Tải bản đầy đủ (.pdf) (247 trang)

Luận án cấu trúc mặt đứng đa lớp nhà phố thích ứng với điều kiện khí hậu thành phố hồ chí minh ứng dụng phương pháp tham số

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.5 MB, 247 trang )

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Phong trào bảo vệ môi trường ra đời từ những năm đầu thập niên 70 của thế kỷ
20 cùng với sự xuất hiện của khái niệm “phát triển bền vững”. Năm 1987, trong báo
cáo “Tương lai chung của chúng ta” của Hội đồng Thế giới về Môi trường và Phát
triển (WCED) của Liên hợp quốc, “phát triển bền vững” được định nghĩa “là sự phát
triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc
đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau” [1].
“Phát triển bền vững” là nhu cầu cấp bách và xu thế tất yếu trong tiến trình phát
triển của xã hội lồi người. Vì vậy, các quốc gia trên thế giới đã đồng thuận xây dựng
thành Chương trình nghị sự cho từng thời kỳ phát triển của lịch sử [1]. Ngành kiến
trúc cũng không thể nằm ngoài xu thế tất yếu này và “phát triển kiến trúc bền vững”
ra đời, đóng góp vào sự phát triển bền vững của quốc gia và của toàn cầu, nhằm bảo
tồn được hệ sinh thái, bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên [22].
Thiết kế kiến trúc phù hợp với khí hậu địa phương, giảm thiểu các tác động xấu
và phát huy tác dụng tốt của môi trường xung quanh là một phần tạo nên nền tảng
trong “phát triển kiến trúc bền vững”. Trong đó, cơng tác quy hoạch luôn phải được
quan tâm đầu tiên từ việc đánh giá các hướng tác động của môi trường, các đặc trưng
khí hậu, địa hình cũng như hình thái của đơ thị... Sau đó, từng tiểu khu được xem xét
đến, ví dụ như lựa chọn các giải pháp thiết kế cho một tổ hợp nhà, tuyến phố ... Cuối
cùng là việc lựa chọn vị trí, hướng, kiểu dáng cơng trình riêng lẻ... cho phù hợp. Đối
với các cơng trình ít tầng và liền kề trên những tuyến phố cũ hay các khu phố mới ở
TP.HCM, mặt đứng đóng vai trị quan trọng. Đây chính là thành phần kiến trúc ngăn
cách giữa bên trong và bên ngồi cơng trình, góp phần to lớn trong việc tạo điều kiện
tiện nghi nên phải được nghiên cứu có hệ thống. Mặt đứng đa lớp (MĐĐL) là thuật
ngữ thể hiện cấu tạo nhiều lớp, tầng bậc của phần vỏ bao che trên mặt đứng cơng
trình trong đô thị.



2

Nhằm đánh giá trước mức độ hoàn thiện của kiến trúc người ta xem xét đến tính
hiệu quả của giải pháp kiến trúc đó như hiệu quả về mặt năng lượng, hiệu quả về mặt
tiện nghi, hiệu quả về mặt kinh tế, hiệu quả về kết cấu chịu lực, hiệu quả thẩm mỹ...
Ở nửa sau thế kỉ 20, lý thuyết về “Thiết kế kiến trúc dựa trên hiệu quả” (performancebased building design) đã được hình thành và ứng dụng vào thực tế. Gibson (Ủy ban
kiến trúc và xây dựng quốc tế CIB 1982) đã đưa ra quan điểm cơ bản cho lý thuyết
này như sau: “Đầu tiên và quan trọng nhất là tư duy và làm việc phải hướng đến kết
quả chứ khơng phải là chọn phương tiện... cơng trình được xây dựng với mục đích và
kết quả gì chứ không phải là xây dựng như thế nào...”. Đầu thiên niên kỉ thứ 3, tiến
trình “Thiết kế dựa trên Hiệu quả” đã được đẩy nhanh hơn nhờ sự phát triển mạnh
mẽ của công nghệ thông tin, sự tiến bộ vượt bậc của khoa học máy tính cùng với các
cơng cụ hỗ trợ thiết kế (CAD), các phương tiện phần mềm mơ phỏng trên máy tính,
các phương pháp kỹ thuật v.v...
Để đảm bảo tính hiệu quả, thiết kế kiến trúc ứng dụng phương pháp tham số
(PPTS) làm một trong những giải pháp nổi trội. Trong đó, kiến trúc được biểu diễn
dưới dạng là tập hợp các tham số đầu vào. Khi cho giá trị các tham số thay đổi thì kết
quả đầu ra cũng thay đổi, so sánh các kết quả với nhau thì có thể xác định được kết
quả tối ưu ứng với giá trị cụ thể của các tham số đó. Thiết kế kiến trúc theo PPTS
giúp chúng ta đánh giá trước mức độ hiệu quả của các phương án kiến trúc gần giống
nhau. Từ đó, có cơ sở để đưa ra quyết định phương án phù hợp nhất.
Thiết kế kiến trúc theo PPTS còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Một số KTS đã tìm
tịi và nghiên cứu sử dụng phương pháp này nhưng chỉ dừng lại trong việc tạo hình
và số lượng các cơng trình chưa nhiều. Riêng về đánh giá hiệu quả vi khí hậu của mặt
đứng (MĐ) nhà phố thì phương pháp này hầu như chưa được tập trung nghiên cứu và
ứng dụng có hệ thống. Khi đó, để cho các giải pháp thiết kế mặt đứng nhà phố đạt
hiệu quả cao trong việc giảm thiểu tác động xấu của mơi trường thì cần sử dụng
phương pháp mang tính định lượng là thiết kế theo PPTS.
Chính vì vậy, thiết lập “CẤU TRÚC MẶT ĐỨNG ĐA LỚP NHÀ PHỐ THÍCH

ỨNG VỚI ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ỨNG DỤNG
PHƯƠNG PHÁP THAM SỐ” là cần thiết, qua đó đưa ra hướng điều chỉnh, cải tạo


3

hoặc xây mới nhà phố trên các tuyến phố TMDV, phù hợp với khí hậu TP.HCM
(trong bối cảnh cụ thể).
2. Mục đích nghiên cứu
Thiết lập mặt đứng nhà phố thích ứng với điều kiện khí hậu TP.HCM nhằm
giải quyết mối quan hệ giữa kiến trúc với khí hậu.
Để đạt được mục đích nêu trên, những nhiệm vụ cụ thể được đưa ra là:
- Cấu trúc hoá mặt đứng và tổ hợp thành các trường hợp cấu trúc → tham số
hóa cấu trúc mặt đứng (xây dựng HTTS cho cấu trúc) → xây dựng mơ hình tham số
hóa, các biến thể và các giá trị khảo sát của tham số (Xây dựng dữ liệu đầu vào cho
PPTS)
- Mô phỏng trên máy tính theo các giá trị khảo sát của tham số
- Đề xuất phương pháp tính mức độ thích ứng với điều kiện khí hậu theo dữ
liệu mơ phỏng đầu ra → tìm giá trị thích hợp cho HTTS của cấu trúc theo phương
pháp tính (Xử lý dữ liệu đầu ra của PPTS)
- Chi tiết hóa giải pháp kiến trúc cho các loại mặt đứng nhà phố khác nhau.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là kiến trúc mặt đứng nhà phố có chức năng
ở kết hợp với TMDV
4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Giới hạn thời gian: áp dụng đến năm 2040 theo chiến lược và tầm nhìn phát
triển TP.HCM.
Giới hạn về khu vực nghiên cứu: nghiên cứu nhà phố trên các tuyến phố
TMDV tại khu trung tâm cũ TP.HCM. Những nhà phố được lựa chọn khảo sát là
những nhà phố có mặt đứng mang những đặc điểm chung trên toàn tuyến và chịu tác

động nhiều bởi nắng hướng Tây, bởi đây là hướng bất lợi nhất.
Phạm vi nghiên cứu:
-

Coi giá trị các tham số khí hậu là cố định, cịn giá trị các tham số kiến trúc
được thay đổi để tìm kết quả mong muốn.

-

Tập hợp các thành phần trên mặt đứng nhà phố TMDV.

-

Lựa chọn nghiên cứu về tiện nghi nhiệt và ánh sáng.


4

5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra khảo sát: Sử dụng mẫu phiếu điều tra hiện trạng kiến
trúc mặt đứng để thu thập thông tin, đặc điểm và mối liên hệ giữa các thành phần của
đối tượng nghiên cứu qua đó rút ra cấu trúc chung.
Phương pháp phân tích, tởng hợp: sưu tầm, tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu
trong nước và quốc tế có liên quan đến đề tài. Sau đó phân tích và xử lý tài liệu nhằm
tạo những cơ sở nghiên cứu cho đề tài.
Phương pháp mô phỏng và thực nghiệm khoa học:. Sử dụng các công cụ, các
máy chuyên dụng để đo đạc, xử lý và tổng hợp các số liệu thực tế. Dùng các phần
mềm có độ tin cậy để mơ phỏng trên máy tính
Phương pháp xin ý kiến chuyên gia: tổ chức các buổi chuyên đề về các vấn đề
liên quan đến đề tài. Đồng thời tổ chức các hội thảo nhỏ xin ý kiến chuyên gia.

Phương pháp tham số: thử các giá trị khác nhau của các tham số kiến trúc để
tìm giá trị thích hợp dưới sự trợ giúp của phần mềm máy tính.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Tạo điều kiện thuận lợi cho KTS thiết kế kiến trúc ứng dụng PPTS qua việc
cấu trúc hóa mặt đứng nhà phố sau đó tham số hóa cấu trúc này.
- Giúp cho các KTS đơn giản hóa việc lựa chọn giải pháp & nâng cao hiệu quả
thiết kế kiến trúc nhà phố nói chung và nhà phố tại TP.HCM nói riêng thông qua hệ
thống các biến thể phù hợp.
- Bổ sung vào nội dung nghiên cứu kiến trúc, vào chương trình khung đào tạo
KTS cũng như bổ sung vào cơ sở dữ liệu cho hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn và sổ
tay thiết kế, góp phần nâng cao năng lực trong công tác quản lý nhà nước.
7. Những đóng góp mới của luận án
- Đề xuất quan điểm, nguyên tắc và hệ thống tiêu chí về xây dựng mặt đứng
nhà phố thích ứng với điều kiện khí hậu TP.HCM ứng dụng PPTS
- Định lượng được mặt đứng nhà phố thông qua cấu trúc hóa mặt đứng nhà
phố (chia mặt đứng thành các lớp với các thành phần và mối quan hệ), tham số hóa
cấu trúc (biểu diễn cấu trúc MĐĐL nhà phố thành hệ thống tham số), mơ hình tham
số hóa cấu trúc và các biến thể.


5

- Đề xuất hướng tiếp cận mới cho KTS trong việc thiết kế định lượng, đặc biệt
là ứng dụng PPTS vào thiết kế kiến trúc nói chung và nhà phố nói riêng.
- Đóng góp vào hệ thống lý luận về kiến trúc hiệu quả qua đề xuất phương
pháp tính mức độ thích ứng của cấu trúc.
8. Cấu trúc luận án
Luận án bao gờm 3 phần chính: phần mở đầu, phần nội dung có 3 chương và
phần kết luận. Trong đó, chương 1 (36 trang) là tổng quan về đề tài nghiên cứu,
chương 2 (45 trang) là cơ sở khoa học và chương 3 (47 trang) là kết quả nghiên cứu.

SƠ ĐỒ CẤU TRÚC LUẬN ÁN


6

CHƯƠNG 1: TỞNG QUAN VỀ MẶT ĐỨNG NHÀ PHỐ THÍCH ỨNG VỚI
ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU

1.1 Các định nghĩa và khái niệm
Theo định nghĩa của The Pew Research Center on Global Climate Change (Tổ
chức nghiên cứu về biến đổi khí hậu tồn cầu), vỏ bao che tịa nhà là giao diện giữa
khơng gian bên trong (KGBT) của tịa nhà và mơi trường bên ngồi, bao gờm các bức
tường, mái nhà, và nền móng – có chức năng như một rào cản nhiệt, đóng vai trị
quan trọng trong việc xác định lượng năng lượng cần thiết để duy trì mơi trường thoải
mái trong nhà so với mơi trường bên ngồi. Ngồi ra Cleveland, Cutler J. và
Christopher G. Morris (2009) cũng đưa ra một định nghĩa tương tự: “Vỏ bao che toà
nhà là bộ phận phân cách vật lý giữa môi trường bên trong và bên ngồi của tịa nhà.
Lớp vỏ bao che giúp duy trì mơi trường vi khí hậu và cùng với các hệ thống điều hịa
cơ khí kiểm sốt khí hậu bên trong cơng trình”.
Mở rộng định nghĩa về vỏ bao che ở trên, vỏ bao che đa lớp (VBCĐL) (hay
không gian vỏ bao che) là tập hợp các thành phần kiến trúc và các khoảng không gian
đệm ngăn cách khơng gian kiến trúc với khơng gian đơ thị có ảnh hưởng đáng kể đến
tiện nghi vi khí hậu bên trong cơng trình. Các thành phần này gờm tường, vách, mái,
hệ chắn nắng, cây xanh, mặt đường, vỉa hè, khoảng đệm... liên kết với nhau tạo thành
các lớp vỏ ứng với vị trí khác nhau so với KGBT cơng trình.

Hình 1.1 Vỏ bao che đa lớp và yếu tố tác động
Các thành phần thuộc các lớp vỏ được chia thành 2 nhóm là thành phần theo
phương ngang, gọi tắt là thành phần ngang (TPN) và thành phần theo phương đứng,



7

gọi tắt là thành phần đứng (TPĐ). TPN hợp với mặt đất 1 góc nhỏ hơn 45 độ và TPĐ
hợp với mặt đất 1 góc lớn hơn 45 độ.
Dựa vào số lớp vỏ là số lần các tác động bên ngoài phải đi qua để vào đến
KGBT cũng như cách bố trí và số lượng các TPN và TPĐ, có thể chia VBCĐL kiến
trúc thành các dạng: dạng 0,5 lớp, 1 lớp, 1.5 lớp, 2 lớp, 2.5 lớp, 3 lớp… (Hình 1.1).
Theo Loonen (2013), vỏ bao che thích ứng với điều kiện khí hậu (Climateadaptive building shell – CABS) là vỏ bao che có khả năng ứng xử một cách bị động
hoặc biến đổi linh hoạt một cách chủ động ứng với sự thay đổi về mơi trường khí hậu
nhằm đảm bảo tiện nghi bên trong. CABS được thiết kế tốt có hai chức năng chính:
góp phần tiết kiệm năng lượng để sưởi ấm, làm mát, thơng gió và chiếu sáng và có
tác động tích cực đến chất lượng mơi trường trong nhà.
Nhà phố TMDV được xem là loại nhà liên kế hay nhà lô phố tại các đô thị có
các tầng dưới để kinh doanh thương mại hoặc làm dịch vụ và các tầng trên để ở
(shophouse). Loại công trình này có mặt tiền hẹp nhưng có độ sâu về phía sau đáng
kể, 2 mặt bên và mặt phía sau hầu như liền sát với nhà bên cạnh dẫn đến các tác động
của tự nhiên chủ yếu lên mặt trước và phần mái của cơng trình. Trong luận án này,
nhà phố TMDV được gọi tắt là nhà phố.
Mặt đứng nhà phố là phần vỏ bao che theo phương đứng của nhà phố bao
gồm nhiều thành phần vật chất và các khoảng khơng gian đệm, đóng vai trị trung
gian ngăn cách giữa KGBT và khơng gian đường phố (Hình 1.2). Thông qua mặt
đứng, các tác động của môi trường tự nhiên được thay đổi đáng kể trước khi vào đến
KGBT nhà phố. Mặt đứng nhà phố thích ứng với điều kiện khí hậu là mặt đứng
được lựa chọn thiết kế và xây dựng nhằm hạn chế các tác động xấu và phát huy những
tác động tốt của điều kiện khí hậu địa phương nhằm đảm bảo tiện nghi bên trong.
Mặt đứng nhà phố bao gồm nhiều thành phần vật chất nhân tạo cấu thành. Các
thành phần này cần được phân tích về những đặc tính nổi trội và mối liên hệ giữa các
thành phần cũng cần được làm rõ. Dựa trên góc hợp với mặt đất, các thành phần được
chia thành các thành phần theo phương ngang (gọi tắt là thành phần ngang) và các

thành phần theo phương đứng (gọi tắt là thành phần đứng) (Hình 1.2)


8

GIỚI HẠN MẶT ĐỨNG NHÀ PHỐ
RANH LỘ GIỚI

TÁC ĐỘNG BÊN NGOÀI

KHOẢNG KG ĐỆM
THÀNH PHẦN NGANG
THÀNH PHẦN ĐỨNG

Hình 1.2 Mặt đứng nhà phố với các thành phần và các yếu tố tác động bên ngoài
Thành phần ngang (TPN) là các thành phần có bề mặt hợp với mặt đất 1 góc
nhỏ hơn 45 như lối đi bộ, sân trống, ban công, lô gia, sân thượng, phần mái tại cao
độ chuẩn mặt tiền, bồn hoa, thảm cỏ…
Thành phần đứng (TPĐ) là các thành phần có bề mặt hợp với mặt đất 1 góc
lớn hơn 45 như vịm lá cây xanh, tường ngồi, cửa sổ, cửa đi, cổng rào, bồn cây ban
công, hệ lam đứng, khung quảng cáo…
Thiết kế mặt đứng nhà phố chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố tự nhiên, yếu tố kinh
tế xã hội, yếu tố công nghệ, yếu tố quy hoạch. Trong đó, yếu tố tự nhiên bao gờm địa
hình, địa chất, thủy văn, thảm thực vật... và khí hậu. Yếu tố khí hậu bao gờm: nhiệt
độ, độ ẩm khơng khí, địa nhiệt, chế độ nắng, mưa, gió và các hiện tường thời tiết bất
thường [33]. Tùy thuộc vào nhu cầu tiện nghi bên trong nhà mà các yếu tố này được
khuếch đại hoặc giảm nhẹ khi tác động lên mặt đứng. Đây là bộ phận có ảnh hưởng
rất lớn đến cuộc sống bên trong nhà của con người và phụ thuộc rất nhiều vào các
điều kiện khí hậu. Trong đó, những yếu tố tích cực (ánh sáng, gió mát…) thì phải tận
dụng, cịn những yếu tố bất lợi như nắng hướng Tây, gió Lào, bức xạ nhiệt cao, mưa…

thì phải giảm thiểu bằng các giải pháp thiết kế và các trang thiết bị cơng trình.
Các yếu tố xã hội bao gờm mơi trường văn hóa, “sinh thái nhân văn”, văn hóa
vật thể và văn hóa phi vật thể… Các yếu tố này ảnh hưởng đến kiến trúc qua hình
thái, tính chất địa phương và đặc biệt là cơng dụng của mặt đứng cơng trình. Đối với


9

mặt đứng nhà phố, ảnh hưởng này rất rõ rệt lên sự bố trí các thành phần do quan điểm
khác nhau về thẩm mỹ, các kinh nghiệm dân gian liên quan đến phong thủy và tín
ngưỡng... Mỗi dân tộc đều có những thói quen riêng, truyền thống văn hóa riêng, định
cư ở những vùng địa lý khác nhau… cho nên hình thành nên những bài học, những
giải pháp thiết kế kiến trúc riêng tùy theo các đặc thù của dân tộc đó.
Hiện nay trong xu thế tồn cầu hóa, với sự phát triển mạnh mẽ của phong cách
quốc tế hóa trong kiến trúc, việc bảo tồn và phát huy những giá trị của kiến trúc truyền
thống được đặt ra vô cùng cấp thiết. Vì vậy, sáng tạo kiến trúc cần phải phát huy tối
đa những tinh hoa của kiến trúc truyền thống, bản sắc văn hóa kiến trúc, đờng thời
phải biết vận dụng các thành tựu khoa học tiên tiến, đưa hơi thở của thời đại vào các
tác phẩm kiến trúc để các cơng trình kiến trúc vừa mang tính hiện đại vừa mang đậm
những nét văn hóa của dân tộc. Các vấn đề về lứa tuổi, giới tính, về mức thu nhập xã
hội... cũng ảnh hưởng đến cách bố trí các thành phần trong mặt đứng nhà phố.
Yếu tố công nghệ thường được thể hiện ở 2 mặt là vật liệu và trang thiết bị
cơng trình. Cơng nghệ truyền thống thường sử dụng vật liệu như tường gạch chịu lực,
khung sàn bê tông cốt thép...Ngày nay, sự phát triển của công nghệ vật liệu cũng như
các hệ thống trang thiết bị tiên tiến như hệ thống mặt đứng thông minh, hệ thống các
cảm biến khí hậu tích hợp trong cơng trình... có ảnh hưởng to lớn đến các giải pháp
thiết kế kiến trúc trong đó có mặt đứng nhà phố. Trong quá khứ, hệ thống vách, cửa
sổ cách âm cách nhiệt có cấu tạo khá phức tạp và chưa tối ưu thì hiện nay cơng nghệ
đã giúp giải quyết vấn đề này khá triệt để. Mặc dù đều là các giải pháp thiết kế bị
động để TKNL sử dụng cho cơng trình nhưng các giải pháp với cơng nghệ tiên tiến

có hiệu quả hơn rất nhiều.
Ngày nay, do sức hút lớn của các thành phố lớn dẫn đến hiện tượng bùng nổ
dân số, nhu cầu phát triển tăng cao, quy hoạch thành phố cũng đã được điều chỉnh
mở rộng dẫn đến cấu trúc mặt đứng cũng cần có những thay đổi cho phù hợp.
Ngồi ra, bộ mặt đơ thị nói chung và bộ mặt tuyến phố nói riêng chịu ảnh
hưởng bởi hình thức mặt đứng nhà phố. Thiết kế mặt đứng nhà phố cần được “tự do
trong khuôn khổ” nhằm bảo tính trật tự, quy củ, tạo ra nét đặc trưng của đô thị, thu
hút khách hàng và khách du lịch.


10

1.2 Thực tiễn mặt đứng nhà phố tại các nước có điều kiện tương đờng và tại Việt
Nam
1.2.1 Tại các nước có điều kiện tương đồng
Với đối tượng là mặt đứng nhà phố, một số đô thị ở một số nước cũng có liên
quan do cũng có các đặc điểm về tự nhiên xã hội tương đồng với Việt Nam và cũng
có thể loại cơng trình là nhà phố (shophouse). Thực tiễn cho thấy đối tượng này đâu
đó đã được nghiên cứu nhưng chưa có tính đờng bộ.
Thủ đơ Bangkok, Thailand

Hình 1.3 Mặt đứng nhà phố tại các tuyến phố TMDV ở Bangkok
Từ 1 thị trấn nhỏ trong vương quốc Ayutthaya vào thế kỉ 15, Bangkok nhanh
chóng mở rộng nhờ thương mại và trở thành nơi tọa lạc của 2 thủ đô là Thonburi vào
năm 1768 và Rattanakosin năm 1782. Thành phố phát triển mạnh mẽ từ những năm
1960 đến 1980 và ngày nay đóng vai trị quan trọng hàng đầu về chính trị, kinh tế,
giáo dục và truyền thơng của nước Thái Lan hiện đại. Sự phát triển nhanh chóng của
Bangkok trong q trình phát triển và quy hoạch đô thị đã dẫn đến một cảnh quan đô
thị không đồng nhất và các hệ thống cơ sở hạ tầng không đầy đủ.



11

Ở Bangkok, có rất nhiều các tịa nhà cao tầng được nhìn thấy từ trên cao; tuy
nhiên ở cấp độ đường phố, phần lớn các cơng trình được nhìn thấy là các tòa nhà từ
3-5 tầng (nhà phố) được xây dựng dọc theo các con đường với các hình thức mặt
đứng khác nhau.
Do ít bị kiểm sốt chặt chẽ bởi quy hoạch, các căn nhà phố đã được lan rộng
khắp thành phố và có thể dễ dàng tiếp cận. Ngồi ra, một trong những lý do chính
khiến nhà phố trở nên phổ biến vì khả năng thay đổi để phù hợp với chức năng sử
dụng. Nhà phố đã được phát triển để phục vụ chức năng của cả cư trú và thương mại.
Các tầng thấp thường được sử dụng hoặc cho th để làm văn phịng, cửa hàng tạp
hóa nhỏ, phịng khám y tế, kinh doanh cơng nghiệp nhỏ, qn cà phê … các tầng trên
thường được sử dụng để làm nơi cư trú hoặc các mục đích khác. Có thể thấy, chủ
nhân các căn nhà phố có thể điều chỉnh hoặc thay đổi các không gian nội thất theo ý
muốn. Tuy nhiên, đa phần chú trọng đến yếu tố kinh tế nhằm mục đích mang lại nhiều
lợi nhuận hơn là đảm bảo chất lượng sống bên trong đặc biệt là thiếu ánh sáng tự
nhiên và thơng gió.
Mặt đứng nhà phố tại Bangkok có đặc điểm tơn trọng tối đa phần vỉa hè cho
người đi bộ. Phần cơng trình trên tầng 2 nhô ra rất xa từ 2-3m so với tầng trệt đảm
bảo che nắng và che mưa cho du khách đi bộ bên dưới (Hình 1.3). Ngồi ra giải pháp
này cũng làm giảm BXMT truyền vào không gian kinh doanh bên dưới tầng trệt. Với
những khu vực chịu nhiều tác động bởi nắng hướng Tây mà lượng du khách q đơng,
người dân tận dụng một phần lịng đường để làm lối cho người đi bộ hoặc thậm chí
bn bán bằng việc bố trí thêm các tấm dù, bạt …
Thị trấn Pak chong, Nakhon Ratchasima, Thailand
Pak Chong là huyện lớn nhất của tỉnh Nakhon Ratchasima. Huyện này là cửa
ngõ về phía đơng bắc (Isan) của Thái Lan từ khu vực miền trung, có đường chính đi
qua khu vực dãy núi Sankamphaeng nằm ở phần phía Nam của huyện. Phía Nam của
huyện thuộc một phần của công viên quốc gia Khao Yai – công viên đầu tiên và lớn

nhất Thái Lan. Trong công viên là thượng nguồn của sông Takhong, một nhánh của
sơng Mun. Takhong là ng̀n nước chính của thành phố Nakhon Ratchasima. Khí


12

hậu tại đây mang đặc trung của khí hậu nhiệt đới, nắng nhiều, mưa nhiều, độ ẩm
tương đối cao.
Các nhà phố ở đây đa phần được xây dựng cách đây khoảng vài chục năm và có mặt
đứng ít linh hoạt, thiếu thành phần cây xanh và hệ lam che. Người dân sử dụng các
giải pháp tự phát như thêm rèm, bạt, phơng để chắn nắng hướng Tây (Hình 1.4).

Hình 1.4 Mặt đứng nhà phố tại thị trấn Pak Chong
Thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia
Kiến trúc Kuala Lumpur là sự pha trộn giữa ảnh hưởng từ kiến trúc thuộc địa
cũ, truyền thống châu Á, cảm hứng Hồi giáo Mã Lai, hiện đại, và hậu hiện đại. Kuala
Lumpur là một thành phố tương đối trẻ so với các thủ đô Đông Nam Á khác, hầu hết
các tòa nhà thuộc địa tại thành phố được xây dựng vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ
20. Các tòa nhà này mang phong cách hay kiến trúc Moor (Mughal), Tudo, Tân Goth


13

hay Hy Lạp-Tây Ban Nha. Hầu hết kiểu dáng được chỉnh sửa để có thể sử dụng tài
nguyên địa phương và thích nghi với khí hậu địa phương vốn quanh năm nóng ẩm.

Hình 1.5 Mặt đứng nhà phố tại Kuala Lumpur
Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, có nhiều nhà phố thương mại (Shophouse)
được xây dựng. Các cơng trình này thường có hai tầng với tầng trệt dùng làm nơi mua
bán và tầng trên dùng làm nơi ở, được xây dựng quanh trung tâm thành phố cũ và lấy

cảm hứng từ truyền thống kiến trúc của người Hoa Eo biển và người châu Âu. Trải
qua thời gian, một số những nhà phố thương mại phải nhường chỗ cho sự phát triển
các tịa nhà mới song nhiều nhà vẫn tờn tại cho đến ngày nay tại xung quanh các khu
vực Medan Pasar, phố Trung Hoa, Jalan Tuanku Abdul Rahman, Jalan Doraisamy,
Bukit Bintang và Tengkat Tong Shin. (Nguồn: Gurstien, 1985, Malaysia Architecture
Heritage Survey)
Thông thường, một sân mở được thiết kế ở giữa điếm ốc để cung cấp ánh sáng
tự nhiên và thông gió cho tồn bộ cấu trúc. Phía trước các cửa hàng đều được yêu cầu
có một lối đi có mái che rộng khoảng 1.5-2m (gọi là kaki lima bằng tiếng Malaysia)
dọc theo mặt tiền đường phố, nhằm che nắng cho người đi bộ trong mùa hè, giữ cho


14

khô trong mùa mưa và nơi trú ẩn từ giao thơng xe cộ. Ý tưởng nổi bật này có từ năm
1573, khi Phillip II của Tây Ban Nha đưa ra nghị định tương tự cho các cơng trình
xây dựng ở Nam Trung Quốc, và cũng có thể được thấy trong các tịa nhà lịch sử
Manila và Singapore (Hình 1.5).
Georgetown, Penang, Malaysia
Thành phố nằm trên hịn đảo nhỏ ngồi khơi Bán đảo Mã Lai, nơi sinh sống
của các dân tộc Hoa (chủ yếu là người Hokkien và những người Hoa Nam khác). Sau
khi độc lập, thành phố trở thành một phần của Malaysia.

Hình 1.6 Mặt đứng nhà phố tại Georgetown
(Nguồn: />So với đa số các thành phố ở châu Á mang nét hiện đại đặc trưng của giai đoạn
cuối thế kỉ 20 đầu thế kỉ 21 (những tòa nhà chọc trời bằng kính và thép), Georgetown
mang nét của một thị trấn cũ, cảnh quan được bảo tờn hài hịa với những ngơi nhà
khiêm tốn và một vài cơng trình liên quan đến giai đoạn thuộc địa. Loại hình kiến



15

trúc tiêu biểu nhất cho Georgetown là nhà phố mang nét đặc trưng của người Hoa ở
khu vực trung tâm cũ, được dùng làm cửa hàng và nơi cư trú. Khu phố cổ đã được
UNESCO xếp hạng hiện nay thu hút rất nhiều du khách và hầu hết họ đến vì bãi biển
đẹp và đờ ăn ngon.
Mặt đứng ở tầng trệt các căn nhà phố được bố trí lùi vào một khoảng chừng
1,5 mét (5 foot) và kết nối với với các căn nhà khác để làm lối đi bộ tránh mưa nắng.
Các ngơi nhà này được trang trí tương đối bắt mắt và tương đờng về tổng thể hình
khối (Hình 1.6). Đây đều là những ngơi nhà có quy mô khiêm tốn, nhưng đa số rất
phong phú và đa dạng về trang trí chi tiết, lấy cảm hứng từ cả phương Tây (mái vòm
thời Phục hưng, cột Corinthian, rèm Venice) và từ phương Đơng (cửa sổ hình cánh
bướm, gương phong thủy, gạch lát nhiều màu sắc).
Về nhiều mặt, Georgetown mang đặc trưng của người Hoa còn hơn cả một số
nơi tại Trung Quốc do có sự thay đổi nhiều về văn hóa trong vịng 60 năm ở đại lục.
Colombo, Sri Lankan
Nhà phố ở Sri Lankan là một hiện tượng kiến trúc, đóng góp vào q trình
phát triển của kiến trúc nhiệt đới. Hầu hết các các nhà phố ở Ambalangoda và miền
Nam bị phá hủy do quá trình mở rộng đường phố. Ngày nay, do giá đất ngày càng
tăng, người dân tin rằng sở hữu một căn nhà ở truyền thống là một biểu tượng của
nghèo đói, họ chuộng các cơng trình hiện đại bằng bê tơng và kính [68]. Điều này
dẫn đến các nhà phố truyền thống có nguy cơ biến mất gây ra các hệ lụy không tốt.
Do đó việc bảo tờn các nhà phố truyền thống là quan trọng.
Có một số yếu tố nhất định trong mặt đứng nhà phố có ng̀n gốc từ thời kỳ
thuộc địa ảnh hưởng đến kiến trúc hiện đại Sri Lankan. “Ban công và mái nhà nhô ra
được chống đỡ bằng các cột gỗ chạm khắc tinh xảo và ban công được bao bọc bởi
những tấm chắn bằng gỗ tốt hoặc giàn ”(Robson, 2016), chi tiết này là đặc trưng của
một cửa hàng tại vùng thuộc địa với những cột gỗ được người Hà Lan đưa vào sử
dụng theo kiểu cổ điển phương Tây như thức cột Tuscan (Lewcock, Sansoni,
Sennanayake, 1998). Bên cạnh đó, sự xuất hiện các loại cửa chớp, cửa có mái che,

các khơng gian trong phịng được đóng trần ở khắp mọi nơi đã thay thế những mái
nhà mở trong nội thất, cầu thang trung tâm bằng gỗ đánh bóng thể hiện sự khéo léo


16

của những người thợ địa phương cho thấy sự phát triển của nhà phố trong thời thuộc
địa Anh. Một chi tiết khác có thể được quan sát thấy trên mặt đứng những ngôi nhà
trên đường từ Colombo đến Galle là phần mái nhà thường vươn xuống thấp đến gần
hiên để chặn bức xạ mặt trời và mưa (Lewcock, Sansoni, Sennanayake, 1998). Ngoài
ra một số bức tường được đục các lỗ rỗng cho phép khơng khí và gió xun qua, đờng
thời giảm độ chói của mặt trời. Những các đặc điểm kiến trúc này chứng minh rằng
những căn nhà phố đã được xây dựng với mối quan tâm cao nhất về việc chống chọi
với khí hậu nhiệt đới ở Sri Lankan (Hình 1.7).

Hình 1.7 Mặt đứng nhà phố tại Colombo, Sri Lankan
(Nguồn: />1.2.2 Tại Việt Nam
Khu phố cũ Hà Nội
Trên đường phố Hà Nội có rất nhiều nhà phố với các kiểu cũ và mới đan xen.
Mảnh ghép đầu tiên tạo nên bức tranh mn hình vạn trạng ấy là những ngơi nhà
mang dấu ấn của kiến trúc Pháp (Hình 1.8). Phát triển song song với quá trình khai


17

thác thuộc địa, đến nay, những ngôi nhà này nằm rải rác trên nhiều con phố, nhưng
tập trung nhiều nhất ở các tuyến phố cũ.
Mặt đứng các ngôi nhà này thường được thiết kế đồng bộ với màu sắc, vật liệu
và các chi tiết trang trí thống nhất.


Hình 1.8 Mặt đứng nhà phố kiến trúc Pháp tại phố cổ Hà Nội
Ngồi ra, các ngơi nhà cở (Hình 1.9) trên những con phố này là những kiến
trúc đặc trưng và có giá trị di sản. có kiến trúc nhà ba gian được bố trí thành nhiều
lớp cách nhau bằng một sân nhỏ phát triển chủ yếu theo nhu cầu cụ thể cuộc sống
một gia đình có người vợ là tiểu thương hay người chồng là thợ thủ công. Những ngôi
nhà cổ được lợp hai lớp ngói khơng liền mái, ở giữa là những bức tường xây gạch
giật cấp, ngăn cách với những ngôi nhà bên cạnh. Đặc biệt, vật liệu trát tường không
phải vôi vữa mà là vôi trộn với cát và mật mía, mỗi lớp cao hai tầng, mái dốc lợp ngói
vảy rờng. Dầm, dui, mè… làm bằng gỗ lim, dổi, vàng tâm với những tấm ván dài.


18

Hình dáng đặc trưng của nhà Hà Nội ở các phố cũ là hình ống. Những căn nhà
Hà Nội xưa có mặt tiền khoảng 3 - 5 m, sâu chừng chục mét, chia làm hai dãy, chiều
cao thường là tầng rưỡi hoặc đôi khi hai tầng, quay ra mặt phố. Cá biệt cũng có những
ngơi nhà cổ như số 47 Hàng Bạc, mặt tiền tới 7 m, chiều dài chia ba lớp nối nhau.
Người Hà Nội đã bố cục khéo léo hệ thống các phòng, gác lửng, sân trong đáp ứng
nhu cầu đa dạng của cuộc sống. Nhờ thế mà tuy không lớn nhưng mỗi ngôi nhà cổ
Hà Nội vẫn có diện tích dành làm nơi bán hàng, làm hàng, nơi thờ cúng, tiếp khách,
nơi ngủ, hóng mát… Khơng gian ngôi nhà ống là một không gian kiến trúc gần như
thống nhất do đó, dù chật hẹp mà khơng khí vẫn lưu thơng, ngơi nhà vẫn có nơi để
“thở”. Kiểu kiến trúc đó nhằm đảm bảo thơng gió và lấy sáng cho không gian sống
của các căn nhà.

Hình 1.9 Mặt đứng nhà phố cổ tại phố cổ Hà Nội
Theo GS.TS.KTS. Phạm Đình Việt nhận định trên Tạp chí kiến trúc số 8 năm
2006, người Kinh chỉ quen với việc làm nhà theo chiều ngang nhà chữ nhất nên khi
chuyển sang làm nhà theo chiều dọc họ lấy ngay hệ khung nhà nông thôn truyền thống
với một gian thường từ 2,1m đến 2,5m xếp dọc và để ở giữa một khoảng sân hở sau



19

này gọi là giếng trời. Điều này có thể nhận biết được qua các ngôi nhà số 42 phố
Hàng Cân, 12 Hàng Buồm, 87 Mã Mây... Sau này do lâu ngày các cột gỗ bị hỏng,
người dân thay bằng hệ tường chịu lực nhưng vẫn giữ hệ mái truyền thống.
Các ngơi nhà ống cũng được thay đổi theo q trình tiến bộ của xã hội, của kỹ
thuật và vật liệu xây dựng. Sau loạt nhà có cột gỗ đến loại nhà khơng có cột, các dầm
gỗ được gối lên hai tường dọc, sàn và mái vẫn bằng gỗ lợp ngói, tiếp đến thời kỳ có
các dầm thép được dùng làm kết cấu sàn kết hợp với vòm cuốn bằng gạch, tiếp đến
thời kỳ có bê tơng loại nhà tường dọc chịu lực sàn và mái bằng bê tông cốt thép xuất
hiện và đến nay loại nhà khung bê tông cốt thép được dùng phổ biến. Mặt đứng của
nhà cũng biến đổi theo từng các giai đoạn này. Đầu tiên, người dân chưa có kinh
nghiệm xử lý mặt nhà với cái đầu hồi nên họ xử lý rất đơn giản, tầng một là cửa gỗ
lùa để tiện cho việc mở cửa hàng, tầng hai có một hoặc hai cửa sổ nhỏ. Sau này ảnh
hưởng của người phương Tây bắt đầu có ban cơng và các hoạ tiết trang trí...
Khoảng thời gian đầu của thế kỷ XIX xuất hiện một số nhà kinh doanh bất
động sản, họ bỏ tiền mua đất làm một loạt nhà giống nhau với chiều rộng từ 3,2m tới
4,5m, có chiều sâu từ 15m tới 25m, với khu vệ sinh và bếp nằm ở phía sau. Loại nhà
này có thể bán cho những ai cần, đờng thời cũng có thể cho nhiều gia đình th. Một
số gia đình có tiền mua đất làm nhà theo phong cách của châu Âu nhưng vẫn giữ cách
bố cục theo dạng hình ống có các lớp sân trong, tuy nhiên loại nhà này có chiều rộng
từ 4m đến 6m.
Khu phố mở rộng Hà Nội
Nhằm cải tạo diện mạo đô thị bằng việc áp dụng một chuẩn chung đối với mặt
đứng nói chung hay bảng quảng cáo tại nhà phố TMDV nói riêng, trong năm 2016,
Hà Nội có áp dụng thử nghiệm bảng quảng cáo kiểu mẫu tại tuyến phố Lê Trọng Tấn,
Q. Thanh Xuân (Hình 1.10). Hệ thống này được lắp đặt được thiết kế đồng bộ: chiều
cao bảng là 1,1m; chiều rộng tối đa bằng chiều rộng cơng trình; vị trí mép dưới bảng

hiệu là 3,0-3,2m. Màu sắc được thiết kế 2 gam màu cơ bản là nền xanh hoặc đỏ và
chữ màu trắng. Việc quy định về màu sắc, kích thước, kiểu dáng, cách lắp đặt đã giúp
tuyến phố có một vẻ ngồi đờng bộ, đều đặn…


20

Hình 1.10 Mặt đứng nhà phố tại tuyến phố Lê Trọng Tấn - Hà Nội (Nguồn:
V.V.Tuân – báo Tuổi trẻ, 14/05/2016)
Tuy nhiên, điều này hạn chế sự đa dạng, sáng tạo do việc áp dụng các quy
định một cách cứng nhắc, gây khó khăn cho các cửa hàng trong việc thể hiện dấu ấn
cá nhân, đặc trưng màu sắc thương hiệu cũng như khiến khách hàng gặp nhiều rắc rối
trong quá trình tìm kiếm do các bảng hiệu giống hệt nhau. Mặt khác, các bảng quảng
cáo này chỉ mang chức năng đơn thuần là quảng cáo, chưa thực sự có ích cho việc
cải thiện vi khí hậu bên trong nhà.
Khu phố mới Phú Mỹ Hưng

Hình 1.11 Mặt đứng nhà phố tại khu đô thị Phú Mỹ Hưng


21

Là một khu đô thị thuộc quận 7, toạ lạc ở phía Nam TP.HCM. Đây là nơi tập
trung sinh sống của những người có thu nhập cao, do Cơng ty TNHH Phát triển Phú
Mỹ Hưng quản lý. Dự định của các nhà đầu tư nước ngoài là biến khu đầm lầy thành
một khu đô thị đa chức năng kiểu mẫu, là một trung tâm tài chính, thương mại, dịch
vụ, cơng nghiệp, khoa học, văn hóa, giáo dục, cư trú, giải trí... tạo động lực cho sự
phát triển phía Nam và Đông Nam thành phố. Khác với quận 1 là trung tâm gắn liền
với lịch sử, khu đô thị Phú Mỹ Hưng được xây dựng gắn liền với khái niệm hiện đại.
Các cơng trình nhà ở tại Phú Mỹ Hưng đa phần là dạng biệt thự và chung cư

cao cấp, chỉ có 1 số ít tuyến đường có dạng nhà phố, nhà liên kế TMDV. Tuy nhiên
qua khảo sát, các nhà phố tại đây có điều kiện vi khí hậu trong nhà tốt hơn nhiều so
với các khu vực khác. Điều này chứng tỏ trong quá trình thiết kế các KTS nước ngồi
đã có quan tâm đến thiết kế bị động đặc biệt là cho phần mặt đứng và lớp cảnh quan
xung quanh (Hình 1.11).
1.3 Hiện trạng mặt đứng thích ứng với điều kiện khí hậu tại TP.HCM
Theo Sở QHKT TP.HCM, q trình phát triển khơng gian đơ thị TP.HCM có
thể được phân ra làm 3 khoảng thời gian: trước 1945, từ 1945 đến 1975 và sau 1975
đến nay (Sơ đồ 1.1).
Khoảng thời gian hình
thành trước 1945

Khoảng thời gian
từ 1945 đến 1975

Khoảng thời gian
từ 1975 đến nay

Sơ đồ 1.1 Sơ đồ quá trình phát triển không gian đô thị TP.HCM
(Nguồn: tham khảo từ Sở QHKT TP.HCM)
Khoảng thời gian hình thành trước 1945: khi Nguyễn Hữu Cảnh lập phủ Gia
Định vào năm 1698, Sài Gịn được khai sinh với chợ là hình thức thương mại chủ yếu
tại các điểm dân cư nông thôn và thành thị. Năm 1884, Pháp đã thống trị tồn bộ lãnh
thổ Việt Nam. Khi đó, Sài Gịn, Chợ Lớn đều có vị trí lợi thế phát triển kinh tế, là
cảng biển và là trung tâm kinh tế khu vực. Trong các đô thị, hệ thống chợ bắt đầu
được xây dựng với quy mô lớn và trở thành các trung tâm thương mại, giao dịch quan
trọng [24].
Khoảng thời gian từ 1945 đến 1975: tại Miền Nam sau 1954, là thời kỳ chế độ
thực dân mới của Mỹ. Trong thời gian 1954-1961, một số khu công nghiệp đã dần



22

được hình thành tại Biên Hịa và Thủ Đức, đánh dấu một thời kỳ mới của kinh tế Sài
Gịn khơng chỉ còn là thương mại giao dịch. Tuy tỉ lệ dân số đô thị đột ngột tăng từ
10% lên 30% tại miền nam, nhưng tính chất của các đơ thị chủ yếu là quân sự, hành
chính và dịch vụ, mà trong đó TMDV nhằm mục đích phục vụ chiến tranh chứ không
phục vụ cho kinh tế đô thị cũng như phục vụ cho nhu cầu của cư dân đô thị [24].
Khoảng thời gian từ 1975 đến nay: thời kỳ sau 1975 đến 1986, là giai đoạn độc
quyền của thương mại quốc doanh nên lưu thơng hàng hóa hồn tồn bị cấm (ngăn
sông cấm chợ). Sự sa sút kinh tế kéo theo sự thu hẹp kinh doanh dẫn đến tình trạng
khơng phát triển của hệ thống TMDV đô thị, rất nhiều cơng trình xuống cấp, nhiều
khu phố thị ngưng hoạt động. Thời kỳ từ 1986 đến nay là giai đoạn “mở cửa”, thời
kỳ kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa [24].
Quá trình phát triển kinh tế - xã hội dẫn đến sự chuyển hóa cơng năng. Khi đó,
mặt đứng nhà phố thay đổi kéo theo sự biến đổi của hình thái đơ thị. Năm 1862, Trung
tá cơng binh Coffyn lập một dự án quy hoạch nổi tiếng là dự án "Thành phố Sài Gòn
500.000 dân" (Saigon ville de 500.000 âmes). Các loại đất được phân lô cụ thể: hạng
nhất (nhà buôn nhỏ trên bến cảng): 10x12m =120 m2; hạng hai (nhà buôn lớn trên
bến cảng): 20x20m = 400 m2; hạng ba (nhà ở trong đô thị): 20x80m = 1600 m2; hạng
tư (nhà ở ngoại ô): 9x50m = 450 m2 (Chung Hai - báo Tuổi trẻ 2016). Các ô phố và
đường sá được bố cục theo ô vuông bàn cờ, các trục đường chính được bắt đầu từ
sơng Sài Gịn để đón gió, ở các điểm giao nhau có vịng xoay và các cơng trình tạo
điểm nhấn. Tổ chức không gian chức năng, mật độ cây xanh, không gian cơng cộng,
khoảng lùi các cơng trình, chiều cao cơng trình và các cơng trình kỹ thuật (thốt nước,
vỉa hè, cống...) đã được thực hiện một cách hồn chỉnh.
Khơng gian đô thị được quy hoạch trong các khoảng thời gian trước đã dần dần
được cư dân biến đổi theo lối sống và nhu cầu mới. Do đó, kiến trúc thường mang
tính cơi nới, lấn chiếm, phong cách lộn xộn, phục vụ cho việc phát triển buôn bán
nhỏ dọc hai bên đường. Do trải qua nhiều giai đoạn lịch sử và có sự tụ hội của nhiều

cư dân mang sắc tộc khác nhau, sau năm 1975, những đặc trưng về lối sống và phương
thức kinh doanh buôn bán, đã tạo nên một số tuyến phố TMDV có đặc trưng riêng
như phố Đi bộ, phố Sách, phố Vàng bạc, phố Đông y, phố Tây… TP.HCM đang cố


23

gắng gìn giữ, phát huy các giá trị đặc trưng này nhằm thu hút và đáp ứng nhu cầu văn
hóa, vui chơi, mua sắm của người dân và du khách. TP.HCM là một thành phố năng
động, đi đầu trong cả nước về tốc độ phát triển kinh tế. Điều này có được phần lớn
nhờ vào các hoạt động thương mại nên các khu TMDV được xem là tâm điểm cho
việc phát triển không gian đô thị. Ngày nay, do sức hút lớn của TP.HCM dẫn đến
hiện tượng bùng nổ dân số, nhu cầu phát triển tăng cao, quy hoạch TP.HCM cũng đã
được điều chỉnh mở rộng dẫn đến mặt đứng cũng cần có những thay đổi cho phù hợp.
Theo Peach (2001), việc thay thế một không gian kiểu này bằng khơng gian
kiểu khác dẫn đến khó có thể giữ lại các cư dân hay khách hàng cũ. Ngược lại, nó sẽ
thu hút những thành phần cư dân hay khách hàng mới phù hợp với nó. Đây là q
trình đờng hóa giữa không gian và xã hội, với hậu quả là tạo nên những không gian
đô thị phục vụ riêng biệt cho một vài đối tượng xã hội nhất định. Việc phá vỡ các mặt
đứng hiện có bằng các cơng trình mới, hiện đại và phục vụ cho tầng lớp thu nhập cao
làm tăng lên sự tách biệt không gian và tách biệt xã hội, dẫn đến sự phân chia đẳng
cấp và gây mất cơng bằng vì người dân có thu nhập thấp và trung bình khơng cịn có
cơ hội thụ hưởng các dịch vụ tiện ích xã hội như trước đây.
Giải quyết mối quan hệ của đơ thị và khí hậu nói chung và giải quyết mối quan
hệ kiến trúc với khí hậu nói riêng giúp hoạch định chiến lược phát triển đô thị bền
vững, mang ý nghĩa then chốt. Trong đó, cơng tác thiết kế thơng gió đơ thị, xử lý ô
nhiễm ánh sáng đường phố và cả vấn đề thốt nước đơ thị là rất quan trọng. Các giải
pháp thiết kế bị động, các giải pháp bao che cơng trình cũng như ứng dụng khoa học
cơng nghệ sẽ chỉ mang tính tự phát hoặc đối phó nếu trong q trình quy hoạch đơ
thị khơng có sự quan tâm đến mơi trường khí hậu cũng như sự phát triển bền vững

của đơ thị. Khi đó, cần có những nghiên cứu sâu sắc về điều kiện tự nhiên và xã hội
của khu vực hay vùng quy hoạch để đưa ra các giải pháp và quyết định phù hợp.
Trong quá trình vận hành, cần có những biện pháp phối hợp liên ngành như tăng
cường khả năng tiếp cận thông tin, nâng cao nhận thức cộng đồng, áp dụng công nghệ
sạch, sử dụng các vật liệu xây dựng sinh học giảm tiêu thụ năng lượng, sử dụng các
ng̀n năng lượng có thể tái tạo được (mặt trời, gió), tránh lãng phí và tái sinh phế
thải.


24

1.3.1 Hiện trạng mặt đứng nhà phố tại TP.HCM
Nhà phố là một loại nhà ở riêng lẻ ở Việt Nam xuất hiện vào thế kỷ 17 [13]. Ưu
điểm của nhà phố là có sự thuận lợi trong việc tổ chức kinh doanh riêng lẻ, khả năng
xây dựng nhanh chóng, linh hoạt, phù hợp với khả năng và điều kiện sống từng hộ
gia đình, mang tính riêng tư cao và đáp ứng sự ưa thích sở hữu cá nhân của người
Việt. nhà phố ở các trục đường lớn TP.HCM thường kết hợp với kinh doanh TMDV
ở tầng trệt và các tầng trên được dùng làm nơi ở của gia đình. Quá trình đơ thị hố đã
bùng phát về nhu cầu ở trong đơ thị. TP.HCM là đơ thị có dân số cao nhất nước, phần
lớn là dân nhập cư từ các tỉnh khác. Theo kết quả của “Tổng điều tra dân số và nhà ở
Việt Nam năm 2009” thì hiện nay trên địa bàn TP.HCM loại hình nhà phố là loại hình
nhà ở chiếm đa số với tỷ lệ 80% trong các loại hình nhà ở.
Bộ mặt đơ thị nói chung và bộ mặt tuyến phố nói riêng chịu ảnh hưởng bởi
hình thức mặt đứng nhà phố. Thiết kế mặt đứng nhà phố cần được “tự do trong khuôn
khổ” nhằm bảo tính trật tự, quy củ, tạo ra nét đặc trưng của đô thị, thu hút khách hàng
và khách du lịch.
Đối với các nhà phố trên tuyến phố TMDV, ngoài chức năng ở thì chức năng
TMDV ảnh hưởng lớn đến giá trị sử dụng của ngơi nhà. Khi đó, hình thức mặt đứng
đóng vai trị như là hình ảnh đại diện của doanh nghiệp tới khách hàng, liên quan
nhiều đến bộ nhận diện thương hiệu bao gồm biểu tượng, bảng quảng cáo, màu sắc...

có giá trị đóng góp rất lớn trong việc phủ sóng hình ảnh thương hiệu rộng rãi hơn,
thúc đẩy việc bán hàng, tạo ra giá trị thương hiệu, mang lại lợi nhuận cao cho doanh
nghiệp. Theo khảo sát [23], chức năng quảng cáo của mặt đứng được người dân chú
trọng và quan tâm, nhất là nhà phố trên các tuyến đường buôn bán sầm uất trong đô
thị. Mặt khác, trên các tuyến phố thuộc khu vực trung tâm cũ, đa phần hình thức mặt
đứng cịn bị ảnh hưởng rất nhiều bởi sở thích, quan điểm cá nhân của chủ nhà, phong
cách sáng tác của KTS. Điều này được giảm bớt ở các khu đô thị mới, khi các tuyến
phố được quy hoạch hợp lý và thống nhất theo một phong cách chung.
TP.HCM có tổng diện tích là 2.095 km2 với dân số tính đến năm 2016 là 8,426
triệu người. Theo thống kê cho thấy, TP.HCM là thành phố lớn nhất Việt Nam xét về
quy mô dân số và mức độ đơ thị hố, cũng như là đi đầu về kinh tế. Đây chính là


25

thành phố đông dân nhất trên cả nước với tỉ lệ hơn 4021 người trên mỗi km2. Thành
phố bao gồm 19 quận và 5 huyện chia thành 1 khu đô thị trung tâm và 4 khu đô thị
vệ tinh. Nếu chia theo quá trình hình thành và phát triển, TP.HCM có 3 khu vực gờm
khu vực trung tâm cũ; khu vực mở rộng kết nối và các khu vực mới dự án (Hình 1.12).

Hình 1.12 Bản đồ phân khu đơ thị TP.HCM (Nguồn: Sở QHKT TP.HCM)
Kết quả khảo sát sơ bộ 3 khu vực này (Hình 1.12) cho thấy mỗi tuyến phố đều
bao gồm nhiều dạng mặt đứng nhà phố khác nhau và có nhiều sự trùng lặp các dạng
này giữa các khu vực. Ở các tuyến phố thì sẽ có một vài dạng chiếm đa số (Bảng 1.1,
Bảng 1.2, Bảng 1.3).
Bảng 1.1 Khảo sát mặt đứng nhà phố thuộc khu vực trung tâm cũ

Triệu Q. Phục – Q5

Tên


Quy hoạch

Hình ảnh

Minh họa 3D


×