Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Skkn đa dạng hóa hoạt động luyện tập, vận dụng kiến thức bài học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học môn tin học 10 thpt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 28 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
16 THỌ XUÂN 5
TRƯỜNG THPT

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐA DẠNG HÓA HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN
DỤNG KIẾN THỨC BÀI HỌC NHẰM PHÁT HUY
TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY
HỌC MÔN TIN HỌC 10_THPT

Người thực hiện: Trịnh Thị Hiền
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Tin học

THANH HÓA NĂM 2022

skkn


MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1.1. Lí do chọn đề tài..........................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu...................................................................................2
1.3. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM..................................................2
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm...................................................2
2.1.1. Giải thích một số khái niệm..................................................................2
2.1.2. Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn...........................................................2
2.1.3. Vai trò của hoạt động luyện tập, vận dụng kiến thức trong dạy học Tin


học 10..............................................................................................................3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.....................4
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề...........................................5
2.3.1. Luyện tập, vận dụng kiến thức bằng thiết kế sơ đồ tư duy và hệ thống
câu hỏi trả lời nhanh........................................................................................5
2.3.2. Luyện tập, vận dụng kiến thức đã học vào các cuộc thi trực tuyến....10
2.3.3. Luyện tập, vận dụng các kiến thức đã học để tạo ra một số sản phẩm
trong chủ đề ứng dụng tin học, soạn thảo văn bản, mạng máy tính và internet
.......................................................................................................................11
2.3.4. Luyện tập, vận dụng thơng qua tổ chức trò chơi................................12
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường......................................................................17
2.4.1. Đối với hoạt động giáo dục:................................................................17
2.4.2. Đối với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.....................................18
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ............................................................................18
3.1. Kết luận.....................................................................................................18
3.2. Kiến nghị...................................................................................................19

skkn


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa VIII đã chỉ rõ con đường đổi mới giáo dục và đào tạo phải bằng “đổi mới
mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một
chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học”.[1]
Trước yêu cầu đổi mới hiện nay, đa số giáo viên đều có tinh thần tự đổi
mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh; tuy
nhiên phần lớn các thầy cô giáo đều hướng đến việc đổi mới trong hoạt động

khởi động và hình thành kiến thức là chủ yếu, chưa quan tâm đúng mức tới hoạt
động luyện tập, vận dụng kiến thức cũng như vai trò của hoạt động luyện tập,
vận dụng kiến thức trong hoạt động dạy học. Cụ thể, thường giáo viên chỉ thực
hiện hoạt động này một cách nhanh chóng, đại khái thông qua một vài câu hỏi
trắc nghiệm nhanh hoặc thông qua tổng kết chủ quan của bản thân về nội dung
của bài học, chưa chú ý nhiều đến việc tạo điều kiện để học sinh thấy được giá
trị của bài học và cơ hội vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống,
hoạt động hàng ngày của học sinh. Đối với bộ mơn Tin học nói chung ở bậc
THPT, nội dung của các bài học thuộc chương trình Tin học 10 nói riêng với
đặc thù kiến thức là các nội dung liên quan đến các khái niệm ban đầu về tin
học, hệ điều hành, soạn thảo văn bản và mạng máy tính có ứng dụng trực tiếp tới
các cuộc sống của các em hiện tại và tương lai. Tuy nhiên, thực tế trong hoạt
động này học sinh vẫn đóng vai trị thụ động lắng nghe, cảm xúc, hứng thú mới
chỉ dừng lại ở sự “lây lan” từ giáo viên sang học sinh chứ không phải được khơi
dậy, hình thành từ hoạt động của bản thân các em.
Đối với việc học bộ môn Tin học 10, đặc biệt với các bài giảng với một
phần nội dung liên quan đến kiến thức Khái niệm cơ bản của Tin học, hệ điều
hành được coi là khó hiểu, khơ khan. Phần nội dung liên quan đến mạng máy tính
thường bị các em coi là lý thuyết, nhàm chán do vậy phần lớn học sinh học đối
phó, chiếu lệ, khơng tập trung nên hiệu quả giáo dục của bộ môn chưa thực sự đạt
được theo yêu cầu. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên: Do xu hướng
phát triển của thời đại khoa học, nhu cầu của xã hội, yêu cầu của nghề nghiệp, sự
định hướng của gia đình... Song một trong những nguyên nhân chủ yếu đó là do
phương pháp của giáo viên chưa tạo được hứng thú và niềm say mê học tập ở học
sinh, hình thức luyện tập, vận dụng còn đơn điệu, nhàm chán, rời rạc và cứng
nhắc nặng về kiến thức sách vở nên chưa làm cho học sinh thấy được, hiểu được
ý nghĩa của bài học môn Tin học với sự phát triển trong thời đại công nghệ 4.0
như hiện nay.
Nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả giờ dạy theo yêu cầu đổi
mới phương pháp dạy học với định hướng “lấy học sinh làm trung tâm”, trong

những năm gần đây công tác bồi dưỡng chỉ đạo chuyên môn tại trường THPT
Thọ Xuân 5 được thống nhất từ Ban giám hiệu đến các tổ, nhóm chun mơn và
từng cá nhân. Là giáo viên dạy Tin học, đặc biệt là dạy chương trình mơn Tin
học 10 là chương trình học đầu tiên của bộ mơn ở bậc học mới đối với các em
học sinh tôi luôn xác định rằng:“Muốn khơi dậy niềm đam mê, bồi đắp tình u
lâu bền của học sinh đối với mơn học cần phải chú trọng đổi mới không chỉ
1

skkn


trong hoạt động khởi động; hình thành kiến thức mà cả trong hoạt động luyện
tập, vận dụng kiến thức của bài học” làm cho học sinh nhận thức rõ được
những bài học từ sách vở sẽ có giá trị lớn đối với sự hoàn thiện giá trị của bản
thân các em trong từng hoạt động hàng ngày, làm cho các em thấy những bài
học đó thật hay và thú vị.
Xuất phát từ những lí do nêu trên và qua nhiều năm giảng dạy, tơi đã chọn đề
tài: “Đa dạng hóa hoạt động luyện tập, vận dụng kiến thức bài học nhằm
phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học môn Tin học 10_THPT”
làm sáng kiến kinh nghiệm của mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Khảo sát, đánh giá thực trạng việc tổ chức hoạt động luyện tập, vận dụng
kiến thức trong mỗi tiết học Tin học.
- Đề xuất các giải pháp đổi mới trong tổ chức hoạt động luyện tập, vận dụng
kiến thức bài học ở các tiết dạy Tin học 10 nhằm nâng cao hiệu quả dạy học
theo hướng tích cực và hình thành năng lực cho học sinh.
- Nâng cao được kết quả học tập môn Tin học”.
- Rèn luyện, nâng cao kĩ năng sống cho học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu nội dung chương trình Tin học 10 và việc học tập của học sinh

đối với bài học.
- Học sinh khối 10 trường THPT Thọ Xuân 5.
- Giáo viên giảng dạy môn Tin học – Trường THPT Thọ Xuân 5.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu của phép biện chứng duy vật: Lơgic, lịch sử, phân
tích, tổng hợp, so sánh (phân tích từng đối tượng học sinh, tổng hợp các kết quả
đạt được, phân tích tổng hợp tài liệu qua tham khảo sách, báo...).
- Phương pháp đàm thoại, phỏng vấn (lấy ý kiến học sinh, phụ huynh, giáo
viên...).
- Phương pháp thực nghiệm (thông qua thực tế dạy học trên lớp).
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Giải thích một số khái niệm
- “Luyện tập”: là “rèn luyện cho thành thạo”.[2]
- “Vận dụng” là đem tri thức, lí luận áp dụng vào thực tiễn.
- “Tính tích cực của học sinh”: Có thể là tích cực trong học tập, trong hoạt
động trải nghiệm sáng tạo hay cả trong các hoạt động vui chơi... Với đề tài này,
tơi xin được đề cập tới khái niệm tích cực của học sinh trong nhận thức học tập:
“Tính tích cực nhận thức biểu hiện sự nỗ lực của chủ thể khi tương tác với đối
tượng trong quá trình học tập, nghiên cứu; thể hiện sự nỗ lực của hoạt động trí
tuệ, sự huy động ở mức cao các chức năng tâm lí (như hứng thú, chú ý, ý chí...)
nhằm đạt được mục đích đặt ra với mức độ cao.”[3]
2.1.2. Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn
Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy
và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận
2

skkn



dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một
chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự
học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển
năng lực.”[4]
Đáp ứng yêu cầu đó, Bộ Giáo dục và đào tạo có Cơng văn số
5555/BGDĐT-GDTrH, 08/10/2014 cụ thể hóa những u cầu đổi mới phương
pháp theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh: “Hình thức giao nhiệm vụ
sinh động, hấp dẫn, kích thích được hứng thú nhận thức của học sinh.”[5]
Ngoài ra, yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học cịn được cụ thể
hóa trong các văn bản chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học hằng năm của Bộ
Giáo dục và đào tạo; hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Sở Giáo dục
và đào tạo; kế hoạch năm học của nhà trường và của mỗi giáo viên.
2.1.3. Vai trò của hoạt động luyện tập, vận dụng kiến thức trong dạy học
Tin học 10.
Hoạt động luyện tập, vận dụng hay hoạt động củng cố kiến thức (theo
cách gọi cũ) như NM.LACOPLEP đã khẳng định: “Là khâu khơng thể thiếu
trong q trình giảng dạy. Nó thể hiện được tính tồn vẹn của bài giảng. Thơng
qua việc củng cố, ơn luyện mà giáo viên có thể khắc sâu kiến thức cho học
sinh”.
Có thể khẳng định hoạt động luyện tập, vận dụng kiến thức giữ vai trò
quan trọng trong quá trình dạy học vì:
Đối với học sinh: Giúp học sinh nhớ tốt các kiến thức đã học; giúp học
sinh rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức; rèn luyện cách diễn đạt, trả lời, tái
hiện; hệ thống hóa lại các kiến thức đã học.
Đối với giáo viên: Giúp giáo viên đánh giá được chất lượng bài dạy; mức
độ lĩnh hội kiến thức của học sinh, từ đó có biện pháp bổ sung, sửa chữa kịp thời
phương pháp lên lớp của mình.
Bài giảng dù hay, hấp dẫn đến đâu nếu khơng làm tốt hoạt động luyện
tập, vận dụng thì cũng có thể coi là chưa hồn thiện, đặc biệt là đối với mơn Tin

học nói riêng vì theo ngun lý giáo dục “ học phải đi đôi với hành, lý luận phải
gắn liền với thực tiễn”.
Có khơng ít thầy, cơ giáo chưa thấy hết tác dụng của việc tổ chức hoạt
động luyện tập, vận dụng kiến thức của bài học hoặc do hoạt động khởi động và
hình thành kiến thức chiếm gần hết thời lượng của tiết học nên thường hay làm
một cách chiếu lệ. Thực tế dạy học đã chứng minh thông qua hoạt động luyện
tập, vận dụng kiến thức sẽ giúp học sinh nhớ được tốt, nhanh các kiến thức đã
học. Việc nhắc lại kiến thức khi luyện tập giúp ích rất nhiều cho sự ghi nhớ.
Như vậy có thể thấy luyện tập, vận dụng là:
- Giai đoạn chốt lại những tri thức, kĩ năng quan trọng đã truyền thụ.
- Giai đoạn hình thành, rèn luyện và phát triển khả năng tư duy, sáng tạo cho
học sinh.
- Là căn cứ quan trọng để đánh giá hiệu quả giáo dục của tiết học.
Tuy nhiên để đạt được hiệu quả giáo dục như mong muốn cần phải tạo
một tâm thế tốt cho học sinh trong hoạt động luyện tập và vận dụng này. Nói
đến “tâm thế” là nói đến khái niệm “chú ý”. Chú ý là sự tập trung của ý thức
3

skkn


vào một đối tượng, sự vật,... nào đó, để định hướng hoạt động, đảm bảo điều
kiện thần kinh – tâm lí cần thiết cho hoạt động tiến hành có hiệu quả.
Mợt trong những mục đích của giờ Tin học là làm sao áp dụng những kiến
thức đã học vào thực tiễn thực hành trong cuộc sống cho học sinh. Nhưng việc
tiếp thu kiến thức Tin học không thể mang tính ép buộc. Nó chỉ thực sự hiệu quả
khi bắt nguồn từ sự tự nguyện hay có cảm giác thích thú.
Hoạt động luyện tập; vận dụng dù là một khâu nhỏ nhưng nếu vì nó chỉ là
khâu nhỏ mà bỏ qua thì là một sai lầm lớn trong công tác giảng dạy của mỗi
người làm công tác giáo dục.

Hơn nữa xét từ góc độ tâm lý lứa tuổi và khả năng tiếp thu kiến thức của
học sinh ở giai đoạn này có thể thấy rằng nhu cầu tìm hiểu, phát triển tư duy
kiến thức, kỹ năng là rất lớn. Nhưng các em có tư tưởng muốn tự khám phá,
thích độc lập trong suy nghĩ, chứ không thích bị áp đặt nên hoạt động luyện tập;
vận dụng cũng cần phải đổi mới, đa dạng hơn, hấp dẫn hơn để tạo hứng thú học
tập cho học sinh.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Luyện tập, vận dụng là một hoạt động quan trọng trong một tiết học. Tuy
nhiên, hầu như giáo viên khơng hoặc ít quan tâm đến hoạt động này khi dạy học.
Đa phần giáo viên thường luyện tập, vận dụng bằng cách gọi một học sinh đứng
dậy trả lời một vài câu hỏi trắc nghiệm nhanh còn phần ý nghĩa và vận dụng
kiến thức bài học vào thực tiễn thường giáo viên sẽ thực hiện luôn bằng phương
pháp thuyết trình sau đó giao bài tập về nhà cho học sinh thậm chí có giáo viên
cịn bỏ qua ln hoạt động này. Việc giáo viên khơng hoặc ít quan tâm, đầu tư
nghiên cứu để đổi mới hoạt động luyện tập, vận dụng có thể do một số nguyên
nhân sau:
- Do thời gian của tiết dạy ngắn (chỉ 45 phút cho một tiết học) trong khi kiến
thức bài học lại nhiều. Đa số giáo viên chú trọng việc giảng dạy, truyền đạt kiến
thức cho học sinh ở hoạt động khởi động, tìm hiểu kiến thức mới mất chủ yếu
thời gian nên khơng có thời gian cho hoạt động này.
- Nhiều giáo viên xem đây là hoạt động không cần thiết và tốn thời gian vì cho
rằng học sinh đã lĩnh hội được kiến thức trong quá trình dạy học, do đó thường
dùng thời gian của hoạt động luyện tập, vận dụng kiến thức cho việc tổ chức
hoạt động khởi động hoặc tìm hiểu kiến thức mới.
- Hoạt động luyện tập, vận dụng là hoạt động diễn ra vào thời điểm cuối của
tiết học nên học sinh thường lơ là, không chú ý đến học tập nếu hoạt động này
không lôi cuốn. Đây cũng là nguyên nhân giáo viên không tổ chức hoạt động
luyện tập, vận dụng hoặc tổ chức một cách qua quýt. Vì vậy phải duy trì và tạo
được hứng thú, lôi cuốn học sinh cho đến những phút cuối cùng của tiết học là
điều quan trọng.

 Nguyên nhân:
 Nguyên nhân khách quan:
- Dạy học phát huy tính tích cực của học sinh là phương pháp đã được nói đến
nhiều trong vài năm trở lại đây. Tuy nhiên, hiện nay những tiết học thực sự đổi
mới để giáo viên có thể tham khảo và học hỏi cịn hạn chế.
4

skkn


- Chương trình kiểm tra, thi ở mơn học hiện nay còn phân bố số điểm tương
đối nhiều cho việc ghi nhớ. Do đó, giáo viên khi dạy cịn áp lực nhiều về việc
cung cấp đủ kiến thức cho học sinh.
 Nguyên nhân chủ quan:
Đối với giáo viên:
- Một số giáo viên bộ môn chưa chủ động trong việc học hỏi, tiếp thu phương
pháp và kĩ năng dạy học tích cực để vận dụng trong quá trình dạy học.
- Tâm lí giáo viên cịn nặng về truyền thụ kiến thức bài học mới, còn sợ dành
nhiều thời gian cho hoạt động luyện tập; vận dụng có thể bị “cháy giáo án”.
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên trong một số tình huống
chưa tốt nên cịn ngại trong việc thiết kế giáo án theo hướng phát huy tính tích
cực của học sinh trong hoạt động luyện tập, vận dụng.
Đối với học sinh:
- Nhiều học sinh có tâm lí học lệch, thiên về các mơn khối mà các em sẽ thi tốt
nghiệp và đại học, đặc biệt là mơn Tin học là mơn phụ cịn nên chưa có sự đầu
tư, chưa quan tâm đến việc chuẩn bị bài, dẫn đến tiết học còn thụ động.
- Áp lực học nhiều bộ môn khác nhau trong cùng một buổi học nên khả năng tập
trung tư duy tích cực và sáng tạo dành cho mơn Tin học cịn ít.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Luyện tập, vận dụng kiến thức bằng thiết kế sơ đồ tư duy và hệ thống

câu hỏi trả lời nhanh.
2.3.1.1. Luyện tập, vận dụng kiến thức bằng thiết kế sơ đồ tư duy
Đây là một trong các phương pháp dễ vận dụng nhất trong việc tổ chức
hoạt động luyện tập, vận dụng kiến thức bài học và đang được nhiều thầy, cô
giáo vận dụng nhằm để tổng hợp lại, nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ của bài học
trong hoạt động luyện tập.
Ví dụ 1: Thiết kế hoạt động luyện tập, vận dụng kiến thức để tổng hợp kiến thức
cho bài 8: Những ứng dụng của Tin học.
 Mục tiêu:
- Giúp học sinh biết được các ứng dụng của tin học.
- Học sinh ý thức được tin học có sự ảnh hưởng lớn đến cuộc sống nên cần phải
ý thức coi trọng mơn học, có thái độ học tập nghiêm túc.
 Cách tiến hành: Có thể tiến hành bằng các cách khác nhau như học sinh tự
thiết kế sơ đồ hoặc điền khuyết sơ đồ giáo viên đã thiết kế gợi ý…Trên sơ đồ có
thể kèm theo hình ảnh trực quan để học sinh dễ nắm bắt kiến thức. Giáo viên
chia lớp thành 2 đội chơi để tìm ra những hình ảnh tương ứng do giáo viên cung
cấp để dán vào cây sơ đồ tư duy đã đươc hình thành sẵn. Đội nào có sản phẩm
nhanh nhất, chính xác nhất, đẹp nhất là đội thắng cuộc. Giáo viên yêu cầu học
sinh dựa vào sơ đồ tư duy vừa hoàn thành xong trong quá trình hoạt động nhóm
rút ra những lợi ích của tin học.

5

skkn


Sản phẩm sơ đồ tư duy các nhóm sau khi hồn thành

Các nhóm thảo luận hồn thành sơ đồ tư duy về những ứng dụng của tin học


Các nhóm trình bày sản phẩm sau khi hoàn thành
6

skkn


so

Sơ đồ tư duy bài 8_Những ứng dụng của tin học

skkn

7


2.3.1.2. Luyện tập, vận dụng kiến thức bằng hệ thống câu hỏi trả lời nhanh.
Ví dụ 1: Thiết kế hoạt động luyện tập, vận dụng kiến thức bài 9: Tin học và xã
hội.
Thông qua nội dung bài học “Phần 3 – Văn hóa và pháp luật trong xã hội
tin học hóa”. Đưa ra hệ thống câu hỏi nhanh về pháp luật, về các quy định xử
phạt đối với tội phạm cơng nghệ cao. Có thể đưa ra các câu hỏi liên quan tới
việc đưa tin lên mạng không đúng, hay chia sẻ các bài viết không đúng lên
facebook, hoặc công bố thông tin cá nhân khi không được phép, phát tán thư
điện tử, tin nhắn rác, vi phạm bản quyền tác giả, bắt nạt trên không gian mạng
như: Xỉ vả, lăng nhục, mức cao là đe dọa tung thông tin cá nhân, đưa tin bịa đặt
vu khống, thậm chí tống tiền, hoặc ép buộc làm điều xấu vv…Thông qua tiết
học giáo dục học sinh có ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện các quy định
điều lệ pháp luật do nhà nước ban hành.
 Mục tiêu:
- Cần nhận thức được sự cần thiết phải tôn trọng các quy định của pháp luật

khi sử dụng các tài nguyên thông tin chung, đồng thời cần học tập khơng ngừng
để có thể thích ứng được với nhịp độ phát triển của xã hội hiện đại.
 Cách tiến hành:
- Giáo viên chiếu hệ thống câu hỏi và trình chiếu các quyết định số 874/QBBTTTT ban hành ngày 17/06/2021 về bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội, điều
12 khoản 2 của Luật công nghệ thông tin quy định cấm “Cung cấp, trao đổi,
truyền đưa, lưu trữ, sử dụng thông tin số”, điều 8 khoản 1 trong luật an ninh
mạng hay điều 101 khoản 1 của Nghị định 15/2020/NĐ-CP về 1 số hành vi vi
phạm pháp luật về đưa tin trên mạng xã hội được cụ thể hóa kèm theo mức phạt
để luyện tập, vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày từ đó học sinh biết
được cần phải có ý thức tơn trọng và nghiêm túc thực hiện các quy định của
pháp luật. Biết được những việc không nên làm để tránh những hậu quả đáng
tiếc.
- Giáo viên gọi học sinh có tín hiệu trả lời sớm nhất, các bạn cịn lại theo dõi và
tiếp tục đưa ra phương án trả lời nếu phương án đưa ra chưa chính xác.
Sau đây là hệ thống 1 số câu hỏi:
Câu 1: Trong đợt bùng phát dịch Covid-19 vào đầu năm 2021, một cá nhân đã
đăng tin sai về hành trình đi lại của một bệnh nhân dương tính với virus Covid19. Sự việc này đã gây hoang mang cho cả khu dân cư. Theo em cá nhân trên đã
vi phạm điều nào trong bộ các luật liên quan đến công nghệ thông tin. Với hành
vi đó cá nhân sẽ bị sử phạt như thế nào?
Trả lời: Vi phạm mục d, điều 8 khoản 1 trong luật an ninh mạng và bị phạt tiền
từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 theo điều 101, khoản 1 của Nghị định
15/2020/NĐ-CP.
Câu 2: Trên mạng hiện nay có rất nhiều quảng cáo sai sự thật. Quảng cáo sai về
tác dụng của một số loại thuốc sẽ bị phạt theo mục nào của điều 101 khoản 1 của
nghị định 15/2020/NĐ-CP
Trả lời: Theo mục a
Câu 3: Tìm hiểu về vi phạm bản quyền
Ai vi phạm bản quyền trong những tình huống sau:
8


skkn


1. Hoàng mua với giá rất rẻ một một thẻ nhớ USB chứa các video âm nhạc mà
người bán đã sưu tầm từ trên internet khơng có thỏa thuận gì với tác giả hay ca
sĩ biểu diễn.
2. Lan mua một phần mềm có bản quyền trên đĩa CD. Sau khi cài đặt lên máy
tính của mình, Lan cài thêm trên máy của một bạn thân.
Trả lời: Hoàng và Lan vi phạm bản quyền.
Câu 4: Trong những hành vi sau, những hành vi nào là vi phạm bản quyền?
a. Sao chép các đĩa cài đặt phần mềm.
b. Một người bạn của em mua tài khoản học một khóa học tiếng anh trực
tuyến. Em mượn tài khoản để học cùng.
c. Phá khóa phần mềm chỉ để thử khả năng phá khóa chứ không dùng.
d. Em dùng nhờ một phần mềm trên máy tính của bạn
Trả lời: Câu a, c
Câu 5: Đưa ra một tình huống cho học sinh trả lời nhanh
Trong đại dịch Covid-19, một người dùng Facebook đã chia sẻ tin “Bắt
đầu từ ngày 28/03/2020, tồn thành phố Hồ Chí Minh sẽ bị phong tỏa trong 14
ngày, …”, khi bị triệu tập để xử phạt, người này đã chứng minh rằng anh ta chỉ
đưa lại một tin chứ không bịa. người này sai ở đâu?
Trả lời: Vi phạm vào mục a) điều 101, khoản 1 của nghị định 15/2020/NĐ-CP.
Câu 6: Nếu đăng trên mạng xã hội nhận xét có tính xúc phạm đến một người
khác thì hành vi này là:
a. Vi phạm pháp luật
b. Vi phạm đạo đức
c. Tùy theo mức độ có thể vi phạm đạo đức hay pháp luật
d. Khơng vi phạm gì
Trả lời: Câu c
Câu 7: Xét tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Do mẫu thuẫn ở một diễn đàn trên mạng, một nhóm nữ sinh đánh một
bạn nữ khác. Các bạn ở xung quanh đã không can ngăn mà còn quay phim và
đưa lên mạng xã hội. Do có nhiều bình luận thiếu thiện ý trên mạng xã hội dẫn
đến xấu hổ với bạn bè, nạn nhân đã bỏ nhà ra đi mà không để lại lời nhắn.
Câu hỏi:
Trong tình huống trên hành vi nào vi phạm pháp luật, hành vi nào vi phạm đạo
đức?
Theo em, yếu tố nào của Internet đã khiến sự việc trở nên trầm trọng?
Trả lời: Việc đánh bạn ít nhất là vi phạm đạo đức. Nếu người đánh bạn đủ tuổi
chịu trách nhiệm hình sự (16 tuổi) và gây thương tích nặng bị coi là vi phạm
pháp luật và sẽ bị xử lý hình sự về tội cố ý gây thương tích, làm nhục người
khác. Việc đưa video có nội dung như trên lên mạng, gián tiếp cổ vũ bạo lực học
đường là hành vi vi phạm đạo đức.
Trên không gian mạng, giao tiếp khơng chỉ gián tiếp mà cịn có thể ẩn
danh. Điều này làm cho kẻ xấu mạnh bạo hơn và hành vi xấu trên mạng khó
kiểm sốt hơn. Bên cạnh đó, trên khơng gian mạng người ta có thể gặp nhau bất
cứ lúc nào, bất cứ ở đâu miễn là kết nối được internet; tin bài đã được lưu trên
mạng lúc nào cũng có thể xem được. Do đó tin tức đưa trên mạng được phát tán
9

skkn


nhanh, rộng và lưu trữ lâu dài. Chính vì thế ảnh hưởng của một hành vi xấu trên
mạng có xu hướng trầm trọng hơn.
 Thông qua việc đưa ra các câu hỏi nhanh bằng việc nêu ra các tình huống
thực tế, giúp học sinh biết được những việc không nên làm để tránh được những
hậu quả đáng tiếc, từ đó nâng cao ý thức, trách nhiệm của bản thân trong việc
tuân thủ các quy định của pháp luật đối với người dùng trên không gian mạng.
2.3.2. Luyện tập, vận dụng kiến thức đã học vào các cuộc thi trực tuyến

Đây là phương pháp mà tôi đã sử dụng trong giảng dạy và đem lại nhiều
hiệu quả tích cực.
Ví dụ 1: Khi học nội dung BTTH10: Sử dụng trình duyệt Internet Explorer,
tôi đã tổ chức hướng dẫn học sinh tham gia cuộc thi trực tuyến “Olypic Tiếng
Anh học sinh, sinh viên.” Bắt đầu từ ngày 17/04/2022 đến ngày 15/5/2022. Do
thời gian diễn ra cuộc thi trùng với thời gian tiết học. Tôi đã lồng ghép, vận
dụng các kiến thức đã học vào trong cuộc thi.
 Mục tiêu:
Trên tinh thần bám sát mục tiêu bài học, tôi mong muốn thông qua tiết
học sinh nắm được các thao tác cơ bản khi làm việc với trình duyệt web, vừa có
điều kiện thực tiễn tiếp cận với kiến thức về tiếng anh.
 Cách tiến hành:
- Chuẩn bị phòng thực hành tin học, kiểm tra tất cả các máy và hệ thống mạng
máy tính và các thiết bị cần thiết.
- Chia học sinh thành 4 nhóm (tương ứng theo tổ) giao nhiệm vụ cho các nhóm
tìm đọc các tài liệu liên quan đến cuộc thi.
- Mỗi học sinh cần có tài khoản và mật khẩu của cuộc thi bằng cách đăng ký.
- Sau đó giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện các thao tác:
+ Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh khởi động trình duyệt web.
+ Hoạt động 2: Hướng dẫn truy cập trang web bằng địa chỉ, tổ chức cho học
sinh tham gia thi Olypic Tiếng Anh học sinh, sinh viên trực tuyến.
- Ngồi ra giáo viên có thể hướng dẫn học sinh sử dụng các máy tìm kiếm để
tìm các bài viết hướng dẫn học sinh tham gia đang ký, đăng nhập như thông qua
website .

10

skkn



Học sinh tham gia cuộc thi trực tuyến Olypic Tiếng Anh học sinh, sinh viên
 Bằng hình thức này sẽ giúp học sinh thao tác tham gia cuộc thi dễ dàng hơn,
thu hút được nhiều học sinh tham gia cuộc thi hơn.
Ví dụ 2: Trong thời gian học nội dung bài 22: Một số dich vụ cơ bản của
Internet, khi học mục 1 phần b đề cập tới các trình duyệt web. Thơng qua nội
dung bài học có thể cho học sinh vận dụng đến một số cuộc thi đang diễn ra để
học sinh biết cách sử dụng các trình duyệt web. Trong thời gian nay có cuộc thi
trực tuyến “Nâng cao nhận thức phịng tránh tai nạn bom mìn, vật nổ do chiến
tranh để lại ở Việt Nam”. Nhằm tun truyền, phổ biến về mục đích ý nghĩa,
quy mơ, đối tượng, hình thức, thời gian, địa chỉ truy cập và cơ cấu giải của Cuộc
thi tới toàn thể cán bộ, giáo viên và học sinh của đơn vị mình (Thể lệ Cuộc thi
đính kèm Cơng văn số 273/VNMAC-KHĐP ngày 29/3/2022 của Trung tâm
Hành động bom mìn Quốc gia Việt Nam). Thời gian cuộc thi diễn ra từ ngày Từ
12 giờ ngày 4-4-2022 đến 12 giờ ngày 4-5-2022. (Phụ lục 1)
 Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, cuộc thi trực tuyến “Nâng
cao nhận thức phòng tránh tai nạn bom mìn, vật nổ do chiến tranh để lại ở Việt
Nam” là hoạt động thiết thực hưởng ứng Ngày thế giới nâng cao nhận thức về
phòng tránh tai nạn bom mìn 4-4-2022, hướng tới một Việt Nam khơng cịn chịu
ảnh hưởng bởi bom mìn, vật nổ sau chiến tranh, phục vụ nhiệm vụ phát triển
kinh tế, xã hội của đất nước.
2.3.3. Luyện tập, vận dụng các kiến thức đã học để tạo ra một số sản phẩm
trong chủ đề ứng dụng tin học, soạn thảo văn bản, mạng máy tính và
internet
Ví dụ 1: Tạo một ảnh bìa facebook theo mẫu và tự tạo mơt ảnh bìa facebook với
chủ đề tự do với phần mềm Canva.
 Mục tiêu:
- Giúp học sinh tạo được 1 số sản phẩm đơn giản hữu ích và thực tế như thiết
kế logo, tạo baner, topic quảng cáo, băng-rơn, áp phích, porter và thiệp chúc
mừng…
- Tạo sự hứng thú cho học sinh khi làm ra các sản phẩm đơn giản hữu ích.

 Cách tiến hành:
11

skkn


- Giáo viên trình chiếu một ảnh bìa facebook mẫu, thực hiện làm mẫu trên phần
mềm Canva, sau đó cho học sinh thực hành trên máy tính.
- Giáo án: (Phụ lục 2)
 Facebook là một trong những dịch vụ mạng xã hội được sử dụng phổ biến
hiện nay, hầu hết những ai có điện thoại thơng minh cũng sử dụng dịch vụ này,
đặc biệt là học sinh THPT, vì vậy việc giúp các em tạo các ảnh bìa facebook bắt
mắt, sinh động sẽ giúp các em thêm hứng thú với mơn học hơn.
Ví dụ 2: Trong bài 19: Bảng và làm việc với bảng yêu cầu học sinh vận dụng
kiến thức đã học để tạo một số sản phầm liên quan tới công việc học tập của bản
thân như tạo thời khóa biểu cho mình. Hay trong bài 16: Định dạng văn bản cho
học sinh tạo ra các sản phẩm trình bày một giấy xin phép nghỉ học, một đơn xin
học thêm, hay các bản cam kết vv...
 Mục tiêu:
- Học sinh vận dụng được các kiến thức đã học về cách tạo bảng để tạo ra các
sản phẩm phục vụ cho quá trình học tập của các em như thời khóa biểu, thời gian
biểu...
 Cách tiến hành:
Giáo viên thực hiện mẫu cách tạo thời khóa biểu, tiến hành trang trí, có thể
giới thiệu thêm một số thao tác nâng cao cho học sinh để có được một thời khóa
biểu đẹp mắt.

2.3.4. Luyện tập, vận dụng thông qua tổ chức trò chơi.
Trò chơi giúp cho hoạt động dạy học trở nên sôi nổi, cuốn hút, giúp học
sinh rèn luyện sự mạnh dạn, tự tin, khả năng phản xạ nhanh, sự sáng tạo, nâng

cao tinh thần đoàn kết và sự tương tác giữa học sinh với học sinh, học sinh với
giáo viên... Có nhiều hình thức để giáo viên có thể ứng dụng tổ chức trị chơi
(các trị chơi truyền hình) cùng với sử dụng kiến thức liên môn hoặc các phương
pháp, kỹ thuật dạy học tích cực để củng cố kiến thức đã truyền thụ. Với phương
pháp này, tiết học vừa hấp dẫn, hiệu quả học tập vừa cao. Học sinh hào hứng và
bị cuốn hút trong quá trình tiếp nhận kiến thức. Tiết học kết thúc nhẹ nhàng, các
12

skkn


em hào hứng chờ đợi được chinh phục kiến thức mới ở những tiết học tiếp theo.
Trước khi chơi, cần chuẩn bị đồ dùng, phương tiện cần thiết, tạo hiệu ứng, hệ
thống câu hỏi liên quan đến bài mới, dự kiến tình huống xảy ra và cách xử lí tình
huống, kết quả đạt được qua trị chơi.
Ví dụ 1: Thiết kế hoạt động luyện tập; vận dụng kiến thức khi học xong bài
“Những ứng dụng của Tin học” bằng việc tổ chức trị chơi “đuổi hình bắt chữ”
 Mục tiêu:
- Thông qua bài học giúp học sinh hiểu rõ về từng ứng dụng của tin học.
- Từ việc thấy được tầm quan trọng của tin học với cuộc sống mà có ý thức coi
trọng mơn học hơn.
 Cách tiến hành:
- Giáo viên tổ chức trị chơi “đuổi hình bắt chữ”
- Giáo viên trình chiếu slide trị chơi. Đưa ra các hình ảnh, học sinh dựa vào
hình ảnh để đốn chữ. Kết thúc trò chơi giáo viên tổng kết lại một lần nữa về
những ứng dụng của tin học

Rô bốt

Thư giãn


Văn phòng

Trùn thơng

Học đường

Thiết kế

Tàu vũ trụ
 Thơng qua trị chơi này một lần nữa học sinh khắc sâu kiến thức về các ứng
dụng của tin học.
Ví dụ 2: Thiết kế hoạt động luyện tập; vận dụng kiến thức khi học xong phần 3:
Văn hóa và pháp luật trong xã hội tin học hóa của bài 9: Tin học và xã hội.
 Mục tiêu:
- Giúp học sinh thấy được cần có ý thức và văn hóa trong xã hội tin học hóa và
cần phải tuân thủ những quy định mà pháp luật của nhà nước đưa ra với người
dùng trên mạng.
- Cần học tập khơng ngừng để thích ứng được với nhịp độ phát triển của xã hội
hiện đại.
 Cách tiến hành:
13

skkn


- Giáo viên ứng dụng trò chơi “nghe và thấy” trong chương trình “siêu thủ
lĩnh” – VTC6.
- Yêu cầu học sinh ghi chép, chụp ảnh, quay video… về thực trạng, nguyên
nhân và ảnh hưởng của hệ lụy sử dụng các dịch vụ của Internet như nghiện

game, facebook, hay việc đăng tải các nội dung không lành mạnh lên youtobe,
tổ chức đánh bạc, sử dụng Internet với mục đích không đúng đắn ….
- Chia lớp thành 4 nhóm tương ứng với 4 tổ, giao cho mỗi tổ một chủ đề.
- Sau đó giáo viên tổng kết, và trình chiếu một số video xử lý những đối tượng
vi phạm pháp luật do nghiện game, nghiện facebook, sử dụng youtobe để đăng
tải những nội dung không lành mạnh, tổ chức đánh bạc trực tuyến. Từ đó yêu
cầu học sinh rút ra bài học cho bản thân.

Đối tượng “khá bảnh” bị xử lý pháp luật

Đối tượng nghiện game dẫn đến hành vi giết người

Nữ sinh lớp 9 bị đánh hội đồng bị lan truyền trên mạng

Xét xử vụ đánh bạc ngìn tỉ qua mạng do Phan Văn Vĩnh cầm đầu

Ví dụ 3: Để luyện tập, vận dụng kiến thức cho phần 3 - bài 22 “Một số dịch vụ
cơ bản của Internet”. Giáo viên ứng dụng trò chơi “Âm vang xứ thanh với
phần thi đồng hành”.
 Mục tiêu:
- Thông qua nội dung phần học, sinh biết được 1 số dịch vụ cơ bản của Internet
- Biết được công dụng của một số dịch vụ cơ bản.
- Những dịch vụ nào đang là xu hướng sử dụng phổ biến hiện nay.
 Cách tiến hành:
Giáo viên đưa ra một số dịch vụ cơ bản của Internet. Gọi 2 học sinh lên để
chơi trò chơi, học sinh có quyền “bỏ qua” các đáp án và quay lại trả lời, nếu còn
thời gian. Khi gợi ý, học sinh không được nhắc đến bất kỳ âm tiết nào liên quan
14

skkn



đáp án; không được sử dụng ngoại ngữ, hoặc ám hiệu riêng. Nếu phạm quy, đáp
án đó khơng được tính điểm.
Từ 1: Thư điện tử
Từ 4: Chat
Từ 2: Game online
Từ 5: Google
Từ 3: Facebook
Từ 6: Google drive
Sau khi chơi xong trị chơi giáo viên có thể lồng ghép một số video giới
thiệu về tác hại do nghiện game online va nghiện facebook đem lại. Từ đó giáo
dục tư tưởng và ý thức cho học sinh.
Ví dụ 4: Luyện tập, vận dụng kiến thức cho bài 22 – Tin học 10 “Một số dịch
vụ cơ bản của Internet” - Giáo viên ứng dụng trò chơi “Âm vang xứ thanh”
với phần thi “khám phá” để tổng hợp kiến thức với các câu hỏi có sử dụng kiến
thức liên mơn (sinh học cơng dân, tin học, khoa học đời sống)
 Mục tiêu:
- Biết được các khái niệm hệ thống www, siêu văn bản, trang web, trình duyệt
web, website, trang web động, trang web tĩnh.
- Truy cập và tìm kiếm thơng tin trên Internet.
- Khái niệm thư điện tử.
- Học sinh sử dụng được các trình duyệt web, thực hiện được việc đăng ký, gửi
nhận thư điện tử. sử dụng được các máy tìm kiếm để tìm kiếm thơng tin.
 Cách tiến hành:
Giáo viên trình chiếu silde trị chơi, sau đó cơng bố luật chơi. Giáo viên có
thể ứng dụng linh hoạt cho cả lớp tham gia hoặc cũng có thể gọi tên cụ thể một
nhóm từ 10-15 học sinh có học lực ngang nhau tham gia trò chơi để tổng kết bài,
các em còn lại quan sát, nhận xét để tránh hiện tượng một số em có khả năng
chậm hơn khơng có cơ hội ghi điểm.

Sau khi lật mở các ô số sẽ lật mở được ơ từ khóa. GV cung cấp thơng tin
qua video về tình hình nghiện game của giới trẻ hiện nay và giáo dục học sinh
trong việc lựa chọn game để giải trí tránh những hệ lụy do nghiện game gây ra.
Hàng ngang số 1: Ứng dụng các phần mềm máy tính để chơi trò chơi, xem
phim, nghe nhac, học nhạc, học vẽ, … thuộc ứng dụng nào của tin học?
Hàng ngang số 2: Bộ phận nào trên cơ thể được ví như cửa sổ tâm hồn?
Hàng ngang số 3: Sản phẩm thu được sau khi thực hiện các bước giải bài toán
trên máy tính?
Hàng ngang số 4: Những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo
lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể
xác diễn ra trong phạm vi trường học gọi là gì?
Hàng ngang số 5: Tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Kim dung xoay quanh mối
quan hệ phức tạp giữa nhiều nhân vật đến từ nhiều nước khác nhau: Kiều Phong,
Đoàn Dự, Hư Trúc, A Chu, A Tử, Mộc Uyển Thanh, Chung Linh….
Hàng ngang số 6: Con người trong giai đoạn từ 14 đến 18 tuổi được gọi là lứa
tuổi gì?
Hàng ngang số 7: Tình trạng một cặp vợ chồng khơng có thai sau 1 năm chung
sống, giao hợp bình thường, khơng sử dụng các biện pháp tránh thai nào (WHO
1999) gọi là gì?
15

skkn


Hàng ngang số 8: Sự lặp lại liên tục của một hành vi bất chấp hậu quả xấu hoặc
sự rối loạn thần kinh để dẫn đến những hành vi như vậy gọi là gì?
Giáo viên cơng bớ ḷt chơi

Với hình thức tổng kết này: Bằng việc vận dụng các kiến thức đã học, học
sinh rất hứng thú và tích cực tham gia, khơng khí học tập sơi nổi hơn hẳn.

Ví dụ 5: Luyện tập, vận dụng kiến thức khi học xong nội dung bài 7: “Phần
mềm máy tính” tôi ứng dụng trò chơi “Rung chuông vàng” để tổng kết bài
đồng thời giáo dục cho học sinh việc sử dụng các phần mềm giải trí đúng cách.
Ví dụ khơng nên để việc nghiện game online, xem các phim bạo lực... kéo theo
những hậu quả không mong muốn (Hs chuẩn bị bảng cá nhân, phấn trước) (phụ
lục 3)
Ngồi các trị chơi đã được ứng dụng ở trên cịn có rất nhiều trị chơi khác
có thể ứng dụng như:
- Để làm rõ nợi dung phần 1- bài 21 – Mạng thông tin toàn cầu Internet. Bên
cạnh những lợi ích từ việc sử dụng mạng Internet, giáo viên cũng phải đề cập tới
những mặt trái từ việc sử dụng Internet, khi giới trẻ ngày nay chưa thực sự ý
thức về việc sử dụng mạng toàn cầu này, dẫn đến rất nhiêu hành động, việc làm
sai lệch với đạo đức con người, trong đó nổi cộm chính là bạo lực học đường, để
làm rõ về vấn đề này giáo viên cho học sinh thử sức với trò chơi: “nhà hùng
biện tài ba” trong trò chơi “SV 96” yêu cầu học sinh hùng biện về vấn đề bạo
lực học đường.
- Để luyện tập, vận dụng kiến thức sau khi học xong nội dung bài 3 - “Giới thiệu
về máy tính” Giáo viên ứng dụng trị chơi “Ai nhanh hơn trong chương trình “Ai
thơng minh hơn học sinh lớp 5” Giáo viên chia lớp thành 2 đội chơi “Đội người
lớn” và “Đội trẻ em”, Giáo viên yêu cầu 2 đội chơi trong thời gian 1 phút cử đại
diện mỗi đội 2 học sinh liệt kê các thiết bị thuộc cấu tạo của máy tính qua video
“Các bộ phận máy tính” (nguồn youtobe) để điền vào bảng phụ? Đội nào liệt kê
chính xác, nhiều hơn, nhanh hơn sẽ là đội chiến thắng.
- Ứng dụng chương trình “Trò chơi âm nhạc” để luyện tập, vận dụng kiến thức
sau khi học xong nội dung bài 22 – Những dịch vụ cơ bản của Internet. Để
giáo dục học sinh việc sử dụng các dịch vụ của internet một cách đúng đắn.
Giáo viên chia lớp thành 2 đội chơi, đưa ra bài hát lần lượt các đội chọn bài hát.
Hãy hát từ cịn thiếu trong bài hát “Ơng bà anh – Lê Thiện Hiếu”
+ Anh và em yêu nhau thời xe máy ô tô
+ Anh và em yêu nhau thời …………..

Hoặc hãy hát từ còn thiếu trong bài hát
16

skkn


+ “Điều đó tùy thuộc hành động của bạn”
Nhạc và lời: Vũ Kim Dung: Đất nước Việt Nam xanh ngát có ..(1)… điều đó tùy
thuộc…(2)…chỉ thuộc vào bạn mà thơi
Sau đáp án của mỗi bài hát, cả lớp cùng hát vang bài hát đó. Thơng qua các
bài hát nhằm giáo dục ý thức cho học sinh. Khi so sánh cuộc sống của ông bà
ngày xưa với cuộc sống bây giờ. Để thấy được chúng ta đang lạm dụng công
nghệ tới mức nào. Và cũng mong mỗi học sinh nên có những hành đợng đẹp
như lời bài hát “Điều đó tùy thuộc hành động của bạn”

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
2.4.1. Đối với hoạt động giáo dục:
Để đánh giá cụ thể, chính xác hiệu quả của đề tài, tôi đã phối hợp cùng
với tổ chuyên môn tiến hành lấy phiếu điều tra về hiệu quả thực tế đối với học
sinh khi thực hiện các biện pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động khởi động
theo hướng phát huy tính tích cực của các em.
Bảng 1: Khảo sát hiệu quả của việc tổ chức hoạt động luyện tập, vận
dụng kiến thức trong dạy học môn Tin học 10
T
T

Nội dung khảo sát

1


Em có hào hứng với hoạt động luyện tập, vận
dụng trong tiết học không?
- Rất hào hứng
- Hào hứng
- Khơng
Hoạt động luyện tập, vận dụng có giúp em
tổng hợp lại kiến thức đã học của bài không?
- Định hướng tốt
- Chưa rõ ràng
- Không định hướng được
Em có chủ động tìm hiểu kiến thức để giải
quyết vấn đề đặt ra trong hoạt động luyện tập,
vận dụng không?

2

3

Số HS
được
khảo sát
250

Tỉ lệ
(%)

150
100
0

250

60
40
0
100

200
50
0
250

80
20
0
100

100

17

skkn


- Có
210
84
- Khơng
40
16

4 Nếu luyện tập; vận dụng tạo cho em sự tị mị,
250
100
em có muốn tìm hiểu bài học để giải đáp vấn
đề khơng?
- Có
230
92
- Khơng
20
8
Như vậy: Hoạt động luyện tập, vận dụng đã được tổ chức thành một hoạt
động, đa dạng về hình thức, thu hút được sự chú ý và tham gia của học sinh.
Thông qua việc các em được tham gia trực tiếp vào hoạt động, được học tập tích
cực và kích thích sự sáng tạo bằng các tình huống “có vấn đề”, mạnh dạn chia sẻ,
tăng cường tính chủ động, tư duy sáng tạo qua bài học, tăng tính tương tác giữa
thầy và trị, thể hiện sự làm chủ kiến thức. Đây là điều quan trọng nhất mà giáo
dục hướng đến.
2.4.2. Đối với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Bản thân tơi hồn tồn n tâm khi sử dụng phương pháp mới này và tự
tin đã truyền được cảm hứng, giá trị kiến thức của bộ môn đến người học. Sự
thành công của giờ học càng thơi thúc tơi tìm tịi tư liệu, phương pháp/kĩ thuật
dạy học mới ở tất cả các tiết học, các khâu, các phần của bài học.
Với việc ứng dụng đề tài sáng kiến kinh nghiệm đã góp phần tích cực trong
phong trào đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của
học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Là cơ sở để
tháo gỡ những khó khăn, lúng túng trong việc dạy học sao cho đạt hiệu quả cao
đối với môn Tin học nói riêng và các mơn học khác cho đồng nghiệp.
Đặc biệt, tại trường THPT Thọ Xuân 5, lãnh đạo nhà trường luôn ủng hộ
tôi trong việc đổi mới phương pháp đã góp phần quan trọng vào q trình thay

đổi thái độ của học sinh đối với bộ môn, làm cho tỉ lệ học sinh u thích mơn
học tăng lên, kĩ năng sống của học sinh ngày càng được nâng cao. Nhất là trong
những năm gần đây nhóm ngành CNTT luôn là lựa chọn đầu tiên của các em
học sinh giỏi, học sinh có chất lượng trên tồn quốc khơng những thế điểm thi
đầu vào của nhóm ngành CNTT ln dẫn đầu tồn quốc.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Với những biện pháp mà tôi vận dụng trong các bài dạy của mình tại
Trường THPT Thọ Xn 5 tơi thấy đã mang lại hiệu quả rõ rệt: Thông qua giáo
dục các kiến thức, kỹ năng về các vấn đề cấp thiết trong cuộc sống, liên quan
đến nội dung bài học đa số học sinh hiểu và nắm được bài, biết vận dụng những
điều đã học vào thực tế cuộc sống. Điều quan trọng hơn đó là học sinh có hứng
thú trong giờ học môn Tin học, các em học tập hăng say và tích cực hơn, nhiều
em đã phát huy tối đa được tính sáng tạo và nhạy bén trong tư duy, tự tìm tịi
kiến thức, có sự say mê trong học tập và nghiên cứu, tự bản thân các em thấy
đây là mơn học thực sự bổ ích, giúp các em tự tin hơn trong mọi hoạt động của
cuộc sống thường ngày.
18

skkn


Từ việc thiết kế và thực hiện đa dạng hóa hoạt động luyện tập, vận dụng
khi dạy học chương trình Tin học 10, bản thân tôi rút ra một số bài học kinh
nghiệm sau:
Một là, giáo viên phải linh hoạt, sáng tạo trong việc tổ chức hoạt động
luyện tập, vận dụng kiến thức của bài học. Tránh tình trạng hoạt động đơn điệu,
nhàm chán, cứng nhắc.
Hai là, giáo viên cần coi hoạt động này là một hoạt động học tập, có mục
đích, thời gian hoạt động và sản phẩm hoạt động.

Ba là, quá trình đổi mới phương pháp dạy học cần có sự hỗ trợ nhiều của các
phương tiện trực quan. Do đó, giáo viên cần bồi dưỡng khả năng sử dụng công
nghệ thông tin, sử dụng các thiết bị dạy học mới để tiết học có hiệu quả tốt nhất.
Những quan điểm và giải pháp trình bày trong sáng kiến đã được bản thân
đúc rút kinh nghiệm từ những năm học qua và được các giáo viên khác trong tổ
bộ môn áp dụng trong dạy học Tin học 10, tôi nhận thấy kết quả rất khả quan:
Lớp học sôi nổi, học sinh hứng thú; phát huy năng lực và nghệ thuật sư phạm
của giáo viên.
Đặc biệt, đề tài của tôi cũng đã được một số đồng nghiệp dạy các môn
khoa học xã hội nghiên cứu và ứng dụng.
3.2. Kiến nghị
 Đối với đồng nghiệp
Giáo viên cần có nguồn cung cấp tư liệu phong phú: sách báo, phương
tiện thông tin đại chúng… Mỗi giáo viên phải thường xuyên xây dựng cho mình
thói quen đọc và nghe.
Phải khơng ngừng tự học, tự bồi dưỡng để hiểu biết về công nghệ thông
tin, biết khai thác thơng tin trên mạng Internet, có kĩ năng sử dụng thành thạo
các trang thiết bị dạy học hiện đại. Đặc biệt phải biết phát huy các tính năng của
trang thiết bị hiện đại trong việc thiết kế bài dạy.
Với kết quả của đề tài này, tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp quan tâm,
chia sẻ và đặc biệt là đối với giáo viên các môn học xã hội có thể ứng dụng đề
tài này vào việc dạy học bộ môn ở nhiều bài khác nhau để tạo hứng thú và nâng
cao kết quả học tập cho học sinh.
 Đối với các cấp lãnh đạo nhà trường
Cần quan tâm hơn về cơ sở vật chất như: Trang thiết bị máy tính có nối
mạng, máy chiếu... tại các phịng học đa năng, khuyến khích và động viên giáo
viên áp dụng cơng nghệ thơng tin vào dạy học.
Kiện tồn đội ngũ giáo viên. Định kỳ tổ chức bồi dưỡng, nâng cao trình
độ chun mơn, phương pháp giảng dạy và xây dựng hệ thống tài liệu tham
khảo cho giáo viên.

Tôi cũng rất mong muốn được nhà trường và các cấp quản lí giáo dục
quan tâm, giúp đỡ tạo điều kiện để có thể sử dụng phương pháp này trong giảng
dạy ở các lớp khác, khối khác trong những năm học tiếp theo để có thể rút ra
được những kết luận chính xác hơn, góp phần cùng tồn trường, tồn ngành và
tồn xã hội nâng cao chất lượng giáo dục.
 Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa:
19

skkn


- Thứ nhất: Cần cung cấp thêm tài liệu cho giáo viên để triển khai ở cơ sở
có hiệu quả hơn.
- Thứ hai: Tổ chức thêm các đợt tập huấn chuyên môn về các phương pháp
giảng dạy để giáo viên trên tồn tỉnh có thể trao đổi kinh nghiệm học hỏi
nhau nhiều hơn nữa
Đề tài này được đúc kết từ những trải nghiệm của bản thân, do đó khơng
thể tránh khỏi những hạn chế và bất cập. Tôi rất mong nhận được những đóng
góp quý báu của đồng nghiệp, Hội đồng khoa học nhà trường, đặc biệt là những
thông tin phản hồi từ phía học sinh để đề tài này hồn thiện hơn.
Tơi xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn, bạn
bè đồng nghiệp và các học sinh những năm qua đã nhiệt tình quan tâm, hưởng
ứng và giúp đỡ tôi thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 01 tháng 06 năm 2022
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác.

(Ký và ghi rõ họ tên)

Trịnh Thị Hiền

20

skkn


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Từ điển Tiếng Việt – NXB Từ điển Bách Khoa – Năm 2010.
2. Phát huy tính tích cực nhận thức của người học – G.S TSKH Thái Duy Tiên Viện Khoa học giáo dục.
3. Nghị quyết số 29-NQ/TW - Hội nghị Trung ương 8 khóa XI – Ban chấp hành
Trung ương Đảng – 04/11/2013.
4. Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH – Bộ Giáo dục và đào tạo, 08/10/2014.
5. V.I. Lê Nin toàn tập – Tập 29: Bút ký triết học – NXB Chính trị Quốc gia, Hà
Nội 2006.
6. Mai Ngọc Hà, GV Trường THPT Triệu Sơn 3 – Triệu Sơn – Thanh Hóa “Đa
dạng hóa hoạt động luyện tập, vận dụng kiến thức bài học nhằm phát huy tính
tích cực của học sinh trong dạy học mơn Giáo dục công dân 10”. SKKN năm
học 2020 - 2021.
7. Lê Nguyên Long (1998), Thử đi tìm những PPDH hiệu quả, NXB Giáo Dục.
8. Trần Thị Lan Hương, GV Trường THPT Đồn Kết - Đồng Nai “Tổ chức trị
chơi trong dạy và học Địa Lý ở trường THPT”. SKKN năm học: 2014 – 2015.
9.
10. http://youtobe
11. Sách giáo khoa, sách giáo viên Tin học 10.

skkn



DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ
CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Trịnh Thị Hiền
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên – Trường THPT Thọ xuân 5
TT

Tên đề tài SKKN

1.

Kinh nghiệm khai thác và sử dụng
phần mềm exe để xây dựng bài
giảng tin học lớp 12 (chương II)
theo chuẩn e-learning.
Ứng dụng các trò chơi truyền hình
nhằm tạo hứng thú học tập, tăng
cường hiệu quả công tác tuyên
truyền phổ biến, giáo dục một số
vấn đề cấp thiết trong cuộc sống
cho học sinh qua dạy học một sớ
bài mơn tin học 10 ở trường
THPT

2.

skkn


Cấp đánh giá
xếp loại
(Phịng, Sở,
Tỉnh...)

Kết quả
đánh giá
xếp loại (A,
B, hoặc C)

Năm học
đánh giá
xếp loại

Sở GD &ĐT
Thanh Hóa

C

2012 – 2013

Sở GD &ĐT
Thanh Hóa

B

2018 – 2019


PHỤ LỤC

Phụ lục 1:
 Mục tiêu:
- Trên tinh thần bám sát mục tiêu bài học, tôi mong muốn thông qua tiết học
sinh nắm được các thao tác cơ bản khi làm việc với trình duyệt web như sử dụng
được trình duyệt web thành thạo, biết các đăng ký các tài khoản cá nhân trên các
trang web.
- Có điều kiện thực tiễn để biết được những nguy hiểm về bom mìn, vật nổ do
chiến tranh để lại.
 Cách tiến hành:
- Dạy trực tiếp trên lớp, thông qua màn chiếu, và máy tính kết nối mạng internet
giáo viên có thể giới thiệu các thao tác cơ bản để học sinh khắc sâu kiến thức khi
sử dụng trình duyệt web, cách truy cập các địa chỉ, cách đăng ký tài khoản…,
sau đó có thể gọi 1 đến 2 học sinh lên bảng thực hiện các thao tác. Các học sinh
khác chú ý quan sát và đưa ra nhận xét. Sau tiết học các em có thể về nhà sử
dụng máy tính hoặc điện thoại để tham gia cuộc thi.
Hình thức, cách thức tham gia thi: Thi trực tuyến trên Trang Thông tin
điện tử Trung tâm Hành động bom mìn quốc gia Việt Nam tại địa chỉ
Thí sinh tham gia dự thi xem Video clip sau đó trả lời câu
hỏi trắc nghiệm trên máy vi tính hoặc các thiết bị điện tử khác có kết nối internet
(máy tính bảng, điện thoại thơng minh) theo phần mềm bộ đề câu hỏi được thiết
kế sẵn. Mỗi đề thi gồm 01 Video clip và 05 câu hỏi trắc nghiệm. Thời gian làm
bài 15 phút. 

 Thông qua cuộc thi dẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức
phịng tránh tai nạn bom mìn, vật nổ do chiến tranh để lại ở Việt Nam đến đông
đảo các tầng lớp nhân dân trong cả nước.
Phụ lục 2: Giáo án tạo ảnh bìa facebook theo mẫu và tự tạo một ảnh bìa
facebook với chủ đề tự do với phần mềm Canva.

skkn



×