năm 2018 ở mức 58,4% GDP thì vẫn cao
hơn 10% so với mức bình qn của nhóm các quốc gia đang phát triển. Hiệu quả sử
dụng nợ cơng cũng đang có vấn đề khi chỉ số ICOR1 vào những năm 1991 - 1995 chỉ
ở mức 3,5 thì đến năm 2018 chỉ số này đã tăng gần gấp đôi ở mức 6,21 cho thấy để
làm ra 1 đồng sản lượng thì Việt Nam phải bỏ đến tận hơn 6 đồng vốn (NCIF, 2019).
Khi quy mô nợ công quá cao cùng với rủi ro thanh khoản trong ngắn hạn gia
tăng như nguồn thu thuế giảm, lãi suất tăng, nợ nước ngoài nhiều, nợ công sẽ rơi vào
trạng thái không bền vững. Các nhà kinh tế học đều đồng ý rằng nợ công không bền

vững sẽ tạo một môi trường vĩ mô tiêu cực cho nền kinh tế khiến cho tôc độ tăng
trưởng kinh tế (TTKT) suy giảm. Khủng hoảng nợ công khu vực Mỹ Latinh những

Hệ số ICOR = ∆K/∆Y trong đó ∆K chênh lệch vốn đầu tư giữa hai thời kỳ hay tổng vốn đầu tư thực hiện trong kỳ, ∆Y là
chênh lệch sản lượng giữa hai thời kỳ hay tổng sản lượng làm ra trong kỳ. Hệ số ICOR cho biết để tạo ra thêm 1 đồng sản
lượng thì cần đầu tư thêm bao nhiêu đồng vốn.
1

luan an


2
năm 1980, khủng hoảng nợ công ở Châu Âu giai đoạn 2009 - 2011 kéo theo suy thoái
về kinh tế là những minh chứng rõ rệt. Ngược lại, quy mô nợ so với GDP vừa phải,
lãi suất ổn định, cơ cấu nợ (trong nước/ngoài nước, nợ ngắn hạn/dài hạn) hợp lý sẽ là
những điều kiện cần thiết để đạt đến trạng thái nợ công bền vững (NCBV). Trạng thái
NCBV sẽ tạo nên nền tảng tài khóa vững mạnh giúp kinh tế phát triển thịnh vượng
và đạt tới tiềm năng của mình. Các nước Bắc Âu là những ví dụ tiêu biểu khi duy trì
được trạng thái NCBV hỗ trợ cho một nền kinh tế thịnh vượng (Calmfors, 2020).
Tuy nhiên, tại các quốc gia đang phát triển, chính phủ với vai trị chủ đạo sẽ
khơng thể tránh khỏi việc tăng chi tiêu để thúc đẩy tăng trưởng. Theo quan điểm của
trường phái Keynes điều này sẽ làm gia tăng sản lượng trong ngắn hạn. Đổi lại do
tăng chi tiêu dẫn đến quy mô nợ và lãi suất tăng cao, nợ công sẽ trở nên kém bền
vững. Tăng trưởng kinh tế nhanh lúc này lại đi kèm với nợ công kém bền vững hơn.
Thực tế trên cho thấy cần phải có một nghiên cứu tổng quan về mối quan hệ giữa
NCBV và TTKT của các nước trên thế giới và đặc biệt là theo từng nhóm nước để đi
đến một kết luận thống nhất về mối quan hệ giữa NCBV và TTKT. Là một nước đang
phát triển Việt Nam cần thiết phải biết được mối quan hệ giữa hai đối tượng này trong
nhóm nước của mình để đưa ra các chính sách củng cố tài khóa hợp lý trong tương
lai. Hơn nữa, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, Việt Nam trong một

tương lai không xa sẽ trở thành nước có thu nhập trung bình cao và cao, do đó mối
quan hệ giữa hai biến này trong nhóm những nước có thu nhập cao hơn cũng là một
bằng chứng thực nghiệm quan trọng để Việt Nam có chính sách NCBV được điều
chỉnh phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế.
Ngoài ra phần lớn các nghiên cứu thực nghiệm hiện tại chỉ tập trung khai thác
mối quan hệ giữa tiêu chí tỷ lệ nợ cơng trên GDP với TTKT. Trong khi đó NCBV là
một tiêu chí tổng hợp bao gồm nhiều tiêu chí thành phần như cấu trúc nợ công hay
khả năng trả nợ ngắn hạn (tính thanh khoản) được thể hiện thơng qua các chỉ số như
tỷ lệ nợ nước ngồi/tổng nợ cơng, tỷ lệ nợ phải trả ngắn hạn/tổng thu thuế, nợ nước
ngoài/xuất khẩu. Do đó khơng thể đánh đồng quy mơ nợ cơng với mức độ bền vững
nợ công. Chẳng hạn những quốc gia như Thổ Nhĩ Kỳ nợ công chỉ ở mức 20% GDP
đã rơi vào tình trạng khủng hoảng nợ do cấu trúc nợ khơng tốt, lãi suất cao nhưng có
những quốc gia như Nhật Bản nợ công lên đến mức hơn 200% GDP nhưng vẫn an
toàn do cấu trúc nợ tốt và lãi suất rất thấp. Lượng hóa mức độ NCBV từ nhiều tiêu
chí qua đó xem xét mối quan hệ của nó với TTKT trở thành một nhiệm vụ cần thiết
trong những nghiên cứu về nợ cơng nói riêng và nghiên cứu kinh tế vĩ mơ nói chung.

luan an


3
Với những lý do kể trên, tác giả đã lựa chọn “Mối quan hệ giữa nợ công bền
vững và tăng trưởng kinh tế ở một số nước trên thế giới và hàm ý chính sách cho
Việt Nam” trong đó mức độ NCBV được lượng hóa dựa trên nhiều tiêu chí làm đề
tài nghiên cứu của luận án.
2. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Xác định được mối quan hệ giữa NCBV và TTKT ở các nước trên thế giới, từ
đó rút ra hàm ý chính sách liên quan đến vấn đề NCBV cho Việt Nam.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu tổng quát kể trên, luận án đề ra các nhiệm vụ sau đây:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa NCBV
và TTKT.
- Xây dựng phương pháp chỉ số đo lường mức độ NCBV.
- Xác định mơ hình lượng đánh giá mối quan hệ giữa NCBV và TTKT.
- Đề xuất chính sách và một số giải pháp thực hiện nhằm giải quyết tối ưu mối
quan hệ giữa NCBV và TTKT ở Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Mối quan hệ giữa NCBV và TTKT dựa trên số liệu của 151 quốc gia trên thế giới.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
+ Về không gian: luận án xem xét mối quan hệ giữa NCBV và TTKT của tổng
thể 151 quốc gia và theo bốn nhóm nước, đó là nhóm nước thu nhập cao (39 quốc
gia), nhóm nước có thu nhập trung bình cao (39 quốc gia), nước có thu nhập trung
bình thấp (47 quốc gia) và nước có thu nhập thấp (27 quốc gia).
+ Về thời gian: luận án đánh giá mối quan hệ giữa NCBV và TTKT trong
khoảng thời gian 2000 - 2018 do đây là khoảng thời gian số liệu về đánh giá nợ công
được thu thập đầy đủ nhất bởi Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới
(WB). Năm 2000, IMF và WB lần đầu tiên thiết lập một chương trình đánh giá chung
liên quan đến tình hình vay nợ của các nước nghèo có mức nợ cao (High Indebted
Poor Countries - HIPCs), cũng là năm đánh dấu IMF và WB bắt đầu tiến hành thu
thập và tổng hợp dữ liệu về nợ công cho từng quốc gia. Năm 2018 là năm gần nhất
số liệu về nợ công được các quốc gia báo cáo đầy đủ và đã có điều chỉnh để có được
con số thống kê chính thức trong khi đó năm 2019, 2020 có rất nhiều các quốc gia

luan an


4
chưa báo cáo dữ liệu nợ công của quốc gia mình cho IMF khiến cho số lượng quan

sát trong mơ hình giảm đi tương đối nhiều.
+ Về nội dung: luận án chỉ đánh giá mối quan hệ về mặt kinh tế giữa NCBV và
TTKT. Điều đó có nghĩa là các tiêu chí thành phần trong NCBV là những tiêu chí về
mặt tài chính cơng khơng xét tới yếu tố chính trị, địa lý như thể chế, tổ chức quốc tế
mà quốc gia đang tham gia. Những tiêu chí kinh tế này đã có lý thuyết và nghiên cứu
thực nghiệm xác nhận mối quan hệ với TTKT. Ngoài ra luận án sẽ tập trung vào đặc
tính định lượng của NCBV đó là mức độ NCBV và của TTKT là tốc độ TTKT để
đánh giá mối quan hệ giữa hai biến này trong mơ hình kinh tế lượng.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ giúp trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
- Cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa NCBV và TTKT?
- Đo lường mức độ NCBV như thế nào?
- Mối quan hệ giữa NCBV và TTKT trong tổng thể các quốc gia và trong nhóm
các quốc gia?
- Giải pháp giúp chính phủ Việt Nam củng cố NCBV trong mối quan hệ với TTKT?
5. Những đóng góp mới của luận án
Luận án có những đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn thơng qua việc xây dựng
chỉ số tổng hợp về NCBV, từ đó xác định mối quan hệ giữa NCBV và TTKT ở từng
nhóm nước theo thu nhập bằng mơ hình kinh tế lượng, dựa vào đó rút ra các hàm ý
chính sách cho Việt Nam. Những đóng góp mới của luận án cụ thể như sau:
- Luận án đưa ra một phương pháp mới - phương pháp chỉ số dựa trên chuẩn
hóa min - max để đo lường mức độ NCBV. Phương pháp mới không chỉ đánh giá
được hầu hết các tiêu chí thành phần quan trọng của NCBV mà cịn lượng hóa được
mức độ NCBV của các nước, của các nhóm nước theo thu nhập tại từng thời điểm
nhất định.
- Dựa trên chỉ số NCBV, luận án tìm ra mối quan hệ giữa NCBV và TTKT. Đây
là một kết quả mới trong nghiên cứu. Các nghiên cứu sau này liên quan đến NCBV
có thể sử dụng chỉ số NCBV để tiến hành những mơ hình định lượng khác từ đó làm
phong phú hơn kiến thức thực tiễn về NCBV.
- Luận án sử dụng mơ hình VAR/VECM để đánh giá mối quan hệ giữa NCBV

và TTKT, từ đó chỉ ra được tính đặc thù trong mối quan hệ giữa NCBV và TTKT
theo từng nhóm nước. Trong cả bốn nhóm nước đều khơng có quan hệ nhân quả giữa
NCBV và TTKT. Nhóm nước có thu nhập cao và nhóm nước có thu nhập thấp chỉ

luan an


5
phát hiện ra tác động từ TTKT lên NCBV, trong khi đó nhóm nước thu nhập trung
bình cao và trung bình thấp thì chỉ cho thấy tác động từ NCBV lên TTKT. Ở giả
thuyết được quan tâm nhất gia tăng NCBV làm gia tăng tăng trưởng, chỉ có số liệu
của nhóm thu nhập trung bình cao ủng hộ giả thuyết này với tác động ngay lập tức
(sau 1 năm). Ngược lại ở nhóm thu nhập trung bình thấp, gia tăng nợ cơng bền vững
lại có tác động tiêu cực lên TTKT. Ở chiều ngược lại, gia tăng tốc độ TTKT giúp gia
tăng NCBV được tìm thấy trong nhóm nước thu nhập cao và thu nhập thấp, tuy nhiên
với độ trễ càng xa ở nhóm nước thu nhập cao TTKT lại có tác động tiêu cực lên NCBV.
- Dựa trên mối quan hệ giữa NCBV và TTKT ở nhóm nước thu nhập trung bình
thấp, luận án cũng rút ra một số hàm ý chính sách nhằm giúp Việt Nam gia tăng
NCBV nhưng vẫn đảm bảo mối quan hệ hài hòa với TTKT. Cụ thể, Việt Nam nên
gia tăng NCBV ở thời kỳ nền kinh tế ổn định, chấp nhận suy giảm NCBV ở thời kỳ
suy thối để chính phủ có khơng gian thực hiện các chính sách mở rộng nhanh chóng
đưa nền kinh tế tăng trưởng trở lại. Đối với việc gia tăng NCBV, việc nắm được chi
tiết giá trị của từng thành phần và đóng góp của từng thành phần vào chỉ số chung sẽ
giúp cho chính phủ đưa ra các lựa chọn phù hợp. Với tính hữu dụng của chỉ số, các
cơ quan quản lý ngân sách của chính phủ có thể tham khảo chỉ số NCBV (DSI) như
một cơng cụ đáng tin cậy trong q trình ra quyết định.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài lời mở đầu và kết luận, luận án bao gồm những chương sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về mối quan hệ giữa nợ công bền
vững và tăng trưởng kinh tế

Chương 2: Cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa nợ công bền vững và tăng trưởng
kinh tế
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Mối quan hệ giữa nợ công bền vững và tăng trưởng kinh tế
Chương 5: Hàm ý chính sách cho Việt Nam

luan an


6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ MỐI QUAN HỆ
GIỮA NỢ CÔNG BỀN VỮNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
1.1 Nghiên cứu về nợ công bền vững
Các nghiên cứu về NCBV tập trung vào ba chủ đề thế nào là NCBV, cách đánh
giá NCBV và tác động của NCBV tới các biến số khác trong nền kinh tế.
Vì NCBV là yếu tố quan trọng cần xem xét khi các tổ chức tài chính quốc tế
cung cấp các khoản vay cho các chính phủ trên thế giới nên đây là chủ đề mà các tổ
chức này rất quan tâm. Theo các tổ chức này, nợ công được coi là bền vững khi các
khoản nợ được hồn trả mà khơng cần phải có sự điều chỉnh lớn trong ngân sách,
chính phủ không cần phải tuyên bố vỡ nợ hoặc đàm phán lại khoản nợ (UNCTAD,
2016; IMF, 2013; ECB, 2012). Ở Việt Nam, theo Luật Quản lý nợ công 2017, nợ
công được coi là bền vững nếu các chỉ tiêu an toàn nợ công không bị vi phạm. Đây
cũng là quan điểm thường được sử dụng bởi các nhà hoạch định chính sách (Debrun,
2017). Nhìn chung nợ cơng ở quy mơ càng cao thì càng có nhiều khả năng rơi vào
trạng thái kém bền vững.
Để đánh giá nợ cơng có bền vững hay không, các nghiên cứu thường sử dụng
phương pháp cây nhị phân của Manasse và Roubini (2005), khung phân tích nợ bền
vững (Debt Sustainability Framework - DSF) của IMF và phương pháp kiểm định
tính dừng số liệu chuỗi thời gian của nợ công được đề xuất bởi Corsetti và Roubini
(1991).

Cây nhị phân là phương pháp được sử dụng bởi Manasse và Roubnini (2005)
dựa trên quy tắc kinh nghiệm (rule of thumb). Nghiên cứu sử dụng số liệu quan sát
của 47 nền kinh tế mới nổi trong giai đoạn 1970 - 2002 để tiến hành xây dựng mơ
hình cây nhị phân nhằm mục đích phân tích rủi ro về nợ của các nước. Về bản chất
cây nhị phân là một chuỗi các tiêu chuẩn (tiêu chuẩn thường là lớn hơn hoặc nhỏ hơn
một giá trị ngưỡng) với hai kết cục thỏa mãn hoặc không thỏa mãn tiêu chuẩn tương
ứng với hai nhánh của cây nhị phân. Đặc điểm nợ công của từng quốc gia sẽ dẫn dắt
các nước lần theo các nhánh đến kết luận cuối cùng về khả năng rơi vào khủng hoảng
nợ quốc gia là bao nhiêu phần trăm. Lan (2017), Nursechafia và Muthohharoh (2014)
đã sử dụng phương pháp này để đánh giá tình trạng nợ cơng ở Việt Nam trong giai
đoạn 2011 - 2016 và Indonesia trong giai đoạn 2004 - 2014. TRG (2020) áp dụng cây
nhị phân để đánh khả năng rơi vào tình trạng vỡ nợ của ba nước Argentina, Ecuador
và Li-băng. Gabriele (2019), Zenios và Panyi (2021) sau đó đã nâng cấp phương pháp
cây nhị phân lên thành hệ thống cảnh báo sớm (Early Warning System - EWS) để
cảnh báo rủi ro khủng hoảng trong hệ thống ngân hàng. Nội dung chi tiết của mô hình

luan an


7
cây nhị phân sẽ được phân tích kỹ hơn ở Chương 2 trong phần các phương pháp đánh
giá NCBV.
Khung nợ bền vững (DSF) là phương pháp đánh giá toàn diện nhất về NCBV
tính đến thời điểm này. DSF là kết quả nghiên cứu chung của IMF và WB từ năm
2000, dành riêng cho các nước thu nhập thấp nhưng hiện nay DSF đã được áp dụng
cho cả nền kinh tế mới nổi và phát triển. Trong DSF các biến liên quan đến nợ cơng
sẽ được dự phóng trong khoảng thời gian 5 năm trong hai bối cảnh, bối cảnh tiêu
chuẩn và bối cảnh có cú sốc. Sau đó giống như phương pháp cây nhị phân các giá trị
dự phóng sẽ được so sánh với một giá trị ngưỡng, nếu vượt quá giá trị ngưỡng theo
hướng tiêu cực thì quốc gia đó bị coi là khơng đáp ứng một tiêu chuẩn. Số lượng tiêu

chuẩn khơng đáp ứng càng nhiều thì mức độ rủi ro càng cao. Hàng năm, IMF sẽ công
bố kết quả đánh giá nợ công các quốc gia thành viên dựa trên khung DSF 2. WB sử
dụng kết quả từ đánh giá này sẽ tiến hành phân bổ các khoản vay. Quốc gia có rủi ro
thấp sẽ nhận được 100% khoản vay tiêu chuẩn từ WB (thời hạn vay 38 năm, 6 năm
ân hạn với lãi suất 3,125%/năm) (Cassimon và cộng sự, 2016). Vì phương pháp này
tương đối phức tạp nên thường chỉ được sử dụng bởi các tổ chức để đánh giá riêng
cho một hoặc một nhóm nước. Kappagoda và cộng sự (2004) với sự tài trợ của Ủy
bản nghiên cứu thuộc G24 (nhóm 24 quốc gia đang phát triển trong IMF) sử dụng
DSF để đánh giá tình trạng nợ cơng ở các nước trong nhóm G24. Mupunga và Ngundu
(2020) của tổ chức AERC và Faure và Guerin (2021) được tài trợ bởi BNP Paribas
sử dụng DSF để đánh giá NCBV cho nhóm các nước hạ Sahara, nhóm nước có nhu
cầu vay nợ quốc tế lớn nhất trên thế giới. DSF cũng sẽ được phân tích kỹ hơn ở
Chương 2 trong phần các phương pháp đánh giá NCBV.
Phương pháp tiếp theo kiểm tra nợ cơng có bền vững hay khơng dựa trên việc
kiểm tra tính dừng của biến nợ công theo chuỗi theo chuỗi thời gian được đề xuất bởi
Corsetti và Roubini (1991). Nếu chuỗi thời gian của nợ công không dừng, nghĩa là tỷ
lệ nợ công/GDP liên tục tăng và vượt quá giá trị hiện tại của các khoản thặng dư ngân
sách trong tương lai thì nợ cơng sẽ khơng bền vững. Có ba cách để khảo sát tính dừng
của một chuỗi thời gian: (1) phân tích đồ thị (graphical analysis), (2) giản đồ tự tương
quan (correlogram), và (3) kiểm định nghiệm đơn vị (unit root test). Phân tích đồ thị
là một phương pháp đơn giản, mang tính trực quan và khơng chính thức để kiểm định
tính dừng. Thường thì phân tích đồ thị và giản đồ tự tương quan sẽ cho biết một dấu
hiệu sơ bộ nào đó để biết một chuỗi có dừng hay khơng. Tuy nhiên phương pháp thứ
Báo cáo nợ công của từng quốc gia được thực hiện hàng năm dựa trên điều khoản IV trong hiệp định thành lập IMF
(Article
IV
Staff
Report).
Báo
cáo

cho
Việt
Nam
được
đăng
tải
tại
đường
link
/>2

luan an


8
3 - kiểm định nghiệm đơn vị là phương pháp chính xác nhất trong đó phương pháp
kiểm định tính dừng ADF (Augmented Dickey-Fuller) hay được sử dụng nhất.
Corsetti và Roubini (1991) áp dụng phương pháp chuỗi dừng vào mẫu 18 quốc gia
OECD trong giai đoạn 1960 - 1989 và kết luận rằng các quốc gia lớn như Mỹ, Nhật,
Đức đạt được mức độ NCBV trong dài hạn trong khi các quốc gia nhỏ hơn trong
nhóm như Ireland, Hy Lạp, Bỉ sẽ gặp vấn đề do tỷ lệ nợ công trên GDP đã quá cao.
Trehan và Walsh (1991) áp dụng với số liệu nợ công và thâm hụt ngân sách của Mỹ
trong giai đoạn 1960 - 1984; Caporale (1995) áp dụng cho các nước EU giai đoạn
1960 - 1991; Makrydakis và cộng sự (1999) áp dụng cho Hy Lạp giai đoạn 1958 1995; Greiner và Semmler (1999) áp dụng cho Đức giai đoạn 1955 - 1994 là những
ví dụ về việc sử dụng phương pháp chuỗi dừng cho từng quốc gia cụ thể.
Về chủ đề tác động của NCBV tới các biến số vĩ mơ khác có thể nói NCBV tác
động tới tăng trưởng kinh tế là chủ đề được nhiều nghiên cứu tập trung phân tích nhất.
Tuy nhiên do thiếu thước đo tổng hợp về NCBV nên các nghiên cứu thường sử dụng
tiêu chí là quy mơ nợ cơng trên GDP, quy mơ nợ nước ngồi trên GDP rồi từ đó xem
xét tác động tới tăng trưởng. Các nghiên cứu tiêu biểu đánh giá tác động của quy mô

nợ công lên tăng trưởng có thể kể đến Reinhart và Rogoff (2010), Checherita và cộng
sự (2010), Imbs và Rancierce (2005). Nội dung chi tiết của các nghiên cứu trên sẽ
được trình bày trong phần tiếp theo của chương này. Ngoài ra, quy mơ nợ cơng cịn
được xem xét trong mối quan hệ với các yếu tố như thể chế, sự phát triển của thị
trường tài chính, lạm phát. Chẳng hạn nghiên cứu của Tarek và Ahmed (2017) chỉ ra
các quốc gia có chất lượng quản trị cơng tốt thường có quy mô nợ công thấp và ngược
lại. Đồng ý với quan điểm trên, nghiên cứu của của Ibrahim (2021) ở 20 quốc gia
đang phát triển giai đoạn 1996 - 2018 cho thấy tham nhũng làm gia tăng gánh nặng
nợ trong dài hạn. Nghiên cứu của Hauner (2008) nhấn mạnh nợ công vừa tác động
tích cực lẫn tiêu cực lên sự phát triển của thị trường tài chính khi tạo ra một tài sản
có tính thanh khoản cao cho thị trường (trái phiếu chính phủ) nhưng đồng thời cũng
khiến các ngân hàng ít chú ý hơn đến các sản phẩm dành cho khu vực tư nhân. Liên
quan đến lạm phát, Aimola và Odhiamo (2020) kết luận rằng tác động của nợ công
lên lạm phát khác nhau ở từng quốc gia, có quốc gia tác động làm tăng có quốc gia
tác động làm giảm tuy nhiên tác động làm tăng chiếm phần lớn trong các nghiên cứu
thực nghiệm.
Nhìn chung các nghiên cứu về NCBV trên thế giới và Việt Nam thường sử dụng
nhiều biến liên quan đến nợ cơng, điều đó cho thấy NCBV là một khái niệm có tính
tổng hợp, là kết quả của nhiều thành phần. Các biến thành phần này hoặc phải duy trì

luan an


9
xu hướng ổn định theo thời gian hoặc phải thấp hơn một ngưỡng giá trị nhất định
được lấy dựa trên kinh nghiệm thực tiễn hoặc tính tốn hồi quy thì nợ cơng mới được
coi là an tồn. Số lượng các biến thành phần ở trạng thái an toàn càng nhiều thì nợ
cơng được coi là càng bền vững. Tuy nhiên, hạn chế của các nghiên cứu trên đó là
khơng thể xác định được mức độ NCBV theo thời gian, nói một cách khác kết luận
nợ cơng năm nay có bền vững hơn nợ cơng năm ngối hay khơng, đặc biệt khi các

biến liên quan đến nợ công biến động một cách trái chiều sẽ rất khó rút ra nếu chỉ dựa
vào các phương pháp đánh giá ở trên. Hệ quả là khi đánh giá tác động của NCBV tới
các biến khác trong nền kinh tế, các nghiên cứu thường chỉ sử dụng một hoặc vài tiêu
chí của NCBV như quy mơ nợ cơng, tỷ lệ nợ nước ngồi để xem xét tác động của nợ
công lên các biến số vĩ mô khác. Và biến số vĩ mô khác được chọn thường là tăng
trưởng kinh tế vì mối liên hệ chặt chẽ giữa thu chi ngân sách và tăng trưởng.
1.2 Nghiên cứu về mối quan hệ giữa nợ công bền vững và tăng trưởng kinh tế
1.2.1 Nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế tác động đến nợ công bền vững
Phần lớn các nghiên cứu xem xét tác động của TTKT tới NCBV đều là những
nghiên cứu kiểm chứng tiêu chuẩn IRGD (Interest Rate-Growth Differential). Cụ thể,
các nghiên cứu sẽ cố gắng tìm bằng chứng thực nghiệm về việc nếu chênh lệch giữa
lãi suất và tăng trưởng giảm hoặc tương đương là chênh lệch giữa tăng trưởng và lãi
suất tăng thì quy mơ nợ cơng sẽ có xu hướng ổn định hoặc giảm trong tương lai, từ
đó gián tiếp cho thấy nợ cơng quốc gia trở nên bền vững hơn. Và vì lý do số liệu liên
quan đến tăng trưởng và lãi suất đặc biệt là lãi suất thực thường có đầy đủ hơn ở các
nước phát triển nên đối tượng chính của các nghiên cứu về kiểm chứng tiêu chuẩn
IRGD cũng là nhóm nước này.
Các nghiên cứu về đề tài này thường tìm ra kết quả một chiều trong đó các nhà
kinh tế xác định sự thay đổi trong IRGD theo hướng tốc độ TTKT tăng hoặc giảm có
tác động thế nào đến NCBV được đại diện bởi quy mô nợ/GDP. Abbas và cộng sự
(2011) sử dụng số liệu của 178 quốc gia thành viên của IMF kể từ năm 2001 để tìm
ra mức độ đóng góp của các yếu tố đối với sự thay đổi quy mô của nợ công. Các yếu
tố này bao gồm thâm hụt ngân sách ban đầu, chênh lệch lãi suất và tốc độ tăng trưởng,
mức độ điều chỉnh khoản nợ. Về tổng thể thâm hụt ngân sách ban đầu là yếu tố đóng
góp nhiều nhất cho sự gia tăng quy mô nợ công ngoại trừ quãng thời gian ngay sau
chiến tranh thế giới lần thứ 2. Tuy nhiên nếu xét riêng trường hợp 60 nước có mức
nợ cơng tăng cao với quy mơ nợ ban đầu xuất phát từ hơn 60% GDP trở lên thì chênh
lệch giữa lãi suất và tăng trưởng đóng góp nhiều nhất vào sự thay đổi của quy mô nợ
công với 18,1% so với thâm hụt ngân sách ban đầu là 8,9%. Trong 60 trường hợp này


luan an


10
nếu rơi vào nhóm nhỏ hơn có tốc độ tăng quy mơ nợ cơng tăng nhanh thì đóng góp
của chênh lệch lãi suất và tăng trưởng vẫn nhiều nhất với 14,9% so với thâm hụt ngân
sách ban đầu là 12,5%.
Westphal (2021) thống kê chênh lệch lãi suất và TTKT cho 12 quốc gia thuộc
khu vực Euro phát hiện ra trong giai đoạn 1985 - 2017 ở các quốc gia có tỷ lệ nợ công
trên GDP lớn hơn 90%, lãi suất thường lớn hơn tốc độ tăng trưởng trung bình ở mức
1,9, ngược lại với các quốc gia có tỷ lệ nợ cơng nhỏ hơn 90% thì con số này bằng 0,4.
Khi nền kinh tế rơi vào suy thoái những quốc gia nhóm đầu có mức chênh lệch trung
bình là 3,7 trong khi đó những quốc gia ở nhóm dưới chỉ chứng kiến chênh lệch trung
bình là 2,4. Phát hiện của Westphal cho thấy khi tốc độ TTKT càng nhỏ trong tương
quan so sánh với lãi suất thì tỷ lệ nợ công trên GDP càng cao, điều này gián tiếp cho
thấy mức độ NCBV đang suy giảm và ngược lại.
Barrett (2018) xem xét mối quan hệ giữa chênh lệch lãi suất và tốc độ TTKT tới
NCBV đại diện bởi mức trần nợ công. Nghiên cứu của ông chỉ ra rằng trong dài hạn
nếu chênh lệch này âm càng lớn thì mức trần nợ cơng càng được nâng cao, nói cách
khác khi tốc độ tăng trưởng càng cao hơn lãi suất thì nợ cơng càng bền vững và do
đó mức trần nợ công được nâng lên. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng khám phá ra rằng
trong ngắn hạn không thể bác bỏ mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa hai biến này có nghĩa
là lãi suất tăng thì trần nợ cơng có thể cũng tăng. Điều này có thể đến từ việc khi
chính phủ vay nhiều để chi tiêu mà chi tiêu công ở các nước phát triển thường hiệu
quả, dẫn đến lãi suất tăng nhưng đồng thời nó cũng giúp nền kinh tế phục hồi nhanh
hơn đặc biệt nếu nền kinh tế trước đó đang ở trong giai đoạn suy thối, từ đó giúp
củng cố năng lực trả nợ trong tương lai của chính phủ. Trần nợ cơng đại diện cho
NCBV vì thế cũng tăng theo.
Bên cạnh rất nhiều các nghiên cứu tìm ra kết quả tác động một chiều như trên
thì cũng có một vài các nghiên cứu xem xét cả chiều tác động ngược lại từ NCBV lên

chênh lệch lãi suất với tốc độ TTKT. Turner và Spinelli (2012) không chỉ chỉ ra tác
động một chiều từ chênh lệch lãi suất với tốc độ tăng trưởng lên quy mô nợ cơng mà
cịn chỉ ra điều ngược lại ở các quốc gia thành viên OECD. Turner và Spinelli (2012)
chỉ ra rằng việc có một mức lãi suất rất thấp hay nói một cách khác chênh lệch giữa
lãi suất và tốc độ tăng trưởng nhỏ đã giúp cho quy mô nợ công ở các nước OECD giữ
ổn định trong thời kỳ 1995 - 2005. Tuy nhiên cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 - 2009
đã thay đổi tất cả, việc quy mô nợ công tăng rất cao trong giai đoạn này đã khiến cho
lãi suất chính phủ phải chịu cho các khoản vay của mình tăng lên và từ đó làm tăng
chênh lệch giữa lãi suất và tốc độ tăng trưởng. Kết quả này hàm ý nếu khoảng cách

luan an


11
giữa lãi suất với tăng trưởng là nhỏ thì quy mơ nợ cơng nhỏ, ngược lại khoảng cách
này lớn thì quy mô nợ công lớn.
Trong một nghiên cứu hiếm hoi ở phạm vi quốc gia, Shloka (2021) sử dụng dữ
liệu của nền kinh tế Ấn Độ khẳng định rằng tồn tại mối quan hệ nhân quả từ chênh
lệch lãi suất với tốc độ tăng trưởng tới NCBV tuy nhiên ở chiều ngược lại việc gia
tăng tính bền vững của nợ công chưa chắc đã làm gia tăng tăng trưởng hay làm chênh
lệch trên trở nên nhỏ hơn. Ngoài ra khi so sánh với dữ liệu ở các quốc gia khác, Shloka
(2021) nhận thấy rằng nếu chênh lệch âm giữa lãi suất và tốc độ tăng trưởng xảy ra
là vì nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao (lãi suất ở mức bình thường) thì mức độ
gia tăng bền vững nợ công sẽ cao hơn khi so với nền kinh tế cũng có mức chênh lệch
như vậy nhưng tốc độ TTKT lại thấp (lãi suất ở mức rất thấp).
Nhìn chung các nghiên cứu đều gián tiếp chỉ ra khi tốc độ TTKT tăng lên thì
mức độ NCBV sẽ được gia tăng. Mức độ bền vững gia tăng thường được thể hiện
thông qua tỷ lệ nợ công trên GDP ổn định hoặc giảm. Tuy nhiên mối quan hệ trên
thường tồn tại trong dài hạn, trong ngắn hạn có thể sẽ có kết quả khác.
1.2.2 Nghiên cứu về nợ công bền vững tác động đến tăng trưởng kinh tế

Như phân tích trong 1.1, tác giả nhận thấy khơng có nghiên cứu trực tiếp về mối
quan hệ giữa NCBV và TTKT trong đó NCBV được đo lường một cách tổng thể khi
xét tới nhiều thành phần. Lý do là bởi vẫn chưa có một thước đo tổng thể cho NCBV
để từ đó các nhà kinh tế học có thể dựa vào để xem xét mối quan hệ của nó với TTKT.
Tuy nhiên một cách gián tiếp khi xét mối quan hệ của một tiêu chí trong NCBV với
TTKT, mà cụ thể ở đây là tiêu chí tỷ lệ nợ cơng/GDP thì có ba quan điểm xoay quanh
quanh tác động của tiêu chí này lên TTKT, đó là tác động tuyến tính (hoặc tích cực
hoặc tiêu cực), không phát hiện ra tác động và tác động phi tuyến tính (có cả tác động
tích cực và tiêu cực, tính chất tác động sẽ đảo chiều khi tỷ lệ nợ công/GDP vượt qua
một ngưỡng giá trị nhất định). Trong đó hầu hết các nghiên cứu đều phát hiện ra mối
quan hệ phi tuyến tính.
1.2.2.1 Tác động tuyến tính
Mối quan hệ giữa hai biến khơng thay đổi khi các biến thay đổi giá trị được gọi
là mối quan hệ tuyến tính. Các nhà kinh tế học theo trường phái cổ điển là những
người ủng hộ mạnh mẽ quan điểm nợ cơng có quan hệ tuyến tính khơng đổi và cụ thể
ở đây là nợ công tỷ lệ nghịch với tăng trưởng. Các nhà kinh tế học này cho rằng khi
chính phủ dùng nợ để trang trải các khoản thâm hụt ngân sách thì sẽ gia tăng gánh
nặng cho thế hệ tương lai đồng thời giảm đầu tư tư nhân từ áp lực tăng lãi suất, do đó
làm giảm TTKT.

luan an


12
Modigliani (1961) lập luận rằng khi chính phủ vay tiền thì chính phủ sẽ phải
tăng thuế để bù đắp lại các khoản lãi phải trả cho các khoản vay đó. Việc tăng thuế
trong tương lai làm giảm thu nhập của dân chúng nên thực chất tổng nguồn vốn đầu
tư trong nền kinh tế không đổi, chỉ chuyển từ “túi người này sang túi người kia”.
Thêm vào đó, thu nhập kỳ vọng giảm từ việc tăng thuế cũng khơng kích thích đầu tư
để TTKT. Ơng phát biểu rằng “nếu chính phủ đánh thuế, thì người dân cịn ít tiền

trong túi hơn, cho nên mỗi đồng chính phủ chi tiêu sẽ được cân đối bằng một đồng
không được chi ở chỗ khác”
Friedman (1988) cho rằng sự gia tăng của nợ công do thâm hụt ngân sách sẽ
gây áp lực làm tăng lãi suất. Lãi suất tăng đương nhiên sẽ làm giảm đầu tư tư nhân.
Nói một cách khác, Friedman hàm ý tăng nợ công giống như việc chi tiêu công chèn
ép đầu tư tư nhân. Một khi đầu tư tư nhân giảm thì TTKT cũng giảm. Điều này cũng
được các nhà kinh tế học khẳng định sau này trong các nghiên cứu trong dài hạn giữa
quy mô nợ công và TTKT (Elmendorf & Mankiw, 1999; Gale & Orszag, 2003;
Baldacci & Kumar, 2010).
Kumar và Woo (2010) cũng phát hiện ra việc nợ công cao tác động tiêu cực đến
TTKT. Cụ thể đối với các nước phát triển, tỷ lệ nợ công trên GDP tăng 10 điểm phần
trăm có liên quan đến mức tăng trưởng GDP thực tế bình quân đầu người giảm 0,15
đến 0,20 điểm phần trăm.
Presbitero (2005) cũng đồng quan điểm khi cho rằng gánh nặng nợ nần lớn sẽ
có tác động tiêu cực tới tăng trưởng GDP và vì thế cho rằng mối quan hệ chính giữa
nợ và tăng trưởng là nghịch biến. Sử dụng mơ hình dữ liệu bảng động, phân tích của
Presbitero thực hiện trong nhóm các nước đang phát triển đã tìm ra mối quan hệ tỷ lệ
nghịch tuyến tính giữa nợ cơng và tăng trưởng. Đối sánh với các nghiên cứu tìm ra
mối quan hệ phi tuyến tính hình chữ U ngược giữa quy mơ nợ cơng và TTKT, nghiên
cứu cũng thừa nhận ở các nước đang phát triển hoặc mắc nợ ở mức cao thì mối quan
hệ phổ biến giữa nợ và tăng trưởng là nhánh bên phải của chữ U ngược tức là quan
hệ tỷ lệ nghịch, trong khi đó ở nhánh bên trái của chữ U ngược, nơi mà nợ và tăng
trưởng quan hệ tỷ lệ thuận thì thường diễn ra ở các nước cơng nghiệp hóa và ít mắc nợ.
Trái ngược với một loạt quan điểm ở trên, có những nghiên cứu chỉ ra rằng nợ
cơng ở mức hợp lý có tác động tích cực đến TTKT do làm tăng tổng cầu. Đây chính
là quan điểm của trường phái Keynes.
Quan điểm của trường phái Keynes được đưa ra dựa trên hai giả thuyết cơ bản
là: (1) Tổng cung chịu ảnh hưởng của tổng cầu (2) giả thiết nền kinh tế không trong
trạng thái toàn dụng nguồn lực. Keynes đề xuất khi nền kinh tế suy thoái, thất nghiệp


luan an


13
tăng thì chính phủ có thể đưa ra các gói kích cầu để tác động vào nền kinh tế. Các gói
kích cầu này có thể thực hiện bằng cách chính phủ đi vay để tăng chi tiêu công. Việc
tăng tổng cầu sẽ có tác động thúc đẩy tổng cung và từ đó làm tăng TTKT. Eisner
(1984) cho rằng nếu nợ cơng ở mức hợp lý sẽ có tác động làm gia tăng tổng cầu, tăng
tỷ suất lợi nhuận đầu tư từ đó thúc đẩy đầu tư cho dù lãi suất có tăng lên. Ơng đã áp
dụng lý thuyết này trong các phân tích thực chứng và chỉ ra rằng thâm hụt ngân sách
(hay nợ cơng) có quan hệ tỷ lệ thuận với tốc độ tăng trưởng thu nhập. Cũng chung
quan điểm với Eisner là các nghiên cứu của Diamond (1965) và Paul (1992). Các
nghiên cứu này đều cho rằng tăng chi tiêu của chính phủ từ đó tăng nợ cơng trong
ngắn hạn sẽ giúp chính phủ thực hiện các khoản đầu tư đột phá tạo điều kiện thu hút
đầu tư khu vực tư nhân từ đó giúp cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh hơn. Abbas và
Christensen (2007) trong nghiên cứu đối với mẫu gồm 93 quốc gia có thu nhập thấp
và nền kinh tế mới nổi trong giai đoạn từ 1975 đến 2004 cũng tìm ra mối quan hệ tỷ
lệ thuận giữa nợ công và TTKT tuy nhiên đây là mối quan hệ có điều kiện. Hai tác
giả cho rằng trong điều kiện có phối hợp với chính sách tiền tệ, thị trường tài chính
phát triển, chính phủ gia tăng trách nhiệm giải trình thì mối quan hệ này mới tồn tại.
Thảo (2018) xác nhận tác động tích cực của nợ cơng lên tăng trưởng và khơng tìm
thấy dấu hiệu đảo chiều ở một nhóm nhỏ hơn gồm 6 nước ASEAN (Indonesia,
Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam). Trung và Tồn (2014)
cũng tìm thấy mối quan hệ tương tự giữa chi tiêu công đặc biệt chi tiêu công dành
cho y tế, an ninh quốc phịng có tác động tích cực lên tăng trưởng các nước khu vực
Đơng Nam Á giai đoạn 1995 - 2012. Tuy nhiên, cũng có những quan điểm khơng
đồng tình, Gramlich (1989) cho rằng việc sử dụng nợ công để tài trợ cho thâm hụt
ngân sách khơng quan trọng trong việc quyết định tính hiệu quả của chính sách tài
khóa. Patillo và cộng sự (2004) còn chỉ ra kết quả mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa quy
mơ nợ cơng và tăng trưởng có thể đúng trong ngắn hạn nhưng mối quan hệ này sẽ

đảo chiều nếu xem xét nền kinh tế trong dài hạn. Ngồi ra mức độ tác động tiêu cực
của quy mơ nợ công tăng cao lên tăng trưởng lại khác nhau giữa các quốc gia tùy
thuộc vào chất lượng thể chế và trình độ phát triển của thị trường vốn vay trong nước
(Calderon và Fuentes, 2013).
Quan điểm của trường phái Keynes cũng vấp phải sự phản đối của những người
theo trường phái kinh tế Ricardo khi họ cho rằng chi tiêu tăng thêm của chính phủ sẽ
khơng có tác động lên mức thu nhập vì người dân sẽ lập tức tiết kiệm nhiều hơn để
trả thuế tăng lên trong tương lai hoặc bù lại lạm phát cao hơn do chính phủ tăng chi
tiêu trong hiện tại. Lúc này, tác động ròng lên tổng cầu sẽ bằng không.

luan an


14
Bên cạnh các nghiên cứu sử dụng biến tỷ lệ nợ cơng/GDP, cũng có những
nghiên cứu khai thác khía cạnh khác của nợ quốc gia và tìm hiểu mối quan hệ giữa
khía cạnh đó với tăng trưởng. Cụ thể ở đây là biến nợ nước ngoài hoặc nợ nước ngoài
phải trả trong đó có cả phần nợ cơng nước ngồi. Fosu (1996) kiểm định mối quan hệ
giữa TTKT và nợ nước ngoài ở các nước Châu Phi hạ Sahara (Sub - Saharan African
- SSA) thời kỳ 1970 - 1986 bằng phương pháp OLS và phát hiện ra tác động tiêu cực
của nợ nước ngoài lên tăng trưởng ở các quốc gia này. Sử dụng kỹ thuật kiểm định
đồng liên kết đa biến, Karagol (2012) xem xét mối quan hệ dài hạn và ngắn hạn giữa
TTKT và nợ nước ngoài phải trả của Thổ Nhĩ Kỳ giai đoạn 1956 - 1996 và phát hiện
ra mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa nợ nước ngồi phải trả với khơng chỉ tăng trưởng
mà cịn có đầu tư. Warner (1992) và Taghavi (2000) cịn tìm ra hiệu ứng lấn át từ nợ
cơng nước ngồi tới đầu tư của khu vực tư nhân.
Như vậy có thể thấy quan điểm sự gia tăng nợ cơng có tác động tích cực tới tăng
trưởng là quan điểm trong ngắn hạn. Quan điểm này cho rằng nợ cơng góp phần vào
sự phát triển kinh tế trong ngắn hạn là do chính phủ của quốc gia đó đã sử dụng biện
pháp cắt giảm thuế, gia tăng chi tiêu tử đó làm tăng tổng cầu với hệ quả là ngân sách

thâm hụt, nợ công gia tăng. Trong dài hạn khi tiết kiệm quốc dân giảm do nợ công
tăng sẽ dẫn đến khối lượng tư bản ít hơn (do đầu tư giảm) và thu nhập quốc dân thấp
hơn. Khi đến hạn thanh toán quốc gia phải đối mặt với áp lực thanh tốn nợ gốc và
lãi bởi sự tích lũy nợ cơng qua các năm. Đây chính là quan điểm gia tăng nợ cơng có
tác động tiêu cực đối với tăng trưởng và hiệu ứng này thường xảy ra trong dài hạn.
1.2.2.2 Tác động phi tuyến tính
Mối quan hệ tỷ lệ thuận rồi chuyển sang tỷ lệ nghịch giữa hai biến khi một trong
hai biến vượt qua một ngưỡng giá trị nào đấy được gọi là quan hệ phi tuyến tính. Cụ
thể ở đây, tăng trưởng nợ cơng có mối quan hệ tỷ lệ thuận với tăng trưởng khi ở mức
thấp và tỷ lệ nghịch với tăng trưởng khi vượt quá một ngưỡng nhất định. Đây chính
là hướng mà các nhà kinh tế tập trung vào nhiều nhất và có rất nhiều các nghiên cứu
tìm ra được kết quả khẳng định mối quan hệ phi tuyến tính này. Nổi bật nhất có thể
kể đến nghiên cứu của Reinhar và Rogoff (2010). Nghiên cứu đã đưa ra bằng chứng
thực nghiệm về ngưỡng nợ công hay điểm chuyển đổi mà quy mô của nợ cơng (so
với GDP) từ đó trở đi sẽ có tác động tiêu cực tới TTKT. Kết quả được tìm ra từ phân
tích tương quan đơn giản cho thấy tồn tại mối quan hệ phi tuyến tính giữa nợ cơng và
TTKT, đặc biệt là mối quan hệ tỷ lệ nghịch rất mạnh của nợ công với tăng trưởng từ
mức 90% GDP trở lên. Sau đó, rất nhiều tác giả cố gắng kiểm chứng kết luận này của
Reinhar và Rogoff như Afonso và Jalles (2013); Baum và cộng sự (2013); Caner và

luan an


×