Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

9 bí quyết để trở thành nhà đầu tư dài hạn thành công pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.21 KB, 7 trang )

9 bí quyết để trở thành nhà
đầu tư dài hạn thành công
Không ai có thể chối cãi được thực tế không có quy luật và cũng chẳng có ngoại lệ
nào trên thị trường chứng khoán. Thế nhưng ngược lại vẫn có những nguyên tắc
nhất định không một nhà đầu tư nào được phép bỏ qua.

Dưới đây sẽ là chín nguyên tắc cơ bản nhất cho việc tiếp cận thị trường với cái
nhìn dài hạn. Song hay nhớ đó chỉ là những điều chung nhất bởi việc áp dụng
chúng thế nào còn phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể.
1. Bán những kẻ bại trận và để những người chiến thắng cầm cương
Thời gian qua đi, các nhà đầu tư thu về lợi nhuận nhờ việc bán đi các cổ phiếu mà
họ đang đánh giá cao và cố nắm giữ những cổ phiếu đang trượt dốc với hi vọng
một lúc nào đó sẽ có sự hồi sinh ngoạn mục. Thế nhưng nếu một nhà đầu tư không
biết khi nào là lúc nên rời bỏ những cổ phiếu đó thì trong trường hợp xấu nhất, anh
ra sẽ phải chứng kiến cổ phiếu của mình rơi đến đáy vực - nơi nó gần như trở thành
vô giá trị. Tất nhiên, ý tưởng nắm giữ các khoản đầu tư chất lượng cao đồng thời
bán đi những cái xuống cấp là rất vĩ đại về mặt lý thuyết nhưng lại rất khó khăn khi
áp dụng vào thực tiễn. Những thông tin sau có thể phần nào có ích:
Cưỡi kẻ chiến thắng
Nhà đầu tư vĩ đại Peter Lynch vốn rất nổi tiếng với thuật ngữ "tenbaggers" - thuật
ngữ dùng để chỉ những khoản đầu tư đem lại lợi nhuận gấp 10 lần. Lý thuyết ông
đưa ra là hầu hết thành công của ông đều xuất phát từ danh mục với một số lượng
nhỏ những cổ phiếu nhưng lại nhanh chóng trở thành những "người khổng lồ". Nếu
bạn có một nguyên tắc cá nhân là sẽ bán cổ phiếu khi giá của nó đã tăng thêm một
cấp số nhân nào đó - ví dụ, tăng lên ba lần - bạn sẽ không bao giờ thật sự là những
người được cưỡi trên lưng những kẻ chiến thắng. Không một ai trong lịch sử đầu
tư chứng khoán với chiến lược "bán ngay khi số tiền của tôi tăng lên gấp ba lần" lại
có thể có được một tenbagger. Đừng đánh giá thấp một cổ phiếu tốt nào đó chỉ vì
bạn bám dính lấy một vài nguyên tắc cá nhân cứng nhắc. Nếu như bạn không thể
có được một sự hiểu biết thấu đáo về sức mạnh tiềm tàng của cổ phiếu mình đang
nắm giữ, những nguyên tắc, chiến lược cá nhân của bạn rút cuộc cũng chỉ là sự hạn


chế và bó buộc mà thôi.
Đẩy kẻ thất bại ra xa
Không có bất kì một sự đảm bảo nào về việc một cổ phiếu sẽ phục hồi trở lại sau
một thời gian dài đi xuống. Trong khi việc không được đánh giá thấp những cổ
phiếu tốt là điều hết sức quan trọng thì việc phải thực tế và tỉnh táo với những
khoản đầu tư đang có nguy cơ xấu cũng quan trọng không kém. Nhận ra những kẻ
thất bại trong danh mục của bạn là điều khó khăn bởi nó đồng nghĩa với một công
việc không lấy gì làm dễ chịu - thừa nhận bạn đã sai lầm. Điều quan trọng là phải
trung thực với chính bản thân mình khi bạn nhận ra một cổ phiếu không tốt như
bạn mong đợi. Đừng e ngại vứt bỏ sự kiêu hãnh của mình! Hãy nhanh chóng quyết
định trước khi kẻ bại trận kia có thêm nhiều trận thua mới trên sàn đấu.
Trong cả hai trường hợp, điểm mấu chốt là phải đánh giá được đúng thực chất của
các công ty dựa theo những nghiên cứu của chính bạn. Trong mỗi tình huống, bạn
vẫn phải quyết định xem liệu mức giá đó đã phản ánh đúng giá trị thị trường tiềm
năng hay chưa. Đơn giản hãy nhớ đừng để những lo ngại vu vơ hạn chế lợi nhuận
hay thổi bùng lên thua lỗ của bạn.
2. Đừng theo đuổi "những lời mách nước nóng hổi"
Bất kể lời mách nước đó là thông tin của anh trai bạn, họ hàng của bạn, hàng xóm
hay thậm chí là một nhà môi giới, không ai có thể đảm bảo được một cổ phiếu sẽ
hành động như thế nào. Khi bạn đi đến quyết định đầu tư, điều hết sức quan trọng
là bạn phải biết được lí do khiến bạn làm điều đó. Sau đó, tự mình nghiên cứu và
phân tích chi tiết tất cả những gì thuộc về bất kì một công ty nào mà bạn đang xem
xét việc đầu tư khoản tiền mồ hôi nước mắt của mình vào nó. Tin tưởng vào những
mẩu tin nho nhỏ lý thú từ một ai đó không chỉ là nỗ lực tìm kiếm một lối thoát -
một con đường trải lụa mà còn là một hình thức đánh bạc. Chắc chắn rằng cũng có
lúc, với một vài sự may mắn tình cờ nào đó, những lời mách nước sốt dẻo này có
thể đem lại kết quả như mong muốn. Song chúng sẽ chẳng bao giờ có thể tạo nên
một nhà đầu tư sáng suốt với thông tin cập nhật - yếu tố không thể thiếu để thành
công trên thị trường chứng khoán dài hạn.
3. Không căng thẳng trước sự lăn tăn của thị trường

Trong lời khuyên thứ nhất, chúng tôi đã giải thích tầm quan trọng của việc nhận
thức được các khoản đầu tư của bạn đang không xuôi chèo mát mái như bạn mong
muốn - nhưng hãy luôn nhớ đến việc phải chấp nhận những biến động ngắn hạn.
Là một nhà đầu tư dài hạn, bạn không nên hoảng sợ khi các khoản đầu tư của mình
đang phải trải qua một vài sự vận động ngắn hạn. Khi theo dõi hoạt động của các
khoản đầu tư đó, hãy nhìn vào một bức tranh lớn hơn. Hãy nhớ luôn tự tin với chất
lượng của các hình thức đầu tư mà bạn đã chọn hơn là cứ lo lắng về sự biến động
không thể tránh khỏi trong ngắn hạn. Đồng thời, một nhà giao dịch chứng khoán
năng động, tài ba sẽ luôn biết tận dụng những biến động từng ngày, thậm chí từng
phút để kiếm lời. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, lợi nhuận của một nhà đầu tư dài
hạn còn xuất phát từ một sự vận động hoàn toàn khác biệt của thị trường - sự vận
động mà thị trường phải mất đến hàng tháng, thậm chí hàng năm mới có được. Do
đó thay vì lo lắng với từng đợt sóng gợn của thị trường, hãy tập trung vào tự trau
dồi bản thân, tự phát triển những kĩ năng đầu tư của bản thân đế sẵn sàng đón nhận
những cơn sóng thần!
4. Không đánh giá quá cao chỉ số P/E
Các nhà đầu tư thường nâng chỉ số P/E lên tầm quan trọng quá cao, vượt xa ý
nghĩa thực tế của nó. Bởi vì nó chỉ là một công cụ chủ chốt trong vô số những công
cụ như thế, việc chỉ dựa vào chỉ số P/E để đưa ra các quyết định mua hoặc ban là
quá mạo hiểm và rất thiếu khôn ngoan. Chỉ số P/E cần phải được đưa vào một
hoàn cảnh cụ thể của nó, và nó phải được sử dụng đồng thời cùng với những quá
trình phân tích khác nữa. Vì thế, một chỉ số P/E thấp không nhất thiết đồng nghĩa
với một chứng chỉ quỹ đang bị đánh giá thấp hay ngược lại, một chỉ số P/E cao
cũng không luôn luôn song hành với một công ty đang được định giá cao hơn thực
tế.
5. Cưỡng lại sự mê hoặc của những "cổ phiếu tiền xu"
Một quan niệm sai lầm nhưng lại rất phổ biến hiện nay: Nhiều người cho rằng sẽ
mất ít hơn khi mua một "cổ phiếu tiền xu" - cổ phiếu có giá thấp. Thế nhưng bất kể
bạn mua một cổ phiếu 5 đô và nó lao xuống đáy trở thành tờ giấy lộn 0 đô hay một
cổ phiếu 75 đô và cũng lao vực tương tự thì rút cục kết quả chung bạn có vẫn chỉ là

sự mất trắng khoản đầu tư ban đầu. Một công ty 5 đô tệ hại, đơn giản, cũng có
nhiều rủi ro mất giá như một công ty 75 đô tồi tệ. Trên thực tế, một cổ phiếu tiền
xu thậm chí có thể rủi ro hơn nhiều so với một cổ phiếu đắt giá hơn bởi một công
ty có giá cổ phiếu cao thường có nhiều luật lệ, quy định, nguyên tắc hơn.
6. Lựa chọn một chiến lược và gắn bó với nó
Những người khác nhau dùng các cách thức khác nhau để lựa chọn cổ phiếu và
tiến đến mục tiêu đầu tư của mình. Có rất nhiều con đường để có thể thành công và
không một ai có thể tự tin rằng chiến lược đầu tư của mình tốt hơn của người khác.
Tuy nhiên, một khi bạn đã tìm ra phong cách của mình, hãy gắn bó với nó. Một
nhà đầu tư lúng túng giữa hai chiến lược lựa chọn cổ phiếu khác nhau sẽ rất có khả
năng phải nếm trải những khiếm khuyết lớn nhất, chứ không phải những ưu điểm
nổi trội nhất, của cả hai chiến lược đó. Hãy lấy những động thái của Warren
Buffett trong thời kì bùng nổ dotcom - thời kì bùng nổ mạng Internet nói riêng và
ngành công nghệ nói chung - hồi cuối thập niên 90 thế kỉ trước làm ví dụ. Chiến
lược đầu tư hướng vào giá trị của Buffett đã sát cánh cùng con người vĩ đại này
hàng thập kỉ, và - bất chấp những phê bình, đánh giá từ giới truyền thông - sự kiên
định với chiến lược này đã giúp ông tránh được vũng bùn bế tắc của những cổ
phiếu công nghệ trong giai đoạn khởi đầu non nớt khi những cổ phiếu này không
đem lại lợi nhuận và cuối cùng phải chấp nhận sụp đổ hoàn toàn.
7. Tập trung vào tương lai
Giai đoạn khó khăn nhất của đầu tư là chúng ta nỗ lực đưa ra các quyết định đầu tư
sáng suốt dựa trên những điều mà thực tế chúng chưa xảy ra. Đó là điều vô cùng
quan trọng khi bạn phải luôn in sâu trong tâm trí mình: Mặc dù chúng ta sử dụng
những thông số cũ để làm tín hiệu cho những gì sắp đến, nhưng chuyện gì xảy ra
trong tương lai mới là yếu tố quan trọng nhất.
Xin trích dẫn ra đây một câu của Peter Lynch trong cuốn sách "One Up to Wall
Street" nổi tiếng của ông. Kinh nghiệm của Lynch với Subaru là minh họa cho điều
này: "Nếu tôi bận tâm ngồi tự hỏi "Cổ phiếu này làm sao có thể tăng cao thêm
nữa?", có lẽ tôi đã không bao giờ mua Subaru sau khi giá của nó đã tăng đến gấp
20 lần. Nhưng tôi kiểm tra những yếu tố cơ bản (tài sản, vốn, nợ, tăng trưởng,

doanh thu, lợi nhuận…), tôi nhận ra rằng cổ phiếu này vẫn rẻ. Do đó tôi mua nó.
Và rồi Subaru tiếp tục tăng thêm gấp 7 lần nữa". Bấn đề là ở chỗ đặt quyết định
đầu tư của bạn trên nền tảng của những tiềm năng tương lai, chứ không phải là
những gì đã xảy ra trong quá khứ.
8. Các nhà đầu tư có cái nhìn dài hạn
Những khoản lợi nhuận ngắn hạn khổng lồ có thể là cám dỗ với những người mới
tập tễnh bước vào thị trường. Thế nhưng, đi theo một chiến lược dài hạn và từ bỏ
chủ trương "đi vào - rời bở, rời bỏ - đi vào" là một điều bắt buộc với một nhà đầu
tư đúng nghĩa. Điều này không có nghĩa rằng những nhà đầu tư dài hạn không thể
kiếm tiền từ những giao dịch năng động, linh hoạt trong ngắn hạn. Thế nhưng, như
chúng tôi đã nói, đầu tư và mua bán giao dịch là hai cách thức hoàn toàn khác nhau
dù với cùng mục đích là kiếm lời. Việc mua bán giao dịch bản thân nó chất chứa
những rủi ro khác hẳn mà các nhà đầu tư mua-và-nắm-giữ không bao giờ được trải
nghiệm.
Một cách thức đầu tư không nhất định phải luôn tốt hơn một cách thức nào khác -
cả hai đều có những ưu điểm và khuyết điểm riêng. Việc tham gia vào các cuộc
mua bán sôi động (active trading) sẽ là sai lầm chết người với những người không
có khả năng xác định thời gian chính xác, không có nguồn tài chính vững, sự đào
tạo nhất định và sự đam mê. Hầu hết mọi người không phù hợp với cách thức tham
gia thị trường chứng khoán này.
9. Hãy mở lòng khi lựa chọn cổ phiếu
Rất nhiều cổ phiếu tuyệt vời gắn liền với những cái tên quen thuộc bạn nghe thấy
trong cuộc sống thường nhật nhưng cũng có không ít những cơ hội đầu tư tiềm
năng khác không hề đi kèm với cái tên thân quen nào. Hàng nghìn các cong ty nhỏ
bé đang có tiềm năng trở thành những blue-chip lớn trong nay mai. Trên thực tế,
lịch sử các sàn giao dịch chứng khoán cũng đã cho thấy: Các công ty nhỏ thường
có lợi tức cao hơn nhiều các công ty lớn. Ví dụ như trong giai đoạn từ năm 1926
đến năm 2001 ở Hoa Kì, cổ phiếu của các công ty nhỏ mang lại cổ tức trung bình
12,27% trong khi những chứng chỉ quỹ khổng lồ của chỉ số S&P 500 lại khiêm tốn
với 10,53%.

Điều này không có nghĩa là bạn nên cống hiến toàn bộ danh mục đầu tư của mình
cho những cổ phiếu thấp cổ bé họng. Đơn giản là, hãy hiểu rằng có những cổ phiếu
"khổng lồ" hơn nhiều so với những gã khổng lồ của chỉ số công nghiệp Dow Jones.
Bỏ qua những công ty ít tiếng tăm đó là bạn cũng có thể đang bỏ qua một vài cơ
hội lợi nhuận lớn nhất bạn từng có.
Kết luận
Trong bài viết này, chúng tôi đưa ra chín lời khuyên nhỏ cho các nhà đầu tư dài
hạn. Ngày từ đầu bài viết, chúng tôi đã nói luôn luôn có những ngoại lệ nhất định
cho tất cả các quy tắc không thành văn của thị trường. Tùy thuộc hoàn cảnh cụ thể
của bạn, bạn có thể sẽ không đồng tình với một vài điểm chúng tôi đưa ra. Tuy
nhiên, chúng tôi hi vọng rằng những nguyên tắc thông thường này sẽ đem lại lợi
ích nhất định cho bạn và cung cấp cho bạn những cái nhìn sâu sắc hơn về đầu tư.

×