Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Một số đặc điểm dịch tễ, biểu hiện lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân covid 19 tại đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 73 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC Y DƯỢC

ĐÀO DUY ANH

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ, BIỂU HIỆN LÂM SÀNG
VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN COVID-19 TẠI
ĐỒNG THÁP

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH Y ĐA KHOA

Hà Nội - 2022


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC Y DƯỢC

ĐÀO DUY ANH

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ, BIỂU HIỆN LÂM SÀNG
VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN COVID-19 TẠI
ĐỒNG THÁP

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH Y ĐA KHOA

Khoá:
Người hướng dẫn:

QH.2016.Y


TS. Nguyễn Tuấn Sơn

Hà Nội – 2022


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hồn thành khố luận này, em đã nhận được
nhiều sự giúp đỡ của thầy cơ và bạn bè. Với lịng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành
gửi lời cảm ơn tới:
Ban Giám hiệu Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc Gia Hà Nội, thầy cô giảng
viên Đại học Y Dược, Đại học Quốc Gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ em
trong quá trình học tập và nghiên cứu để em có thể hồn thành khố luận này.
Em xin bày tỏ sự kính trọng, lịng biết ơn chân thành tới TS. Nguyễn Tuấn Sơn –
những người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em rất nhiều trong
suốt thời gian thực hiện và hồn thành khố luận này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên, bệnh nhân điều trị tại
khu kí túc xá trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em
trong quá trình học tập và thu thập số liệu cho nghiên cứu này.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giảng viên
Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc Gia Hà Nội đã dạy dỗ, trang bị kiến thức cho
em trong suốt 6 năm theo học tại trường.
Cuối cùng em xin bày tỏ lịng biết ơn tới những người thân trong gia đình, những
người bạn thân thiết của em, những người đã cùng chia sẻ khó khăn, dành cho em
những lời động viên, chia sẻ quý báu trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

Hà Nội, ngày 9 tháng 12 năm 2021

Sinh viên

Đào Duy Anh



LỜI CAM ĐOAN

Em là Đào Duy Anh, sinh viên khoá QH.2016.Y, ngành Y đa khoa,
Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân em trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của
TS. Nguyễn Tuấn Sơn.
2. Cơng trình này khơng trùng lặp bất kì nghiên cứu nào đã được công bố tại
Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hồn tồn chính xác, trung thực và
khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu.
Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.

Hà Nội, ngày 9 tháng 12 năm 2021

Sinh viên

Đào Duy Anh


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ĐTNC:

Đối tượng nghiên cứu

SAR-CoV-2

Severe acute respiratory syndrome corona virus 2


COVID-19

Coronavirus disease 19

RT – PCR

Real-time Polymerase Chain Reaction

WHO

World Health Organization

ICTV

Uỷ ban Quốc tế về Phân loại Virus

ARN

Acid ribonucleic

MERS

Hội chứng hô hấp Trung Đông

SARS

Hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng

ARDS


Hội chứng suy hơ hấp cấp tiến triển

SOFA

Sequential Organ Failure Assessment

ALT

Aspartate Amino Transferase

AST

Aspartate Transaminase

CK

Creatinin Kinase

LDH

Lactate Dehydrogenase

P/F

PaO2/ FiO2

OI

Chỉ số oxy hố


OSI

Chỉ số bão hồ oxy hố

CPAP

Thở áp lực dương liên tục

3


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ ...................................................................... 7
BẢNG .............................................................................................................................. 7
BIỂU ĐỒ ......................................................................................................................... 7
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................. 8
CHƯƠNG 1 ................................................................................................................... 10
TỔNG QUAN................................................................................................................ 10
1.1.

Giới thiệu về dịch bệnh COVID -19 .......................................................................... 10
1.1.1. Khái niệm .................................................................................................... 10
1.1.2. Sự bùng phát dịch bệnh COVID-19 ............................................................ 10

1.2.

Dịch tễ học ...................................................................................................................... 11


1.3.

Cơ chế bệnh sinh ........................................................................................................... 12

1.4.

Triệu chứng lâm sàng.................................................................................................... 13

1.5.

Xét nghiệm cận lâm sàng ............................................................................................. 14

1.6.

Phân loại các thể lâm sàng ........................................................................................... 15

1.7.

Chẩn đoán xác định ....................................................................................................... 18

CHƯƠNG 2 ................................................................................................................... 19
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................... 19
2.1.

Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................... 19
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn .................................................................................... 19
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ...................................................................................... 19

2.2.


Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................................... 19

2.3.

Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 19
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu ..................................................................................... 19
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu ..................................................................................... 19
2.3.3. Các chỉ số và biến số nghiên cứu ................................................................ 19

2.4.

Công cụ nghiên cứu ...................................................................................................... 22

2.5.

Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 22

4


2.6.

Phương pháp phân tích số liệu .................................................................................... 23

2.7.

Các sai số và cách khắc phục....................................................................................... 23

2.8.


Đạo đức trong nghiên cứu ............................................................................................ 23

CHƯƠNG 3 ................................................................................................................... 25
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................................ 25
3.1. Một số yếu tố dịch tễ liên quan đến bệnh nhân COVID -19 tại khu kí túc xá
trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp .......................................................................... 25
3.2.

Kiến thức về phòng chống dịch bệnh COVID-19 của các đối tượng trên ........... 28

3.3. Đánh giá biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị của bệnh nhân mắc
bệnh COVID-19 .................................................................................................................... 31
Chương 4 ....................................................................................................................... 38
BÀN LUẬN ................................................................................................................... 38
4.1. Đặc điểm dịch tễ của đối tượng nghiên cứu .................................................................. 38
4.1.1. Phân bố theo độ tuổi của bệnh nhân COVID-19 .......................................... 38
4.1.2. Đặc điểm về giới tính ................................................................................... 38
4.1.3. Đặc điểm về nguồn lây của đối tượng nghiên cứu ....................................... 38
4.1.4. Thời gian ủ bệnh .......................................................................................... 38
4.1.5. Đặc điểm đeo khẩu trang .............................................................................. 39
4.1.6. Tình hình tiêm chủng vaccine ...................................................................... 39
4.2. Kiến thức về dịch bệnh COVID-19 ................................................................................ 39
4.2.1. Cách tiếp cận thông tin dịch bệnh COVID-19 ............................................. 39
4.2.2. Nhận thức về đường lây ............................................................................... 40
4.2.3. Nhận thức về tác hại của bệnh COVID-19 .................................................. 40
4.2.4. Nhận thức về tác dụng của vaccine phòng COVID-19 ................................ 40
4.2.5. Mức độ áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh .............................. 41
4.3. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị của đối tượng nghiên cứu ........ 41
4.3.1. Đặc điểm lâm sàng ....................................................................................... 41
4.3.2. Đặc điểm cận lâm sàng................................................................................. 42

4.3.3. Kết quả điều trị ............................................................................................. 42
4.4. Một số yếu tố liên quan giữa đặc điểm dịch tễ, triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng
42

4.4.1. Mối liên quan giữa thời gian từ khi tiếp xúc nguồn lây tới khi nhập viện với
chỉ số Ct lần 1 của ĐTNC ...................................................................................... 42
4.4.2. Mối liên quan giữa chỉ số Ct lần 1 và đặc điểm tiêm chủng vaccine ........... 43
4.4.3. Mối liên quan giữa chỉ số Ct lần 1 và triệu chứng lâm sàng ........................ 44
CHƯƠNG 5 ................................................................................................................... 45

5


KẾT LUẬN ................................................................................................................... 46
1. Đặc điểm dịch tễ học của bệnh nhân COVID-19 . .......................................................... 46
2. Biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị của bệnh nhân COVID-19 . .. 46
KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................................... 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 48
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 50

6


DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
BẢNG
Bảng 3. 1: Phân bố nhóm tuổi của ĐTNC ..................................................................... 25
Bảng 3. 2: Đặc điểm về nguồn lây của ĐTNC .............................................................. 26
Bảng 3. 3: Thời gian ĐTNC tiếp xúc với nguồn lây cho đến khi nhập viện ................. 26
Bảng 3. 4: Tình trạng đeo khẩu trang khi tiếp xúc giữa ĐTNC với nguồn lây bệnh .... 27
Bảng 3. 5: Tình hình tiêm chủng vacxin covid-19 của ĐTNC ...................................... 28

Bảng 3. 6: Nhận thức của ĐTNC về đường lây của virus SARS-CoV-2 ..................... 29
Bảng 3. 7: Nhận thức của ĐTNC về tác hại của bệnh COVID-19 gây ra cho người bệnh
....................................................................................................................................... 29
Bảng 3. 8: Kiến thức của ĐTNC về tác dụng của vaccine ............................................ 30
Bảng 3. 9: Đặc điểm về kết quả xét nghiệm RT –PCR SARS-CoV-2 và chỉ số Ct của
ĐTNC ............................................................................................................................ 32
Bảng 3. 10: Kết quả điều trị của ĐTNC ........................................................................ 33
Bảng 3. 11: Mối liên quan giữa chỉ số Ct lần 1 và thời gian ĐTNC tiếp xúc với nguồn
lây cho đến khi nhập viện .............................................................................................. 34
Bảng 3. 12: Mối liên quan giữa chỉ số Ct lần 1 và đặc điểm tiêm chủng vaccine của
ĐTNC ............................................................................................................................ 34
Bảng 3. 13: Mối liên quan giữa chỉ số Ct lần 1 và triệu chứng lâm sàng củaĐTNC .... 35
Bảng 3. 14: Mối liên quan giữa chỉ số CT lần 1 và một số triệu chứng lâm sàng cụ thể
của ĐTNC ...................................................................................................................... 35

BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3. 1: Phân bố giới tính của ĐTNC ............................................................................... 26
Biểu đồ 3. 2: Cách tiếp cận của ĐTNC về thông tin dịch bệnh COVID-19 ............................. 28
Biểu đồ 3. 3: Mức độ áp dụng các biện pháp phòng chống dịch của ĐTNC ............................ 31
Biểu đồ 3. 4: Đặc điểm về triệu chứng lâm sàng của ĐTNC .................................................... 32

7


ĐẶT VẤN ĐỀ
Vào ngày 8 tháng 12 năm 2019, một nhóm bệnh nhân có các triệu chứng giống như
viêm phổi không rõ nguyên nhân đã được báo cáo ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc
và tiếp tục lây lan với tốc độ nhanh chóng trên tồn cầu gây ra những lo ngại nghiêm
trọng [1]. Sau một số thử nghiệm và nghiên cứu, tác nhân gây ra bệnh viêm phổi bí ẩn
này được xác định là một loại coronavirus mới (nCoV), virus được đặt tên là

SARS – CoV – 2 (hội chứng hơ hấp cấp tính nghiêm trọng coronavirus 2) [2].
SARS–CoV–2 lây truyền chính qua các giọt bắn đường hơ hấp của những người
nhiễm bệnh. Những giọt bắn này có thể được truyền sang người lành nếu họ tình cờ
tiếp xúc trực tiếp với người bị nhiễm bệnh hoặc gián tiếp thông qua các đồ đạc bao
gồm quần áo, tay nắm cửa,… Các nghiên cứu đã báo cáo rằng SARS–CoV–2 cũng có
thể lây truyền qua đường khí dung (lây truyền qua đường khơng khí) [3].
Thời gian ủ bệnh trung bình của SARS–CoV–2 được ước tính là 5,1 ngày và phần
lớn bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng trong vòng 11,5 ngày kể từ ngày nhiễm
bệnh. Các triệu chứng lâm sàng thường gặp là sốt, ho, khó thở và ít gặp hơn là đau
họng, thiếu máu, rối loạn tiêu hoá, chán ăn, buồn nơn, khó chịu, đau cơ và
tiêu chảy [4]. Theo một báo cáo về đặc điểm lâm sàng COVID -19 của Stokes và cộng
sự trong số 373.883 trường hợp nhiễm bệnh thì 70% trong số họ bị sốt, ho, khó thở;
36% trường hợp xuất hiện đau cơ và 34% trường hợp đau đầu [5].
Hầu hết bệnh nhân mắc COVID-19 đều mắc bệnh nhẹ hoặc trung bình, tuy nhiên có
đến 5–10% mắc bệnh nặng và thậm chí đe dọa tính mạng[7]. Hiện nay, xét nghiệm
RT - PCR dịch hầu họng vẫn được coi là tiêu chuẩn vàng chẩn đoán COVID-19 [7];
đối với những bệnh nhân mắc bệnh nhẹ, nên tập trung vào việc phòng ngừa lây truyền,
điều trị triệu chứng[8]; các biện pháp chăm sóc điều trị hỗ trợ như thở oxy thơng khí và
quản lý chất lỏng vẫn là tiêu chuẩn chăm sóc. Một số thử nghiệm lâm sàng hiện đang
cố gắng xác định loại thuốc hoặc sự kết hợp mạnh nhất chống lại căn bệnh này [7].
Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) chính thức tuyên bố COVID-19 là đại dịch vào ngày
11 tháng 3 năm 2020. Ngoài ra, đánh giá rủi ro của WHO đã phân loại COVID-19 là
một đại dịch toàn cầu “nguy cơ rất cao”[1] Tính đến ngày 23/9/2022 WHO cơng bố
trên tồn cầu đã có 229.858.719 trường hợp được xác nhận nhiễm SARS–CoV–2,

8


trong đó có 4.713.543 trường hợp tử vong. Tại Việt Nam , từ ngày 3 tháng 1 năm
2020 đến ngày 23 tháng 9 năm 2021 , đã có 718.963 trường hợp được xác nhận

nhiễm SARS – CoV – 2 với 17.781 trường hợp tử vong[9] ; trong đó tỉnh Đồng Tháp
đã ghi nhận 8205 ca nhiễm và 205 ca tử vong.
Dịch bệnh COVID-19 vẫn đang diễn biến khá phức tạp với số ca mắc tăng nhanh
và số ca tử vong tăng rất cao và xuất hiện nhiều loại biến chủng của virus rất nguy
hiểm. Vì vậy, việc đánh giá tình hình dịch tễ học, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng,
phương pháp điều trị đã được ghi nhận tại các cơ sở điều trị cho bệnh nhận nhiễm
SARS – CoV – 2 là hết sức quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả điều trị và đưa ra
những phương pháp phù hợp, hiệu quả cao.
Do đó chúng tơi tiến hành đề tài “ Một số đặc điểm dịch tễ, biểu hiện lâm sàng và
kết quả điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Đồng Tháp” với 2 mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm dịch tễ học của bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện dã chiến

trường cao đẳng cộng đồng tỉnh Đồng Tháp tháng 8 năm 2021.
2. Đánh giá biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị của bệnh nhân

COVID-19 tại bệnh viện dã chiến trường cao đẳng cộng đồng tỉnh Đồng Tháp
tháng 8 năm 2021.

9


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1.

Giới thiệu về dịch bệnh COVID -19

1.1.1. Khái niệm
Vào tháng 12 năm 2019, hàng loạt bệnh nhân có các triệu chứng giống như viêm
phổi nhưng không rõ nguyên nhân đã xuất hiện tại Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.

Sau đó, chúng được xác nhận là do virus corona mới gây ra. Ban đầu, chúng được dự
kiến đặt tên là virus corona mới 2019 (2019-nCoV). Đến ngày 11 tháng 2 năm 2020,
Uỷ ban Quốc tế về Phân loại Virus (ICTV) quyết định đặt tên chính thức cho chủng
corona mới này là SARS – CoV – 2 khi họ phân tích rằng chúng cùng loại với virus
SARS từng gây ra đại dịch năm 2003 nhưng là một chủng khác loài. Loại virus này gây
nên căn bệnh với tên gọi là bệnh coronavirus 2019 (COVID-19)[10].
Coronavirus thuộc họ Coronaviridae trong bộ Nidovirales. Coronavirus là virus có hệ
gen ARN dương sợi đơn kèm nucleocapsid đối xứng xoắn ốc. Các hạt virus
coronavirus chứa 4 protein cấu trúc chính là protein S, lớp màng M, vỏ E và
nucleocapsid N [ 11].
Virus corona gây ra cảm mạo cùng với các triệu chứng khá nghiêm trọng giống như
Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) và Hội chứng hơ hấp cấp tính nghiêm trọng
(SARS) [10]. Tháng 12 năm 2019 tới nay, thành phố Vũ Hán của tỉnh Hồ Bắc liên tục
xét nghiệm bệnh cúm rộng rãi và các bệnh tật liên quan, phát hiện nhiều trường hợp
bệnh viêm phổi do nguyên nhân virus, tất cả cùng chẩn đoán là viêm phổi virus/ truyền
nhiễm phần phổi. Uỷ ban Sức khoẻ Vệ sinh Nhà nước Trung Quốc nhận định đây là
bệnh truyền nhiễm loại B, chiếu theo quản lí loại A [12].
1.1.2. Sự bùng phát dịch bệnh COVID-19
Ngày 31/12/2019, giới chức y tế Trung Quốc báo cáo với văn phòng
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Trung Quốc về việc phát hiện một chủng virus mới
chưa từng biết tới, gây ra căn bệnh giống như viêm phổi ở thành phố Vũ Hán,
tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Chỉ hai tuần sau khi báo cáo những ca bệnh đầu tiên, các
nhà khoa học Trung Quốc đã xác định được chủng virus mới này có mức độ
giống > 70% với SARS- CoV và giống > 95% với coronavirus ở dơi. Các ca bệnh xuất

10


hiện đầu tiên xuất hiện ở chợ hải sản Hoa Nam và nhanh chóng lây lan ra xung quanh
theo cấp số nhân; tuy nhiên, một số trường hợp nhiễm bệnh không tiếp xúc trực tiếp

với chợ hải sản Hoa Nam, cho thấy rằng đã có việc lây truyền từ người sang người. Để
ngăn chặn việc lây truyền bệnh dịch, thành phố Vũ Hán đã quyết định phong toả toàn
thành phố ngay sau đó. Nhưng do sự di cư ồ ạt của người dân Trung Quốc nhân dịp
đầu năm mới đã làm cho dịch bệnh nhanh chóng vượt qua địa phận thành phố này sang
các thành phố khác của tỉnh Hồ Bắc [13]. Trước tình hình đó, ngày 30/1/2020
WHO quyết định tuyên bố dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus
corona gây ra (sau này dịch bệnh được đặt tên chính thức là dịch COVID-19) là “ vấn
đề y tế khẩn cấp toàn cầu’’ [14]. Ngày 11/3/2020, tổng giám đốc của WHO, tiến sĩ
Tedros Adhanom Ghebreyesus đã tuyên bố COVID-19 là đại dịch toàn cầu trước bối
cảnh số ca nhiễm trên toàn thế giới đã vượt mốc 126.000 ca nhiễm và dịch đã lan ra
123 quốc gia và vùng lãnh thổ [15][9].
1.2.

Dịch tễ học

Trong đợt bùng phát dịch vào cuối năm 2019 tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc,
Trung Quốc, các nhà khoa học nghi ngờ nguồn lây bệnh xuất phát từ chợ buôn bán hải
sản Hoa Nam, nơi nhiều loài động vật sống khác nhau được tập trung trong lồng, tạo
cơ hội cho quá trình lây truyền virus. Tuy nhiên, có nhiều bằng chứng hiện nay cho
thấy chợ này không phải nguồn gốc của đợt bùng phát dịch. Mặc dù các mẫu lấy ở môi
trường tại khu chợ nơi bán động vật hoang dã đều dương tính với SARS – CoV – 2,
nhưng các mẫu mơ động vật ở chợ âm tính với virus này [16].
Vào cuối tháng 12 năm 2019, Uỷ ban Y tế thành phố Vũ Hán báo cáo cho
WHO có 41 trường hợp “ viêm phổi không rõ nguyên nhân”. Vào ngày 8 tháng 1 năm
2020, mầm bệnh đã được xác định và sự lây truyền từ người sang người được báo cáo
ngay sau đó. Số ca tích luỹ ở Vũ Hán sau đó tăng lên gấp đơi sau từ 2,3 – 3,3 ngày
[17]. Vào ngày 18 tháng 1 năm 2020, số ca tích luỹ đã tăng lên gần 4000 ca [9]. Từ 14
đến 22 tháng 1 năm 2020, các trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên được xác nhận bên
ngoài Trung Quốc bao gồm 3 phụ nữ và 1 đàn ông ở Thái Lan, 1 đàn ông ở Nhật Bản,
1 phụ nữ ở Hàn Quốc, 1 phụ nữ ở Đài Loan, 1 đàn ông ở Hồng Kông,

1 phụ nữ ở Ma Cao và 1 đàn ơng ở Hoa Kì. Ngày 26 tháng 2 năm 2020, WHO báo cáo
rằng các trường hợp mắc mới ở Trung Quốc đã giảm nhưng đột ngột tăng mạnh ở Ý,

11


Iran và Hàn Quốc. Và lần đầu tiên, số trường hợp mắc mới bên ngoài Trung Quốc đã
vượt quá số trường hợp mắc mới ở Trung Quốc [18].
Vào ngày 11 tháng 3 năm 2020, khi quá trình lây lan trong cộng đồng đang diễn ra
ở nhiều nơi trên khắp thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới ( WHO ) đã tuyên bố COVID-19
là đại dịch toàn cầu [15]. Sau đó, dịch bệnh ở Trung Quốc dần lắng xuống và dịch bệnh
tại các nước Tây Âu, chủ yếu là Ý, Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Hoa Kì đã trở thành
những điểm nóng mới. Đến nay, dịch đã lan rộng ra 223 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tính đến ngày 24/9/2021, số ca nhiễm trên toàn thế giới là 229.858.719 ca, trong đó có
4.713.543 ca tử vong.
Tại Việt Nam ghi nhận trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên vào ngày 23 tháng 1 năm
2020. Ca nhiễm đầu tiên là một người đàn ông Trung Quốc 61 tuổi nhập cảnh vào
thành phố Hồ Chí Minh từ Vũ Hán ngày 13 tháng 1 năm 2020 để gặp con trai.
Tính cho đến ngày 24/9/2021, số ca nhiễm tại Việt Nam là 736.972 ca, trong đó có
18.220 ca tử vong [9]. Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, ngày 24 tháng 2
năm 2021 lô vaccine đầu tiên được nhập về Việt Nam bao gồm 117.600 liều của hãng
AstraZenenca. Cho đến ngày 24 tháng 9 năm 2021, Việt Nam đã triển khai tiêm được
36.793.910 liều vaccine, trong đó tiêm mũi 1 là 29.534.498 liều, tiêm mũi 2 là
7.259.412 liều.
1.3.

Cơ chế bệnh sinh

Bề mặt của virus SARS – CoV – 2 được bao phủ bởi một số lượng lớn các protein
gai (protein S), những protein này giúp cho virus xâm nhập vào tế bào vật chủ. Mỗi

protein gai gồm 2 tiểu đơn vị S1 và S2. Tiểu đơn vị S1 ở đầu gai chứa miền gắn kết thụ
thể (RBD) gắn kết với men chuyển angiotensin 2 (ACE2) trên tế bào biểu mô đường
hô hấp của người. Tiểu đơn vị S2, nằm trên cuống gai làm trung gian cho hợp nhất
màng tế bào vật chủ và virus cần thiết cho sự xâm nhập của virus [19]. Protease serine
xuyên màng 2 (TMPRSS2 -1) chịu trách nhiệm phân cắt 2 tiểu đơn vị S1 và S2 giúp
cho quá trình hợp nhất của virus với màng tế bào vật chủ diễn ra [20].
Men chuyển angiotensin 2 (ACE2) được xác định lần đầu tiên vào năm 2000.
ACE2 phân bố rộng rãi trong các cơ quan khác nhau của con người (niêm mạc miệng
và mũi, vòm họng, phổi, dạ dày, ruột non, ruột kết) , da, hạch bạch huyết, tuyến ức, tủy
xương, lá lách, gan, thận và não). Phát hiện đáng chú ý nhất là sự biểu hiện bề mặt của

12


protein ACE2 trên tế bào biểu mô phế nang phổi và tế bào ruột của ruột non. Hơn nữa,
ACE2 hiện diện trong các tế bào nội mô động mạch và tĩnh mạch và các tế bào cơ trơn
động mạch ở tất cả các cơ quan được nghiên cứu [21]. Sự phân bố rộng rãi của các thụ
thể ACE2 khắp cơ thể có thể giải thích sự ảnh hưởng đến đa cơ quan trong COVID-19.
ACE2 điều chỉnh hệ thống renin-angiotensin bằng cách xúc tác quá trình thuỷ phân
octapeptide angiotensin 2 (Ang II, chất co mạch ) thành heptapeptide angiotensin 1-7
(Ang 1-7, chất giãn mạch ). Ang 1-7 cũng đối kháng. Ang 1-7 cũng đối kháng tác dụng
kích thích của Ang II với quá trình sản xuất ra các cytokine tiền viêm như IL-6.
ACE2 đã được chứng minh là có chức năng bảo vệ ở phổi, tim mạch và các cơ quan
khác. Hậu quả của việc suy giảm ACE2 sau khi nhiễm tế bào ở vật chủ để lại kích thích
tiền viêm của Ang II và hậu quả là tổn thương phổi và các cơ quan khác không được
giải quyết [22].
Nhiễm vi-rút nội mô dẫn đến tổn thương tế bào nội mô, kích hoạt giải phóng các
cytokine tiền viêm và rối loạn chức năng vi tuần hoàn ở phổi, tim và gan. Ngồi ra cịn
gây nên tình trạng tăng đơng máu dẫn đến hình thành huyết khối vi mạch. Khi xảy ra ở
phổi, huyết khối vi mạch có thể làm suy giảm quá trình trao đổi oxy; khi xảy ra trong

các tĩnh mạch, nó có thể dẫn đến huyết khối tĩnh mạch sâu và thuyên tắc phổi và trong
động mạch, đột quỵ do thiếu máu não cục bộ, thiếu máu cục bộ ở chi và nhồi máu cơ
tim [23].
1.4.

Triệu chứng lâm sàng

-

Thời gian ủ bệnh: từ 2-14 ngày, trung bình từ 5-7 ngày

-

Khởi phát: triệu chứng hay gặp là sốt, ho khan, mệt mỏi và đau cơ. Một số trường
hợp đau họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau đầu, ho có đờm, nơn và tiêu chảy.
Một số trường hợp có biểu hiện rối loạn khứu giác hoặc tê lưỡi.

-

Diễn biến:

+ Hầu hết người bệnh ( khoảng hơn 80 % ) chỉ sốt nhẹ, ho, mệt mỏi, không bị
viêm phổi và thường tự hồi phục sau khoảng 1 tuần.
+ Khoảng 20% số ca bệnh diễn biến nặng như viêm phổi, viêm phổi nặng cần
nhập viện, khoảng 5% cần điều trị tại các đơn vị hồi sức tích cực với các biểu hiện
suy hơ hấp cấp ( thở nhanh, khó thở, tím tái,…), hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển

13



(ARDS) , sốc nhiễm trùng, suy chức năng các cơ quan bao gồm tổn thương thận và tổn
thương tim, dẫn đến tử vong.
+ Thời gian trung bình từ khi có triệu chứng ban đầu tới khi diễn biến nặng
thường khoảng 7-8 ngày.
+ Tử vong xảy ra nhiều hơn ở người cao tuổi, người suy giảm miễn dịch và mắc
các bệnh mạn tính kèm theo. Ở người lớn, các yếu tố tiên lượng tăng nguy cơ tử vong
là tuổi cao, điểm suy đa tạng SOFA cao khi nhập viện và nồng độ D-dimer > 1ug/L.
-

Thời kỳ hồi phục:

+ Sau giai đoạn tồn phát 7-10 ngày, nếu khơng có ARDS người bệnh sẽ hết sốt
các dấu hiệu lâm sàng dần trở lại bình thường và khỏi bệnh.
-

Chưa có bằng chứng về các biểu hiện lâm sàng khác biệt của COVID-19 ở phụ nữ
mang thai.

-

Ở trẻ em, các biểu hiện lâm sàng đa số nhẹ hơn ở người lớn, hoặc khơng có
triệu chứng. Các dấu hiệu thường gặp ở trẻ em là sốt và ho, hoặc các biểu hiện
viêm phổi. Tỉ lệ bệnh nặng, nguy kịch ít gặp hơn ở người lớn. Tuy nhiên một số trẻ
mắc COVID-19 có tổn thương viêm đa cơ quan giống bệnh Kawasaski: sốt; ban đỏ
hoặc xung huyết giác mạc, hoặc phù nề niêm mạc miệng, bàn tay, chân; suy tuần
hoàn; các biểu hiện tổn thương chức năng tim và tăng men tim; rối loạn tiêu hoá;
rối loạn đông máu và tăng các chỉ số viêm cấp.

1.5.


Xét nghiệm cận lâm sàng

Các xét nghiệm huyết học, sinh hoá máu thay đổi không đặc hiệu:
-

Số lượng bạch cầu trong máu có thể bình thường hoặc giảm; số lượng bạch cầu
lympho thường giảm, đặc biệt nhóm diễn biến nặng.

-

Protein C phản ứng (CRP) bình thường hoặc tăng, procalcitonin (PCT) thường bình
thường. Một số trường hợp có thể tăng nhẹ ALT, AST, CK, LDH.

-

Hiện nay xét nghiệm RT-PCR hoặc giải trình tự gen từ các mẫu bệnh phẩm được
coi là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán nhiễm SARS – CoV – 2.

-

Ở giai đoạn sớm hoặc chỉ viêm đường hô hấp trên, hình ảnh X-quang bình thường.

14


-

Khi có viêm phổi, tổn thương thường ở hai bên với dấu hiệu viêm phổi kẽ hoặc đám
mờ (hoặc kính mờ) lan toả, ở ngoại vi hay thuỳ dưới. Tổn thương có thể tiến triển
nhanh trong ARDS. Ít khi gặp dấu hiệu tạo hang hay tràn dịch, tràn khí màng phổi.


1.6.

Phân loại các thể lâm sàng

Viêm đường hô hấp cấp tính do SARS – CoV – 2 có thể biểu hiện các thể bệnh trên
lâm sàng như sau:
-

Không triệu chứng:

Người ngiễm SARS – CoV – 2 được khẳng định bằng xét nghiệm RT- PCR
dương tính nhưng khơng có triệu chứng lâm sàng.
-

Viêm đường hơ hấp trên

Người bệnh có các triệu chứng không đặc hiệu như sốt, ho khan, đau họng,
nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ. Người cao tuổi hoặc người suy giảm
miễn dịch có thể có các triệu chứng khơng điển hình.
-

Viêm phổi nhẹ

o Người lớn và trẻ lớn: bị viêm phổi và khơng có dấu hiệu viêm phổi nặng.
o Trẻ nhỏ: trẻ có ho hoặc khó thở và thở nhanh. Thở nhanh được xác định khi
nhịp thở ≥60 lần/ phút ở trẻ dưới 2 tháng ≥ 50 lần/ phút ở trẻ từ 2-11 tháng;
≥ 40 lần/ phút ở trẻ từ 1-5 tuổi ) và khơng có các dấu hiệu của viêm phổi nặng.
o X-quang phổi thấy hình ảnh viêm phổi kẽ
-


Viêm phổi nặng

o Người lớn và trẻ lớn: sốt hoặc nghi ngờ nhiễm trùng hô hấp, kèm theo bất kỳ
một dấu hiệu sau: nhịp thở > 30 lần/ phút, khó thở nặng, hoặc SpO2 ≤ 93% khi thở
khí phịng.
o Trẻ nhỏ: ho hoặc khó thở, và có ít nhất một trong các dấu hiệu sau đây: tím tái
hoặc SpO2 < 90%; suy hơ hấp nặng (thở rên, rút lõm lồng ngực);
+ Hoặc trẻ được chẩn đoán viêm phổi và có bất kỳ dấu hiệu nặng sau: khơng thể
uống/ bú được; rối loạn ý thức (li bì hoặc hơn mê); co giật. Có thể có các dấu hiệu khác

15


của viêm phổi như rút lõm lồng ngực, thở nhanh (tần số thở/ phút như trên). Chẩn đoán
dựa vào lâm sàng, chụp X- quang phổi để xác định các biến chứng.
-

Hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển ( ARDS )

o Khởi phát: các triệu chứng hô hấp mới hoặc xấu đi trong vịng một tuần kể từ
khi có các triệu chứng lâm sàng.
o X-quang, CT scan hoặc siêu âm phổi: hình ảnh mờ hai phế trường mà khơng
phải do tràn dịch màng phổi, xẹp thuỳ phổi hoặc các nốt ở phổi.
o Nguồn gốc của phù phổi không phải do suy tim hoặc quá tải dịch. Cần đánh giá
khách quan (siêu âm tim) để loại trừ phù phổi do áp lực thuỷ tĩnh nếu không thấy các
yếu tố nguy cơ.
o Thiếu oxy máu ở người lớn: phân loại dựa vào chỉ số PaO2/ FiO2 (P/F) và
SpO2/FiO2 (S/F) khi khơng có kết quả PaO2:
+ ARDS nhẹ: 200 mmHg < P/F ≤ 300 mmHg với PEEP hoặc CPAP ≥ 5cm

H2O.
+ ARDS vừa:100mmHg < P/F ≤ 200mmHg với PEEP ≥ 5cmH2O.
+ ARDS nặng: P/F ≤ 100 mmHg với PEEP ≥ 5cm H2O.
+ Khi khơng có PaO2: S/F ≤ 315 gợi ý ARDS (kể cả những người bệnh không
thở máu).
o Thiếu oxy máu ở trẻ em: phân loại dựa vào các chỉ số OI hoặc OSI cho người
bệnh thở máy xâm nhập, và PaO2/FiO2 hay SpO2/FiO2 cho thở CPAP hay thở máy
không xâm nhập (NIV):
+ NIV BiLevel hoặc CPAP ≥ 5cm H2O qua mặt nạ: PaO2/FiO2 ≥ 300 mmHg
hoặc SpO2/FiO2 ≤ 264
+ ARDS nhẹ (thở máy xâm nhập): 4 ≤ OI < 8 hoặc 5 ≤ OSI < 7,5
+ ARDS vừa (thở máy xâm nhập): 8 ≤ OI < 16 hoặc 7,5 ≤ OSI < 12,3
+ ARDS nặng (thở máy xâm nhập): OI ≥16 hoặc OSI ≥12,3
-

Nhiễm trùng huyết
o Người lớn: có dấu hiệu rối loạn chức năng các cơ quan

16


+ Thay đổi ý thức: ngủ gà, lơ mơ, hôn mê
+ Khó thở hoặc thở nhanh, độ bão hồ oxy thấp
+ Nhịp tim nhanh, mạch bắt yếu, chi lạnh, hoặc hạ huyết áp, da nổi vân tím
+ Thiểu niệu hoặc vơ niệu
+ Xét nghiệm có rối loạn đơng máu, giảm tiểu cầu, nhiễm toan, tăng lactat, tăng
bilirubin…
o Trẻ em: khi nghi ngờ hoặc khẳng định do nhiễm trùng và có ít nhất 2 tiêu chuẩn
của hội chứng đáp ứng viêm hệ thống (SIRS) và một trong số đó phải là thay đổi thân
nhiệt hoặc số lượng bạch cầu bất thường.

-

Sốc nhiễm trùng

o Người lớn: hạ huyết áp kéo dài mặc dù đã hồi sức dịch, phải sử dụng thuốc vận
mạch để duy trì huyết áp động mạch trung bình (MAP) ≥ 65 mmHg và nồng độ
lactat huyết thanh > 2 mmol/L.
o Trẻ em: sốc nhiễm trùng xác định khi có:
+ Bất kỳ tình trạng hạ huyết áp nào: khi huyết áp tâm thu < 5 bách phân vị hoặc
> 2SD dưới ngưỡng bình thường theo lứa tuổi, hoặc (trẻ < 1 tuổi: < 70 mmHg; trẻ từ 110 tuổi: < 70 + 2 x tuổi; trẻ > 10 tuổi: < 90 mmHg).
+ Hoặc có bất kỳ 2-3 dấu hiệu sau: thay đổi ý thức, nhịp tim nhanh hoặc chậm
(< 90 nhịp/ phút hoặc > 160 nhịp/ phút ở trẻ nhũ nhi, và < 70 nhịp/ phút
hoặc > 150 nhịp/ phút ở trẻ nhỏ); thời gian làm đầy mao mạch kéo dài (> 2 giây); hoặc
giãn mạch ấm/ mạch nẩy; thở nhanh; da nổi vân tím hoặc có chấm xuất huyết hoặc ban
xuất huyết; tăng nồng độ lactat; thiểu niệu; tăng hoặc hạ thân nhiệt.
-

Hội chứng viêm hệ thống liên quan tới COVID -19 ở trẻ em

Chẩn đốn khi có các tiêu chuẩn sau: Trẻ 0-19 tuổi có sốt ≥ 3 ngày và có 2 trong
các dấu hiệu sau:
1) Ban đỏ hoặc xung huyết giác mạc hoặc phù nề niêm mạc miệng, bàn tay,
bàn chân;
2) Hạ huyết áp hoặc sốc;

17


3) Suy giảm chức năng tim, tổn thương màng tim, viêm màng ngoài tim,
bất thường mạch vành xác định qua siêu âm, tăng proBNP, Troponin;

4) Rối loạn đông máu (PT, APTT, D-dimer cao); Rối loạn tiêu hố cấp tính
(ỉa chảy, đau bụng, nơn)
Và có tăng các markers viêm (CRP, máu lắng, procalcitonin)
Và khơng có các căn ngun nhiễm trùng khác
Và có bằng chứng của nhiễm virus SARS – CoV – 2 hoặc tiếp xúc gần với
người mắc COVID-19
1.7.

Chẩn đoán xác định

Là ca bệnh có biểu hiện lâm sàng nêu trên và có xét nghiệm RT-PCR dương tính
với SARS – CoV – 2.

18


CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu (ĐTNC) là bệnh nhân đang điều trị bệnh COVID-19
xác định nhiễm virus SARS – CoV – 2 tại bệnh viện dã chiến trường Cao đẳng Cộng
đồng tỉnh Đồng Tháp thuộc tầng 1 trong mơ hình tháp 3 tầng của Việt Nam.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
-

Bệnh nhân đang điều trị bệnh COVID-19 tại bệnh viện dã chiến tại
trường Cao đẳng Cộng đồng tỉnh Đồng Tháp trong khoảng thời gian từ 19/8/2021

đến ngày 14/9/2021

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ

2.2.

2.3.

-

Đối tượng không đủ tiêu chuẩn trên

-

Đối tượng vắng mặt tại thời điểm điều tra

-

Đối tượng từ chối tham gia nghiên cứu

Địa điểm và thời gian nghiên cứu
-

Địa điểm nghiên cứu: bệnh viện dã chiến tại trường Cao đẳng Cộng đồng
Đồng Tháp tại thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.

-

Thời gian nghiên cứu: ngày 19/8/2021 đến ngày 14/9/2021


-

Thời gian thu thập số liệu: 19/8/2021 đến ngày 14/9/2021

Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu
- Chúng tôi đã thu thập được thông tin từ 240 bệnh nhân tại bệnh viện dã chiến tại
trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp.
2.3.3. Các chỉ số và biến số nghiên cứu

19


Bảng 2.1. Một số biến số nghiên cứu

Số
thứ
tự

Biến số

Định nghĩa

Phân loại
biến

Phương
pháp thu

thập

Một số đặc điểm chung
1

Họ và tên

Họ và tên đầy đủ của
bệnh nhân

Định tính

Phỏng vấn

2

Tuổi

Tuổi tính theo năm
dương lịch

Định lượng

Phỏng vấn

3

Giới tính

Giới tính theo căn cước


Định tính

Phỏng vấn

Định tính

Nghiên cứu

công dân
4

Mã bệnh án

Mã bệnh án trong hồ sơ

tài liệu
5

Địa chỉ

6

7

Nơi sinh sống

Định tính

Phỏng vấn


Thơng tin liên Số điện thoại của bệnh
hệ
nhân và người nhà

Định lượng

Phỏng vấn

Ngày vào

Ngày bệnh nhân đến

Định lượng

Phỏng vấn

viện

khám và điều trị
Thông tin về dịch tễ người bệnh

8

Sinh sống tại
vùng dịch

Bệnh nhân có sinh sống
tại vùng dịch hay
khơng? Thời gian lưu trú

tại đó là bao lâu ?

20

Định tính

Phỏng vấn


9

10

11

Gia đình có

Gia đình có người nhiễm Định tính

người nhiễm

bệnh hay không ? Thời

bệnh

gian từ khi mắc đến khi
nhập viện là bao lâu

Gia đình có


Gia đình có người có

người có
nguy cơ cao

nguy cơ cao ( F1,F2,F3)
khơng ?

Tình trạng khi Thời gian tiếp xúc, số
tiếp xúc
lần tiếp xúc, tình trạng
đeo khẩu trang khi tiếp

Phỏng vấn

Định tính

Phỏng vấn

Định tính

Phỏng vấn

Định tính

Phỏng vấn

xúc, tình trạng sát khuẩn
tay trước sau khi tiếp
xúc.

12

Tình trạng

Loại vaccin đã tiêm, số

tiêm chủng
vaccin

lần tiêm vaccin

Kiến thức của người bệnh
13

14

Kiến thức về

Kiến thức về dịch bệnh

dịch bệnh
COVID-19

COVID-19 được tìm
hiểu qua phương tiện

tại địa
phương

thông tin nào ?


Kiến thức về

Kiến thức về con đường

nguồn lây của lây truyền dịch bệnh
dịch bệnh
COVID-19

COVID-19 của người
bệnh ?

21

Định tính

Phỏng vấn

Định tính

Phỏng vấn


15

16

Kiến thức về

Kiến thức về tác hại dịch Định tính


tác hại của

bệnh COVID gây ra cho

dịch bệnh
COVID-19

người bệnh ?

Mức độ áp

Mức độ áp dụng các

Định tính

Phỏng vấn

Phỏng vấn

dụng các biện biện pháp phịng chống
pháp phịng
dịch bệnh COVID tại
chống
COVID-19

nhà và ngồi cộng đồng

Triệu chứng và kết quả điều trị
17


Triệu chứng
lâm sàng

Các triệu chứng như sốt,
ho, khó thở, ngạt mũi,
rối loạn vị giác, rối loạn
khứu giác

Định tính

Phỏng vấn

18

Triệu chứng
cận lâm sàng

Chỉ số CT trong xét
nghiệm RT-PCR

Định tính

Phỏng vấn

19

Kết quả

Kết quả điều trị của

người bệnh nhiễm

Định tính

Phỏng vấn

SARS- CoV- 2
2.4.

Cơng cụ nghiên cứu

Bộ câu hỏi tự điền ( Phụ lục 1 )
2.5.

Phương pháp nghiên cứu

Liên hệ và thu thập thông tin hàng ngày của bệnh nhân tại bệnh viện dã chiến
trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp đã đáp ứng tiêu chí chọn đối tượng (từ ngày
19/8/2021 đến ngày 14/9/2021) rồi điền vào bộ câu hỏi mẫu.

22


2.6.

Phương pháp phân tích số liệu

Thơng tin được làm sạch và mã hoá. Số liệu được nhập liệu bằng phần mềm
Epidata 3.1.
Phân tích số liệu bằng phần mềm thống kê STATA. Cả thống kê mô tả và thống kê

suy luận được thực hiện.
Thống kê mô tả các biến định lượng bao gồm trung bình, trung vị và độ lệch chuẩn,
thống kê mơ tả các biến định tính bao gồm tỉ lệ phần trăm.
Thống kê suy luận cho biến định lượng được sử dụng để so sánh sự khác biệt giữa
các nhóm. Mức ý nghĩa thống kê p<0,05 được sử dụng trong thống kê suy luận.
2.7.

Các sai số và cách khắc phục

Việc thu thập thông tin chủ yếu qua liên lạc bằng điện thoại và thăm khám bệnh nhân
trực tiếp nên có thể gặp phải sai số bởi các nguyên nhân:
-

Đối tượng nghiên cứu khơng nhiệt tình tham gia nên có thể trả lời sai sự thật

-

Sai số nhớ lại

-

Sai số trong quá trình nhập liệu

Các biện pháp khắc phục sai số:
-

Đối với các sai số trong quá trình điều tra, biện pháp hạn chế sai số được áp dụng:
xin ý kiến chuyên gia, chuẩn hoá bộ câu hỏi, cố gắng khai thác thơng tin một cách
đầy đủ, chính xác.


-

Đối với các sai số trong quá trình nhập liệu, bộ số liệu được nhập lại 10% số phiếu
nhằm kiểm tra thông tin một cách kĩ lưỡng nhất, hạn chế sai số một cách tối đa.

2.8.

Đạo đức trong nghiên cứu

-

Nghiên cứu có sự đồng ý của cơ sở nghiên cứu và sự tham gia tự nguyện của đối
tượng nghiên cứu.

-

Trước khi tham gia, đối tượng nghiên cứu được cung cấp rõ ràng, đầy đủ thông tin
liên quan đến mục tiêu và nội dung nghiên cứu.

-

Đối tượng nghiên cứu có quyền từ chối hoặc rút khỏi nghiên cứu bất cứ lúc nào.

23


×