Tải bản đầy đủ (.pdf) (215 trang)

(Luận án tiến sĩ) kiểm soát quyền lực trong đảng cộng sản việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 215 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HỒNG VĂN TÚ

KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC
TRONG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH: CHÍNH TRỊ HỌC

HÀ NỘI - 2020

luan an


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HỒNG VĂN TÚ

KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC
TRONG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH: CHÍNH TRỊ HỌC
Mã số: 9 31 02 01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. Đoàn Trường Thụ
2. PGS,TS. Phạm Minh Tuấn

HÀ NỘI - 2020



luan an


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực,
có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.
Tác giả

Hồng Văn Tú

luan an


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN

9

1.1. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến quyền lực và kiểm soát quyền lực

9


1.2. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến quyền lực của đảng chính trị,
quyền lực của Đảng Cộng sản Việt Nam và kiểm soát quyền lực của
Đảng Cộng sản Việt Nam

20

1.3. Những nội dung các cơng trình khoa học đã đề cập

30

1.4. Những nội dung luận án tập trung giải quyết

32

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN KIỂM SỐT QUYỀN LỰC
TRONG ĐẢNG CHÍNH TRỊ

33

2.1. Các khái niệm cơ bản, mục đích và u cầu của kiểm sốt quyền lực
trong đảng

33

2.2. Chủ thể, đối tượng, nội dung kiểm soát quyền lực trong Đảng Cộng sản
Việt Nam hiện nay

44

2.3. Các yếu tố tác động đến kiểm soát quyền lực trong đảng


61

2.4. Nhận thức và thực tiễn kiểm soát quyền lực trong đảng trên thế giới

63

Chương 3: KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC TRONG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT
NAM HIỆN NAY-THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

76

3.1. Khái quát và đặc trưng quyền lực của Đảng Cộng sản Việt Nam

76

3.2. Thực trạng kiểm soát quyền lực trong Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay

83

3.3. Những vấn đề đặt ra về kiểm soát quyền lực trong Đảng Cộng sản Việt Nam
hiện nay

109

Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC
TRONG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM THỜI GIAN TỚI

117


4.1. Phương hướng kiểm sát quyền lực trong Đảng Cộng sản Việt Nam thời
gian tới

117

4.2. Giải pháp tăng cường kiểm soát quyền lực trong Đảng Cộng sản Việt Nam
thời gian tới

122

KẾT LUẬN

144

DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN

146

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

147

PHỤ LỤC

160

luan an



1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh quyền lực diễn ra sự phân tán mạnh mẽ như hiện nay,
các chủ thể quyền lực chính trị đang đứng trước thách thức lớn, đó là khoảng
cách giữa quyền lực thực sự của các chủ thể đang nắm giữ và sự kỳ vọng của
người dân đối với các chủ thể, như đảng chính trị, nhà nước, các tổ chức chính
trị-xã hội. Đây là nguồn gốc của những áp lực khó khăn nhất mà bất kỳ chủ thể
quyền lực chính trị nào phải đối phó. Người dân có xu hướng tin vào chân lý,
vào tính chính đáng của người cầm quyền hơn là tin vào lý tưởng sáo rỗng và
sự phục tùng sức mạnh, chân lý trở thành thước đo cho sức mạnh cầm quyền
của các chủ thể quyền lực. Moisés Naím nhận định trong tác phẩm Sự suy tàn
của quyền lực thì nơi nào quyền lực là quan trọng, nơi đó quyền lực đang suy
tàn. Quả đúng như vậy, sự lớn mạnh của các tác nhân phi nhà nước đã và đang
làm lung lay “tính chính đáng” và sức mạnh của các lực lượng cầm quyền.
Dưới những tác động khác nhau, nhiều chủ thể quyền lực chính trị đã khơng
giữ được vị trí của mình, ngay cả những quốc gia có chế độ chính trị đã tồn tại
lâu dài, duy trì nền chính trị dựa trên trật tự nhà nước, mà điển hình là nhiều
quốc gia Ả rập đã sụp đổ một cách dễ dàng trong “Mùa xuân Ả rập”. Đi tìm
nguyên nhân của sự thất bại, sự sụp đổ của các nhà nước, người ta có quyền
gán ghép cho nó những nguyên nhân như nghèo tài nguyên, dân số đơng, khoa
học - kỹ thuật kém phát triển, thậm chí có thể là sự “thoả hiệp”. Nguyên nhân
dẫn đến thất bại của nhà nước là từ các vấn đề di dân, ảnh hưởng của chiến
tranh, vị trí địa lý khơng thuận lợi, sự chèn ép của các nước lớn… Trong khi
đó, bản chất thất bại của các chủ thể quyền lực chính trị lại xuất phát từ việc tổ
chức, thực thi quyền lực được cụ thể hóa thành thể chế nhưng chưa phù hợp
với sự phát triển của thực tiễn. Một cách cụ thể hơn, cốt lõi của sự thất bại đó là
do quyền lực của các chủ thể khơng được kiểm soát một cách hợp lý. Những
người thiết kế ra các thiết chế xã hội hiểu rằng, tự kiểm sốt quyền lực của
những người đại diện quyền lực cơng là yếu tố quan trọng nhất. Lịch sử đã


luan an


2
chứng minh không thể chối cãi, việc sử dụng quyền lực một cách hiệu quả của
lãnh tụ Đảng Bơnsêvích do V.I.Lênin lãnh đạo đã làm nên “Mười ngày rung
chuyển thế giới” [38, tr.5] với thành công của cuộc Cách mạng Tháng Mười
Nga năm 1917, nhưng cũng chính việc sử dụng quyền lực một cách tuỳ tiện,
thiếu khoa học của những người nắm quyền lực đã dẫn đến “trận động đất
chính trị” [38, tr.6] làm cho hệ thống chủ nghĩa xã hội ở Liên Xơ và Đơng Âu
sụp đổ. Nhìn nhận vấn đề quyền lực chính trị trên diện rộng và xem xét quyền
lực trong phạm vi quyền lực chính trị của đảng cầm quyền, tác giả muốn tìm
hiểu xem có phải nguyên nhân thất bại của các quốc gia xuất phát từ các đảng
chính trị cầm quyền?, sự thiếu kiểm sốt quyền lực của đảng cầm quyền hay
khơng?. Ở phạm vi hẹp hơn, tác giả muốn xem xét Đảng Cộng sản cầm quyền
khi khơng kiểm sốt được quyền lực trong nội bộ sẽ dẫn đến nguy cơ gì? ảnh
hưởng của nó sẽ như thế nào đến hệ thống chính trị và sự phát triển của quốc
gia?. Đó là lý do cơng trình nghiên cứu này sẽ nghiên cứu vấn đề: “kiểm soát
quyền lực trong Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay”.
Thực tiễn hoạt động chính trị khơng chỉ dẫn chứng cho những người
nghiên cứu về quyền lực nhận ra sự “nan giải” trong cách thức kiểm sốt quyền
lực mà cịn là sự tìm tịi, khảo cứu các phương thức kiểm sốt quyền lực hiệu
quả. Q trình khảo cứu, tìm tịi ấy đã phác họa nhiều khía cạnh kiểm sốt
quyền lực trong các bộ phận của hệ thống chính trị. Trong bất kỳ mơ hình hệ
thống chính trị nào hiện nay, vai trị của các đảng chính trị ln giữ vị trí rất
quan trọng. Tuỳ vào truyền thống chính trị, triết lý chính trị của mỗi nước mà
các nước lựa chọn con đường chính trị theo hình thức có một đảng hay nhiều
đảng. Ở các quốc gia theo chế độ một đảng cầm quyền như ở Liên Xô, Trung
Quốc, Lào, Triều Tiên, Cu Ba hay Việt Nam, mà tác giả đã khảo sát, vai trò của

đảng càng trở nên quan trọng.
Ở Việt Nam kể từ khi thành lập cho đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam
đã thể hiện được tầm vóc của một đảng chính trị có đủ sức sáng suốt lãnh đạo
sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam. Có thể nói, những thành cơng cho

luan an


3
đến nay đều xuất phát từ sự lãnh đạo tài tình của Đảng. Trong quá trình lãnh
đạo đất nước, Đảng luôn chăm lo xây dựng, chỉnh đốn Đảng; không chủ quan,
lơ là, ln ý thức nâng cao tính chính đáng cầm quyền của Đảng. Tuy nhiên,
điều đó khơng có nghĩa là trong q trình lãnh đạo Đảng khơng có những hạn
chế. Điều này được minh chứng bởi những vấn đề tự thân của Đảng, đó là:
Việc phân định thẩm quyền, trách nhiệm, mối quan hệ công tác của người đứng
đầu với tập thể cấp ủy, lãnh đạo cơ quan, đơn vị chưa rõ ràng; Hiện tượng lạm
quyền vấn tiếp tục diễn ra; Cơng tác kiểm tra trong Đảng cịn nhiều bất cập;
Việc đánh giá cán bộ, đảng viên còn mang tính hình thức, chưa có bộ tiêu chí
khoa học để góp phần kiểm sốt nhân sự của Đảng; Chất lượng tự phê bình và
phê bình yếu, kỷ cương, kỷ luật chưa nghiêm… Tất cả những điều đó cho thấy,
kiểm sốt quyền lực trong nội bộ là nhu cầu tự thân trong hoạt động của Đảng.
Bước đầu khảo cứu thực tiễn kiểm soát quyền lực trong Đảng Cộng sản Việt
Nam, tác giả cho rằng, nghiên cứu làm sáng tỏ vấn đề này chắc hẳn là quan
trọng và gợi mở nhiều vấn đề lý luận khơng thể khơng giải quyết. Thậm chí, ở
nhiều nội dung kiểm soát quyền lực hay tổ chức và thực thi quyền lực chính trị
ở Việt Nam hiện đang dừng ở bước tìm tịi, khảo cứu.
Thực hiện luận án này, tác giả mong muốn đóng góp làm sáng tỏ lý
thuyết kiểm soát quyền lực với một số nội dung sau:
Một là, phân tích làm sáng tỏ lý luận về sự “ủy quyền” trong tổ chức và
thực thi quyền lực.

Hai là, làm sáng tỏ sự phong phú của các chủ thể quyền lực chính
trị, trong đó có quyền lực của đảng chính trị, quyền lực của Đảng Cộng
sản cầm quyền.
Ba là, phân tích là sáng tỏ tính tất yếu của kiểm soát quyền lực trong
Đảng Cộng sản Việt Nam-vấn đề mà nhiều cơng trình trước chưa chú ý nghiên
cứu, hoặc có thể nhiều người cho rằng khơng cần nghiên cứu, hoặc nghiễm
nhiên quyền lực của Đảng không cần kiểm soát.

luan an


4
Bốn là, nghiên cứu chỉ ra các phương thức kiểm soát quyền lực trong
Đảng Cộng sản Việt Nam đang thực hiện.
Năm là, nghiên cứu chỉ ra những bất cập, hạn chế trong việc thực hiện
kiểm soát quyền lực trong Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay.
Sáu là, đề xuất định hướng cho những thay đổi hợp lý.
Xuất phát từ những nguyên nhân trên, tác giả chọn vấn đề nghiên cứu:
“Kiểm soát quyền lực trong Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay” làm luận án
tiến sĩ chuyên ngành Chính trị học.
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
2.1. Mục đích của luận án
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn kiểm sốt quyền lực trong
đảng chính trị, Đảng Cộng sản Việt Nam, mục đích nghiên cứu của luận án là
chỉ ra những hạn chế, bất cập trong kiểm sốt quyền lực trong Đảng từ đó đề
xuất một số giải pháp nhằm tăng cường kiểm soát quyền lực trong Đảng Cộng
sản Việt Nam thời gian tới hiệu quả hơn, đúng mục đích hơn.
2.2. Nhiệm vụ của luận án
Để đạt được mục đích trên, luận án tập trung giải quyết các nhiệm
vụ sau:

1) Định hình một số khái niệm cơ bản như: khái niệm quyền lực, quyền
lực của đảng cầm quyền; khái niệm quyền lực trong đảng; khái niệm kiểm soát
quyền lực; khái niệm kiểm soát quyền lực trong đảng. Các khái niệm trên thể
hiện giác độ tiếp cận, nội dung nghiên cứu của riêng cơng trình nghiên cứu này.
2) Phân tích, làm rõ một số nội dung về kiểm soát quyền lực trong
đảng như: mục tiêu, sự cần thiết, chủ thể, đối tượng, nội dung, phương thức,
công cụ…
3) Nghiên cứu thực trạng kiểm soát quyền lực trong Đảng Cộng sản Việt
Nam hiện nay.
4) Chỉ ra những hạn chế, những vấn đề cần thay đổi về kiểm soát quyền
lực trong Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay.

luan an


5
5) Đề xuất một số kiến nghị, giải pháp hữu hiệu nhằm tăng cường kiểm
soát quyền lực trong Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời gian tới.
3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
3.1. Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và tiếp thu giá trị khoa học của các học thuyết, lý thuyết
chính trị về kiểm sốt quyền lực và kiểm soát quyền lực trong đảng.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Để làm rõ đối tượng nghiên cứu, luận án sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu độc lập, phương pháp liên ngành sau:
- Phương khảo sát văn bản: Tác giả luận án sử dụng phương pháp này
nhằm khảo sát kết quả các cơng trình nghiên cứu đã được thực hiện liên quan
đến các nội dung của luận án như: quyền lực, quyền lực của đảng chính trị,
quyền lực của Đảng Cộng sản Việt Nam; kiểm soát quyền lực, kiểm soát quyền

lực trong đảng, kiểm soát quyền lực trong Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ đó,
xác định những nội dung mà các cơng trình đã đề cập, chưa đề cập và xác định
định hướng nghiên cứu của luận án. Phương pháp này được tác giả sử dụng chủ
yếu trong chương 01 của luận án.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: Tác giả sử dụng phương
pháp này để nghiên cứu các tài liệu, các lý thuyết liên quan đến đối tượng
ghiên cứu của luận án. Bằng cách phân chia đối tượng nghiên cứu thành từng
bộ phận để tìm hiểu sâu sắc về vấn đề kiểm soát quyền lực và kiểm soát quyền
lực trong Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay; đồng thời tổng hợp các mặt, từng
bộ phận thông tin đã được phân tích để tạo ra một hệ thống lý thuyết đầy đủ và
sâu sắc về vấn đề kiểm soát quyền lực trong Đảng Cộng sản Việt Nam hiện
nay. Phương pháp này được tác giả vận dụng chủ yếu ở chương 02 của luận án.
- Phương pháp lịch sử: Phương pháp này được tác giả sử dụng để đi tìm
nguồn gốc phát sinh, quá trình phát triển quyền lực của Đảng Cộng sản Việt
Nam. Đồng thời, nghiên cứu làm rõ thực tiễn kiểm soát quyền lực trong Đảng

luan an


6
thời gian qua, từ đó rút ra bản chất và quy luật của vấn đề kiểm soát quyền lực
trong Đảng. Phương pháp này cũng được vận dụng vào việc nghiên cứu ở
chương 02 của luận án.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Với tính chất phức tạp, nhạy cảm của
luận án, việc sự dụng phương pháp này có ý nghĩa rất quan trọng để tìm ra bản
chất của vấn đề kiểm soát quyền lực trong Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay.
Tác giả sử dụng phương pháp này để khảo sát đảng viên có vị trí khác nhau
trong các tổ chức đảng các cấp, kể cả một số đảng viên nắm giữ vị trí quyền lực
trong Đảng đã nghỉ hưu, để làm rõ những vấn đề thuộc bản chất không được
biểu hiện bằng văn bản, mà bộc lộ qua tư tưởng và hành động của đảng viên,

các tổ chức đảng. Phương pháp này được vận dụng vào nghiên cứu vấn đề thực
trạng kiểm soát quyền lực trong Đảng ở chương 03 của luận án. Do tính chất
phức tạp của đối tượng nghiên cứu nên tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp
này để khảo sát thực trạng kiểm soát quyền lực trong Đảng Cộng sản Việt Nam
hiện nay.
- Phương pháp phân tích, tổng kết kinh nghiệm: Phương pháp này được
tác giả luận án sử dụng để nghiên cứu và xem xét các cách thức kiểm sốt
quyền lực trong các đảng chính trị, Đảng Cộng sản Việt Nam; đồng thời,
nghiên cứu tổng kết những thành quả thực tiễn trong quá khứ đối với vấn đề
kiểm soát quyền lực trong Đảng Cộng sản Việt Nam để rút ra những bài học về
kiểm soát quyền lực trong đảng, góp phần định hướng đúng đắn cho cách thức
kiểm soát quyền lực trong Đảng Cộng sản Việt Nam thời gian tới. Phương
pháp này chủ yếu được sử dụng để nghiên cứu những nội dung ở chương 02
của luận án.
- Phương pháp chuyên gia: Vấn đề kiểm sốt quyền lực trong đảng, là
nội dung khó, đặc biệt có nhiều nội dung mà người nghiên cứu khơng thể có đủ
điều kiện và năng lực để xác định được bản chất vấn đề nên việc sử dụng
phương pháp chuyên gia là rất có ý nghĩa. Phương pháp này được tác giả luận
án sử dụng trong quá trình nghiên cứu để tham vấn ý kiến của những người am

luan an


7
hiểu sâu sắc về quyền lực, quyền lực của Đảng, những nhà hoạt động thực tiễn
để hiểu đúng, hiểu sâu về nội dung đang nghiên cứu. Đồng thời, các ý kiến
chuyên gia góp phần gợi mở hướng nghiên cứu, hướng giải quyết vấn đề mà
luận án đang cố gắng làm rõ. Phương pháp này được sử dụng ở tất cả các
chương của luận án.
- Phương pháp logic: Đây là phương pháp rất quan trọng trong quá trình

thực hiện luận án. Tác giả sử dụng phương pháp này để đưa ra những kết luận
quan trọng đối với các nội dung nghiên cứu trên cơ sở phân tích, tổng hợp thực
trạng vấn đề nghiên cứu. Phương pháp này được vận dụng ở chương 3 để đánh
giá thực trạng vấn đề đặt ra, vận dụng vào chương 4 để đề ra định hướng và các
giải pháp nhằm tăng cường kiểm soát quyền lực trong Đảng Cộng sản Việt
Nam thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong luận án là phương
pháp nghiên cứu định tính, trong đó phương pháp phỏng vấn sâu là phương
pháp chủ đạo.
4. Phạm vi nghiên cứu của luận án
- Phạm vi nội dung nghiên cứu: Kiểm soát quyền lực trong Đảng Cộng
sản Việt Nam là vấn đề rộng, phức tạp liên quan đến nhiều nội dung. Tuy
nhiên luận án chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề kiểm soát quyền lực trong
tổ chức bộ máy của Đảng, khơng nghiên cứu kiểm sốt từ bên ngồi đối với
quyền lực của Đảng với nội dung chính yếu như: kiểm soát quyền lực đối với
các chức danh trong Đảng được ủy nhiệm; quyền lực các cơ quan quyền lực
được Đảng ủy nhiệm; kiểm soát quyền lực trong Đảng trong q trình ra
quyết định, kiểm sốt quyền lực trong Đảng về quy trình thực hiện các quyết
định; kiểm sốt quyền lực trong Đảng quy trình kiểm tra giám sát; các
phương thức kiểm soát quyền lực trong Đảng; các yếu tố tác động đến kiểm
soát quyền lực trong Đảng.
- Phạm vi khơng gian: Luận án nghiên cứu vấn đề kiểm sốt quyền lực
trong tổ chức bộ máy của Đảng Cộng sản Việt Nam.

luan an


8
- Phạm vi thời gian: Luận án nghiên cứu vấn đề kiểm soát quyền lực
theo các mốc thời gian là các kỳ Đại hội của Đảng cho đến cuối năm 2019.

- Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu các quyết định, hành vi của
các cá nhân, các tổ chức đảng được “ủy nhiệm” trong Đảng.
5. Đóng góp mới của luận án về mặt khoa học
Kết quả nghiên cứu của luận án có những nội dung đóng góp mới về mặt
khoa học như sau:
Thứ nhất, qua cơng trình nghiên cứu này, luận án góp phần bổ sung một
số nội dung lý thuyết về kiểm soát quyền lực và kiểm soát quyền lực trong
đảng chính trị với các khái niệm như: quyền lực của đảng chính trị, quyền lực
trong đảng, kiểm soát quyền lực, kiểm soát quyền lực trong đảng.
Thứ hai, luận án sử dụng “lý thuyết chủ đại diện” trong nghiên cứu vấn
đề kiểm soát quyền lực trong thiết chế chính trị. Do đó, qua cơng trình nghiên
cứu này, luận án đã góp phần làm sáng tỏ lý thuyết này trong nghiên cứu
trường hợp cụ thể là kiểm soát quyền lực trong Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thứ ba, luận án góp phần làm rõ một trong những các tiếp cận nghiên
cứu về kiểm soát quyền lực. Bên cạnh các tiếp cận về pháp lý, thể chế, nội
dung, hình thức… kiểm sốt quyền lực thì luận án làm rõ cách tiếp cận từ “sự
ủy quyền”.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Về mặt lý luận: Kết quả công trình nghiên cứu của luận án góp phần làm
sâu sắc hơn lý luận về chủ đại diện nói chung và lý luận về kiểm soát quyền lực
trong Đảng Cộng sản Việt Nam.
Về mặt thực tiễn: Kết quả cơng trình nghiêu cức có thể dùng làm tài liệu
tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập bộ mơn Chính trị học; làm
tài liệu tham khảo cho những người hoạt động chính trị thực tiễn.
7. Kết cấu của luận án
Ngồi phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận án gồm có 4 chương, 13 tiết.

luan an



9
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN LỰC
VÀ KIỂM SỐT QUYỀN LỰC

1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến quyền lực
Nghiên cứu về quyền lực là một trong những nội dung chính yếu trong
các cơng trình nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn chính trị. Đây là những cơng
trình đóng vai trị nền tảng thiết lập nhận thức của con người về quyền lực và
các vấn đề liên quan đến quyền lực. Luận bàn về sự xuất hiện của quyền lực,
Aristole trong tác phẩm: Chính trị luận, (Nơng Duy Trường dịch) đã chỉ ra
rằng, cộng đồng người khi mới xuất hiện, chung sống với nhau thành tổ chức
thì đó là tổ chức xã hội. Mối quan hệ giữa con người với con người trong
trạng thái xã hội như vậy là mối quan hệ quyền lực, mối quan hệ mà ở đó biểu
hiện của mạnh được yếu thua. Để bảo đảm quyền tự do của mỗi, con người
cần đến thiết chế để bảo vệ là nhà nước, “nhà nước là do nhiều hộ gia đình tạo
nên”. Với câu nói bất hủ: “con người là một sinh vật chính trị” Aristole đã lý
giải con người khơng thể tách khỏi đời sống chính trị của cộng đồng mà họ
sinh sống. Chính trị tự nó khơng xấu, quyền lực cũng khơng xấu, chỉ có
những mơ hình và chế độ chính trị do con người tạo nên mới có tốt và xấu, vì
khơng nhận thức rõ được về bản chất của con người. Tiếp tục lý giải về nguồn
gốc của quyền lực, John Locke trong cuốn sách (2013): Khảo luận thứ hai về
chính quyền [52], Nxb Tri thức khẳng định, quyền lực trước hết là “quyền tự
nhiên” của mỗi cá nhân, quyền bất khả xâm phạm. Theo đó, con người có 4
quyền cụ thể: quyền sống, quyền tự do, quyền sức khoẻ và quyền sở hữu. Sự
ra đời của nhà nước là để bảo vệ quyền “tự nhiên” của con người. Vì vậy, một
trong những nguyên tắc căn bản của quyền lực là quyền lực phải được giới

hạn. Bởi, quyền lực của bất kỳ nhà nước nào cũng có nguồn gốc từ nhân dân.

luan an


10
Khi đa số nhân dân khơng hài lịng với sự cai trị của chính phủ, họ có quyền
phế truất và hình thành nên nhà nước mới. Tiếp tục phát triển, làm rõ nguyên
lý tổ chức quyền lực khi xã hội tổ chức thành nhà nước, Rousseau trong tác
phẩm (2010): Bàn về khế ước xã hội [96] (Thanh Đạm dịch), Nxb Đà Nẵng,
xác định, quyền lực của đất nước là quyền tối thượng của nhân dân, quyền
lực nhà nước chỉ là sự ủy thác của nhân dân. Do đó, nhân dân là người ban
hành luật và giữ lại quyền kiểm soát hoạt động của chính phủ qua hội nghị
định kỳ của tồn dân. Q trình thực hiện quyền lực khơng nhất thiết phải
phân quyền, nhưng phải phân công rành mạch chức năng trong bộ máy nhà
nước. Điều quan trọng là cơ quan lập pháp phải kiểm soát được cơ quan
hành pháp.
Nghiên cứu cách thức tổ chức nhằm hạn chế sự lạm quyền của các
thiết chế trong hệ thống chính trị cũng được nhiều tác giả quan tâm. Cuốn
sách của tác giả Montesquieu (2010): Tinh thần pháp luật [76], Nxb Đà
Nẵng, đã luận bàn về cách thức kiểm soát quyền lực trong các bộ phận cấu
thành nên bộ máy nhà nước. Theo tác giả, cách tốt nhất để kiểm soát quyền
lực là dùng quyền lực để kiểm sốt quyền lực. Do đó, bộ máy nhà nước phải
được phân chia thành ba quyền độc lập: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Tư
tưởng dùng quyền lực để kiểm soát quyền lực là tư tưởng độc đáo, đảm bảo
không một cá nhân nào, tổ chức nào nằm ngồi sự kiểm sốt quyền lực.
Nghiên cứu các lý thuyết về tổ chức và thực thi quyền lực đối với sự
phát triển của các quốc gia, đa số các nhà tư tưởng đều thừa nhận rằng “thể
chế” chính trị là một trong những căn nguyên dẫn đến sự thành công hay
thất bại của đất nước. Trong tác phẩm của Daron Acemoglu và James

A.Robinson (Người dịch: Nguyễn Thị Kim Chi với sự hợp tác của Hoàng
Thạch Quân và Hoàng Ngọc Lan) (2016): Tại sao các quốc gia thất bại [10],
Nxb Trẻ, đặt ra giả định: việc các quốc gia có sự cách biệt giàu nghèo phải
chăng là do các yếu tố địa lí, văn hóa, trình độ dân trí, sự phong phú hay
nghèo nàn của tài nguyên…? Bằng phương pháp nghiên cứu thực chứng, các

luan an


11
tác giả đã so sánh tiềm năng và thể chế giữa các nước, so sánh sự phát triển để
đi đến kết luận: nguồn gốc của sự thành công, sự giàu nghèo là do “thể chế”
quy định. Dù có yếu tố ngẫu nhiên của lịch sử, có sức hút mạnh mẽ của vịng
xốy đi xuống từ thể chế chiếm đoạt này sang thể chế chiếm đoạt khác, có
yếu tố quyết định của thời cơ và cá nhân lãnh đạo, nhưng thịnh vượng hay
đói nghèo khơng phải do định mệnh quy định cho mỗi quốc gia, mà là do
cách thức tổ chức và thực thi quyền lực của quốc gia đó. Nghiên cứu đề xuất
cơ sở cho việc thay đổi thể chế, Chomsky (tác giả được trích dẫn nhiều nhất
trong các nghiên cứu chính trị thế kỷ XXI) trong tác phẩm: Nhận diện quyền
lực (2012) (Hoàng Văn Vân dịch, Đinh Hoàng Thắng hiệu đính) [7], Nxb
Tri thức, đã đánh nghiên cứu tổng kết các sự kiện chính trị trên thế giới với
hệ thống các luận cứ cụ thể và được các nhà nghiên cứu tổng kết qua các
cuộc trị chuyện với ơng. Đây là cơng trình đồ sộ được trình bày dưới dạng
hỏi đáp. Với kết cấu đặc biệt và hình thức độc đáo, tác phẩm đã soi rọi
những giá trị dân chủ, lịng khoan dung, tính cơng khai minh bạch, quyền tự
do và quyền con người. Đó là những cơ sở quan trọng trong việc xây dựng
quyền lực công.
Bàn về phương thức cầm quyền là chủ đề rất được quan tâm trong các
nghiên cứu chính trị. Tác giả Janie Tay (2016) với tác phẩm: Lý Quang Diệu
bàn về cầm quyền [49] (Nguyễn Phan Nam An dịch) Nxb Trẻ, là cuốn sách

tuyển tập các phát biểu của Lý Quang Diệu về nhiều lĩnh vực khác nhau gắn
liền với các hoàn cảnh, điều kiện cụ thể từ thực tiễn quá trình xây dựng và
phát triển đất nước ở Singapore. Vấn đề kiểm soát quyền lực được đề cập
trong cuốn sách này là vấn đề tự kiểm soát của người cầm quyền. Lý Quang
Diệu cho rằng: “kinh nghiệm của tôi về sự phát triển ở châu Á đã dẫn tôi đến
kết luận rằng chúng ta cần những người tốt để cầm quyền tốt. Dù hệ thống
chính quyền có tốt đến mấy mà những người cầm quyền tồi thì sẽ gây hại cho
nhân dân mình” [49, tr.26]. Nguyên tắc của người cầm quyền là “chúng ta
được giao phó vận mệnh của nhân dân. Bổn phận đầu tiên của người lãnh đạo

luan an


12
là phải đáp ứng lịng tin đó dù có nguy hiểm cho cá nhân anh ta, nếu không
anh ta không nên nhận vị trí đó” [49, tr.33]. Những quan điểm của Lý Quang
là một trong những cách nhìn về vấn đề kiểm soát, tự kiểm soát quyền lực của
những người cầm quyền đảng lãnh đạo và nhà nước.
Phạm vi nghiên cứu về tổ chức thực thi quyền lực trong hệ thống chính
trị được mở rộng ra trong các cơng trình nghiên cứu tổng kết thực tiễn ở các
quốc gia. Cuốn sách của tác giả Zhongqing Yin (2012): China’s Political
System (Hệ thống chính trị của Trung Quốc) [150], Cengage Learning Asia
Pte Ltd, đã phân tích, đánh giá tồn diện về hệ thống chính trị Trung Quốc.
Trong cơng trình nghiên cứu này, tác giả đã trình bày những thành tựu lớn
trong quá trình đổi mới hệ thống chính trị Trung Quốc, cụ thể là những thành
tựu trong cách thức tổ chức quyền lực. Việc tổ chức quyền lực có mức độ dân
chủ cao được biểu hiện rõ trong bầu cử, cách thức tổ chức hệ thống chính trị
đã phát huy tốt chế độ đại biểu dân cử, vấn đề hợp tác đa đảng trong tổ chức
và thực thi quyền lực chính trị là những vấn đề quan trọng trong thực thi
quyền lực. Cuốn sách của tác giả William Storey (2007): US Government and

Politics (Chính phủ Hoa Kỳ và Chính trị) [151], Edinburgh University Press,
nghiên cứu một vấn đề quan trọng là mức độ bình đẳng về cơ hội cho tất cả
người dân trong hệ thống chính trị Mỹ. Tác giả đã trình bày những tư tưởng
trong quá trình lập hiến từ khi hệ thống chính trị sơ khai được hình thành. Tác
giả đặc biệt chú ý đến các cơ chế được tạo ra nhằm ngăn chặn việc lạm dụng
quyền lực; đồng thời phân tích những phương thức mà các nhánh bầu cử của
chính phủ thực hiện quyền lực ở nước Mỹ hiện nay. Theo tác giả việc tổ chức
và thực thi quyền lực chắc chắn khơng thể khơng tính đến yếu tố tác động từ
bên ngoài. Luận án tiến sĩ của Đỗ Quang Khắc (2000): Thực thi quyền lực
chính trị của nhân dân lao động trong tiến trình đổi mới hệ thống chính trị ở
nước ta hiện nay [59], Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, đã phân tích
hiện trạng thực thi quyền lực chính trị của nhân dân lao động ở nước ta trong
thời kỳ đổi mới; xác định nguyên nhân những hạn chế trong việc thực thi

luan an


13
quyền lực đó và bước đầu tìm một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực
thi quyền lực chính trị của nhân dân ở Việt Nam hiện nay. Đề tài khoa học
cấp Nhà nước: Phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực trong xây dựng
nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam (mã số KX.04-28/06-10) của Trần
Ngọc Đường và cộng sự (2010) [29] thuộc Chương trình khoa học cơng nghệ
“Nghiên cứu khoa học lý luận chính trị gia đoạn 2006 - 2010” (mã số
KX04/06-10), đã phân tích và chỉ rang rằng, trong các cơ quan nhà nước cần có
sự phân cơng phối hợp phối hợp và kiểm sốt quyền lực nhà nước. Nghiên cứu
đã làm rõ thực trạng phân cơng, phối hợp và kiểm sốt quyền lực nhà nước
trong các thời kỳ: thời kỳ Hiến pháp năm 1946, thời kỳ Hiến pháp năm 1959,
thời kỳ Hiến pháp năm 1980, thời kỳ Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi một số điều
năm 2001) đến nay. Đề tài khoa học cấp Bộ: “Xây dựng cơ c89hế kiểm soát

quyền lực Nhà nước ở Việt Nam hiện nay” của Lưu Văn Quảng [89], Học viện
Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2009). Nội dung đề tài tập trung
nghiên cứu và làm rõ những vấn đề lý luận về cơ chế kiểm soát quyền lực nhà
nước cùng với những thực trạng và vấn đề đặt ra. Qua đó đưa ra phương hướng
và giải pháp xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực ở Nhà nước Việt Nam hiện
nay. Đồng thời đề tài nghiên cứu, làm rõ cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước
ở Việt Nam là cơ sở tham chiếu cho vấn đề kiểm soát quyền lực của các chủ
thể khác trong hệ thống chính trị. Một số bài viết của tác giả Lưu Văn Quảng
như: Hệ thống bầu cử ở Anh, Mỹ và Pháp-Lý thuyết và hiện thực [88] (Nxb
Chính trị Quốc gia, 2008), bài viết Một số vấn đề về hệ thống bầu cử ở Anh
hiện nay [87] (Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số 5/2006), Cơ chế thực hiện dân
chủ nội bộ của các đảng cầm quyền ở Vương quốc Anh (Tạp chí Lý luận chính
trị, số 2/2014); và Cơ chế thực hiện dân chủ trong các đảng chính trị ở Mỹ
(Qua nghiên cứu trường hợp đảng Dân chủ và đảng Cộng hịa) (Tạp chí
Nghiên cứu châu Mỹ ngày nay, số 1/2014)…, đã nghiên cứu vấn đề tổ chức
quyền lực ở các nước Anh, Pháp và Mỹ, trong đó tập trung vào phân tích một
số vấn đề, như bầu cử, dân chủ nội bộ, hoạch định chính sách,...

luan an


14
Các nghiên cứu về quyền lực không chỉ lý giải nguồn gốc, cách thức tổ
chức thực thi quyền lực, mà còn lý giải cho những biến đổi của quyền lực.
Cuốn sách của Moisés Naím (Trần Trọng Hải Minh dịch) (2016): Sự suy tàn
quyền lực [75], Nxb Hồng Đức, là cuốn sách được viết bởi nhà chính trị thực
tiễn người Venezuela. Tác giả đã trình bày về sự vận động của quyền lực với
cương vị thực tiễn là một Bộ trưởng. Quyền lực thực tế, quyền lực danh
nghĩa, cái làm nên những sự phồn vinh, sự bạo lực đường phố, đói nghèo hay
bất bình đẳng là do sự biến đổi của quyền lực. Nó chính là biểu hiện của

những trạng thái của quyền lực cho nên hiểu về quyền lực nhất là những
người nắm quyền lực. Dẫn lời Tổng thống Brazil Fernado Henrique Cardoso
“Tôi luôn ngạc nhiên về việc mọi người nghĩ tôi quyền lực như thế nào” [75,
tr.6] đã cho thấy điều đó. Sự ca thán về việc thiếu quyền lực của người cầm
quyền đã cho thấy quyền lực đang bị xói mịn xã hội ngày nay. Vậy, điều gì
đang chi phối quyền lực và kiểm soát quyền lực của những người cầm quyền?
Lẽ dĩ nhiên là sự phân tán quyền lực mà tầng lớp trung lưu và những người
lao động là nguyên nhân chính. Cuốn sách của Joseph S.Nye, Jr (Tâm Hiền
dịch) (2016): Tương lai của quyền lực [56], Nxb Thơng tin và Truyền thơng,
là cơng trình nghiên cứu những biến đổi của quyền lực trong thời đại toàn cầu
hóa. Xoay quanh vấn đề thăng trầm quyền lực của nước Mỹ, Joseph S. Nye
đã cung cấp cho người đọc những dự liệu rất phong phú, khách quan và có thể
kiểm chứng về những biến đổi vị thế quyền lực của nước Mỹ. Trên cơ sở
phân tích thực tiễn đầy sinh động, tác giả đã đặt ra những nội dung xoay
quanh nòng cốt của vấn đề là: “Làm thế nào để Hoa Kỳ vẫn giữ được ảnh
hưởng tốt đẹp nơi cộng đồng thế giới trong thế kỷ XXI hiện nay”. Ông nhắc
nhở rằng, trong thời đại internet được phổ biến rộng rãi như ngày nay, vai trò
của các tổ chức tư nhân, các tổ chức phi chính phủ cũng đang nắm giữ vị thế
rất quan trọng trong nền chính trị tồn cầu, chứ khơng chỉ trong lĩnh vực
chun biệt cho các chính quyền, kể cả nước Mỹ cũng khơng phải là ngoại lệ.

luan an


15
Vì thế, quyền lực bị chia sẻ, sự kiểm sốt quyền lực trở nên đa dạng hơn bao
giờ hết.
Ngày nay, khi quyền lực bị phân tán một cách mạnh mẽ, việc thực thi
quyền lực trở nên khó khăn, sự phục tùng chuyển cơ bản từ chấp hành mệnh
lệnh sang tuân thủ chân lý, thì việc nghiên cứu cách thức sử dụng quyền lực

được đề cập nhiều hơn. Cuốn sách của Jeseph S.Nye, Jr (dịch giả Lê Trường
An) (2017): Quyền lực mềm ý niệm mới về thành cơng trong chính trị thế giới
[57], Nxb Tri thức, là cơng trình nghiên cứu những biến đổi của quyền lực
mềm ở một số nước của châu Á, châu Âu và đặc biệt là ở Mỹ trong hơn một
thập niên qua. Theo tác giả, quyền lực mềm là loại quyền lực phát ra từ sự
hấp dẫn hơn là sự ép buộc hoặc đe doạ bị “thanh tốn”. Nó phát sinh từ sự
hấp dẫn của nền văn hóa, lý tưởng chính trị và các chính sách của quốc gia.
Vì vậy, nắm quyền và thực hiện quyền lực thì việc “chinh phục trái tim và
khối óc ln là điều quan trọng” [57, tr.19].
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến kiểm soát quyền lực
Nguồn gốc của quyền lực xuất phát từ chủ thể “trao quyền”. Vì vậy,
kiểm sốt quyền lực thực chất là khơng để quyền lực của chủ thể mất đi khi
đã thực hiện sự “trao quyền” cho tổ chức, cá nhân nào đó. Tuy nhiên, xu
hướng phổ biến của quyền lực là người nhận được sự trao quyền dễ lạm
quyền, do đó thực tiễn tìm tịi, xây dựng thể chế đảm bảo quyền lực thuộc về
chủ thể (nhân dân) rất phong phú. Bài viết của Trịnh Thị Xuyến (2012): Quan
niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin về kiểm soát quyền lực nhà nước [123], nhận
định: quyền lực xuất hiện là tất yếu của lịch sử, bản chất của quyền lực là có
xung hướng bị tha hóa, để kiểm sốt được quyền lực dựa vào phân quyền vẫn
là chưa đủ, bởi ngay cả thực hiện phân quyền thì quyền lực vẫn bị lạm dụng.
Như vậy, mục tiêu lâu dài và triệt để của kiểm soát quyền lực nhà nước là loại
bỏ những điều kiện xã hội đã sản sinh ra nhà nước, giai cấp; phương thức để
kiểm soát quyền lực nhà nước là giới hạn phạm vi quyền lực nhà nước, tự
kiểm sốt thơng qua hoạt động dân chủ, cơng khai, kiểm sốt thơng qua bầu

luan an


16
cử và bãi miễn, giám sát của nhân dân đối với những người nắm quyền lực

nhà nước. Làm rõ quan điểm về kiểm soát quyền lực nhà nước trong tư tưởng
Hồ Chí Minh, tác giả Nguyễn Hữu Đổng với bài viết: “Tư tưởng Hồ Chí Minh
về quyền lực nhà nước và kiểm soát quyền lực ở nước ta” [26, tr.12-15], Tạp
chí Lý luận Chính trị, số 1, 2005, đã nghiên cứu, trình bày một cách hệ thống
tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền lực nhà nước và kiểm soát quyền lực ở nước
ta, đồng thời đưa ra các biện pháp để khắc phục tình trạng này. Dẫn quan
điểm Hồ Chí Minh, tác giả khẳng định: có hai loại quyền lực là quyền lực
chân chính và quyền lực khơng chân chính. Quyền lực chân chính là quyền
lực được nhân dân ủy thác, giao cho và được bầu theo nguyên tắc đa số.
Ngược lại quyền lực khơng chân chính là quyền lực bị lạm dụng, làm hại
nhân dân do đó phải dùng pháp luật của nhân dân, thực hiện kiểm tra giám
sát, đồng thời phải do chính cơng dân kiểm sốt.
Việc kiểm sốt quyền lực chỉ có thể được thực hiện tốt bằng các cơng
cụ mà chủ thể kiểm sốt nắm trong tay. Công cụ hữu hiệu của mỗi thể chế là
hiến pháp và pháp luật. Điều này được tác giả Nguyễn Đăng Dung với bài
viết: Hiến pháp phải là bản văn kiểm soát quyền lực nhà nước [15, tr.9 - 15],
Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 4 (288), tác giả đã phân tích lý giải sự cần
thiết phải kiểm soát quyền lực nhà nước, kiểm soát quyền lực phải được quy
định trong Hiến pháp. Hiến pháp là đạo luật thiết kế nên kiến trúc quyền lực.
Các quy định trong Hiến pháp nhằm mục đích kiểm sốt nhà nước là dấu hiệu
của dân chủ, của tiến bộ xã hội. Từ góc độ đó, sử dụng Hiến pháp là cơng cụ
kiểm soát quyền lực nhà nước đã được khá nhiều quốc gia trên thế giới áp
dụng thành công. Cơ chế kiểm sốt cũng là một trong những cơng cụ cực kỳ
quan trọng trong kiểm soát quyền lực. Điều này được tác giả bài viết: Xây
dựng và hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhằm bảo đảm quyền làm chủ
của nhân dân, [86, tr.53-57], Tạp chí Cộng sản, số 10 (852), 2013 của Lê
Minh Quân tập trung làm rõ. Theo đó, tác giả đã làm rõ luận điểm cơ chế tổ
chức và vận hành của hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay là “Đảng lãnh

luan an



17
đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ”. Ở nước ta, cơ chế này được xem
là cơ chế đảm bảo quyền lực của Nhân dân và thuộc về Nhân dân. Theo tác
giả, để thực hiện việc kiểm quyền lực có thể thơng qua các kênh khác nhau
như: kiểm sốt từ bên trong các tổ chức quyền lực bằng các thể chế, cơ chế
kiểm sốt và tự kiểm sốt. Ngồi ra, có thể kiểm sốt quyền lực từ bên ngồi
bằng các phương tiện truyền thông đại chúng, các chuẩn mực đạo đức và dư
luận xã hội. Mục tiêu của kiểm soát quyền lực suy cho cùng vẫn là nhằm bảo
đảm quyền làm chủ của nhân dân.
Một trong những cách thức để kiểm soát quyền lực của những người
được trao quyền là thực hiện tốt dân chủ từ cơ sở. Bàn về vấn đề này, bài viết
của tác giả Hoàng Đức Sơn (2009): Phát huy quyền lực chính trị của dân
trong thực hiện dân chủ ở cơ sở, tr.54 - 58 [99], Tạp chí Lý luận Chính trị, số
5, khẳng định, thành công hay thất bại trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở
đều có ảnh hưởng rất lớn đến cơng cuộc thực thi quyền lực chính trị của dân.
Nội dung bài viết tập trung làm rõ một số khía cạnh như: dân chủ ở cơ sở là
phương thức tập hợp sức mạnh đồn kết và các nguồn lực có giá trị của tồn
dân; dân chủ ở cơ sở góp phần củng cố và nâng cao năng lực của hệ thống
chính trị cơ sở. Giới hạn của bài viết là chỉ đề cập đến phương thức kiểm soát
quyền lực ở cấp cơ sở, cấp quyền lực được tập trung ở mức độ thấp nhất trong
hệ thống chính trị, chưa luận bàn ở cấp mà sự “ủy quyền” của quyền lực là
lớn nhất.
Một trong những luận điểm được nhiều các nhà nghiên cứu về kiểm
sốt quyền lực thừa nhận đó là, sự phát triển của lý thuyết kiểm soát quyền
lực được thừa nhận khi nó được thể chế hóa. Bài viết: Nét mới trong kiểm
sốt quyền lực, tr.42 [63], Tạp chí Xây dựng Đảng, số 5, (2013) của tác giả
Phạm Thu Lan khẳng định: một trong những nội dung quan trọng của Dự thảo
sửa đổi Hiến Pháp năm 1992 là đề xuất được những cơ chế kiểm soát quyền

lực. Bài viết tập trung chủ yếu ở hai vấn đề chính, đó là; quyền lực chỉ có thể
được kiểm sốt bởi các chế định của quyền lực và cơ chế kiểm soát quyền

luan an


18
lực. Như vậy, tác giả thừa nhận sự phát triển lý thuyết kiểm sốt quyền lực là
những gì được cụ thể hóa thành thể chế.
Kiểm sốt quyền lực của người nắm giữ quyền lực được các nhà nghiên
cứu đặc biệt quan tâm. Bởi, người cầm quyền chi phối rất lớn đến quyền lực
khi nó được tổ chức. Bàn về vấn đề này, cuốn sách của Lê Hữu Nghĩa, Bùi
Đình Bơn đồng tác giả (2014): Thẩm quyền và trách nhiệm của đảng cầm
quyền và nhà nước trong việc thực hiện quyền lực của nhân dân [78], Nxb
Chính trị quốc gia, đã xác định rõ thẩm quyền và trách nhiệm của Đảng cầm
quyền và Nhà nước trong thực hiện quyền lực của nhân dân. Qua cơng trình
nghiên cứu này, các tác giả đã trình bày thực trạng thẩm quyền và trách nhiệm
của Đảng cầm quyền và Nhà nước trong hơn 20 năm đổi mới, nguyên nhân và
vấn đề đặt ra. Theo các tác giả, để nâng cao hiệu quả thẩm quyền, tăng cường
trách nhiệm của Đảng và Nhà nước trong việc thực hiện quyền lực của nhân
dân, thì quyền lực nhà nước có tính bắt buộc thực hiện đối với mọi chủ thể
trong xã hội.
Tìm kiếm mơ hình tổ chức, thực thi quyền lực hợp lý nhằm kiểm soát
tốt quyền lực cũng được các tác giả nghiên cứu ở nhiều cơng trình khác nhau.
Cuốn sách của tác giả David Held (2013): Các mơ hình dân chủ [11] đã khẳng
định quyền lực nhà nước là quyền lực ủy thác từ nhân dân nên phải được
kiểm sốt. Kiểm sốt quyền lực nhà nước địi hỏi phải thiết kế những thể chế,
cơ chế, ràng buộc nhà nước phải chịu sự kiểm soát của xã hội và nhà nước
phải kiểm sốt được quyền lực của mình. Có nhiều hình thức để kiểm sốt
quyền lực: có thể là kiểm soát theo cơ chế kiềm chế - đối trọng; kiểm soát

bằng sự cạnh tranh, đối lập của các đảng; sự phản biện, kiểm sốt từ bên
ngồi của xã hội, các tổ chức chính trị, phương tiện truyền thơng, nhân dân;
Cuốn sách của Martin Loughlin, John P. Mc Cormick, Neil Walker (2013):
The three branches: a comparative model of separation of powers (Ba nhánh
của quyền lực: mơ hình so sánh về phân chia các quyền) [143], Oxford
University Press, đã nghiên cứu vấn đề phân chia quyền lực trong tổ chức

luan an


19
chức quyền lực nhà nước, trong đó các vấn đề quan trọng được tác giả đề cập
đến đó là: lý thuyết về hiến pháp và triết lý chính trị, các mơ hình tổ chức
quyền lực, tính chính đáng của quyền lực, các thảo luận liên quan đến nhà
nước và quyền lực nhà nước, sự chia sẻ quyền lực, vấn đề quyền tự quyết,
nguồn gốc của sự phân chia quyền lực, những vấn đề của sự phân chia quyền
lực trong nhà nước lập hiến. Cuốn sách của tác giả Gisela Sin (2015):
Separation of Powers and Legislative Organization: The President, the
Senate, and Political Parties in the Making of House Rules (Sự phân chia
quyền lực và tổ chức lập pháp Tổng thống, Thượng viện, các đảng chính trị
trong việc hình thành các quy tắc) [138], Cambridge University Press, là cơng
trình nghiên cứu về cách thức tổ chức quyền lực. Trong cơng trình nghiên cứu
này, tác giả đã trình bày những tác động của hiến pháp, ảnh hưởng của các
phe phái trong đảng đến sự phân chia quyền lực trong hệ thống chính trị. Qua
nghiên cứu những quy tắc chính thay đổi từ năm 1879-2013, tác giả đã phân
tích những quyền ưu tiên của các chủ thể hiến pháp bên ngoài tổ chức thay
đổi như thế nào và cách thức tổ chức quyền lực chính trị của họ trong mối
quan hệ giữa các đảng phái. Bài viết của tác giả Trịnh Kiện: Phân tích sự đổi
mới hệ thống chính trị dưới góc nhìn quyền lực chính trị [62], Tạp chí Học
viện Hành chính Sơn Đông, kỳ 3/2011 đã nêu bật những vấn đề quan trọng

trong đổi mới hệ thống chính trị. Tác giả cho rằng, trong hệ thống chính trị
cần phải có sự phân bố quyền lực chính trị, trong hệ thống chính trị cần thực
hiện sự phân công hợp tác hợp lý và chế ước có hiệu quả giữa các quyền lực
chính trị, bên ngồi hệ thống chính trị cần thực hiện hợp tác và tương tác giữa
quyền lực chính trị với cơ chế thị trường và xã hội công dân. Những ưu điểm
và hạn chế của quá trình vận hành quyền lực chính trị là cơ sở để cải cách, đổi
mới hệ thống chính trị. Cơng trình nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Bình
(2012): Hồn thiện cơ chế pháp lý giám sát xã hội đối với việc thực thi quyền
lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay [5], Nxb Chính trị quốc gia. Qua cơng trình
nghiên cứu này, tác giả đã phân tích thực trạng các bộ phận cấu thành của cơ

luan an


20
chế pháp lý giám sát xã hội; phân tích các yêu cầu cấp thiết của việc hoàn
thiện cơ chế pháp lý giám sát xã hội đối với việc thực thi quyền lực nhà nước.
Tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế pháp lý giám sát xã
hội đối với việc thực thi quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay.
Để kiểm soát quyền lực một cách hiệu quả đối với cơ chế tập quyền thì
sự phân công, phối hợp giữa các chủ thể về quyền lực là rất quan trọng. Cuốn
sách của Trần Ngọc Đường (2012): Phân cơng, phối hợp và kiểm sốt quyền
lực với việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 [27], Nxb Chính trị quốc gia, là
cơng trình nghiên cứu tiếp cận khoa học về hình thành cơ sở lý luận phân
cơng, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước phù hợp với hệ thống chính
trị của nước ta. Từ đó, đề xuất các giải pháp tiếp tục hoàn thiện, đưa ra các
kiến nghị liên quan trực tiếp đến phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực
nhà nước trong mối quan hệ với các chủ thể cấu thành hệ thống chính trị nước
ta, nhằm góp phần sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và các luật về tổ chức bộ máy
nhà nước ở nước ta trong thời gian tới.

1.2. CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN LỰC
CỦA ĐẢNG CHÍNH TRỊ, QUYỀN LỰC CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ
KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Nghiên cứu về quyền lực của đảng chính trị, quyền lực của Đảng Cộng
sản Việt Nam và kiểm soát quyền lực của Đảng Cộng sản Việt Nam khá
phong phú và đa dạng, được biểu hiện ở những cơng trình sau:
1.2.1. Các cơng trình nghiên cứu về quyền lực của đảng chính trị
Nghiên cứu về quyền lực của đảng chính trị trên thế giới khá phong phú,
trong đó các tác giả chủ yếu tập trung nghiên cứu về cơ cấu tổ chức, quyền lực
của các đảng chính trị trong hệ thống chính trị, tầm ảnh hưởng của đảng chính
trị trong các cuộc bầu cử, trong chuyển giao quyền lực..., nổi bật có các cơng
trình nghiên cứu:
Lê Văn Toan, Nguyễn Viết Thảo (2013): Một số vấn đề về các đảng
chính trị trên thế giới [115] Nxb Chính trị - Hành chính, là cơng trình nghiên

luan an


21
cứu về lịch sử, cơ cấu, hoạt động của các đảng chính trị ở các nước châu Á,
châu Âu, châu Mỹ. Qua đó, chỉ ra thực tiễn phong phú về phương thức hoạt
động, cách thức tổ chức quyền lực là cơ sở phong phú cho kinh nghiệm tổ
chức hoạt động, kiểm sốt quyền lực của các đảng chính trị ở các nước. Mặc
dù, chưa có những phân tích, đánh giá cụ thể về quyền lực của các đảng, mà
chỉ là trình bày thực trạng tổ chức, hoạt động và sự thăng trầm của các đảng
chính trị, nhưng cơng trình nghiên cứu này cung cấp những cơ sở dữ liệu về
cách thức vận hành quyền lực của đảng và tổ chức đảng. Quyền lực của các
đảng chính trị ở các nước, là quyền ban hành chủ trương, chính sách mà các
quốc gia theo đuổi. Khi trở thành đảng cầm quyền, chính sách của đảng trở

thành chính sách quốc gia, vì thế quyền lực của đảng chính trị thật sự to lớn.
Làm rõ điều này, các tác giả Nguyễn Hoàng Giáp: Về Đảng dân chủ xã hội
Thụy Điển [34], Tạp chí Xây dựng Đảng, số 6/2008; Tống Đức Thảo (2006):
“Các đảng chính trị ở cộng hòa Pháp” [104], Nghiên cứu châu Âu; Nguyễn
Thiết Sơn (2007): “Tìm hiểu vai trị và phương thức lãnh đạo của đảng cầm
quyền Mỹ (tiếp theo số 11-2007)” [100] đã phân tích dưới góc độ so sánh, khảo
sát các nghiên cứu đối với từng đảng chính trị. Các phân tích khơng chỉ dừng
lại ở việc đưa ra cấu trúc chức năng của các đảng chính trị, mà cịn lý giải khá
sâu sắc về cơ chế hoạt động của các bộ phận khác nhau trong nội bộ mỗi đảng
chính trị ở quốc gia. Quyền lực của đảng chính trị cịn là quyền lực của định
hướng phát triển mơ hình chính trị mà đất nước sẽ theo đuổi. Theo đó, quan
điểm của đảng chính trị khi trở thành đảng cầm quyền lại trở thành định hướng
chính trị của đất nước. Làm rõ điều này, bài viết của Vũ Minh Giang (2008):
Đảng chính trị ở các nước tư bản và khuynh hướng dân chủ xã hội [32], đã
nghiên cứu về cơ cấu tổ chức, cách thức hoạt động và xu thế vận động của các
đảng chính trị ở châu Âu. Qua nghiên cứu, tác giả đã đi đến kết luận: đảng
chính trị là thực thể phổ biến của các nước trên thế giới, hầu hết các nước tư
bản đều xây dựng thể chế đa đảng. Trong thể chế đa đảng có đảng tham chính
có đảng khơng tham chính, sự biến đổi theo xu hướng dân chủ xã hội ở các

luan an


×