Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Nguyên lý lý luận văn học phân tích những yếu tố bất thường trong các tác phẩm chữ người tủ tù – nguyễn tuân, số đỏ vũ trọng phụng, mảnh trăng cuối rừng của nguyễn minh châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (50 KB, 6 trang )

ĐỀ 1: PHÂN TÍCH NHỮNG YẾU TỐ BẤT THƯỜNG TRONG CÁC TÁC PHẨM:
CHỮ NGƯỜI TỦ TÙ – NGUYỄN TUÂN, SỐ ĐỎ - VŨ TRỌNG PHỤNG, MẢNH
TRĂNG CUỐI RỪNG CỦA NGUYỄN MINH CHÂU
BÀI LÀM
Trong nền văn học nước ta đã có biết bao người sáng tác văn học nhưng không
phải ai cũng tạo nên được tác phẩm đặc sắc, sáng tạo. Khơng phải bất kì ai cầm bút và
giấy lên sẽ "múa bút thành văn" được, muốn tạo nên được một tác phẩm chân chính là
phải có sự sáng tạo, đổi mới, cũng như phải có ý nghĩa thiết thực trong cuộc sống. Đơi
khi một tác phẩm hay khơng chỉ vì ngôn từ hoa mỹ hay cốt truyện đặc sắc mà đôi khi
chỉ với một chi tiết nhỏ, 1 yếu tố "bất thường" thì cũng sẽ làm nên tên tuổi cho tác
phẩm. Những yếu tố "bất thường" đó ta sẽ đi tìm hiểu qua 3 tác phẩm: Chữ người tử
tù của Nguyễn Tuân; Số đỏ của Vũ Trọng Phụng; Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn
Minh Châu. Mà những yếu tố bất thường mang sức chứa lớn về cảm xúc, tư tưởng
giúp tác phẩm văn chương phản ánh được cuộc sống cả ở bề rộng và bề sâu, khám phá
được những triết lý nhân sinh sâu sắc. Nó thể hiện điều gì đó trong số phận tính cách
nhân vật, mang giá trị nhân đạo, giá trị hiện thực, tư tưởng trong tác phẩm thể hiện
nghệ thuật tác phẩm, phong cách tác giả và phản ánh phong cách nghệ thuật của nhà
văn.
Đầu tiên là tác phẩm "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân. Nguyễn Tuân
(1910-1987), sinh ra trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn. Quê ở làng Mọc,
nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xn, Hà Nội, khi cịn nhỏ, Nguyễn Tuân
đã theo gia đình sống ở nhiều tỉnh thuộc miền Trung. Ông học đến cuối bậc Thành
chung (tương đương với cấp THCS hiện nay) ở Nam Định. Sau khi học xong thì về
Hà Nội viết văn, làm báo. Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, ông đến với
cách mạng, tự nguyện dùng ngòi bút phục vụ hai cuộc kháng chiến của dân tộc.
Khơng những thế, ơng cịn là một nhà văn lớn, một người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái
đẹp và đã có những đóng góp không nhỏ đối với nền văn học Việt Nam hiện đại, đó là
thúc đẩy thể tùy bút, bút kí đạt tới trình độ nghệ thuật cao, góp phần làm phong phú
cho ngôn ngữ văn học của dân tộc. Đặc biệt Nguyễn Tuân được Nhà nước trao tặng
Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật vào năm 1996. Ông đã viết rất nhiều



tác phẩm và “chữ người tử tù” cũng là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của
ông. Mà để nói về cái hay của tác phẩm này ta khơng thể không nhắc tới yếu tố bất
thường được thể hiện qua cảnh cho chữ, đây là "một cảnh tượng xưa nay chưa từng
có" vì thường người ta cho chữ sẽ ở những nơi sang trọng, tao nhã nhưng trong tác
phẩm này tác giả lại viết cảnh cho chữ ở một nhà giam tăm tối, nơi mà đầy những cái
xấu trú ngụ. Đặc biệt hơn cảnh cho chữ được xây dựng từ những sự đối lập tương
phản của sự vật, đối lập giữa sự tối tăm của phòng giam chật hẹp, bẩn thỉu với ánh
sáng đỏ hồng của bó đuốc rực sáng "tẩm dầu rọi lên ba cái đầu người". Đối lập với sự
bẩn thỉu của nhà lao, mùi ẩm mốc của đất, nền nhà đầy mạc nhện, phân chuột, phân
gián với mùi thơm bốc lên từ thỏi mực và phiến giấy trắng tinh. Hơn cả đó là sự đối
lập giữa cái dơ ruốc của nơi nhà giam đê hèn, là nơi hủy hoại nhân tính con người với
thiên lương trong sáng, khí phách hiên ngang của người tử tù. Khơng những thế, sự
đối lập bất thường còn được thể hiện qua hình ảnh người cho chữ và người xin chữ.
Người cho chữ lại là một tử tù, cổ đeo gông, chân mang xiềng xích nhưng vẫn trong
một tư thế ung dung, thong thả, tự tại. Đối lập với đó thì người xin chữ là một người
có uy quyền, đại diện cho pháp luật nhưng lại trong tư thế khúm núm, run run, kính
trọng bưng chậu mực cho người tử tù và chắp tay vái lạy khi được lời khuyên. Hay
yếu tố bất thường cịn thể hiện qua hình ảnh của viên quan coi ngục, dù sống ở cái nơi
tăm tối, đầy rẫy những điều xấu xa, tệ hại nhưng vẫn giữ được thiên lương trong sáng,
vẫn giữ được thú vui chơi chữ tao nhã, tanh cao đến vậy. Tất cả điều này cũng cho
thấy sự thắng thế của cái đẹp, cái tốt đã chiến thắng được cái xấu, cái ác. Dù ở đâu,
bất kỳ hồn cảnh nào thì cái đẹp vẫn luôn chiến thắng cái xấu cũng như sự chiến thắng
của ánh sáng với bóng tối. Ánh sáng của cái đẹp sẽ dẫn dắt chỉ đường cho con người
đến với cái thiện, đến với những điều tốt đẹp. Hành động vái lạy của viên coi ngục đối
với người tử tù cũng nói lên cái đẹp sẽ cảm hố được con người, nó dẫn dắt con người
đến với thiên lương trong sáng và tránh xa những điều xấu xa, tồi tệ.
Tiếp theo là đến với tác phẩm số đỏ của Vũ Trọng Phụng, Vũ Trọng Phụng
(1912-1939) là một nhà văn, nhà báo nổi tiếng của Việt Nam vào đầu thế kỷ 20. Tuy
thời gian cầm bút rất ngắn ngủi nhưng ông đã để lại một kho tác phẩm đáng kinh

ngạc: hơn 30 truyện ngắn, 9 tập tiểu thuyết, 9 tập phóng sự, 7 vở kịch, cùng một bản
dịch vở kịch từ tiếng Pháp, một số bài viết phê bình, tranh luận văn học và hàng trăm


bài báo viết về các vấn đề chính trị, xã hội, văn hoá. Và tác phẩm “Số đỏ” là một trong
những tác phẩm tiêu biểu của ông, một số đoạn tích của tác phẩm này cũng được đưa
vào sách ngữ văn của nước ta. Bằng ngòi bút trào phúng độc đáo của mình,Vũ Trọng
Phụng đã đặt tên cho tác phẩm của mình là Số đỏ, nhan đề gây tiếng cười thâm thúy
bởi thường thì nghĩa của từ “số” là số phận, là cuộc sống, “đỏ” là sự may mắn. Tổng
quan tac phẩm này thì “số đỏ” ở đây chính là sự may mắn đầy bi kịch, một nghĩa ẩn ý
sâu sắc trong nhan đề tác phẩm làm nên nét kịch tính tạo sự tị mị, chú ý cho người
đọc. Thơng qua nhan đề “Số đỏ” tác giả đã lên án gay gắt cái xã hội tư sản thành thị
Việt Nam đang chạy theo lối sống văn minh rởm hết sức lố lăng đồi bại đương thời.
Đồng thời nó cịn gợi lên một số phận của những con người học đòi trưởng giả mà “lai
căng” cái văn hóa rởm gợi lên cái” đỏ” may man đáng thương. Như nút thắt mở đầu
tác phẩm chỉ rõ cho người đọc tính phi lí, nực cười của xã hội đương thời đang làm
băng hoại giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc. Mà bởi ông là một nhà văn hiện
thực, ông luôn quan tâm sâu sắc đến mơi trường xã hội, xem đó là cơ sở để giải thích
tính cánh nhân vật cũng như hướng đi cho tác phẩm nên ông rất chú ý xây dựng
những tình huống trào phúng làm nền cho nhân vật hài xuất hiện. Ví dụ như trong tiểu
thuyết Số đỏ, mâu thuẫn trào phúng nằm ngay trong chương truyện số XV “Hạnh
phúc của một tang gia”. Thông thường tang gia phải là bất hạnh, cái khơng khí bao
trùm lên một gia đình có tang phải là cái khơng khí buồn đau, ảm đạm. Nhưng ở đây
cái chết của cụ Tổ đã đem đến cho toàn gia một niềm hạnh phúc hoan hỉ. Đọc nhan đề
ta đã thấy cái mâu thuẫn và vô số các câu hỏi được đặt ra như: Tang gia mà lại hạnh
phúc ư? Cái chết của người thân mà lại đem đến cho những người còn sống một niềm
hạnh phúc hay sao? Điều này thật trái khoáy ngược đời!
Truyện này dài 20 chương và được bắt đầu khi bà Phó Đoan đến chơi ở sân
quần vợt nơi Xn tóc đỏ làm việc. Vơ tình Xn tóc đỏ vì xem trộm 1 cơ đầm thay
đồ nên bịcảnh sát bắt giam và được bà Phó Đoan bảo lãnh. Sau đó, bà Phó Đoan giới

thiệu Xuân đến làm việc ở tiệm may Âu Hóa, từ đó Xuân bắt đầu tham gia vào việc
cải cách xã hội. Nhờ thuộc lòng những bài quảng cáo thuốc lậu, hắn được vợ chồng
Văn Minh gọi là “sinh viên trường thuốc”, “đốc tờ Xuân”. Hắn gia nhập xã hội thượng
lưu, quen với những người giàu và có thế lực, quyến rũ được cơ Tuyết và phát hiện cơ
Hồng Hơn ngoại tình. Xn cịn được bà Phó đoan nhờ dạy dỗ cậu Phước, được nhà


sư Tăng Phú mời làm cố vấn cho báo Gõ Mõ. Vì vơ tình, hắn gây ra cái chết cho cụ cố
tổ nên được mọi người mang ơn. Văn Minh vì nghĩ ơn của Xn nên dẫn Xn đi xóa
bỏ lí lịch trước kia rồi đăng kí đi tranh giải quần vợt nhân dịp vua Xiêm đến Bắc Kì.
Bằng thủ đoạn xảo trá, hắn làm 2 vận động viên quán quân bị bắt ngay trước hôm thi
đấu nên Xuân được dịp thi tài với quán quân Xiêm. Vì để giữ tỉnh giao hảo, hắn được
lệnh phải thua. Kết thúc trận đấu, khi bị đám đông phản đối, Xuân hùng hồn diễn
thuyết cho đám đông dân chúng hiểu hành động “hi sinh vì tổ quốc của mình”, được
mời vào hội Khai trí tiến đức, được nhận huân chương Bắc Đẩu bội tinh và cuối cùng
trở thành con rể cụ cố Hồng. Có thể nói, mỗi chương tiểu thuyết có một hoặc hơn một
tình huống. Mỗi tình huống lại thể hiện một mâu thuẫn trào phúng. Ở truyện, nhà tiểu
thuyết đã tạo ra khá nhiều tình huống trào phúng thật hài hước, khiến người đọc không
“cười mím chí” mà “sục sịch cười”. Chẳng hạn: Cảnh một đồn cảnh sát buồn bã đến
ngao ngán vì không ai chịu chửi nhau và đái bậy để được phạt; nhà cải cách Âu hóa
TYPN với những kiểu “ngây thơ”, “lời hứa”, “lưỡng lự”… lại mắng vợ là đờ lãng
mạn, “đờ đĩ” vì mặc áo q̀n tân thời; cảnh thằng Xuân đọc thuốc “Nhức đầu giải
cảm” mà bỗng thành thi sĩ trào phúng không kém gì Tú Mỡ; cảnh bà Phó Đoan được
Xuân hứa tặng “tiết hạnh khả phong”…và tình huống trào phúng độc đáo nhất, lạ lùng
nhất, cũng là bi đát nhất là cảnh “Hạnh phúc của mợt tang gia”. Cả cái đại gia đình ấy,
ai cung nóng lịng sốt ruột mong đợi cái chết ấy. Và người ta chỉ chờ đợi cái giây phút
phát tang để mà được thể hiện. Người ta ríu rít nhau đưa đi cáo phố, thuê xe tang, hí
hửng tung tăng đi đặt thứ này, sắm thứ khách. Mặt khác đây cũng là đám ma thật to
tát, đám ma gương mẫu “ lớn nhất Hà Thành”. Đám có mấy trăm người cả tai to mặt
lớn cho đến nam thanh nữ tú, có lợn quay, đi lọng vàng, kiệu bát cống, với hàng trăm

vòng hoa, rồi cờ, trướng, câu đối. Riêng âm nhạc cũng hỗn tạp có đủ cả kèn ta, kèn
Tây, kèn Tàu, từ bát âm cho đến bú – xích, lốc bốc xoảng. Tất cả cứ tưng bừng náo
nhiệt, thật to tát. Đám đi đến đâu cũng nở mày nở mặt! Sự to tát ấy nếu không làm cho
người chết nhổm lên thì cũng phải gật đầu. Nhưng sự nực cười là ở chỗ, cái đám ma
vào loại to nhất Hà Thành có đấy đủ các thức duy chỉ thiếu một thứ – ấy là lịng sót
thương đối với người chết. Qua một sự kiện ngược đời một cách tồi tệ, nhà văn đã phô
diễn một sự thật của gia đình quá tham tiền, bất nhân và đại bất hiếu. Hơn thế, sự kiện
của một gia đinh đã lan tràn niềm hạnh phúc ra ngồi gia đình có người chết. Hai viên


cảnh sát Min Đơ và Min Toa đang thất nghiệp bỗng được thuê giữ trật tự. Những bạn
bè của cụ cố Hồng được dịp khoe mẽ sự oai vệ danh giá của mình. Hàng phố thi vui
quá vì mấy khi được xem một đám ma to như thế. Còn bọn thanh niên thì dịp chim
nhau cười tình với nhau, bình phẩm nhau, hẹn hò nhau… Chỉ một sự kiện mà lộ diện
bản chất của một xã hội tư sản thành thị nhố nhăng, qi dị. Khơng một ai thương sót
cho người nằm trong quan tài, mà thiếu điều này thì tất cả các thức kia dường như đã
trở thành vô nghĩa, thành lừa bịp giả dối, bên ngồi thì phơ chương ồn ào mà bên
trong thì rỗng tuếch thối nát. Hay có chương nói về kẻ lãnh đạo phong trào Âu hóa
trong Số đỏ là Văn Minh. Ơng vơ học mặc dù đã từng đi du học ở tận phương Tây về
nhưng lại khơng có nổi một tấm bằng (Y du học chỉ để nhảy đầm với các cô gái đẹp),
Y hơ hào thể thao nhưng chính mình lại sở hữu một thân hình gầy gị ốm yếu. Ơng
TYPN địi giải phóng nữ quyền, cách tân trong thời trang nhưng Y lại cấm vợ mình
đổi mới. Hay như nhân vật chính Xn Tóc Đỏ vơ học, lưu manh từ nhỏ nhưng Y lại
trở thành “Docter Xuân”, “Nhà cải cách xã hội”, “Giáo sư quần vợt”, “Nhà chấn hưng
Phật giáo”, “Anh hung cứu quốc”. Đám ma của cụ Tổ được cả đại gia đình bất hiếu tổ
chức trọng thể giống như một đám rước. Nhưng lại là một đám rước thiếu nghiêm
chỉnh, nghi thức thì hỗn độn theo cả Tây, Ta lẫn Tàu. Như vậy, sáng tạo ra sự kiện hài
hước, nghịch lý đến ngược đời, ngược đời một cách tồi tệ, hẳn thông điệp nhà văn
muốn gửi gắm không dừng lại ở tiếng cười hài hước. Những sự thật bi hài hiện diện
qua từng sự kiện, tiếng cười trào phúng không chỉ hướng đến một giai cấp, mà hơn

thế, tác giả muốn đánh động một xã hội đang hoá thân một cách quái dị vào vòng
quay của văn minh rởm. “Số đỏ” là một hiện tượng văn học độc đáo, là đỉnh cao của
nghệ thuật trào phúng Vũ Trọng Phụng nói riêng và của văn học hiện thực nước ta nói
chung. Và có thể nói, tiểu thuyết Số đỏ là một bức tranh thu nhỏ của xã hội Việt Nam
vào những năm 30. Từ những suy nghĩ, lời nói, hành động của các nhân vật…Vũ
Trọng Phụng đã phơi bày cho người đọc thấy được bộ mặt thật của chế độ đó, làm bật
những cái xấu đến cười ra nước mắt của xã hội thực dân nửa phong kiến.
Và cuối cùng là tác phẩm “Mảnh trăng cuối rừng” của Nguyễn Minh Châu,
Nguyễn Minh Châu là một nhà văn lý tưởng của nền văn chương hiện đại nước ta
trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ông với đa dạng tác phẩm để lại
những ý nghĩa sâu sắc, triết lý sống sâu xa. Trong chậm tiến độ, tác phẩm “Mảnh


trăng cuối rừng” là một tác phẩm được ông viết khi mà quân Mỹ đang bắn phá khốc
liệt phá hoại nền phân phối phường hội chủ nghĩa của miền Bắc nước ta. Truyện ngắn
mơ tả tính anh hùng, lãng mạn, thể hiện chất của những người bộ đội kiên cường, quật
cường trong chiến tranh phóng thích dân tộc, chống lại quân thù cướp nước. Người
nào trong chúng ta sinh ra cũng đều được cha mẹ đặt tên riêng, dòng tên chính là điều
ý nghĩa nhất theo chúng ta tới suốt thế cuộc một tác phẩm văn chương, nghệ thuật
cũng vậy lúc xây dựng thương hiệu người khác cũng sẽ đặt tên cho đứa con tinh thần
của mình, sao cho xứng đáng và ý nghĩa nhất. Nhan đề của tác phẩm là “Mảnh trăng
cuối rừng” cũng đã trình bày lên sự lãng mạn, bi hùng thể hiện sự minh bạch của 1
mảnh trăng nhỏ nhưng vẫn quyết tâm soi sáng cả 1 cánh rừng rộng to giữa đêm tối
trong rừng Trường Sơn. Tác giả đã kể lại một câu chuyện tình. Nhưng “nơi gặp gỡ của
tình yêu”, này là một tình huống đặc biệt tạo nên sự độc đáo cho truyện. Sự gặp gỡ
của Lãm (người lái xe quân sự) và Nguyệt (người công nhân làm đường) trên một
quãng đường rừng đầy bom đạn và hiểm nguy là một điều bất ngờ. Bởi hai người này
chưa hề giáp mặt, chỉ gặp nhau, đính ước với nhau thơng qua sự mai mối của chị Tính,
chị của Lãm người cùng tổ với Nguyệt. Anh lái xe ngồi cạnh người tình của mình trên
một đoạn đường chiến tranh mà hồ nghi khơng biết có thực khơng. Nhưng cũng trên

đoạn đường đó phẩm chất của Nguyệt đã làm thay đổi định kiến của Lãm, khiến anh
“lịng dậy lên một tình u Nguyệt gần như mê muội lẫn cảm phục”. Tình huống quả
là ngẫu nhiên, bởi vì chiến tranh bao nhiêu bất thường có thể xảy ra. Nhưng diễn tiến
của truyện lại rất tự nhiên không giả tạo. Chính nhân vật người kể chuyện ở đây là
Lãm cho nên nó tạo nên giọng điệu thích hợp với chủ đề có tính trữ tình này. Tình
huống này tạo cho người đọc tâm lí phấp phỏng, dự đốn, và họ rất tò mò muốn biết
thực chất của sự gặp gỡ. Có một cơ hội để giải tỏa là “hỏi thăm cơ ta có biết chị Tính
hay khơng?”. Nhưng Lãm lại “khơng muốn hoặc khơng dám hỏi”. Và chính vì thế
nhân vật Lãm (và cả người đọc) “phải phân vân” nó “xốy trong óc như một cài dùi
nung đỏ bỏng rát”. Chính cái tình trạng mơ hồ ấy làm cho câu chuyện thành “mảnh
trăng cuối rừng” thật huyền ảo.



×