Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Skkn bổ sung tài liệu tham khảo chương trình dạy nghề môn nhiếp ảnh camera 105 tiết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 18 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRUNG TÂM GIÁO DỤC KĨ THUẬT TỔNG HỢP THANH HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

BỔ SUNG TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG TRÌNH
DẠY NGHỀ MƠN NHIẾP ẢNH - CAMERA 105 TIẾT

Người thực hiện: Đỗ Xuân Tiến
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Dạy nghề Nhiếp ảnh

THANH HÓA NĂM 2022

skkn


MỤC LỤC
MỤC LỤC
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Một số nét về hoạt động dạy nghề Nhiếp ảnh – Camera
tại Trung tâm Giáo dục Kĩ thuật Tổng hợp Thanh Hóa.
2.2.2. Những khó khăn và hạn chế trong hoạt động dạy nghề


Nhiếp ảnh – Camera tại Trung tâm Giáo dục Kĩ thuật Tổng hợp
Thanh Hóa.
2.3. Bổ sung tài liệu tham khảo chương trình dạy nghề môn
Nhiếp ảnh – Camera 105 tiết
2.3.1. Bài tham khảo 1: Bạn biết gì về các dịng máy ảnh
2.3.2. Bài tham khảo 2: Giới thiệu các chức năng chỉnh nét cơ
bản trên máy ảnh
2.3.3. Bài tham khảo 3: Tốc độ máy ảnh
2.3.4. Bài tham khảo 4: Các loại ống kính và cách sử dụng
2.3.5. Bài tham khảo 5: Chuyên ngành Nhiếp ảnh Truyền thông
đa phương tiện.
2.4. Hiệu quả cuả sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động dạy
nghề Nhiếp ảnh – Camera tại Trung tâm Giáo dục Kĩ thuật Tổng
hợp Thanh Hóa.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO

skkn

TRANG
01
01
01
01
02
02
02
02

02
03
03
04
08
10
11
12
12
14
14
14
16


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Chọn nghề là chọn tương lai cho bản thân mỗi người. Để hoạt động chọn lựa
và phát triển nghề phù hợp nhất với khả năng của mình; đồng thời thỏa mãn nhu
cầu nhân lực cho tất cả các lĩnh vực chun mơn địi hỏi học sinh phải được học
nghề. Hiện nay, hoạt động giáo dục nghề phổ thông cho học sinh ở các trường
THPT là một trong những nhiệm vụ của Trung tâm Giáo dục Kĩ thuật Tổng hợp
Thanh Hóa.
Trung tâm Giáo dục Kĩ thuật Tổng hợp Thanh Hóa có nhiệm vụ dạy nghề,
hướng nghiệp cho học sinh trên địa bàn thành phố Thanh Hóa. Trải qua q
trình phát triển Trung tâm đã tổ chức dạy nhiều nghề cho học sinh phổ thông.
Bên cạnh những nghề có sẵn tài liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
Cũng còn những nghề do giáo viên Trung tâm tự biên soạn tài liệu và được sự
cho phép giảng dạy của Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa.
Tài liệu Nghề Nhiếp ảnh – Camera do Trung tâm biên soạn đã được Sở

GD&ĐT Thanh Hóa và Bộ GD&ĐT phê duyệt và chính thức cho phép đưa vào
giảng dạy nhiều năm nay. Tài liệu dạy nghề nhiếp ảnh biên soạn năm 2011,
được chỉnh sửa năm 2016 và lưu hành đến nay. Do sự phát triển không ngừng
của khoa học công nghệ và những loại máy ảnh kỹ thuật số mới liên tục ra đời.
Đòi hỏi mỗi giáo viên dạy nghề Nhiếp ảnh – Camera phải luôn cập nhật bổ sung
kiến thức và làm phong phú nội dung dạy học.
Bắt đầu từ năm học 2018 – 2019, tôi được giao dạy nghề Nhiếp ảnh –
Camera ở lớp 11 khối THPT. Qua thực tế giảng dạy trong chương trình nghề
Nhiếp ảnh – Camera trong những năm học sau đó, tơi nhận thấy để làm phong
phú thêm nhu cầu tìm hiểu nghề và dạy nghề cho học sinh, cùng với tâm huyết
của mình trong dạy học; tơi đã bổ sung một số nội dung bài tham khảo vào tài
liệu Nghề Nhiếp ảnh – Camera của Trung tâm Giáo dục Kĩ thuật Tổng hợp
Thanh Hóa.
Từ lí do trên, tơi đã lựa chọn đề tài: “Bổ sung tài liệu tham khảo chương
trình dạy nghề mơn Nhiếp ảnh – Camera 105 tiết” để nghiên cứu nhằm giúp
học sinh lựa chọn cho mình một nghề nghiệp tương lai phù hợp với năng lực bản
thân và nhu cầu của xã hội.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện giải pháp trên nhằm mục đích cung cấp: “Bổ sung tài liệu
tham khảo chương trình dạy nghề mơn Nhiếp ảnh – Camera 105 tiết”
Đề tài nghiên cứu được bổ sung trong tài liệu hoạt động giáo dục nghề
phổ thông môn Nhiếp ảnh – Camera 105 tiết của khối THPT lưu hành tại Trung
tâm Giáo dục Kĩ thuật Tổng hợp Thanh Hóa.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là: “Bổ sung tài liệu tham khảo
chương trình dạy nghề mơn Nhiếp ảnh – Camera 105 tiết”
Đề tài được nghiên cứu ứng dụng trực tiếp qua công tác dạy nghề Nhiếp
ảnh – Camera cho học sinh ở các trường THPT Đào Duy Từ, Hàm Rồng, Tô
Hiến Thành.
1


skkn


1.4. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài: “Bổ sung tài liệu tham khảo chương trình dạy nghề mơn
Nhiếp ảnh – Camera 105 tiết” tôi đã lựa chọn và sử dụng một số phương pháp
chủ yếu:
Phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu tài liệu về bộ môn Nhiếp
ảnh để chọn lựa những thông tin phù hợp với học sinh.
Phương pháp đàm thoại: Đàm thoại giữa giáo viên với học sinh.
Sử dụng các phương pháp khác như: Điều tra bằng phiếu thu hoạch sau
các buổi thực hành, Khảo sát thực tế, thu thập thơng tin, thống kê, xử lí số liệu,
tổng kết, đúc rút kinh nghiệm....
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Căn cứ Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14 quy định tại Chương IV Giáo
dục nghề nghiệp và phát triển kỹ năng nghề mở rộng nhiều vấn đề ngoài Luật
Giáo dục nghề nghiệp về học nghề, tập nghề, đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng,
nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động... 
Căn cứ Chỉ thị Số: 24/CT-TTg ngày 28 tháng 5 năm 2020 của Thủ tướng
Chính phủ vừa ký ban hành về đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề,
góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia
trong tình hình mới;
Căn cứ Chỉ thị Số: 800/CT-BGDĐT ngày 24 tháng 8 năm 2021, của Bộ
GD&ĐT ban hành về nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu năm học 2021 – 2022,
ngành Giáo dục tập trung thực hiện các nghị quyết, kết luận của Đảng, Quốc
hội, các văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về
giáo dục và đào tạo, tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Trung
ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Căn cứ Chỉ thị số Số 3045/QĐ-UBND ngày 11 tháng 8 năm 2021 của
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về nhiệm vụ chủ yếu của ngành Giáo dục và
Đào tạo năm học 2021– 2022 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và
giáo dục thường xuyên.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Một số nét về hoạt động dạy nghề Nhiếp ảnh – Camera tại
Trung tâm Giáo dục Kĩ thuật Tổng hợp Thanh Hóa.
Trung tâm Giáo dục Kĩ thuật Tổng hợp Thanh Hóa được thành lập theo
quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ngày 08 tháng 7 năm 1983.
Một trong số những Trung tâm đầu tiên thuộc hệ thống Trung tâm Kĩ thuật Tổng
hợp - Hướng nghiệp của các tỉnh thành trong cả nước. Là cơ sở giáo dục phổ
thông của hệ thống giáo dục quốc dân. Có chức năng, nhiệm vụ được quy định
trong Quy chế tổ chức và hoạt động do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Hoạt
động của Trung tâm luôn bám sát thực hiện tốt các nhiệm vụ mà Ngành giao cho
qua từng năm học, đồng thời ln có sự đổi mới, điều chỉnh để đáp ứng được
các yêu cầu đặt ra trong từng thời kỳ, từng giai đoạn.
2

skkn


Ban lãnh đạo Trung tâm Giáo dục Kĩ thuật Tổng hợp Thanh Hóa ln
qn triệt đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước. Có kế hoạch cụ thể thực
hiện chương trình hoạt động dạy nghề – hướng nghiệp theo yêu cầu của Sở
GD&ĐT Thanh Hóa và Bộ GD- ĐT. Bám sát nội dung chương trình, kế hoạch
của cơng tác dạy nghề cho học sinh bậc THPT. Trung tâm Giáo dục Kĩ thuật
Tổng hợp Thanh Hóa đã tổ chức dạy các nghề: Cắt may; Điện tử; Điện lạnh;
Điện dân dụng; Nhiếp ảnh – Camera; Tin học Văn phòng; Thêu tay; Sửa chữa
Xe máy cho học sinh khối 11 các trường Đào Duy Từ, Hàm Rồng, Nguyễn Trãi,
Tô Hiến Thành, Đào Duy Anh học chương trình 105 tiết/năm học theo quy định.

2.2.2. Những khó khăn và hạn chế trong hoạt động dạy nghề Nhiếp
ảnh – Camera tại Trung tâm Giáo dục Kĩ thuật Tổng hợp Thanh Hóa.
Trung tâm Giáo dục Kĩ thuật Tổng hợp Thanh Hóa và trường THPT
Nguyễn Trãi cùng đóng trên một mặt bằng. Cơ sở vật chất của Trung tâm được
đầu tư từ rất lâu nên có một số đã cũ. Kinh phí hoạt động dạy nghề từ nguồn
ngân sách Nhà nước. Chưa có nguồn lực hỗ trợ từ cộng đồng và từ các lực lượng
xã hội. Việc bổ sung thiết bị mới còn thiếu và còn gặp nhiều khó khăn trong việc
dạy nghề.
Học sinh đến học nghề tại Trung tâm Giáo dục Kĩ thuật Tổng hợp Thanh
Hóa từ các trường THPT trên địa bàn thành phố. Hoạt động thường ngày của
các em chỉ chú trọng việc học văn hóa nên có nhiều bất cập. Các em chưa hứng
thú trong hoạt động học nghề.
Hiện nay, có rất nhiều loại máy ảnh, thiết bị ghi âm, ghi hình hiện đại
được sử dụng trong đời sống... Tài liệu dạy nghề Nhiếp ảnh – Camera đang
được sử dụng giảng dạy của Trung tâm thực hành với một loại máy ảnh cụ thể.
Bởi vậy, trong chương trình dạy nghề tơi sẽ đưa vào bổ sung một số bài đọc
thêm nhằm làm phong phú kiến thức cho học sinh.
Những khó khăn và hạn chế ở trên có ảnh hưởng tới hoạt động cũng như
chất lượng và hiệu quả của việc dạy nghề phổ thông. Địi hỏi mỗi giáo viên làm
cơng tác dạy nghề tại Trung tâm Giáo dục Kĩ thuật Tổng hợp Thanh Hóa cần
phải nỗ lực giải quyết.
2.3. Bổ sung tài liệu tham khảo chương trình dạy nghề mơn Nhiếp
ảnh – Camera 105 tiết
Chương trình dạy nghề Nhiếp ảnh – Camera tại Trung tâm Giáo dục Kĩ
thuật Tổng hợp Thanh Hóa bao gồm 2 phần: Nhiếp ảnh (10 bài); Quay Camera
(4 bài)
Phần Nhiếp ảnh bao gồm:
Bài 1: Cấu tạo, tính năng và cách sử dụng các loại máy ảnh.
Bài 2: Các tư thế cầm máy ảnh và chỉnh nét (Bằng tay & tự động).
Bài 3: Tốc độ máy ảnh.

Bài 4: Khẩu độ. Mối liên hệ giữa khẩu độ và tốc độ.
Bài 5: Các loại ống kính và cách sử dụng.
Bài 6: Các chuyên ngành trong nhiếp ảnh.
Bài 7: Bố cục.
Bài 8: Khn hình - Cỡ cảnh.
3

skkn


Bài 9: Đèn flash - Hướng chiếu sang.
Bài 10: Làm thế nào để có một bức ảnh đẹp, độc đáo.
Phần Quay Camera bao gồm:
Bài 1: Hệ thống video - cấu tạo máy quay video.
Bài 2: Cách sử dụng máy quay video MD10000.
Bài 3: Kĩ thuật quay video cơ bản.
Bài 4: Lập đề cương kịch bản làm phim.
Tôi đã thực hiện bổ sung kiến thức dưới dạng bài tham khảo dùng cho
việc đọc thêm ở một số bài phần Nhiếp ảnh – Quay Camera. Bài tham khảo đọc
thêm cho học sinh được thực hiện ở bài 1, bài 2, bài 3, bài 5 và bài 6.
2.3.1. Bài tham khảo 1: Bạn biết gì về các dịng máy ảnh
a. Nhận diện thương hiệu các hãng máy ảnh
Máy ảnh Canon (Nhật Bản)
Máy ảnh Nikon (Nhật Bản)

Máy ảnh Kodak (Mỹ)

Máy ảnh Leica (Đức)

Máy ảnh Sony (Nhật Bản)


Máy ảnh Samsung (Hàn Quốc)

Máy ảnh Fujifilm (Nhật Bản)

Máy ảnh Pentax (Nhật Bản)
4

skkn


Máy ảnh Olympus (Nhật Bản)

Máy ảnh Panasonic (Nhật Bản)

b. Nhận diện phân khúc các dòng máy ảnh Canon và Nikon
* Dòng máy Canon (4 phân khúc):
- Dòng máy ảnh Canon cao cấp và siêu cao cấp
Nhận biết dòng máy ảnh siêu cao
cấp, cao cấp của Canon đó là:
• Dịng máy ảnh siêu cao cấp: có kí
hiệu 7D hoặc lớn hơn đó là dịng
máy top Crop.
• Dịng máy ảnh cao cấp có ký hiệu
XD. Ví dụ: 1D, 3D, 5D.
- Dịng máy ảnh Canon tầm trung
Dịng máy ảnh tầm trung có các thơng
số kỹ thuật của máy cũng khá khủng
chỉ sau dịng cao cấp và siêu cao cấp.
Cách nhận biết dòng máy ảnh đó là

máy có đính ký hiệu XXD ví dụ như
60D, 80D…
- Dòng máy ảnh Canon dòng Entry

5

skkn


Máy ảnh dòng Entry của hãng
Canon dành cho những người mới
làm quen với nghề nhiếp ảnh. Chất
lượng hình ảnh của dịng máy này
khơng thể so sánh với các dịng
trên. Cách nhận biết dịng máy ảnh
Entry của Canon đó là máy có ký
hiệu XXXD như 700D, 850D.
- Dịng máy ảnh Canon dịng phổ thơng
Máy ảnh Canon dịng phổ thơng
với thiết kế đơn giản, gọn nhẹ, dễ
sử dụng trong quá trình lấy nét, căn
chỉnh, các thao tác không cầu kỳ
mà chất lượng hình ảnh lại khá tốt
đáp ứng yêu cầu của người dùng.
Cách nhận biết máy ảnh dịng phổ
thơng của Canon bằng ký hiệu
XXXXD ví dụ như 1000D, 1500D.
* Dịng máy Nikon:
Dịng máy ảnh Nikon cao cấp
Dòng máy ảnh Fullframe Nikon

Các dòng máy của nikon: Dòng Dòng FullFrame cao cấp nhất Nikon D5,
(DX) trong đó có Nikon D5, D4,
Dịng bán chun nghiệp (semi-pro)
Dịng bán chun có (DXXX) trong Nikon D810, đây là dịng máy thường có
đó có Nikon D810, Nikon D750, số điểm ảnh (Mpx) rất cao
D610, dịng Pro của Crop có Nikon Dòng FullFrame nghiệp dư Nikon D610,
D500, Nikon D300S, Riêng Nikon đây là dịng máy ảnh có số chấm rất cao,
D500 vừa ra mắt thuộc Dxxx nhưng điểm mạnh là dịng này sử dụng cảm
thuộc dịng máy Crop.
biến FullFrame vì thế ảnh sẽ tốt hơn
Dòng máy ảnh Nikon dòng Entry
Dòng máy ảnh Nikon tầm trung
Entry lever 2, đại diện là Nikon Tiếp theo tầm trung Crop có Nikon dịng
D3300, nikon D5300..., máy có (DXXXX) trong đó có Nikon D7200,
trọng lượng rất nhẹ và chất lượng tốt nikon D7100 đây là dòng nâng cấp của
như các dòng máy APS-C khác.
dòng 2 số (DXX) là Nikon D90, D80..,
Dòng máy CROP
Các dòng máy ảnh Mirrorless nikon
Đại diện là Nikon D500 vừa ra mắt Các dòng máy ảnh Nikon Mirrorless
trước đây là Nikon D300S, với dịng cũng có 2 phân khúc chính là Mirrorless
máy này thì chỉ có điểm trừ duy nhất Fullframe có Nikon Z6 và Nikon Z7, còn
là sử dụng cảm biến APS-C giống ở phân khúc khác là dòng máy Crop thì
như các máy dịng crop
Nikon mới ra mắt Nikon Z50. Ngồi ra
Tầm trung Crop (Mid Range) có dịng Crop Mirrorless nikon vẫn có dịng
Nikon D7200. dịng máy cho người J nữa sản xuất từ những năm 2012, các
mới tập chơi là Nikon D5200.
bạn có thể tham khảo J1, J2, J3, J4, J5
c. Phân biệt máy ảnh Kĩ thuật số (KTS) và Máy ảnh chụp phim

6

skkn


Máy ảnh chụp phim (film)
Máy ảnh film hay còn gọi là máy
cơ. Thu nhận hình ảnh nhờ vào
phim. Vận hành cơ học. Nguồn
sáng là yếu tố chính quan trọng để
tạo nên một hình ảnh đẹp tuy
nhiên nó cũng phải kết hợp cùng
với phim. Thông qua cửa điều
sáng và tốc độ chớp sẽ bắt được
hình ảnh vào phim, trải qua khâu
phóng và in thành ảnh.

Máy ảnh kỹ thuật số (KTS)
Sử dụng thiết bị cảm biến thu nhận
ảnh. Máy ảnh số có tính năng thu và
lưu trữ hình ảnh một cách tự động.
Điểm đặc biệt là nó sử dụng điện để
hoạt động. Đối với máy ảnh kỷ thuật
số đời mới thì đa năng hơn. Một số
chức năng như: quay phim, ghi âm.
Máy ảnh số hiện nay có rất nhiều
mẫu mã giúp bạn tha hồ lựa chọn.

Độ
nhạy

sáng

Phải chọn được loại phim phù hợp
với nguồn ánh sáng nơi định chụp.
Mỗi một trường hợp chụp sẽ yêu
cầu một loại phim khác nhau.
Ngay khi phim lắp vào máy, độ
nhạy sáng sẽ cố định và không thể
thay đổi được nữa.

Có chức năng tự điều chỉnh độ nhạy
tùy theo thang số ISO. Hoặc là máy
sẽ tự động điều chỉnh được độ sáng
phù hợp nhất. Tuy nhiên thì độ nhạy
sáng ở máy ảnh cơ thường cao hơn
so với máy ảnh kỹ thuật số.

Lưu
trữ
hình
ảnh

Bộ nhớ của máy cơ có phần hạn
chế vì nó chỉ lưu giữ được từ 3540 hình trên một cuộn phim.
Đối với máy ảnh film, lưu hình sẽ
là lưu vĩnh viễn trên phim, đã lưu
là không thể thay đổi cũng khơng
thể xóa. Do đó khi lựa chọn phim
màu hay đen, dương bản hay
âm...nên cân nhắc kỹ trước khi

chụp. Hơn nữa, việc rửa ảnh cũng
mất khá nhiều thời gian.

Có sức chứa lên đến hàng trăm hàng
nghìn bức ảnh trên chiếc thẻ nhỏ bé.
Chụp được nhiều ảnh với nhiều kiểu
khác nhau. Có thể xóa chúng đi nếu
khơng ưng ý.
Có chất lượng hình ảnh kém hơn so
với máy film về màu sắc hay độ
tương phản...Nhưng, ngày nay nhờ
công nghệ hiện đại mà máy ảnh số
cũng đã được cải tiến khá nhiều.


chế
hoạt
động

Chức
Chế độ in ảnh thơng minh, dữ liệu Có thể quay được video clip, ghi
năng
được lưu ở trên phim...
âm...
phụ
Thường có giá thấp hơn máy cơ
Giá cả Máy cơ thường có giá cao
Nội dung bổ sung tài liệu tham khảo: Bài đọc thêm ở bài 1 tập trung vào 3
vấn đề chính: Nhận diện thương hiệu các hãng máy ảnh; Nhận diện phân khúc
các dòng máy ảnh Canon và Nikon; Phân biệt máy ảnh Kĩ thuật số (KTS) và

Máy ảnh chụp phim.
Bài đọc thêm ngồi bản in tơi cịn thiết kết nội dung bổ sung thành các
Siled của phần mềm Power Point phục vụ cho hoạt động trình chiếu. Qua đó
giúp học sinh có thêm kiến thức về nghề chụp ảnh.
7

skkn


2.3.2. Bài tham khảo 2: Giới thiệu các chức năng chỉnh nét cơ bản trên máy
ảnh
Các kí hiệu trên màn hình kính ngắm:
V1: AF Point (điểm AF): Đây
là điểm cho biết vị trí lấy nét
trong khi chụp AF (tự động lấy
nét). Điểm AF đã chọn sẽ được
tô sáng màu đỏ. Bạn có thể
chọn chọn điểm AF tự động
hoặc thủ cơng.
V2: Shutter Speed (tốc độ màn
trập): Giá trị này cho biết
khoảng thời gian mà cửa trập
mở. Giá trị tốc độ màn trập
được biểu thị ở định dạng
"1/tham số". Tuy nhiên, chỉ có
giá trị tham số được hiển thị
trong khung ngắm.
Ví dụ màn hình hiển thị 1''3, có
nghĩa là cửa trập sẽ mở trong
1/1,3 = 0,769 giây.

Khóa lấy nét là chức năng thú
vị khi vẫn đảm bảo được độ nét
trong khi muốn thay đổi bố cục
của bức hình. Hay trong một số
tình huống, máy ảnh không lấy
nét đúng với ý đồ do mơi
trường chụp có độ tương phản
q cao hay ánh sáng thay đổi
liên tục, khóa nét chính là cách
nhanh nhất để có thể giữ điểm
nét vào chủ thể mà mình cần. 
Thường nhắp ½ cị để lấy nét
và khóa nét. Tuy vậy, rất nhiều
máy ảnh hiện nay đều được
trang bị một nút lấy nét để có
thể sử dụng thay vì việc phải ấn
một nửa nút chụp hình. Tính
năng này rất hữu ích trong các
tình huống cần chụp các vật
chuyển động khiến máy ảnh tự
động lấy nét lại.
8

skkn


AI Focus / AF-A. Chế độ AF-C
tức là chế độ chụp liên tiếp.
Chế độ AF-I đối với các máy
ảnh DSLR sẽ tự động điều

chỉnh giữa 2 chế độ ban đầu
khi máy ảnh cảm thấy cần thiết.
Khi chủ thể di chuyển, máy ảnh
sẽ tự động chuyển sang chế độ
lấy nét thứ 2 để tiếp tục lấy nét
vào chủ thể.
Chạm để lấy nét với màn hình
cảm ứng.
Có thể lấy nét chủ thể một cách
đơn giản hơn bằng các thao tác
trên màn hình.
Cho phép linh động hơn trong
khi sử dụng màn hình để cân
chỉnh bố cục.

Các chức năng lấy nét trên máy ảnh:
AF-S (Autofocus Single): Lấy nét đơn, tức là lấy nét một lần vào một
chủ thể. Khi bấm nhẹ nút chụp (nửa cị) máy báo đã lấy nét thì dù sau đó chủ thể
di chuyển thì khoảng cách nét đó vẫn khơng thay đổi.
AF-C (Autofocus Continuous): Lấy nét liên tục, tức là việc lấy nét được
điều chỉnh liên tục khi vật thể di chuyển, khoảng cách từ máy ảnh đến chủ thể
thay đổi.
AF-A (Autofocus Automatic): Chức năng lấy nét tự động, máy tự động
phân tích và quyết định.
MF (Manual Autofocus): Chỉnh nét bằng tay, xoay vịng lấy nét trên ống
kính, di chuyển vị trí máy ảnh... hồn tồn theo ý muốn của người chụp.
Nút AF-L: Nút bấm có chức năng khố nét và thường được thiết kế cùng
với nút AE-L là khoá đo sáng. Dùng khi ta cần lấy nét một vật thể nào đó xong
rồi dịch chuyển máy để bố cục lại khung hình. Chẳng hạn khi chụp chân dung,
lấy nét và đo sáng vào mắt mẫu, rồi bấm và giữ nút AF-L/AE-L rồi chuyển dịch

máy để bố cục khung hình theo ý muốn. Nếu khơng cần khố đo sáng thì không
cần dùng nút này mà chỉ cần bấm giữ nửa cò nút chụp.
Nội dung bổ sung tài liệu tham khảo bài đọc thêm ở bài 2 tập trung vào
vấn đề giới thiệu, hướng dẫn chỉnh nét và các chức năng lấy nét trên máy ảnh Kĩ
thuật số. Giáo viên thiết kết nội dung bài đọc thêm thành các Siled của phần
mềm Power Point. Học sinh quan sát trên máy chiếu, ghi nhớ nội dung và đọc
thêm ở cuối bài học để có thêm kiến thức sử dụng máy ảnh trong cuộc sống.
Ngồi ra học sinh có thể tham khảo tài liệu văn bản ở định dạng Word.
9

skkn


2.3.3. Bài tham khảo 3: Tốc độ máy ảnh
Cách điều chỉnh tốc độ
Tốc độ màn trập được tính bằng giây,
hoặc phần của một giây. Tốc độ màn
trập 1/30 có nghĩa là 0,3 giây. Được
gọi là "thời gian phơi sáng", vì đó là
khoảng thời gian mà cảm biến tiếp xúc
với ánh sáng.
Vị trí tùy chỉnh tốc độ cửa trập
thường được ký hiệu bằng chữ Tv
(Time Value) hoặc S (Shutter). Có thể
điều chỉnh theo từng đối tượng và hồn
cảnh chụp, để thơng số độ mở tương
ứng cho máy ảnh tự quyết định. Tốc độ
thông thường ở các máy DSLR sẽ
khoảng từ 30 giây tới 1/8000 giây.
Cách đặt tốc độ cửa trập trên máy ảnh

Đối với mỗi loại máy ảnh, tùy theo ánh sáng, cự li, khẩu độ để chúng ta
có thể đặt các tốc độ khác nhau. Các kiểu chụp đòi hỏi phải có thời gian thử
nghiệm. Sự sáng tạo khơng bao giờ có điểm cuối, khi cầm máy ảnh hãy thoải
mái thử nghiệm, để biết khi nào mình tìm thấy cách nhìn mới cho một chủ đề
sáng tạo.
• Tốc độ 1/4000s: đóng băng mọi chuyển động
• Tốc độ 1/2000s: bắt “dính” hình một chú chim đang bay
• Tốc độ 1/1000s: đóng băng chuyển động của xe hơi, xe máy.
• Tốc độ 1/500s: đóng băng chuyển động của các vận động viên, xe địa hình
hoặc người đang chạy bộ.
• Tốc độ 1/125s: dùng để chụp panning xe máy, xe hơi (bắt dính đối tượng đang
chuyển động với phơng nền nhịe tạo cảm giác chuyển động)
• Tốc độ 1/60s: chụp panning xe địa hình đang di chuyển gần ống kính
• Tốc độ 1/30s: chụp panning vận động viên đua xe đạp ở khoảng cách xa ống
kính
• Tốc độ 1/15s: chụp panning người chạy bộ, trẻ em đang nơ đùa hoặc các con
thú
• Tốc độ 1/8s: làm mờ dòng nước đang chảy xiết gần ống kính
• Tốc độ 1/4s: làm mờ chuyển động của người đi bộ
• Tốc độ 1/2s: Làm mờ dịng nước đang chảy chậm.
• Tộc độ 1 giây hoặc chậm hơn: chụp phơi sáng, hiệu ứng “Sông Ngân Hà”
Nội dung bổ sung tài liệu tham khảo ở bài 3 tập trung vào vấn đề chính:
Đặc điểm của các loại tốc độ trên máy ảnh KTS. Để giúp học sinh có thêm kiến
thức bài tham khảo được Giáo viên thiết kết nội dung thành các Siled của phần
mềm Power Point có sử dụng hình ảnh minh họa. Học sinh có thể quan sát trên
máy chiếu, thực hành trên máy ảnh và tham khảo định dạng Word để củng cố
kiến thức sử dụng máy ảnh.
10

skkn



2.3.4. Bài tham khảo 4: Các loại ống kính và cách sử dụng
Tìm hiểu các loại ống kính
Ống kính góc rộng:
Góc nhìn rất rộng thích hợp với chụp
cảnh quan, nội thất và cảnh kiến trúc.
Các lens có cả zoom và fix, trong đó,
lens fix chỉ có một số nhỏ như 28 mm,
24 mm và 17 mm.
Ưu điểm có khả năng nắm bắt khung
cảnh để nhấn mạnh sự khác biệt trong
kích thước các đối tượng, khi vật thể ở
gần sẽ lớn hơn vật thể ở xa nhiều lần.
Ống kính zoom tiêu chuẩn
Các ống tiêu chuẩn thường là các ống kit
đi kèm với máy.
Các lens này có phạm vi zoom từ 28 mm
đến 90 mm, đủ để đáp ứng nhu cầu của
hầu hết người mới bắt đầu sử dụng.
Ưu điểm của một ống kính zoom tiêu
chuẩn là dải tiêu cự linh hoạt, cho phép
người dùng chụp các bức ảnh góc rộng
rộng cũng như bức chân dung. Đây cũng
là ống giúp người mới chụp có thể trải
nghiệm các tiêu cự khác nhau trên tồn
dải zoom mặc dù tốc độ chụp cịn chậm.
Ống kính tele
Ống tele sẽ rất có ích trong trường hợp
người chụp không thể tiến gần đến chủ

thể như trong các sự kiện thể thao, hay
khi chụp ảnh động vật hoang dã ở khoảng
cách an toàn.
Dải tiêu cự của những ống này bắt đầu
từ 100mm và đạt trên 1000mm.
Ưu điểm của ống Tele là khả năng làm
nổi bật đối tượng. Ống kính tele có thể
tập trung vào một chi tiết cụ thể của đối
tượng (khu vực lấy nét) trong khi khơng
làm lỗng hình bằng cách xóa phơng rất
hiệu quả.

11

skkn


Ống kính đặc biệt
Ống kính đặc biệt cho phép máy ảnh
chụp được những chức năng nhất định.
Một số ống đặc biệt phổ biến như là
ống mắt cá, ống chụp macro… Ống
macro dùng để chụp chi tiết của thực
vật hay động vật ở khoảng cách gần
còn ống mắt cá cho phép chụp một góc
siêu rộng và bóp méo khung cảnh cho
một hiệu ứng ấn tượng.
2.3.5. Bài tham khảo 5: Chuyên ngành Nhiếp ảnh Truyền thông đa phương
tiện.
Tôi giới thiệu cho học sinh tìm hiểu thêm chun ngành Nhiếp ảnh

Truyền thơng đa phương tiện. Nội dung chính là ngành học dành cho học sinh
yêu thích nhiếp ảnh. Khắc sâu nội dung Chuyên ngành Nhiếp ảnh Truyền
thông đa phương tiện. Học sinh tốt nghiệp THPT nếu lựa chọn ngành này để
học thì sẽ:
+ Được đào tạo quay phim, hậu kỳ nhiếp ảnh, ảnh báo chí, viết kịch bản,
đạo diễn, nghiệp vụ báo chí, tổ chức sản xuất sản phẩm báo chí đa phương tiện,
truyền thông.
+ Được cung cấp những kiến thức về lịch sử nhiếp ảnh thế giới, kỹ thuật
nhiếp ảnh, tổng quan về đa phương tiện, nhiếp ảnh cơ bản
+ Được học về lịch sử nhiếp ảnh Việt Nam, nghiệp vụ báo chí, quay
phim, hậu kỳ nhiếp ảnh, ảnh báo chí, viết kịch bản, đạo diễn và lý thuyết truyền
thông.
+ Được cung cấp kiến thức lịch sử tạo hình thế giới và Việt Nam, thiết kế
ấn phẩm truyền thơng, luật báo chí và đạo đức nghề nghiệp, nghiệp vụ báo chí,
tổ chức sản xuất sản phẩm báo chí đa phương tiện, truyền thông xã hội.
+ Được trang bị những kiến thức và kỹ năng về nghiệp vụ báo chí, sản
phẩm báo chí đa phương tiện. Có khả năng làm phóng viên, biên tập viên tại các
cơ quan báo; tạp chí; hãng tin; đài phát thanh; đài truyền hình; đài phát thanh –
truyền hình; các cơ quan báo mạng điện tử; các trang Web của cơ quan, tổ chức
chính trị, xã hội, nghề nghiệp; các tập đồn; cơng ty truyền thơng… làm cán bộ
nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ báo chí
và truyền thơng đại chúng.
2.4. Hiệu quả cuả sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động dạy nghề Nhiếp
ảnh tại Trung tâm Giáo dục Kĩ thuật Tổng hợp Thanh Hóa.
Từ năm học 2018 – 2019 được sự đồng ý của Ban Giám đốc Trung tâm
tôi đã bổ sung thêm nội dung kiến thức tham khảo vào thành các bài đọc thêm,
nên trong hoạt động học nghề học sinh đều rất hứng thú. Qua các kỳ thi học sinh
giỏi nghề cấp trường, nhiều em đã đạt được thành tích cao trong học nghề. Có
12


skkn


những em học sinh ban đầu rất bỡ ngỡ khi học tập những qua những buổi học
nghề đã tích cực chủ động trong học tập.
Hoạt động dạy học nghề Nhiếp ảnh – Quay Camera ln diễn ra sơi nổi,
tích cực. Trong giờ học các em học sinh đã chủ động tìm tịi ứng dụng kiến thức
được học một cách say mê.
Kết quả khảo sát năm học 2019 – 2020 đã cho thấy:
Điểm
STT

Lớp

Tổng
0  3,5
số
HS

3,5  4.9

5  6.5

6.5 7.9

8  10

SL

%


SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

11B10 HR

18

0

0

0

0


0

0

04

22,22

14

77,78

2

11B6 ĐDT

25

0

0

0

0

0

0


07

28,00

18

72,00

Năm học 2020 – 2021 có kết quả khảo sát như sau:
Điểm
STT

1
2

Tổng
0  3,5
số
HS
SL %

3,5  4.9

5  6.5

SL

%


SL

%

SL

%

SL

%

0

0

0

0

04

17,39

19

82,61

11A2 THT
21

0
0
0
0
0
0
Năm học 2021 – 2022 có kết quả khảo sát như sau:

05

23,81

16

76,19

Lớp

11C2 ĐDT

26

0

0

6.5 7.9

8  10


Điểm
STT

1
2

Lớp

11B7 ĐDT

Tổng
0  3,5
số
HS
SL %
20

0

0

3,5  4.9

5  6.5

6.5 7.9

8  10

SL


%

SL

%

SL

%

SL

%

0

0

0

0

03

15,00

17

85,00


11B1 THT
23
0
0
0
0
0
0
05 21,74 18 78,26
Qua khảo sát học sinh học tập tôi thấy các em đã hiểu và mở rộng thêm kiến
thức. Các bài kiểm tra đều có kết quả tốt, bài đạt điểm khá, giỏi tăng lên qua các
năm. Học sinh hào hứng, sơi nổi, tích cực trong học tập vì thế chất lượng giờ
dạy của giáo viên đạt kết quả cao.
Thông qua việc thực hiện đề tài: “Bổ sung tài liệu tham khảo chương
trình dạy nghề mơn Nhiếp ảnh – Camera 105 tiết” đã mang lại kết quả tích
cực trong hoạt động dạy và học. Bản thân tôi tự nhận thấy để nâng cao chất
lượng dạy học thì người giáo viên cần khơng ngừng tìm tịi nghiên cứu, đổi mới
để tìm cho mình một cách dạy tốt nhất.

13

skkn


Hoạt động dạy học trong nhà trường đạt được hiệu quả thiết thực qua kết quả
học tập của học sinh. Việc học tập tích cực của học sinh đã thể hiện chất lượng
giờ dạy của giáo viên. Đồng thời qua đó cịn khẳng định được vị thế của nhà
trường trong hệ thống giáo dục. Mỗi người giáo viên hãy “tích cực tự học, tự
sáng tạo” mỗi ngày. Hãy luôn luôn trăn trở, tìm tịi, đổi mới, sáng tạo để xứng

đáng với niềm tin của nhân dân.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Đề tài: “Bổ sung tài liệu tham khảo chương trình dạy nghề mơn Nhiếp
ảnh – Camera 105 tiết” của tơi đã được hình thành từ năm học 2018 – 2019.
Phát triển nội dung qua các năm học 2019 – 2020, 2020 – 2021, 2021 – 2022.
Trong đề tài này tôi đã đưa ra giải pháp để thực hiện một số vấn đề đó là:
+ Để việc dạy nghề Nhiếp ảnh – Camera đạt kết quả cao đòi hỏi giáo viên
phải không ngừng đổi mới, sáng tạo. Không những nắm vững nội dung chương
trình mà cịn phải ln cập nhật kiến thức, khoa học, công nghệ mới.
+ Với mong muốn nâng cao ứng dụng công nghệ trong dạy nghề Nhiếp
ảnh – Quay Camera cho học sinh tôi đã bổ sung thêm nội dung kiến thức tham
khảo. Việc điều chỉnh, lồng ghép, bổ sung những thông tin, kiến thức mới là cần
thiết cho sự phát triển.
Thực tế trong quá trình dạy nghề Nhiếp ảnh – Quay Camera tại Trung tâm
cho tôi những kinh nghiệm khi sử dụng phương tiện dạy học. Công nghệ chỉ
được coi là phương tiện hỗ trợ cho hoạt động dạy nghề. Để hoạt động dạy nghề
đạt kết quả cao nhất cần phải có sự phối kết hợp các phương pháp, tổ chức. Có
sự chung tay góp sức của giáo viên, nhà trường, gia đình, xã hội. Đặc biệt là sự
tìm tịi học hỏi tích cực của các em học sinh.
3.2. Kiến nghị
Sự phát triển của Trung tâm Giáo dục Kĩ thuật Tổng hợp Thanh Hóa trong
những năm qua là kết quả sự quan tâm ủng hộ của Sở GD&ĐT Thanh Hóa cùng
các cấp chính quyền đồng thời với sự nỗ lực của cấp ủy, lãnh đạo Trung tâm.
Tuy nhiên, hiện nay Trung tâm cịn có nhiều khó khăn về cơ sở vật chất: Trang
thiết bị dạy học đã cũ; Thiếu phịng học bộ mơn, nhà đa năng, gây khó khăn
trong việc dạy học.
Để xây dựng và phát triển Trung tâm từng bước đạt chuẩn cần phải bổ sung
và trang bị những phương tiện dạy học hiện đại. Ứng dụng công nghệ trong
lĩnh vực giáo dục là một điều tất yếu. Công nghệ là phương tiện, là công cụ đắc

lực hỗ trợ xây dựng “xã hội học tập” giúp giáo viên truyền tải kiến thức đến
học sinh một cách tốt nhất.
Tôi đã thực hiện đổi mới trong bài dạy, trong việc tiếp cận hoạt động dạy
nghề cho học sinh. Rất mong được sự hỗ trợ của BGĐ Trung tâm, Sở GD&ĐT
Thanh Hóa, các đơn vị trường học để đề tài: “Bổ sung tài liệu tham khảo
chương trình dạy nghề môn Nhiếp ảnh – Camera 105 tiết” được đưa vào
trong công tác dạy nghề cho học sinh phổ thông.
14

skkn


Những vấn đề được trình bày ở trên là những kinh nghiệm của bản thân
tôi rút ra từ thực tế dạy nghề Nhiếp ảnh. Với thời gian ngắn, năng lực của bản
thân còn hạn chế nên đề tài đưa ra khơng tránh khỏi những thiếu sót. Tơi kính
mong được sự góp ý chỉ bảo của các đồng nghiệp để đề tài hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA GIÁM ĐỐC Thanh Hóa, ngày 20 tháng 04 năm 2022
TRUNG TÂM GDKTTH
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người viết SKKN :

Đỗ Xuân Tiến

15

skkn



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quyết định Số 522/QĐ-TTg ngày 14/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về
Đề án giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong
giáo dục phổ thông.
2. Chỉ thị Số: 24/CT-TTg ngày 28 tháng 5 năm 2020 của Thủ tướng Chính
phủ vừa ký ban hành về đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề,
góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc
gia trong tình hình mới.
3. Chỉ thị Số: 800/CT-BGDĐT ngày 24 tháng 8 năm 2021, của Bộ GD&ĐT
ban hành về nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu năm học 2021 – 2022, ngành
Giáo dục tập trung thực hiện các nghị quyết, kết luận của Đảng, Quốc hội,
các văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về
giáo dục và đào tạo, tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của
Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
4. Chỉ thị số Số 3045/QĐ-UBND ngày 11 tháng 8 năm 2021 của Chủ tịch
UBND tỉnh Thanh Hóa về nhiệm vụ chủ yếu của ngành Giáo dục và Đào
tạo năm học 2021– 2022 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và
giáo dục thường xuyên.
5. Tài liệu dạy nghề Nhiếp ảnh – Quay Camera do Trung tâm Giáo dục Kĩ
thuật Tổng hợp Thanh Hóa biên soạn năm 2011 và chỉnh lí tháng 8 năm
2016.

16

skkn




×