Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Skkn các giải pháp dạy học đọc hiểu bài thơ tự tình của tác giả hồ xuân hương nhằm phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ, năng lực đọc hiểu và năng lực hợp tác cho học sinh lớp 11b4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (332.93 KB, 23 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 4

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

CÁC GIẢI PHÁPDẠY HỌC ĐỌC HIỂU BÀI THƠ “TỰ TÌNH”
CỦA TÁC GIẢ HỒ XUÂN HƯƠNG NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG
LỰC NGÔN NGỮ, NĂNG LỰC THẨM MĨ, NĂNG LỰC ĐỌC
HIỂUVÀ NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC SINH LỚP 11
TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH IV

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hạnh
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Ngữ văn

1

skkn


MỤC LỤC
TT

NỘI DUNG

TRANG

1

MỞ ĐẦU


3

1.1

Lí do chọn đề tài

3

1.2

Mục đích nghiên cứu

4

1.3

Đối tượng nghiên cứu

5

1.4

Phương pháp nghiên cứu

5

1.5

Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm


5

2

NỘI DUNG

6

2.1

Cơ sở lí luận của vấn đề

6

2.2

Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến

9

2.3

Những giải pháp thực hiện

10

2.3.1

Giải pháp 1: Định hướng tiếp nhận kiến thức thông qua
10

việc hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà

2.3.2

Giải pháp 2: Xây dựng hệ thống câu hỏi nhằm phát huy
tính sáng tạo, phát triển năng lực ngôn ngữ, thẩm mĩ và 14
khả năng tự cảm thụ tác phẩm văn học của học sinh

2.3.3

Giải pháp 3: Hoạt động dạy học trên lớp – sử dụng linh
16
hoạt các phương pháp dạy học

2.3.4

Giải pháp 4: Tìm tịi và mở rộng

17

2.4

Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

18

3

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ


20

3.1

Kết luận

20

3.2

Kiến nghị

20

2

skkn


1. MỞ ĐẦU.
1.1.Lý do chọn đề tài.
Charles DuBos từng nói rằng: “Văn học, đó là tư tưởng đi tìm cái đẹp trong
ánh sáng”, Macxin Gocki cũng từng khẳng định rằng “Văn học là nhân học”,
văn chương giống như dòng sữa ngọt lành xoa dịu những đau khổ, những day
dứt, dằn vặt trong trái tim của con người mỗi khi vấp ngã trên đường đời. Mỗi
trang văn được mở ra như những nấc thang giúp con người thoát khỏi cuộc
sống vật vờ, để có thể tiến lên phía trước, tìm thấy chính mình, sống vững vàng
và bản lĩnh hơn. Văn chương là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của
mỗi con người, giúp con người nhận thức được cái hay, cái đẹp, cái chuẩn mực
trong cuộc sống. Văn chương dù ở thời đại nào cũng đều đề cao tình yêu

thương, lịng nhân ái, sự cơng bằng, đồng thời bồi dưỡng con người với những
phẩm chất cao đẹp: lòng yêu nước, tình thương người, tinh thần đồn kết, tinh
thần tự hào dân tộc, sống có bản lĩnh, trí tuệ, nhân ái, vị tha. Chính vì lẽ đó văn
chương đã làm nên những tác phẩm bất hủ, trường tồn với thời gian, giống như
Santưkhốp Sêđrin từng nói “Nghệ thuật nằm ngồi quy luật của sự băng
hoại. Chỉ mình nó khơng thừa nhận cái chết”. Tuy nhiên trong giai đoạn hiện
nay, với tốc độ phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, giới trẻ có xu
hướng tìm đến các mơn Ngoại ngữ, Tin học và các môn Khoa học tự nhiên để
chọn ngành, chọn nghề, giống như một sự đảm bảo cho tương lại, bởi vậy vị trí
của mơn Văn trong các nhà trường đang bị suy giảm, thậm chí có một bộ phận
học sinh khơng thích học Văn, ngán học Văn. Vậy làm thế nào để khôi phục
động lực học tập, khơi dậy niềm đam mê, nhen nhóm lên ngọn lửa của tình u
văn học cho học sinh? Đó ln là những câu hỏi lớn mà bản thân tôi trăn trở
trong nhiều năm giảng dạy.
Trong giai đoạn hiện nay, nền giáo dục chúng tađã và đang thực hiện đổi mới
một cách căn bản và toàn diện. Từ đổi mới về chương trình giáo dục đến việc
đổi mới về phương pháp dạy học và cách đánh giá kết quả học tập của học
sinh. Nghị quyết số 29 của BCH TW khóa XI được triển khai tạo cơ sở cho
giáo viên tích cực hơn trong việc tìm tòi, sáng tạo những phương pháp dạy học
hiệu quả, học sinh được tiếp thu, thể hiện quan điểm của mình trong quá trình
học tập. Bởi vậy, môn Ngữ văn cũng sẽ không đi theo lối mòn dạy theo chương
trình rập khuôn có sẵn như hiện nay mà sẽ xây dựng một chương trình hoàn
toàn mới theo hướng mở nhằm đổi mới phương pháp, đổi mới đánh giá và đặc
biệt là việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học.
3

skkn


Dạy học văn là một quá trình đào sâu tìm tòi, cảm nhận cái hay cái đẹp trong

văn chương đồng thời cũng là quá trình giải mã những thông điệp, kí thác của
nhà văn. Và Văn học trung đại cũng là một trong những mảnh đất màu mỡ, nơi
đây sản sinh ra rất nhiều nhà văn nhà thơ nổi tiếng, họ đã lưu danh mình bằng
những tác phẩm bất hủ. Đó là Nguyễn Du với thiên cổ tình thư Truyện Kiều, đó
cịn là tiếng lịng ai ốn xót thương thân phận người chinh phụ khi người chinh
phu đi chinh chiến xa nhà trong Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn. Và không
thể không kể đến Bà chúa thơ Nôm - Hồ Xuân Hương, một hiện tượng đặc biệt
của thơ ca trung đại Việt Namvới nhiều thi phẩm đặc sắc như Bánh trơi nước,
Tự tình I, II, III. Trong đó bài thơ Tự tình II được giảng dạy trong chương trình
Ngữ văn 11 tập 1, bài thơ mang đậm phong cách độc đáo của Hồ Xn Hương,
đólà tiếng nói tâm tình của người phụ nữ trước cuộc đời éo le và tình duyên đầy
ngang trái nhưng vẫn thể hiện một bản lĩnh sống mạnh mẽ khác thường. Bởi
vậy, thơ Hồ Xuân Hương đã hội nhập vào trào lưu nhân đạo nửa cuối thế kỉ
XVIII nửa đầu thế kỉ XIX, lời thơ của Hồ Xuân Hương không nước mắt dù
những chuyện riêng chuyện chung trong thơ thấm đẫm những giọt lệ cay đắng.
Qua thực tế giảng dạy và dự giờ của một số đồng nghiệp, tơi càng trăn trở hơn
khi nhìn nhận ra một thực tế rằng nhiều học sinh chưa thực sự hứng thú với bài
học, chưa thấu cảm được tâm trạng của người phụ nữ với thân phận làm lẽ.
Nhiều giáo viên vẫn còn quá chú trọng đến nội dung bài học mà chưa chú trọng
đến chủ thể người học cũng như khả năng ứng dụng những tri thức đã học trong
tình huống thực tiễn, bởi vậy chưa phát huy được tính tích cực chủ động sáng
tạo của học sinh cùng những năng lực cần thiết. Trước những vấn đề đó, bản
thân tôi luôn trăn trở suy nghĩ làm cách nào để năng cao chất lượng giáo dục và
điều quan trọng là qua mỗi bài học, học sinh có thể khám phá những tri thức mới
và ứng dụng vào thực tế cuộc sống như thế nào? Vì vậy tôi luôn nghiên cứu, tìm
tòi để xây dựng một phương pháp dạy học phù hợp với thực tiễn dạy học Ngữ
văn ngày nay qua mỗi bài dạy của mình. Hơn nữa tơi may mắn khi được tiếp thu
rất nhiều kinh nghiệm trong các đợt tập huấn chương trình giáo dục phổ thơng
mới, trong đó nhấn mạnh về dạy học theo định hướng phát triển năng lực của
học sinh. Vì thế bằng những kinh nghiệm tích luỹ được, tơi đã tiến hành tiết dạy

thực nghiệm ở lớp 11B4 và thu nhận được những kết quả khá khả quan. Trong
phạm vi đề tài sáng kiến kinh nghiệm này, tôi xin chia sẻ với bạn bè, đồng
nghiệp “Các giải pháp dạy học đọc hiểu bài thơ “Tự tình” của tác giả Hồ
Xuân Hương nhằm phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ, năng
lực đọc hiểu và năng lực hợp tác cho học sinh lớp 11B4 Trường THPT Thạch
Thành 4”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
4

skkn


- Đề tài hướng đến mục đích đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn theo định
hướng phát triển năng lực học sinh, tạo niềm say mê, hứng thú, tích cực, chủ
động cho học sinh đối với môn ngữ văn nói chung, bài thơ Tự tình của Hồ Xn
Hương nói riêng.
- Nhằm phát triển những năng lực cần thiết cho người học như năng lực ngôn
ngữ, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực thẩm mĩ.
- Giúp học sinh hiểu và cảm nhận được sâu sắc số phận cay đắng của người
phụ nữ trong chế độ xã hội phong kiến, đồng thời lĩnh hội được cái hay cái đẹp,
cái độc đáo trong nghệ thuật xây dựng ngôn từ của tác giả Hồ Xuân Hương, tạo
hứng thú trong giờ học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Trong đề tài này:
-Tôi nghiên cứu các phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực cho học
sinh qua bài thơ “Tự tình” của tác giả Hồ Xuân Hương trong chương trình Ngữ
văn 11
- Đối tượng học sinh là lớp 11B4 trường THPT Thạch Thành 4.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Trước hết để đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực cần

thiết cho học sinh, cần phải vận dụng nhiều phương pháp mang tính thực tế.
Trong đề tài này tôi mạnh dạn đưa ra những phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp thu thập thông tin, rút kinh nghiệm từ thực tế giảng dạy
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê tốn học và so sánh
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
1.5.Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
Trên cơ sở của sáng kiến kinh nghiệm năm học 2021-2022 với đề
tài:“Một số giải pháp giảng dạy thể loại ca dao qua chùm “Ca dao than thân,
yêu thương tình nghĩa” để phát triển năng lực thầm mĩ, năng lực giải quyết
vấn đề, năng lực hợp tác cho học sinh lớp 10 Trường THPT Thạch Thành 4”,
tôi đã phát triển thêm những điểm mới sau:
- Hướng tiếp cận một tác phẩm Văn học trung đại nhìn từ góc độ Vận dụng
linh hoạt các phương pháp và kĩ thuật dạy học như: phương pháp dạy học
tích cực, phương pháp dạy học chia nhóm, phương pháp dạy học kích
thích tư duy, kĩ thuật dạy học lồng ghép trò chơi
5

skkn


- Bồi dưỡng, phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh khối 11.
2. NỘI DUNG.
2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề.
Đọc hiểu là một trong những hoạt động cơ bản của con người nhằm mục đích
chiếm lĩnh tri thức văn hóa, từ khi có chữ viết, lồi người đã có thể ghi lại lịch
sử văn minh của mình, do đó, các sản phẩm thành văn tự cổ chí kim đều mang
dấu ấn của thời đại, là nguồn tri thức văn hóa vơ tận được hun đúc trong từng
con chữ. Dù ngày nay, hoạt động đọc đã khơng cịn là con đường duy nhất, song
vẫn luôn là con đường chủ yếu giúp con người có được sự hiểu biết về thế giới.

Khái niệm đọc hiểu (comprehension reading) có nội hàm khoa học phong phú
với nhiều loại hình văn bản khác nhau, trong đó, hoạt động đọc hiểu tác phẩm
văn chương có một ý nghĩa và vị trí vơ cùng đặc biệt so với các loại văn bản
khác. Bởi văn học là nhân học, đọc văn không chỉ để hiểu văn mà “văn học còn
giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân
mình và làm nảy nở ở con người khát vọng hướng tới chân lý”(M.Gorki). Mặt
khác việc đọc – hiểu văn bản văn chương cũng có những u cầu và cách thức
riêng khơng thể giống như việcđọc – hiểu văn bản báo chí, khoa học hay hành
chính – cơng vụ, thực chất đó là một hoạt động giao tiếp với thế giới văn
chương, đó cịn là một hoạt động mang tính thưởng thức biết bao cái hay, cái
đẹp mà loài người đã kết tinh trong các văn bản nghệ thuật. Đọc – hiểu tác phẩm
văn học khơng chỉ góp phần giúp con người phát triển tồn diện các năng lực
tinh thần của mình mà cịn có tác động đến q trình hồn thiện nhân cách, bồi
dưỡng những phầm chất đáng quý và làm đời sống tinh thần của mỗi người rộng
mở và phong phú biết bao nhiêu.
Mơn học Ngữ văn trong chương trình THPT là bộ môn liên quan trực tiếp
đến hoạt động đọc hiểu văn bản văn học của học sinh. Tất nhiên mơn ngữ văn
khơng chỉ có đọc văn, ngồi ra cịn làm văn, học các kiến thức bổ trợ khác,
nhưng đọc văn vẫn là khâu quan trọng nhất, gắn liền với việc bồi dưỡng năng
lực đọc văn, thẩm văn, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, nhân cách cao đẹp. Từ đọc
hiểu văn mà trực tiếp nhận các giá trị văn học, trực tiếp thể nghiệm các tư tưởng
và cảm xúc được truyền đạt bằng nghệ thuật ngơn từ, hình thành cách đọc riêng
có cá tính. Đó là con đường duy nhất để bồi dưỡng cho học sinh năng lực của
chủ thể tiếp nhận thẩm mỹ (Theo GS Trần Đình Sử). Do đó hiểu bản chất mơn
văn là mơn dạy đọc văn vừa thể hiện cách hiểu thực sự bản chất của văn học,
vừa hiểu đúng thực chất việc dạy văn là dạy năng lực, phát triển năng lực là chủ
thể của học sinh. Trong những năm trở lại đây, việc dạy Ngữ văn trong nhà
trường phổ thơng đã có nhiều đổi mới, chú trọng hoạt động đọc – hiểu văn bản
văn chương của học sinh, trả lại cho bộ mơn đúng vai trị thiên chức của mình.
Đó là những cơ sở quan trọng giúp học sinh THPT được rèn luyện, hình thành

6

skkn


tư duy, kỹ năng đọc hiểu các văn bản văn học trong và ngồi chương trình sách
giáo khoa.
Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương
trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là
từ chỗ quan tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng
được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện chuyển từ
phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách
vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Trước
hết cần hiểu năng lực là : “Khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có
để thực hiện một hoạt động nào đó. Phẩm chất tâm lí và sinh lí tạo cho con
người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng
cao”(Theo Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên – NXB Đà
Nẵng1998).Tuy nhiên ở bộ mơn Văn nói chung và bài thơ Tự tình sẽ có những
đặc trưng riêng do đó cần xác định các năng lực cần phát triển cho học sinh
trong bài học. Căn cứ vào nội dung bài học, tôi xác định phát triển các năng lực
cụ thể cho học sinh như:năng lực thường thức văn học/ cảm thụ thẩm mĩ, năng
lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực đọc hiểu và năng lực hợp tác.
Năng lực thẩm mĩ: Ở môn Ngữ văn, năng lực thẩm mĩ gồm hai năng lực
nối tiếp nhau trong quá trình tiếp xúc với vẻ đẹp của tác phẩm văn chương và
tiếng Việt: năng lực khám phá Cái Đẹp và năng lực thưởng thức Cái Đẹp. Năng
lực khám phá Cái Đẹp lại gồm năng lực phát hiện Cái Đẹp và những rung động
thẩm mĩ. Cái Đẹp nghệ thuật thường không bộc lộ ngay, mà nhiều khi lại được
ẩn giấu trong hình tượng bằng lời, tác phẩm văn chương lại thường có tính đa
nghĩa và tính mơ hồ, nên phải có con mắt tinh tường trên cơ sở những rung động
thẩm mĩ mạnh mẽ thì mới phát hiện được. Cịn năng lực thưởng thức Cái

Đẹp chính là năng lực cảm thụ Cái Đẹp và đánh giá Cái Đẹp ấy. Khi đó, người
đọc sẽ sống cùng tác phẩm văn chương và chuyển hóa Cái Đẹp của tác phẩm
thành Cái Đẹp trong lịng mình, thành tài sản tinh thần của mình. Đó là q trình
"đồng sáng tạo" cùng tác giả để tạo ra những "dị bản" trong lòng người đọc. Và
từ Cái Đẹp của nghệ thuật mà họ nhận ra Cái Đẹp trong cuộc sống của con
người: đây chính là sự đánh giá Cái Đẹp đúng đắn nhất, và sự đánh giá này là
điều không thể thiếu trong năng lực thẩm mĩ của người học để họ chiếm lĩnh
được Cái Đẹp ấy. Như vậy,trong năng lực thẩm mĩ có cả yếu tốcảm xúc (rung
động thẩm mĩ) và yếu tố lí trí (nhận xét, đánh giá…); hai yếu tố này thường gắn
bó, hịa quyện với nhau trong q trình người học tiếp xúc với vẻ đẹp của văn
chương và tiếng Việt. Phát triển năng lực thẩm mĩ ở đây chính là bồi dưỡng cho
thế hệ trẻ về cả hai mặt cảm xúc và lí trí qua các khâu phát hiện Cái Đẹp, cảm
thụ Cái Đẹp, đánh giá Cái Đẹp,
7

skkn


Năng lực ngôn ngữcủa học sinh trung học gồm ba năng lực chủ yếu sau đây:
Năng lực làm chủ ngôn ngữ (tiếng Việt); Năng lực sử dụng ngôn ngữ (tiếng
Việt) để giao tiếp; Năng lực sử dụng ngôn ngữ (tiếng Việt) để tạo lập văn bản.
Năng lực làm chủ ngơn ngữ địi hỏi học sinh phải có một vốn từ ngữ nhất định,
hiểu và cảm nhận được sự giàu đẹp của tiếng Việt, nắm được các quy tắc về từ
ngữ, ngữ pháp, chính tả để sử dụng tốt tiếng Việt. Năng lực giao tiếp ngơn
ngữ địi hỏi học sinh phải biết sử dụng thuần thục tiếng mẹ đẻ (tiếng Việt) để
giao tiếp trong nhiều tình huống khác nhau với những đối tượng khác nhau trong
gia đình, nhà trường và xã hội. Năng lực sử dụng ngôn ngữ để tạo lập văn bản là
một năng lực đặc trưng rất quan trọng của năng lực ngôn ngữ học sinh trong nhà
trường. Bởi mục đích cuối cùng của nó là để tạo ra được những văn bản chuẩn
mực và đẹp. 

Năng lựcĐọc hiểulà hoạt động cơ bản của con người để chiếm lĩnh văn hóa.
Đọc hiểu là đọc kết hợp với sự hình thành năng lực giải thích, phân tích, khái
quát, biện luận, tư duy và biểu đạt. Mục đích đọc hiểu trong tác phẩm văn
chương là phải thấy được: Nội dung của văn bản; Ý nghĩa của văn bản do tác giả
tổ chức và xây dựng; Ý đồ, mục đích, tư tưởng của tác giả gửi gắm trong tác
phẩm; Giá trị đặc sắc của các yếu tố nghệ thuật; Ý nghĩa của từ ngữ được dùng
trong cấu trúc văn bản; Thể loại của văn bản, hình tượng nghệ thuật…Như vậy,
đọc hiểu là hoạt động đọc và giải mã các tầng ý nghĩa của văn bản thông qua
khả năng tiếp nhận của học sinh. Đọc hiểu là tiếp xúc với văn bản, hiểu được
nghĩa hiển ngôn, nghĩa hàm ẩn, các biện pháp nghệ thuật, thông hiểu các thơng
điệp tư tưởng, tình cảm của người viết và giá trị tự thân của hình tượng nghệ
thuật.
Với quan điểm phát huy vai trò chủ thể của học sinh, xuất phát từ đặc thù của
văn chương (nghệ thuật ngôn từ), mà vấn đề đọc hiểu văn bản ngày càng được
quan tâm. Đọc hiểu là quá trình thâm nhập vào văn bản với thái độ tích cực, chủ
động. Nếu học sinh khơng có trình độ, năng lực đọc để hiểu đúng, đánh giá đúng
văn bản thì khơng thể tiếp thu, bồi đắp được tri thức và cũng khơng có cơ sở để
sáng tạo. Vì thế việc hình thành, bồi dưỡng và phát triển năng lực đọc hiểu môn
Ngữ văn trong nhà trường là rất cần thiết.
Năng lực hợp tác:Mục tiêu cần hướng đến là hình thành cho học sinh khả năng
phối hợp, tương tác hỗ trợ nhau cùng thực hiện nhiệm vụ để cùng đạt mục tiêu
chung (ví dụ như thảo luận nhóm). Thảo luận nhóm là phương pháp có thể áp
dụng với nhiều bài học, điều quan trọng là phải chú ý đến đề tài cho học sinh
thảo luận phải là đề có tính phức hợp, có vấn đề, cần huy động sự suy nghĩ của
nhiều người.. Thông qua việc thảo luận nhóm có thể hình thành cho học sinh
khả năng thể hiện những suy nghĩ, cảm nhận của bản thân và điều chỉnh thái độ,
cách ứng xử.
Các năng lực thẩm mĩ, ngôn ngữ, đọc hiểu, hợp tác có mối quan hệ tương
hỗ, gắn bó nhằm giáo dục tri thức cho học sinh, đây cũng là những năng lực
8


skkn


giúp cho học sinh học tập một cách say mê, hứng thú, tìm tòi nghiên cứu khám
phá vẻ đẹp vốn có của văn chương.
Với những lí do trên có thể nhận thấy, nếu đổi mới phương pháp dạy học
theo hướng phát triển năng lực thẩm mĩ, năng lực ngôn ngữ, năng lực đọc hiểu,
năng lực hợp tác sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho người
học đồng thời mang lại hiệu quả to lớn trong quá trình giảng dạy của giáo viên.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến.
Có một thực trạng đáng buồn là trong cuộc sống hiện đại ngày nay, đứng trước
sự phát triển đến chóng mặt của khoa học kĩ thuật tiên tiến đã khiến cho một bộ
phận không nhỏ trong xã hội chúng ta nói chung và học sinh nói riêngdần có xu
hướng chọn khối thi và mơn thi đại học trước khi bước vào ngưỡng cửa cấp 3
THPT, thậm chí đa số các phụ huynh sẽ định hướng trước cho cọn mình nên lựa
chọn những mơn tự nhiên để học và thi đại học, đây cũng là một sự lựa chọn
đúng đắn để đảm bảo cho tương lại. Tuy nhiên cũng vì thế mà mơn Ngữ văn
trong các nhà trường THPT dần mất ưu thế, có khi bị xem nhẹ. Mặc dù vậy tại
Trường THPT Thạch Thành 4, môn Văn vẫn đang là sự lựa chọn của nhiều học
sinh u thích các mơn xã hội, nghĩa là trong định hướng cho tương lai, các em
vẫn chọn các môn xã hội để hướng đến sự thành công ở con đường phía trước.
Vậy làm thế nào để giữ vững niềm yêu thích, và khơi dậy ngọn lửa hứng thú say
mê của học sinh đối với mơn Ngữ văn? Có lẽ để trả lời cho câu hỏi này trước hết
người giáo viên cần phải đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực,
chủ động, sáng tạo của học sinh. Đồng thời cần phát triển các năng lực và phẩm
chất vốn có của người học để khơi gợi hứng thú say mê và nâng cao chất lượng
dạy và học.
Trong những năm gần đây đặc biệt là từ khi được tiếp thu nội dung đổi
mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực phẩm chất của

học sinh, trường THPT Thạch Thành 4 nói chung và giáo viên Ngữ văn nói
riêng ln chú trọng đến việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng
phát triển năng lực học sinh. Dù vậy, một thực tế cho thấy việc dạy học theo
định hướng phát triển năng lực vẫn chưa được tiến hành thường xuyên liên tục ở
các tiết dạy học của giáo viên. Có lẽ việc đổi mới phương pháp theo hướng phát
triển năng lực người học đang khiến giáo viên còn lúng túng trong khâu soạn
giáo án, chuẩn bị đồ dùng phương tiện dạy học và cả lượng kiến thức sâu rộng
để đảm bảo nội dung bài học theo định hướng mới...nên việc đổi mới các
phương pháp chỉ mới dừng lại ở những dự án thi giáo viên giỏi hoặc các tiết
thao giảng có sự chuẩn bị đầu tư kĩ càng. Việc tiếp thu kiến thức theo những
phương pháp mới của học sinh cũng vì thế mà mang tính thụ động, một chiều
9

skkn


chưa tạo được sự hứng thú say mê, sáng tạo và chủ động, trên thực tế học sinh
vẫn còn rất xa lạ với các phương pháp dạy học mới, vậy nên chưa thực sự phát
huy được năng lực bản thân qua các giờ học.
Văn học trung đại Việt Nam là sự hiện thân cho vẻ đẹp tâm hồn, trí tuệ
của con người Việt. Văn học trung đại chẳng những đem lại vốn tri thức hết sức
phong phú mà nền văn học trung đại còn giúp con người trở về với cội nguồn
của chủ nghĩa nhân đạo và chủ nghĩa yêu nước của dân tộc. Những thành tựu
rực rỡ của văn học trung đại khơng chỉ có chữ Hán mà song song đó cịn là sự
phát triển mạnh mẽ của văn học chữ Nôm với kiệt tác của Nguyễn Du, Nguyễn
Trãi, Bà Huyện Thanh Quan, Bà chúa thơ Nôm – Hồ Xuân Hương. Với văn học
viết bằng chữ Nôm, việc tiếp cận và tiếp thu kiến thức sẽ có những bước khó
khăn nhất định đối với học sinh.Bởi chữ Nơm phần lớn là thứ chữ vay mượn nên
sẽ gây khơng ít khó khăn trong việc tiếp cận tác phẩm văn học. Hơn nữa đời
sống được phản ánh trong văn học trung đại là bối cảnh xã hội từ các thế kỉ

trước nên xa lạ với học sinh, tư tưởng tình cảm, suy nghĩ của người xưa cũng
khác nhiều so với ngày nay dẫn đến làm cho các em khó cảm nhận về giá trị nội
dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của tác phẩm văn học. Văn học trung đại
vẫn là một mảng khó tiếp cận với số đơng người học, bởi rào cản về ngôn ngữ,
văn tự, khoảng cách về văn hoá giữa quá khứ và hiện tại cùng với những khó
khăn trong việc tìm kiếm tư liệu tham khảo.
Với cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn đã nêu ở trên, tôi mạnh dạn đưa ra một số
kinh nghiệm của bản thân trong việc giảng dạy bài thơ “Tự tình” của Hồ Xuân
Hương, nhằm mục đích vừa phát triển các năng lực cần thiết cho người học vừa
tạo hứng thú, tính tích cực, sáng tạo, chủ độngnắm bắt kiến thức, qua đó học
sinh hiểu hơn về cuộc đời số phận của những người phụ nữ trong xã hội phong
kiến nói chung và những tâm sự mà tác giả kí thác trong bài thơ nói riêng.
2.3 Giải pháp đã sử dụng.
2.3.1. Định hướng tiếp nhận kiến thức thông qua việc hướng dẫn học sinh
chuẩn bị bài ở nhà
Định hướng tiếp nhận kiến thức thông qua việc chuẩn bị bài của học sinh là
công việc bước đầu của tiếp nhận văn học. Giải pháp này nhằm mục đích khích
lệ học sinh làm quen với văn bản và lưu giữ lại cảm xúc ban đầu khi tiếp cận tác
phẩm. Vì vậy việc đọc hiểu kĩ tác phẩm và chuẩn bị bài ở nhà của học sinh là
một điều vô cùng quan trọng, đặc biệt là những tác phẩm khó như Văn học trung
đại.

10

skkn


Giáo viên sẽ cung cấp cho học sinh một vài tài liệu về cuộc đời và sự
nghiệp thơ văn của tác giả Hồ Xuân Hương để học sinh tìm hiểu trước, nhằm
chuẩn bị tốt kiến thức và kĩ năng để giải quyết được những vấn đề gặp phải

trong quá trình học tập.Yêu cầu học sinh tự tìm tòi, nghiên cứu tư liệu trên mạng
Internet để trang bị đầy đủ kiến thức cần có về những sáng tác đặc sắc của tác
giả Hồ Xuân Hương, việc xác định bối cảnh hoàn cảnh ra đời tác phẩm cũng hết
sức quan trọng để học sinh nhận thức rõ mạch cảm xúc chủ đạo xuyên suốt tác
phẩm.Để từ đó giúp học sinh có những lí giải chính xác và thấu đáo những vấn
đề khó được đặt ra trong quá trình đọc hiểu bài thơ “Tự tình”.

Tranh minh hoạ nữ sĩ Hồ Xuân Hương

11

skkn


Về phía giáo viên, tơi nghiên cứu để xây dựng các phiếu học tập cho học sinh.
Phiếu học tập sẽ hiển thị rõ ràng yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể của mỗi học sinh
trong việc tự học, tự chuẩn bị bài ở nhà theo từng nhóm. Thơng qua việc phân
chia học sinh thành các nhóm tự tìm hiểu chủ đề của mình, điều này sẽ phát huy
tính hiệu quả và chủ động trong việc chuẩn bị bài về nhà của học sinh, góp phần
rèn luyện sự tự chủ về mặ kiến thức. Mặt khác, học sinh cũng tránh được tình
trạng học sinh chép bài của nhau hoặc tránh được tình trạng bị “ngập” trong vô
số luồng ý kiến khác nhau. Việc phân nhóm cịn giúp học sinh hình thành những
kĩ năng cần có như: kĩ năng tìm kiếm tài liệu, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng
phản biện, kĩ năng trình bày ý kiến cá nhân… cụ thể như sau:
Nhóm
HS
Hoạt
động

Phiếu học tập Phiếu học Phiếu

học Phiếu
học Học
nhóm 1
tập nhóm 2 tập nhóm 3
tập nhóm 4
sinh
thực
hiện

Hoạt
động 1:
Khởi
động.

- Sưu tầm
những câu
chuyện, giai
thoại liên quan
đến cuộc đời,
Hướng
sự nghiệp sáng
dẫn tìm
tác của tác giả?
hiểu về
tác giả

Hoạt
động 2
Hình
thành

kiến
thức

- Nêu vài nét
về cuộc đời và
sự nghiệp sáng
tác của tác giả
Hồ Xuân
Hương

- Sưu tầm
tranh, ảnh về
nữ sĩ Hồ
Xuân Hương,
vẽ tranh về
nữ sĩ Hồ
Xuân Hương

- Vẽ tranh về
những hình
ảnh thiên
nhiên có trong
bài thơ.

- Sưu tầm
những câu
chuyện, giai
thoại về cuộc
đời tình duyên
đầy éo le,

ngang trái của
nữ sĩ Hồ
Xuân Hương.

-Sưu tầm
một bài thơ
của Hồ Xn
Hương có
chung nội
dung với bài
đang học.

-Tìm những
từ ngữ độc
đáo mà tác giả
sự dụng trong
bài thơ

- Tìm trong
những bài thơ
khác có cách
sử dụng từ
ngữ tương tự
như tác giả
(lấy cơ sở từ
bài tập nhóm
của nhóm 3)

Hai câu đề:
Hai câu

- Tìm những từ
thực:
ngữ chỉ khơng
gian, thời gian - Tại sao

Hai câu luận:
- Rêu và đá là
những sự vật

Hai câu kết
-Hãy giải
12

skkn


thích nghĩa
của các từ:
- Xác định các
“ngán; xuân
động từ mạnh
đi; xuân lại
trong 2 câu và
lại?
- Tác dụng của
nêu tác dụng?
biện pháp nghệ
- Nghệ thuật
- Tác giả đã
thuật “lấy động - Giải thích

tăng tiến ở
sử dụng các
tả tĩnh”
cụm từ “say
câu thơ cuối
biện pháp
lại tỉnh”?
có ý nghĩa
- Nhận xét
nghệ thuật
như thế nào?
cách dùng từ
- Chén rượu nào? Nhận xét
Tác giả muốn
và ngắt nhịp ở có làm vơi đi dụng ý của tác
tâm sự điều gì
câu thơ thứ 2? nỗi lịng của giả?
với người
nhà thơ
đọc?
- Tác dụng của
không?
biện pháp đảo
Nhận xét cụ
ngữ?
thể tâm trạng
-Tác dụng của của nhà thơ?
biện pháp nghệ
thuật đối lập:
hồng

nhan>non?

Hoạt
động 3
Luyện
tập

Hoạt
động 4

và tâm trạng
của nhân vật
trữ tình trong 2
câu đầu?

nhân vật trữ
tình lại tìm
đến rượu và
trăng để giải
sầu, quên đi
thực tại?

như thế nào?

- Trả lời câu
hỏi trắc
nghiệm về nội
dung bài học
(5 câu trắc

nghiệm)

- Trả lời câu
hỏi trắc
nghiệm về
nội dung bài
học (5 câu
trắc nghiệm)

- Trả lời câu
hỏi trắc
nghiệm về nội
dung bài học
(5 câu trắc
nghiệm)

- Tham gia trò
chơi “Ai hát
hay nhất”

- Tham gia
trò chơi “Ai
hát hay
nhất”

- Tham gia trò - Tham gia trò
chơi “Ai hát
chơi “Ai hát
hay nhất”
hay nhất”.


Tìm tòi
và mở - Từ nội dung

- Viết bài văn

- Trả lời câu
hỏi trắc
nghiệm về nội
dung bài học
(5 câu trắc
nghiệm)

- Viết một
13

skkn


rợng
(học
sinh
chọn
một
trong
các
hoạt
động)

bài thơ “Tự

tình”, hãy viết
một đoạn văn
(khoảng 200
chữ) trình bày
suy nghĩ về
ước mơ hạnh
phúc của người
phụ nữ Việt
Nam.

-Viết một
đoạn văn
cảm nhận về
2 câu thơ mà
em ấn tượng
nhất trong
bài thơ “Tự
tình”

cảm nhận về
thân phân của
người phụ nữ
trong xã hội
phong kiến.

đoạn văn cảm
nhận về 2 câu
thơ mà em ấn
tượng nhất
trong bài thơ

“Tự tình”

Phiếu học tập được in và phát cho học sinh trước một thời gian để các em tìm
hiểu, chuẩn bị bài theo mẫu sau.
Phiếu học tập nhóm………
Hoạt động

Câu hỏi

Phần trả lời

Người
thực hiện

Hoạt động 1
Hoạt động 2
Hoạt động 3
Hoạt động 4
Về phía học sinh, khi nhận tư liệu tham khảo và phiếu học tập, nhóm
trưởng mỗi nhóm sẽ cho các thành viên trong nhóm chọn và nhận nhiệm vụ học
tập của mình và cố gắng chuẩn bị chu đáo.
2.3.2Xây dựng hệ thống câu hỏi nhằm phát huy tính sáng tạo, phát
triển năng lực ngôn ngữ, thẩm mĩ và khả năng tự cảm thụ tác phẩm văn
học của học sinh
Trong quá trình xây dựng một giáo án giảng dạy trên lớp, việc đặt ra hệ
thống câu hỏi giữ một vai trò quan trọng trong việc tạo ra vấn đề cho học sinh
tìm cách giải quyết thông qua việc đọc hiểu văn bản, phát hiện những tín hiệu
nghệ thuật để từ đó có khả năng tác động tới tư duy thẩm mĩ của học sinh, đồng
thời tạo ra môi trường để học sinh phát triển năng lực ngôn ngữ, tạo cơ hội cho
học sinh giao tiếp, đưa ra những hiểu biết bằng ngôn từ diễn đạt của mình.

Căn cứ vào đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Các giải pháp dạy học đọc hiểu
bài thơ “Tự tình” của tác giả Hồ Xuân Hương nhằm phát triển năng lực
ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ, năng lực đọc hiểu và năng lực hợp tác cho học
14

skkn


sinh lớp 11B4 Trường THPT Thạch Thành 4”.Tôi đưa ra hệ thống câu hỏi như
sau:
*Câu hỏi tái hiện:là dạng câu hỏi thường được dùng ở phần đầu của mỗi bài
học nhằm giúp giáo viên kiểm tra kiến thức của học sinh, qua đó giáo viên lấy
hoạt động này làm cơ sở để xây dựng những phương pháp dạy học thích hợp.
Đối với bài thơ “Tự tình” tơi nghiên cứu và đưa ra những câu hỏi phù hợp với
năng lực của học sinh ban cơ bản, cụ thể những câu hỏi sau:
-Thơ ca trung đại thường sử dụng những hình ảnh nào mang tính ước lệ?
-Theo em, một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật được chia làm mấy phần?
hãy nêu cụ thể từng phần?
*Câu hỏi gợi mở: là dạng câu hỏi giúp học sinh từng bước có thể phát hiện,
phân tích và tìm ra vấn đề của văn học. Câu hỏi gợi mở sẽ hỗ trợ cho phương
pháp đọc sáng tạo giúp học sinh mở rộng, đào sâu hoạt động nhận thức, qua đó
học sinh có thể phân tích, nhận xét đánh giá những ngôn ngữ thẩm mĩ và những
tín hiệu nghệ thuật trong bài thơ “Tự tình”. Qua kinh nghiệm giảng dạy lâu năm,
tôi sẽ đưa ra một số câu hỏi như sau:
-Bài thơ: “Tự tình” được mở đầu bằng những hình ảnh nào?
-Thơng qua những hình ảnh tác giả sử dụng trong hai câu thơ đầu, e sẽ liên
tưởng tới khung cảnh như thế nào của người phụ nữ làm vợ lẽ?
-Tìm trong thơ ca trung đại hoặc thơ ca nói chung những hình ảnh thơ mang nét
nghĩa tương đồng với các hình ảnh trong hai câu thơ đầu: văng vẳng, trống
canh dồn, trơ, hồng nhan, nước non?

Mục đích của việc đưa ra những câu hỏi này giáo viên muốn gợi mở cho học
sinh tìm những hình ảnh thơ mà tác giả Hồ Xuân Hương sử dụng, sau đó tìm
những hình ảnh thơ tương tự trong những bài thơ của các tác giả khác, qua đó
thấy được cách sử dụng từ ngữ sắc sảo và độc đáo rất riêng của Hồ Xuân Hương
mà không phải tác giả nào cũng sáng tạo được
*Câu hỏi phát hiện:Là dạng câu hỏi tác động vào suy nghĩ, tư duy của học sinh,
buộc học sinh phải chủ động suy nghĩ, tìm hiểu và phải có sự hiểu biết sâu rộng.
Để có được điều này địi hỏi học sinh phải có năng lực tự học, tự nghiên cứu và
khả năng sáng tạo trong q trình phân tích, bình luận tác phẩm.
- Vì sao tác giả Hồ Xuân Hương lại viết “say lại tỉnh”?
- Cách tác giả sử dụng các động từ mạnh “xiên ngang; đâm toạc” nhằm nói
lên điều gì?
15

skkn


- Thơng qua bài thơ “Tự tinh” em có nhận xét gì về thân phận của người phụ
nữ trong xã hội phong kiến, đặc biệt là những người vợ làm lẽ?
- Ở thời đại ngày nay, người phụ nữ có cịn phải chịu khổ khơng?
Những câu hỏi được đặt ra buộc học sinh phải có sự liên kết kiến thức ở bài học
và cần trang bị thêm những hiểu biết của bản thân về văn hoá, xã hội, lịch sử
thời kì trung đại để có cái nhìn đúng đắn, thấu hiểu và đồng cảm với số phận của
người phụ nữ trong chế độ xã hội phong kiến nói riêng. Qua đó thêm yêu mến
và trân trọng vẻ đẹp cao quý của người phụ nữ Việt Nam nói chung. Q trình
xây dựng hế thống câu hỏi và sử dụng những câu hỏi đó trong q trình giảng
dạy bài thơ “Tự tình” góp phần làm tang tính tích cực, chủ động, phát triển
những năng lực vốn có của học sinh, rút ngắn khoảng cách xa lạ giữa người học
và bài học.
2.3.3.Hoạt động dạy học trên lớp – sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy

học
Giáo viên tổ chức tiết dạy bài thơ “Tự tình” của tác giả Hồ Xuân
Hươngtrên lớp, hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài học theo phiếu học tập đã tự
chuẩn bị trước ở nhà. Các nhóm sẽ thực hành nhiệm vụ đã được giao theo từng
hoạt động cụ thể của bài học. Dưới sự dẫn dắt, điều hướng của giáo viên, các
thành viên trong từng nhóm sẽ lần lượt, luân phiên thuyết trình về kết quả chuẩn
bị các câu hỏi tìm hiểu bài trong phiếu học tập được giao.
Ở hoạt động 1: Tìm hiểu về tác giả Hồ Xn Hương, giáo viên u cầu
đại diện 4 nhóm trình bày nhanh tại chỗ trong thời gian quy định, sau đó giáo
viên sẽ trình chiếu hình ảnh và video bài hát “Bánh trơi nước” để dẫn dắt vào
bài.
Nhóm 1: Sưu tầm những câu chuyện, giai thoại kể về cuộc đời, sự nghiệp sáng
tác của tác giả; Nhóm 2: Sưu tầm tranh, ảnh về nữ sĩ Hồ Xuân Hương, vẽ tranh
về nữ sĩ Hồ Xuân Hương hoặc lựa chọn vẽ những hình ảnh có trong bài thơ;
Nhóm 3:Vẽ tranh về những hình ảnh thiên nhiên có trong bài thơ;Nhóm 4:Sưu
tầm những câu chuyện, giai thoại về cuộc đời tình duyên đầy éo le, ngang trái
của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.
Ở hoạt động 2:Giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp cận phần Tiểu dẫn và
văn bản trong sách giáo khoa, giáo viên đóng vai trò là người dẫn dắt kiến thức,
khơi gợi, truyền đạt, giao nhiệm vụ và nhận xét đánh giá kết quả học tập của học
sinh. Học sinh sẽ chủ động tiếp cận, khám phá tác phẩm. Về phần hoạt động
nhóm: Đại diện các nhóm sẽ lên bảng trình bày các nợi dung kiến thức về bài
thơ “Tự tình” đã được phân công cụ thể trong phiếu hoc tập. Ngoài ra giáo viên
sẽ khuyến khích học sinh mỗi nhóm tổng hợp kết quả đã chuẩn bị ở nhà vào một
16

skkn


bảng phụ để bổ sung kiến thức khi cần. Hoạt động nhóm không chỉ là quá trình

thu thập kiến thức trước khi tìm tiến hành giờ học trên lớp mà qua hoạt động này
còn bồi dưỡng năng lực hợp tác của mỗi thành viên trong nhóm (cùng làm bài
tập, thảo luận, tìm ra kiến thức...) và năng lực giải quyết vấn đề trong quá trình
đi tìm kiến thức có liên quan đến bài học để trả lời những câu hỏi mà giáo viên
đưa ra. Sau đó giáo viên đặt thêm câu hỏi hoặc bổ sung về nội dung cho nhóm.
Ći cùng, giáo viên đánh giá kết quả phần học sinh hoạt động, chốt ý và ghi
bảng ngắn gọn.
Ở hoạt động 3: Luyện tập: Ở hoạt động này giáo viên sẽ tiến hành cho
học sinh trả lời câu hỏi trắc nghiệm. Đại diện mỗi nhóm sẽ đọc câu hỏi hỏi trắc
nghiệm và phần trả lời của nhóm mình theo nội dung tương ứng:
+Nhóm 1: Câu hỏi trắc nghiệm về nội dung bài học
+Nhóm 2: Câu hỏi trắc nghiệm về nội dung bài học
+Nhóm 3: Câu hỏi trắc nghiệm về nội dung bài học
+Nhóm 4: Câu hỏi trắc ngiệm về nội dung bài học
(Câu hỏi trắc nghiệm đính kèm ở phần phụ lục)
2.3.4. Tìm tòi và mở rộng.
Hoạt động 4: Tìm tòi và mở rộng được giáo viên triển khai cho học sinh
cuối tiết học. Giáo viên khuyến khích học sinh vận dụng,thực hành hoạt động tự
học ở nhà sau bài học phù hợp với sở trường năng lực cá nhân.
Thứ nhất, để tạo một khơng khí hào hứng trong, tránh việc tiếp thu kiến
thức một cách nhồi nhét và mệt mỏi giáo viên sẽ tổ chức cho học sinh chơi trò
chơi “Ai hát hay nhất”. Thể lệ rất đơn giản: Các nhóm sẽ cùng thảo luận để
thêm nhạc vào bài thơ “Tự tình” và cử đại diện nhóm đứng lên thể hiện bài hát
vừa phổ nhạc xong. Đội giành chiến thắng sẽ là đội đạt được tiêu chí: hát hay,
đúng lời, đúng nhạc…và đội thắng sẽ được giáo viên khen thưởng bằng những
điểm số xứng đáng.
Thứ hai, giáo viên giao bài tập về nhà sau tiết học để học sinh làm bài.
Mỗi nhóm sẽ có những phần bài tập cụ thể: Nhóm 1: Từ nội dung bài thơ “Tự
tình”, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ước mơ
hạnh phúc của người phụ nữ Việt Nam; Nhóm 2:Viết một đoạn văn cảm nhận

về 2 câu thơ mà em ấn tượng nhất trong bài thơ “ Tự tình”; Nhóm 3:Viết bài văn
cảm nhận về thân phân của người phụ nữ trong xã hội phong kiến; Nhóm 4:Viết
một đoạn văn cảm nhận về 2 câu thơ mà em ấn tượng nhất trong bài thơ “ Tự
tình”.
Thơng qua phần tìm tịi và mở rộng, giáo viên khơng chỉ sử dụng được linh hoạt
các phương pháp dạy học mà qua đó cịn giúp học sinh hứng thú, say mê, tích
cực trong giờ học. Phần bài tập về nhà sẽ là phần kiểm chứng khách quan nhất
về kiến thức mà học sinh thu nhận được trong bài học. Dù mỗi môn học có một
nhiệm vụ riêng nhưng đều dựa trên mục tiêu chung là phát triển con người toàn
diện. Quan điểm dạy học của giáo viên cần phải linh hoạt, tạo điều kiện để học
sinh tự tin phát huy thế mạnh của riêng mình. Trong giờ học và ở phần vận dụng
17

skkn


thực hành sau giờ học, tơi thường tìm cách nhận ra thế mạnh của mỗi em,
khuyến khích các em thể hiện và phát triển năng lực riêng của mình.
Phần thực nghiệm sư phạm
- Mục đích thực nghiệm sư phạm:
Thực nghiệm sư phạm nhằm khẳng định mục đích nghiên cứu của đề tài
là thiết thực,khả thi,đáp ứng được yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng học tập
môn Ngữ văn của học sinh trường THPT Thạch Thành 4; Xác định mức độ phù
hợp, hiệu quả và tính khả thi của việc hướng dẫn học sinh đọc hiểu bài thơ “Tự
tình” của tác giả Hồ Xuân Hương trong chương trình Ngữ văn 11 ở trường
THPT Thạch Thành 4; Khẳng định được tính khoa học và hiệu quả của đề tài về
phát triển năng lực tư duy, sáng tạo cho học sinh trường THPT Thạch Thành 4.
- Nội dung thực nghiệm:
+ Điều tra và phân tích kết quả điều tra về đặc điểm học sinh lớp 11 của trường
THPT Thạch Thành 4.

+ Thiết kế 1 giáo án có sử dụng các giải pháp khi giảng dạy bài thơ “Tự tình”
của tác giả Hồ Xuân Hương nhằm phát triển các năng lực cần thiết cho học sinh
trong chương trình Ngữ văn 11.
+ Xây dựng đề kiểm tra và đáp án cho lớp đối chứng và lớp thực nghiệm.
+ Đánh giá sự phù hợp về nội dung, mức độ của đề kiểm tra trong giảng dạy.
+ Đánh giá về hiệu quả của các giải pháp hướng dẫn học sinh đọc hiểu bài thơ
“Tự tình” của tác giả Hồ Xuân Hươngtrong chương trình Ngữ văn 11 theo
phương pháp dạy học tích cực.
- Giáo án thực nghiệm: (Đính kèm phần phụ lục)
- Tổ chức thực nghiệm:
+ Đối tượng và phạm vi thực nghiệm:
Tên trường
Tên lớp
THPT Thạch
Thành 4

11B4 (Lớp thực
nghiệm)
11B5 (Lớp đối chứng)

Sĩ số HS

Giáo viên thực hiện

49

Nguyễn Thị Hạnh

38


Nguyễn Thị Hạnh

+ Dạy thực nghiệm
Để phần dạy thực nghiệm được khách quan và hiệu quả, tôi mời các đồng
nghiệp trong tổ bộ môn tham gia dự giờ tiết học thực nghiệm để khảo sát, phân
tích và bổ sung vào giáo án thực nghiệm của tôi và rút ra kết luận.

18

skkn


Trong năm học 2021-2022, sau khi dạy thực nghiệm, chúng tơi đã thực
hiện một số hình thức kiểm tra, khảo sát dựa trên câu hỏi cuối bài đối với học
sinh 2 lớp khối 11 ở trường THPT Thạch Thành 4 và thu được kết quả như sau:
Lớp

Sĩ số

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Số
%
lượng


Số
%
lượng

Số
%
lượng

Số
%
lượng

10B4

49

24

49

17

35

8

16

0


0

10B5

38

6

15.8

14

36.8

13

34.2

5

13.2

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Dựa trên các kết quả thực nghiệm sư phạm và thông qua việc xử lý số liệu
thực nghiệm sư phạm thu được, chúng tôi nhận thấy chất lượng học tập của học
sinh ở lớp thực nghiệm (11B4) cao hơn hẳn ở lớp đối chứng (11B5), đặc biệt là
tỷ lệ bài khá giỏi tăng lên đáng kể. Vì trong quá trình học tập các em được chủ
động lĩnh hội kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên, việc tự mình tham

khảo, nghiên cứu tài liệu để hoàn thành các phiếu học tập đã giúp các em có
kiến thức cơ sở, kiến thức “nền” và có những tìm tịi, khám phá mới lạ, thú vị
nên các em tham gia và tiếp thu bài học một cách hứng khởi, chủ động, nắm
kiến thức tại lớp một cách sâu sắc và bền vững. Hoạt động nhóm giúp các em
phát triển năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề; Hoạt động thuyết trình
giúp các em rèn luyện năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ, khả năng giao tiếp.
Các em là những người học được làm chủ kiến thức trong tiết học, được tham
gia tranh biện trong các tình huống học tập cụ thể để phát triển tư duy phản biện,
khả năng làm chủ tình huống, xử lý tình huống. Điều này thực sự hữu ích cần
thiết và ý nghĩa.
Mặt khác việc giao nhiệm vụ vào phiếu học tập để các em chuẩn bị kiến
thức mới cho tiết học ở hoạt động luyện tập và hoạt động vận dụng thực hành đã
thực sự đem lại kết quả nằm ngồi sự dự đốn chủ quan của cá nhân tôi. Sản
phẩm học tập của học sinh được chuẩn bị rất phong phú đa dạng. Trong các hoạt
động, nhất là phần trả lời câu hỏi trắc nghiệmvà phần chơi trò chơi “Ai hát hay
nhất”đã tạo nên một không khí của giờ học vô cùng sôi nổi, hào hứng thi đua
giữa các nhóm. Đặc biệt phần bài tập về nhà các em đã có tinh thần tự đọc, tự
nghiên cứu tài liệu để có những bài viết vơ cùng giàu cảm xúc và sâu sắc khi
cảm nhận về các nội dung của bài học. Tiêu biểu như của em Đinh Thị Thanh
Xuânvới đề bàihãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về
ước mơ hạnh phúc của người phụ nữ Việt Nam; Hoặc bài viết của học sinh Bùi
Quỳnh NhưViết một đoạn văn cảm nhận về 2 câu thơ mà em ấn tượng nhất
trong bài thơ “ Tự tình”; Viết bài văn cảm nhận về thân phân của người phụ nữ
trong xã hội phong kiến của em Quách Thị Loan, em Bùi Thị Huần... Những
19

skkn


hoạt động ấy không những rèn luyện cho các em khả năng đọc, viết cảm nhận về

cái đẹp, khả năng tìm tịi nghiên cứu mà cịn khơi gợi tình u với văn họctrung
đại, bồi đắp những xúc cảm, những rung động thật sự chân thành thân phận của
người phụ nữ trong xã hội phong kiến, đồng thời khẳng định đề cao vẻ đẹp,
phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam(Bài viết của học sinh đính kèm trong
Phụ lục).Như vậy việc đổi mới phương pháp dạy học không chỉ giúp các em
củng cố bài học trên lớp mà còn rèn luyện, phát triển năng lực thẩm mĩ, khả
năng sáng tạo và phát huy được sở trường, năng khiếu của từng cá nhân người
học.
Với lớp đối chứng, số bài trung bình cịn nhiều, trong đó có cả bài yếu.
Học sinh chưa hiểu sâu săc bài học nên việc cảm nhận cái hay cái đẹp của ca
dao còn hạn chế, bởi vậy bài viết của nhiều học sinh vẫn còn sơ sài về mặt nội
dung.
Như vậy, phương án thực nghiệm không những giúp cho bài giảng của
giáo viên thêm sinh động, hấp dẫn, tránh đơn điệu khơ khan mà cịn giúp cho
học sinh hứng thú, chủ động, tích cực lĩnh hội tri thức. Qua đó phát triển năng
lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lục ngôn ngữ, bồi dưỡng
năng lực thẩm mĩ cho học sinh. Góp phần cải thiện, chuyển biến tích cực thái độ
và kết quả học tập của học sinh.
Đối với giáo viên, sau mỗi tiết dạy, tổ nhóm chun mơn sẽ thảo luận,
góp ý, bổ sung để hoàn thiện tiết dạy; Cả giáo viên giảng dạy lẫn giáo viên dự
giờ đều rút ra được những kinh nghiệm, những điểm mới, những ý tưởng cho
việc thực hiện hoạt đợng khi giảng dạy bài thơ “Tự tình” của tác giả Hồ Xuân
Hương. Đặc biệt tinh thần thái độ học tập cùng những sản phẩm học tập của học
sinh đã truyền cho thầy cô niềm hứng khởi và động lực cố gắng trong hoạt động
giảng dạy của mình.
Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến
+ Góp phần đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn ở bậc THPT.
+ Rèn luyện kỹ năng tư duy độc lập, tìm tịi sáng tạo của học sinh.
+ Bồi dưỡng và phát triển năng lực thẩm mĩ, năng lực đọc hiểu, năng lực ngôn
ngữ, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.

+ Nâng cao năng lực chun mơn nghiệp vụ của giáo viên.
+ Có thể áp dụng với nhiều tiết đọc - hiểu Ngữ văn khác; Áp dụng cho phân
môn Tiếng Việt, Tập làm văn trong cả 3 khối học và các môn học khác.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận.
Đối với các mơn học nói chung, đặc biệt là đối với môn Ngữ văn, giáo
viên chính là người truyền lửa để thổi lên niềm đam mê học tập ở các em. Bởi
vậy, suy tư trăn trở để tìm ra những phương án tiếp cận, giảng dạy hiệu quả luôn
là mục tiêu, trách nhiệm của mỗi giáo viên tâm huyết với nghề. Đối với mỗi đối
tượng, mỗi bài học cụ thể ln có những cách tiếp cận giảng dạy phù hợp khác
nhau. Đối với bài thơ “Tự tình”, mặc dù ngơn từ hình ảnh trong thơ gần gũi dễ
hiểunhưng để học sinh cảm nhận được tâm trạng của nhân vật trữ tình với thân
20

skkn



×