Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Luận văn các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đổi mới công nghệ của các loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.37 MB, 109 trang )

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ..............................................................................................................
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................................
DANH MỤC HÌNH VẼ ...............................................................................................
DANH MỤC BẢNG, BIỂU .........................................................................................
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .......................................................... 1
1.1 Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1
1.2 Tình hình nghiên cứu .......................................................................................... 3
1.3 Mục tiêu của đề tài............................................................................................. 10
1.4 Đối tƣợng nghiên cứu ....................................................................................... 10
1.5 Phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................ 11
1.6 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài............................................................................... 11
1.7 Cấu trúc đề tài ................................................................................................... 11
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .................. 13
2.1 Tổng quan về các loại hình doanh nghiệp ......................................................... 13
2.2 Tổng quan về DNNVV ..................................................................................... 15
2.2.1

Khái niệm và phân loại DNNVV ......................................................... 15

2.2.2

Đặc điểm và thực trạng DNNVV ở Việt Nam...................................... 19

2.3 Tổng quan về ĐMCN DNNVV ........................................................................ 20
2.3.1

Khái niệm ĐMCN ................................................................................ 20

2.3.2



Đặc điểm đối mới công nghệ DNNVV ................................................ 22

2.3.3

Sự cần thiết của ĐMCN DNNVV ........................................................ 23

2.4 Tổng quan tài liệu tham khảo ............................................................................ 23
2.4.1

Tổng quan tài liệu trong nƣớc .............................................................. 23

2.4.2

Tồng quan tài liệu nƣớc ngồi .............................................................. 29

2.5 Khung phân tích và mơ hình lý thuyết ............................................................. 33


CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................... 37
3.1 Quy trình nghiên cứu ........................................................................................ 37
3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................. 39
3.2.1

Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................... 39

3.2.2

Mơ hình nghiên cứu định lƣợng ........................................................... 45


CHƢƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................... 51
4.1 Thống kê mô tả ................................................................................................. 51
4.1.1

Tƣơng quan giữa loại hình doanh nghiệp hộ gia đình và khả năng

ĐMCN……… ........................................................................................................... 51
4.1.2

Tƣơng quan giữa loại hình doanh nghiệp Cơng ty cổ phần khơng có vốn

đầu tƣ nhà nƣớc và khả năng ĐMCN ........................................................................ 51
4.1.3

Tƣơng quan giữa loại hình doanh nghiệp Cơng ty TNHH và khả năng

ĐMCN............. .......................................................................................................... 52
4.1.4

Tƣơng quan loại hình doanh nghiệp là DNTN và khả năng đổi mới công

nghiệp……….. .......................................................................................................... 53
4.1.5

Tƣơng quan giữa tỷ lệ thời gian hoạt động của máy móc từ 3-5 năm với

khả năng ĐMCN ....................................................................................................... 53
4.1.6

Tƣơng quan giữa tỷ lệ thời gian hoạt động của máy móc từ 6 đến 10


năm với khả năng ĐMCN.......................................................................................... 54
4.1.7

Tƣơng quan giữa tỷ lệ thời gian hoạt động của máy móc từ 11 đến 20

năm với khả năng ĐMCN.......................................................................................... 54
4.1.8

Tƣơng quan giữa áp lực cạnh tranh với khả năng đối mới công nghệ .. 55

4.1.9

Tƣơng quan giữa hỗ trợ tài chính từ chính phủ với khả năng đối mới

cơng nghệ ………...................................................................................................... 56
4.1.10 Tƣơng quan giữa doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực thực phẩm và đồ
uống với khả năng ĐMCN ........................................................................................ 57
4.1.11. Tƣơng quan giữa doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực gỗ với khả năng
ĐMCN ……….. ........................................................................................................ 58


4.1.12 Tƣơng quan giữa thời gian hoạt động của doanh nghiệp với khả năng
ĐMCN ……….. ........................................................................................................ 59
4.2 Phân tích hồi quy ............................................................................................ 60
4.2.1

Ma trận hệ số tƣơng quan và kiểm định mối quan hệ giữa các biến .... 60

4.2.2


Kết quả mơ hình hồi quy ...................................................................... 62

CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................... 72
5.1 Thảo luận kết quả nghiên cứu ........................................................................... 72
5.1.1

Loại hình doanh nghiệp........................................................................ 72

5.1.2

Áp lực cạnh tranh từ thị trƣờng ............................................................ 76

5.1.3

Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp ................................................. 78

5.1.4

Thời gian hoạt động của máy móc ....................................................... 80

5.2 Gợi ý chính sách ............................................................................................... 80
5.3 Hạn chế nghiên cứu và hƣớng nghiên cứu tiếp theo ......................................... 83
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 87


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CIEM: Viện quản lý Kinh tế Trung ƣơng

DNNVV: Doanh nghiệp nhỏ và vừa
DNTN: Doanh nghiệp tƣ nhân
DoE: Khoa Kinh tế
ĐMCN: Đổi mới công nghệ
ILSSA: Viện Khoa học Lao động và Xã hội
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
UNU-WIDER: Đơn vị nghiên cứu của trƣờng Đại học Liên hợp quốc


DANH MỤC HÌNH VẼ
STT

Số hiệu

Nội dung

1

Hình 2.1 Mơ hình cơng nghệ - tổ chức – mơi trƣờng

2

Hình 2.2

3

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu

Mơ hình lý thuyết các yếu tố ảnh hƣởng đến
ĐMCN


Trang
34
35
37


DANH MỤC BẢNG, BIỂU
STT

Số hiệu

Nội dung

1

Bảng 2.1

2

Bảng 2.2

3

Bảng 2.3

4

Bảng 2.4


5

Bảng 2.5

6

Bảng 3.1

7

Bảng 3.2

8

Bảng 3.3

Thống kê các biến đƣợc sử dụng

43

9

Bảng 3.4

Khai báo các biến trong mơ hình

47

10


Bảng 4.1

Định nghĩa DNNVV theo tiêu chuẩn của Liên minh
châu Âu
Định nghĩa DNNVV theo tiêu chuẩn của Ngân hàng
Thế giới
Tiêu chí định tính phân biệt DNNVV với cơng ty lớn
Tiêu chí xác định DNNVV trong lĩnh vực nông nghiệp,
lâm nghiệp và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng
Tiêu chí xác định DNNVV trong lĩnh vực thƣơng mại,
dịch vụ
Thực trạng thực hiện ĐMCN của DNNVV ở Việt Nam
năm 2013 và 2015
Thực trạng thực hiện ĐMCN của DNNVV ở Việt Nam
phân theo loại hình doanh nghiệp năm 2013 và 2015

Tƣơng quan giữa loại hình doanh nghiệp hộ gia đình và
khả năng ĐMCN

Trang
15

16
16
18

18

41


42

51

Tƣơng quan giữa loại hình doanh nghiệp Cơng ty cổ
11

Bảng 4.2

phần khơng có vốn đầu tƣ nhà nƣớc và khả năng

52

ĐMCN
12

Bảng 4.3

Tƣơng quan giữa loại hình doanh nghiệp Công ty
TNHH và khả năng ĐMCN

52


STT

Số hiệu

Nội dung


13

Bảng 4.4

Tƣơng quan giữa loại hình DNTN với khả năng ĐMCN

14

Bảng 4.5

15

Bảng 4.6

16

Bảng 4.7

17

Bảng 4.8

18

Bảng 4.9

19

Bảng 4.10


20

Bảng 4.11

21

Bảng 4.12

22

Bảng 4.13

Ma trận tƣơng quan các biến trong mơ hình nghiên cứu

60

23

Bảng 4.14

Kiểm định Pearson Chi-Square

61

24

Bảng 4.15

Lựa chọn mơ hình hồi quy thích hợp (N = 789)


62

25

Bảng 4.16

Mơ phỏng xác suất thực hiện ĐMCN (%)

69

Tƣơng quan giữa tỷ lệ thời gian hoạt động của máy móc
từ 3-5 năm với khả năng ĐMCN
Tƣơng quan giữa tỷ lệ thời gian hoạt động của máy móc
từ 6 đến 10 năm với khả năng ĐMCN
Tƣơng quan giữa tỷ lệ thời gian hoạt động của máy móc
từ 11 đến 20 năm với khả năng ĐMCN
Tƣơng quan giữa áp lực cạnh tranh với khả năng
ĐMCN
Tƣơng quan giữa hỗ trợ tài chính từ chính phủ với khả
năng ĐMCN
Tƣơng quan giữa doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực
thực phẩm và đồ uống với khả năng ĐMCN
Tƣơng quan giữa doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực gỗ
với khả năng ĐMCN
Tƣơng quan giữa thời gian hoạt động của doanh nghiệp
với khả năng ĐMCN

Trang
53
53


54

55

55

56

57

58

59



1

CHƢƠNG 1:
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do chọn đề tài
ĐMCN từ lâu đã trở thành yếu tố ƣu tiên hàng đầu và có ý nghĩa quyết định đến
sự thành bại của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trƣờng, sự phát triển thịnh vƣợng
của quốc gia. Hoạt động ĐMCN có sức lan tỏa rộng, bởi vì (1) xét từ góc độ Nhà
nƣớc trong việc quản lý ĐMCN sẽ góp phần hạn chế tác động tiêu cực của công nghệ
tới lợi ích xã hội, nâng cao năng lực nội sinh công nghệ quốc gia, (2) xét từ góc độ
Doanh nghiệp sẽ góp phần nâng cao năng lực cơng nghệ, năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp (Nguyễn Hữu Xuyên, 2013).
Trong bối cảnh tồn cầu hố và hội nhập kinh tế quốc tế nhƣ hiện nay, doanh

nghiệp sẽ là trung tâm của hoạt động khoa học và công nghệ, là nơi ứng dụng các kết
quả nghiên cứu của các nhà khoa học từ các viện nghiên cứu, trƣờng đại học (Tuấn
Hải, 2017). Theo số liệu thống kê của Hiệp hội DNNVV Việt Nam, cả nƣớc hiện có
hơn 600.000 doanh nghiệp, trong đó DNNVV chiếm đa số với tỉ lệ gần 98%.
DNNVV đóng vai trị quan trọng trong việc tạo cơng ăn việc làm, cải thiện thu nhập
cho ngƣời lao động và huy động nguồn lực cho phát triển kinh tế. Tuy nhiên, so với
mức trung bình của thế giới, phần lớn các doanh nghiệp này đang sử dụng công nghệ
lạc hậu hơn từ 2-3 thế hệ. Trong số đó có đến 76% máy móc, dây chuyền cơng nghệ
thuộc thế hệ những năm 60-70 của thế kỷ trƣớc, 75% số thiết bị đã hết khấu hao, 50%
thiết bị là đồ tân trang và chỉ có 20% sử dụng cơng nghệ cao (Tổng cục Thống kê,
2018). Chính vì thế phần lớn các doanh nghiệp của Việt Nam mới chỉ tham gia vào
khâu sản xuất giá trị thấp chứ chƣa tham gia sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng
cao. Số lƣợng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ
cũng rất ít. Nhìn chung DNNVV Việt Nam cịn ở trình độ cơng nghệ thấp hơn rất
nhiều so với các nƣớc khác trong khu vực ASEAN.


2

Công nghệ lạc hậu dẫn đến nhiều tác động tiêu cực, điển hình là năng suất lao
động thấp, tiêu hao nhiều nguyên vật liệu và năng lƣợng, ô nhiễm môi trƣờng và cuối
cùng là sản phẩm đƣa ra không thoả mãn nhu cầu thị trƣờng về cả giá cả và chất
lƣợng. Công nghệ lạc hậu khiến doanh thu và lợi nhuận trở nên khiêm tốn nên
DNNVV Việt Nam bị hạn chế về khả năng tiếp cận vốn, không đủ năng lực tài chính
để đầu tƣ cho hoạt động ĐMCN, trong khi yếu tố này đóng vai trị quyết định năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong dài hạn.
Phần lớn DNNVV đang gặp khó khăn trong phát triển các hoạt động nghiên cứu
và tiếp cận, ứng dụng công nghệ tiên tiến. Để có đƣợc nguồn tài chính đầu tƣ cho
hoạt động ĐMCN, hầu hết DNNVV đều thiên về giải pháp vay vốn từ các ngân hàng
thƣơng mại, tuy nhiên chỉ có khoảng 30% trong số này có thể nhận đƣợc khoản vay

vì những lý do nhƣ khả năng tài chính và kỹ năng quản lý kém, công nghệ lạc hậu, thị
trƣờng hạn chế. Các ngân hàng thƣơng mại cũng cho rằng, cho các DNNVV vay
thƣờng rủi ro cao, nên chỉ quan tâm đến các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhà
nƣớc. Do đó, DNNVV gặp nhiều khó khăn và hạn chế trong việc tiếp cận các khoản
vay ngân hàng để ĐMCN cũng nhƣ phát triển các sản phẩm mới, sản phẩm chủ lực.
Tuy nhiên, khơng phải DNNVV khơng có khả năng đầu tƣ ĐMCN. Bởi nếu biết
xây dựng chiến lƣợc kinh doanh hợp lý, thu hút đƣợc nguồn nhân lực có trình độ, tận
dụng đƣợc các nguồn lực hiện có và tiếp cận các chƣơng trình hỗ trợ ƣu đãi của Nhà
nƣớc, DNNVV vẫn hồn tồn có thể thực hiện hoạt động đầu tƣ cho ĐMCN để nâng
cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong vấn đề này, tầm nhìn của ngƣời
lãnh đạo doanh nghiệp đóng vai trị vơ vùng quan trọng. Lãnh đạo phải hiểu rõ và
nắm bắt đƣợc những yếu tố nào trong loại hình doanh nghiệp của mình có tác động
mạnh đến khả năng ĐMCN của doanh nghiệp, từ đó có những quyết định và chiến
lƣợc phù hợp để quá trình ĐMCN đƣợc diễn ra tốt nhất giúp nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong giai đoạn sắp tới cũng
nhƣ đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập.
Nhƣ vậy, ĐMCN đóng góp vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp trong
dài hạn (Garud và các cộng sự, 2013; Kammerlander và Ganter, 2015; Le Breton-


3

Miller và Miller, 2016; De Massis, và các cộng sự, 2018). Với các loại hình doanh
nghiệp khác nhau, khả năng quyết định ĐMCN sẽ khác nhau (Choi và các cộng s,
2012; Decker v Guănther, 2016, Manzaneque, 2018; Rau v cỏc cộng sự, 2018).
Chẳng hạn doanh nghiệp tƣ nhân có khả năng ĐMCN cao hơn so với các cơng ty gia
đình (Block, 2012; Werner và các cộng sự, 2018). Mặc dù các doanh nghiệp gia đình,
đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ với một chủ sở hữu đƣa ra quyết định đổi
mới nhanh hơn nhƣng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn so với những doanh nghiệp khơng
thuộc hình thức sở hữu gia đình (Chrisman và Patel, 2012) do những e ngại về tài

chính và rủi ro khi đầu tƣ công nghệ.
Nhƣ vậy, mặc dù vấn đề ĐMCN của DNNVV đã đƣợc rất nhiều học giả nghiên
cứu trong vài thập kỷ gần đây, tuy nhiên vẫn còn khoảng trống nghiên cứu chƣa tìm
thấy. Đó là có sự khác biệt về khả năng ĐMCN giữa các loại hình doanh nghiệp nhƣ
doanh nghiệp hộ gia đình, cơng ty TNHH hay doanh nghiệp tƣ nhân và đặc biệt trong
điều kiện Việt Nam những loại hình doanh nghiệp này chiếm quy mơ khá lớn và còn
hạn chế nhiều trong việc đầu tƣ ĐMCN (CIEM, 2015). Với những lý do đó, việc
nghiên cứu “Ảnh hưởng của các loại hình doanh nghiệp đến khả năng ĐMCN:
Trường hợp DNNVV Việt Nam” mang tính thời sự và cấp thiết. Nghiên cứu đƣợc kỳ
vọng sẽ đóng góp chính trên hai mặt gồm: (1) tổng hợp và bổ sung thêm cơ sở lý
thuyết mới về ĐMCN, và (2) chỉ ra sự khác biệt trong động cơ thực hiện TNXH của
các loại hình doanh nghiệp DNNVV Việt Nam.
1.2. Tình hình nghiên cứu
 Tình hình nghiên cứu ngồi nƣớc
Hiện nay, các nghiên cứu về áp dụng và đổi mới khoa học công nghệ cấp độ vi
mô thƣờng tập trung ở các nƣớc phát triển, đặc biệt là Hoa Kỳ (Dunne, 1994; Rose và
Joskow, 1988; Cohen và Levin, 1989), và còn hạn chế ở các nƣớc kém phát triển. Với
các quốc gia kém phát triển, các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định việc áp dụng công
nghệ sẽ khác nhau. Tuy nhiên vẫn chƣa có nhiều nghiên cứu về các yếu tố ảnh hƣởng
đến việc áp dụng công nghệ của các doanh nghiệp ở các nƣớc này, đặc biệt là những


4

yếu tố quyết định đến đổi mới và ứng dụng công nghệ của các doanh nghiệp nhỏ và
vừa (DNNVV) (Aghion và Howitt, 2005).
Có nhiều nghiên cứu xem xét hành vi ứng dụng công nghệ của các doanh
nghiệp nhƣ nghiên cứu của Scherer (1965), Kamien và Schwartz (1975), Loury
(1979), Fudenberg và Tirole (1985), Katz và Shapiro (1987). Kết quả nghiên cứu cho
thấy sự cạnh tranh trên thị trƣờng, sự sẵn có của các công nghệ mới, quy mô và lợi

nhuận doanh nghiệp đều đóng vai trị quan trọng trong việc giải thích quyết định áp
dụng cơng nghệ của doanh nghiệp. Peltz và Weiss (1984) cho rằng Mỹ đã áp dụng
chính sách hỗ trợ đổi mới cơng nghệ nhằm mục đích thúc đẩy đổi mới công nghệ của
các ngành công nghiệp công nghệ cao. Hình thức hỗ trợ đổi mới cơng nghệ là phát
triển chính sách giáo dục, đào tạo, hỗ trợ nghiên cứu, hỗ trợ công nghệ và quản lý, hỗ
trợ tài chính. Nghiên cứu cũng cho biết việc đánh giá hiệu quả chƣơng trình hỗ trợ là
rất khó, có thể do các nhân tố nhƣ (1) sự tổng hợp của nhiều chƣơng trình dƣới các
mục tiêu chính sách cố định, (2) chƣơng trình có mục tiêu rất chặt chẽ nhằm duy trì
sự quản lý chi phí và lợi nhuận, (3) đƣợc chấp nhận nhƣ mục tiêu chính cho sự phát
triển của một nền công nghiệp bản xứ đa dạng về công nghệ và dựa vào nhân công.
Một trong nghiên cứu điển hình về các hoạt động chuyển giao cơng nghệ của
các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc ở các nƣớc đang phát triển, Wang và
Blomström (1992) nhận định khi các doanh nghiệp đầu tƣ của nƣớc ngoài ở các nƣớc
này trở nên cạnh tranh hơn, các doanh nghiệp nƣớc ngoài thấy cần thiết để chuyển
giao cơng nghệ mới. Do đó, việc đầu tƣ vào việc học hoặc bắt chƣớc các doanh
nghiệp trong nƣớc góp phần thúc đẩy việc chuyển giao cơng nghệ mới của các cơng
ty đa quốc gia. Ngồi ra, khoảng cách công nghệ giữa các công ty trong nƣớc và các
cơng ty thành viên nƣớc ngồi càng nhỏ, tỷ lệ chuyển giao cơng nghệ càng cao.
Blomstrưm, Kokko, và Zejan (1994) sử dụng dữ liệu cấp độ ngành từ Mexico để
kiểm tra vai trò của cạnh tranh trong nƣớc đối với chuyển giao công nghệ của các chi
nhánh nƣớc ngồi. Họ thấy rằng mua cơng nghệ và tăng đầu tƣ của các công ty trong
nƣớc là một yếu tố quan trọng quyết định chuyển giao công nghệ của các công ty đa
quốc gia. Yahef và Montalvo (1994) nghiên cứu vai trị của các thành viên nhóm


5

công ty trong các thỏa thuận cấp phép công nghệ của các công ty Nhật Bản từ năm
1963 đến năm 1970, kết luận rằng các công ty trong các tập đồn có nhiều khả năng
mua cơng nghệ nƣớc ngồi hơn và các thỏa thuận công nghệ đƣợc ký kết tác động

tích cực đến việc mua sắm cơng nghệ của các công ty khác trong ngành. Glass và
Saggi (1998) giải quyết vấn đề về chất lƣợng công nghệ đƣợc chuyển giao bởi các
công ty đa quốc gia. Họ thấy rằng thu hẹp khoảng cách công nghệ giữa các công ty đa
quốc gia và các cơng ty trong nƣớc có xu hƣớng nâng cao chất lƣợng công nghệ do
các công ty đa quốc gia chuyển giao. Cả hai nghiên cứu này cho thấy sự tƣơng tác
giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc là một khía cạnh quan trọng của q trình
chuyển giao cơng nghệ.
Phân tích dữ liệu của cơng ty Ấn Độ từ năm 1989 đến năm 1993, Vishwasrao và
Bosshardt (2001) nhận thấy quyền sở hữu nƣớc ngồi, quy mơ doanh nghiệp và cấu
trúc thị trƣờng ảnh hƣởng đến khả năng áp dụng công nghệ mới của công ty. Thông
quan mô hình Tobit, Chang và Robin (2006) phân tích 20 ngành công nghiệp và sử
dụng thông tin của 27.754 doanh nghiệp đƣợc quan sát từ năm 1992 đến năm 1995,
nhận định rằng trong tất cả các ngành, nhập khẩu công nghệ phụ thuộc vào quy mô
doanh nghiệp. Siddharthan và Safarian (1997) sử dụng dữ liệu tổng hợp về các ngành
công nghiệp sản xuất Ấn Độ trong giai đoạn tự do hóa một phần (1987-1989) và thấy
rằng thời gian hoạt động của máy móc là một nhân tố ảnh hƣởng tích cực trong việc
nhập khẩu hàng hóa của những doanh nghiệp khơng có nƣớc ngồi tham gia cổ phần
hay mua cơng nghệ từ thị trƣờng. Tuy nhiên, Pandit và Siddharthan (1998) đã phát
hiện rằng thời gian hoạt động của máy móc lại tác động tiêu cực đến các cơ hội đổi
mới công nghệ của các doanh nghiệp trong nhiều ngành công nghiệp sản xuất Ấn Độ
trong cùng thời kỳ.
Gomez và Vargas (2009) điều tra các yếu tố ảnh hƣởng đến việc áp dụng nhiều
cơng nghệ quy trình mới trong sản xuất của 4590 DNNVV Tây Ban Nha. Nghiên cứu
tập trung vào hiệu quả của nguồn tài chính và khả năng ứng dụng công nghệ. Kết quả
cho thấy quy mô doanh nghiệp, tỷ lệ nợ trên tổng tài sản, tỷ lệ đầu tƣ cho hoạt động
nghiên cứu và phát triển, tỷ lệ tổng xuất khẩu, cơ cấu quyền sở hữu ảnh hƣởng tích


6


cực đến việc áp dụng nhiều cơng nghệ quy trình mới trong sản xuất của các doanh
nghiệp này. Theo Zhou và các cộng sự (2014), giai đoạn đầu của đổi mới công nghệ
là giai đoạn các công ty vừa và nhỏ đƣơng đầu với sự rủi ro rất lớn về tài chính, nhân
lực và cơ sở vật chất. Nghiên cứu về sự kết hợp của khả năng thị trƣờng và khả năng
duy trì sự đổi mới trong suốt giai đoạn đầu của sự đổi mới: (1) phát triển sự kết hợp
của đa dạng mơ tả và dự đốn các giai đoạn của việc đầu tƣ đổi mới, (2) cung cấp
thông tin thật đến ngƣời đầu tƣ tiềm năng về việc làm thế nào để xác định và nuôi
dƣỡng giai đoạn đầu của đầu tƣ đổi mới, (3) giúp các công ty nhỏ và vừa hiểu thêm
về xác định vị thế và thúc đẩy bản thân để thu hút các nguồn và sự thuận lợi trong
giai đoạn đầu của đổi mới. Kết quả đƣợc chia làm hai nhóm (nhóm phát triển và
nhóm dịch vụ); nhóm phát triển ln cần đầu tƣ đổi mới nhiều hơn (cả về tài trợ và
đối tác) và hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của Chính phủ.
Lin (2014) nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định của sử dụng công
nghệ điện tử mới trong hệ thống quản lý chuỗi cung ứng (e-SCM) gồm: (1) nhận thức
về ứng dụng cơng nghệ mới (lợi ích và chi phí nhận thức), đặc điểm tổ chức (quy mô
doanh nghiệp, sự hỗ trợ và năng lực của nhà quản lý) và đặc điểm môi trƣờng (các
đối tác thƣơng mại và lợi thế cạnh tranh). Thơng qua mơ hình hồi quy logistic, nghiên
cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định đổi mới công nghệ của 283 nhà quản lý
(127 doanh nhân không chấp thuận và 156 chấp thuận) của các công ty lớn tại Đài
Loan. Kết quả cho thấy các doanh nghiệp có nhận thức đƣợc lợi ích, cảm nhận đƣợc
chi phí đầu tƣ cho hoạt động cơng nghệ, sự hỗ trợ của các nhà quản lý, khả năng, sự
quan tâm ứng dụng công nghệ của doanh nghiệp và áp lực cạnh tranh ảnh hƣởng đến
quyết định sử dụng công nghệ điện tử mới trong hệ thống quản lý chuỗi cung ứng.
Bên cạnh đó, Romero và Martínez-Román (2015) phân tích các yếu tố quyết định
việc áp dụng kỹ thuật của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành công nghiệp bán
lẻ ở Tây Ban Nha gồm: đặc điểm cá nhân của chủ doanh nghiệp và đặc điểm của
doanh nghiệp. Phân tích thực nghiệm dựa trên khảo sát 268 doanh nghiệp vừa và nhỏ
trong ngành thƣơng mại bán lẻ Tây Ban Nha, và thơng qua mơ hình hồi quy logistic,
nghiên cứu cho thấy việc mua lại thiết bị kỹ thuật, điện tử mới và có đƣợc phần mềm



7

mới đều bị ảnh hƣởng bởi hai nhóm yếu tố thuộc về đặc trƣng của doanh nhân và
doanh nghiệp. Động cơ thúc đẩy kinh doanh của chủ doanh nghiệp ảnh hƣởng đáng
kể đến việc áp dụng cơng nghệ. Ngồi ra, thực hiện các hoạt động đào tạo cho ngƣời
lao động và hợp tác giữa các cơng ty cũng có ảnh hƣởng tích cực đến việc áp dụng
cơng nghệ trong ngành cơng nghiệp bán lẻ.
 Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
Nghiên cứu về đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và
các DNNVV nói riêng cịn khá hạn chế, điển hình có các nghiên cứu sau:
Mai Văn Nam (2009) tìm ra các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định đầu tƣ áp
dụng khoa học kỹ thuật của các DNNVV. Thơng qua phân tích nhân tố, kết quả
nghiên cứu chỉ ra rằng để khuyến khích các DNNVV ứng dụng khoa học kỹ thuật vào
sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần thấy đƣợc sự thay đổi đáng kể về lợi ích
doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh, chất lƣợng lao động giữa việc ứng dụng khoa học
kỹ thuật và khơng ứng dụng khoa học kỹ thuật. Kết quả tìm ra đƣợc 4 nhân tố tác
động: lợi ích, nâng cao năng lực cạnh tranh, lao động và duy trì năng lực cạnh tranh.
Nguyễn Việt Hòa (2007) cho rằng đối tƣợng đƣợc hƣởng lợi từ cơ chế chính
sách của Nhà nƣớc chủ yếu là các doanh nghiệp cổ phần, doanh nghiệp Nhà nƣớc và
một số tổ chức đã chuyển đổi từ Viện hay trung tâm nghiên cứu thành doanh nghiệp.
Một số yếu tố cản trở doanh nghiệp đầu tƣ vào khoa học và công nghệ là thiếu cộng
tác với các tổ chức khoa học và công nghệ; cam kết nhận thức của doanh nghiệp;
năng lực đổi mới và năng lực khoa học và cơng nghệ của doanh nghiệp cịn yếu; cơ
chế chính sách chuyển giao cơng nghệ phức tạp dẫn đến doanh nghiệp hạn chế
chuyển giao; thiếu tinh thần hợp tác, thiếu sự sẵn sàng giúp đỡ, nhiều sự né tránh bất
hợp tác; thiếu sự tác động kịp thời của Nhà nƣớc và cuối cùng là thiếu ngôn ngữ giao
tiếp, đàm phán và ký kết. Tƣơng đồng với quan điểm trên, Nguyễn Văn Thu (2007)
nhấn mạnh chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ cho DNNVV cần lƣu ý một số yếu
tố quan trọng sau: (1) cần coi trọng yếu tố sức kéo của thị trƣờng, cũng có trƣờng hợp

một đổi mới có thể khởi đầu bằng lực đẩy của cơng nghệ nhƣng điều đó chỉ thành
cơng khi nó đáp ứng đƣợc nhu cầu rõ ràng của thị trƣờng hoặc giải quyết một số vấn


8

đề kỹ thuật quan trọng, (2) đổi mới là một quá trình tác động qua lại. Việc thiết kế thử
nghiệm phải gắn kết chặt chẽ với khâu nghiên cứu thiết kế công nghiệp và sản xuất.
Sự phản hồi giữa các khâu này là rất quan trọng, (3) điều quan trọng đối với quá trình
đổi mới là tinh thần kinh doanh – tồn bộ q trình đổi mới sẽ thực hiện có kết quả
nếu đƣợc lơi kéo bởi động lực kinh doanh và sự hứng thú.
Quan Minh Nhựt (2013) phân tích thực trạng đầu tƣ sử dụng máy móc thiết bị,
hiệu quả sử dụng máy móc và các yếu tố ảnh hƣởng đến mức độ đầu tƣ ứng dụng tiến
bộ khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực công nghiệp – xây dựng trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Kết quả khảo
sát cho thấy tỷ trọng giá trị máy móc thiết bị trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp
luôn chiếm tỷ trọng cao (trên 30%). Thế nhƣng, nhìn chung các doanh nghiệp đã sử
dụng máy móc thiết bị đã đầu tƣ không máy hiệu quả thể hiện qua hiệu suất sử dụng
máy móc thiết bị của các doanh nghiệp qua các năm. Liên quan đến các yếu tố ảnh
hƣởng đến quyết định đầu tƣ khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, kết quả phân tích hồi quy chỉ ra rằng có 5 yếu tố có ý nghĩa thống kê tác động
là tuổi doanh nghiệp, nguồn vốn doanh nghiệp, giảm chi phí sản xuất, quy mơ và lợi
nhuận trên vốn chủ sở hữu. Kế tiếp nghiên cứu trên, Quan Minh Nhựt (2014) phân
tích thực trạng đầu tƣ sử dụng máy móc thiết bị, hiệu quả sử dụng máy móc và các
yếu tố ảnh hƣởng đến mức độ đầu tƣ ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ vào sản
xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thƣơng mại – dịch
vụ trên địa bàn Cần Thơ. Kết quả khảo sát cho thấy tỷ trọng giá trị máy móc thiết bị
trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp luôn chiếm tỷ trọng khá thấp (dƣới 12%).
Ngồi ra, nhìn chung các doanh nghiệp sử dụng máy móc thiết bị đã đầu tƣ khơng
mấy hiệu quả thể hiện qua hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị của các doanh nghiệp

qua các năm. Liên quan đến các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định đầu tƣ khoa học –
công nghệ vào sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp, kết quả phân tích hồi quy chỉ
ra rằng có 3 yếu tố có ý nghĩa thống kê tác động là lợi nhuận, vốn chủ sở hữu và số
năm hoạt động của doanh nghiệp.


9

Trong báo cáo kết quả điều tra năng lực cạnh tranh và công nghệ ở cấp độ 8.010
doanh nghiệp Việt Nam, CIEM và các cộng sự (2014) cho thấy phần lớn các doanh
nghiệp không cải tiến công nghệ cũng nhƣ nghiên cứu triển khai, chỉ có 8% doanh
nghiệp đầu tƣ vào nghiên cứu, cải tiến hoặc cả hai. Theo đó, 53% chi phí nghiên cứu
dành cho phát triển cơng nghệ mới đối với thị trƣờng, 43% chi phí nghiên cứu đƣợc
dành cho phát triển các công nghệ mới đối với doanh nghiệp. Chi phí dành cho
nghiên cứu mới chủ yếu từ vốn chủ sở hữu (86%), trong khi hỗ trợ từ vốn ngân sách
cho nghiên cứu công nghệ mới rất hạn chế (3%). Các doanh nghiệp quy mô lớn và
vừa có nhiều khả năng thực hiện các hoạt động nghiên cứu và triển khai hơn so với
các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Doanh nghiệp khơng có khả năng đầu tƣ cho cải
tiến công nghệ bởi những hạn chế về tín dụng hoặc khơng đủ vốn tự có. Tiếp cận tài
chính ln là một trở ngại rất phổ biến đối với các doanh nghiệp tại các nền kinh tế
đang nổi. Đánh giá của Ngân hàng thế giới (2013) về khu vực doanh nghiệp nhỏ và
vừa cho thấy những trở ngại về tài chính thƣờng xảy ra ở các loại hình doanh nghiệp
này tại các nƣớc đang phát triển, cả theo lý thuyết và thực nghiệm. Đánh giá của
Ngân hàng thế giới cũng cho rằng cải cách lĩnh vực này có thể mang lại lợi ích cho sự
phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đây là vấn đề có thể đƣợc tháo gỡ thơng qua
chính sách cơng nghiệp trong nƣớc, ví dụ xây dựng cơ chế tiếp cận vốn vay cho các
doanh nghiệp có chiến lƣợc cải tiến cơng nghệ khả thi. Kết quả điều tra một lần nhấn
mạnh những hạn chế về tín dụng đối với doanh nghiệp trong việc đƣa ra quyết định
về cải tiến công nghệ, trong đó có sự chênh lệch rất lớn giữa nhu cầu tín dụng của
doanh nghiệp và mức tín dụng doanh nghiệp thực nhận đƣợc. Phần lớn doanh nghiệp

dựa vào vốn chủ sở hữu để chi cho cải tiến công nghệ, điều đó cho thấy khả năng đầu
tƣ của doanh nghiệp bị hạn chế bởi nguồn vốn nội bộ sẵn có, ví dụ nhƣ lợi nhuận giữ
lại. Khi đó, doanh nghiệp có thể sẽ đầu tƣ vào cải tiến công nghệ không thỏa đáng để
có thể thu đƣợc lợi ích thực sự từ cải thiện sản xuất. Điều này cho thấy doanh nghiệp
có thể tận dụng cơ chế tín dụng minh bạch, sẵn có và ƣu đãi (so với mức lãi suất cho
vay thơng thƣờng) và chính sách cơng nghiệp cần chú trọng tới vấn đề này.


10

Ngoài ra, Nguyễn Thị Thu An và Võ Thành Danh (2015) phân tích ảnh hƣởng
của các yếu tố, đặc biệt là sản lƣợng đối với vốn đầu tƣ máy móc thiết bị bằng các sử
dụng hàm cầu điều chỉnh từng phần dạng Nerlove. Kết quả ƣớc lƣợng của mơ hình cơ
chế điều chỉnh từng phần của biến sản lƣợng thu đƣợc giá trị của hệ số điều chỉnh là
0,7113. Điều này cho thấy thông tin chƣa đƣợc doanh nghiệp cập nhật kịp thời để
hình thành kế hoạch đầu tƣ máy móc thiết bị của doanh nghiệp từ đó ảnh hƣởng đến
cầu đầu tƣ máy móc thiết bị. Trong ngắn hạn, yếu tố sản lƣợng ảnh hƣởng đến quyết
định đầu tƣ máy móc thiết bị thấp hơn trong dài hạn và sau 2,5 năm sẽ thấy rõ sự ảnh
hƣởng của sản lƣợng đến vốn đầu tƣ máy móc thiết bị. Ngồi ra, doanh thu, số năm
hoạt động của doanh nghiệp ảnh hƣởng tích cực đến vốn đầu tƣ máy móc thiết bị.
Trong khi đó tỷ lệ nợ năm trƣớc, lợi nhuận năm trƣớc có ảnh hƣởng tiêu cực đến vốn
đầu tƣ máy móc thiết bị và có sự đánh đổi giữa vốn đầu tƣ máy móc thiết bị với lao
động.
1.3. Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu tổng quát: Đề tài đƣợc thực hiện với mục tiêu tổng quát là xác định
mức độ ảnh hƣởng của các loại hình doanh nghiệp đến khả năng ĐMCN của các
DNNVV Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể:
 Phân tích thực trạng trình độ cơng nghệ của các DNNVV Việt Nam.
 Xác định mức độ ảnh hƣởng của các loại hình doanh nghiệp đến khả năng

ĐMCN của các DNNVV Việt Nam.
 Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm giúp các DNNVV Việt Nam đẩy
mạnh ĐMCN phù hợp theo thế mạnh của từng loại hình doanh nghiệp để nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp này trong
giai đoạn sắp tới cũng nhƣ đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập.
1.4. Đối tƣợng nghiên cứu
Mức độ ảnh hƣởng của các loại hình doanh nghiệp đến ĐMCN của các
DNNVV Việt Nam trong bộ dữ liệu điều tra DNNVV lần thứ 8, 9 năm 2013, 2015 do


11

Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ƣơng (CIEM) chủ trì thực hiện cùng với sự
hợp tác của Bộ Kinh tế (DoE), Viện Khoa học Lao động và Xã hội (ILSSA) và UNUWIDER – một đơn vị nghiên cứu của Đại học Liên Hiệp Quốc.
1.5. Phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu này tập trung phân tích ảnh hƣởng của các loại
hình doanh nghiệp đến khả năng ĐMCN DNNVV Việt Nam trong bộ dữ liệu kết quả
điều tra DNNVV năm 2013 và 2015 (CIEM, DoE, ILSSA và UNU-WIDER).
Đề tài sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ sau:
 Phƣơng pháp phân tích định lƣợng: dùng mơ hình hồi quy logistic áp dụng
cho dữ liệu bảng để nghiên cứu mức độ ảnh hƣởng của các loại hình doanh nghiệp
đến khả năng ĐMCN của 1833 DNNVV tại Việt Nam.
 Phƣơng pháp thống kê mô tả: dựa trên số liệu thu thập đƣợc, đề tài thống kê,
phân tích và đánh giá sự tƣơng quan giữa các biến.
1.6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đề tài góp phần làm phong phú thêm kho tàng kiến thức về mức độ ảnh hƣởng
của các loại hình doanh nghiệp đến khả năng ĐMCN của DNNVV tại Việt Nam
thơng qua mơ hình kinh tế lƣợng; từ đó, tạo tiền đề cho các tổ chức và cơ quan chức
năng đƣa ra những kiến nghị và chính sách phù hợp nhằm tăng khả năng đổi mới
cơng nghệ tại các DNNVV.

1.7. Cấu trúc đề tài
Ngồi các phần mục lục, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục chữ
viết tắc, danh mục bảng biểu, nội dung của cơng trình nghiên cứu đƣợc kết cấu làm
năm chƣơng. Trong chƣơng một, tác giả giới thiệu lý do chọn đề tài, mục tiêu, đối
tƣợng, phạm vi, phƣơng pháp nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn của đề tài. Chƣơng hai
đề cập đến tồng quan các khái niệm, mơ hình, tài liệu nghiên cứu trong nƣớc, tài liệu
nghiên cứu ngồi nƣớc nhằm đƣa ra mơ hình lý thuyết về ảnh hƣởng của loại hình
doanh nghiệp đến khả năng ĐMCN của DNNVV tại Việt Nam. Kế thừa cơ sở lý


12

thuyết từ chƣơng hai, chƣơng ba phát họa quy trình, dữ liệu và phƣơng pháp nghiên
cứu. Chƣơng bốn, tác giả tiến hành phân tích kết quả nghiên cứu từ mơ hình hồi quy
và thống kê mơ tả. Cuối cùng, trong chƣơng năm đề tài thảo luận về kết quả nghiên
cứu, đƣa ra kiến nghị đồng thời nêu các hạn chế của nghiên cứu.
Tiểu kết chương 1: Trong chƣơng một, đề tài giới thiệu tính cấp thiết của đề tài,
mục tiêu, đối tƣợng, phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu, kết cấu của để tài và giá trị
thực tiễn mà để tài dự kiến sẽ mang lại.


13

CHƢƠNG 2:
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 Tổng quan về các loại hình doanh nghiệp
Trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam thì DNNVV là những doanh nghiệp
chiếm đa số và chủ yếu trong nền kinh tế. Theo Ngô Kim Thanh và Lê Văn Tâm
(2013), tùy thuộc vào mục đích kinh doanh và dựa trên những đặc điểm về hình thức
sở hữu vốn, quy mơ hay địa vị pháp lý mà có thể chia các loại hình DNNVV ở Việt

Nam thành 5 loại chủ yếu với những khái niệm và đặc điểm sau đây:
Hộ gia đình
Hộ gia đình là hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một
nhóm ngƣời hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ đƣợc đăng ký kinh doanh tại một địa
điểm, sử dụng không quá mƣời lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng
tồn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. Hộ gia đình có những dấu
hiệu cơ bản nhƣ: Hộ gia đình phải đăng ký kinh doanh và đƣợc cấp giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh; Chủ hộ gia đình có thể là cá nhân hoặc hộ gia đình; Hộ gia đình
phải thực hiện kinh doanh tại một địa điểm.
Doanh nghiệp tƣ nhân
DNTN là đơn vị kinh doanh có mức vốn không thấp hơn vốn pháp định do một
cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt
động của doanh nghiệp. DNTN khơng có tƣ cách pháp nhân (khơng đƣợc sử dụng tƣ
cách pháp nhân) tức là không bị ràng buộc của pháp luật quy định về vốn góp tối
thiểu để thành lập doanh nghiệp và về nhân sự (số lƣợng thành viên và mối quan hệ).
Công ty cổ phần
Công ty cổ phần là loại hình cơng ty trong đó vốn điều lệ đƣợc chia thành nhiều
phần bằng nhau gọi là cổ phần đƣợc thành lập và tồn tại độc lập. Công ty cổ phần
phải có Đại hội đồng cổ đơng, Hội đồng quản trị và Giám đốc. Đối với công ty cổ


14

phần có trên 11 cổ đơng phải có ban kiểm sốt. Cổ đơng chỉ chịu trách nhiệm về nợ
và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào cơng ty, có
quyền tự do chuyển nhƣợng cổ phần của mình cho ngƣời khác, số lƣợng cổ đông tối
thiểu là ba và không hạn chế số lƣợng tối đa. Cơng ty cổ phần có quyền phát hành
chứng khốn ra ngồi theo quy định của pháp luật về chứng khốn.
Cơng ty trách nhiệm hữu hạn
Cơng ty TNHH đƣợc chia làm hai loại: Công ty TNHH một thành viên và Công

ty TNHH hai thành viên trở lên. Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do
một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu. Cơng ty TNHH một thành viên là
cơng ty có tƣ cách pháp nhân từ ngày đƣợc cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty về các
khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác. Công ty không đƣợc quyền phát hành cổ phiếu.
Công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá
nhân làm chủ sở hữu. Cơng ty TNHH hai thành viên trở lên có những đặc điểm giống
với công ty TNHH một thành viên chỉ khác ở số lƣợng thành viên là không đƣợc
vƣợt quá 50 ngƣời;
Công ty hợp danh
Công ty hợp danh là doanh nghiệp có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung
của công ty, cùng nhau kinh doanh dƣới một tên chung, ngồi các thành viên hợp
danh có thể có thành viên góp vốn. Cơng ty hợp danh là cơng ty có tƣ cách pháp nhân
kể từ ngày đƣợc cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Các thành viên có quyền
quản lý cơng ty và tiến hành các hoạt động kinh doanh thay công ty, cùng nhau chịu
trách nhiệm và nghĩa vụ của công ty. Thành viên hợp danh là cá nhân có trình độ
chun mơn, uy tín nghề nghiệp, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về
các khoản nợ.


15

2.2 Tổng quan về DNNVV
2.2.1

Khái niệm và phân loại DNNVV

Về cơ bản, DNNVV là loại hình doanh nghiệp thuộc sở hữu tƣ nhân, số lƣợng
nhân viên nhỏ và doanh thu thấp. Tuy nhiên, cho đến hiện nay, vẫn chƣa có một khái
niệm nào về DNNVV đƣợc sử dụng một cách thống nhất. Tùy thuộc vào đặc điểm

kinh tế, xã hội, từng quốc gia sẽ xây dựng các tiêu chí khác nhau nhằm xác định
DNNVV.
Thông thƣờng, các chuyên gia, các nhà hoạch định chính sách, các tổ chức quốc
tế và các cơ quan thống kê chủ yếu sử dụng các tiêu chí định lƣợng trong việc xác
định các DNNVV. Cụ thể, Ủy ban châu Âu xác định DNNVV qua ba tiêu chí: số
lƣợng nhân viên, doanh thu và bảng cân đối kế tồn hằng năm (trích theo
Taylor và Adair (1994)). Trong đó, việc đáp ứng số lƣợng nhân viên là bắt buộc,
trong khi hai tiêu chí tài chính phụ thuộc vào sự lựa chọn của doanh nghiệp. Định
nghĩa này có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2005 đƣợc thể hiện cụ thể trong bảng
dƣới đây.
Bảng 2.1. Định nghĩa DNNVV theo tiêu chuẩn của Liên minh châu Âu
Loại hình doanh
nghiệp

Số lƣợng nhân
viên hàng năm

Doanh thu
hàng năm

Bảng cân đối kế
toán hàng năm

Doanh nghiệp vừa

< 250

≤ 50 triệu

≤ 50 triệu


bảng anh

bảng anh

≤ 10 triệu

≤ 10 triệu

bảng anh

bảng anh

≤ 2 tiệu

≤ 2 triệu

bảng anh

bảng anh

Doanh nghiệp nhỏ
Doanh nghiệp siêu nhỏ

< 50

< 10

Nguồn: Taylor và Adair (1994)
Tƣơng tự, ngân hàng Thế giới cũng sử dụng ba tiêu chí định lƣợng để xác định

DNNVV: số lƣợng nhân viên, tổng tài sản bằng đô la Mỹ và doanh thu hàng năm


16

bằng đô la Mỹ. Một doanh nghiệp phải đáp ứng tiêu chí định lƣợng về số lƣợng nhân
viên và ít nhất một tiêu chí tài chính để đƣợc phân loại là DNNVV.
Bảng 2.2. Định nghĩa DNNVV theo tiêu chuẩn của Ngân hàng Thế giới
Tiêu chí doanh

Số lƣợng

nghiệp (2/3)

nhân viên

Doanh nghiệp vừa

> 50

> 3 triệu đô la Mỹ

> 3 triệu đô la Mỹ

≤ 300

≤ 15 triệu đô la Mỹ

≤ 15 triệu đô la Mỹ


> 10

> 100 ngàn đô la Mỹ

> 100 ngàn đô la Mỹ

≤ 50

≤ 3 triệu đô la Mỹ

≤ 3 triệu đô la Mỹ

< 10

≤ 100 ngàn đô la Mỹ

≤ 100 ngàn đô la Mỹ

Doanh nghiệp nhỏ

Doanh nghiệp

Tổng tài sản

Tổng doanh thu hàng
năm

siêu nhỏ
Nguồn: IEG1(2008)
Bên cạnh đó, cách tiếp cận về định tính nhằm xác định DNNVV cũng đƣợc áp

dụng rộng rãi trên thế giới. Cũng theo Báo cáo Bolton, có ba đặc điểm cơ bản của các
DNNVV: cơng ty đƣợc quản lý bởi chính chủ sở hữu; thị phần về mặt kinh tế tƣơng
đối nhỏ; độc lập trong việc đƣa ra các quyết định quan trọng. Ngoài ra, bảng dƣới đây
trình bày thêm một số tiêu chí định tính xác định DNNVV do Tổ chức Phát triển
Cơng nghiệp của Liên hợp quốc đƣa ra (trích theo Taylor và Adair (1994)).
Bảng 2.3. Tiêu chí định tính phân biệt DNNVV với cơng ty lớn
Tiêu chí
Quản lý

DNNVV
 Chủ sở hữu

Cơng ty lớn
 Ngƣời quản lý

 Phân chia lao động  Phân chia lao động dựa
1

IEG là một đơn vị độc lập của Ngân hàng Thế giới với nhiệm vụ đánh giác khách quan các hoạt động của
ngân hàng Quốc tế về Tái thiết và Phát triển (IBRD), Tổ chức Phát triển Quốc tế (IDA), cơng ty Tài chính
Quốc tế (IFC) và Cơ quan Bão lãnh Đầu tƣ Đa biên (MIGA).


17

theo tính cách
Nhân viên

trên tiêu chí


 Chƣa tốt nghiệp đại  Tốt nghiệp đại học
học

 Chun mơn hóa

 Tồn năng
Cách thức tổ chức

 Cá nhân hóa

 Nghi thức hóa

Hoạt động mua bán

 Vị thế chƣa xác định và  Vị thế cạnh tranh cao
không chắc chắn

Mối quan hệ với khách

 Không ổn định

 Ổn định,dựa trên hợp
đồng dài hạn

hàng
Sản xuất

 Tập trung vào lao động

 Tập trung vào vốn

 Kinh tế quy mô2

Nghiên cứu và phát triển

 Tiếp cận trực quan, phụ  Thể chế hóa
thuộc vào thị trƣờng

Tài chính

 Vốn từ gia đình, tự cấp  Cấu trúc vốn đa dạng
vốn
Nguồn: Taylor và Adair (1994)

Tại Việt Nam, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2018/NND9CP quy
định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ DNNVV, trong đó có tiêu chí xác định
DNNVV. Theo nhƣ nghị định, DNNVV đƣợc phân theo quy mô gồm doanh nghiệp
siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa, cụ thể nhƣ sau:

2

Kinh tế quy mô hay kinh tế bậc thang là chiến lƣợc đƣợc hoạch định và sử dụng nhiều trong sản xuất. Nội
dung chính là nếu sản xuất với quy mơ càng lớn thì chi phí và giá thành trên một đơn vị sản phẩm sẽ giảm, làm
tăng lợi nhuận và khả năng cạnh tranh.


×