Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Skkn giải pháp chỉ đạo đội ngũ giáo viên xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch covid 19

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (948.27 KB, 20 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Kế hoạch giáo dục của nhà trường là kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo
dục của cơ sở giáo dục thực hiện chương trình giáo dục do Bộ trưởng Bộ giáo
dục và đào tạo ban hành. Hằng năm, trên cơ sở Kế hoạch thời gian năm học do
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định và hướng
dẫn nhiệm vụ giáo dục tiểu học của các cấp có thẩm quyền.
Xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường bảo đảm thực hiện Chương
trình giáo dục phổ thơng cấp tiểu học linh hoạt, chủ động, hiệu quả, phù hợp với
hoàn cảnh thực tế của từng địa phương, điều kiện thực hiện của mỗi nhà trường.
Phát huy tính chủ động, linh hoạt của nhà trường và năng lực tự chủ, sáng
tạo của tổ chuyên môn, giáo viên trong việc thực hiện chương trình giáo dục phổ
thơng cấp tiểu học; khai thác, sử dụng sách giáo khoa, các nguồn học liệu, thiết
bị dạy học hiệu quả, phù hợp thực tiễn; vận dụng linh hoạt các phương pháp,
hình thức tổ chức dạy học nhằm phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản trị hoạt động giáo dục của nhà trường;
đảm bảo tính dân chủ, cơng khai, thống nhất giữa các tổ chức trong nhà trường;
phối hợp giữa nhà trường, cha mẹ học sinh và các cơ quan, tổ chức có liên quan
tại địa phương trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường.
Trong tình hình hiện nay tổ chức Y tế thế giới, các nhà khoa học và các
quốc gia nhận định dịch COVID-19 chưa thể kiểm sốt được hồn tồn trước
năm 2023; có thể xuất hiện các chủng vi rút mới nguy hiểm hơn làm cho dịch
diễn biến phức tạp khó lường. Tuy nhiên, việc bao phủ vắc xin, có thuốc điều trị
giúp giảm số ca nặng, ca tử vong và giảm tỷ lệ mắc. Do vậy, đã có nhiều quốc
gia thay đổi chiến lược ứng phó dịch bệnh từ cố gắng dập tắt dứt điểm sang sống
chung an toàn với dịch bệnh.
Đối với Việt Nam, một số kinh nghiệm bước đầu đã được đúc kết từ thực
tiễn phòng, chống dịch; năng lực ứng phó của hệ thống y tế từng bước được
nâng lên; diện bao phủ vắc xin nhất là đối với nhóm người có nguy cơ cao, các
đơ thị lớn tăng nhanh giúp chúng ta chủ động hơn trong phịng, chống dịch.
Từ thực tiễn tình hình, ý kiến phân tích của các nhà khoa học, chuyên gia,


ý kiến của các địa phương và Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID19, Chính phủ xác định mục tiêu cơng tác phòng, chống dịch vẫn là nhiệm vụ
trọng tâm nhằm bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của nhân dân, khôi phục, phát
triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh, trật tự an toàn xã hội; chuyển hướng
chiến lược phịng, chống dịch sang “thích ứng an tồn, linh hoạt, kiểm soát hiệu
quả dịch COVID-19”.
Trước thực tế hơn hai năm học qua, nhiều nhà trường, ở những thời điểm
khác nhau học sinh không được đến trường học tập trực tiếp do dịch Covid-19.
Vậy mỗi nhà trường cần làm gì để thích ứng an tồn, linh hoạt, hiệu quả với
dịch Covid-19 đang là vấn đề được nhà trường, xã hội quan tâm, cộng đồng
mong muốn. Kế hoạch giáo dục nhà trường đã được đầu tư xây dựng và ban
hành trước ngày 31/8 hằng năm, cùng với điều kiện, phương tiện dạy học, học
tâp của cả giáo viên và học sinh chưa đầy đủ trong thực tế làm cho CBQL các
nhà trường gặp quá nhiều khó khăn, trăn trở.

skkn


2
Chình vì vậy, tơi đã lựa chọn: “Giải pháp chỉ đạo đội ngũ giáo viên xây
dựng và thực hiện Kế hoạch giáo dục nhà trường thích ứng an tồn, linh
hoạt, hiệu quả với dịch Covid-19” với hy vọng chỉ đạo việc xây dựng và thực
hiện kế hoạch giáo dục nhà trường sao cho phù hợp với tình hình diễn biến của
dịch Covid-19 vừa đảm bảo cho các nhà trường hoàn thành chương trình, kế
hoạch dạy học vừa đáp ứng yêu cầu cơng tác phịng chống dịch bệnh trong từng
giai đoạn cụ thể.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Giúp cho đội ngũ giáo viên xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục nhà
trường thích ứng an tồn, linh hoạt, kiểm sốt hiệu quả dịch Covid-19. Chuẩn bị
đầy đủ các điều kiện để chủ động thực hiện tốt kế hoạch giáo dục nhà trường.
Hồn thành tốt chương trình, kế hoạch dạy học một cách có chất lượng, tạo

niềm tin tưởng trong cha mẹ học sinh và cộng đồng, đảm bảo chất lượng giáo
dục, hạn chế tác động của dịch Covid-19 đến hoạt động nhà trường.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu kỹ đặc điểm tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội địa phương tác
động đến các hoạt động giáo dục của nhà trường trong năm học; thực trạng, tình
hình diễn biến dịch Covid-19 và điều kiện thực tế của HS, gia đình HS và những
yếu tố tác động từ đặc điểm địa phương đến việc tổ chức thực hiện chương trình
cấp tiểu học; điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục của nhà trường;
Nghiên cứu các giải pháp chỉ đạo đội ngũ giáo viên thực hiện và điều chỉnh
kế hoạch giáo dục nhà trường thích ứng an tồn, linh hoạt, hiệu quả với dịch
Covid-19 tại trường tiểu học Hưng Lộc I, huyện Hậu Lộc.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản chỉ đạo của các cấp, ngành.
Phương pháp điều tra thực trạng, thống kê xử lý thông tin, phương pháp
phân tích, tổng hợp, tổng kết kinh nghiệm.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN

2.1.1. Một số căn cứ để xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường
Căn cứ Chương trình Giáo dục phổ thơng ban hành theo Thông tư
32/2018/TT- BGD&ĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và đào tạo; Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD ĐT ngày 5 tháng 5 năm 2006 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo về việc ban hành Chương trình giáo dục phổ
thơng cấp Tiểu học;
Cơng văn số 2345/BGD ĐT-GDTH ngày 07 tháng 6 năm 2021 của Bộ
trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục
của nhà trường cấp Tiểu học; Công văn số 1859/SGD ĐT-GDTH ngày 8/7/2021
của Giám đốc Sở GD&ĐT Thanh Hóa về việc hướng dẫn xây dựng Kế hoạch
giáo dục của nhà trường cấp tiểu học; Cơng văn số100/PGD ĐT ngày 20/7/2021
của Trưởng phịng GD&ĐT Hậu Lộc về việc hướng dẫn xây dựng Kế hoạch

giáo dục của nhà trường cấp tiểu học;
Quyết định số 3045/QĐ-UBND ngày 11/8/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh
Thanh Hóa về việc ban hành Kế hoạch thời gian năm học 2021-2022 của giáo

skkn


3
dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên;
Công văn số 14898/UBND-VX ngày 24/9/2021 của UBND tỉnh Thanh
Hóa về việc điều chỉnh một số biện pháp phịng, chống dịch Covid-19 trong tình
hình mới; Cơng văn số 2507/SGDĐT-GDTH ngày 14/9/2021 của Sở Giáo dục
và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện Chương trình giáo dục phổ thơng cấp
tiểu học năm học 2021-2022 ứng phó với dịch Covid-19; Kế hoạch số
2627/KHSGDĐT ngày 22/9/2021 của Sở GDĐT về việc tổ chức dạy học ứng
phó diễn biến dịch Covid-19;
Căn cứ vào tình hình thực tế và chiến lược phát triển của trường Tiểu học
Hưng Lộc I.
2.1.2. Quan điểm thực hiện “Thích ứng an tồn, linh hoạt, kiểm sốt
hiệu quả dịch COVID-19”
Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ
Nghị quyết ban hành quy định tạm thời “Thích ứng an tồn, linh hoạt, kiểm sốt
hiệu quả dịch Covid-19” đã nêu: Trong phòng, chống dịch phải lấy phòng dịch
là cơ bản, lâu dài; y tế là lực lượng nòng cốt cùng với các lực lượng quân đội,
công an,... nhưng phải huy động sự tham gia của tất cả các lực lượng, các tầng
lớp trong xã hội. Phát huy vai trò của người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là
chủ thể trong phòng, chống dịch, trong sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt an tồn.
Các giải pháp thích ứng an tồn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch
COVID-19 phải được thực hiện dứt khốt, kịp thời, quyết liệt; đảm bảo hài hịa
giữa các giải pháp chuyên môn y tế với các giải pháp hành chính, kinh tế - xã

hội. Các giải pháp y tế phải đồng bộ giữa cách ly với xét nghiệm, điều trị, vắc
xin, theo phương châm “cách ly, xét nghiệm là then chốt, vắc xin, thuốc điều trị
là điều kiện tiên quyết”.
2.2. THỰC TRẠNG

2.2.1. Đặc điểm tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội địa phương
Hưng Lộc thuộc xã bãi ngang ven biển, có đường bờ biển dài 630m với
tổng diện tích tồn xã 532 ha, khoảng 13.334 nhân khẩu. Là một xã đông dân,
nhân dân trong xã chủ yếu sống bằng nghề nông, một bộ phận nhân dân tham
gia đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản. Hưng Lộc đã được công nhận xã đạt
chuẩn nông thôn mới năm 2018; xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm
2020.
Tình hình diễn biến phức tạp dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa,
huyện Hậu Lộc và đặc biệt khu vực vùng biển của huyện trong dịp trước và sau
tết Nguyên Đán Nhâm Dần 2022 diễn ra phức tạp nên UBND huyện đã có
Quyết định số 2958/QĐ-UBND Hậu Lộc, ngày tháng 12 năm 2021 v/v Thực
hiện phong tỏa, cách ly tạm thời và áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch
theo Cấp độ 4 quy định tại Nghị quyết số 128/NQ-CP đối với xã Hưng Lộc,
Minh Lộc, Ngư Lộc, Hải Lộc huyện Hậu Lộc;
Một số gia đình học sinh điều kiện kinh tế khó khăn nên chưa có phương
tiện để hỗ trợ học sinh học tập trực tuyến; Một số gia đình học sinh do bố mẹ đi
làm ăn xa, các em ở nhà với ông bà hoặc anh chị nên chưa có điều kiện giám sát,
hỗ trợ học sinh học tập ở nhà hoặc học tập trực tuyến.
2.2.2 Đặc điểm tình hình nhà trường năm học 2021- 2022

skkn


4
*. Đặc điểm học sinh của trường

Tổng tồn trường có 20 lớp; số học sinh: 604 em; Trong đó: Học sinh
thuộc hộ nghèo: 41 em; Hộ cận nghèo: 39 em; Hộ khó khăn: 31 em. Học sinh
khuyết tật học hịa nhập: 6 em
*. Tình hình đội ngũ giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lí:
Tổng số CBGV: 28 người (27 nữ); Trong đó: CBQL: 2 người (nữ 2);
Giáo viên: 23 người; Trong đó: GVVH: 18 người; GV Tiếng Anh: 2 người; GV
Thể dục: 1 người; GV Mỹ thuật: 1 người; GV Âm nhạc: 1 người).
Số giáo viên có đủ điều kiện và khả năng dạy học trực tuyến: 21/23
người
*. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học.
Phòng học: 22 phòng cao tầng; Phòng chức năng: 2 phòng; Khu hiệu bộ:
01 khu (VP; Phòng HT, phòng PHT; Phòng y tế; nhà thường trực). Đồ dùng
thiết bị trên mỗi phòng học: Đủ 22/22 phòng học (bàn ghế HS; GV, tủ, bảng
lớp; điện, quạt...); Máy tính: 20 (4 máy xách tay; 16 máy tính bàn). Máy in: 3;
Máy chiếu: 6; Ti vi: 15 cái 55 inch.
*. Kết quả điều tra, khảo sát điều kiện, phương tiện của học sinh khi tham
gia học trực tuyến:
Sĩ số học Số HS có phương
sinh
tiện học trực tuyến TT

TT

Lớp

1

1A

32


19

9

3A

42

30

2

1B

34

30

10

3B

39

20

3

1C


32

25

11

3C

39

38

4

1D

32

20

12

4A

43

35

5


2A

37

30

13

4B

42

42

6

2B

37

20

14

4C

44

36


7

2C

38

15

15

5A

38

34

8

2D

37

13

16

5B

38


32

604

439

Tồn trường

Lớp

Số HS có phương
Sĩ số học tiện học trực
sinh
tuyến

* Trong điệu kiện thực trạng cụ thể của địa phương và nhà trường ta thấy: Các
điều kiện, phương tiện của nhà trường tương đối đầy đủ, khả năng của đội ngũ
giáo viên có thể đảm bảo việc dạy học trực tuyến có hiệu quả nếu tình hình diễn
biến dịch bệnh phức tạp; Nhà trường vẫn có thể duy trì việc học tập của học sinh
bằng hình thức dạy học trực tuyến hoặc trực tiếp kết hợp ví trực tuyến. Tuy
nhiên số học sinh chưa có phương tiện tham gia học tập trực tuyến chưa đầy đủ
nên việc thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học gặp nhiều khó khăn.
2.3. CÁC GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG THÍCH ỨNG, LINH HOẠT, KIỂM SOÁT
HIỆU QUẢ DỊCH COVID-19

Giải pháp 1. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường:
Trên cơ sở kế hoạch thời gian năm học do UBND tỉnh, thành phố trực


skkn


5
thuộc trung ương quyết định và ban hành; căn cứ vào điều kiện thực tế thời gian
trong năm học (các ngày nghỉ lễ theo quy định trùng vào các ngày học, các ngày
nghỉ khác vì lý do bất khả kháng nếu có...), tổ chức họp các thành phần liên
quan thảo luận xây dựng và ban hành kế hoạch thời gian tổ chức thực hiện các
môn học và hoạt động giáo dục được quy định trong chương trình giáo dục phổ
thơng cấp tiểu học.
Tổ chức họp Hội đồng trường đánh giá những thuận lợi, khó khăn và
những yếu tố đặc điểm của địa phương tác động đến việc thực hiện chương trình
giáo dục cấp tiểu học tại nhà trường; điều kiện đảm bảo thực hiện chương trình
của nhà trường; xác định các nội dung giáo dục, hình thức tổ chức phù hợp với
môn học, hoạt động giáo dục để liên hệ với tổ chức, đơn vị, cá nhân, gia đình
học sinh cùng phối hợp tổ chức các hoạt động giáo dục và tạo môi trường cho
học sinh được trải nghiệm, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn; xây dựng
phân phối thời lượng các môn học và hoạt động giáo dục và các hoạt động giáo
dục tập thể và theo nhu cầu người học.
Tổ chức sinh hoạt chuyên môn nghiên cứu chương trình giáo dục phổ
thơng cấp tiểu học (chương trình tổng thể và chương trình mơn học); nội dung
giáo dục địa phương cấp tiểu học; hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học cấp
tiểu học; các chỉ đạo của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục trong năm học
và kế hoạch thời gian thực hiện chương trình của nhà trường đã ban hành; giao
nhiệm vụ giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục
trong năm học.
Tổng hợp kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục từ các tổ bộ
môn (theo khối lớp); xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường, tổ chức lấy ý
kiến các thành phần liên quan, hoàn thiện văn bản báo cáo Hội đồng trường theo
quy định; ký ban hành kế hoạch giáo dục của nhà trường trước ngày 31 tháng 8

hàng năm để tổ chuyên môn, GV và các tổ chức, cá nhân có liên quan làm căn
cứ tổ chức thực hiện.
Báo cáo các cấp có thẩm quyền theo quy định, tổ chức tuyên truyền rộng
rãi, hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên thực hiện các hoạt động giáo
dục theo kế hoạch; giám sát, kiểm tra, đánh giá và bổ sung điều chỉnh kế hoạch
giáo dục của nhà trường trong quá trình thực hiện.
Giải pháp 2. Chỉ đạo xây dựng nội dung, tư liệu phục vụ cho việc điều
chỉnh kế hoạch giáo dục nhà trường thích ứng, linh hoạt với tình hình diễn
biến dịch Covid-19
Ngay từ những thời gian đầu khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ảnh
hưởng việc đến trường của học sinh, bản thân tôi đã chủ động tổ chức cho các
tổ chuyên môn xây dựng học liệu dạy học trực tuyến, xây dựng bài giảng elearning, ngân hàng câu hỏi trực tuyến, tư liệu 3D, thí nghiệm ảo, phần mềm mơ
phỏng, sách điện tử tương tác,… đóng góp vào kho bài giảng e-Learning, ngân
hàng câu hỏi trắc nghiệm trực tuyến, kho học liệu số góp chung vào kho dữ liệu
dùng toàn ngành phục vụ đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, đảm bảo duy
trì hoạt động dạy học ở các nhà trường trong điều kiện dịch Covid-19 diễn ra
phức tạp, góp phần hồn thành chương trình, kế hoạch năm học 2021 - 2022 và
các năm tiếp theo, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục.

skkn


6
1) Nội dung xây dựng các video bài giảng trực tuyến
Tổ chức xây dựng các video bài giảng trực tuyến, nội dung cốt lõi của bài
học/chủ đề các môn học lớp 1, lớp 2 (trừ mơn Tốn, mơn Tiếng Việt và mơn
Tiếng Anh đã được Bộ GDĐT chủ trì xây dựng) theo Chương trình giáo dục phổ
thơng ban hành kèm theo Thơng tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018
(Chương trình GDPT 2018); Xây dựng bài giảng video bài giảng trực tuyến, nội
dung cốt lõi của bài học/chủ đề các môn học lớp 3, lớp 4 và lớp 5 theo Chương

trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học ban hành theo Quyết định số 16/QĐBGDĐT ngày 05/5/2006 (Chương trình GDPT 2006), theo sự chỉ đạo của Phịng
GD&ĐT.
Tổ chun mơn có trách nhiệm xây dựng nội dung bài dạy đã được phân
công, lựa chọn giáo viên thể hiện, chỉnh sửa hoàn chỉnh dưới sự hướng dẫn, điều
hành, chỉ đạo trực tiếp của lãnh phó hiệu trưởng nhà trường sau đó gửi trực tiếp
lại file bài dạy cho hiệu trưởng thẩm định, góp ý và hồn chỉnh rồi gửi nộp về
phịng GDĐT theo đúng lịch quy định.
2) Sản phẩm
Mỗi video bài giảng được xây dựng trong khoảng 15-25 phút trình bày
nội dung cốt lõi của bài học/chủ đề ứng với mỗi tiết học thực tế trên lớp, đảm
bảo tính sư phạm, cơ bản, khoa học, thiết thực.
Biên bản thẩm định đối với từng bản mẫu video bài giảng; bản mẫu
video bài giảng có ý kiến góp ý, đánh giá của tổ CM và Hội đồng nhà trường.
Giải pháp 3. Tập huấn đội ngũ giáo viên cài đặt và sử dụng một số
phần mềm phục vụ dạy học trực tuyến
3.1. Hình thức tổ chức tập huấn:
Tổ chức tập huấn chung toàn trường: Nhà trường lựa chọn cán bộ kỹ
thuật, giáo viên có năng lực, có hiểu biết về các phần mềm máy tính, phần mềm
dạy học, thành thạo trong q trình sử dụng cơng nghệ thơng tin để làm báo cáo
viên hướng dẫn những vấn đề cơ bản, chung nhất để sử dụng các phần mềm hỗ
trợ cho giáo viên soạn giảng, thiết kế bài dạy, thiết kế các hoạt động tương tác
giữa giáo viên và học sinh....dựa trên nền tảng hiểu biết và kỹ năng về công
nghệ thông tin mà đội ngũ giáo viên đã được tập huấn và đã sử dụng trong
những năm vừa qua đồng thời mở rộng các nội dung liên quan đến dạy học trực
tuyến trong năm học 2021-2022.
Tổ chức tập huấn theo từng tổ chuyên môn: Trên cơ sở nội dung cơ bản
đã được hướng dẫn chung toàn trường, các tổ chun mơn được bố trí ln
phiên trong thời gian trước khi vào năm học mới (tháng 8/2021) để cán bộ kỹ
thuật và giáo viên thông thạo tin học tập huấn, hướng dãn cụ thể vào các bài
học, các hoạt động cụ thể cho từng tổ chun mơn. Sau đó giáo viên tự mình

xây dựng các bài dạy, các hoạt động theo từng tiết học, bài học cụ thể trình
chiếu trước tổ chun mơn để đồng nghiệp trao đổi, góp ý, bổ sung, điều chỉnh.
Tổ chức tập huấn theo môn học: Căn cứ vào đặc trưng riêng của từng môn
học, CBQL nhà trường thống nhất với giáo viên bộ môn và tổ trưởng chuyên
môn cùng với cán bộ kỹ thuật và giáo viên thông thạo tin học để hướng dẫn các
nội dung liên quan đến môn học một cách hợp lý trong tháng 9/2021.
Trong quá trình tập huấn, bồi dưỡng tôi luôn chú sâu sát cùng đội ngũ

skkn


7
giáo viên nghiên cứu nội dung từng bài dạy, các tính năng của cơng cụ hỗ trợ
dạy học trực tuyến, xác định rõ mục đích sử dụng phần mềm và nhu cầu cụ thể
về tính năng của phần mềm để tìm kiếm và cài đặt phần mềm phù hợp. Ví dụ
khi biên tập học liệu số dạng video bằng cách ghép ảnh, thêm chú thích, nhạc
nền đơn giản, GV cần sử dụng phần mềm Video Editor đã được tích hợp sẵn
trong Windows thay vì cài đặt phần mềm biên tập video chuyên nghiệp như
Proshow Producer. Xác định các yêu cầu kĩ thuật để tải và khai thác phần mềm:
Mỗi phần mềm đều có các u cầu riêng về cấu hình máy tính, dung lượng ổ
cứng, hệ điều hành tương thích và các phần mềm đi kèm cũng như những ràng
buộc pháp lí về bản quyền,…
3.2. Định hướng sử dụng một số công cụ khi thực hiện dạy học trực tuyến:
3.2.1. Phần mềm Zoom:
*. Hướng dẫn tạo, chia sẻ phòng học Zoom đến các thành viên khác
Bước 1: Mở ứng dụng Zoom trên điện thoại, máy tính. Tại đây, bạn sẽ thấy 4
phần chức năng chính để tạo phịng học, tham gia phịng học đó là:
- New Meeting: Tạo phịng họp, phòng học mới.
- Join: Truy cập vào phòng học, phòng họp khác.
- Schedule: Lên lịch, quản lý thời gian các buổi học.

- Share Screen : Chia sẻ màn hình máy tính của mình cho người khác.
Để tạo phịng học trực tuyến trên Zoom, giáo viên/chủ phòng nhấn vào New
Meeting.
Bước 2: Tiếp theo, để mời học sinh, sinh viên tham gia phịng học, bạn nhấn
vào Participants. Sau đó 1 cửa sổ sẽ hiện ra, bạn chọn Invite ở góc bên dưới.
Bước 3: Nhấn vào Copy Invite Link để gửi link phòng học hoặc chọn Copy
Invitation để gửi tồn bộ thơng tin bao gồm link phòng, mã ID phòng, password
cho những người bạn muốn mời học tham gia.
*. Hướng dẫn chia sẻ màn hình trong Zoom
Tại giao diện chính của phịng học, nhấn vào nút Share Screen ở thanh điều
khiển ở bên dưới màn hình.
- Chọn Share Computer Sound nếu muốn chia sẻ mọi âm thanh phát ra từ
máy tính.
- Chọn Optimize screen sharing for video clip nếu muốn chia sẻ một video
clip ở chế độ tồn màn hình.
- Nhấn nút Share phía dưới để bắt đầu chia sẻ màn hình.
*. Hướng dẫn tham gia phòng học Zoom
Lưu ý: Các bướ tham gia phịng học trên phiên bản máy tính và điện thoại đều
giống nhau do Zoom có giao diện trên điện thoại và máy tính đồng nhất với
nhau. Tất nhiên, giao diện trên máy tính sẽ dễ thấy được nhiều chức năng hơn so
với điện thoại.
- Nếu bạn khơng có tài khoản Zoom, chọn Join a Meeting nhập Meeting ID >
Đặt tên cho bạn rồi nhấn Join.
- Nếu bạn đã đăng nhập tài khoản Zoom,chọn mục Join ở thanh menu phía trên
> Nhấn nút Join để tham gia.
- Bạn nhập password của phịng muốn tham gia.
- Để thốt phịng học, bạn chọn mục Leave ở góc phía trên bên phải.

skkn



8
3.2.2. Bộ công cụ Google meet
*. Hướng dẫn cách tạo một buổi học, họp Online với Google Meet
Bước 1: Các bạn đăng nhập vào Gmail cá nhân -> tại giao diện gmail nhấp chọn
mục Google apps ở góc trên bên phải -> nhấp chọn Meet
Bước 2: Nhấp chọn Start a meeting
Bước 3: Nhấp chọn Join now
Bước 4: Thêm học sinh, sinh viên vào Lớp học Online
Khi giáo viên tạo và gửi lịch học trực tuyến thì học sinh, sinh viên của lớp đã
được thêm vào Lớp học Online rồi.
Nếu giáo viên chưa tạo và gửi lịch học trực tuyến thì sẽ thêm học sinh, sinh viên
vào Lớp học Online theo hai cách sau:
- Copy link “ trong giao diện hộp thoại
Add others để gửi link cho người dùng máy tính hoặc mã lớp “pgk-jnvp-jva”
cho người dùng điện thoại.
- Thêm trực tiếp địa chỉ email hoặc tên của học sinh, sinh viên.
Chú ý: Các bạn có thể truy cập vào mục quản lý danh sách học sinh, sinh viên
tham gia Lớp học Online để tắt micro của học sinh, sinh viên, tránh làm ồn lớp
học hoặc loại những học viên không tuân thủ đúng quy định của lớp ra khỏi lớp
học.
Bước 5: Bắt đầu buổi học, họp OnlineNhấp chọn Present now -> chọn Your
entire screen (trình chiếu tồn bộ màn hình) hoặc A window (trình chiếu một
phần màn hình) -> chọn Share để chia sẻ màn hình giảng dạy tới các học sinh,
sinh viên
Bước 6: Kết thúc buổi học, họp Online
*. Hướng dẫn tham gia vào buổi học, họp Online trên Google Meet
Để tham gia vào buổi học, họp Online trên Google Meet, học sinh, sinh viên có
thể sử dụng các cách sau đây (tùy thuộc vào cách thức tổ chức học Online của
giáo viên):

- Thông qua đường link (lời mời) được gửi trực tiếp vào email của học sinh,
sinh viên.
- Các bạn học sinh đăng nhập vào địa chỉ gmail của mình -> nhấp chọn thư mời
tham gia Lớp học Online của giáo viên -> nhấp chọn Tham gia cuộc họp (lớp
học)
- Thông qua lịch đã được lập trên Google Calendar
- Giáo viên sẽ tiến hành lên lịch trước cho Lớp học Online và thông báo lịch
cho học sinh, sinh viên (thông qua thư mời trên email hoặc Google Calendar).
- Để tham gia buổi học, tại trang giao diện chính của Lớp học Online, các bạn
nhấp chọn tab Bài tập trên lớp (Classwork) -> chọn Lịch google -> chọn buổi
học trực tuyến đã được giáo viên lên lịch -> chọn Tham gia bằng Google Meet
3.3. Hướng dẫn sử dụng công cụ công cụ Azota để tăng khả năng tương tác
giữa giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học trực tuyến
3.3.1. Hướng dẫn giao bài về nhà cho học sinh
Bước 1: Đăng nhập vào app Azota, chọn mục Học sinh.
Bước 2: Nhấn vào mục Thêm lớp.
Bước 3: Nhập tên lớp rồi nhấn nút Thêm lớp.

skkn


9
Bước 4: Chọn Thêm học sinh.
Bước 5: Chọn Nhập từ file Excel > Kéo thả file Excel hoặc click để chọn
file tải lên.
Bước 6: Nhấn Xác nhận.
Bước 7: Chọn Bài tập.
Bước 8: Chọn Trường học nơi thầy cô đang giảng dạy và nhấn Lưu.
Bước 9: Nhấn Tạo bài tập.
Bước 10: Nhập tên bài tập, hạn nộp > Click vào mục Thêm file bài tập.

Bước 11: Chọn file đề bài tập và nhấn Open.
Bước 12: Tick chọn lớp muốn giao bài và nhấn Lưu.
3.3.2. Hướng dẫn chấm bài trực tuyến cho học sinh
Bước 1: Vào phần Bài tập trong ứng dụng Azota.

Chọn Bài tập
Bước 2: Click chọn danh sách học sinh đã nộp bài.

Click chọn danh sách học sinh đã nộp bài
Bước 3: Nhấn vào nút Chấm bài bên cạnh tên học sinh để chấm điểm bài tập
cho từng học sinh.

Nhấn vào nút Chấm bài

skkn


10
Bước 4: Tại đây, thầy cô sẽ xem được bài làm học sinh và có thể chấm
điểm chi tiết cho học sinh:
- Để chấm câu đúng, Click 1 chạm vào phần bài làm
- Để chấm sai, Click 2 chạm vào phần sai
- Để chỉnh sửa, Click chộn 2 lần vào đáp án cần sửa

Xem bài làm và chấm điểm chi tiết cho học sinh
Bước 5: Sau khi chấm xong, hệ thống sẽ tự tính điểm cho thầy cơ dựa trên số
câu đúng, sai. Thầy cơ có thể làm trịn điểm số và nhập lời phê bên dưới.

Làm tròn điểm số và nhập lời phê
Bước 6: Tiếp theo, thầy cô hãy nhấn Lưu dữ liệu.


Nhấn Lưu dữ liệu
Bước 7: Cuối cùng, hãy nhấn OK để hoàn tất việc chấm bài tập cho học sinh
trên Azota.

Nhấn OK
3.3.3. Cách nộp bài tập qua Azota đơn giản
Bước 1: Nhấn vào link bài tập mà thầy cô giao để mở bài tập trên app Azota.

skkn


11

Bước 2: Tiếp theo, nhấn vào mục Đề kiểm tra để xem bài kiểm tra được giao.

Nhấn vào mục Đề kiểm tra
Bước 3: Sau khi làm bài trên giấy, học sinh chọn mục Chụp ảnh để chụp hình
bài làm hoặc nhấn Chọn file để tải file (ảnh, video, audio hoặc pdf) bài làm lên.

skkn


12
Bước 4: Nhấn nút tròn màu trắng để chụp ảnh > Chọn OK để gửi bài lên.

Nhấn nút tròn màu trắng để chụp ảnh và chọn OK
Bước 5: Sau khi gửi file bài làm xong, hãy nhấn nút Nộp bài bên dưới để hoàn
tất.


Nhấn nút Nộp bài
Bước 6: Sau khi nộp bài tập, bạn có thể xem kết quả bằng cách vào lại link bài
tập và chọn Xem chi tiết kết quả. Ngay lập tức, bạn sẽ thấy điểm và nhận
xét của thầy cô về bài làm của bạn hiện ra như hình bên dưới.

skkn


13

Chọn Xem chi tiết kết quả để xem điểm và nhận xét của thầy cô
3.3.4. Cách tạo bài kiểm tra trắc nghiệm trên phần mềm Azota
- Truy cập trang web azota.vn, đăng nhập bằng tài khoản giáo viên > Chọn mục Đề
thi trắc nghiệm. Bấm chọn Tạo đề. Chọn Tải lên đề thi .
- Tại cột Đề thi/Tệp tin đáp án, kéo thả file vào hoặc click để upload file tương
ứng lên. Chọn file đề thi và bấm Open.
- Đợi phần mềm tải file đề thi và đáp án xuống hoàn tất, bấm Xem giải thích chi
tiết.
- Kéo thanh câu hỏi lên xuống để điều chỉnh khoảng cách giữa các câu hỏi.
- Tạo tiêu đề cho đề thi và nhấn Lưu. Nhấn nút Xuất bản đề thi.
- Điền các quy định của đề thi và nhấn Xuất bản là tạo bài kiểm tra trên
Azota thành công. Nhấn Copy đường link bài thi để gửi cho học sinh.
Giải pháp 4. Xác định các hình thức dạy học phù hợp diễn biến tình
hình dịch Covid-19 ở địa phương và vận dụng trong quá trình tổ chức dạy
học
Với trách nhiệm của hiệu trưởng, bản thân tôi đã chủ động xây dựng các
phương án, kịch bản tổ chức hoạt động giáo dục phù hợp với tình hình dịch,
bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trên địa bàn, linh hoạt triển khai, thực hiện.
Tranh thủ, tận dụng tối đa khoảng thời gian vàng học sinh có thể đến trường để
tổ chức dạy học trực tiếp. Chủ động, linh hoạt tổ chức dạy học ứng phó diễn

biến dịch Covid-19 theo các phương án phù hợp với nhà trường.
Trong điều kiện dịch Covid-19 được kiểm soát, nhà trường tổ chức dạy
học trực tiếp: Giáo viên và học sinh khai thác, sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị và
cơng nghệ trong và ngồi nhà trường một cách linh hoạt, hợp lý, ứng dụng công
nghệ thông tin để đổi mới PPDH, tạo hứng thú, nâng cao chất lượng giờ dạy;
Giáo viên khai thác học liệu điện tử giúp HS dễ khám phá, thu hút sự chú ý, kích

skkn


14
thích sự hứng thú trong các hoạt động qua đó hình thành, phát triển năng lực,
phẩm chất cho HS.
Khi dịch bệnh diễn biến phức tạp mà nhà trường phải kết hợp cả dạy học
trực tiếp và dạy học trực tuyến: Giáo viên và học sinh khai thác, sử dụng cả cơ
vật chất, TB&CN trong và ngoài nhà trường kết hợp với các phần mềm dạy học
trực tuyến để vừa đảm bảo nội dung, chương trình mơn học, HĐGD vừa đảm
bảo các biện pháp phòng,chống dịch bệnh một cách hiệu quả.
Khi học sinh không thể tập trung đến trường đi học do dịch bệnh nhà
trường phải tổ chức dạy học trực tuyến: Giáo viên phối hợp chặt chẽ cùng phụ
huynh tạo điều kiện về phương tiện học tập, giám sát, nhắc nhở, đảm bảo an
toàn cho học sinh học tập. Giáo viên sử dụng các tính năng nâng cao của các
phần mềm dạy học để quản lý chặt chẽ quá trình học, tổ chức nội dung học kết
hợp các hoạt động chống mệt mỏi cho học sinh bằng các video, clip... sinh động,
hợp lứa tuổi.
Ví dụ:
* Đối với các lớp phải nghỉ học cả lớp từ ngày 06/12/2021:
- Ngày 06/12 đến 8/12: Giáo viên hướng dẫn cách vào học trực tuyến cho
HS và cha mẹ học sinh; GV chuẩn bị nội dung bài dạy áp dụng trong thời gian
tiếp theo.

- Từ ngày 09/12/2021: GV thực hiện dạy bài mới (từ tuần 14, các mơn
Tốn, Tiếng Việt, Tiếng Anh) theo thời khóa biểu của nhà trường.
* Đối với tất cả các lớp phải tạm dừng đến trường từ ngày 09/12/2021:
- Từ ngày 09/12/2021 đến ngày 12/12/2021: Giáo viên hướng dẫn cách
vào học trực tuyến cho học sinh và cha mẹ học sinh; Ôn tập các kiến thức cần
thiết cho học sinh; Chuẩn bị nội dung bài dạy áp dụng trong thời gian tiếp theo.
- Từ ngày 13/12/2021: GV thực hiện dạy bài mới (từ tuần 15, các mơn
Tốn, Tiếng Việt, Tiếng Anh) theo thời khóa biểu của nhà trường.
- Từ ngày 13/12/2021: GV thực hiện dạy bài mới (từ tuần 14, các mơn
Mỹ thuật, Âm nhạc, Thể dục) theo thời khóa biểu của nhà trường.
- Thời gian cụ thể trong mỗi ngày dạy: Do giáo viên chủ nhiệm thống
nhất với cha mẹ học sinh để phối hợp thực hiện (Báo cáo và đăng ký thời gian
cụ thể với BGH nhà trường).
Giải pháp 5. Chỉ đạo đội ngũ giáo viên vận dụng kết hợp các hình thức dạy
học 1. Về dạy học trực tuyến:
Giáo viên lựa chọn các phần mềm phù hợp, hướng dẫn học sinh, phụ
huynh học sinh cài đặt, tạo tài khoản và cách sử dụng.
Giáo viên căn cứ vào thời gian thực hiện chương trình chung, xây dựng kế
hoạch dạy học cụ thể các mơn học trong chương trình của từng tuần để lãnh đạo
nhà trường duyệt.
Giáo viên thông báo kịp thời tới học sinh, phụ huynh học sinh về lịch học,
nội dung cần chuẩn bị. Mỗi buổi học có điểm danh học sinh, hướng dẫn học sinh
chi tiết cách học, tự học để các em hoàn thành mục tiêu bài học.
Giáo viên soạn bài đầy đủ theo kế hoạch đã lập, gửi gmail để khối trưởng,
PHT kiểm tra, duyệt (trước 2 ngày); lưu lại các bài giảng để thực hiện cơng tác
quản lí, kiểm tra. GV cung cấp ID, mật khẩu về nhà trường để Tổ trưởng chuyên

skkn



15
môn, lãnh đạo nhà trường nắm bắt, dự giờ.
2. Về hướng dẫn học sinh học tập trên Internet và trên truyền hình:
Kết hợp với việc dạy học trực tuyến của mình, giáo viên chủ nhiệm các
lớp hàng tuần thơng tin tới phụ huynh học sinh Lịch phát sóng Chương trình dạy
học trên truyền hình các mơn Tiếng Việt, Tốn và Tiếng Anh để học sinh theo
dõi và tham gia học tập; Cách học trực tuyến trên truyền hình:
+ Cách 1: Bật tivi kênh VTV1, VTV2, VTV7 của Đài truyền hình Việt Nam
+ Cách 2: Học trực tuyến trên website: />+ Cách 3: Xem Dạy Tiếng Việt 1 trên VTV Go.
+ Cách 4: Học trực tuyến trên kênh Youtube của VTV7:
/>
Lịch học trên VTV1 năm học 2021-2022
Thời gian

Thứ 2

Thứ 3

Thứ 4

Thứ 5

Thứ 6

Thứ 7

10:00-10:30

Dạy tiếng
Việt lớp 1


Dạy tiếng
Việt lớp 1

Dạy tiếng
Việt lớp 1

Dạy tiếng
Việt lớp 1

Dạy tiếng
Việt lớp 1

Dạy tiếng
Việt lớp 1

Lịch học trên VTV2 năm học 2021-2022
Thời gian

Thứ 2

Thứ 3

Thứ 4

Thứ 5

Thứ 6

Thứ 7


09:15-9:45

Dạy tiếng
Việt lớp 1

Dạy tiếng
Việt lớp 1

Dạy tiếng
Việt lớp 1

Dạy tiếng
Việt lớp 1

Dạy tiếng
Việt lớp 1

Dạy tiếng
Việt lớp 1

14:30-15:00

Dạy tiếng
Việt lớp 1

Dạy tiếng
Việt lớp 1

Dạy tiếng

Việt lớp 1

Dạy tiếng
Việt lớp 1

Dạy tiếng
Việt lớp 1

Dạy tiếng
Việt lớp 1

Thứ 6

Thứ 7

VTV7 - Từ tháng 11 trở đi
Thời gian

Thứ 2

Thứ 3

14:00 - 14:30

Toán 1
(phát mới)

14:30 - 15:00

Tiếng Việt 1 Tiếng Việt 1 Tiếng Việt 1 Tiếng Việt 1 Tiếng Việt 1 Tiếng Việt 1

(phát mới)
(phát lại T2) (phát lại T2) (phát mới)
(phát lại T5) (phát lại T5)

15:00 - 15:30

Tiếng Anh 2 Tiếng Anh 1 Tiếng Anh 2 Tiếng Anh 1 Tiếng Anh 2 Tiếng Anh 1
(phát mới)
(phát mới)
(phát lại T2) (phát lại T3) (phát lại T2) (phát lại T3)

15:30 - 16:00

Toán 2
(phát mới)

Toán 1
(phát lại)

Thứ 4
Toán 1
(phát lại)

Thứ 5
Toán 1
(phát lại)

Toán 2
Toán 2
Toán 2

(phát lại T2) (phát lại T2) (phát mới)

Toán 1
(phát lại)

Toán 1
(phát lại)

Toán 2
Toán 2
(phát lại T5) (phát lại T5)

Tiếng Việt 2 Tiếng Việt 2
Tiếng Việt 2 Tiếng Việt 2 Tiếng Việt 2 Tiếng Việt 2
16:00 - 16:30 (phát lại T4 (phát lại T6
(phát mới)
(phát lại T4) (phát mới)
(phát lại T6)
tuần trước) Tuần trước)

Giải pháp 6: Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các bộ phận trong đơn vị
1. Đối với lãnh đạo nhà trường
Chủ động trang bị, cung cấp hệ thống các phần mềm dạy học trực tuyến
để đảm bảo cho hoạt động dạy học của thầy và trị, gói dữ liệu phải đủ cho tồn

skkn


16
trường thực hiện. Ưu tiên trang bị các phần mềm đã được giới thiệu, đã được

giáo viên và học sinh sử dụng, các phần mềm có cơ sở pháp lí rõ ràng.
Ví dụ: Phần mềm của VNPT, phần mềm của Viettel, phần mềm của
Mobiphone…; một số Website đã được Bộ GDĐT và Sở GDĐT giới thiệu.
Kinh phí sử dụng từ ngân sách và các nguồn huy động hợp pháp khác đảm bảo
quy định của pháp luật.
Xây dựng thời khóa biểu/kế hoạch dạy học toàn trường một cách khoa
học, phù hợp và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả.
Chọn cử giáo viên có năng lực xây dựng các video BGTT theo sự phân
cơng của phịng GDĐT. Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm về dạy học trực tuyến
trong nhà trường, học tập kinh nghiệm giữa các giáo viên, tổ chuyên môn. Xây
dựng kế hoạch dạy học, chỉ đạo và hỗ trợ giáo viên thực hiện.
Phân công GV cốt cán tập huấn, hỗ trợ CNTT trong việc tổ chức dạy học
trực tuyến cho GV tồn trường, đặc biệt GV cịn hạn chế về CNTT.
Kiểm tra, giám sát, đôn đốc, nhắc nhở, động viên các giáo viên tích cực
đổi mới, ứng dụng CNTT có hiệu quả.
Sử dụng Smats để thơng tin đến cha mẹ học sinh và học sinh phương án
dạy học trực tuyến của nhà trường, giới thiệu các kênh truyền hình có bài giảng
phù hợp với HS trong thời gian học sinh nghỉ học ở trường để phòng dịch
Covid-19.
2. Đối với tổ chun mơn:
Tổ chức rà sốt nội dung, chương trình, kế hoạch dạy học để thống nhất nội
dung và hình thức dạy học phù hợp với đối tượng HS. Triển khai tích cực việc
đổi mới PPDH, ứng dụng CNTT trong dạy học. Hỗ trợ, chia sẻ về mặt chuyên
môn giữa các thành viên. Thống nhất nội dung, chương trình, kế hoạch dạy học
trực tuyến của tổ, đăng ký số lượng học sinh, hình thức vận dụng giảng dạy
trong thời gian HS tạm dừng đến trường báo cáo xin ý kiến phê duyệt của lãnh
đạo nhà trường;
Thống nhất nội dung, yêu cầu đánh giá HS trong thời gian học trực tuyến,
báo cáo xin ý kiến phê duyệt của lãnh đạo nhà trường.
Tổ chức hướng dẫn, tập huấn cho giáo viên sử dụng một số phần mềm dạy

học trực tiếp như Google meet, Zoom để có thể chuyển đổi hoạt động giảng dạy
từ trực tiếp sang trực tuyến nhằm phù hợp với tình hình dịch bện Covid-19
Tổ chức xây dựng ngân hàng câu hỏi trực tuyến, bước đầu áp dụng một số
hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập bằng hình thức trực tuyến;
3. Đối với giáo viên và cán bộ phụ trách thư viện, thiết bị hỗ trợ kỹ thuật
Chuẩn bị các điều kiện cần thiết (nắm bắt kiến thức về CNTT, tìm hiểu và
sử dụng các phần mềm dạy học...) đảm bảo thích ứng với các hình thức dạy học
trong tình hình diễn biến dịch bệnh Covid-19;
Tham gia xây dựng và thực hiện các yêu cầu xây dựng bài giảng điện tử
và xây dựng ngân hàng câu hỏi học tập trực tuyến;
Tổ chức hướng dẫn cho học sinh nắm bắt và làm quen với các yêu cầu khi
tham gia các lớp học trực tuyến đảm bảo an toàn, chất lượng;
Phối hợp cùng CMHS chuẩn bị các điều kiện cần thiết và nội dung yêu
cầu khi học sinh phải tham gia học tập trực tuyến.

skkn


17
Tích cực, chủ động, tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ ứng dụng
CNTT; thực hiện cơ bản thành thạo các phần mềm, ứng dụng đã tập huấn để
góp phần nâng cao kỹ năng sử dụng CNTT và chất lượng dạy học;
Giáo viên xây dựng và lựa chọn học liệu; cách sử dụng công cụ hoặc dịch
vụ công nghệ thông tin để tổ chức dạy học qua Internet; tổ chức các hoạt động
học cho học sinh bao gồm: thực hiện nhiệm vụ học tập, trao đổi, thảo luận giữa
học sinh với giáo viên; kiểm tra, đánh giá mức độ nắm vững kiến thức đã học
qua Internet khi học sinh đi học trở lại; tổ chức ôn tập, bổ sung, củng cố kiến
thức cho học sinh trước khi dạy các bài học tiếp theo trong chương trình.
Kế hoạch bài dạy được xây dựng theo chương trình giáo dục phổ thơng
theo các quy định, hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bao gồm sách giáo

khoa, bài giảng, tài liệu, học liệu, câu hỏi, bài tập để tổ chức dạy học và kiểm
tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Bảo đảm tính khoa học, sư phạm, phù
hợp với đối tượng học sinh. Được tổ chuyên môn thống nhất trước khi chuyển
tải tới học sinh.Tổ chức cho HS tham gia học tập, kiểm tra, điểm danh đầy đủ
HS học tập trong các tiết học.
Chủ động phối hợp với CMHS, tạo điều kiện thuận lợi cho HS học tập
cũng như quản lí HS.
Cán bộ kỹ thuật: Có trách nhiệm nghiên cứu việc dạy học trực tuyến trên
phần mềm Zoom Meeting; Google meet... và tập huấn cho toàn thể GV trong
nhà trường; quản trị kỹ thuật hệ thống công nghệ thông tin để hỗ trợ giáo viên tổ
chức dạy học; sử dụng các công cụ công nghệ thông tin để hỗ trợ cả giáo viên và
học sinh, phụ huynh khi cần thiết;
Giáo viên chủ nhiệm lớp: Tổ chức cho HS tham gia học tập, kiểm tra,
điểm danh học sinh trong từng tiết học; phối hợp chặt chẽ với giáo viên dạy và
hỗ trợ giáo viên dạy trong công tác quản lí lớp học; chủ động phối hợp với
CMHS, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh học tập cũng như quản lí học sinh .
4. Đối với học sinh:
Được hướng dẫn kỹ năng sử dụng ứng dụng CNTT trên Internet học tập
trước khi tham gia bài học.
Tham gia đầy đủ các buổi học, nghiêm túc thực hiện nội quy lớp học.
Thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập theo yêu cầu của giáo viên; hoàn thành
và nộp kết quả học tập thông qua hệ thống bài tập GV đã ra để được kiểm tra,
đánh giá.
5. Đối với gia đình học sinh:
Tạo điều kiện cho HS có góc học tập yên tĩnh, đầy đủ thiết bị kết nối Wifi
phục vụ cho việc học trực tuyến, học trên truyền hình như: máy tính, điện thoại
thơng minh, ti vi,...
Có trách nhiệm quản lí việc học tập của HS tại nhà. Khơng tham gia trực
tiếp tại lớp học, tránh ồn ào gây mất tập trung, chú ý của HS.
Phối hợp với giáo viên hướng dẫn học sinh hoàn thành nhiệm vụ và nộp

bài kiểm tra, phiếu bài tập cho giáo viên để kiểm tra, đánh giá.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Trong năm học 2021-2022 nhà trường đã phải cho học sinh tạm dừng đến
trường trong 3 đợt (Đợt 1: Từ ngày 06/12/2021 đến ngày 24/12/2021; Đợt 2: Từ

skkn


18
ngày 08/2/2022 đến ngày 25/2/2022; Đợt 3: Từ 02/3/2022 đến 19/3/2022).
Ngoài ra một số lớp nghỉ học trực tiếp một số buổi do GV bị F0 hoặc do số HS
trong lớp bị F0.Chính vì vậy số buổi giáo viên tham gia dạy trực tuyến ở tất cả
các lớp không đồng đều, giáo viên căn cứ vào số lượng HS tham gia và khả
năng tiếp thu bài thông qua dạy học trực tuyến mà chủ động xây dựng kế hoạch
bài dạy cho từng tiết dạy.
Nhà trường đã thực hiện rà soát số học sinh lớp 1,2 tham gia học tập trên
truyền hình ở các kênh đạt 70%
Việc tổ chức dạy học trực tuyến: Nhà trường đã chỉ đạo linh hoạt công tác
dạy học trực tiếp kết hợp dạy học trực tuyến đối với lớp có học sinh f0 và f1
thực hiện cách li tại nhà học trực tuyến, số học sinh cịn lại học trực tiếp; Riêng
đối với lớp có giáo viên f0 khơng có triệu chứng nhà trường chỉ đạo dạy học
trực tuyến khi giáo viên có sức khỏe đảm bảo thực hiện cách ly tại nhà; đối với
HS không có điều kiện học tập trực tuyến giáo viên giao bài tập cho các em và
kiểm tra việc hoàn thành bài qua việc HS chụp bài gửi qua zalo cho giáo viên
chấm.
- Số giáo viên dạy học qua phần mềm google meet: 12-Số HS tham gia: 284
- Số giáo viên dạy học qua phần mềm zoom: 03- Số học sinh tham gia: 116
- Số giáo viên dạy học theo nhóm qua zalo: 01- Số học sinh tham gia: 39
* Kết quả dạy học cụ thể như sau:
Thời điểm

Từ 06/12/2021
đến 24/12/2021
Từ 08/02/2022
đến 25/02/2022
Từ 02/3/2022
đến 19/3/2022

Khối lớp
Lớp 1,2,3
Lớp 4,5
Lớp 1,2,3
Lớp 4,5
Lớp 1,2,3
Lớp 4,5

Mơn
Tiếng Việt
Tốn
Tốn
Tốn
Tốn
Tốn

Số buổi
dạy/lớp
11 buổi
12 buổi
18 buổi
18 buổi
15 buổi

12 buổi

Số tiết/lớp
24 tiết
24 tiết
54 tiết
46 tiết
45 tiết
46 tiết

Số HS
tham gia
248
187
248
191
205
156

*Như vậy chúng ta thấy hiệu quả của việc dạy học trực tuyến:
- Duy trì được việc dạy và học khi học sinh không trực tiếp đến trường. Học
sinh
không bị gián đoạn thời gian học tập
- HS vẫn tiếp thu được kiến thức của bài học.
- HS nâng cao tinh thần tự giác học tập, rèn luyện kĩ năng tự học và hệ thống
kiến thức qua các bài ôn tập, các tiết dạy bài mới.
- HS đã bước đầu biết cách ứng dụng CNTT trong quá trình học tập.
- GV chủ động xây dựng kế hoạch bài học phù hợp khi dạy học trực tuyến.
- Giáo viên sử dụng đa dạng hình thức, phương pháp, kỹ thuật dạy học, kiểm tra
đánh giá phù hợp với dạy học trực tuyến, học sinh tích cực tham gia học tập.

- Giáo viên kết nối, liên hệ chặt chẽ với CMHS trong quá trình dạy học trực
tuyến.
3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
3.1. Kết luận
Hiệu trưởng tổ chức xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường. Kế
hoạch thời gian tổ chức dạy học các môn học, hoạt động giáo dục bắt buộc, môn

skkn


19
học tự chọn, đảm bảo tổng số tiết/năm học được quy định trong chương trình
cấp tiểu học; bố trí thời gian thực hiện chương trình đảm bảo tính khoa học, sư
phạm, không gây áp lực đối với học sinh; linh hoạt trong tổ chức thực hiện dạy
học các môn học, hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế tại nhà
trường, đảm bảo cuối năm học đạt được yêu cầu cần đạt theo quy định của
chương trình. Kế hoạch giáo dục nhà trường có thể điều chỉnh linh hoạt, phù
hợp tình hình diễn biến của dịch Covid-19 cũng như các dịch bệnh khác có thể
xảy ra và ảnh hưởng đến việc đi học, các hoạt động dạy học, giáo dục trực tiếp
tại trường học trên cơ sở văn bản hướng dẫn của các cấp và điều kiện thực tế của
các nhà trường.
Đối với các hoạt động giáo dục củng cố, tăng cường, hoạt động theo nhu
cầu người học được tổ chức theo hình thức trải nghiệm, tham quan, hoạt động xã
hội, tìm hiểu văn hóa địa phương,..., Hiệu trưởng tổ chức xây dựng kế hoạch
thời gian thực hiện phù hợp với kế hoạch thời gian thực hiện chương trình các
mơn học, hoạt động giáo dục và điều kiện cụ thể của nhà trường; tạo môi trường
cho học sinh được trải nghiệm, vận dụng các kiến thức đã học, phát huy năng
lực đã đạt được trong chương trình các môn học, hoạt động giáo dục vào thực
tiễn. Sau thời gian HS phải tạm dừng đến trường, việc ôn tập, củng cố kiến thức
được từng giáo viên chủ động xây dựng nội dung nhằm đảm bảo chất lượng,

phù hợp với từng đối tượng HS, các hoạt động giáo dục được tổ chức sao cho
vừa đảm bảo nội dung, hiệu quả vừa đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch để tạo
niềm tin tưởng, sự yên tâm của HS, CMHS.
Hiệu trưởng ban hành kế hoạch thời gian tổ chức thực hiện các môn học
và hoạt động giáo dục được quy định trong chương trình giáo dục phổ thơng cấp
tiểu học; tổ chun môn căn cứ vào kế hoạch thời gian này để tổ chức xây dựng
kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục; đảm bảo giáo viên nắm
vững mạch nội dung, u cầu cần đạt của chương trình mơn học, hoạt động giáo
dục và nội dung bài học, chủ đề học tập được thiết kế trong sách giáo khoa; đặc
điểm địa phương, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường và đặc điểm
đối tượng học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên chủ động đề xuất những nội dung
cần
điều chỉnh hoặc bổ sung, tích hợp; điều chỉnh thời lượng thực hiện; nguồn học
liệu và thiết bị dạy học; hình thức tổ chức và phương pháp dạy học; hình thức tổ
chức và phương pháp đánh giá; xây dựng phân phối chương trình dạy học phù
hợp với tình hình thực tế.
Căn cứ vào kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục được tổ
chuyên môn thống nhất đề xuất và đã được Hiệu trưởng phê duyệt, giáo viên
xây dựng kế hoạch bài dạy. Kế hoạch bài dạy do GV thiết kế bao gồm các hoạt
động của học sinh và giáo viên trong quá trình dạy học một tiết học/bài học/chủ
đề nhằm giúp học sinh chiếm lĩnh được kiến thức và đạt được các năng lực,
phẩm chất cần thiết.
Khi điều chỉnh kế hoạch dạy học linh hoạt, thích ứng an tồn, kiểm sốt
hiệu quả dịch bệnh Covid-19 và các dịch bệnh khác cần chỉ đạo đội ngũ GV và
tổ chun mơn rà sốt nội dung, chương trình, xác định các nội dung trọng tâm
cần hướng dẫn cho HS chiếm lĩnh để lập kế hoạch dạy học phù hợp từng đối

skkn



20
tượng HS. Sau thời gian học trực tuyến cầ xây dựng kế hoạch ôn tập, củng cố
kiến thức cho học sinh một cách khoa học, hiệu quả.
Phát huy tác dụng của dạy học trực tuyến với phương châm: “tạm dừng
đến trường nhưng không ngừng việc học”, tạo tâm thế chủ động cho cả GV và
HS để sẵn sàng ứng phó với bất cứ tình huống nào của dịch Covid-19 cũng như
các dịch bệnh khác có thể xảy ra.
Trong q trình chỉ đạo đội ngũ giáo viên dạy học trực tuyến hoặc kết hợp
cả dạy học trực tuyến và dạy học trực tiếp cần phải lựa chọn các phần mềm ứng
dụng, sử dụng các tính năng phù hợp với lớp học, đối tượng học sinh, chú trọng
việc quản lý học sinh, tăng các hoạt động tương tác tránh việc nhàm chán cho
học sinh. Cần phối hợp chặt chẽ và hướng dẫn cha mẹ học hỗ trợ, quản lý và
luôn luôn đảm bảo sự an tồn cho HS trong suốt q trình học tập.
3.2. Ý kiến đề xuất.
Để hỗ trợ các nhà trường ứng phó với tình hình diễn biến dịch bệnh Covid19 nói riêng và các dịch bệnh khác nói chung, kính đề nghị với các cấp lãnh đạo
UBND huyện; Sở giáo dục và đào tạo cần quan tâm bố trí, sắp xếp đội ngũ GV
đủ theo quy định, hỗ trợ các trang, thiết bị dạy học hiện đại đáp ứng với nhu cầu
sử dụng trong quá trình dạy học trực tuyến và xu hướng phát triển của thời đại
công nghệ số.
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Hậu Lộc, ngày 25 tháng 3 năm 2022
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác.
Người thực hiện

skkn




×