Tải bản đầy đủ (.pdf) (187 trang)

(Luận án tiến sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của giám sát tới tính minh bạch của thị trường chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.56 MB, 187 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------------

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG
CỦA GIÁM SÁT TỚI TÍNH MINH BẠCH
CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH QUẢN LÝ KINH TẾ

HÀ NỘI, 2020

luan an


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------------

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG
CỦA GIÁM SÁT TỚI TÍNH MINH BẠCH
CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 9310110

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Phạm Hồng Chương

HÀ NỘI, 2020



luan an


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.

Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2020
Tác giả Luận án

luan an


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i
MỤC LỤC ..................................................................................................................... ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.....................................................................................v
DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................... ii
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ .............................................................................. iii
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài .........................................................................................1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án.....................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................4
4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................5

5. Kết quả nghiên cứu ...............................................................................................12
6. Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận .................................................13
7. Bố cục luận án .......................................................................................................14
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁM SÁT
ĐẾN TÍNH MINH BẠCH CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHỐN .....................15
1.1. Những nghiên cứu về giám sát của Nhà nước đối với thị trường chứng khốn....15
1.2. Những nghiên cứu về tính minh bạch của thị trường chứng khoán .................20
1.3. Những nghiên cứu về ảnh hưởng của giám sát tới tính minh bạch của thị
trường chứng khoán .................................................................................................24
1.4. Đánh giá về tổng quan các cơng trình nghiên cứu ..........................................28
1.4.1. Các giá trị đã thực hiện có thể kế thừa ............................................................28
1.4.2. Các khoảng trống trong nghiên cứu ................................................................29
1.5. Hướng nghiên cứu của luận án .........................................................................29
Tiểu kết chương 1 ......................................................................................................30
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁM SÁT TỚI TÍNH
MINH BẠCH CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN ..........................................31
2.1. Giám sát thị trường chứng khoán ....................................................................31
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản .................................................................................31
2.1.2. Sự cần thiết thực hiện giám sát thị trường chứng khoán ................................33
1.2.3. Chủ thể và đối tượng giám sát trên thị trường chứng khoán ..........................37
2.1.4. Các nguyên tắc giám sát thị trường chứng khoán ...........................................39
2.1.5. Yếu tố cấu thành hoạt động giám sát thị trường chứng khốn .......................40
2.2. Tính minh bạch của thị trường chứng khoán .................................................46
2.2.1. Khái niệm ........................................................................................................46

luan an


iii


2.2.2. Vai trị và u cầu minh bạch hố thị trường chứng khốn ............................48
2.2.3. Tiêu chí đánh giá tính minh bạch của TTCK ..................................................52
2.3. Mơ hình ảnh hưởng của giám sát tới tính minh bạch của TTCK .................55
2.3.1. Giả thuyết nghiên cứu .....................................................................................55
2.3.2. Mơ hình nghiên cứu ........................................................................................57
Tiểu kết chương 2 ......................................................................................................61
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁM SÁT TỚI TÍNH MINH
BẠCH CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHỐN VIỆT NAM .................................62
3.1. Khái quát về thị trường chứng khoán Việt Nam ............................................62
3.1.1. Bối cảnh hình thành và phát triển của TTCK Việt Nam .................................62
3.1.2. Đặc điểm thị trường chứng khoán Việt Nam ..................................................65
3.2. Thực trạng giám sát thị trường chứng khoán ở Việt Nam ............................69
3.2.1. Mơ hình giám sát .............................................................................................69
3.2.2. Khung khổ pháp lý ..........................................................................................73
3.2.3. Nội dung giám sát ...........................................................................................76
3.2.4. Phương thức giám sát ......................................................................................78
3.3. Thực trạng tính minh bạch của thị trường chứng khốn Việt Nam .................80
3.3.1. Tính minh bạch trong giao dịch chứng khốn ................................................80
3.3.2. Tính minh bạch trong cơng bố thơng tin .........................................................81
3.3.3. Tính minh bạch trong hệ thống quản lý điều hành công ty niêm yết ...............84
3.3.4. Tính minh bạch trong thanh tốn và bù trừ chứng khốn...................................85
3.4. Phân tích ảnh hưởng của giám sát tới tính minh bạch của thị trường chứng
khốn ..........................................................................................................................87
3.4.1. Phân tích độ tin cậy thang đo ..........................................................................87
3.4.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) .................................................................90
3.4.3. Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) ..............................................................91
3.4.4. Kết quả mơ hình cấu trúc tuyến tính (SEM) ...................................................93
3.4.5. Phân tích ANOVA về sự khác biệt của các nhóm đối tượng khảo sát..............97
3.5. Đánh giá chung về giám sát và ảnh hưởng của giám sát tới tính minh bạch
của thị trường chứng khốn.....................................................................................98

3.5.1. Tác động tích cực ............................................................................................98
3.5.2 Tác động tiêu cực ...........................................................................................107
3.5.3. Nguyên nhân của những tác động tiêu cực ...................................................109
Tiểu kết chương 3 ....................................................................................................113
CHƯƠNG 4 KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH GIÁM SÁT NHẰM NÂNG CAO
TÍNH MINH BẠCH CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM .......114

luan an


iv

4.1. Bối cảnh và định hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến
năm 2025 ..................................................................................................................114
4.1.1. Bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam .................................................114
4.1.2. Mục tiêu và định hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm
2025 .........................................................................................................................119
4.2. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả giám sát nhằm tăng cường tính minh
bạch trên thị trường chứng khốn ........................................................................120
4.2.1. Hồn thiện khung khổ pháp lý về giám sát thị trường chứng khốn .............120
4.2.2. Củng cố mơ hình giám sát thị trường chứng khốn ......................................126
4.2.3. Nâng cao hiệu quả nội dung giám sát ...........................................................130
4.2.4. Đổi mới phương thức giám sát......................................................................134
4.2.5. Tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế nhằm nâng cao chất lượng hoạt
động giám sát trên thị trường ..................................................................................138
Tiểu kết chương 4 ....................................................................................................140
KẾT LUẬN ................................................................................................................141
CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CƠNG BỐ ................143
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................144
PHỤ LỤC ...................................................................................................................156


luan an


v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Danh mục chữ viết tắt Tiếng Anh
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Anh

Nghĩa tiếng Việt

CFA

Confirmatory Factor Analysis

Phân tích nhân tố khẳng định

EFA

Exploratory Factor Analysis

Phân tích nhân tố khám phá

GDP

Gross Domestic Product


Tổng sản phẩm quốc dân

ICOR

Incremental Capital - Output Ratio

Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư

IMF

International Monetary Fund

Quỹ tiền tệ quốc tế

WB

World Bank

Ngân hàng thế giới

WTO

World Trade Organization

Tổ chức thương mại thế giới

Danh mục chữ viết tắt tiếng Việt
Chữ viết tắt

Giải nghĩa


BCTC

Báo cáo tài chính

CBTT

Cơng bố thơng tin

CTCK

Cơng ty chứng khoán

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

HĐQT

Hội đồng quản trị

HHKDCK

Hiệp hội kinh doanh chứng khốn

HNX

SGDCK Hà Nội

HOSE


SGDCK Thành phố Hồ Chí Minh

NXB

Nhà xuất bản

QTCT

Quản trị cơng ty

SGDCK

Sở giao dịch chứng khốn

TPCP

Trái phiếu Chính phủ

TTCK

Thị trường chứng khốn

TTGDCK

Trung tâm giao dịch chứng khốn

UBCKNN

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước


VASB

Hiệp hội Kinh doanh chứng khoán Việt Nam

VSD

Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam

luan an


ii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Thống kê mẫu khảo sát ......................................................................................9
Bảng 2.1: Các biến quan sát của biến độc lập trong mơ hình .......................................58
Bảng 2.2: Biến quan sát của biến phụ thuộc trong mơ hình ..........................................60
Bảng 3.1: Tình hình hoạt động của các công ty niêm yết .............................................66
Bảng 3.2: Giá trị giao dịch bình quân hàng năm trên thị trường chứng khoán giai đoạn
2016 - 2019 ....................................................................................................................68
Bảng 3.3: Chỉ số minh bạch và CBTT của các công ty niêm yết trên HNX .................82
Bảng 3.4: Chỉ số minh bạch và CBTT của các công ty niêm yết trên HOSE ...............83
Bảng 3.5: Độ tin cậy cho thang đo “Mơ hình giám sát” ...............................................87
Bảng 3.6: Độ tin cậy cho thang đo “Mơ hình giám sát” sau khi loại biến A1_6 ..........88
Bảng 3.7: Độ tin cậy cho thang đo “Khung khổ pháp lý” .............................................88
Bảng 3.8: Độ tin cậy cho thang đo “Nội dung giám sát” ..............................................89
Bảng 3.9: Độ tin cậy cho thang đo “Phương thức giám sát”.........................................89
Bảng 3.10: Độ tin cậy cho thang đo “Tính minh bạch của TTCK” ..............................90
Bảng 3.11: Tổng hợp độ tin cậy của các thang đo ........................................................90

Bảng 3.12: Hệ số KMO của biến độc lập trong mơ hình ..............................................91
Bảng 3.13: Kiểm định giá trị phân biệt của các nhân tố ...............................................93
Bảng 3.14: Bảng trọng số hồi quy (chưa chuẩn hoá) trong mơ hình SEM ...................94
Bảng 3.15: Bảng trọng số hồi quy (chuẩn hố) trong mơ hình SEM ............................95
Bảng 3.16: Bảng bình phương tương quan trong mơ hình SEM...................................96
Bảng 3.17: Bảng kiểm định tính đồng nhất của phương sai theo mẫu khảo sát ...........97
Bảng 3.18: Bảng kiểm định tính đồng nhất của phương sai theo mẫu khảo sát ANOVA
.......................................................................................................................................97
Bảng 3.19: Bảng phân tích ANOVA một chiều ............................................................98
Bảng 3.20. Thống kê số vụ vi phạm theo các đối tượng tham gia thị trường .............103
Bảng 3.21. Thống kê các lỗi vi phạm của công ty niêm yết tham gia TTCK .............104
Bảng 3.22: Thống kê các lỗi vi phạm của cá nhân tham gia TTCK ...........................106
Bảng 4A.1: Phương sai trích của các biến trong mơ hình ...........................................167
Bảng 4A.2: Kết quả EFA của các biến độc lập trong mơ hình (chạy lần 1) ...............168
Bảng 5A.2: Bảng trọng số hồi quy (chưa chuẩn hoá) .................................................170
Bảng 5A.3: Chuẩn hoá trọng số hồi quy .....................................................................171

luan an


iii

DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Sơ đồ 1: Khung logic nghiên cứu của Luận án ...............................................................6
Hình 2.1: Mơ hình ảnh hưởng của giám sát tới tính minh bạch của TTCK ..................58
Hình 3.1: Tỷ lệ vốn hố ở các sàn giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai
đoạn 2015 – 2019 ..........................................................................................................65
Hình 3.2: Số lượng các chứng khốn niêm yết, đăng ký giao dịch ở TTCK Việt Nam
giai đoạn 2015 – 2019 ...................................................................................................67
Hình 3.3. Thống kê số lượng vi phạm trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn

2013 – 2019 .................................................................................................................103
Hình 5A.1: Mơ hình phân tích CFA ............................................................................169
Hình 5A.4: Mơ hình SEM ...........................................................................................172

luan an


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, bước vào giai đoạn đổi mới toàn diện và
thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, vốn trở thành một nguồn lực quan trọng nhưng vô cùng
thiếu thốn cho sản xuất kinh doanh ở Việt Nam. Ngoài nguồn thu hút vốn từ kênh truyền
thống là ngân hàng, sự phát triển của các doan nghiệp cổ phần đã hình thành một kênh thu
hút vốn khác thông qua phát hành cổ phiếu. Việc mua bán cổ phiếu giúp cho thị trường
vốn nhanh chóng mở rộng và hấp dẫn các nhà đầu tư bởi các đặc tính riêng có của nó.
Nhu cầu hình thành một thị trường chính thức cho cổ phiếu làm nơi gặp gỡ dễ dàng giữa
các doanh nghiệp gọi vốn và nhà đầu tư là tất yếu khách quan. Chính vì vậy, năm 1996,
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) được thành lập và sau đó 4 năm, Trung tâm
Giao dịch Chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) chính thức đi vào hoạt động
ngày 20/7/2000. Tới 5 năm sau, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán thứ hai ra đời ở Hà
Nội (HNX). Trải qua 20 năm, Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đã phát triển
nhanh chóng cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Tổng lượng vốn hoá ngày càng tăng thúc đẩy sự
phát triển của nền kinh tế và trở thành một trong những kênh quan trọng trong thị trường
vốn ở Việt Nam. Từ đó, TTCK hồn thiện dần từng bước, song hành với sự phát triển
kinh tế xã hội của đất nước, cũng nhanh chóng tham gia vào hội nhập quốc tế để trở thành
một kênh thu hút vốn không chỉ giới hạn ở phạm vi trong nước. Kết quả là hệ thống
khn khổ pháp lý, cơ chế chính sách được xây dựng và hồn thiện phù hợp với điều
kiện, trình độ phát triển của đất nước, tiệm cận với các chuẩn mực quốc tế, bảo đảm cho

thị trường phát huy được hiệu quả, bảo vệ nhà đầu tư và đặc biệt dần đáp ứng yêu cầu
minh bạch hoá thị trường.
Quy mơ và tính thanh khoản của thị trường chứng khốn đã “tăng gấp hàng
trăm lần” so với những ngày đầu ra đời, “thu hút đông đảo các nhà đầu tư trong và
ngoài nước” (UBCKNN, 2020). Cấu trúc thị trường cũng có nhiều thay đổi, cho đến
nay, các sản phẩm, dịch vụ được mua bán rất đa dạng, phong phú cũng như đã tiếp cận
với các nghiệp vụ quốc tế. TTCK cũng là thị trường tiếp cận mạnh mẽ với công nghệ
thơng tin. Các trung gian chứng khốn lợi dụng sự phát triển như vũ bão của cuộc
Cách mạng công nghệ 4.0 để nhanh chóng đẩy mạnh về số lượng, chất lượng dịch vụ
với mục tiêu tăng tính chuyên nghiệp cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị
trường. Cùng với sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật về chứng khoán và hoạt động
chứng khoán, các tổ chức kinh doanh chứng khốn cũng ln đổi mới, tn thủ các
điều kiện về quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế, hướng tới sự phát triển bền vững.

luan an


2

Điều này có được một phần bởi các cơ quan quản lý nhà nước đã tăng cường hoạt
động thanh tra, giám sát TTCK một cách thường xuyên và tương đối hiệu quả.
Cũng như các thị trường non trẻ khác, TTCK Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn bởi
tình trạng thơng tin kém minh bạch (thông tin không đầy đủ, thiếu kịp thời, khó tiếp
cận, thơng tin nội gián…) tạo nên những biến động thất thường từ khi ra đời đến nay.
Công khai, minh bạch là một trong những yêu cầu quan trọng để đảm bảo nguyên tắc
“các bên cùng có lợi” và “sự phát triển bền vững” của thị trường. Do đó, Khung khổ
pháp lý điều chỉnh các hành vi của những người tham gia TTCK hướng tới sự minh
bạch cũng dần được xây dựng và hoàn thiện. Tuy nhiên, thời gian qua, các đánh giá về
tính minh bạch của TTCK Việt Nam vẫn chưa ở mức cao (WB và IMF, 2014). Theo
WB và IMF (2014) “Chất lượng số liệu tài chính thấp đã ảnh hưởng đến việc đo lường

một cách chính xác hầu hết các chỉ số hiệu quả hoạt động như tỷ suất sinh lời trên tổng
tài sản (ROA), tỷ lệ nợ xấu, và các hệ số vốn”. Lý do một phần là quy định chuẩn mực
kế toán Việt Nam chưa khiến cho các báo cáo tài chính của công ty niêm yết đạt được
mức độ tin cậy cao. Đồng thời, các tổ chức cũng thiếu minh bạch và trung thực trong
cách thực hành kế toán và kiểm toán.
Trên thực tế, các đối tượng tham gia TTCK có xu hướng chỉ muốn cung cấp
thông tin “chọn lọc” để thu lợi và ít khi tự nguyện minh bạch hố. Chính vì vậy, việc
thiết lập hoạt động giám sát của Nhà nước hiệu quả là hết sức cần thiết nhằm sớm phát
hiện, ngăn ngừa và xử lý kịp thời các vi phạm nói chung, đảm bảo tính minh bạch nói
riêng và duy trì sự bền vững của TTCK. Vai trị quản lý Nhà nước không chỉ được thể
hiện ở việc xây dựng hành lang pháp lý để điều chỉnh các hoạt động kinh tế mà cịn
triển khai các chính sách cụ thể và đặc biệt phải giám sát chặt chẽ việc thực hiện các
chính sách nhằm phát huy hiệu lực, hiệu quả của chính sách. Với mục tiêu minh bạch
hố, hoạt động giám sát TTCK của Nhà nước là tất yếu khách quan. Ở Việt Nam, cơ
quan quản lý nhà nước giám sát trực tiếp TTCK là UBCKNN. Điều này cũng cho thấy,
giám sát của UBCKNN có mối quan hệ chặt chẽ tới tính minh bạch của TTCK và
những thay đổi của hoạt động giám sát có thể tác động làm thay đổi tính minh bạch
của TTCK. Hay nói cách khác, có thể xây dựng một mơ hình nghiên cứu về ảnh hưởng
của giám sát tới tính minh bạch của TTCK.
Trên thế giới cũng như tại Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu đề cập đến tính
minh bạch cũng như hoạt động giám sát trên TTCK, tuy nhiên nghiên cứu chi tiết về
mức độ ảnh hưởng của giám sát tới tính minh bạch của TTCK cịn khá ít ỏi. Đặc biệt,
các cơng trình nghiên cứu ở Việt Nam mới dừng lại ở việc mô tả hay đánh giá một số
chỉ tiêu minh bạch thông tin trên TTCK hay hoạt động giám sát ở các cơ quan quản lý

luan an


3


nhà nước, các giải pháp đề xuất cũng khá rời rạc. Một cách định tính, rất nhiều phát
biểu cho rằng hoạt động giám sát tất yếu có tác động làm “tăng tính minh bạch của
TTCK”. Tuy nhiên, trên thực tế lại chưa có cơng trình nghiên cứu độc lập về mối quan
hệ giữa giám sát với tính minh bạch của TTCK mà cụ thể là chỉ ra mức độ ảnh hưởng
(về mặt định lượng) của giám sát tới tính minh bạch của TTCK. Điều này làm thiếu
những căn cứ khoa học về mục tiêu giám sát TTCK cũng như tìm kiếm các giải pháp
hữu hiệu tăng cường tính minh bạch của thị trường. Vì vậy, cho đến nay, mức độ minh
bạch của TTCK Việt Nam tuy đã dần cải thiện nhưng vẫn ở mức trung bình. Điểm
cơng bố thơng tin (CBTT) và minh bạch trung bình của các doanh nghiệp đại chúng
trên HNX chỉ đạt 61,4 điểm năm 2019 ( Vậy trong hàng loạt
nhân tố cấu thành hoạt động giám sát, nhân tố nào cần phải cải thiện và cải thiện ở
mức độ nào để có thể nâng cao tính minh bạch của TTCK Việt Nam vẫn còn là một
câu hỏi bỏ ngỏ.
Do đó, việc nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của
giám sát tới tính minh bạch của TTCK Việt Nam” là hết sức cần thiết để khơng chỉ
hồn thiện hoạt động giám sát của Ủy ban Chứng khốn Nhà nước nói riêng và của
Nhà nước nói chung mà cịn nâng cao chỉ số minh bạch của thị trường, giúp các nhà
đầu tư đưa ra những “quyết định đúng đắn thúc đẩy phát triển TTCK của Việt Nam”
trong giai đoạn tiếp theo.
Câu hỏi nghiên cứu của luận án:
- Hoạt động giám sát của UBKCNN có ảnh hưởng như thế nào tới tính minh
bạch của Thị trường chứng khoán của Việt Nam?
- Những giải pháp nào có thể thực hiện để hồn thiện hoạt động giám sát của
UBCKNN nhằm nâng cao tính minh bạch của TTCK?

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của luận án là xây dựng mơ hình nghiên cứu để đánh giá mức độ ảnh
hưởng của giám sát bởi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tới tính minh bạch của TTCK
Việt Nam, qua đó đề xuất một số giải pháp hồn thiện giám sát nhằm nâng cao tính

minh bạch của TTCK Việt Nam.

luan an


4

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa, bổ sung và xây dựng lý luận về ảnh hưởng của hoạt động giám
sát tới tinh minh bạch của TTCK.
- Phân tích thực trạng các yếu tố cấu thành hoạt động giám sát TTCK ở Việt
Nam, tính minh bạch của thị trường và mức độ ảnh hưởng của hoạt động giám sát tới
tính minh bạch của TTCK, chỉ ra những tác động tích cực và hạn chế, tìm hiểu ngun
nhân xuất phát từ hoạt động giám sát dẫn tới sự kém minh bạch của TTCK Việt Nam.
- Đề xuất hệ thống giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động giám sát của Nhà nước
làm tăng tính minh bạch của TTCK Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu ảnh hưởng của giám sát bởi Ủy ban Chứng khoán Nhà
nước đối với tính minh bạch của TTCK Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: Dữ liệu thứ cấp được tập hợp trong khoảng thời gian từ
2000 - 2019 (bắt đầu từ khi TTCK có mặt ở Việt Nam tới nay). Trong đó, các văn bản
quản lý, các chính sách, sự thay đổi của giám sát sẽ được rà soát, mô tả từ khi TTCK
Việt Nam ra đời tới nay. Các đánh giá về tính minh bạch của thị trường chứng khoán
bắt đầu từ năm 2018 bởi đây là năm HNX bắt đầu thực hiện đánh giá chính thức về
tính minh bạch của thị trường. Để minh hoạ về sự thay đổi, tác động của giám sát
TTCK, tác giả lấy mốc thời gian năm 2017 là năm UBCKNN ban hành hướng dẫn mới
về giám sát làm gốc, giai đoạn 2013 – 2016 là giai đoạn trước khi có hướng dẫn, giai

đoạn 2017 – 2019 là giai đoạn thực hiện hướng dẫn để khắc hoạ sự khác biệt của các
tác động chính sách. Các phân tích khác về TTCK, tác giả sử dụng chuỗi thời gian
2015 – 2019 làm rõ nét bối cảnh hiện tại của nghiên cứu. Dữ liệu sơ cấp được lấy vào
năm 2019 để đảm bảo tính cập nhật của dữ liệu. Các giải pháp đề xuất nhằm thực hiện
đúng vai trò nhà nước giai đoạn 2020 - 2025.
Khơng gian nghiên cứu: Nhà đầu tư chứng khốn, các CTNY trên TTCK, các
CTCK, công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư CK, VSD, 2 SDGCK và UBCKNN.
Chủ thể thực hiện giám sát: Uỷ ban chứng khoán nhà nước

luan an


5

Nội dung nghiên cứu: luận án chia nhỏ để nghiên cứu sâu từng phần, đặt chúng
trong mối liên kết với nhau để tạo thành một thể thống nhất. Có 3 nội dung chính được
thực hiện gồm:
- Nghiên cứu về giám sát thị trường chứng khoán: bao gồm các yếu tố (nội dung)
cấu thành giám sát của Nhà nước trên thị trường chứng khốn là: mơ hình giám sát,
khung khổ pháp lý, nội dung giám sát và phương thức giám sát. Việc xác định yếu tố
dựa trên tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước về giám sát TTCK, đồng thời
thực tiễn các vấn đề hoặc các bước hình thành và thực hiện quá trình giám sát TTCK.
Các yếu tố này cũng chính là cơ sở hình thành mơ hình và giả thuyết nghiên cứu về các
nhân tố ảnh hưởng của giám sát tới tính minh bạch của TTCK Việt Nam. Điều này giúp
cho việc đánh giá được nghiên cứu từ các khía cạnh chi tiết tới tổng thể của q trình
giám sát ảnh hưởng tới tính minh bạch để tìm ra vấn đề một cách rõ ràng. Từ đó, các
giải pháp giải quyết vấn đề sẽ sát thực hơn.
- Nghiên cứu về tính minh bạch của thị trường chứng khốn: đánh giá dựa trên
hệ thống các tiêu chí được tổng hợp từ các nghiên cứu trong và ngoài nước thể hiện
tính minh bạch của thị trường chứng khốn bao gồm: minh bạch giao dịch thị trường,

minh bạch công bố thông tin, minh bạch quản trị điều hành của công ty niêm yết, minh
bạch bù trừ và thanh toán trên TTCK.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của giám sát tới tính minh bạch của TTCK: xây dựng
mơ hình nghiên cứu định lượng, xác định mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố cấu thành
giám sát tới tính minh bạch của TTCK. Dữ liệu nghiên cứu thu thập từ nguồn dữ liệu
sơ cấp thông qua khảo sát các đối tượng liên quan đến hoạt động của TTCK.

4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận và tiếp cận nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để
nghiên cứu. Nghiên cứu sinh đã tích cực thu thập các tài liệu khoa học về giám sát
TTCK, tính minh bạch của TTCK và mối quan hệ giữa giám sát với tính minh bạch
của TTCK. Từ đó, luận án xây dựng và hoàn thiện khung lý luận và mơ hình định
lượng về ảnh hưởng của giám sát tới tính minh bạch của TTCK.
Cách tiếp cận nghiên cứu bao gồm: (i) Tiếp cận hệ thống thông qua việc xem
xét đối tượng một cách toàn diện, nhiều mặt, nhiều mối quan hệ, trong trạng thái vận
động và phát triển, trong những điều kiện và hồn cảnh cụ thể để tìm ra bản chất và
quy luật vận động của đối tượng; (ii) Tiếp cận thực tiễn thông qua khảo sát thực tế

luan an


6

trong giai đoạn nhất định; (iii) Tiếp cận có sự tham gia thơng qua việc xem xét trên các
góc độ quan điểm của tất cả những người có liên quan hay tham gia trên TTCK.
Luận án xây dựng khung logic nghiên cứu gồm có 4 phần chính:
Thứ nhất, từ việc tổng quan các tài liệu liên quan, nghiên cứu sinh tìm ra “khoảng
trống” nghiên cứu để khẳng định vấn đề nghiên cứu như: mục tiêu, đối tượng nghiên
cứu, đảm bảo việc nghiên cứu khơng trùng lặp và góp phần bổ sung vào hệ thống nghiên

cứu về ảnh hưởng của giám sát tới tính minh bạch của TTCK. Sau đó, các phương pháp
nghiên cứu phù hợp được lựa chọn để thực hiện các hoạt động cụ thể.

Sơ đồ 1: Khung logic nghiên cứu của Luận án
Thứ hai, hệ thống hoá cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu để xây dựng khung
lý luận làm nền tảng cho toàn bộ nghiên cứu. Phần này bao gồm các nội dung như:
khái niệm, các yếu tố của giám sát TTCK; đo lường tính minh bạch của TTCK và xây
dựng mơ hình ảnh hưởng của giám sát tới tính minh bạch của TTCK.

luan an


7

Thứ ba, tiến hành đánh giá thực trạng hoạt động giám sát cũng như tính minh
bạch của TTCK Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở khung lý luận được xây dựng ở phần
1, luận án tiến hành khảo sát, thu thập dữ liệu để mô tả ảnh hưởng của hoạt động giám
sát tới tính minh bạch của TTCK, khẳng định giả thuyết và xác định mức độ ảnh
hưởng của từng yếu tố, mối quan hệ tương quan. Từ đó, chỉ ra những vấn đề của hoạt
động giám sát khiến cho tính minh bạch của TTCK Việt Nam vẫn cịn bị đánh giá thấp
và nguyên nhân của những tồn tại đó.
Thứ tư, đề xuất giải pháp. Từ việc phân tích bối cảnh hiện nay, luận án đưa ra
các quan điểm, mục tiêu, phương hướng để làm tăng tính minh bạch của TTCK. Từ
đó, luận án đề xuất các giải pháp hồn thiện hoạt động giám sát nhằm góp phần nâng
cao tính minh bạch của TTCK trong thời gian tới.

4.2. Phương pháp thu thập dữ liệu
Luận án thực hiện thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm cả
nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp.


4.2.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp bao gồm những thông tin, quan điểm, hệ thống lý thuyết và dữ
liệu liên quan đến hoạt động giám sát và tính minh bạch của TTCK được thu thập chủ
yếu từ các nguồn sau: Các báo cáo, thống kê tử UBCKNN, các SGDCK Hà Nội
(HNX) và TP Hồ Chí Minh (HOSE); Các văn bản quy phạm pháp luật, quy định liên
quan đến hoạt động giám sát trên TTCK; Các nghiên cứu khoa học trong nước và quốc
tế về chủ đề này.
Để thu thập dữ liệu thứ cấp có hiệu quả, nghiên cứu sinh tiến hành quy trình
gồm các bước: Bước 1: Xác định các thơng tin cần thiết cho việc tìm kiếm tài liệu liên
quan đến đề tài; Bước 2: Tìm hiểu các nguồn dữ liệu; Bước 3: Tiến hành thu thập dữ
liệu: Nghiên cứu sinh thu thập và tiến hành thống kê lại các dữ liệu đã thu thập để từ
đó đưa ra các phân tích trong luận án; Bước 4: Đánh giá, xử lý các dữ liệu: Đây là
bước lựa chọn các nội dung, số liệu cần thiết nhất cho quá trình nghiên cứu, loại bỏ
những khơng tin khơng có giá trị đã được thu thập ở bước 3; Bước 5: Phân tích dữ liệu
đã thu thập: Áp dụng linh hoạt các phương pháp xử lý dữ liệu cần thiết để rút ra những
nhận định, kết luận trong q trình phân tích dữ liệu.

4.2.2. Thu thập dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua khảo sát bằng bảng hỏi. Để thu thập dữ
liệu sơ cấp được hiệu quả, nghiên cứu sinh thực hiện các bước sau:

luan an


8

Bước 1: Phân tích tổng quan các cơng trình nghiên cứu, chọn lọc thơng tin để
xây dựng mơ hình nghiên cứu ban đầu.
Bước 2: Khảo sát ý kiến chuyên gia để lựa chọn và điều chỉnh mơ hình nghiên cứu
Bước 3: Tiến hành xây dựng bảng hỏi. Đối tượng khảo sát bao gồm cán bộ ở cơ

quan quản lý nhà nước về TTCK (UBCKNN), cán bộ làm việc tài các công ty niêm
yết, cán bộ làm việc tại SGDCK, các nhà đầu tư và mơi giới chứng khốn. Nội dung
bảng hỏi xoay quanh các yếu tố cấu thành hoạt động giám sát TTCK cũng như các tiêu
chí đánh giá tính minh bạch của TTCK. Câu hỏi gắn liền với mô hình nghiên cứu được
xây dựng trong quá trình tổng quan các cơng trình nghiên cứu và lý luận liên quan đến
đề tài (Phụ lục 1).
Bước 4: Khảo sát. Địa điểm khảo sát: Khảo sát được thực hiện ở UBCKNN,
HNX và HOSE và một số cơng ty niêm yết trên HNX.
• Mục tiêu chọn mẫu: chọn mẫu đại diện cho nhiều nhóm người hoạt động trên
TTCK. Các đánh giá của mẫu sẽ tìm ra xu hướng thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
• Cơ cấu mẫu khảo sát: Có nhiều lý thuyết về việc chọn mẫu khảo sát. Theo
Comrey, Lee (1992), số phiếu khảo sát được xác định theo khoảng: 100 = tệ, 200 =
khá, 300 = tốt, 500 = rất tốt, 1.000 hoặc hơn = tuyệt vời. Theo Habing (2003), mỗi
biến quan sát cần tối thiểu 5 mẫu. Tương tự với ý kiến của Habing, Hair và cộng sự
(1998) (trích dẫn trong Nguyễn Đình Thọ, 2011) cho rằng “kích thước mẫu tối thiểu
phải là 50”, và tỷ lệ quan sát phải là 5:1. Trong khi Hoàng Trọng và Chu Nguyễn
Mộng Ngọc (2005) thì cho rằng tỷ lệ đó là 4 hay 5. Trong đề tài luận văn có tất cả 25
biến quan sát, vì vậy số mẫu tối thiểu cần thiết là 25 * 5 = 125 mẫu. Thực tế mơ hình
nghiên cứu SEM mà luận án lựa chọn gồm 4 biến độc lập để xem xét ảnh hưởng tới
một biến phụ thuộc. Nếu số lượng mẫu quá lớn sẽ gây khó khăn cho việc nhập liệu và
phân tích. Tổng hợp lại, nghiên cứu sinh đã lựa chọn phát đi 400 phiếu khảo sát, khi
thu về là làm sạch số liệu chỉ cịn 380 phiếu có thể sử dụng được. Số phiếu như vậy
đều đáp ứng yêu cầu của các lý thuyết thống kê về tính đại diện của mẫu. Cơ cấu mẫu
khảo sát được phân bổ cho 5 nhóm đối tượng khác nhau, cụ thể như sau:
Số phiếu khảo sát cán bộ làm việc tại các đơn vị quản lý TTCK (UBCKNN)
gồm các cán bộ ở Vụ Giám sát TTCK, Vụ giám sát CTĐC và cán bộ quản lý là 74
phiếu. Số phiếu lấy từ cán bộ làm việc tại các công ty niêm yết là 73 phiếu. Số phiếu
lấy từ cán bộ làm việc tại các sàn giao dịch chứng khốn là 79 phiếu trong đó có 25
phiếu lấy từ HOSE và 54 phiếu lấy từ SGDCK Hà Nội. Khảo sát 78 nhà môi giới


luan an


9

chứng khốn và 76 nhà đầu tư. Mơ tả chi tiết về mẫu được thể hiện ở bảng 1. Như vậy,
tỷ lệ mẫu được phân chia khá đồng đều khoảng trên dưới 20% cho mỗi nhóm khảo sát.
Bảng 1: Thống kê mẫu khảo sát
STT

Đối tượng

Số lượng
(người)

Tỷ lệ
(%)

Tỷ lệ hợp lệ
(%)

Tỷ lệ tích
luỹ (%)

1

Cán bộ ở đơn vị quản lý
TTCK (UBCKNN)

74


19.5

19.5

19.5

2

Cán bộ làm việc tại các công
ty niêm yết

73

19.2

19.2

38.7

3

Cán bộ làm việc tại các sàn
giao dịch chứng khốn

79

20.8

20.8


59.5

4

Mơi giới chứng khốn

78

20.5

20.5

80.0

5

Nhà đầu tư

76

20.0

20.0

100.0

Tổng

380


100.0

100.0

• Phương pháp chọn mẫu: Mẫu điều tra được chọn theo “phương pháp lấy mẫu
phi ngẫu nhiên”, “thuận tiện”. Nghiên cứu sinh lựa chọn và tiến hành phỏng vấn
những người có liên quan đến các hoạt động trên TTCK. Việc chọn mẫu là phi ngẫu
nhiên (hay chọn mẫu phi xác suất) bởi hạn chế của việc nghiên cứu là số lượng người
tham gia đông, không cố định, đồng nhất nên việc tìm kiếm mẫu theo phương pháp cố
định sẽ trở nên khó khăn. Do các hạn chế của việc nghiên cứu, việc lấy mẫu theo
phương pháp trên sẽ dễ tiếp cận của đối tượng khảo sát đã xác định. Nếu người được
phỏng vấn khơng đồng ý thì sẽ chuyển sang đối tượng khác.
• Thời gian khảo sát: Tháng 04/2019.
• Thang đánh giá: Trong nghiên cứu này, loại thang đo được lựa chọn sử dụng
là thang đo Likert - thang đo dùng để đo mức độ đánh giá theo quan điểm của người
tham gia khảo sát. Mỗi điểm trong thang đo sẽ chỉ ra mức độ đồng thuận của người trả
lời với quan điểm được nghiên cứu đưa ra. Quan điểm của người trả lời sẽ biến động
từ mức 1 = Khơng đồng ý, mức 2 = Ít đồng ý, mức 3 = Bình thường, trung lập, mức 4
= Khá đồng ý và mức 5 = Rất đồng ý.

4.3. Phương pháp xử lý dữ liệu
Khi nghiên cứu, rất nhiều phương pháp xử lý dữ liệu cùng được sử dụng, trong
đó chủ yếu là:

luan an


10


4.3.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp kinh tế
Phương pháp phân tích được sử dụng trong nghiên cứu cả 4 chương. Với
phương pháp này, nghiên cứu sinh phân mảnh vấn đề nghiên cứu thành các nội dung
khác nhau, tìm hiểu chi tiết từng khía cạnh để có cái nhìn sâu sắc nhiều mặt, đa chiều.
Điều này giúp cho vấn đề nghiên cứu được nhìn nhận rõ nét hơn, hiểu được bản chất
sự vật, hiện tượng. Ngược lại, phương pháp tổng hợp được sử dụng để ghép nối các
mảnh nghiên cứu từ phương pháp phân tích tạo thành bức tranh tổng thể với các nhận
định chung về vấn đề nghiên cứu. Phương pháp tổng hợp giúp luận án tìm ra được quy
luật, xu hướng vận động của hoạt động giám sát, tính minh bạch của TTCK trong suốt
những năm qua, rút ra mức độ ảnh hưởng của giám sát tới tính minh bạch của TTCK
trong bối cảnh hiện nay. Khi sử dụng phương pháp hai phương pháp trên, đề tài có sử
dụng các số liệu thống kê đã qua xử lý, các cơng thức tốn học và kinh tế lượng, các
biểu đồ để giúp thấy rõ hơn đặc trưng, xu hướng, quy mô, tỷ trọng... của hiện tượng,
nội dung, vấn đề mà luận án đặt ra.

4.3.2. Phương pháp logic và lịch sử
Phương pháp này xem xét và trình bày quá trình nghiên cứu về thực trạng
TTCK, hoạt động giám sát cũng như đánh giá tính minh bạch của TTCK theo một
trình tự liên tục về thời gian; làm rõ tác động giữa các yếu tố của giám sát tới tính
minh bạch của TTCK.

4.3.3. Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng chủ yếu tại Chương 3 để thống kê
về thực trạng và so sánh, phân tích thực trạng giám sát TTCK và mơ tả tính minh bạch
của thị trường thơng qua các tiêu chí đo lường. Đồng thời, mô tả đặc điểm khảo sát và
phản hồi khảo sát để làm nổi bật các nhận định mà luận án đưa ra.

4.3.4. Phương pháp tham vấn chuyên gia
Từ việc tổng quan nghiên cứu, luận án tổng hợp về các thành tố cấu thành hoạt
động giám sát của Nhà nước đối với TTCK là “mơ hình giám sát”, “khung khổ pháp

lý”, “nội dung giám sát” và “phương thức giám sát”. Ngoài ra, luận án cũng tổng hợp
rất nhiều các chỉ số đo lường tính minh bạch của thị trường để xác định các tiêu chí
tổng quát nhất. Có thể thấy, mặc dù có nhiều nghiên cứu độc lập về hoạt động giám sát
TTCK hoặc về tính minh bạch của TTCK nhưng mối quan hệ, ảnh hưởng giữa hoạt
động giám sát tới tính minh bạch của TTCK lại chưa có những nghiên cứu rõ ràng.
Tác giả đã xây dựng mơ hình nghiên cứu dựa trên các giả thuyết về mối quan hệ tác
động giữa hoạt động giám sát với tính minh bạch của TTCK. Từ đó, các biến quan sát

luan an


11

được nghiên cứu sinh tổng hợp đưa vào mơ hình. Bằng hình thức thảo luận, phỏng vấn
sâu với các chuyên gia theo từng biến, luận án điều chỉnh và bổ sung các biến cho phù
hợp với điều kiện TTCK Việt Nam hiện nay. Ý kiến đóng góp của các chuyên gia
cũng như hội đồng chấm chuyên đề được nghiên cứu sinh sử dụng để xác định, điều
chỉnh, giới hạn phạm vi nghiên cứu. Đây là bước quan trọng để điều chỉnh từ thang đo
đã được xây dựng từ lý thuyết sang thang đo các yếu tố ảnh hưởng thực tế. Đồng thời,
phương pháp chuyên gia cũng giúp nghiên cứu sinh kiểm tra xem tính đúng đắn của
câu hỏi, cấu trúc từ ngữ có dễ hiểu, dễ trả lời hay khơng. Từ đó, bảng câu hỏi chính
thức được xác định.

4.3.5. Phương pháp phân tích định lượng mơ hình SEM
Phương pháp phân tích định lượng mơ hình SEM được sử dụng nhằm đánh giá
mức độ ảnh hưởng của hoạt động giám sát tới tính minh bạch của TTCK thơng qua dữ
liệu sơ cấp thu thập được.
Việc phân tích dữ liệu sơ cấp được thực hiện bằng nhiều phương pháp khác
nhau như: “Phân tích hệ số tin cậy của các thang đo”, “phân tích thống kê mơ tả về các
biến quan sát”, “phân tích nhân tố khám phá EFA”, “phân tích nhân tố khẳng định

CFA”, vẽ sơ đồ ảnh hưởng SEM “phân tích hồi quy tuyến tính mức độ ảnh hưởng của
các nhân tố”, “phân tích ANOVA”, “kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm đối tượng
khảo sát”. Cụ thể như sau:
- Phân tích hệ số tin cậy của các thang đo: Phương pháp “phân tích hệ số tin cậy
(Cronbach’s Anpha) được sử dụng để đánh giá mức độ tin cậy của các thang đo”
(Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005). Đối với đề tài nghiên cứu mang
tính chất khám phá thì sẽ lấy chuẩn hệ số Cronbach Anpha ≥ 0.6.
- Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis): Phương pháp
này giúp tìm ra sự kết hợp có ý nghĩa giữa các biến (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn
Mộng Ngọc, 2005). Bước này giúp xác định số lượng các nhân tố cấu thành hoạt động
giám sát ảnh hưởng tới tính minh bạch của TTCK. Thủ tục này cũng giúp hình thành
một số nhóm nhân tố mới dựa trên việc kết hợp và gộp các biến quan sát của các nhân
tố được đưa vào phân tích.
- Phân tích nhân tố khẳng định CFA: là bước tiếp theo của EFA nhằm kiểm
định xem có một mơ hình lý thuyết có trước làm nền tảng cho một tập hợp các quan
sát khơng.
- Phân tích hồi quy mức độ ảnh hưởng của các nhân tố: Phương pháp này sử
dụng “mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM” nhằm kiểm định mơ hình nghiên cứu, “xem

luan an


12

xét sự tồn tại của mơ hình khi có sự tác động đồng thời của nhiều biến độc lập và biến
phụ thuộc” (Hair và cộng sự, 1998).
Để kiểm định mối quan hệ này, phương pháp tương quan Pearson được sử dụng
để đánh giá mối liên hệ. r được dùng để ước lượng hướng và độ mạnh của mối quan hệ
giữa biến độc lập và biến phụ thuộc. r nằm trong khoảng -1≤ r ≤ 1” (Hair và cộng sự,
1998). Trong đó, nếu ||r| > 0,8: tương quan mạnh; nếu |r| = 0,4 - 0,8: Tương quan trung

bình; nếu |r| < 0,4: tương quan yếu. r càng lớn thì tương quan giữa biến độc lập và biến
phụ thuộc càng chặt chẽ. 0< r ≤ 1: gọi là tương quan tuyến tính thuận. - 1≤ r ≤ 0: gọi là
tương quan tuyến tính nghịch. Sau khi thang đo của các yếu tố được kiểm định sẽ
“kiểm định các giả thuyết mơ hình cấu trúc và độ phù hợp tổng thể mơ hình”.
Mơ hình hồi quy bội và kiểm định với mức ý nghĩa 5 sẽ được xây dựng như sau:
Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3+ β4X4 +….. + βnXn
Trong đó: Y: tính minh bạch của TTCK; Xi: Các yếu tố cấu thành giám sát
TTCK; β0: Hằng số; βn: Hệ số hồi quy
Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá chi tiết mức độ ảnh hưởng của từng
nhân tố, nhóm nhân tố tới tính minh bạch của TTCK. Mức độ ảnh hưởng thể hiện
thông qua các con số trong phương trình hồi quy. “Những nhân tố nào có chỉ số Beta
lớn hơn sẽ có mức độ ảnh hưởng cao hơn. Những nhân tố có chỉ số Beta là số âm sẽ có
ảnh hưởng tiêu cực và ngược lại” (Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).
- Phân tích phương sai một yếu tố ANOVA (Analysis of Variance & T - test):
Thực hiện “giữa các nhóm đối tượng khác nhau với các thành phần của mơ hình cấu
trúc đã được kiểm định nhằm tìm ra sự khác biệt có ý nghĩa của một vài nhóm cụ thể”
(Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).

5. Kết quả nghiên cứu
- Về lý luận:
+ Luận án góp phần khái quát và bổ sung nghiên cứu về hoạt động giám sát
TTCK của Nhà nước, tính minh bạch của TTCK.
+ Chỉ ra mối quan hệ giữa hoạt động giám sát của Nhà nước với tính minh bạch
của TTCK.
+ Xây dựng mơ hình định lượng về các nhân tố cấu thành hoạt động giám sát
của Nhà nước ảnh hưởng tới tính minh bạch của TTCK.

- Về thực tiễn:

luan an



13

+ Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố cấu thành hoạt động giám sát
của Nhà nước ảnh hưởng tới tính minh bạch của TTCK Việt Nam.
+ Phân tích thực trạng hoạt động giám sát của Nhà nước cũng như tính minh
bạch của TTCK thời gian qua.
+ Chỉ ra những hạn chế về tính minh bạch của TTCK xuất phát từ những
nguyên nhân thuộc hoạt động giám sát của Nhà nước hiện hành để đề xuất các giải
pháp hoàn thiện hoạt động giám sát của Nhà nước nhằm nâng cao tính minh bạch của
TTCK Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo.
Kết quả luận án sẽ là nguồn tư liệu hữu ích đối với các nhà hoạch định chính
sách quản lý vĩ mơ nói chung, giúp ích cho đơn vị giám sát của Nhà nước cũng như
UBCKNN nhằm hoàn thiện hoạt động giám sát của Nhà nước, đồng thời nâng cao tính
minh bạch của TTCK trong thời gian tới.

6. Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
Trên cơ sở lý thuyết của Berger và cộng sự (2001); Hoàng Đức Long (2001),
Barth và cộng sự (2002), Lê Trung Thành (2010) về hoạt động giám sát trên thị trường
chứng khoán và của Dipiazz và Eccles (2002); Bushman và các cộng sự (2004);
Vishwanath và Kaufmann (1999); Lê Thị Mỹ Hạnh (2015) về tính minh bạch của thị
trường chứng khốn, luận án đã chỉ ra mối quan hệ giữa hoạt động giám sát của Nhà
nước với tính minh bạch của thị trường chứng khoán. Cụ thể:
(1) Luận án đã xây dựng mới mơ hình định lượng SEM dựa trên giả thuyết về
sự ảnh hưởng của giám sát tới tính minh bạch của TTCK. Trong đó, các nhân tố cấu
thành hoạt động giám sát của Nhà nước và tính minh bạch của thị trường chứng khốn
đưa vào mơ hình trên cơ sở tổng hợp các nghiên cứu riêng đối với từng khía cạnh của
các nhà kinh tế về yếu tố cấu thành hoạt động giám sát TTCK của Nhà nước và đánh
giá tính minh bạch của TTCK..

(2) Vì chưa có nghiên cứu nào trước đây xây dựng mơ hình tương tự nên luận
án cố gắng tổng hợp các thang đo ở nhiều nghiên cứu khác nhau. Luận án thảo luận về
các nhân tố cấu thành hoạt động giám sát của Nhà nước bao gồm: mơ hình tổ chức
thực hiện các hoạt động giám sát trên TTCK, khung khổ pháp lý thể hiện quyền lực
của cơ quan giám sát, nội dung giám sát và phương thức giám sát là các biến độc lập
trong mơ hình. Biến phụ thuộc là tính minh bạch của TTCK được xác định bởi các
biến quan sát là các tiêu chí đánh giá về tính đầy đủ, chính sách của các thơng tin cơng
bố, các giao dịch chứng khốn được thực hiện đúng quy định, doanh nghiệp niêm yết

luan an


14

có hệ thống quản trị phù hợp và các hoạt động thanh toán, bù trừ đều thực hiện đúng
pháp luật.
(3) Luận án đã sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định lượng (Sử dụng
phương pháp hồi quy binary logistic, phân tích nhân tố khám phá, phân tích nhân tố
khẳng định và hồi quy đa biến) với phương pháp nghiên cứu định tính (Phỏng vấn sâu)
nhằm phân tích ảnh hưởng của giám sát tới tính minh bạch của TTCK Việt Nam. Dữ
liệu nghiên cứu được thu thập cả nguồn sơ cấp và thứ cấp, có sự cập nhật mới nhất trong
bối cảnh TTCK hiện nay. Trong khi các nghiên cứu trước chủ yếu thực hiện bằng
phương pháp định tính hoặc định lượng đơn giản thì việc luận án kết hợp nhiều phương
pháp nghiên cứu đã chỉ ra mơ hình hồi quy tuyến tính về mức độ ảnh hưởng của các
nhân tố cấu thành giám sát TTCK tới tính minh bạch của thị trường, chỉ ra những vấn đề
thực trạng và đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề một cách phù hợp.

7. Bố cục luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục. Luận án được chia
làm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu liên quan đến luận án
Chương 2: Cơ sở lý luận về ảnh hưởng của giám sát tới tính minh bạch của TTCK
Chương 3: Thực trạng ảnh hưởng của giám sát tới tính minh bạch của TTCK
Việt Nam
Chương 4: Khuyến nghị chính sách giám sát nhằm nâng cao tính minh bạch của
thị trường chứng khoán Việt Nam

luan an


15

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁM SÁT
ĐẾN TÍNH MINH BẠCH CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHỐN
1.1. Những nghiên cứu về giám sát của Nhà nước đối với thị trường chứng khoán
TTCK là một loại thị trường tài chính cùng với ngân hàng và bảo hiểm. Trong
kinh tế vĩ mơ, mọi thay đổi của thị trường tài chính đều trực tiếp ảnh hưởng đến sự cân
bằng của nền kinh tế. Bằng các chính sách tiền tệ, chính phủ có thể tác động vào thị
trường tài chính nhằm kiểm soát và điều chỉnh nền kinh tế theo mục tiêu phát triển đã
đặt ra cho mỗi giai đoạn. Chính vì vậy, hoạt động của thị trường tài chính ln nằm
dưới sự kiểm soát của Nhà nước. Tất yếu, TTCK cũng chịu sự quản lý của các cơ quan
quản lý nhà nước. Nhiều nghiên cứu được thực hiện khai thác từng khía cạnh khác
nhau từ những nghiên cứu về hoạt động giám sát, vai trò giám sát của nhà nước tới
giám sát của Nhà nước đối với thị trường chứng khoán. Khi nghiên cứu về những thất
bại của thị trường và Chính phủ, Djankov và các cộng sự (2003) cho rằng “vai trị của
kiểm sốt xã hội đối với hoạt động kinh doanh trở nên quan trọng. Chính vì vậy, giám
sát là hoạt động không thể thiếu để đảm bảo cho thị trường ổn định và hiệu quả”.
Mặc dù nhiều tác phẩm đặt giới hạn nghiên cứu về thị trường tài chính nói
chung hoặc lĩnh vực ngân hàng nhưng vẫn khẳng định vai trò của Nhà nước đối với

giám sát và sự cần thiết của hoạt động giám sát. Sam (1976) khẳng định các quy định
về giám sát TTTC đã che chở cho các ngân hàng thoát khỏi tác động tiêu cực của
những biến động trong hoạt động và giảm bớt rủi ro. Giám sát trong thị trường tài
chính, được hiểu là “một trong những chức năng quản lý của nhà nước do một cơ quan
có thẩm quyền thực hiện đối với hoạt động của các định chế tài chính với mục đích
nhằm: (i) đảm bảo sự ổn định và phát triển của khu vực tài chính; (ii) đảm bảo thị
trường tài chính vận hành hiệu quả; và (iii) bảo vệ người tiêu dùng sử dụng sản phẩm
dịch vụ tài chính như người gửi tiền ngân hàng, các nhà đầu tư nhỏ lẻ trên thị trường
chứng khoán, những người tham gia bảo hiểm...” Vậy thì các lý luận về giám sát thị
trường tài chính cũng có thể ứng dụng để nghiên cứu về TTCK.
Granlund (2009) đã phát triển mơ hình về mối tương quan giữa các hoạt động
giám sát của Nhà nước khác nhau và sự phát triển của thị trường tài chính. Trọng tâm là
mối tương quan giữa các yếu tố cơ bản của quy định về giám sát, bao gồm quy định về
trách nhiệm của cơ quan giám sát (supervisory mandate/objectives), chế tài thực thi
(enforcement arsenal), mức độ độc lập của cơ quan giám sát (supervisory independence),

luan an


16

quyền lực được trao cho cơ quan giám sát (regulatory power) và sự phát triển của thị
trường tài chính.
Khi nghiên cứu về hoạt động giám sát, các nhà kinh tế đã chỉ ra nhiều nội dung
cần phải xem xét bởi chúng hình thành nên đặc trưng của một hoạt động giám sát cụ
thể trên thị trường. Từ đó, xét riêng TTCK, các yếu tố cấu thành của hoạt động giám
sát của Nhà nước bao gồm: mơ hình tổ chức thực hiện giám sát, khung khổ pháp lý,
nội dung giám sát và phương thức giám sát. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, mơ hình tổ chức thực hiện các hoạt động giám sát trên TTCK
Ở mức độ cao nhất, các nhà nghiên cứu cho rằng việc thực thi luật pháp là vẫn

chưa đủ để bảo đảm sự trung thực của nhà phát hành và vì vậy, một cơ quan giám sát
ví dụ như Ủy ban CK và giao dịch chứng khoán Hoa Kỳ (SEC) là cần thiết để hỗ trợ
giao dịch. “Giám sát cơng có thể có tác dụng vì cơ quan giám sát là độc lập và chuyên
nghiệp nên có thể quản lý thị trường mà không chịu sự can thiệp của chính trị, có thể
điều tiết những thành phần tham gia thị trường, có thể lấy được thơng tin từ các thành
phần tham gia thị trường bằng nhiều biện pháp hiệu quả hơn giám sát tư nhân thông
qua các chế tài” (Glaeser và Shleifer 2003, Pistor và Xu 2002).
Hoạt động giám sát động có thể “kiểm sốt rủi ro tài chính, cải thiện hiệu quả
hệ thống tài chính và thúc đẩy sự phát triển của cấu trúc tài chính”. Nhìn chung, không
nên thay thế hoạt động giám sát theo tổ chức bằng mơ hình theo chức năng và mơ hình
phân tách được thay thế bằng mơ hình đơn vị (XIE, 2005). Sự phát triển cấu trúc tài
chính cần một mơ hình giám sát và điều tiết năng động.
Việc thiết lập một hệ thống giám sát và hành chính thống nhất đối với các thị
trường tài chính như ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm là “rất cần thiết để nâng cao
hiệu quả quản lý và đạt được các mục tiêu giám sát đã nêu” (Qian-Xiao'an, 2002) đặc
biệt trong bối cảnh toàn cầu hoá và các quốc gia gia nhập vào Tổ chức thương mại thế
giới (WTO). Bởi TTCK trong điều kiện mở cửa thu hút vốn đầu tư trong và ngoài
nước thì càng cần phải ổn định, có sự kiểm sốt chặt chẽ để mang lại lòng tin cho các
nhà đầu tư. Cơ quan giám sát được phân cấp rõ ràng, mỗi bộ phận có chức năng,
nhiệm vụ riêng mới đảm bảo hiệu quả của hoạt động giám sát khi thực thi.
Việc tổ chức các cơ quan chịu trách nhiệm giám sát dựa trên mục tiêu, phân
tách giữa cơ quan quản lý nhà nước có có trách nhiệm giám sát hoạt động của các định
chế tài chính vì “mục tiêu ổn định hệ thống” và “các cơ quan có trách nhiệm giám sát
hành vi kinh doanh vì mục tiêu bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư và người tiêu dùng”
(Paulson và cộng sự, 2008; Hoàng Văn Tú và cộng sự, 2013). Mỗi hệ thống giám sát

luan an



×