Tải bản đầy đủ (.pdf) (336 trang)

(Luận án tiến sĩ) tổ chức công tác kế toán tại các bệnh viện đa khoa trung ương trên địa bàn thành phố hà nội trong điều kiện tự chủ tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.81 MB, 336 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
--------------------

HY THỊ HẢI YẾN

TỔ CHỨC CƠNG TÁC KẾ TỐN
TẠI CÁC BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
TRONG ĐIỀU KIỆN TỰ CHỦ TÀI CHÍNH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2020

luan an


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
--------------------

HY THỊ HẢI YẾN

TỔ CHỨC CƠNG TÁC KẾ TỐN


TẠI CÁC BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
TRONG ĐIỀU KIỆN TỰ CHỦ TÀI CHÍNH

Chuyên ngành : Kế toán
Mã số

: 9.34.03.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS,TS. PHẠM VĂN ĐĂNG
2. TS. HOÀNG VĂN NINH

HÀ NỘI - 2020

luan an


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận án là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các
số liệu kết quả nêu trong luận án là trung thực có nguồn gốc rõ ràng và được
trích dẫn đầy đủ theo quy định.

Tác giả luận án

Hy Thị Hải Yến


luan an


ii

MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan .................................................................................................................... i
Mục lục ............................................................................................................................ ii
Danh mục các chữ viết tắt............................................................................................... vi
Danh mục các bảng........................................................................................................ vii
Danh mục các biểu đồ ................................................................................................... vii
Danh mục các hình ....................................................................................................... viii
Danh mục các hộp ........................................................................................................ viii
Danh mục các sơ đồ ...................................................................................................... viii
MỞ ĐẦU......................................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................................................... 6
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU........................................................... 6
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới............................................................ 6
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ........................................................... 12
1.2. NHỮNG GIÁ TRỊ KHOA HỌC, THỰC TIỄN LUẬN ÁN ĐƯỢC KẾ
THỪA VÀ KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU .................................................. 16
1.2.1. Những giá trị khoa học và thực tiễn luận án được kế thừa........................ 16
1.2.2. Những khoảng trống nghiên cứu ............................................................ 16
1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................... 19
1.3.1. Lựa chọn phương pháp nghiên cứu ........................................................ 19
1.3.2. Quy trình nghiên cứu ............................................................................. 20
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .............................................................................................. 21
Chương 2: TỔ CHỨC CƠNG TÁC KẾ TỐN TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ

NGHIỆP Y TẾ CÔNG LẬP TRONG ĐIỀU KIỆN TỰ CHỦ TÀI CHÍNH .......... 22
2.1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH VÀ TỔ CHỨC CƠNG
TÁC KẾ TỐN TẠI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CƠNG LẬP ................................... 22
2.1.1. Lý luận cơ bản về tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp
công lập ..................................................................................................... 22
2.1.2. Lý luận cơ bản về tổ chức cơng tác kế tốn tại đơn vị sự nghiệp
công lập .............................................................................................. 27

luan an


iii
2.2. NỘI DUNG TỰ CHỦ TÀI CHÍNH VÀ YÊU CẦU TỔ CHỨC CƠNG
TÁC KẾ TỐN TẠI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP Y TẾ CƠNG LẬP TRONG
ĐIỀU KIỆN TỰ CHỦ TÀI CHÍNH ...................................................................... 37
2.2.1. Nội dung tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế
công lập .............................................................................................. 37
2.2.2. u cầu tổ chức cơng tác kế tốn tại đơn vị sự nghiệp y tế công lập
trong điều kiện tự chủ tài chính............................................................. 44
2.3. NỘI DUNG TỔ CHỨC CƠNG TÁC KẾ TỐN TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ
NGHIỆP Y TẾ CƠNG LẬP TRONG ĐIỀU KIỆN TỰ CHỦ TÀI CHÍNH ............ 47
2.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán......................................................................... 47
2.3.2. Tổ chức thu nhận thơng tin kế tốn trong các đơn vị sự nghiệp y tế
công lập .............................................................................................. 50
2.3.3. Tổ chức hệ thống hóa, xử lý thơng tin kế tốn trong đơn vị sự
nghiệp y tế công lập ............................................................................. 58
2.3.4. Tổ chức cung cấp thơng tin kế tốn trong đơn vị sự nghiệp y tế
công lập .............................................................................................. 67
2.3.5. Tổ chức công tác kiểm tra kế tốn .......................................................... 71
2.3.6. Tổ chức ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào tổ chức cơng tác

kế tốn ............................................................................................... 74
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .............................................................................................. 76
Chương 3: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CƠNG TÁC KẾ TỐN TẠI
CÁC BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG ĐIỀU KIỆN TỰ CHỦ TÀI CHÍNH ................ 77
3.1. THỰC TRẠNG CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI CÁC BỆNH VIỆN
ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ............. 77
3.1.1. Khái quát về các bệnh viện đa khoa Trung ương trên địa bàn Thành
phố Hà Nội .......................................................................................... 77
3.1.2. Kết quả thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại các bệnh viện đa khoa
Trung ương trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn từ
2014 - 2018 ......................................................................................... 84

luan an


iv
3.2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CƠNG TÁC KẾ TỐN TẠI CÁC BỆNH
VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
HÀ NỘI .................................................................................................................. 92
3.2.1. Thực trạng về tổ chức bộ máy kế tốn và chính sách kế tốn áp
dụng tại các bệnh viện đa khoa Trung ương trên địa bàn thành phố
Hà Nội ................................................................................................ 92
3.2.2. Thực trạng tổ chức thu nhận thơng tin kế tốn tại các bệnh viện đa
khoa Trung ương trên địa bàn thành phố Hà Nội ................................... 96
3.2.3. Thực trạng tổ chức hệ thống hóa và xử lý thơng tin kế tốn tại các
bệnh viện đa khoa Trung ương trên địa bàn thành phố Hà Nội ............. 100
3.2.4. Thực trạng tổ chức cung cấp thông tin kế toán tại các bệnh viện đa
khoa Trung ương trên địa bàn thành phố Hà Nội ................................. 112
3.2.5. Thực trạng công tác kiểm tra kế toán tại các bệnh viện đa khoa

Trung ương trên địa bàn thành phố Hà Nội ......................................... 115
3.2.6. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong cơng tác kế tốn tại
các bệnh viện đa khoa Trung ương trên địa bàn thành phố Hà Nội ....... 116
3.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CƠNG TÁC KẾ TỐN TẠI
CÁC BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI ........................................................................................ 117
3.3.1. Kết quả đạt được trong q trình tổ chức cơng tác kế tốn tại các
bệnh viện đa khoa Trung ương trên địa bàn thành phố Hà Nội ............. 117
3.3.2. Hạn chế cần xem xét trong tổ chức cơng tác kế tốn tại các bệnh
viện đa khoa Trung ương trên địa bàn thành phố Hà Nội ..................... 119
3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế.......................................................... 131
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................ 133
Chương 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CƠNG TÁC KẾ
TỐN TẠI CÁC BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG ĐIỀU KIỆN TỰ CHỦ
TÀI CHÍNH .............................................................................................................. 134
4.1. QUAN ĐIỂM HỒN THIỆN TỔ CHỨC CƠNG TÁC KẾ TỐN TẠI
CÁC BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG ĐIỀU KIỆN TỰ CHỦ TÀI CHÍNH .............. 134

luan an


v
4.2. GIẢI PHÁP HỒN THIỆN TỔ CHỨC CƠNG TÁC KẾ TOÁN TẠI
CÁC BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG ĐIỀU KIỆN TỰ CHỦ TÀI CHÍNH .............. 137
4.2.1. Về tổ chức bộ máy kế tốn .................................................................. 137
4.2.2. Về tổ chức thu nhận thông tin kế tốn .................................................. 140
4.2.3. Về tổ chức hệ thống hóa và xử lý thơng tin kế tốn ............................... 146

4.2.4. Về tổ chức cung cấp thơng tin kế tốn .................................................. 166
4.2.5. Về tổ chức kiểm tra kế toán ................................................................. 170
4.2.6. Về tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán ............. 171
4.3. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ .................................. 173
4.3.1. Điều kiện thực hiện giải pháp............................................................... 173
4.3.2. Kiến nghị ............................................................................................ 174
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ............................................................................................ 177
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 178
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................................................ 180
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 181
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 184

luan an


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHXH

: Bảo hiểm xã hội

BHYT

: Bảo hiểm y tế

BVCL

: Bệnh viện công lập


BCTC

: Báo cáo tài chính

BCQT

: Báo cáo quyết tốn

CBCNV

: Cán bộ, cơng nhân viên

CCDC

: Công cụ, dụng cụ

CNTT

: Công nghệ thông tin

ĐVSNCL

: Đơn vị sự nghiệp công lập

ĐVSNYTCL

: Đơn vị sự nghiệp y tế cơng lập

GTGT


: Giá trị gia tăng

HCSN

: Hành chính sự nghiệp

HDĐT

: Hóa đơn điện tử

KCB

: Khám chữa bệnh

LDLK

: Liên doanh, liên kết

MVT

: Máy vi tính

NSNN

: Ngân sách nhà nước

NVL

: Nguyên vật liệu


PPP

: Hợp tác công tư

SNYTCL

: Sự nghiệp y tế công lập

SXKD

: Sản xuất kinh doanh

TSCĐ

: Tài sản cố định

TKKT

: Tài khoản kế toán

TW

: Trung ương

XDCB

: Xây dựng cơ bản

luan an



vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Số lượng lao động tại các bệnh viện đa khoa Trung ương trên
địa bàn Thành phố Hà Nội qua các năm .............................................................. 83
Bảng 3.2: Thống kê số lượng phẫu thuật kỹ thuật cao tại các bệnh viện
giai đoạn 2014 - 2018 .......................................................................................... 85
Bảng 3.3: Tổng hợp nguồn thu sự nghiệp các bệnh viện giai đoạn
2014 - 2018 ......................................................................................................... 86
Bảng 3.4: Cơ cấu nguồn thu sự nghiệp các bệnh viện giai đoạn 2014 - 2018 ........... 87
Bảng 3.5: Nội dung chi thường xuyên tại các bệnh viện từ nguồn ngoài
NSNN giai đoạn 2014 - 2018 .............................................................................. 88
Bảng 3.6: Chênh lệch thu - chi hoạt động thường xuyên các bệnh viện
giai đoạn 2014 - 2018 .......................................................................................... 90
Bảng 3.7: Tình hình trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp tại các
bệnh viện giai đoạn từ 2014 - 2018 ..................................................................... 90
Bảng 3.8: Số chi thu nhập tăng thêm các bệnh viện giai đoạn 2014 - 2018 .............. 91
Bảng 3.9: Số lượng và trình độ nhân viên kế tốn tại các bệnh viện................... 94
Bảng 3.10: Số lượng nhân viên kế tốn thu viện phí tại các bệnh viện ............... 94
Bảng 3.11: So sánh mức độ chi tiết của một số tài khoản cấp 1 theo
Thông tư 107/2017/TT-BTC của các bệnh viện ................................................ 101
Bảng 3.12: Thống kê thời điểm xuất hoá đơn .................................................... 107

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1: Số liệu giường bệnh thực kê các bệnh viện giai đoạn 2012-2018 ........... 82
Biểu đồ 3.2: Tổng số lượt khám bệnh tại các bệnh viện giai đoạn 2012-2018 ............ 82


luan an


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1: Quy trình ln chuyển chứng từ ở các bệnh viện ................................ 97
Hình 4.1: Mơ hình hệ thống dữ liệu tập trung ................................................... 148
Hình 4.2: Mơ hình ERP - Giải pháp quản lý tổng thể bệnh viện ....................... 172

DANH MỤC CÁC HỘP
Trang
Hộp 3.1: Trích thơng tin trên Thuyết minh báo cáo tài chính năm 2018
của Bệnh viện Hữu Nghị ................................................................................... 114
Hộp 3.2: Trích thơng tin trên Thuyết minh báo cáo quyết toán năm 2018
của Bệnh viện Hữu Nghị ................................................................................... 114

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ 3.1: Mô tả hoạt động khám và điều trị tại bệnh viện ................................. 78
Sơ đồ 3.2: Mơ hình tổ chức bộ máy các bệnh viện .............................................. 79
Sơ đồ 3.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của bệnh viện Bạch Mai .................... 95
Sơ đồ 3.4: Sơ đồ hạch toán hoạt động LDLK tại bệnh viện E........................... 109
Sơ đồ 3.5: Sơ đồ hạch toán hoạt động LDLK tại bệnh viện Bạch Mai ............. 110
Sơ đồ 4.1: Mơ hình tổ chức bộ máy kế toán toán trị.......................................... 139

luan an



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đổi mới là xu hướng tất yếu và là nhu cầu thiết yếu của xã hội. Trong thời gian
qua, cụm từ “hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập” đã và đang được nhắc
đến trong nhiều văn bản của Đảng và Nhà nước. Ngày 25/10/2017, Ban Chấp hành
Trung ương đã ban hành Nghị quyết 19-NQ/TW về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức
và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các ĐVSNCL. Nghị quyết
19-NQ/TW đã nêu rõ quan điểm “Đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất
lượng và hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập là một trong những nhiệm
vụ trọng tâm ưu tiên hàng đầu”. Cụ thể hóa chủ trương này, ngày 24/01/2018, Chính
phủ ban hành Nghị quyết số 08/2018/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính
phủ thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu
Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý,
nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập. Từ đây, có
thể thấy, cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập ở Việt Nam cũng
khơng nằm ngồi xu hướng đổi mới tất yếu. Ở nước ta, việc các đơn vị sự nghiệp y tế
công lập chậm đổi mới so với sự phát triển chung của xã hội dẫn tới trì trệ hoặc phát
triển khơng như mong muốn. Minh chứng cho nhận định này đó là: chi phí khám chữa
bệnh lớn, phương thức chi trả theo từng dịch vụ y tế còn nhiều bất cập, bệnh viện quá
tải, cơ sở vật chất còn hạn chế trong khi nhu cầu về dịch vụ y tế của người dân càng
ngày càng được nâng cao. Các vấn đề này cho thấy, nếu chậm đổi mới cơ chế hoạt
động nói chung, và cơ chế tài chính y tế nói riêng sẽ dẫn đến nhiều tác động tiêu cực.
Và như vậy, lựa chọn cơ chế nào để vừa đạt được mục tiêu phát triển, vừa đảm bảo an
sinh xã hội là một câu hỏi đã được đặt ra trong một khoảng thời gian dài.
Song hành với quá trình đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp
công lập, việc triển khai thực hiện cơ chế tự chủ tại các đơn vị này là khâu then chốt,
đóng vai trò quan trọng, quyết định sự thành - bại của quá trình đổi mới. Y tế là một

trong những lĩnh vực tiên phong trong quá trình thực hiện cơ chế tự chủ, được minh
chứng bởi những nội dung đổi mới trong Nghị định 85/2012/NĐ-CP về cơ chế hoạt
động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám
bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập. Nghị định này đã tạo ra
sức đột phá hơn cả so với Nghị định 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu
trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn

luan an


2
vị sự nghiệp cơng lập trước đó. Cho tới năm 2015, Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày
14/2/2015 của Chính phủ ra đời thay thế Nghị định 43/2006/NĐ-CP quy định cơ chế tự
chủ của đơn vị sự nghiệp công lập với những nội dung đổi mới mang tính căn bản và
tồn diện đã khơng cịn là định hướng, mà là động lệnh địi hỏi tất cả các đơn vị sự
nghiệp cơng lập ở Việt Nam thực hiện trong tương lai gần, mà trong đó, các đơn vị sự
nghiệp y tế cơng lập sẽ đóng vai trị tiên phong. Đây là cơ hội và cũng là thách thức lớn
đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập Việt Nam trong thời gian này. Và một trong
những phần công việc quan trọng mà các đơn vị sự nghiệp công lập cần phải làm trước
tiên nhằm thích ứng với lộ trình đẩy mạnh cơ chế tự chủ, có thể kể đến, đó là: đổi mới
cơng tác quản lý tài chính - kế tốn tại các đơn vị. Tự chủ tài chính hướng tới bức tranh
tài chính rõ ràng hơn, mạch lạc hơn và tồn diện hơn. Bởi khơng chỉ là vấn đề “tự” cân
đối thu - chi, mà còn là vấn đề về quản lý dòng tiền, quản lý nguồn lực, quản trị doanh
thu, chi phí nhằm tận dụng mọi nguồn lực của đơn vị một cách hiệu quả và tối ưu nhất.
Kế tốn là một trong những cơng cụ đắc lực giúp cho cơng tác quản lý tài chính
của đơn vị tiếp cận, thích ứng được với những u cầu và địi hỏi của quá trình đổi
mới. Nếu như trước đây, tổ chức cơng tác kế tốn tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập
với mục tiêu tổ chức hệ thống thông tin bằng số liệu để quản lý và kiểm sốt nguồn
kinh phí, tình hình sử dụng, quyết tốn kinh phí, tình hình quản lý và sử dụng các loại
vật tư, tài sản cơng; tình hình chấp hành dự toán thu, chi và thực hiện các tiêu chuẩn,

định mức thu, chi tại đơn vị, thì hiện tại, quá trình thực hiện tự chủ tài chính đặt ra yêu
cầu cung cấp chuỗi thông tin logic, đầy đủ, kịp thời và minh bạch hơn về mọi hoạt
động của đơn vị một cách cụ thể hơn, toàn diện hơn. Bởi vậy, những thay đổi từ q
trình đổi mới chắc chắn sẽ địi hỏi sự chuyển biến và hồn thiện q trình tổ chức cơng
tác kế tốn tại các đơn vị.
Bên cạnh đó, năm 2018 cũng đánh dấu một bước chuyển mình lớn với sự ra đời
của Thông tư 107/2017/TT-BTC thay thế Quyết định 19/2006/QĐ-BTC hướng dẫn chế
độ kế tốn hành chính sự nghiệp và Thông tư 185/2010/TT-BTC hướng dẫn, sửa đổi,
bổ sung Quyết định 19/2006/QĐ-BTC với những thay đổi một cách toàn diện, đặc biệt
ở hệ thống tài khoản kế toán và hệ thống báo cáo tài chính, báo cáo quyết tốn. Dựa
trên nền tảng của chuẩn mực kế tốn cơng quốc tế, tiệm cận hơn với khu vực doanh
nghiệp, đặc biệt là quan điểm ghi nhận, phản ánh và cung cấp thông tin về dịch vụ công
đã, đang và sẽ tác động lớn tới q trình tổ chức cơng tác kế tốn của đơn vị sự nghiệp
y tế cơng lập.

luan an


3
Trong số các đơn vị sự nghiệp y tế công lập ở Việt Nam hiện nay, hoạt động
cung ứng dịch vụ y tế công ở các bệnh viện đa khoa Trung ương là tương đối đa dạng
và phức tạp. Ở những thành phố lớn như Hà Nội, sự đa dạng này còn được thể hiện
một cách sâu sắc hơn nữa bởi đặc thù về địa lý, đặc thù về dân cư cũng như sự phát
triển kinh tế - chính trị và xã hội của Thủ đô của đất nước. Với xu hướng tất yếu của
việc đổi mới cơ chế hoạt động theo hướng đẩy mạnh tự chủ, các bệnh viện đa khoa
Trung ương trên địa bàn Thành phố Hà Nội là một trong số các đơn vị sự nghiệp công
lập chịu nhiều sức ép với cả cơ hội lẫn thách thức khơng hề nhỏ. Để có thể tự đảm bảo
tồn bộ kinh phí hoạt động của đơn vị mình, việc phát triển và nhân rộng các loại hình
dịch vụ cơng khơng sử dụng kinh phí NSNN theo hướng thị trường hóa song vẫn đảm
bảo hài hịa giữa lợi ích và nhiệm vụ chính trị gắn với an sinh xã hội là mục tiêu và lựa

chọn tiên quyết. Và một trong những phương thức tối ưu để thực hiện được mục tiêu
này ở các bệnh viện đa khoa Trung ương - như đã phân tích ở trên, đó chính là việc đổi
mới, nâng cao và hồn thiện cơng tác quản lý tài chính, thơng qua hồn thiện tổ chức
cơng tác kế tốn tại các bệnh viện.
Vì lẽ đó, qua nghiên cứu lý luận và tìm hiểu thực tiễn, tác giả đã lựa chọn đề tài:
“Tổ chức cơng tác kế tốn tại các bệnh viện đa khoa Trung ương trên địa bàn thành
phố Hà Nội trong điều kiện tự chủ tài chính”.
2. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận, thực tiễn và từ đó đề xuất giải pháp cho tổ chức cơng tác kế
toán tại các bệnh viện đa khoa Trung ương trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong điều
kiện thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo tinh thần Nghị định 16/2015/NĐ-CP và cải
cách kế tốn - tài chính cơng ở Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, luận án phải hoàn thành các nhiệm vụ
nghiên cứu cơ bản sau đây:
Thứ nhất: Hệ thống hóa tồn bộ lý luận về tự chủ tài chính và tổ chức cơng tác kế
tốn tại các đơn vị sự nghiệp cơng lập, nội dung tự chủ tài chính và tổ chức cơng tác kế
tốn tại các đơn vị sự nghiệp y tế cơng lập.
Thứ hai: Trình bày, phân tích và đánh giá thực trạng tổ chức cơng tác kế toán tại
các bệnh viện đa khoa Trung ương trên địa bàn Thành phố Hà Nội ở Việt Nam hiện
nay thơng qua nghiên cứu thực trạng q trình thực hiện cơ chế tự chủ tại các bệnh viện
này. Qua đó, luận án đưa ra những đánh giá khái quát về những ưu điểm, hạn chế của
tổ chức công tác kế toán tại các bệnh viện đa khoa Trung ương trên địa bàn Hà Nội.

luan an


4
Thứ ba: Xuất phát từ cơ sở lý luận và phân tích thực trạng trên, luận án sẽ đưa ra

những giải pháp, kiến nghị và các điều kiện thực hiện các giải pháp ấy trong thực tiễn
để hoàn thiện tổ chức cơng tác kế tốn tại các bệnh viện đa khoa Trung ương trên địa
bàn Thành phố Hà Nội trong điều kiện tự chủ tài chính thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Mặc dù tổ chức cơng tác kế tốn tại các đơn vị hành chính sự nghiệp bao gồm
khối các cơ quan nhà nước và khối các đơn vị sự nghiệp công lập ở các lĩnh vực sự
nghiệp công, song đối tượng nghiên cứu xuyên suốt của luận án là những vấn đề lý
luận và thực tiễn về tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp y tế cơng lập
trong điều kiện tự chủ tài chính, trong đó lấy phần lý luận về cơ chế tự chủ tài chính và
tổ chức cơng tác kế tốn tại các đơn vị sự nghiệp công lập làm nền tảng cơ sở.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Với mục tiêu và đối tượng nghiên cứu đã xác định, phạm vi nghiên cứu của
luận án đó là:

- Về khơng gian nghiên cứu: nghiên cứu lấy đối tượng là các bệnh viện đa khoa
Trung ương trực thuộc Bộ Y tế trên địa bàn thành phố Hà Nội, bởi Hà Nội là một trong
hai thành phố có số lượng bệnh viện công lập lớn nhất cả nước, và các bệnh viện đa
khoa Trung ương trực thuộc Bộ Y tế mang tính điển hình, hội tụ đủ các đặc điểm và
yếu tố giúp cho nghiên cứu của tác giả. Cụ thể, các bệnh viện đa khoa Trung ương trên
địa bàn Thành phố Hà Nội bao gồm các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế (03 bệnh viện),
các bệnh viện trực thuộc các Bộ, ngành khác như: Bệnh viện Giao thông vận tải (thuộc
Bộ Giao thông vận tải), Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (trực thuộc Bộ Quốc
phòng), Bệnh viện 19 -8 (trực thuộc Bộ Công an), bệnh viện Xây dựng (trực thuộc bộ
Xây dựng)… Tuy nhiên, qua khảo sát sơ bộ các bệnh viện, tác giả nhận thấy có nhiều
sự tương đồng về quy trình hoạt động ở các bệnh viện - cùng là các bệnh viện đa khoa
với đặc điểm bệnh nhân và hoạt động khám, chữa bệnh tương tự nhau - phần lớn là
khám, chữa bệnh BHYT, đồng thời các bệnh viện đều đã và đang thực hiện cơ chế tự
chủ tài chính ở những mức độ khác nhau. Bên cạnh đó, do có sự hạn chế nhất định về
khả năng tiếp cận số liệu bởi quy trình bảo mật thơng tin ở các bệnh viện trực thuộc Bộ

Quốc phịng và Bộ Cơng an, cũng như đặc thù về quy mơ và loại hình bệnh nhân ở
những bệnh viện trực thuốc các Bộ, ngành khác, vậy nên tác giả luận án tập trung đi
sâu phân tích và đánh giá thực trạng tổ chức cơng tác kế toán tại 03 bệnh viện trực
thuộc bộ Y tế, đó là: bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện E và bệnh viện Hữu Nghị với đủ

luan an


5
các loại hình đơn vị sự nghiệp cơng lập thực hiện tự chủ, cùng với sự đa dạng về quy
mô, nội dung và chất lượng thông tin.

- Về thời gian nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá kết quả thực
hiện cơ chế tự chủ tài chính tại các bệnh viện đa khoa Trung ương trên địa bàn Thành
phố Hà Nội trong giai đoạn 2014 - 2018, thực trạng tổ chức cơng tác kế tốn tại các
bệnh viện này khi triển khai thực hiện theo Thông tư 107/2017/TT-BTC về hướng dẫn
Chế độ kế tốn hành chính sự nghiệp (Thông tư 107 được áp dụng từ 2018), các giải
pháp đề xuất có ý nghĩa đến năm 2030.
4. Những đóng góp mới của luận án

- Về mặt lý luận:Luận án đã hệ thống hóa và làm rõ một số lý luận cơ bản về tổ
chức cơng tác kế tốn tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo quy trình thu nhận, xử
lý và cung cấp thơng tin trên cơ sở khái quát hóa lý luận về đơn vị sự nghiệp công lập
cũng như nội dung quyền tự chủ về tài chính trong các đơn vị sự nghiệp cơng lập. Qua
đó, luận án cũng chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng tới đến tổ chức công tác kế tốn tại
đơn vị sự nghiệp y tế cơng lập trong điều kiện tự chủ tài chính.
- Về mặt thực tiễn: Luận án đã phân tích làm rõ thực trạng tổ chức cơng tác kế
tốn tại 03 bệnh viện đa khoa Trung ương trực thuộc Bộ Y tế trên địa bàn Hà Nội,
gồm: bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện E và bệnh viện Hữu Nghị kể từ khi áp dụng kế
toán theo Thông tư 107/2017/TT-BTC trong điều kiện thực hiện tự chủ tài chính giai

đoạn từ 2014 - 2018. Qua đó, luận án cũng đã chỉ ra được một số những hạn chế trong
cả ba chu trình thơng tin, từ khâu thu thập thông tin tới khâu xử lý, và cung cấp thơng
tin kế tốn ở cả 03 bệnh viện. Luận án đã phân tích và làm rõ nguyên nhân của những
hạn chế để từ đó đề xuất giải pháp hồn thiện tổ chức cơng tác kế tốn tại các bệnh viện
đa khoa Trung ương trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong điều kiện đẩy mạnh thực
hiện cơ chế tự chủ tài chính.
5. Kết cấu của luận án
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án
bao gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.
Chương 2: Tổ chức cơng tác kế tốn tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập trong
điều kiện tự chủ tài chính.
Chương 3: Thực trạng tổ chức cơng tác kế toán tại các bệnh viện đa khoa Trung
ương trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện tự chủ tài chính.
Chương 4: Giải pháp hồn thiện tổ chức cơng tác kế toán tại các bệnh viện đa
khoa Trung ương trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện tự chủ tài chính.

luan an


6

Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Hồn thiện tổ chức cơng tác kế tốn đối với các ĐVSNCL nói chung và các
bệnh viện đa khoa Trung ương trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng trong q trình
trong điều kiện tự chủ tài chính là chủ đề có tính thời sự đã và đang thu hút sự quan

tâm của nhiều nhà khoa học, các cơ quan nghiên cứu khoa học chun ngành. Tính
tổng qt thể hiện thơng qua việc tác giả tiến hành khái quát hóa những nghiên cứu mà
các nhà khoa học trong nước và quốc tế đã tìm hiểu về một số mảng nội dung khác
nhau có liên quan đến hướng nghiên cứu của tác giả, qua đó xác định các vấn đề
nghiên cứu và nhằm minh chứng cho tính cấp thiết của luận án này. Do đó, việc lựa
chọn đề tài nghiên cứu được đánh giá là cần thiết nếu được xem xét tổng thể trong mối
quan hệ với các nghiên cứu đã thực hiện trước đó.
Đến nay, đã có một số luận án tiến sỹ kinh tế, các đề án, đề tài nghiên cứu khoa
học cấp Bộ liên quan đến đề tài của luận án này. Việc tổng quan các cơng trình khoa
học đã nghiên cứu để chỉ ra cách tiếp cận vấn đề của tác giả, mục đích nghiên cứu của
đề tài, vấn đề được giải quyết như thế nào? và đã giải quyết được đến đâu? đồng thời
khẳng định những kết quả đạt được của cơng trình nghiên cứu và những vấn đề cần
tiếp tục nghiên cứu. Qua đó xác định khoảng trống nghiên cứu của đề tài luận án.Cùng
với quá trình đổi mới, hồn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với lĩnh vực hoạt động sự
nghiệp đã có những cơng trình nghiên cứu khoa học sau đây:
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Khi đề cập đến các nghiên cứu quốc tế, nhóm tác giả đã tiến hành tìm hiểu
nhiều loại cơng trình khác nhau, gồm bài báo tạp chí, báo cáo của tổ chức nghề nghiệp,
các luận án tiến sĩ… Đối với các bài báo, cơng trình nghiên cứu được cơng bố trên các
tạp chí quốc tế, bên cạnh khá nhiều các nghiên cứu, tác giả tiến hành lựa chọn một số
bài báo, cơng trình nghiên cứu do các tác giả hàng đầu trong lĩnh vực tài chính, kế tốn
cơng, đặc biệt liên quan đến cơ chế tự chủ các đơn vị cơng. Cụ thể như sau:
Nhóm 1: Những nghiên cứu trên thế giới về tự chủ tài chính và hiệu quả
hoạt động đối với các bệnh viện công lập
Tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp cơng lập nói chung hay tự chủ tài
chính đối với các bệnh viện nói riêng là những vấn đề đang được khá nhiều nghiên cứu

luan an



7
trên thế giới tiến hành tìm hiểu, phân tích, thảo luận. Trong những năm gần đây, các
quốc gia thường xuyên tiến hành tổ chức các hội thảo hoặc diễn đàn tồn cầu liên quan
đến vấn đề tự chủ tài chính trong khu vực công.
Khi đề cập đến các nghiên cứu quốc tế, nhóm tác giả đã tiến hành tìm hiểu
nhiều loại cơng trình khác nhau, gồm bài báo tạp chí, báo cáo của tổ chức nghề
nghiệp,… Cụ thể, các công trình sau được các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu, mỗi một tác
phẩm đều hướng đến các giải pháp về vận dụng hoặc xây dựng cơ chế tự chủ đối với
các đơn vị sự nghiệp công lập, bao gồm các nhóm:
+ Jay PAN, Gordon G. LIU, Chen GAO (2013) “How does separating
government regulatory and operational control of public hospitals matter to healthcare
supply?”, China Economic Review 27 (2013) [20]
Bài viết này đánh giá hiệu quả của việc cải cách quy định tách biệt kiểm soát
hoạt động và giám sát quy định các bệnh viện công ở Trung Quốc. Dẫn chúng ta kết
luận rằng chính phủ chỉ nên tập trung vào việc điều chỉnh thị trường chăm sóc sức
khoẻ, trong khi rời bỏ hoạt động của bệnh viện sang thị trường tự do.
+ Naoki Ikegami (2013)“Autonomy and vesponsibility in Japanese
hospitals”.[27]
Nghiên cứu này của tác giả đã phân tích q trình cải sách sâu, rộng hệ thống tài
chính bệnh viện cơng của Nhật Bản trong giai đoạn gần đây. Mục tiêu của cải cách là
tăng tính tự chủ và trách nhiệm của bệnh viện công thông qua việc: Tách bạch rõ ràng
giữa bên mua - bên cung cấp dịch vụ; Viện phí là nguồn thu chính của bệnh viện trên
cơ sở Chính phủ quy định mức phí và điều kiện về thanh tốn đối với tất cả các bệnh
viện; tuy nhiên mỗi bệnh viện có thể đưa ra các mức thanh tốn của riêng mình, đưa ra
các quyết sách đầu tư, thuê nhân viên.
+ WHO (2014): “Issues and Options Hopital Development in Viet Nam”.[47]
Thơng qua nghiên cứu q trình triển khai và quản lý về tự chủ bệnh viện ở
Việt Nam dưới hình thức hợp tác công - tư (PPP) qua 3 giai đoạn: giai đoạn thứ nhất
là xã hội hoá, giai đoạn thứ hai là giao quyền tự chủ và giai đoạn tiếp theo là hồn
thiện mơ hình tự chủ bệnh viện và hình thức (PPP), WHO đã rút ra những bài học

kinh nghiệm về những điểm mạnh và những nguy cơ, đặc biệt là cảnh báo về 6 nguy
cơ có thể dẫn đến thất bại của mơ hình. Trên cơ sở đó WHO đã đề xuất những
nguyên tắc, chiến lược và lựa chọn để thực hiện (PPP) và lộ trình hồn thiện mơ hình
qua 3 bước cụ thể. Nghiên cứu này của WHO có ý nghĩa thực tiễn giúp cho cơ quan

luan an


8
hoạch định chính sách sửa đổi bổ sung và hồn thiện các chính sách về tự chủ bệnh
viện cơng lập ở Việt Nam.
Tuy nhiên, cơng trình nghiên cứu có tính khái quát lý luận chưa cao và tự chủ
bệnh viện công lập mới được xem xét từ giác độ mô hình hợp tác cơng - tư (PPP).
+ Zhang Xing, Tatsuo Oyama (2016) “Measuring the impact of Japanese
local public hospital reform on national medical expenditure via panel data
regression” [48]
Bài viết nghiên cứu tác động của những thách thức ở bệnh viện khu vực cơng
lên hệ thống chăm sóc sức khỏe và đề xuất giải pháp “đối phó” với những tác động đó
để hiệu quả chăm sóc sức khỏe là tốt nhất. Thơng qua việc sử dụng mơ hình hồi quy để
phân tích tác động của tỷ lệ giường bệnh tại các bệnh viện khu vực công với số nhân
viên bệnh; sự tiếp cận bình đẳng của hệ thống chăm sóc sức khoẻ và cải thiện tình hình
tài chính đối với chi phí của quốc gia cho bệnh viện cho 47 quận ở Nhật Bản.
+ Martin Emmerta, Fatemeh Taheri-Zadehb, Benjamin Kolbb, Uwe
Sander (2016) “Public reporting of hospital quality shows inconsistentranking
results”[24]
Nghiên cứu này xem xét sự nhất quán của các khuyến cáo của bệnh viện về các
báo cáo của bệnh viện đức và thảo luận các nguyên nhân cơ bản của sự khác biệt. Để
tăng lợi ích của báo cáo cơng khai, tăng tính minh bạch về khái niệm của "chất lượng y
tế" được thể hiện trên mỗi thẻ báo cáo dường như rất quan trọng. Điều này sẽ giúp
bệnh nhân và những người tiêu dùng khác sử dụng các báo cáo mà hầu hết thể hiện sự

ưu tiên cho các chuyên gia.
+ Willy De Geyndt (2017): “Does autonomy for public hospitals in developing
countries increase performance? Evidence-based case studies”.[46]
Nghiên cứu đã tổng hợp kinh nghiệm của mười một quốc gia trong việc trao
quyền tự chủ cho các bệnh viện công và những trở ngại mà các quốc gia này gặp phải.
Từ đó, nghiên cứu đã chỉ ra một số những chính sách tự chủ chưa thực sự phù hợp và
hiệu quả, là nguyên nhân của những trở ngại này. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đã đề xuất
một số khuyến nghị chính sách dựa trên các minh chứng từ thực trạng, trong đó có
khuyến nghị về việc trao quyền tự chủ cho các bệnh viện cơng lập.
Nhóm 2: Những nghiên cứu trên thế giới về kế toán trong các đơn vị thuộc
khu vực cơng nói chung và trong lĩnh vực y tế nói riêng:
+ Earl R.Wilson, Susan C.Kattelus, Leon E.Hay, (2001), Accounting for
Governmental and Nonprofit entities [13]

luan an


9
Đây có thể coi là một cơng trình nghiên cứu khá cơng phu về các khía cạnh
khác nhau trong hoạt động của các đơn vị công phi lợi nhuận. Các nội dung nghiên cứu
trong cuốn sách bao gồm: các nguyên tắc kế toán chung được chấp nhận, hướng dẫn
cách thức ghi nhận các sự kiện, cách thức lập báo cáo tài chính. Nghiên cứu cũng đi
sâu vào phân tích đặc thù hoạt động của một số lĩnh vực sự nghiệp như tổ chức cơng
tác kế tốn tại trường học, bệnh viện, các đơn vị lực lượng vũ trang...
+ Ehsan Rayegan, Mehdi Parveizi, Kamran Nazari & Mostafa Emami
(2012): “Government accounting: An Assessment of Theory, Purposes and
Standards”[14]
Nghiên cứu về kế tốn cơng của bốn tác giả Ehsan Rayegan, Mehdi
Parveizi, Kamran Nazari và Mostafa Emami với tiêu đề: “Kế tốn cơng: Đánh
giá về lý thuyết, mục tiêu và các tiêu chuẩn” đã đưa ra sự tổng hợp các vấn đề trong

thực hiện kế tốn của các đơn vị cơng lập, trong đó bao gồm cơng tác tổ chức cơng tác
kế tốn dựa trên hai nguyên tắc là kế toán tiền mặt và kế tốn dồn tích. Bài viết cũng đề
cập đến vai trị, trách nhiệm của Chính phủ đối với cơng tác kế tốn; chương trình đổi
mới cơng tác quản lý tài chính công và các vấn đề liên quan đến NSNN. Đề xuất một
số nguyên tắc kế toán mở rộng để thúc đẩy trách nhiệm trong việc giải trình thực hiện
cơng tác kế toán liên quan đến nghĩa vụ kinh tế và chính trị cũng được đưa ra trong
nghiên cứu này.
+ Hệ thống chuẩn mực kế tốn cơng quốc tế (IPSAS) [16] do Ủy ban chuẩn
mực kế tốn cơng (IPSAB) ban hành, là các chuẩn mực kế toán áp dụng cho lĩnh vực
cơng, trong đó có các đơn vị cung ứng dịch vụ cơng khơng vì mục tiêu lợi nhuận. Hệ
thống các chuẩn mực này bao gồm những quy định có tính nguyên tắc, mực thước làm
cơ sở để các cấp chính quyền nhà nước và các tổ chức công tổ chức cơng tác kế tốn,
lập và trình bày báo cáo tài chính nhằm đạt được sự đánh giá trung thực, hợp lý, khách
quan về thực trạng tài chính và kết quả hoạt động của các đơn vị kế toán.
+ Hệ thống chuẩn mực GAAP (Generally accounting priciples) [17] áp
dụng cho các bệnh viện và các tổ chức y tế khác do Hiệp hội các Bệnh viện Hoa Kỳ
(American Hospital Association - AHA), Hiệp hội Quản lý Tài chính Y tế Hoa Kỳ
(Healthcare Fianancial Management Association - HFMA) và Viện Kế toán viên công
chứng Hoa Kỳ (American Institute of Certified Public Accountants - AICPA). Tuy
nhiên nhìn chung các cơng trình nghiên cứu và tài liệu này chủ yếu được thực hiện bởi
các giáo sư của các trường Đại học Hoa Kỳ, do đó có thể nghiên cứu của các tác giả là
khá toàn diện trong điều kiện áp dụng tại các bệnh viện công lập của Mỹ và các nước

luan an


10
phương Tây bởi Mỹ là quốc gia điển hình đại diện cho các nước có hệ thống bệnh viện
tư tự hạch toán.
+ Bruce R.Neumann, James D.Suver, Williams N.Zelman (1995), Financial

Management, Concepts and Applications for Health Care Providers[7]
Nội dung chính của cuốn sách này là môi trường y tế và chức năng của quản lý
tài chính - kế tốn trong lĩnh vực y tế, đi sâu vào các phần hành như quản lý vốn, tài
sản, công nợ trong các đơn vị, phân tích báo cáo tài chính, và các nội dung liên quan
đến kế tốn quản trị như chi phí, lập dự tốn, phân bổ chi phí, định giá, ra quyết định
đầu tư...
+ Salah A. Hammad, Ruzita Jusoh Elaine Yen Nee Oon (2010), “Management
accounting system for hospitals: a research framework”, Industrial Management &
Data Systems 110(5):762-784. [43]
Qua việc phân tích mối liên kết giữa hệ thống thơng tin kế tốn quản trị với hiệu
suất, hiệu quả quản lý, nghiên cứu đã đưa ra những nhân tố tác động tới chất lượng của
hệ thống thơng tin kế tốn quản trị tại các bệnh viện. Từ đó đưa ra những khuyến nghị
cho việc thiết kế hệ thống thơng tin kế tốn quản trị phù hợp nhằm tăng cường hiệu quả
quản lý cho các bệnh viện tại Ai Cập.
+ M Syaifullah (2014), "Influence Organizational Commitment On The Quality
Of Accounting Information System", International Journal of Scientific & Technology
Research. 3 (9), Pg 299-305. [25]
Dựa trên phương pháp nghiên cứu định lượng, tác giả đã xác định rằng yếu tố
cam kết của ban quản trị và yếu tố cam kết của nhân viên kế tốn có ảnh hưởng đến
chất lượng của việc tổ chức cơng tác kế tốn của một tổ chức.
+ Monika Raulinajtys-Grzybek (2014) “Cost accounting models used for
price-setting of healthservices - An international review”[26]
Nghiên cứu trình bày và so sánh mơ hình kế tốn chi phí trong lĩnh vực chăm
sóc sức khoẻ ở các quốc gia khác nhau. Thơng tin chi phí do các bệnh viện thu thập,
được các cơ quan quản lý sử dụng vào việc tính giá hoặc cập nhật giá các dịch vụ y tế
cơng cộng. Thơng qua việc phân tích một loạt các ví dụ từ các quốc gia khác nhau của
Liên minh Châu Âu, Úc và Hoa Kỳ và các hệ thống thanh toán dựa trên DRG, bài báo
chỉ ra rằng tính chính xác phương pháp kế tốn chi phí chủ yếu dựa trên thơng tin chi
phí để định giá.
+ Nathan Carroll và Justin C. Lord (2016), "The Growing Importance of

Cost Accounting for Hospitals”[28]

luan an


11
Nghiên cứu đã nêu ra tính đặc thù của các bệnh viện khiến việc triển khai kế
tốn chi phí tại các bệnh viện chưa hiệu quả tương xứng với thông tin mà nó mang lại.
Song, nghiên cứu cũng chỉ ra: trước sự phát triển của thị trường dịch vụ công, người sử
dụng dịch vụ cơng có sự so sánh hơn về giá dịch vụ y tế giữa các bệnh viện. Từ đó,
Nghiên cứu đã đưa ra nhận định về tầm quan trọng của thơng tin kế tốn chi phí trong
quản lý, quản trị các bệnh viện trước những thay đổi từ các chủ thể tham gia thị trường
dịch vụ y tế công.
+ Geraldine Robbins, Irvine Lapsley (2016) “From secrecy to transparency:
Accounting and the transition from religious charity to publicly-owned hospital”[15]
Nghiên cứu này xem xét những kinh nghiệm của một bệnh viện cơng, tìm ra các
phát hiện mới để mở rộng sự hiểu biết về lý thuyết tính minh bạch trong khu vực cơng.
Các tài liệu về bí mật và minh bạch được đưa ra để thông báo cho nghiên cứu tình
huống về việc sử dụng kế tốn theo cả hai hình thức sở hữu. Điều này cho thấy cả ảnh
hưởng liên tục của sự tồn tại trước đây của bệnh viện và những khó khăn trong việc
thích ứng với quyền sở hữu cơng cộng. Như vậy, tình trạng sở hữu của khu vực nhà
nước kết thúc mang lại những khó khăn riêng, với hệ thống kế tốn khơng đạt được
mục tiêu minh bạch.
+ Hossein Ahmadi, Mehrbakhsh Nilashi, Leila Shahmoradi, Othman
Ibrahim (2016), “Hospital Information System adoption: Expert perspectives on an
adoption framework for Malaysian public hospitals”, Computers in Human Behavior
xxx (2016) 1-29. [18]
Nghiên cứu đã chỉ ra tầm quan trọng của hệ thống thông tin bệnh viện trong
việc hỗ trợ quản lý, quản trị bệnh viện. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đã chỉ ra những nhân
tố ảnh hưởng đến việc áp dụng hệ thống thông tin quản lý bệnh viện tại Malaysia và

những giải pháp nhằm mở rộng khả năng áp dụng hệ thống này trên thực tế tại các
bệnh viện ở đất nước này.
+ Leslie G. Eldenburg (2017), "Management Accounting and Control in the
Hospital Industry: A Review", Journal of Governmental & Nonprofit Accounting. 6
(1). [21]
Nghiên cứu trình bày tổng quan về kế toán quản trị tại các bệnh viện. Trên cơ sở
khung lý thuyết, nghiên cứu cũng phân tích những đặc thù về tính sở hữu của các bệnh
viện, tính đặc thù hoạt động trong lĩnh vực y tế và những thay đổi từ sự phát triển của
thị trường dịch vụ y tế để từ đó, chỉ ra những yêu cầu đặt ra trong hoàn thiện và nâng
tầm quan trọng đối với kế toán quản trị tại các bệnh viện.

luan an


12
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam cũng đã có những cơng trình nghiên cứu cả về mặt lý luận và thực
tiễn về dịch vụ công, dịch vụ y tế cơng và tổ chức cơng tác kế tốn tại các đơn vị sự
nghiệp nói chung và các đơn vị sự nghiệp y tế nói riêng. Tuy nhiên, các cơng trình
nghiên cứu này hầu hết chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu chuyên sâu vào mảng tài chính liên quan đến dịch vụ công, hay chuyên sâu vào mảng kế tốn - liên quan đến tổ chức
cơng tác kế tốn nói chung tại các đơn vị sự nghiệp nói chung hay ở một khơng gian
nhất định nào đó, và theo hiểu biết của tác giả, chưa có đề tài nào nghiên cứu kết hợp
hai nội dung này và cụ thể hóa vào một nhóm dịch vụ cơng như nội dung nghiên cứu
của đề tài. Cụ thể:

Nhóm 1: Nghiên cứu về quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp y tế
công lập:
+ Nguyễn Trường Giang (2003).“ Đổi mới cơ chế quản lý chi NSNN trong
lĩnh vực y tế ở Việt Nam trong giai đoạn chuyển sang kinh tế thị trường có sự quản lý
của Nhà nước”.[31]

Đề tài này được tác giả nghiên cứu tương đối toàn diện về quản lý chi NSNN
trong lĩnh vực sự nghiệp y tế, đã đạt được các kết quả nổi bật như:
Đã nghiên cứu và làm rõ được tính chất hàng hố cơng cộng của các hoạt động
y tế dự phòng; đảm bảo phúc lợi xã hội thơng qua chính sách hỗ trợ người dân trong
việc tiếp cận dịch vụ khám chữa bệnh; quyền được tiếp cận những dịch vụ y tế cơ bản
đối với người nghèo, các đối tượng chính sách - xã hội.
Đánh giá được những đặc điểm, điều kiện đặc thù của hoạt động y tế (bao gồm
cả y tế dự phòng và khám chữa bệnh) trong nền kinh tế thị trường. Qua đó làm rõ được
bản chất của vấn đề vì sao Nhà nước cần phải có chính sách để quản lý và can thiệp,
không thả nổi cho thị trường.
Đã đi sâu nghiên cứu về quỹ bảo hiểm y tế (BHYT), là một định chế tài chính
trung gian - công cụ rất quan trọng để Nhà nước can thiệp vào lĩnh vực tài chính y tế,
nhằm phát huy hết các nguồn lực phát triển sự nghiệp y tế, đảm bảo ngày càng tốt hơn
yêu cầu nâng cao chất lượng cơng tác phịng, khám và chữa bệnh phục vụ người dân.
Tuy nhiên luận án còn những giới hạn nhất định:
Luận án đã có đề cập đến vấn đề giá viện phí cần tính đúng, tính đủ các loại chi
phí, nhưng tác giả vẫn tiếp tục nghiên cứu viện phí theo quan điểm của chính sách phí,
lệ phí - là nguồn thu của NSNN, chưa làm rõ được bản chất giá dịch vụ của các hoạt
động y tế.

luan an


13
Chỉ mới tập trung đánh giá sâu về cơ chế quản lý chi NSNN cho hoạt động y tế.
Chưa có đánh giá toàn diện về vấn đề quản lý tài chính y tế,chưa đi sâu đánh giá về
những vướng mắc trong chính sách tài chính y tế, đặc biệt là đối với y tế tuyến huyện,
xã, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo...
+ Trần Thế Cương (2016).“Mở rộng tự chủ tài chính đối với BVCL ở Việt
Nam (Qua khảo sát các BVCL trên địa bàn thành phố Hà Nội”. [44]

Luận án đã làm rõ thực trạng, đánh giá những thành tựu, hạn chế, phân tích
nguyên nhân của những hạn chế trong mở rộng tự chủ tài chính đối với BVCL trên địa
bàn thành phố Hà Nội hiện nay. Trên cơ sở đó luận án đề xuất việc mở rộng tự chủ tài
chính đối với BVCL trên địa bàn thành phố Hà Nội phải theo hướng tiếp tục giao
quyền tự chủ đầy đủ, toàn diện hơn cho BVCL về tổ chức bộ máy, biên chế, hoạt động
tài chính; chuyển cơ chế cấp kinh phí trực tiếp cho đơn vị sang hỗ trợ trực tiếp cho đối
tượng được hưởng thụ; thực hiện xã hội hố các nguồn lực tài chính; giao quyền tự chủ
gắn với tự chịu trách nhiệm trong hoạt động của các BVCL. Đồng thời, luận án đề xuất
5 nhóm giải pháp mở rộng tự chủ tài chính đối với các BVCL những năm tới; đề xuất
lộ tình mở rộng tự chủ tài chính đến năm 2020, tính các cấu phần chi phí vào giá dịch
vụ y tế, làm thay đổi căn bản nhận thức về giá dịch vụ y tế và thị trường dịch vụ y tế.
Nhóm 2: Các cơng trình nghiên cứu về tổ chức cơng tác kế tốn, kế tốn
quản trị và hệ thống thơng tin kế tốn tại đơn vị hành chính, sự nghiệp nói chung và
đơn vị thuộc lĩnh vực y tế nói riêng.
+ Lê Kim Ngọc (2009). “ Tổ chức hạch toán kế toán trong các cơ sở y tế với
việc tăng cường quản lý tài chính ngành y tế Việt Nam” [22]
Trong cơng trình này tác giả đã tập trung nghiên cứu sâu những vấn đề lý luận
cơ bản về công tác quản lý tài chính và tổ chức cơng tác kế tốn ở các đơn vị sự nghiệp
cơng lập phù hợp với cơ chế tự chủ tài chính. Đề tài cũng trình bày các quan điểm định
hướng và đề xuất các vấn đề về cơng tác quản lý tài chính và mơ hình tổ chức hạch
tốn kế tốn áp dụng trong các cơ sở y tế hoàn chỉnh bao gồm cả tổ chức bộ máy và tổ
chức các phần hành công việc cụ thể. Mơ hình đề xuất này được phát triển theo hướng
mở để áp dụng cho các cơ sở y tế ở các quy mơ và hình thức sở hữu khác nhau.
Tuy nhiên, nhưng tác giả khơng phân tích các nhân tố chi phối đến tổ chức công
tác kế tốn tại các đơn vị sự nghiệp cơng lập.
+ Lê Thị Thanh Hương (2012).“Hồn thiện tổ chức cơng tác kế toán tại các
bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế ở Việt Nam” [23]

luan an



14
Đây là cơng trình nghiên cứu đã giải quyết khá cơ bản các vấn đề trong tổ chức
công tác kế tốn tại đơn vị sự nghiệp có thu cơng lập điển hình như các bệnh viện trực
thuộc Bộ Y tế ở Việt Nam. Trên cơ sở phân tích đặc điểm tổ chức đơn vị sự nghiệp có
thu cơng lập (so sánh với đơn vị sự nghiệp có thu ngồi cơng lập, so sánh hoạt động
dịch vụ trong đơn vị sự nghiệp có thu cơng lập và trong doanh nghiệp) chi phối đến cơ
chế quản lý tài chính và tổ chức cơng tác kế tốn tại loại hình đơn vị này. Tác giả thực
hiện nghiên cứu nghiên cứu, khảo sát công tác kế toán, bao gồm: Tổ chức bộ máy kế
toán; tổ chức thu thập, xử lý, cung cấp thông tin trên góc độ kế tốn tài chính và kế
tốn quản trị chị phí tại các bệnh viện thuộc Bộ Y tế tại Việt Nam trong giai đoạn thực
hiện cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế
và tài chính (từ năm 2008 đến năm 2012) theo nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày
25/4/2006 của Chính phủ. Từ đó, tập trung phân tích, đánh giá thực tiễn và đề xuất các
giải pháp để hoàn thiện tổ chức cơng tác kế tốn đối với loại hình đơn vị sự nghiệp có
thu nói chung và các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế nói riêng.
+ Phan Thị Thu Mai (2013).“Hồn thiện tổ chức hạch tốn nhằm tăng cường
quản lý tài chính trong các đơn vị hành chính sự nghiệp ngành lao động - thương binh
và xã hội [39]
Nghiên cứu giải quyết vấn đề tăng cường quản lý tài chính trong các đơn vị
hành chính sự nghiệp tại một ngành cụ thể (Lao động - thương binh và xã hội) thơng
qua việc hồn thiện tổ chức hạch tốn kế tốn.
+ Bùi Thị Yến Linh (2014).“Tổ chức cơng tác kế tốn tại các cơ sở y tế cơng
lập tỉnh Quảng Ngãi ” [6]
Cơng trình nghiên cứu đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về đơn vị sự
nghiệp cơng lập và tổ chức cơng tác kế tốn tại các đơn vị sự nghiệp công lập. Đặc biệt,
tác giả đi sâu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức cơng tác kế tốn tại các đơn
vị sự nghiệp công lập. Tác giả phản ánh thực trạng quản lý tài chính, tổ chức cơng tác
kế tốn tại các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Các phân tích,
đánh giá về thực trạng tổ chức cơng tác kế tốn tại các đơn vị sự nghiệp công lập trên

địa bản tỉnh Quảng Ngãi dựa trên cơ sở nguồn dữ liệu sơ cấp thu thập thông qua các
phiếu điều tra, phỏng vấn; đồng thời tổng hợp và phân tích một cách khoa học. Từ đó,
đánh giá những ưu điểm, hạn chế và đưa ra mô hình tổ chức cơng tác kế tốn áp dụng
phù hợp cho các đơn vị này trên nền tảng điều kiện thực tế ở Việt Nam nói chung và ở
tỉnh Quảng Ngãi nói riêng.

luan an


15
+ Nguyễn Thế Ích (2015).“ Hồn thiện tổ chức cơng tác kế toán ở các đơn vị
sự nghiệp khoa học công nghệ công lập thuộc Bộ Khoa học và công nghệ” [29]
Cơng trình nghiên cứu đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về đơn vị sự
nghiệp công lập và tổ chức cơng tác kế tốn tại các đơn vị sự nghiệp công lập theo các
tài liệu chuyên sâu và theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP. Đặc biệt, tác giả đi sâu phân
tích các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức cơng tác kế tốn tại các đơn vị sự nghiệp cơng
lập và nội dung tổ chức cơng tác kế tốn tài chính và kế tốn quản trị ĐVSNCL. Trên
cơ sở thực trạng tổ chức cơng tác kế tốn tại các ĐVSN KH-CN công lập trực thuộc Bộ
Khoa học và Công nghệ, tác giả rút ra tồn tại trong tổ chức bộ máy kế tốn, 04 tồn tại
trong tổ chức cơng tác kế tốn tài chính, 05 tồn tại tổ chức cơng tác kế tốn quản trị và
tồn tại khác trong tổ chức cơng tác kiểm tra kế tốn, tổ chức triển khai ứng dụng cơng
nghệ thơng tin. Từ đó, đề tài này bên cạnh đề cập tới nhóm giải pháp hồn thiện mơ
hình tổ chức cơng tác kế tốn theo hướng áp dụng cơ sở kế tốn dồn tích, cịn đề cập
tới nội dung về kế toán thu - chi hoạt động gắn với kết quả đầu ra trên cơ sở tính đúng,
tính đủ chi phí và xác định kết quả đối với kế toán thu - chi kinh doanh dịch vụ.
+ Huỳnh Thị Hồng Hạnh (2015). “Phân tích và thiết kế hệ thống thơng tin kế
tốn tại các bệnh viện cơng”. [19]
Trên cơ sở tìm hiểu đặc thù hoạt động của các bệnh viện công, luận án đã nhận
diện và tổ chức hệ thống thơng tin kế tốn tại các bệnh viện cơng theo bốn chu trình.
Thêm vào đó, luận án cũng đã phát triển một cách tiếp cận tổng thể và đa chiều về hệ

thống thông tin kế tốn bệnh viện, góp phần bổ sung các kiến thức nhằm làm rõ nội
dung, bản chất của hệ thống thông tin kế tốn nói chung, hệ thống thơng tin kế tốn
bệnh viện nói riêng. Trên cơ sở nhận diện các yêu cầu mới về nội dung thông tin và
phương thức xử lý thông tin của HTTTKT, luận án đã đề xuất các phương án thiết kế
từ việc xây dựng các bộ mã đối tượng trong bệnh viện, xác định cấu trúc các tập tin cơ
sở dữ liệu và mối liên hệ giữa các cơ sở dữ liệu. Quan trọng nhất trong các nội dung
thiết kế này là luận án đã xây dựng được phương án tổ chức và thiết kế các tập tin
CSDL hợp lý cũng như vận dụng các tài khoản và các phương pháp xử lý dữ liệu nhằm
kết hợp giữa kế tốn tài chính và kế tốn quản trị tại các bệnh viện công đáp ứng được
các yêu cầu thông tin của các đối tượng sử dụng.
+ Vũ Thị Thanh Thủy, (2017), “Kế toán quản trị chi phí tại các bệnh viện
cơng trực thuộc Bộ Y tế trên địa bàn Hà Nội” [45]

luan an


×