Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

CÂU HỎI ÔN TẬP CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (398.34 KB, 15 trang )

ÔN TẬP CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
1. Những đặc trưng âm tính gốc nơng nghiệp của văn hóa Việt Nam (Trang 22-24)
- Trong cách ứng xử với môi trường tự nhiên, nghề trồng trọt buộc người dân phải sống định cư để chờ cây cối
lớn lên, ra hoa kết trái và thu hoạch.
- Do sống phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên nên dân nơng nghiệp có ý thức tơn trọng và ước vọng sống hòa hợp
với thiên nhiên. Người Việt Nam mở miệng là nói: “lạy trời”, “nhờ trời”, “ơn trời”…
- Con người nông nghiệp ưa sống theo nguyên tắc trọng tình. Hàng xóm cố định lâu dài với nhau phải tạo ra
một cuộc sống hòa thuận trên cơ sở lấy tình nghĩa làm đầu: Một bồ cái lí khơng bằng một tí cái tình. Lối sống
trọng tình cảm tất yếu dẫn đến thái độ trọng đức, trọng văn, trọng người phụ nữ.
- Lối tư duy tổng hợp và biện chứng, luôn đắn đo cân nhắc của người làm nơng nghiệp cộng với ngun tắc
trọng tình đã dẫn đến lối sống linh hoạt, ln biến báo cho thích hợp với từng hồn cảnh cụ thể, dẫn đến triết lí
sống Ở bầu thì trịn, ở ống thì dài; Đi với Bụt mặc áo cà-sa, đi với ma mặc áo giấy…
2. Đặc trưng của loại hình văn hóa gốc nơng nghiệp Việt Nam (Trang 22-24)
- Trong cách ứng xử với môi trường tự nhiên, nghề trồng trọt buộc người dân phải sống định cư để chờ cây cối
lớn lên, ra hoa kết trái và thu hoạch.
- Do sống phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên nên dân nơng nghiệp có ý thức tơn trọng và ước vọng sống hịa hợp
với thiên nhiên. Người Việt Nam mở miệng là nói: “lạy trời”, “nhờ trời”, “ơn trời”…
- Vì nghề nơng, nhất là nghề nơng nghiệp lúa nước, cùng một lúc phụ thuộc vào tất cả mọi hiện tượng thiên
nhiên (Trông trời, trông đất, trông mây; Trơng mưa, trơng gió, trơng ngày, trơng đêm…) cho nên về mặt nhận
thức, hình thành lối tư duy tổng hợp. Tổng hợp kéo theo biện chứng- cái mà người nông nghiệp quan tâm không
phải là các yếu tố riêng rẽ, mà là những mối quan hệ qua lại giữa chúng. Người Việt tích lũy được một kho kinh
nghiệm hết sức phong phú về các loại quan hệ này: Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa; Ráng mỡ gà, ai có nhà
phải chống,…
- Về mặt tổ chức cộng đồng, con người nông nghiệp ưa sống theo nguyên tắc trọng tình. Hàng xóm sống cố
định lâu dài với nhau phải tạo ra một cuộc sống hòa thuận trên cơ sở lấy tình nghĩa làm đầu. Lối sống trọng tình
cảm yếu dẫn đến thái độ trọng đức, trọng văn, trọng phụ nữ.
- Lối tư duy tổng hợp và biện chứng, luôn đắn đo cân nhắc của người làm nông nghiệp cộng với nguyên tắc
trọng tình đã dẫn đến lối sống linh hoạt, ln biến báo cho thích hợp với từng hồn cảnh cụ thể, dẫn đến triết lí
sống: Ở bầu thì trịn, ở ống thì dài,…
- Sống tình cảm, con người cịn phải biết tơn trọng và cư xử bình đẳng, dân chủ với nhau. Lối sống trọng tình và
cách cư xử dân chủ dẫn đến tâm lí coi trọng cộng đồng, tập thể. Người nơng nghiệp làm gì cũng phải tính đến


tập thể, ln có tập thể đứng sau.
- Trong lối ứng xử với môi trường xã hội, tư duy tổng hợp và phong cách linh hoạt còn quy định thái độ dung
hợp trong tiếp nhận: ở Việt Nam không những khơng có chiến tranh tơn giáo mà, ngược lại, mọi tơn giáo thế
giới đều được tiếp nhận.
- Đối phó với các cuộc chiến tranh xâm lược, người Việt Nam ln hết sức mềm dẻo, hiếu hịa. Ngày xưa, trong
kháng chiến chống ngoại xâm, mỗi khi thế thắng đã thuộc về ta một cách rõ ràng, ông cha ta thường dừng lại
chủ động cầu hòa, “trải chiếu hoa” cho giặc về, mở đường cho chúng rút lui trong danh dự.
3. Những biểu hiện của tính chất hịa hợp với thiên nhiên trong văn hóa gốc nơng nghiệp Việt Nam
- Trong nhận thức, quan niệm: người Việt xem tự nhiên là một đấng tối cao. Do sống phụ thuộc tự nhiên nên có
ý thức tơn trọng và ước vọng sống hịa hợp với thiên nhiên. Biểu hiện: người Việt thường nói “Trơng trời, trơng
đất, trơng mây/ Trơng mưa, trơng gió, trơng ngày, trông đêm… Bằng chứng cụ thể: chọn nơi ở, lối kiến trúc,
sản xuất theo mùa vụ, biết sống chung với các điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt…
- Trong sản xuất vật chất: Nền sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào tự nhiên. Biểu hiện là tính thời vụ.
(Tháng một là tháng trồng khoai/ Tháng hai trồng đậu, tháng Ba trồng cà/ Tháng Tư cày vỡ ruộng ra…)
- Trong đời sống tinh thần, tín ngưỡng, lễ hội: Biểu hiện rõ rệt nhất là tín ngưỡng sùng bái tự nhiên:


+ Tôn thờ các hiện tượng tự nhiên: các bà Mây-Mưa-Sấm-Chớp, thần Không gian, thần Thời gian; (Trong các
vị thần: Thần Mặt trời, Thần Đất, Thần Nước, Thần Lúa, Thần Gió, Thần Sơng...,thì thần Mặt Trời là quan
trọng nhất, có mặt trên tất cả các trống đồng).
+ Tôn thờ động vật và thực vật: Thờ các con vật hiền lành gần gũi với cuộc sống nơng nghiệp như trâu, cóc,
chim, rắn, cá sấu,.... (thậm chí đẩy lên thành mức biểu trưng như Tiên, Rồng: tổ tiên người Việt thuộc “họ Hồng
Bàng”, có nghĩa làmột lồi chim nước lớn, thuộc giống “Rồng Tiên” ); Thờ cây: Thần Lúa, Mẹ Lúa, Hồn Lúa;
cây Đa, cây Cau, cây Gạo, cây Bầu…
+ Có các lễ hội nông nghiệp như lễ hội té nước, lễ hội cầu mưa, cầu nắng, hội đua thuyền, lễ tịch điền, lễ hội
mừng được mùa, lập Đàn Nam Giao (tế Trời), Đàn Xã Tắc (tế đất)...
4. Chứng minh văn hóa Việt Nam thuộc loại hình văn hóa gốc nơng nghiệp trồng trọt điển hình
- Trong cách ứng xử với mơi trường tự nhiên, nghề trồng trọt buộc người dân phải sống định cư để chờ cây cối
lớn lên, ra hoa kết trái và thu hoạch. Do sống phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên nên dân nơng nghiệp có ý thức
tơn trọng và ước vọng sống hòa hợp với thiên nhiên. Người Việt Nam mở miệng là nói: “lạy trời”, “nhờ trời”,

“ơn trời”…
- Về mặt nhận thức, hình thành lối tư duy tổng hợp. Tổng hợp kéo theo biện chứng- cái mà người nông nghiệp
quan tâm không phải là các yếu tố riêng rẽ, mà là những mối quan hệ qua lại giữa chúng. Người Việt tích lũy
được một kho kinh nghiệm hết sức phong phú về các loại quan hệ này: Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa; Ráng
mỡ gà, ai có nhà phải chống,…
- Về mặt tổ chức cộng đồng, con người nông nghiệp ưa sống theo nguyên tắc trọng tình. Hàng xóm sống cố
định lâu dài với nhau phải tạo ra một cuộc sống hòa thuận trên cơ sở lấy tình nghĩa làm đầu. Lối sống trọng tình
cảm yếu dẫn đến thái độ trọng đức, trọng văn, trọng phụ nữ.
- Lối tư duy tổng hợp và biện chứng, luôn đắn đo cân nhắc của người làm nông nghiệp cộng với nguyên tắc
trọng tình đã dẫn đến lối sống linh hoạt, ln biến báo cho thích hợp với từng hồn cảnh cụ thể, dẫn đến triết lí
sống: Ở bầu thì trịn, ở ống thì dài,…
- Sống tình cảm, con người cịn phải biết tơn trọng và cư xử bình đẳng, dân chủ với nhau. Lối sống trọng tình và
cách cư xử dân chủ dẫn đến tâm lí coi trọng cộng đồng, tập thể. Người nơng nghiệp làm gì cũng phải tính đến
tập thể, ln có tập thể đứng sau.
- Trong lối ứng xử với môi trường xã hội, tư duy tổng hợp và phong cách linh hoạt còn quy định thái độ dung
hợp trong tiếp nhận: ở Việt Nam khơng những khơng có chiến tranh tơn giáo mà, ngược lại, mọi tôn giáo thế
giới đều được tiếp nhận.
- Đối phó với các cuộc chiến tranh xâm lược, người Việt Nam ln hết sức mềm dẻo, hiếu hịa. Ví dụ: Ngày
xưa, trong kháng chiến chống ngoại xâm, mỗi khi thế thắng đã thuộc về ta một cách rõ ràng, ông cha ta thường
dừng lại chủ động cầu hòa, “trải chiếu hoa” cho giặc về, mở đường cho chúng rút lui trong danh dự.
5. Đặc trưng văn hóa giao tiếp của người Việt (trang 155-158)
- Xét về thái độ đối với việc giao tiếp, có thể thấy đặc điểm của người Việt Nam là vừa thích giao tiếp, lại vừa
rất rụt rè.
- Xét về quan hệ giao tiếp, văn hóa nơng nghiệp với đặc điểm trọng tình đã dẫn người Việt Nam tới chỗ lấy tình
cảm làm nguyên tắc ứng xử: Yêu nhau yêu cả đường đi, Ghét nhau, ghét cả tông ti họ hàng.
- Với đối tượng giao tiếp, người Việt Nam có thói quen ưa tìm hiểu, quan sát, đánh giá,..Tuổi tác, quê quán,
trình độ học vấn, địa vị xã hội, tình trạng gia đình là những vấn đề người Việt thường quan tâm.
- Tính cộng đồng cịn khiến người Việt Nam, dưới góc độ chủ thể giao tiếp, có đặc điểm là trọng danh dự: Tốt
danh hơn lành áo; Đói cho sạch rách cho thơm. Chính vì quá coi trọng danh dự nên người Việt Nam mắc bệnh
sĩ diện.

- Về cách thức giao tiếp, người Việt Nam ưa sự tế nhị, ý tứ và trọng sự hòa thuận.
- Người Việt có hệ thống nghi thức lời nói rất phong phú.
6. Phân tích đặc điểm về văn hố giao tiếp và cách thức giao tiếp của người Việt (Trang 155-158)


- Về thái độ đối với việc giao tiếp có thể thấy đặc điểm của người Việt Nam là vừa thích giao tiếp, lại vừa rất rụt
rè:
+ Do người Việt Nam nông nghiệp sống phụ thuộc lẫn nhau và rất coi trọng việc giữ gìn các mối quan hệ tốt
với mọi thành viên trong cộng đồng, ví dụ: “Áo năng may năng mới, người năng tới năng thân” là nguyên nhân
khiến người Việt Nam đặc biệt coi trọng giao tiếp và do vậy, rất thích giao tiếp. Việc giao tiếp thể hiện ở hai
điểm
• Từ góc độ chủ thể giao tiếp, thì người Việt Nam có tính thích thăm viếng. Đã thân với nhau, thì dù cho
hàng ngày có gặp nhau bao nhiêu lần đi nữa, lúc rảnh rỗi, họ vẫn đến thăm nhau.
• Với đối tượng giao tiếp thì người Việt Nam có tính hiếu khách. Có khách đến nhà, dù quen hay lạ, thân
hay sơ người Việt, dù nghèo khó đến đâu, cũng cố gắng đón tiếp chu đáo và tiếp đãi thịnh tình, dành cho
khách tiện nghi tốt nhất, đồ ăn ngon nhất: Khách đến nhà chẳng gà thì gỏi
+ Đồng thời với việc thích giao tiếp, người Việt Nam lại có đặc tính hầu như ngược lại là rất rụt rè- điều mà
những người quan sát nước ngoài rất hay nhắc đến. Sự tồn tại đồng thời của hai tính cách trái ngược nhau (thích
giao tiếp và rụt rè) này bắt nguồn từ hai đặc tính cơ bản của làng xã Việt Nam là tính cộng đồng và tính tự trị.
Hai tính cách tưởng như trái ngược nhau ấy khơng hề mâu thuẫn với nhau vì chúng bộc lộ trong những mơi
trường khác nhau, chúng chính là hai mặt của cùng một bản chất. Là biểu hiện cho cách ứng xử linh hoạt của
người Việt Nam.
- Về quan hệ giao tiếp, văn hóa nơng nghiệp với đặc điểm trọng tình đã dẫn người Việt Nam tới chỗ lấy tình
cảm làm nguyên tắc ứng xử: Yêu nhau yêu cả đường đi, Ghét nhau, ghét cả tông ti họ hàng.
+ Nếu nói khái quát, người Việt Nam lấy sự hài hòa âm dương làm trọng nhưng vẫn thiên về âm hơn, thì trong
cuộc sống, người Việt Nam sống có lí có tình nhưng vẫn thiên về tình hơn: Một bồ cái lí khơng bằng một tí cái
tình. Người Việt Nam ln coi trọng tình cảm hơn mọi thứ ở đời. Ai giúp mình một chút đều phải nhớ ơn, ai
bảo ban một chút đều tôn làm thầy.
- Với đối tượng giao tiếp, người Việt Nam có thói quen ưa tìm hiểu, quan sát, đánh giá,..Tuổi tác, quê quán,
trình độ học vấn, địa vị xã hội, tình trạng gia đình là những vấn đề người Việt thường quan tâm. Đặc tính này là

một sản phẩm của tính cộng đồng làng xã mà ra.
+ Do tính cộng đồng, người Việt Nam tự thấy có trách nhiệm phải quan tâm đến người khác, mà muốn quan
tâm thì cần biết rõ hồn cảnh. Mặt khác, do lối sống trọng tình cảm, mỗi cặp giao tiếp đều có những cách xưng
hơ riêng, nên nếu khơng có đủ thơng tin thì khơng thể nào lựa chọn từ xưng hơ cho thích hợp được. Biết tính
cách, biết người để lựa chọn đối tượng giao tiếp thích hợp: Chọn mặt gửi vàng.
- Tính cộng đồng cịn khiến người Việt Nam, dưới góc độ chủ thể giao tiếp, có đặc điểm là trọng danh dự: Tốt
danh hơn lành áo; Đói cho sạch rách cho thơm.
+ Chính vì quá coi trọng danh dự nên người Việt Nam mắc bệnh sĩ diện: Ở đời muôn sự của chung, Hơn nhau
một tiếng anh hùng mà thơi. Ở làng q, thói sĩ diện thể hiện trầm trọng qua tục lệ ngôi thứ nơi đình trung và
tục chia phần. Do danh dự (sĩ diện), các cụ già bảy tám mươi vẫn có thể to tiếng vơi nhau vì miếng ăn: Một
miếng giữa làng, bằng một sàng xó bếp.
+ Lối sống trọng danh dự dẫn đến cơ chế tin đồn, tạo nên dư luận như một thứ vũ khí lợi hại bậc nhất của cộng
đồng để duy trì sự ổn định của làng xã. Người Việt Nam sợ dư luận đến mức, như có nhà văn đã viết “chỉ dám
dựa theo dư luận mà sống chứ không ai dám dẫm lên dư luận mà đi theo ý mình”
- Về cách thức giao tiếp, người Việt Nam ưa sự tế nhị, ý tứ và trọng sự hịa thuận.
+ Tính tế nhị khiến người Việt Nam có thói quen trong giao tiếp “vịng vo tam quốc”, không bao giờ mờ đầu
trực tiếp, đi thẳng vào vấn đề như ở phương Tây. Truyền thống Việt Nam khi bắt đầu giao tiếp là phải vấn xá
cầu diền, hỏi thăm nhà cửa ruộng vườn. Cũng để đưa đẩy tạo khơng khí là truyền thống miếng trầu làm đầu câu
chuyện.


+ Lối giao tiếp ưa tế nhị, ý tứ là sản phẩm của lối sống trọng tình và lối tư duy trong các mối quan hệ. Nó tạo
nên thói quen đắn đo cân nhắc kĩ càng khi nói năng: Ăn có nhai, nói có nghĩ; Biết thì thưa thốt, khơng biết thì
dựa cột mà nghe.
Chính sự đắn đo cân nhắc này khiến cho người Việt Nam có nhược điểm là thiếu tính quyết đốn.
+ Tâm lí ưa hịa thuận khiến người Việt Nam luôn chủ trương nhường nhịn: Một sự nhịn là chính sự lành.
- Xét về nghi thức lời nói, người Việt có hệ thống nghi thức lời nói rất phong phú.
• Trước hết, đó là sự phong phú của hệ thống xưng hô. Hệ thống xưng hô này có các đặc điểm:
+ Có tính chất thân mật hóa (trọng tình cảm), coi mọi người trong cộng đồng như bà con họ hàng trong một gia
đình.

+ Có tính chất cộng đồng hóa cao- trong hệ thống này, khơng có những từ xưng hô chung chung mà phụ thuộc
vào tuổi tác, địa vị xã hội, thời gian, không gian giao tiếp cụ thể. Cùng là hai người, nhưng cách xưng hơ có khi
đồng thời tổng hợp được hai quan hệ khác nhau: chú- con, ông- con, bác- em,…Lối gọi nhau bằng tên con, tên
cháu, tên chồng, bằng cả thứ tự sinh (Cả, Hai, Ba, Tư,...)
+ Thể hiện tính khiêm hơ tơn (gọi mình thì khiêm nhường, cịn gọi đối tượng giao tiếp thì tơn kính). Cùng một
cặp giao tiếp, nhưng có khi cả hai đều cùng xưng em và cùng gọi nhau là chị.
• Nghi thức trong các cách nói lịch sự cũng rất phong phú. Do truyền thống tình cảm và linh hoạt nên
người Việt Nam không một từ cảm ơn, xin lỗi chung chung như của phương Tây. Với mỗi trường hợp
có thể có một cách cảm ơn, xin lỗi khác nhau: Con xin chú (Cảm ơn khi nhận quà), Cháu được hôm nay
là nhờ cô đấy (Cảm ơn khi được giúp đỡ),…
7. Những biểu hiện của triết lí âm dương trên phương diện văn hóa ẩm thực của người Việt Nam.
* Cơ sở triết lí của văn hóa ẩm thực người Việt: Quan niệm về ăn (Trang 187)
+ Người Việt rất coi trọng thức ăn, thức ăn đứng đầu trong các nhu cầu của con người như: ăn uống, ăn học, ăn
chơi, ăn nói,…
+ Mọi hành vi của con người đều được ghép với ăn
+ Chú trọng đến quan hệ biện chứng âm dương
* Biểu hiện của triết lí hài hịa âm dương trong văn hóa ẩm thực
- Sự hài hòa âm dương của thức ăn: (Trang 197)
+ Để tạo nên những món ăn có sự cân bằng âm-dương, người Việt phân biệt thức ăn theo năm mức âm-dương,
ứng với Ngũ hành: hàn (lạnh, âm nhiều=Thủy); nhiệt (nóng, dương nhiều = Hỏa); ơn (ấm, dương ít=Mộc);
lương (mát, âm ít=Kim), và bình (trung tính= Thổ). Theo đó, người Việt tuân thủ nghiêm nhặt luật âm-dương
bù trừ và chuyển hóa khi chế biến. Chẳng hạn: gừng đứng đầu vị nhiệt (dương) có tác dụng làm thanh hàn, giải
cảm, cho nên được dùng làm gia vị đi kèm với những thực phẩm có tính hàn (âm) như bí đao, rau cải, cải bắp,
cá…
- Sự hài hòa âm dương trong cơ thể: (Trang 197)
+ Để tạo nên sự quân bình âm-dương trong cơ thể ngồi việc ăn các món chế biến có tính đến sự qn bình âmdương, người Việt Nam còn sử dụng thức ăn như những vị thuốc để điều chỉnh sự mất quân bình âm-dương
trong cơ thể. Mọi bệnh tật do mất quân bình âm- dương; vì vậy, một người bị ốm do quá âm cần ăn đồ dương
và, ngược lại, ốm do quá dương cần ăn đồ âm để khôi phục lại sự thăng bằng đã mất. Ví dụ: đau bụng nhiệt
(dương) thì cần ăn những thứ hàn (âm) như chè đậu đen, nước sắc đậu đen (màu đen âm), trứng gà, lá mơ,…
- Sự hài hòa âm dương giữa con người với môi trường tự nhiên (Trang 198)

+ Việt Nam là xứ nóng (dương) cho nên phần lớn thức ăn đều thuộc loại bình, hàn (âm). Cơ cấu ăn truyền thống
thiên về thức ăn thực vật (âm) và ít thức ăn động vật (dương) chính là góp phần quan trọng trong việc tạo nên
sự cân bằng giữa con người với mơi trường. Ví dụ: mùa hè nóng, người Việt thích ăn rau quả, tơm cá (là những
thứ âm) hơn là mỡ thịt. Khi chế biến, người ta thường luộc, nấu canh, làm nộm, làm dưa, tạo nên thức ăn có
nhiều nước (âm) và vị chua (âm) vừa dễ ăn, dễ tiêu, vừa giải nhiệt


+ Xứ nóng (dương) phù hợp cho việc phát triển mạnh các loài thực vật và thủy sản (âm); xứ lạnh (âm) thì phù
hợp cho việc phát triển chăn ni các loài động vật với lượng mỡ, bơ sữa phong phú (dương)- như vậy là tự
thân thiên nhiên đã có sự cân bằng. Do vậy, ăn theo mùa chính là đã tận dụng tối đa môi trường tự nhiên để
phục vụ con người, là hịa mình vào thiên nhiên, tạo nên sự cân bằng giữa con người với môi trường.
- Sự hài hòa âm dương giữa chủ thể với thời gian: (Trang 199)
+ Người Việt sành ăn còn phải biết chọn đúng thời điểm có giá trị (Cơm chín tới, cải vồng non, gái một con…).
Thời điểm có giá trị là lúc thức ăn đang trong quá trình âm dương chuyển hóa, đang ở trạng thái cân bằng hơn
cả, và vì vậy cũng là những thứ rất giàu dinh dưỡng- đó là các món ăn dạng bao tử: động vật có trứng lộn,
nhộng, lợn sữa, chim ra ràng, ong non,…
- Sự biểu hiện âm dương ở tính mực thước: (Trang 194)
+ Tính mực thước là biểu hiện của khuynh hướng qn bình âm-dương. Nó địi hỏi người ăn đừng ăn quá
nhanh, quá chậm; đừng ăn quá nhiều, quá ít; đừng ăn hết, đừng ăn còn. Ăn nhanh là người vội vàng thô lỗ, ăn
chậm khiến người ta phải chờ; ăn nhiều, ăn hết là tham lam; ăn ít, ăn cịn là chê cơm không ngon. Khi ăn cơm
khách, một mặt phải ăn cho ngon miệng để tỏ lòng biết ơn và tôn trọng chủ nhà, nhưng mặt khác, lại phải để
chừa một ít trong các đĩa đồ ăn để tỏ rằng mình khơng chết đói, khơng tham ăn. Ví dụ: Tục ngữ có câu: Ăn hết
bị địn, ăn cịn mất vợ.
- Sự hài hòa âm dương ở đồ uống- hút (Trang 190)
+ Đồ uống-hút truyền thống thì có trầu cau, thuốc lào, rượu gạo, nước chè, nước vối…
+ Ăn trầu cau là phong tục cực kì lâu đời ở Việt Nam, nó cũng phổ biến khắp Đơng Nam Á cổ đại. Tục ăn trầu
cau tiềm ẩn triết lí về sự tổng hợp nhiều chất khác nhau: cây cau vươn cao là biểu tượng của trời (dương), vôi
chất đá là biểu tượng của đất (âm); dây trầu mọc từ đất quấn quýt lấy thân cây, biểu tượng cho sự trung gian hòa
hợp. Sự tổng hợp biện chứng của âm-dương, tam tài ấy tạo nên một sự kết hợp hết sức hài hòa.
+ Trong khi ăn trầu là thú vui chủ yếu của phụ nữ thì hút thuốc lào là thú vui chủ yếu của nam giới. Thú hút

thuốc xuất phát từ phương Tây chỉ có lửa (duy dương) thì thú hút thuốc lào của ta là cả một sự tổng hợp biện
chứng của âm-dương, thủy- hỏa: Cái điếu (dùng để hút thuốc lào) bên dưới chứa nước điếu, bên trên có nõ điếu
đựng thuốc; lửa (hỏa) đốt thuốc ở trên được rít, kéo xuống gặp nước (thủy) ở dưới; khói thuốc (dương) đi qua
nước (âm) mà tạo nên tiếng kêu và đến miệng người hút, thấm vào từng tế bào cơ thể con người
8. Đặc trưng văn hóa gốc nơng nghiệp thể hiện trong văn hóa ẩm thực?
(Tr.188) - Cơ cấu bữa ăn của người Việt thiên về thực vật trong đó, lúa gạo đứng đầu bảng. Tục ngữ có những
câu như: “Người sống về gạo, cá bạo về nước”, “Đói thì thèm thịt thèm xơi, hễ no cơm té là thơi mọi đường”.
Sau lúa gạo thì đến rau quả. Nằm ở trong những trung tâm trồng trọt. Đối với người Việt Nam thì đói ăn rau,
đau uống thuốc là điều tất nhiên. Đứng thứ ba trong cơ cấu và đứng đầu hàng thức ăn động vật của người Việt
Nam là thủy sản- sản phẩm của vùng sông nước. Ở vị trí cuối cùng trong cơ cấu bữa ăn Việt Nam mới là thịt.
Phổ biến như thịt gà, lợn (heo), trâu,…
(Tr.190) - Đồ uống- hút truyền thống thì có trầu cau, thuốc lào, rượu gạo, nước chè, nước vối,…Chúng hầu hết
đều là những sản phẩm cổ truyền của nghề trồng trọt ở Đơng Nam Á.
(Tr.192-193) - Tính tổng hợp trong cách chế biến đồ ăn: có bao nhiêu món ăn, có bao nhiêu người ăn thì có bấy
nhiêu cách tổng hợp thức ăn. Hầu hết các món ăn Việt Nam đều là sản phẩm của sự pha chế tổng hợp: rau này
với rau khác, rau với các loại gia vị, rau quả với cá tơm…
+ Tính tổng hợp cịn thể hiện ngay trong cách ăn. Mâm cơm của người Việt Nam dọn ra bao giờ cũng có đồng
thời của nhiều món: cơm, canh, rau, dưa, cá thịt, xào, nấu, luộc, kho…Suốt bữa ăn là cả một q trình tổng hợp
các món ăn. Bất kì bát cơm nào, miếng cơm cũng đã là kết quả tổng hợp: trong một miếng ăn đã có đủ cả cơmcanh-rau-thịt…
+ Cách ăn tổng hợp của người Việt tác động vào đủ mọi giác quan: mắt, mũi, tai, miệng,…
+ Cái ngon được tổng hợp từ nhiều yếu tố: thời tiết, vị trí, bạn bè,…


(Tr.194) - Tính tổng hợp kéo theo tính cộng đồng. Ăn tổng hợp, ăn chung, cho nên các thành viên của bữa ăn
liên quan và phụ thuộc chặt chẽ vào nhau. Vì vậy mà trong lúc ăn uống, người Việt Nam rất thích chuyện trị.
Tính mực thước thể hiện khuynh hướng quân bình âm dương: Đừng ăn quá nhanh, đừng ăn quá chậm, đừng ăn
quá nhiều, quá ít, đừng ăn hết, đừng ăn cịn.
(Tr.195) Tính cộng đồng và tính mực thước trong bữa ăn thể hiện tập trung qua nồi cơm và chén nước mắm.
Hai thứ đó là biểu tượng của tính cộng đồng trong bữa ăn, giống như sân đình và bến nước là biểu tượng cho
tính cộng đồng nơi làng xã. Nồi cơm ở đầu mâm và chén nước mắm ở giữa mâm còn là biểu tượng cho cái đơn

giản thiết yếu: cơm gạo là tinh hoa của đất, mắm chiết xuất từ cá là tinh hoa của nước- chúng giống như hành
Thủy và hành Thổ là cái khởi đầu và cái trung tâm trong Ngũ hành.
(Tr.195-196) - Trong ăn uống của người Việt Nam, tính biện chứng thể hiện ở sự linh hoạt. Tính linh hoạt của
người Việt Nam thể hiện rất rõ trong cách ăn. Có bao nhiêu người ăn thì có bấy nhiêu cách tổng hợp khác nhauđó là cả một khn khổ rộng rãi đến kì lạ cho sự linh hoạt của con người. Ví dụ nếu như trong một mâm cơm,
ngồi nồi cơm và chén nước mắm ra, có 4 món ăn thì người ăn có thể có tất cả 14 khả năng lựa chọn cách ăn
khác nhau: 1 cách ăn cả 4 món, 4 cách ăn 3 món,…
(Tr.196) + Tính linh hoạt còn thể hiện trong dụng cụ ăn, người Việt Nam truyền thống chỉ dùng một thứ dụng
cụ là đôi đũa. Đó là cách ăn đặc thù mơ phỏng động tác của con chim nhặt hạt, xuất phát từ thói quen ăn những
thứ khơng thể nào dùng tay bốc hoặc mó tay vào được (như cơm, cá, nước mắm,…) của cư dân Đơng Nam Á,
nơi có sẵn tre làm vật liệu.
(Tr.199) + Tính biện chứng trong việc ăn uống khơng chỉ thể hiện ở việc ăn phải hợp thời tiết, phải đúng mùa,
mà người Việt Nam sành ăn còn phải biết chọn đúng bộ phận có giá trị (Chuối sau, cau trước; Đầu chép, mép
trơi,…) đúng trạng thái có giá trị (Tơm nấu sống, bống để ươn…) đúng thời điểm có giá trị (Cơm chín tới, cải
vồng non,…)
9. Tại sao nói văn hóa ẩm thực của người Việt mang đậm dấu ấn của văn hóa gốc nơng nghiệp?
- Quan niệm về ăn và dấu ấn nông nghiệp trong cơ cấu bữa ăn của người Việt.
+ Người Việt Nam nông nghiệp với tính thiết thực xem trọng việc ăn: Có thực mới vực được đạo. Nó quan
trọng tới mức Trời cũng khơng dám xâm phạm: Trời đánh tránh bữa ăn.
+ Mọi hành động của người Việt đều lấy ăn làm đầu: ăn uống, ăn nói, ăn mặc, ăn học,…
+ Ngay cả khi tính thời gian cũng lấy ăn uống và cấy trồng làm đơn vị: làm việc gì nhanh thì trong khoảng giập
bã trầu, lâu hơn một chút là chín nồi cơm, cịn kéo dài tới hàng năm thì là hai màu lúa,…
+ Cơ cấu bữa ăn của người việt bộc lộ rõ dấu ấn của truyền thống văn hóa nơng nghiệp lúa nước, thiên về thực
vật. Và trong thực vật thì lúa gạo đứng đầu bảng. Tục ngữ có những câu như: “Người sống về gạo, cá bạo về
nước”, “Đói thì thèm thịt thèm xôi, hễ no cơm té là thôi mọi đường”. Sau lúa gạo thì đến rau quả. Nằm ở trong
những trung tâm trồng trọt, Việt Nam có một danh mục rau quả mùa nào thức ấy, phong phú vơ cùng. Đối với
người Việt Nam thì đói ăn rau, đau uống thuốc là điều tất nhiên. Đứng thứ ba trong cơ cấu và đứng đầu hàng
thức ăn động vật của người Việt Nam là thủy sản- sản phẩm của vùng sơng nước. Ở vị trí cuối cùng trong cơ
cấu bữa ăn Việt Nam mới là thịt. Phổ biến như thịt gà, lợn (heo), trâu,…
- Tính tổng hợp trong nghệ thuật ẩm thực của người Việt:
+ Tính tổng hợp trong nghệ thuật ăn uống (ẩm thực) của người Việt trước hết thể hiện trong cách chế biến đồ

ăn. Hầu hết các món ăn Việt Nam đều là sản phẩm của sự pha chế tổng hợp: rau này với rau khác, rau với các
loại gia vị, rau quả với cá tơm…Nói về cách chế biến tổng hợp, tục ngữ Việt Nam có một hình ảnh so sánh thật
dí dởm: Nấu canh sng ở truồng mà nấu!
+ Tính tổng hợp cịn thể hiện ngay trong cách ăn. Mâm cơm của người Việt Nam dọn ra bao giờ cũng có đồng
thời của nhiều món: cơm, canh, rau, dưa, cá thịt, xào, nấu, luộc, kho…Suốt bữa ăn là cả một quá trình tổng hợp
các món ăn. Bất kì bát cơm nào, miếng cơm cũng đã là kết quả tổng hợp: trong một miếng ăn đã có đủ cả cơmcanh-rau-thịt.


+ Cái ngon của bữa ăn người Việt tác động vào đủ mọi giác quan: mắt, mũi, tai, miệng,…Được tổng hợp từ
nhiều yếu tố: thời tiết, vị trí, bạn bè,…
- Tính cộng đồng và tính mực thước trong nghệ thuật ẩm thực của người Việt:
+ Tính tổng hợp kéo theo tính cộng đồng. Ăn tổng hợp, ăn chung, cho nên các thành viên của bữa ăn liên quan
và phụ thuộc chặt chẽ vào nhau. Vì vậy mà trong lúc ăn uống, người Việt Nam rất thích chuyện trị.
+ Tính cộng động địi hỏi con người một thứ văn hóa cao trong ăn uống (ăn trơng nồi, ngồi trong hướng): Vì
mọi người đều phụ thuộc lẫn nhau nên phải ý tứ khi ngồi và mực thước khi ăn. Tính mực thước là biểu hiện của
khuynh hướng qn bình âm-dương. Nó địi hỏi người ăn đừng ăn quá nhanh, quá chậm; đừng ăn q nhiều,
q ít; đừng ăn hết, ăn cịn.
- Tính linh hoạt, biện chứng trong nghệ thuật ẩm thực của người Việt.
+ Tính linh hoạt của người Việt Nam thể hiện rất rõ trong cách ăn. Có bao nhiêu người ăn thì có bấy nhiêu cách
tổng hợp khác nhau- đó là cả một khn khổ rộng rãi đến kì lạ cho sự linh hoạt của con người. Ví dụ nếu như
trong một mâm cơm, ngoài nồi cơm và chén nước mắm ra, có 4 món ăn thì người ăn có thể có tất cả 14 khả
năng lựa chọn cách ăn khác nhau: 1 cách ăn cả 4 món, 4 cách ăn 3 món,…
+ Tính linh hoạt cịn thể hiện trong dụng cụ ăn, người Việt Nam truyền thống chỉ dùng một thứ dụng cụ là đơi
đũa. Đó là cách ăn đặc thù mô phỏng động tác của con chim nhặt hạt, xuất phát từ thói quen ăn những thứ
khơng thể nào dùng tay bốc hoặc mó tay vào được (như cơm, cá, nước mắm,…) của cư dân Đông Nam Á, nơi
có sẵn tre làm vật liệu.
+ Biểu hiện quan trọng hơn cả của tính biện chứng trong việc ăn là ở chỗ người Việt Nam đặc biệt chú trọng
đến quan hệ biện chứng âm-dương, bao gồm:
• Sự hài hịa âm dương của thức ăn:
Người Việt phân biệt thức ăn theo năm mức âm-dương, ứng với Ngũ hành: hàn (lạnh, âm nhiều=Thủy); nhiệt

(nóng, dương nhiều = Hỏa); ơn (ấm, dương ít=Mộc); lương (mát, âm ít=Kim), và bình (trung tính= Thổ). Chẳng
hạn: gừng đứng đầu vị nhiệt (dương) có tác dụng làm thanh hàn, giải cảm, cho nên được dùng làm gia vị đi kèm
với những thực phẩm có tính hàn (âm) như bí đao, rau cải, cải bắp, cá…
• Sự qn bình âm dương trong cơ thể:
Để tạo nên sự quân bình âm-dương trong cơ thể ngồi việc ăn các món chế biến có tính đến sự qn bình âmdương, người Việt Nam còn sử dụng thức ăn như những vị thuốc để điều chỉnh sự mất quân bình âm-dương
trong cơ thể. Mọi bệnh tật do mất quân bình âm- dương; vì vậy, một người bị ốm do quá âm cần ăn đồ dương
và, ngược lại, ốm do quá dương cần ăn đồ âm để khôi phục lại sự thăng bằng đã mất. Ví dụ: đau bụng nhiệt
(dương) thì cần ăn những thứ hàn (âm) như chè đậu đen, nước sắc đậu đen (màu đen âm), trứng gà, lá mơ,…
• Sự qn bình âm dương giữa con người với mơi trường tự nhiên
Việt Nam là xứ nóng (dương) cho nên phần lớn thức ăn đều thuộc loại bình, hàn (âm). Cơ cấu ăn truyền thống
thiên về thức ăn thực vật (âm) và ít thức ăn động vật (dương) chính là góp phần quan trọng trong việc tạo nên
sự cân bằng giữa con người với mơi trường. Ví dụ: mùa hè nóng, người Việt thích ăn rau quả, tơm cá (là những
thứ âm) hơn là mỡ thịt. Khi chế biến, người ta thường luộc, nấu canh, làm nộm, làm dưa, tạo nên thức ăn có
nhiều nước (âm) và vị chua (âm) vừa dễ ăn, dễ tiêu, vừa giải nhiệt
• Sự qn bình âm dương giữa cơ thể và mùa, tiết:
Tính biện chứng trong việc ăn uống không chỉ thể hiện ở việc ăn phải hợp thời tiết, phải đúng mùa, mà người
Việt Nam sành ăn còn phải biết chọn đúng bộ phận có giá trị (Chuối sau, cau trước; Đầu chép, mép trơi,…)
đúng trạng thái có giá trị (Tơm nấu sống, bống để ươn…) đúng thời điểm có giá trị (Cơm chín tới, cải vồng
non,…)
10. Cấu trúc, bản chất và giá trị văn hóa truyền thống của lễ hội cổ truyền người Việt?
* Cấu trúc lễ hội: Gồm 2 thành phần chính lễ và hội. Phần lễ mang ý nghĩa tạ ơn và cầu xin thần linh bảo trợ
cho cuộc sống của mình. Phần hội gồm các trị vui chơi giải trí hết sức phong phú.


* Bản chất chung của lễ hội:
- Là tính chất thiêng do vậy nó thuộc thế giới thần linh, thiêng liêng, đối lập với đời sống trần gian, trần tục. Có
nhiều sinh hoạt, trình diễn trong lễ hội nhìn bề ngồi là trần tục, như các trị vui chơi giải trí, thi tài, các diễn
xướng mang tính phồn thực, nên nó mang tính “tục”, nhưng lại là cái trần tục mang tính phong tục, nên nó vẫn
thuộc về cái thiêng, như tơn sùng sinh thực khí mà hội Trị Trám (Phú Thọ) là điển hình.
- Là sự sùng bái nhân vật lịch sử hoặc một vị thần thánh, qua đó giáo dục cách ứng xử có văn hóa của con người

với thiên nhiên môi trường, với cội nguồn quá khứ, với con người.
- Là nhu cầu trở về nguồn cội:
+ Tất cả mọi lễ hội cổ truyền đều hướng về nguồn. Đó là nguồn cội tự nhiên mà con người vốn từ đó sinh ra và
nay vẫn là một bộ phận hữu cơ; nguồn cội cộng đồng như dân tộc, đất nước, xóm làng, tổ tiên, nguồn cội văn
hố... Hơn thế nữa, hướng về nguồn đã trở thành tâm thức của con người Việt Nam - “uống nước nhớ nguồn”,
“ăn quả nhớ người trồng cây”.
- Là sự giải thiêng
* Giá trị văn hóa tiêu biểu:
- Tính cộng đồng và sự cố kết cộng đồng:
+ Lễ hội nào cũng là của và thuộc về một cộng đồng người nhất định, đó có thể là cộng đồng làng xã (hội làng),
cộng đồng nghề nghiệp (hội nghề), cộng đồng tôn giáo (hội chùa, hội đền, hội nhà thờ), cộng đồng dân tộc (hội
Đền Hùng - quôc tế) đến cộng đồng nhỏ hẹp hơn, như gia tộc, dịng họ... chính lễ hội là dịp biểu dương sức
mạnh của cộng đồng và là chất kết dính tạo nên sự cố kết cộng đồng.
- Tính chất tự quản, tinh thần dân chủ, nội dung nhân bản:
+ Lễ hội là một hình thức sinh hoạt tín ngưỡng - văn hố cộng đồng của nhân dân ở nơng thơn cũng như ở đơ
thị. Trong các lễ hội đó, nhân dân tự đứng ra tổ chức, chi phí, sáng tạo và tái hiện các sinh hoạt văn hoá cộng
đồng và hưởng thụ các giá trị văn hoá và tâm linh, do vậy, lễ hội bao giờ cũng thấm đượm tinh thần dân chủ và
nhân bản sâu sắc. Đặc biệt trong “thời điểm mạnh” của lễ hội, khi mà tất cả mọi người chan hồ trong khơng
khí thiêng liêng, hứng khởi thì các cách biệt xã hội giữa cá nhân ngày thường dường như được xố nhồ, con
người cùng sáng tạo và hưởng thụ những giá trị văn hoá của mình.
* Liên hệ (tích cực và tiêu cực)
- Tích cực:
+ Góp phần bảo tồn bản sắc văn hố dân tộc, củng cố niềm tin và tín ngưỡng dân gian, ý thức cộng đồng, hạn
chế các tôn giáo ngoại lai làm mất bản sắc văn hố dân tộc.
+ Có vai trị rất quan trọng trong q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế ở nước ta.
+ Tạo sự cân bằng trong đời sống tinh thần của cộng đồng trước xã hội hiện đại, thúc đẩy kinh tế phát triển bền
vững, lành mạnh...
+ Nhiều yếu tố văn hóa tinh thần được lễ hội bảo lưu và trao truyền từ đời này sang đời khác, trở thành di sản
văn hóa vơ giá của dân tộc.
- Tiêu cực:

+ Mê tín, dị đoan, rượu chè, cờ bạc..., lợi dụng lễ hội để thu nhập khơng chính đáng.
+ Là dịp làm ăn kiếm tiền cho nên tranh giành khách, nâng giá dịch vụ.
+ Tình trạng ùn tắc giao thơng, mất trật tự ở nhiều lễ hội lớn, gây nên cảnh chen lấn, trộm cắp, tệ nạn ăn xin
đang gia tăng và biến tướng quậy phá, đeo bám khách du lịch. Tình trạng xả rác bừa bãi ngay trong khu vực
diễn ra lễ hội vẫn phổ biến...
+ Một số lễ hội có xu hướng trần tục hóa, khơng cịn giữ được tính thiêng của lễ hội.
+ Việc dâng hương, đốt nhiều vàng mã gây tốn kém và ơ nhiễm mơi trường.
11. Trình bày phong tục lễ Tết của người Việt (Trang 150-152)


- Chữ “Tết” biến âm từ chữ “Tiết” mà ra. Các ngày lễ tết được phân bố theo thời gian trong năm, xen vào các
khoảng trống trong lịch thời vụ.
- Lễ tết gồm hai phần: phần cúng tổ tiên, thần linh (gọi là phần lễ) và ăn chơi bù lại cho những lúc làm lụng vất
vả. Cho nên gọi là ăn tết.
- Tết Nguyên Đán là quan trọng nhất. Nguyên là bắt đầu, Đán là buổi sáng. Nó cịn gọi là tết ra hoặc tết cả. Đặc
trưng văn hóa điển hình nhất của Tết Nguyên Đán là nếp sống cộng đồng. Ví dụ: Nếp sống cộng đồng thể hiện
ở chỗ Tết là dịp duy nhất trong năm có sự sum họp đầy đủ của tập thể gia đình, gia tiên và gia thần.
- Tết Nguyên Tiêu hay Tết Thượng Nguyên (Rằm tháng Giêng): là ngày Thiên Quan Tiếp Phước. Trước đây,
người Việt cịn làm lễ vía Trời ngày Mồng 9 tháng Giêng và vía Đất ngày Mồng 10 tháng Giêng.
- Tết Hàn Thực (Mồng 3 tháng 3): Ảnh hưởng của Trung Hoa. Tết này người ta làm bánh trôi, bánh chay để
cúng tổ tiên.
- Tết Đoan Ngọ (Mồng 5 tháng 5): Tết nửa năm, đây là thời điểm nóng nực, nhiều bệnh tật phát sinh nên dân ta
còn gọi ngày này là Tết giết sâu bọ.
- Tết Trung Nguyên (Rằm tháng 7): Địa quan xá tội vong nhân, người dân làm lễ cúng tế cô hồn. Những người
theo đạo Phật thì mừng lễ Vu Lan.
- Tết Trung Thu (Rằm tháng 8): Vốn là Tết chung của mọi người, đánh dấu ngày có trăng trịn nhất trong năm,
thời tiết mát mẻ, người ta thường tổ chức thả diều, hát trống quân. Sau này Trung thu trở thành Tết thiếu nhi.
- Tết Hạ Nguyên (Rằm tháng 10): Thủy quan giải ách, cũng là ngày Tết cơm mới.
- Tết Ông Táo (23 tháng Chạp): Lễ đưa Ông Táo về chầu Trời. Đến chiều 30 tháng Chạp, mọi gia đình làm lễ
rước ơng bà và Ông Táo về ăn Tết.

➔ Hệ thống lễ Tết làm thành một chu kỳ khép kín, âm dương chuyển hóa cho nhau.
12. Trình bày phong tục lễ hội của người Việt? (Trang 153, 154)
- Lễ hội là một hệ thống phân bố theo không gian: Vào mùa xuân và mùa thu, khi công việc đồng áng rảnh rỗi
nhất, lễ hội diễn ra liên tiếp hết chỗ này đến chỗ khác, mỗi vùng có lễ hội riêng của mình.
- Phần lễ mang ý nghĩa tạ ơn và cầu xin thần linh bảo trợ cho cuộc sống của mình. Có 3 nhóm lễ hội
+ Lễ hội liên quan đến cuộc sống trong quan hệ với môi trường tự nhiên (lễ hội cầu mưa, lễ hội xuống đồng, hội
đâm trâu, hội cơm mới, hội cốm, hội đua thuyền, hội đua ghe Ngo,…)
+ Lễ hội liên quan đến cuộc sống trong quan hệ với môi trường xã hội (kỉ niệm các anh hùng dựng nước và giữ
nước- hội Đền Hùng, hội Gióng, hội Đền An Dương Vương, hội đền Hai Bà Trưng,…)
+ Lễ hội liên quan đến đời sống cộng đồng (các lễ hội tơn giáo và văn hóa- hội chùa Hương, hội chùa Tây
Phương, hội chùa Thầy,…)
- Phần hội gồm các trò vui chơi giải trí hết sức phong phú.
- Xét về nguồn gốc, phần lớn các trò chơi này đều xuất phát từ những ước vọng thiêng liêng của con người nông
nghiệp:
+ Xuất phát từ ước vọng cầu mưa là các trị chơi tạo ra tiếng nổ mơ phỏng tiếng sấm vào các hội mùa xuân để
nhắc nhở Trời làm mưa như thi đốt pháo, đi thuyền đốt pháo, ném pháo, đánh pháo đất,…
+ Xuất phát từ ước vọng cầu cạn là các trò thi thả diều vào các hội mùa hè mong gió lên, nắng lên để nước lụt
màu rút xuống
+ Xuất phát từ ước vọng phồn thực là các trò cướp cầu thả lỗ, đánh đáo, ném còn, nhún đu, bắt chạch trong
chum…
+ Xuất phát từ ước vọng rèn luyện sự nhanh nhẹn, tháo vát, khéo léo là các trò thi thổi cơm, vừa gánh vừa thổi
cơm, vừa giữ trẻ vừa thổi cơm, vừa bơi thuyền vừa thổi cơm; thi luộc gà, thi dọn cổ, thi bắt lợn, thi bắt vịt…
+ Xuất phát từ ước vọng rèn luyện sức khỏe và khả năng chiến đấu là các trò đấu vật, kéo co, chọi gà, chọi trâu,
chọi cá, chọi dế…
13. Phong tục hôn nhân của người Việt truyền thống


- Hôn nhân phải đáp ứng quyền lợi của gia tộc
+ Xác lập mối quan hệ giữa hai gia tộc: Hai gia đình phải mơn đăng hộ đối.
+ Hơn nhân là công cụ duy nhất và thiêng liêng để duy trì dịng dõi và phát triển nguồn nhân lực.

+ Khơng chỉ duy trì nịi giống, người con tương lai cịn có trách nhiệm làm lợi cho gia đình.
- Hơn nhân phải đáp ứng quyền lợi của làng xã
+ Hôn nhân phải đảm bảo sự ổn định của làng xã, vì vậy mà có truyền thống khinh rẻ dân ngụ cư. Cũng nhằm
tạo sự ổn định, đã hình thành quan niệm chọn vợ chọn chồng cùng làng: Ruộng đầu chợ, vợ giữa làng; Ruộng
giữa đồng, chồng giữa làng; Lấy chồng khó giữa làng, hơn lấy chồng sang thiên hạ;….
+ Nộp cheo đóng vai trị phương tiện kinh tế: Khi lấy vợ, nhà trai phải nộp cho làng xã bên gái một khoản “lệ
phí” gọi là “cheo” thì đám cưới mới được cơng nhận là hợp pháp. Ca dao, tục ngữ có những câu: Ni lợn thì
phải với bèo, Lấy vợ thì phải nộp cheo cho làng; Lấy vợ mười heo, không cheo cũng mất,…
+ Nhìn chung, lịch sử hơn nhân Việt Nam ln là lịch sử hơn nhân vì lợi ích của cộng đồng, tập thể: từ các cuộc
hôn nhân vô danh của thường dân đến những cuộc hôn nhân nổi danh như Mị Châu với Trọng Thủy, công chúa
Huyền Trân với vua Chàm Chế Mân, công chúa Ngọc Hân với Nguyễn Huệ...
- Hôn nhân phải đáp ứng được quyền lợi của đơi nam, nữ.
+ Xem tuổi đơi nam nữ có phù hợp hay khơng.
+ Sính lễ trong hơn nhân: trong lễ vật dẫn cưới ln có một loại bánh đặc biệt rất có ý nghĩa là bánh su sê (tên
đọc chệch đi của phu thê).
+ Quan hệ mẹ chồng- nàng dâu cũng rất được chú ý: Giã cối đón dâu, mẹ chồng cầm bình vơi lánh sang nhà
hàng xóm lúc rước dâu về.
- Một số kiêng kỵ trong hôn nhân xưa:
+ Không được lấy người cùng họ
+ Kiêng lấy người hợp tuổi
+ Không cưới vào năm kim lâu
+ Không cưới khi nhà có tang
+ Nhà gái kiêng mời cưới khi chưa tổ chức lễ ăn hỏi
+ Kiêng cưới vào ngày không tốt
+ Kiêng làm bể đồ vật trong ngày cưới
+ Chọn người đạo đức, đông con trải chiếu cho giường cưới
+ Kiêng cưới vào năm tuổi
- Quan điểm riêng về phong tục hơn nhân xưa: Gị bó, trói buộc như so với hôn nhân ngày nay như con gái chỉ
được lấy chồng trong cùng một làng,…
- Hơn nhân xưa có 6 lễ: nạp tài, vấn danh, nạp cát, nạp tệ, thỉnh kỳ, thân nghỉnh. Hơn nhân ngày nay cịn 3 lễ: lễ

dạm ngõ, lễ ăn hỏi, lễ cưới.
14. Đặc điểm của Phật giáo Việt Nam. Vai trò của Phật giáo Việt Nam (Tr.248-255)
• Đặc điểm của Phật giáo Việt Nam
* Tính tổng hợp:
- Phật giáo đã tiếp xúc và kết hợp chặt chẽ với tín ngưỡng truyền thống của dân tộc (Thờ các thần tự nhiên, chùa
theo kiến trúc “Tiền phật hậu Thần”).
- Tổng hợp các tông phái với nhau.
- Phật giáo Việt Nam kết hợp chặt chẽ với các tôn giáo khác: Nho giáo, Đạo giáo.
- Phật giáo Việt Nam kết hợp chặt chẽ việc đạo với đời.
* Khuynh hướng thiên về nữ tính:
- Các vị Phật Ấn Độ vốn là đàn ông, sang Việt Nam biến thành Phật Ông, Phật Bà.


- Người Việt Nam còn tạo ra những “Phật Bà” riêng của mình: Đứa con gái nàng Man, tương truyền sinh ngày
8-4, được xem là Phật Tổ Việt Nam, bà Man trở thành Phật Mẫu. Ngồi ra, cịn khá nhiều Phật nữ như: Quan
Âm Thị Kính, Quan Âm Diệu Thiền,…
- Việt Nam có khá nhiều chùa mang tên các bà: Chùa Bà Dâu, chùa Bà Đậu, chùa Bà Tướng,…Tuyệt đại bộ
phận phật tử tại gia đều là phụ nữ.
- Chùa hịa nhập với thiên nhiên, là nơi có phong cảnh hữu tình.
* Tính linh hoạt:
- Ngay từ đầu, người Việt Nam đã tạo ra một lịch sử Phật giáo riêng cho mình.
- Người Việt Nam coi trọng việc sống phúc đức, trung thực hơn là đi chùa.
- Coi trọng truyền thống thờ cha mẹ, ông bà hơn là thờ phật.
- Vào Việt Nam, đức Phật được đồng nhất với những vị thần trong tín ngưỡng dân gian truyền thống có khả
năng cứu giúp mọi người thoát khỏi tai họa.
- Người Việt Nam có khi phá cả giới luật Phật giáo: tổ chức cưới vợ cho sư.
- Tượng Phật Việt Nam mang dáng dấp hiền hòa với những tên gọi dân gian: Ơng nhịn ăn mà mặc (Tuyết Sơn
gầy ốm), ơng nhịn mặc mà ăn (Di Lặc to béo), ông Bụt Ốc (Thích Ca tóc quăn),…Nhiều tượng Phật được tạc
theo lối ngồi khơng phải trên tịa sen mà là chân co duỗi rất thoải mái, giản dị. Phật Bà chùa Hương cịn có cả
búi tóc đi gà.

- Sự cải biến linh hoạt trên cơ sở tổng hợp đạo Phật với đạo ông bà (thờ cúng tổ tiên) đã tạo nên Phật Giáo Hòa
Hảo, còn gọi là Đạo Hòa Hảo, mà giáo chủ là đức Huỳnh Phú Sổ.
* Tính nhập thể: Phật Giáo luôn đồng hành với cuộc sống của chúng sinh bằng những việc làm thiết thực:
- Coi trọng tu tại gia
- Phật tại tâm
- Tích cực tham gia các hoạt động xã hội
• Vai trị của Phật giáo Việt Nam
- Các nhà Sư là người dạy đạo, dạy chữ, trị bệnh cho dân, nên dân rất kính nể.
- Chùa là trung tâm văn hóa một thời.
- Các Sư cũng tham chính.
- Chùa cất theo lối kiến trúc truyền thống với mái cong, khung cảnh thiên nhiên hữu tình rất gần gũi với người
Việt.
- Nhiều người tin theo Phật, làm theo Phật đã đóng góp tích cực vào việc xoa dịu nỗi đau của chúng sanh, góp
phần làm lành mạnh hóa xã hội.
- Nhiều từ ngữ Phật giáo ảnh hưởng sâu sắc và trở thành câu nói cửa miệng của người Việt thậm chí đi vào thi
ca: Nam mơ A Di Đà Phật, Ta Bà, hằng hà sa số…
15. Phân tích tính cộng đồng và tính tự trị trong đời sống văn hóa Việt Nam (Tr.96-101)
* Tính cộng đồng
- Đặc điểm: Là sự liên kết các thành viên trong làng lại với nhau, mỗi người đều hướng tới người khác; hướng
ngoại, dương tính; chú trọng tính đồng nhất. Biểu tượng: cây đa, bến nước và sân đình
- Mặt tích cực:
+ Tính cộng đồng nhấn mạnh vào sự đồng nhất. Do đồng nhất cho nên người Việt Nam ln sẵn sàng đồn kết
giúp đỡ lẫn nhau, coi mọi người trong cộng đồng như anh chị em trong nhà: chị ngã em nâng, lá lành đùm lá
rách…
+ Do đồng nhất (giống nhau) cho nên người Việt Nam ln có tính tập thể rất cao, hòa đồng vào cuộc sống
chung.


+ Sự đồng nhất (giống nhau) cũng chính là ngọn nguồn của nếp sống dân chủ- bình đẳng bộc lộ trong các
nguyên tắc tổ chức nông thôn theo địa bàn cư trú, theo nghề nghiệp, theo giáp.

- Mặt tiêu cực:
+ Do đồng nhất mà ở người Việt Nam, ý thức về con người cá nhân bị thủ tiêu: Người Việt ln hịa tan vào các
mối quan hệ xã hội (với người này là em, người kia là cháu, với người khác là anh/chị…), giải quyết xung đột
theo lối hòa cả làng.
+ Sự đồng nhất còn dẫn đến chỗ người Việt Nam hay dựa dẫm, ỷ lại vào tập thể: Nước trơi thì bèo trơi, nước
nổi thì thuyền nổi. Cùng với thói dựa dẫm, ỷ lại là tư tưởng cầu an và cả nể, làm gì cũng sợ rút dây động rừng
nên có việc gì thường chủ trương đóng cửa bảo nhau.
+ Một nhược điểm trầm trọng thứ ba là thói cào bằng, đố kị, khơng muốn cho ai hơn mình: Xấu đều hơn tốt lỏi,
Chết một đống còn hơn sống một người…
* Tính tự trị:
- Đặc điểm: chú trọng nhấn mạnh vào sự khác biệt. Khởi đầu là sự khác biệt của cồng đồng (làng, họ) này so
với cộng đồng (làng, họ) khác; hướng nội, âm tính; chú trọng tính khác biệt. Biểu tượng: Lũy tre.
- Mặt tích cực:
+ Sự khác biệt- cơ sở của tính tự trị- tạo nên tinh thần tự lập cộng đồng: mỗi làng, mỗi tập thể phải tự lo liệu lấy
mọi việc.
+ Vì phải tự lo liệu, nên người Việt Nam có truyền thống cần cù tạo nên nếp sống tự cấp tự túc: mỗi làng tự đáp
ứng mọi nhu cầu cho cuộc sống của làng mình; mỗi nhà có vườn rau, chuồng gà, ao cá- đảm bảo nhu cầu về ăn;
có bụi tre, răng xoan, gốc mít- tự đảm bảo nhu cầu về ở.
- Mặt tiêu cực
+ Do nhấn mạnh vào sự khác biệt- cơ sở của tính tự trị- mà người Việt Nam có thói xấu là óc tư hữu ích kỉ: Bè
ai người nấy chống; Ruộng ai người nấy đắp bờ; Ai có thân người nấy lo,…
+ Thói xấu thứ hai có nguồn gốc từ tính tự trị đó là óc bè phái, địa phương cục bộ, làng nào biết làng nấy, chỉ lo
vun vén cho địa phương mình: Trống làng nào làng nấy đánh, Thánh làng nào làng ấy thờ,….
+ Một biểu hiện thứ ba của tính khác biệt- cơ sở của tính tự trị- là óc gia trưởng- tơn ti tạo nên tư tưởng thứ bậc
vơ lí: Sống lâu lên lão làng; Áo mặc khơng qua khỏi đầu
16. Tính cách của người Việt bắt nguồn từ tính cộng đồng và tính tự trị của làng xã Việt Nam?
- Hệ quả tốt và hệ quả xấu của tính cộng đồng và tính tự trị (giống c.15)
17. Triết lý Âm – Dương và tính cách của của người Việt
- Nguồn gốc của triết lý âm- dương:
+ Triết lí âm dương là sản phẩm trừu tượng hóa từ ý niệm và ước mơ của cư dân nông nghiệp về sự sinh sản của

hoa màu và con người. Từ hai cặp đối lập gốc “mẹ-cha” và “đất-trời”. người xưa dần suy ra hàng loại cặp đối
lập như những thuộc tính của âm dương. Việc hợp nhất hai cặp đối lập này chính là sự khái quát hóa đầu tiên
trên con đường dẫn đến triết lí âm-dương.
- Hai quy luật của triết lý âm dương:
+ Quy luật về thành tố: Khơng có gì hồn tồn âm hoặc hồn tồn dương, trong âm có dương và trong dương có
âm. Ví dụ: Trong cái nắng tiềm ẩn cái mưa (hơi nước bốc lên), trong cái mưa tiềm ẩn cái nắng (mây tan đi),
trong lòng đất âm chứa cái nóng dương (ở tâm trái đất nhiệt độ lên đến 4 ngàn độ).
+ Quy luật về quan hệ giữa các yếu tố: Âm và dương ln gắn bó mật thiết với nhau và chuyển hóa cho nhau:
âm cực sinh dương, dương cực sinh âm. Ví dụ: ngày và đêm, mưa và nắng, nóng và lạnh…ln đổi chỗ cho
nhau. Ở xứ nóng (dương) phát triển nghề trồng trọt (âm); ngược lại, ở xứ lạnh (âm) phát triển nghề trồng trọt
(dương).
- Tính cách của người Việt:
+ Triết lý âm dương tạo nên ở người Đông Nam Á cổ đại quan niệm lưỡng phân lưỡng hợp.


+ Ở người Việt, tư duy âm dương bộc lộ qua khuynh hướng cặp đơi ở khắp nơi. Ví dụ: Ở Việt Nam, mọi thứ
thường đi đôi từng cặp theo ngun tắc âm-dương hài hịa: ơng Đồng- bà Cốt, đồng Cơ- đồng Cậu,…
+ Triết lý Âm – Dương cịn thể hiện qua biểu tượng vng trịn. Có vng có trịn, tức là có âm có dương; nói
“vng trịn” là nói đến sự hồn thiện. Ví dụ: Thành ngữ có câu: Mẹ trịn con vng, Ba vng bảy trịn,….
+ Người Việt có tính cách qn bình âm dương do nắm rõ hai quy luật của nó: Trong cuộc sống, gắng khơng
làm mất lòng ai; trong việc ăn, ở, gắng giữ sự hài hòa âm dương trong cơ thể và hài hòa với mơi trường tự
nhiên…
+ Có khả năng thích nghi cao với mọi hồn cảnh dù khó khăn đến đâu vẫn khơng chán nản.
+ Có tinh thần lạc quan, sống bằng tương lai: thời trẻ khổ thì tin rằng về già sẽ sướng, suốt đời khổ thì tin rằng
con mình sẽ sướng,….
+ Những bài học về luật nhân quả: “Sướng lắm khổ nhiều”, “Trèo cao té đau”, “Yêu nhau lắm, cắn nhau
đau”,…
18. Tại sao tín ngưỡng đa thần ở Việt Nam lại có tình trạng các nữ thần chiếm ưu thế?
- Cơ sở xuất phát của tình trạng nữ thần chiếm đa số ở tín ngưỡng đa thần là sản phẩm của văn hóa trọng nữ
+ Xuất phát từ vai trị quan trọng của người phụ nữ trong đời sống

+ Xuất phát từ triết lí âm dương
+ Xuất phát từ “Xứ sở Mẫu hệ” của khơng gian văn hóa vùng Đơng Nam Á
- Mục đích tơn thờ: Do nơng nghiệp thiên về âm tính, cộng với mục đích hướng tới là sự phồn thực nên nữ thần
chiếm đa số.
- Biểu hiện của sự tôn thờ:
+ Thờ nhiều nữ thần: Các Bà Trời, Bà Đất, Bà Nước- những nữ thần cai quản các hiện tượng tự nhiên thiết thân
nhất đối với cuộc sống của người trồng lúa nước hay các bà Mây-Mưa-Sấm-Chớp cai quản những hiện tượng tự
nhiên hết sức quan trọng trong cuộc sống của cư dân nông nghiệp lúa nước.
+ Thờ động vật và thực vật:
• Động vật: Chim, rắn, cá sấu là những loài động vật phổ biến hơn cả vùng sông nước và, do vậy, thuộc
loại được sùng bái hàng đầu. Người Việt có câu: Nhất điểu, nhì xà, tam ngư, tứ tượng.
• Thực vật: Được tơn sùng nhất là cây lúa: khắp nơi- dù là vùng người Việt hay vùng người dân tộc- đều
có tín ngưỡng thờ Thần Lúa, Hồn Lúa, Mẹ Lúa…Thứ đến là các loài cây xuất hiện sớm ở vùng này như
cây Cau, cây Đa, cây Dâu, quả Bầu…
+ Cải biến các yếu tố tôn giáo ngoại lai thành nữ thần của riêng người Việt (Bà Chăm (Bàlamôn), Bà Ni (đạo
Hồi), Phật Bà, Bà Quan âm nghìn tay nghìn mắt (Quán Thế Âm Bồ tát .v.v.)
19. Đặc điểm của Nho Giáo Việt Nam. Vai trị của Nho giáo trong văn hóa truyền thống Việt Nam
*Đặc điểm của Nho Giáo Việt Nam: Khi vào Việt Nam, Nho Giáo đã bị biến đổi cho phù hợp với truyền thống
của văn hóa dân tộc.
- Tạo nên sự ổn định. Nhà nước Nho Giáo Việt Nam đã tạo ra sự phụ thuộc của bộ máy quan lại vào nhà cầm
quyền bằng hai biện pháp:
1. Biện pháp kinh tế: nhẹ lương tăng bổng
2. Biện pháp tinh thần: trọng đức khinh tài
- Trọng tình người, vì trọng tình người vốn là truyền thống lâu đời của văn hóa phương Nam, cho nên khi tiếp
nhận Nho giáo, người Việt Nam đã tâm đắc với chữ “Nhân” hơn cả. Trong Nho giáo Việt Nam, việc trọng tình
được bổ sung bằng truyền thống dân chủ của văn hóa nơng nghiệp. Chính nhờ tính dân chủ truyền thống ấy mà
khi Nho giáo Trung Hoa thâm nhập vào Việt Nam, nó đã được làm mềm đi (xem vấn đề quyền lợi của phụ nữ
trong luật Hồng Đức, luật Gia Long; không dám loại Phật Giáo và đạo Mẫu…)
- Tư tưởng “trung quân”: Người Việt Nam tiếp thu tư tưởng trung quân Nho giáo trên cơ sở tinh thần yêu nước
và tinh thần dân tộc sẵn có, khiến cho cái trung quân đó đã bị biến đổi và gắn liền với ái quốc.



- Xu hướng trọng văn: Ở Việt Nam, văn được coi trọng hơn hẳn võ: Tuy ln phải đối phó với chiến tranh,
nhưng người Việt ít quan tâm đến các kì thi võ mà chỉ ham học chữ, thi văn: Một kho vàng không bằng một
nang chữ. Người Việt Nam nhìn thấy ở Nho giáo một cơng cụ văn hóa, một con đường làm nên nghiệp lớn:
Chẳng tham ruộng cả ao liền, Tham vì cái bút cái nghiên anh đồ.
- Thái độ đối với nghề buôn: Ở Việt Nam với văn hóa nơng nghiệp đậm nét, với tính cộng đồng và tính tự trị, lại
có truyền thống khinh rẻ nghề bn. Nó đã bám rễ vào suy nghĩ và tình cảm mỗi người, khiến cho nghề buôn
trong lịch sử Việt Nam khơng phát triển được; nó cịn được khái qt hóa thành quan niệm mang tính chất chính
thống: dĩ nơng vi bản, dĩ thương vi mạt và đường lối trọng nơng ức thương.
* Vai trị của Nho giáo trong văn hóa truyền thống Việt Nam
- Nho giáo đã chi phối sâu sắc và tồn diện đời sống văn hóa- tinh thần của xã hội Việt Nam.
- Xây dựng chuẩn mực đạo đức, xã hội.
- Hình thành chuẩn mực nhân cách của con người Việt Nam truyền thống: coi trọng việc rèn luyện nhân cách
đạo đức
- Nhà nước phong kiến Việt Nam chủ động tiếp nhận Nho giáo chính là để củng cố việc tổ chức và quản lý nhà
nước, duy trì sự ổn định của đời sống cộng đồng
- Nhà nước phong kiến Việt Nam sử dụng cách thức tổ chức thi cử của Trung Hoa để tuyển chọn nhân tài
- Chữ Hán (còn gọi là chữ Nho) được sử dụng làm văn tự chính thức trong giao dịch hành chính. Trên cơ sở chữ
Hán, từ cuối đời Bắc thuộc, người Việt đã tạo ra chữ Nôm dùng trong sáng tác văn chương.
20. Ảnh hưởng của Nho Giáo đến văn hóa của Việt Nam:
- Tích cực:
+ Về tín ngưỡng, Nho giáo là tôn giáo của đàn ông người Việt, bên cạnh các tôn giáo dành cho các bà các cô
như đạo Phật, đạo Mẫu...
+ Về phong tục, sự tác động của Nho giáo và văn hóa Hán đã làm Hán hóa một phần các phong tục vịng đời,
đặc biệt là phong tục hôn nhân, phong tục tang ma.
+ Trong giáo dục, Nho giáo là cơ sở hình thành hệ thống giáo dục chính thống của Việt Nam trung đại ở bốn
cấp kinh đô - tỉnh/đạo - phủ - huyện/châu, và chế độ thi tuyển gồm bốn cấp khảo hạch - thi Hương - thi Hội - thi
Đình, để đào tạo ra quan lại nhà nước, quan viên làng xã.
+ Về văn học và nghệ thuật, Nho giáo đã góp phần làm hình thành các thể văn khoa cử (kinh nghĩa, chiếu, biểu,

luận, văn sách, thơ, phú...), các thể loại văn học mô phỏng Trung Hoa (thơ Đường luật, phú, từ, đối...), các điển
tích văn học, các sách giáo khoa truyền thụ Nho giáo, các tác phẩm văn học và nghệ thuật chịu ảnh hưởng của
Nho giáo.
+ Về văn tự, chữ Hán là văn tự chính thức của Việt Nam trong suốt thời phong kiến tự chủ, và vì là phương tiện
chuyên dùng chuyển tải Nho giáo, nên chữ Hán thường được gọi là chữ Nho, chữ Thánh hiền.
- Tiêu cực:
+ Phương pháp giáo dục của Nho giáo vừa giáo điều, vừa phù phiếm, chủ yếu giúp làm dáng trí thức, cịn hầu
như vơ dụng đối với xã hội con người.
+ Tư tưởng trung quân của Nho giáo khiến cho nhiều nho thần, nho sĩ Đại Việt đều dốc sức bảo vệ ngai vàng,
khơi phục ngai vàng cho những dịng vua, những ơng vua ăn hại, bù nhìn. Thay vì làm cho non sơng nhất thống,
họ lại làm cho chính sự suy đồi, đất nước loạn lạc, dân chúng lầm than.
+ Sự độc tôn Nho giáo đã kiềm hãm kinh tế Việt Nam, làm suy yếu các nguồn nội lực, là một trong những
nguyên nhân làm cho Việt Nam mất nước. Do ý thức hệ Nho giáo, một số nghề nghiệp trong xã hội Việt Nam
đã bị coi khinh, mặc dù cần thiết, có ích cho cuộc sống của con người như nghề xướng ca, nghề thương mại...
+ Quan điểm bất bình đẳng của Nho giáo đã chà đạp phụ nữ Việt Nam xuống đất đen.
+ Ý thức hệ Nho giáo đã bóp méo nhãn quan người Việt đối với văn hóa Trung Hoa, văn hóa các tộc người lân
cận.


21. Ảnh hưởng của Phật giáo đến lối sống người Việt:
- Tích cực:
+ Phật giáo mang lại nhiều phong tục tập quán tốt đẹp.
+ Phật giáo khuyến khích cá nhân sống lương thiện, tu tâm dưỡng tính. Coi trọng tu nhân tích đức, đề cao tư
tưởng hiếu hịa, nhân ái, vị tha.
+ Có tinh thần nhập thế, gắn với hịa bình, đồng hành cùng với đời sống dân tộc “tốt đạo, đẹp đời”.
+ Tạo nên một nền văn hóa Phật giáo độc đáo qua các cơng trình kiến trúc nghệ thuật.
- Tiêu cực:
+ Thủ tiêu bản ngã và khát vọng cá nhân.
+ Coi trọng an phận, nhẫn nhục, dĩ hòa vi quý.
+ Phát sinh hiện tượng mê tín dị đoan.

+ Lợi dụng niềm tin để làm điều bất chính.
22. Ảnh hưởng của văn hóa bản địa.
Người Chăm ven biển miền Trung, chủ yếu từ Nam sông Gianh kéo dài đến Bình Thuận ngày nay
- Địa hình: dốc, hẹp, đất đai khơ cằn, một bên núi, một bên biển.
- Khí hậu khắc nghiệt, khu vực thường xảy ra mưa lũ, hạn hán…
- Người Chăm phải đối mặt với các nước láng giềng
➔ Tính cách của người chăm cứng rắn, cương nghị, thượng võ và có phần hiếu chiến. (dương tính)



×