Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Phuong Phap Ttmt 2 Chinh Sua.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (447.59 KB, 19 trang )

Một số phương pháp dạy học tích cực trong phân môn Thường thức mĩ thuật

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HỐ
PHỊNG GD & ĐT THỌ XN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG PHÂN
MƠN THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT

Người thực hiện:……………….
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS …..
SKKN mơn: Mĩ thuật

THANH HỐ NĂM 2016

1/MỞ ĐẦU
Sáng kiến kinh nghiệm năm: 2015 - 2016

1


Một số phương pháp dạy học tích cực trong phân mơn Thường thức mĩ thuật

- Lí do chọn đề tài.
Mĩ thuật là môn học được áp dụng dạy trong trường THCS trong thời gian
gần đây. Bộ môn Mĩ thuật được chia thành 4 phân môn: Thường thức mĩ thuật,
Vẽ theo mẫu, Vẽ trang trí và Vẽ đề tài. Trong đó phân mơn Thường thức mĩ
thuật có rất nhiều nội dung cần truyền tải.
Bên cạnh đó, đây lại là phân mơn chứa đựng nhiều thơng tin bổ ích, mới


lạ về các loại hình mĩ thuật trong nước, quá trình hình thành và phát triển mĩ
thuật ở Việt Nam và thế giới qua các thời kì, các họa sĩ nổi tiếng trên thế giới …
Từ đó các em thêm u thích bộ môn Mĩ thuật. Sau nhiều năm áp dụng các
phương pháp và nhận thấy rằng các phương pháp trên có những hiệu quả thiết
thực.
Nay tơi xin phép được trình bày những đúc kết của bản thân về “Một số
phương pháp dạy học tích cực trong phân mơn Thường thức mĩ thuật” ở
trường THCS.
Rất mong muốn được các quý thầy cô, bạn đọc cùng tham gia góp ý kiến
xây dựng để các phương pháp này ngày càng hồn thiện hơn.
- Mục đích nghiên cứu.
Trong suốt quá trình dạy học từ khi ra trường đến nay, tôi luôn chú trọng
đến phương pháp dạy học phân mơn Thường thức mĩ thuật sao cho có hiệu quả,
làm cho giờ học luôn sinh động, hào hứng, tạo hứng khởi cho các em.
- Đối tượng nghiên cứu.
Học sinh trường THCS.
Một số phương pháp dạy học tích cực trong phân môn Thường thức mĩ
thuật.
- Phương pháp nghiên cứu.
+ Phương pháp điều tra.
+ Phương pháp quan sát.
+ Phương pháp phân tích tổng hợp
+ Phương pháp thống kê.

2/ NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Sáng kiến kinh nghiệm năm: 2015 - 2016

2



Một số phương pháp dạy học tích cực trong phân môn Thường thức mĩ thuật

2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Đổi mới phương pháp dạy học môn Mĩ thuật ở THCS nhằm phát huy tính
tích cực chủ động sáng tạo của học sinh.
Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học và các kỹ thuật dạy học, để giờ
học
đạt kết quả cao. Áp dụng và thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng vào bài dạy.
Phân môn Thường thức mĩ thuật ở THCS, cung cấp cho học sinh một
lượng
kiến thức cơ bản nhất định giúp các em hiểu được cái đẹp của đường nét, hình
mảng,
đậm nhạt, màu sắc và bố cục thông qua các tác phẩm, các công trình mĩ thuật.
u
thích phân mơn này các em sẽ tìm thấy vai trò to lớn của mĩ thuật trong đời
sống xă hội. Ngồi ra, các em cịn được tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp sáng
tác của các hoạ sĩ, các nhà điêu khắc nỗi tiếng của Việt Nam và trên thế giới
2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Theo điều tra riêng của bản thân, đối với học sinh trong trường tôi dạy. Mức
độ hứng thú đối với phân môn Thường thức mĩ thuật là thấp so với các phân
mơn Vẽ trang trí, Vẽ theo mẫu... Cụ thể, nhìn vào bảng khảo sát mức độ thích
học các phân môn Vẽ theo mẫu, Vẽ tranh, Vẽ trang trí và Thường thức mĩ thuật
của 269 em học sinh dưới đây:
Phân
môn

Vẽ tranh


Vẽ trang trí

Vẽ theo mẫu

Thường thức mĩ
thuật

Tỉ lệ

79HS- 29.4%

88HS-32.7%

87HS-32.3%

25HS- 9.3%

Chúng ta thấy rằng:
* Chỉ có 25 em thích học các bài Thường thức mỹ thuật với các lí do:
- Khơng phải vẽ tranh bởi vì vẽ xấu quá nên ngại vẽ.
- Được xem nhiều hình ảnh mới lạ, biết nhiều loại hình mĩ thuật mới.
- Được biết các họa sĩ nổi tiếng trên thế giới và các kiệt tác của họ…
* Số còn lại, các em khơng thích học các bài Thường thức mĩ thuật bởi vì:
Sáng kiến kinh nghiệm năm: 2015 - 2016

3


Một số phương pháp dạy học tích cực trong phân môn Thường thức mĩ thuật


- Bài Thường thức mĩ thuật thường là các bài dài, kiến thức rộng, học sinh
khó tiếp thu.
- Thường hay bị kiểm tra miệng.
- Khơng có bài vẽ…
* Bên cạnh đó cũng cịn nhiều ngun nhân khách quan dẫn đến thực trạng
trên:
- Đa số các trường học ở nơng thơn, khơng có đầy đủ các đồ dùng dạy học
liên quan đến các bài Thường thức mĩ thuật. Do đó các em chủ yếu là học chay
qua sách giáo khoa, ít được tiếp cận hình ảnh minh họa. Mặt khác học sinh vẫn
cịn tính thụ động, lười suy nghĩ, khơng có thói quen sưu tầm và đọc các tài liệu
tham khảo… Mà điều này lại rất cần thiết đối với các bài Thường thức mĩ thuật.
- Giáo viên: Cịn một số đồng chí, ít sử dụng các phương pháp dạy học
tích cực, mà đọc chép hoặc tổ chức thảo luận nhóm. Trong khi đó các em chưa
có sự chuẩn bị ở nhà, chỉ bê từ sách giáo khoa ra để thảo luận.
2.3. GIẢI PHÁP ĐẪ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:

Sau khi nghiên cứu kĩ thực trạng nói trên, tơi đã tìm tịi và đề ra một số
phương pháp dạy học tích cực, gây hứng thú cho học sinh trong giờ học phân
môn Thường thức mĩ thuật. Cụ thể tôi đã áp dụng, vào các bài Thường thức mỹ
thuật như sau:

2.3.1. Quy trình tiến hành các phương pháp dạy học tích cực
vào các bài Thường thức mĩ thuật:
* Hoạt động của Giáo viên:
+ Xác định mục tiêu bài học:
- Kiến thức, kĩ năng cơ bản cần đạt được sau giờ học.
- Những kĩ năng hợp tác, rèn luyện cho học sinh.
- Thái độ học tập của học sinh trong giờ học.
+ Các phương tiện dạy học:
- Giáo án được soạn theo phương pháp dạy học mới.

- Tài liệu tham khảo, đồ dùng dạy học, tranh ảnh, sách báo tư liệu liên
quan đến bài giảng.
- Bảng phụ hoạt động nhóm, nam châm, phấn màu…
+ Các phương pháp chuẩn bị:
Sáng kiến kinh nghiệm năm: 2015 - 2016

4


Một số phương pháp dạy học tích cực trong phân môn Thường thức mĩ thuật

- Hướng dẫn cho các em cách chuẩn bị bài ở nhà:
Tôi đã đưa ra tên các loại sách, báo có thơng tin liên quan đến Mĩ thuật
trong nước và thế giới để các em tìm đọc và sưu tầm. Địa điểm là thư viện
trường. Để làm được điều này, tôi phối hợp với cô phụ trách thư viện, giúp cơ
tìm và mua các loại sách báo, tài liệu viết về Mĩ thuật như: Tạp chí Mĩ thuật; Mĩ
thuật thế giới cổ đại, đương đại, hiện đại; các họa sỹ nổi tiếng thế giới… để làm
cơ sở cho các em tìm tịi, sưu tầm thơng tin…
Đối với những em có điều kiện lên mạng, tơi cung cấp cho các em một số
địa các trang web riêng của Hội họa Việt Nam và nước ngoài, để các em truy
cập các thông tin cần thiết cho bài học của mình.
- Giáo viên phải chuẩn bị bài kĩ lưỡng:
Nếu như đối với những bài vẽ trang trí hoặc vẽ tranh đề tài, chúng ta có
thể dựa vào năng khiếu bản thân, để hướng dẫn các em, thì Thường thức mĩ
thuật lại mang phong cách đặc trưng riêng. Đó là tài liệu và hình ảnh liên quan
đến bài, sẽ mang tính chất quyết định cho thành cơng của giờ học. Vì thế giáo
viên cần phải sưu tầm những tài liệu, hình ảnh liên quan đến bài từ nhiều nguồn
khác nhau. Nắm rõ và đảm bảo độ tin cậy về thông tin. Đa số đồ dùng dạy học
môn Thường thức mĩ thuật đều tự tay tôi chuẩn bị và làm ra. Nhất thiết phải có
các loại tranh ảnh, các bức tranh tiêu biểu, liên quan đến kiến thức chính của bài.

Với học sinh THCS, các em rất hiếu động và tò mị. Khi giáo viên nêu ra
một kiến thức nào đó mà có tranh ảnh kèm theo, các em sẽ chú ý đến lời giảng,
đồng thời các em cũng tin tưởng giáo viên hơn. Bên cạnh đó, việc xen kẽ các
hình ảnh vào trong giờ học sẽ giúp các em đỡ nhàm chán và mệt mỏi.
- Vận dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau trong quá trình dạy:
Đối với mỗi bài Thường thức mĩ thuật, tôi lại áp dụng các phương pháp
dạy học khác nhau để lôi cuốn các em. Và đặc điểm chung của các phương pháp
mà tôi đưa ra là: Chính các em học sinh là những người tìm và thu thập thơng
tin, cịn tơi chỉ là người bổ sung và quyết định tính chính xác của thơng tin đó.
+. Các bước thực hiện:
- Xây dựng kế hoạch giờ học:
Xác định số lượng thành viên nhóm phù hợp với từng phương pháp dạy
học khác nhau. Có thể 1 nhóm là một tổ, mỗi tổ khoảng 3-5 em hoặc thực hiện
cá nhân. Khi lập nhóm thực hiện theo tiêu chí bốc thăm hoặc chia theo tổ.
Sáng kiến kinh nghiệm năm: 2015 - 2016

5


Một số phương pháp dạy học tích cực trong phân môn Thường thức mĩ thuật

Tổ chức lớp học sao cho đạt được hiệu quả tiết học theo bài hoặc theo
chủ đề.
Phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm, trưởng nhóm, người
báo cáo, thuyết trình, người viết bảng phụ….
Điều khiển thực hiện hoạt động của các thành viên trong nhóm.
Ngoài ra giáo viên cũng cần phải hình dung những tình h́ng có thể
xảy ra ngoài dự kiến, để có biện pháp xử trí phù hợp.
- Hướng dẫn tiến hành giờ học:
Giải thích các tiêu chí cần đạt được.

Giải thích nhiệm vụ học tập của học sinh
Nâng cao hợp tác hoạt động giữa các nhóm.
- Theo dõi và can thiệp:
Giáo viên bao quát lớp, để xem thử các em đã hiểu yêu cầu hoạt động và
hướng thực hiện hoạt động chưa.
Giáo viên có thể giải thích thêm nếu các nhóm thắc mắc.
* Hoạt động của học sinh:
- Hoạt động nhóm một cách tích cực, thảo luận về nội dung, kế hoạch
trong học tập, vạch ra phương hướng thực hiện kế hoạch đó nhằm đạt kết quả
cao nhất.
- Đoàn kết, lắng nghe ý kiến của các thành viên trong nhóm.
- Tuân thủ theo tín hiệu điều khiển của giáo viên cũng như thay phiên
nhau làm nhóm trưởng, thư kí hoặc người báo cáo, thuyết trình.
- Có ý thức thái độ hoạt động nghiêm túc, tích cực.
* Một số hình thức áp dụng phương pháp dạy học tích cực trong một
số bài Thường thức mĩ tḥt:
Ví dụ - Tiết 12: Mợt sớ cơng trình mĩ thuật tiêu biểu thời Lý:
+ Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm
- Xác định mục tiêu bài học:
Học sinh hiểu biết hơn về nghệ thuật, đặc biệt là Mĩ Thuật thời Lý đã học ở
bài 8.
Nhận thức đầy đủ hơn về vẻ đẹp của một số công trình Mĩ Thuật thời lý
thông qua đặc điểm và hình thức nghệ thuật.
- Chuẩn bị:
Sáng kiến kinh nghiệm năm: 2015 - 2016

6


Một số phương pháp dạy học tích cực trong phân môn Thường thức mĩ thuật


* Giáo viên:
Tranh ảnh, tư liệu nói về các công trình mỹ thuật thời Lý.
Các bài viết về mỹ thuật thời lý của Trường ĐH Mĩ thuật Hà Nội và Viện
bảo tàng.
* Học sinh:
Sưu tầm các bài viết tranh ảnh về Mĩ Thuật thời lý.
- Tiến hành giờ học:
* Giáo viên chia nhóm. Số lượng 4 tở thành 4 nhóm. Mỗi nhóm thảo luận
về một chủ đề khác nhau.
Nhóm 1: Tìm hiểu về Kiến trúc của Chùa Một cột.

Nhóm 2: Tìm hiểu về Pho tượng Phật Adi đà.

Nhóm 3: Tìm hiểu về hình tượng Con rồng thời Lý.

Sáng kiến kinh nghiệm năm: 2015 - 2016

7


Một số phương pháp dạy học tích cực trong phân môn Thường thức mĩ thuật

Tìm hiểu về nghệ thuật gốm thời Lý.

Nhóm 4:

Thời gian thảo luận: 5 phút + Chuẩn bị ở nhà.
* Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện hoạt động:
Sáng kiến kinh nghiệm năm: 2015 - 2016


8


Một số phương pháp dạy học tích cực trong phân môn Thường thức mĩ thuật

Nhóm cử nhóm trưởng để điều khiển hoạt động của nhóm, thư ký ghi lại
quá trình hoạt động và các thành viên còn lại đóng góp ý kiến.
Ghi nội dung kết quả hoạt động được trên bảng của nhóm.
Sau đó bốc thăm để chọn người trình bày trước lớp, người hỡ trợ treo
tranh ảnh.
Trong khi trình bày, nhóm khác lắng nghe, bổ sung nếu thấy thiếu. Nhóm
báo cáo có nhiệm vụ giải đáp thắc mắc cho các nhóm khác. Nếu không giải
thích được có thể nhờ giáo viên trợ giúp.
Giáo viên nhận xét quá trình thực hiện hoạt động của các nhóm. Kết quả
thông tin báo cáo và điều chỉnh các thông tin nếu có sai sót, cho điểm từng
nhóm.
* Ưu điểm:
Thảo luận nhóm là một phương pháp rất phổ biến nhưng thường gặp hạn
chế là nhóm chỉ có vài em thảo luận và tập trung phân cơng cho một hai em có
khả năng nói trước lớp. Cịn các em cịn lại khơng hoạt động gì cả. Việc bốc
thăm người trình bày sẽ làm cho các thành viên trong nhóm cùng tích cực hoạt
động.
Ví dụ - Tiết 22: Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu Của trường phái
hội hoạ ấn tượng (ở bài này tôi dùng Phương pháp dạy học theo công thức:
Bài giảng + Hình ảnh minh họa -> Giờ học sinh độngkết hợp với phương
pháp thảo luận nhóm.)
I.Mục tiêu.
*Kiến thức: Học sinh hiểu biết thêm về trường phái hội hoạ ấn tượng.
*Kỹ năng: Nhận biết được sự đa dạng trong nghệ thuật hội hoạ của trường phái

ấn tượng
*Thái độ: Biết tôn trọng nền văn hoá nghệ thuật cổ của nhân loại.
II.Chuẩn bị.
1. Đồ dùng dạy học:
Giáo viên: Tranh tư liệu trong bộ ĐDDH Mĩ thuật 8
Học sinh: Sách giáo khoa, tranh ảnh sưu tầm được.

Sáng kiến kinh nghiệm năm: 2015 - 2016

9


Một số phương pháp dạy học tích cực trong phân môn Thường thức mĩ thuật

2. Phương pháp dạy học: Thuyết trình, thảo luận nhóm, vấn đáp kết hợp với
minh hoạ.
III. Tiến trình dạy học.
1.Tổ chức:
2.Kiểm tra đồ dùng vẽ.
3.Bài mới.(GV giới thiệu bài)
Mĩ thuật phương Tây cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX chứng kiến sự ra đời và kế
tiếp lẫn nhau của các trường phái mĩ thuật. Khởi đầu là trường phái hội hoạ ấn
tượng; trường phái này có những tư tưởng đổi mới, đoạn tuyệt với cách vẽ
truyền thống hàn lâm, cổ điển với những quy tắc, quy phạm rất nghiêm ngặt. Sự
đóng góp của trường phái hội hoạ ấn tượng cho mĩ thuật hiện đại rất lớn. Do
điều kiện thời gian nên bài này chỉ giới thiệu một vài tác giả, tác phẩm tiêu biểu
của hội hoạ ấn tượng.
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu.

GV tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm

GV treo các tác phẩm của các tác giả lên bảng, HS quan sát
Nhóm trưởng lên nhận phiếu học tập.
 Các thành viên trong nhóm nghiên cứu tài liệu sưu tầm và SGK.

Nhóm trưởng tổng hợp và viết vào phiếu.
GV đặt câu hỏi:
? Hãy nêu vài nét về hoạ sỹ
? Tranh vẽ như thế nào.
? Nội dung của tranh diễn tả cái gì.
Hoạ sỹ Clơt Mơ-nê

Tác phẩm: ấn tượng mặt trời mọc

- Ơng sinh năm 1840, mất năm 1962. Ông
là hoạ sỹ tiêu biểu nhất của hội hoạ ấn
tượng. Ông bắt đầu vẽ ngoài trời từ năm
1886, nhiều bức tranh được hoàn thành
tại chỗ như bức “Những thiếu phụ ở
trong vườn”
- Hoạ sỹ là người hăm hở, miệt mài nhất
với những khám phá về ánh sáng và
màu sắc , có thể vẽ đi vẽ lại một cảnh rất

- Bức tranh vẽ năm 1872 tại cảng
Lơ-ha-vơ gây lên sự bàn tán sôi
nổi (gợi ấn tượng, cảm giác, bố cục
không rõ…)
- Tranh vẽ cảnh buổi sớm tại hải
cảng. Nhìn kỹ sẽ thấy trong sự mờ
ảo của hậu cảnh, một vầng màu da

cam ánh lên qua lớp sương mù dày
đặc, đang chiếu xuống khoảng

Sáng kiến kinh nghiệm năm: 2015 - 2016

10


Một số phương pháp dạy học tích cực trong phân môn Thường thức mĩ thuật

nhiều lần với những không gian, thời
gian khác nhau.
- Dần dần, Mơ-nê đoạn tuyệt với việc
đóng khung các nhân vật trong đường
viền. Ông quan tâm tới vẻ tươi rói, rực
rỡ của cảnh vật bằng nét bút phóng
khống nhưng chính xác , thay đổi
nhưng lại thích ứng với đối tượng mà
hoạ sỹ muốn diễn tả…

không gian màu xanh lá cây pha
tím mang những vết màu xanh lơ,
in hình bóng cây cối, bến nước,
con thuyền.
- Cùng với màu sắc, những nét bút
ngắt đoạn, rời rạc, nguệch ngoạc
trên sóng nước tạo nên sự sống xao
động trên tác phẩm. Tất cả cảnh
vật trong tranh dường như chuyển
động, nước long lanh phản chiếu

và thu hút ánh sáng đã toả ra nhiều
sắc thái khác nhau. Cảnh vật thiên
nhiên lúc mặt trời mọc như còn mờ
hơi sương, đang từ từ bừng sáng.

Hoạ sỹ Ê-du-át Ma-nê

Tác phẩm: Bữa ăn trên cỏ

- Ông sinh năm 1832, mất năm 1883.
Xuất thân trong giới thượng lưu, hoạ
sỹ là người lịch lãm, học vấn uyên bác,
là bậc thầy đầy uy tín với đồng nghiệp
trẻ. Ơng đã dẫn dắt các hoạ sỹ trẻ chối
từ các đề tài hàn lâm khơ cứng ở các
phịng vẽ, hướng họ tới đời sống hiện
đại bằng ngôn ngữ hội hoạ trực cảm,
nhạy bén.
- Về nghệ thuật tranh của hoạ sỹ vẫn
hoàn chỉnh theo kiểu cổ điển. Trường
phái hội hoạ ấn tượng của ông thể hiện
rõ nhất ở những đề tài sinh hoạt thời
hiện đại và lưu lại trên tranh nhiều nét
phóng túng tưởng như tình cờ.
- Có thể gọi hoạ sỹ Ma-nê là “thế hệ bản
nề” tạo điều kiện tất yếu cho cánh cửa

- Bức tranh sáng tác năm 1862 đã
trở thành mục tiêu cơng kích dữ
dội của các hoạ sỹ hàn lâm đương

thời, đại diện cho hội hoạ kinh
điển. Bức tranh gửi tham dự Triển
lãm Quốc gia Pháp (1863) và bị
loại bỏ, bị Hội đồng nghệ thuật lúc
bấy giờ đánh giá thấp về nội dung
và nghệ thuật.
- Tranh vẽ về đề tài sinh hoạt thành
thị, từ bỏ vẽ cảnh nông thôn mà
phong cách cổ điển và hiện thực
rất ưa chuộng. Tranh không vẽ
theo thang màu từ sáng đến tối
bình thường mà dùng từng mảng
sáng thực và cố ý làm tăng cường
độ tương phản. Màu tự nhiên của

Sáng kiến kinh nghiệm năm: 2015 - 2016

11


Một số phương pháp dạy học tích cực trong phân môn Thường thức mĩ thuật

nghệ thuật, mở ra cuộc giao lưu giữa
thế hệ cũ và mới…..

các hình ảnh đều được cường điệu,
làm cho đậm hơn thực. Bố cục
được phác nhanh và mạnh bằng
các mảng màu trong và thẫm với
những nhát bút dứt khốt và phóng

khống…

Hoạ sỹ Vanh-xăng Van Gốc

Tác phẩm: Cây đào ra hoa

- Ông sinh năm 1853, mất năm 1890.
Ông là hoạ sỹ người Hà Lan, sinh ra
trong một gia đình mục sư nghèo.
- Năm 1886, ơng tới Pháp sống và sáng

- Bức tranh ra đời năm 1889. Đây là
thời kỳ có nhiều chuyển biến với
những gam màu trong sáng trong
tranh của hoạ sỹ.

tác cho đến cuối đời. Đây là thời kỳ
sáng tác phong phú nhất của ông với
những đề tài phản ánh sinh hoạt của
người nông dân, những người lao động
bình thường và những phong cảnh
đẹp…..Nếu như khi ở Hà Lan, gam
màu của ông thường buồn và ảm đạm
thì nay, do tiếp xúc với hội hoạ ấn
tượng, bảng màu trong tranh của ông
trở lên tươi sáng hơn…
- Tranh của Van Gốc có những nét đặc
biệt, màu sắc rực rỡ phối hợp với hình,
cộng với nét bút mạnh mẽ, khơng gian
căng tràn đã tạo ra trong tranh đầy kịch

tính

- Tranh diễn tả phong cảnh, lấy
những hình ảnh những cây đào
đang nở hoa để nói lên vẻ đẹp của
vùng nơng thơn nước Pháp. Hoạ sỹ
có cách sử dụng màu vàng độc
đáo, với các sắc vàng xanh, vàng
trắng,vàng nâu, vàng tím nhạt,…
tạo nên sự lấp lánh của màu vàng
trên toàn bộ bức tranh. Nét vẽ của
ơng mạnh mẽ và chính xác tạo nên
cái xao động, xào xạc của cánh
đồng.

Hoạ sỹ Giê-oóc-giơ Xơ-ra

Tác phẩm: Chiều chủ nhật trên đảo
Grăng Giát-tơ

- Hoạ sỹ sinh năm 1859, mất năm 1891.
Ơng vẽ hình hoạ rất giỏi, nhưng có sở
thích nghiên cứu khoa học về lý thuyết

- Bức tranh này là tiêu biểu cho “Hội
hoạ điểm sắc” của Xơ-ra. Trong
bức tranh, hoạ sỹ vẽ hàng vạn

Sáng kiến kinh nghiệm năm: 2015 - 2016


12


Một số phương pháp dạy học tích cực trong phân mơn Thường thức mĩ thuật

màu sắc. Ơng bắt đầu vẽ ngồi trời
năm 1880. Trong khi sáng tác, ơng đặc
biệt chú trọng nghiên cứu và quan sát
màu sắc trong thiên nhiên.
- Ơng u thích cách tìm tịi, cách phân
giải màu sắc của hoạ sỹ Mô-nê, nhưng
ông lại phát triển sâu hơn, triệt để hơn
và cũng cực đoan hơn. Bằng cách chia
mỗi mảng trong bố cục thành vô vàn
các đốm nhỏ màu nguyên chất thích
hợp cho đến khi đạt được hiệu quả
mong muốn. Ơng đã bỏ cơng ngồi
hằng ngày, hằng tháng để chấm trăm
ngàn các chấm nhỏ đến khi phủ kín
mặt tranh. Vì vậy người ta gọi ơng là
cha đẻ của “Hội hoạ điểm sắc”

chấm nhỏ li ti các độ màu, với đậm
nhạt thay đổi khác nhau tạo nên
nguồn ánh sáng và hình khối của
con người, cảnh vật.
- Tranh diễn tả cảnh sinh hoạt trên
đảo có nước trong xanh, cây cối,
bãi cỏ và sự đông vui, nhộn nhịp
của người, cảnh, vật. Bức tranh

khơng có đường nét, khơng có
những nhát bút, những mảng đậm
nhạt mạnh mẽ mà chỉ có các chấm
nhỏ để tạo hình, khối và ánh sáng.
Người ta có thể cảm thấy được
khơng khí thơ mộng, nhàn tản
trong nắng chiều vàng nhạt trên
đảo. Bức tranh có khổ lớn, hoạ sỹ
vẽ trong 3 năm(1884-1886)

Hoạt động 2.Đánh giá kết quả học tập.
GV đặt câu hỏi để củng cố kiến thức cho học sinh:
? Hoạ sỹ Giê-oóc-giơ Xơ-ra thuộc trường phái hội hoạ nào, nêu tác
phẩm tiêu biểu.
? Hoạ sỹ Vanh-xăng Van Gốc thuộc trường phái hội hoạ nào, nêu tác
phẩm tiêu biểu.
? Hoạ sỹ Ê-du-át Ma-nê thuộc trường phái hội hoạ nào, nêu tác phẩm
tiêu biểu.
? Hoạ sỹ Clôt Mô-nê thuộc trường phái hội hoạ nào, nêu tác phẩm tiêu
biểu.
GV nhận xét, tóm tắt ngắn gọn một vài ý chính để các em ghi nhớ và
đánh giá chung về ý thức học tập của hoc sinh.

Sáng kiến kinh nghiệm năm: 2015 - 2016

13


Một số phương pháp dạy học tích cực trong phân môn Thường thức mĩ thuật


2.3.2. Các cách thức dạy học tích cực khác:
Ngoài ra tôi còn sử dụng thêm một số phương pháp dạy học tích cực khác
tích hợp vào trong các bài giảng như:
2.3.2.1. Phương pháp luyện tập, thực hành:
* Hình thức thực hiện:
Mỗi em tự soạn nội dung hoặc vẽ một vẽ một hình ảnh có liên quan đến
nội dung bài học vào vở học của mình. Sau đó giáo viên chọn 1,2 cuốn vở soạn
bất kì của học sinh đọc trước lớp. Các em khác nhận xét và bổ sung. Giáo viên
nhận xét cuối cùng.
* Ưu điểm:
Tuy là hoạt động mang tính cá nhân nhưng vẫn được tập thể nhận xét góp
ý. Đồng thời các em cũng biết cách chọn lọc thơng tin chính của bài soạn vào vở
và không cần giáo viên đọc chép như các phương pháp cũ.
2.3.2.2. Phương pháp hỏi đáp, đàm thoại:
* Hình thức thực hiện:
Đối với các bài thường thức mỹ thuật tôi luôn tiến hành kiểm tra kiến thức
bằng cách gọi lên bảng trả lời các câu hỏi của tôi. Tuy nhiên các câu hỏi mà tôi
đưa ra không chỉ liên quan đến nội dung bài học trong sách giáo khoa mà cịn
nhằm vào những kiến thức bên ngồi, trong q trình giảng bài hoặc trong quá
trình các em tìm kiếm tài liệu. Đồng thời các em khơng đọc thuộc lịng các nội
dung đó mà chỉ nêu ra những kiến thức mình hiểu được, nhận xét về những kiến
thức ấy theo suy nghĩ của mình.
* Ưu điểm:
Khơng cứng nhắc như kiểm tra miệng thông thường. Phương pháp này
làm cho các em khơng cần phải học bài ở nhà mà có thể học và hiểu bài ngay tại
lớp cũng có thể trả lời đầy đủ câu hỏi. Bên cạnh đó cịn thúc đẩy khả năng tư
duy, phân tích thơng tin mà mình có được ở học sinh. Như vậy khi kiểm tra
miệng các em sẽ khơng cảm thấy gị bó, sợ hãi tìm mọi lí do để khơng học bài
cũ.
2.3.2.3. Phương pháp dạy học theo cơng thức: Bài giảng + Hình ảnh

minh họa -> Giờ học sinh động.
* Hình thức thực hiện:

Sáng kiến kinh nghiệm năm: 2015 - 2016

14


Một số phương pháp dạy học tích cực trong phân môn Thường thức mĩ thuật

Trong các bài giảng thường thức mĩ thuật, tôi luôn cố gắng chuẩn bị các
tranh ảnh liên quan và treo lên bảng cho các em quan sát.
* Ưu điểm:
Các em tập trung lắng nghe giáo viên giảng bài và quan sát tranh ảnh
minh họa chứ không ồn ào hoặc mất tập trung. Thỏa mãn trí tị mị của các em.
Thơng qua hình ảnh trực quan đó giúp các em tìm hiểu nội dung kiến
thức. Điều đó sẽ giúp các em hứng thú với việc học tập.
2.4: HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA
GIÁO DỤC, VỚI BẢN THÂN, ĐỒNG NGHIỆP VÀ NHÀ TRƯỜNG.

2.4.1. Đối với học sinh :
Nhờ sự nghiên cứu kĩ đặc điểm của phân môn Thường thức mỹ thuật
trong trường Trung học cơ sở. Bên cạnh đó với những nỗ lực của bản thân mong
muốn mang đến cho các em học sinh những giờ học mĩ thuật vui vẻ, hào hứng
và có hiệu quả; mà các giờ dạy Thường thức mĩ thuật của tơi khơng cịn nhàm
chán và khơ cứng mà có nhiều chuyển biến tích cực:
- Các em bắt đầu có ý thức chờ đợi giờ học thường thức mĩ thuật hơn, vì
trong giờ học các em được tham gia nhiều hoạt động sôi nổi, hào hứng, tâm lý
học thoải mái, khơng gị bó, mệt mỏi.
- Các em đa số nắm được nội dung chính của bài ngay tại lớp. Về nhà các

em chỉ đọc thêm sách báo và tài liệu để bổ sung cho kiến thức của mình thêm
phong phú mà thôi.
- Tạo cho học sinh biết lắng nghe, trao đổi, thảo luận và đề xuất ý kiến.
Điều đó đã tạo điều kiện cho học sinh diễn đạt ý kiến, đồng thời xây dựng lịng
tự tin thơng qua việc tham gia học nhóm.
- Tăng cường sự hợp tác, đoàn kết với nhau trong học tập cũng như kiểm
tra lẫn nhau của các nhóm góp phần tạo khơng khí thi đua trong học tập giữa các
nhóm và giữa các học sinh với nhau; nâng cao thái độ, ý thức học tập của học
sinh.
- Phát huy được tính độc lập, sáng tạo và năng nổ của học sinh trong khi
học nhóm. Bên cạnh đó học sinh cịn được rèn luyện kỹ năng tìm tịi, kỹ năng tự
học,…; gây hứng thú học tập đối với mơn học, tính tự giác, tính tích cực độc lập
trong q trình học tập nhằm nâng cao chất lượng học tập của mình.
Sáng kiến kinh nghiệm năm: 2015 - 2016

15


Một số phương pháp dạy học tích cực trong phân môn Thường thức mĩ thuật

- Học sinh về nhà biết tự học, tự nghiên cứu, tự tìm tịi và đọc tài liệu
tham khảo nhiều hơn. Nhờ đó giúp học sinh đào sâu kiến thức đã học.
- Tỉ lệ nắm và hiểu bài ở các bài Thường thức mĩ thuật rất cao. Mơn Mĩ
thuật đã khơng cịn là mơn học phụ.
2.4.2. Đối với giáo viên:
- Chỉ cần tập trung chuẩn bị đồ dùng dạy học trong vòng một hai năm
đầu. Các năm sau kết hợp hình ảnh sưu tầm của học sinh và bổ sung thêm hoặc
thay đổi chút ít. Khơng tốn thêm thời gian nhiều nữa.
- Giáo viên và học sinh cùng hoạt động với nhau trong một giờ học 45
phút.

- Năng lực chuyên môn, tổ chức quản lý lớp cũng như hướng dẫn và điều
hành tập thể của người giáo viên ngày càng được nâng cao.
- Giáo viên có thể linh hoạt quản lý lớp học và đáp ứng nhu cầu học tập
của từng học sinh.
- Giáo viên có nhiều thời gian tiếp xúc, trao đổi và hiểu được tâm tư
nguyện vọng của từng học sinh trong học tập.
- Địi hỏi giáo viên phải ln tự học hỏi, tự tìm tịi, nghiên cứu bổ sung
chun mơn cũng như kinh nghiệm tổ chức, quản lý, điều hành lớp ngày càng
tốt hơn.
2.4.3. Đối với đồng nghiệp và nhà trường
Tôi luôn tiếp xúc trao đổi với đồng nghiệp đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm
về tình hình học tập của học sinh cụ thể ở tùng tiết dạy
Với nhà trường tôi thường tham mưu với ban giám hiệu về những thuận
lợi và khó khăn để ban giám hiệu hổ trợ và cùng nhau khắc phục.
* Cụ thể đã đạt được như sau
- Với việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực nêu trên, qua 2
năm vận dụng 2014 -2015 và 2015 – 2016 tôi đã thu về nhiều kết quả rất tốt.
Chất lượng học sinh học phân môn Thường thức mĩ thuật nâng cao rõ rệt. Các
em được cung cấp nhiều kiến thức hơn về mỹ thuật trong nước và thế giới. Tạo
tiền đề vững vàng khi học các năm học tiếp theo.
Trong q trình giảng dạy, tơi nhận thấy: nếu được giáo viên áp dung
PPDH tích cực liên tục và có tính hệ thống thì sẽ hình thành các em việc phối
hợp nhóm một cách thành thạo, thảo luận có hiệu quả, các tiết học sinh động
Sáng kiến kinh nghiệm năm: 2015 - 2016

16


Một số phương pháp dạy học tích cực trong phân môn Thường thức mĩ thuật


hơn, đa dạng hơn, các em ham thích học mơn mỹ tḥt nhiều hơn, chất lượng
tham gia hoạt động tập thể của các em ngày càng nâng lên rõ rệt, chất lượng học
bộ môn của các em cũng được nâng cao, các em khơng cịn ngán ngẫm khi học
phân môn thường thức mĩ thuật nữa. Điều này được chứng minh ở bảng kiểm
nghiệm sau
Phân
môn
Tỉ lệ

Vẽ tranh

Vẽ trang trí

Vẽ theo mẫu

Thường thức mĩ
thuật

69HS
25.6%

68HS
25.3%

65HS
24.2%

97HS
36%


* Số lượng học sinh thích học các bài Thường thức mĩ thuật lên tới 97 em
tăng 26.7%:
* Bài học kinh nghiệm
Để đạt được những kết quả như trên, tôi nhận thấy rằng:
- Trước hết giáo viên phải thật sự yêu thích công việc của mình. Bản thân
luôn muốn cống hiến hết sức mình cho sự nghiệp giáo dục. Sau đó phải có lòng
kiên nhẫn bởi vì đối tượng mà mình đang dạy chỉ mới làm quen với cách học
THCS, đang còn hiếu động, ít tập trung. Do đó phải thật sự kiên nhẫn với các
em thì giờ học mới có hiệu quả.
- Thường xuyên cập nhật thông tin, tài liệu, hình ảnh minh họa từ nhiều
nguồn để bổ sung vào bộ đồ dùng dạy học của bản thân, làm cho đồ dùng dạy
học phải phong phú, sinh động và có chất lượng thì mới thu hút sự chú ý của các
em.
- Trao đổi phương pháp dạy học với các đồng nghiệp, đặc biệt là đối với
các giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm để cùng nhau dự giờ góp ý, đúc rút ra
các ưu nhược của từng phương pháp.
- Các phương pháp được vận dụng một cách linh hoạt, có thể sử dụng một
hay nhiều phương pháp trong một giờ học. Không gò bó ép buộc theo một
phương pháp nào.
- Quan trọng hơn hết phải tạo ra một tiết học sinh động, thoải mái, sôi nổi,
lôi kéo tất cả các học sinh cùng tham gia hoạt động. Có như vậy các em mới có
cảm giác thích học không nhàm chán.
Sáng kiến kinh nghiệm năm: 2015 - 2016

17


Một số phương pháp dạy học tích cực trong phân môn Thường thức mĩ thuật

Trên đây là những phương pháp mà tôi đã học hỏi từ các đồng nghiệp đi

trước cùng với nghiên cứu và vận dụng của bản thân trong quá trình dạy học để
đúc rút ra. Rất mong được sự quan tâm góp ý của quý thầy cô, bạn đọc về các
phương pháp nêu trên được hoàn thiện và có thể áp dụng rộng rãi.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
- Kết luận
Mục đích cuối cùng của việc dạy học ở trường THCS không nhằm đào tạo hoạ
sĩ hay những người chuyên làm nghề Mĩ thuật mà lấy giáo dục thẫm mĩ cho học
sinh làm mục tiêu chủ yếu.
Trong đời xống xã hội mới ngày nay, ở mọi nơi, mọị lúc đều cần đến vẻ
đẹp "Kịp thời" của Mĩ thuật và Nghệ thuật. Vì vậy nhu cầu về thẩm mĩ và nghệ
thuật là một nhu cầu cần thiết của con người. Cho nên giáo dục phải nhằm mục
tiêu phát triển toàn diện con người một cách bền vững.
Trước hết cấp học THCS là cơ sở để hình thành cho học sinh thế giới
quan, nhân sinh quan khoa học.
Đặc biệt đối với mơn Mĩ thuật, việc tìm hiểu và nghiên cứu các phân
môn sẽ giúp các em nhận thức sâu sắc đời sống thẩm mĩ của con người trong xã
hội, các em sẽ hiểu được Mĩ thuật là tạo ra cái đẹp, cái đẹp khơng có đáp số,
khơng có quy định cho tất cả mọi người, do vậy càng suy nghĩ và chăm chỉ làm
việc thì các em càng sáng tạo được nhiều vẽ đẹp khác nhau.
Mỗi phương án của bài tập sẽ mang lại cho các em nhận thức mới về
Mĩ thuật, mang lại niềm vui trước cái đẹp do chính mình tạo ra và sự thích thú
cái đẹp trong cuộc sống
- KIẾN NGHỊ
- Bổ xung tư liệu (Tranh ảnh, băng hình ...)
- Xây dựng phịng học riêng cho bộ môn Mĩ thuật.
- Bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho Giáo viên
- Tổ chức các chuyên đề, thảo luận, trao đổi các bài giảng hay, các
phương pháp dạy học mới giữa giáo viên mĩ thuật với nhau để học hỏi nâng cao
kinh nghiệm cho bản thân.
Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã thu thập và đúc kết được trong

quá trình giảng dạy, dự giờ, thực hiện chuyên đề. Chắc chắn chuyên đề không

Sáng kiến kinh nghiệm năm: 2015 - 2016

18


Một số phương pháp dạy học tích cực trong phân mơn Thường thức mĩ thuật

tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý chân thành, để xây
dựng chuyên đề về PPDH tích cực ngày càng tốt hơn.
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Thọ Xuân, ngày 04/04/2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN
của mình viết khơng sao chép nội
dung của người khác
Người viết

Sáng kiến kinh nghiệm năm: 2015 - 2016

19



×