Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Skkn iáo dục lòng yêu nước, ý thức bảo tồn và phát huy giá trị di sản thông qua hoạt động trải nghiệm một số di tích lịch sử văn hóa ở địa phương của học sinh lớp trường thpt triệu sơn 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (900.72 KB, 28 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN I
*****

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

GIÁO DỤC LÒNG YÊU NƯỚC, Ý THỨC BẢO TỒN VÀ
PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM MỘT SỐ DI
TÍCH LỊCH SỬ-VĂN HỐ Ở ĐỊA PHƯƠNG
CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 1

Người thực hiện: Trịnh Thị Hoài
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Lịch sử

skkn


MỤC LỤC
Nội dung

Số TT

Trang

1 Mở đầu ………..…….……………………………………

1


1.1 Lí do chọn đề tài…………………………………………..

1

1.2 Mục đích nghiên cứu………………………………………

2

1.3 Đối tượng nghiên cứu .……………………………………

2

1.4 Phương pháp nghiên cứu………………………………….

2

2 Nội dung sáng kiến ………………………………………

2

2.1 Cơ sở lí luận
……………………………………………..
2.2 Thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm………………..

2

2.3

Các giải pháp thực hiện…………………………………..


6

2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm……………………...

17

3 Kết luận, kiến nghị ………………………………………

19

Tài liệu tham khảo
Danh mục các sáng kiến kinh nghiệm đã đạt được
Phụ lục

skkn

3


skkn


I. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Sứ mệnh của mơn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thơng là giữ
vai trò chủ đạo trong việc giáo dục lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, sự hiểu
biết và tiếp nối truyền thống lịch sử của cha ông cho các thế hệ học sinh. Từ đó
góp phần hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực của con người Việt Nam
trong thời đại mới.
Để giáo dục lòng yêu nước cho học sinh trước hết cần giáo dục tình yêu

quê hương, làng xóm - nơi các em đã sinh ra và lớn lên như nhà văn Nga I-li a
Ê-ren-bua từng nói: “Lịng u nhà, u làng xóm, u miền q trở nên lịng
u Tổ quốc”.
Trong việc giáo dục tình u q hương, làng xóm thì việc tăng cường
trải nghiệm thực tế các di tích lịch sử - văn hóa ở địa phương thơng qua các hoạt
động ngoại khóa lịch sử là một hướng đi đổi mới đúng đắn. Bởi ở đâu trên đất
nước Việt Nam đều có những dấu tích của quá khứ ẩn hiện trong các di tích
đang được giữ gìn hoặc tơn tạo lại. Mỗi di tích đều mang trong mình những giá
trị khác nhau như: giá trị lịch sử, giá trị văn hóa, giá trị truyền thống vv…Thế hệ
ngày nay khi tìm hiểu về những trang sử hào hùng của cha ơng thì ngồi những
bài học lịch sử trên lớp cịn tìm đến những di tích lịch sử - văn hố để tự mình
cảm nhận, thấu hiểu lịch sử một cách chân thực và gần gũi nhất.
Huyện Triệu Sơn là nơi hội tụ nhiều di tích lịch sử - văn hoá nổi tiếng,
hấp hẫn du khách trong và ngồi tỉnh. Tính đến năm 2021, huyện Triệu Sơn có
32 di tích được xếp hạng, trong đó có 4 di tích cấp quốc gia và 28 di tích cấp
tỉnh. Những năm gần đây, chính quyền các cấp đã đầu tư tơn tạo, chống xuống
cấp các di tích như: đền Nưa, Am Tiên, nhà thờ Quận Công Lê Thân (Thị trấn
Tân Ninh), quần thể nhà bia và lăng mộ Lê Thì Hiến – Lê Thì Hải (xã Thọ Phú),
đình Tam Lạc (xã Xn Thọ)...Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn cịn nhiều di tích
đang bị xuống cấp nghiêm trọng như đình - đền Thiết Cương (xã Dân Quyền),
đền thờ Trần Khát Chân (xã Dân Lý), nhà thờ Hoàng giáp Lê Bật Tứ (Thị trấn
Tân Ninh) vv... Đó chính là “mảnh đất thực địa màu mỡ” để giáo viên bộ môn
Lịch sử tiến hành các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, tìm hiểu các di tích lịch sử
văn hố ngay trên q hương Triệu Sơn. Để thơng qua đó, ngồi việc giúp cho
học sinh có thêm những hiểu biết chân thực, sâu sắc về nguồn cội mà còn khơi
dậy lòng trắc ẩn, niềm tự hào về con người, mảnh đất nơi mình đã sinh ra và lớn
lên cho các em. Từ đó góp phần giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, hướng
các em biết sống thiện, sống có ích hơn, biết phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của
các di tích thành thế mạnh du lịch để làm giàu trên chính quê hương của mình.
Tuy nhiên trên thực tế, việc tổ chức hoạt động trải nghiệm các di tích lịch

sử - văn hố ở trường THPT Triệu Sơn 1 nói riêng và ở các trường THPT trên
địa bàn huyện Triệu Sơn nói chung chưa thực sự được coi trọng. Nguyên nhân là
do kinh phí tổ chức tốn kém, q trình thực hiện phức tạp, bản thân nhiều giáo
viên còn hạn chế về kinh nghiệm dạy học ngoại khoá vv…dẫn đến việc dạy học
lịch sử chỉ diễn ra trong phạm vi lớp học, nhiều tiết học khô khan, kém hấp dẫn.
Xuất phát từ nhu cầu cần có khơng gian học tập “mở”, cần tăng cường
1

skkn


giáo dục lòng yêu nước cho học sinh, kết nối tri thức lịch sử vào cuộc sống, tôi
đã mạnh dạn thực hiện đề tài “Giáo dục lòng yêu nước, ý thức bảo tồn và phát
huy giá trị di sản thông qua hoạt động trải nghiệm một số di tích lịch sử - văn
hóa ở địa phương của học sinh lớp trường THPT Triệu Sơn 1” để làm sáng
kiến kinh nghiệm trong trong năm học 2021 – 2022.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Thơng qua đề tài “Giáo dục lịng u nước, ý thức bảo tồn và phát huy
giá trị di sản thông qua hoạt động trải nghiệm một số di tích lịch sử - văn hóa ở
địa phương của học sinh lớp trường THPT Triệu Sơn 1”, bản thân tôi hướng
đến một số mục đích sau:
Thứ nhất, giúp học sinh hiểu được lịch sử hình thành, giá trị lịch sử, văn
hố của một số di tích tiêu biểu của quê hương Triệu Sơn cũng như có thêm tri
thức về các nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử có liên quan đến di tích. Từ đó góp
phần giáo dục tinh thần u nước, truyền thống cách mạng của dân tộc, ý thức
bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá cho học sinh.
Thứ hai, đề xuất một giải pháp góp phần đổi mới cách thức tổ chức tiết
dạy lịch sử địa phương để tạo hứng thú học tập và hiệu quả giáo dục cho học
sinh.
Thứ ba, cung cấp kiến thức về giá trị lịch sử, văn hoá của một số di tích

trên địa bàn huyện Triệu Sơn để sử dụng làm tư liệu giảng dạy lịch sử địa
phương.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài được áp dụng với học sinh khối 10 Trường THPT Triệu Sơn 1
trong nội dung dạy học lịch sử địa phương Thanh Hoá.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí luận dựa trên các cơng trình nghiên cứu, các
đề tài sáng kiến kinh nghiệm của đồng nghiệp.
- Phương pháp điều tra, khảo sát và xử lý thu thập thơng tin về các di tích
lịch sử - văn hoá ở huyện Triệu Sơn.
- Phương pháp dạy học theo hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm đối chứng tiết dạy.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
2.1. Cơ sở lí luận
2.1.1 Một số khái niệm liên quan
- Khái niệm di sản văn hóa:
Theo điều 1, chương 1 của Luật Di sản văn hóa Việt Nam, di sản văn hóa
bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh
thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này
qua thế hệ khác.
- Khái niệm di tích lịch sử:
Theo khoản 3, điều 1, chương 1 của Luật Di sản văn hóa Việt Nam, di
tích lịch sử là cơng trình xây dựng và các di vật, cổ vật, bảo vật thuộc cơng trình,
địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.
- Khái niệm hoạt động trải nghiệm:
2

skkn



Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục, trong đó từng cá nhân học
sinh được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong môi trường nhà trường cũng như
môi trường xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức của các nhà giáo dục, qua đó
phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách, tiềm năng sáng tạo của cá
nhân mình.
2.1.2 Tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm một số di tích lịch sử
- văn hóa ở địa phương trong việc giáo dục lòng yêu nước, ý thức bảo tồn và
phát huy giá trị di sản.
- Thứ nhất, việc tìm hiểu các di tích lịch sử - văn hóa ở địa phương góp
phần cụ thể hóa, trực quan sinh động kiến thức về lịch sử hình thành, lịch sử văn
hóa đặc sắc của địa phương cho học sinh. Từ đó giúp học sinh hình thành biểu
tượng lịch sử một cách chân thực và gần gũi nhất.
- Thứ hai, hiện trạng các di tích sẽ tạo dấu ấn mạnh mẽ đến thị giác, tâm
tư, tình cảm của học sinh, giúp cho các em biết trân trọng quá khứ, biết giữ gìn,
bảo vệ các di tích một cách đúng đắn, có trách nhiệm trong việc phát huy giá trị
di sản địa phương đến du khách tham quan, góp phần kết nối tri thức lịch sử với
cuộc sống.
- Thứ ba, trong quá trình tìm hiểu thực địa học sinh sẽ lĩnh hội những kinh
nghiệm, vốn sống phong phú mà các hình thức học tập khác không thực hiện
được, các em được trải nghiệm, được bày tỏ quan điểm, ý tưởng của bản thân,
được thoải mái sáng tạo…Từ đó hình thành và phát triển cho các em những giá
trị sống và các năng lực chuyên biệt khác.
2.1.3 Quy trình thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học lịch sử ở
trường THPT.
- Bước 1: Lập kế hoạch trải nghiệm.
- Bước 2: Thiết kế kế hoạch hoạt động trải nghiệm.
- Bước 3: Tổ chức hoạt động trải nghiệm.
- Bước 4: Đánh giá hoạt động trải nghiệm.
2.2 Thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm tìm hiểu một số di tích
lịch sử - văn hóa ở địa phương tại trường THPT Triệu Sơn 1.

2.2.1 Thuận lợi
- Huyện Triệu Sơn có nhiều di tích lịch sử - văn hóa đã được cơng nhận là
di tích cấp quốc gia và cấp tỉnh.
- Học sinh trường THPT Triệu Sơn 1 đa số là học sinh ở các xã Thọ Phú,
Thọ Vực, Thọ Tân, Minh Sơn, Thị trấn, Dân Quyền, Dân Lý, Dân Lực, Hợp
Thắng. Có nhiều di tích lịch sử - văn hóa nằm ngay tại địa bàn các xã các em
sinh sống nên thuận lợi cho quá trình tìm hiểu, trải nghiệm.
- Ban Giám hiệu nhà trường khuyến khích, tạo điều kiện cho giáo viên đổi
mới hình thức dạy học nhằm nâng cao chất lượng bộ mơn.
2.2.2 Khó khăn
- Do để tổ chức hoạt động tham quan, trải nghiệm địi hỏi phải có sự
chuẩn bị cơng phu, phức tạp, phương tiện di chuyển, kinh phí tổ chức tốn kém
hơn rất nhiều so với các tiết dạy học nội khóa trên lớp. Vì vậy phần lớn giáo
viên chỉ tổ chức dạy nội khoá, lấy tranh ảnh, tư liệu sẵn có trên mạng giảng dạy
3

skkn


khiến cho tiết học lịch sử địa phương nhàm chán kém, hấp dẫn.
- Do có một bộ phận học sinh có suy nghĩ mơn Sử là mơn phụ, học đối
phó, hiểu biết lịch sử cịn hời hợt. Thậm chí có nhiều em sống gần các di tích
nhưng khơng hiểu biết nhiều và chưa thực sự quan tâm đến các di tích lịch sử văn hóa ngay tại địa phương.
2.3. Các giải pháp thực hiện
2.3.1 Lập kế hoạch trải nghiệm.
2.3.1.1 Giáo viên tìm hiểu và lựa chọn một số di tích lịch sử - văn hoá
tiêu biểu của huyện Triệu Sơn.
Huyện Triệu Sơn có tới hơn 30 di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia và
cấp tỉnh. ( Phụ lục 1 )
Để chọn lựa một số di tích là điểm đến của hoạt động tìm hiểu, trải

nghiệm tơi dựa trên các tiêu chí cụ thể sau:
- Chọn các di tích có tại địa bàn các xã học sinh đang sinh sống hoặc ở
vùng lân cận, thuận lợi cho quá trình đi lại và tìm hiểu về di tích đó của các em.
- Chọn các di tích có nhiều giá trị lịch sử, văn hoá nổi bật đã được xếp
hạng cấp quốc gia, cấp tỉnh nhằm mang lại sự hấp dẫn, hứng thú khám phá cho
học sinh.
2.3.1.2 Kế hoạch trải nghiệm một số di tích lịch sử - văn hố trên địa
bàn huyện Triệu Sơn.
A. Cơ sở xây dựng kế hoạch.
- Công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH ngày 3/10/2017 của Bộ GDĐT về
việc hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục nhà trường phổ thông hiện hành
theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 20172018;
- Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học môn Lịch sử cấp THPT (Kèm
theo Công văn số 4040/BGDĐT-GDTrH ngày 16 tháng 9 năm 2021 của Bộ
trưởng GDĐT) V/v hướng dẫn thực hiện Chương trình GDPT cấp
THCS, THPT ứng phó với dịch Covid-19 năm học 2021-2022.
- Công văn số: 2599/SGDĐT-GDTrH ngày 21 tháng 9 năm 2021 của Sở
GDĐT Thanh Hóa.
- Cơng văn số 218/SGDĐT-GDTrH ngày 27/01/2021 về việc triển khai
thực hiện chương trình giáo dục trung học năm học 2021- 2022.
- Kế hoạch giáo dục môn Lịch sử năm học 2021-2022 của trường THPT
Triệu Sơn 1.
B. Kế hoạch trải nghiệm một số di tích lịch sử - văn hố trên địa bàn
huyện Triệu Sơn.
1. Thành phần tham gia:
- Học sinh khối 10, giáo viên bộ môn Lịch sử trường THPT Triệu Sơn 1.
- Đại diện Ban quản lí di tích, cán bộ văn hố, phụ huynh...
2. Địa điểm các di tích lịch sử văn hố tiến hành trải nghiệm:
- Di tích cấp Quốc gia Đền Nưa - Am Tiên ( Thị trấn Tân Ninh, huyện
Triệu Sơn).

4

skkn


- Di tích cấp Quốc gia Lăng - bia Lê Thì Hiến, Lê Thì Hải (xã Thọ Phú,
huyện Triệu Sơn).
- Di tích cấp tỉnh Đền thờ Trần Khát Chân (xã Dân Lý, huyện Triệu Sơn).
- Di tích cấp tỉnh Đình Thiết Cương (xã Dân Quyền, huyện Triệu Sơn).
- Di tích cấp tỉnh Đền thờ vua Đinh (xã Thọ Tân, huyện Triệu Sơn).
- Di tích cấp tỉnh Phủ Tía (xã Văn Sơn, huyện Triệu Sơn).
3. Dự kiến thời gian tổ chức: Học kì 2, năm học 2021-2022.
4. Hình thức tổ chức:
Thực hành trải nghiệm sáng tạo kết hợp vận dụng kiến thức vào thuyết
minh giới thiệu và chăm sóc di sản tại thực địa.
5. Phương tiện di chuyển:
- Học sinh tự đi bằng phương tiện tự có: xe đạp, xe máy điện…đối với các
di tích ở gần hoặc ngay trên địa bàn sinh sống của các em như:
+ Lăng - bia Lê Thì Hiến, Lê Thì Hải (xã Thọ Phú, huyện Triệu Sơn).
+ Di tích cấp tỉnh Đền thờ Trần Khát Chân (xã Dân Lý, huyện Triệu
Sơn).
+ Di tích cấp tỉnh Đình Thiết Cương (xã Dân Quyền, huyện Triệu Sơn).
+ Di tích cấp tỉnh Đền thờ vua Đinh (xã Thọ Tân, huyện Triệu Sơn).
- Giáo viên phối hợp với phụ huynh thuê phương tiện di chuyển bằng ô tô
đối với các di tích xa địa bàn cư trú của các em như:
+ Di tích cấp tỉnh Phủ Tía (xã Văn Sơn, huyện Triệu Sơn).
+ Di tích cấp Quốc gia Đền Nưa - Am Tiên (Thị trấn Tân Ninh, huyện
Triệu Sơn).
6. Kinh phí tổ chức: Huy động từ nguồn xã hội hố của phụ huynh.
2.3.2. Thiết kế giáo án trải nghiệm thực tế tại di tích cấp Quốc gia Đền

Nưa – Am Tiên.
( Phụ lục 2 )
2.3.3. Tổ chức hoạt động trải nghiệm tại di tích.
2.3.3.1. Chuyển giao và nhận nhiệm vụ trải nghiệm.
- Đối với giáo viên:
Căn cứ vào vị trí địa lý của các di tích tiêu biểu đã được lựa chọn để trải
nghiệm, căn cứ vào địa bàn cư trú của học sinh, tôi chia học sinh trong lớp thành
4 nhóm học tập. Học sinh sống gần ở địa bàn di tích nào thì tìm hiểu về di tích đó.
Cụ thể:
+ Đối với học sinh ở các xã Thọ Tân, Minh Sơn: tìm hiểu về di tích cấp
tỉnh đền thờ vua Đinh (xã Thọ Tân).
+ Đối với học sinh ở các xã Thọ Phú, Thọ Vực: tìm hiểu về di tích cấp
quốc gia khu Bia- lăng mộ Lê Thì Hiến, Lê Thì Hải (xã Thọ Phú).
+ Đối với học sinh ở các xã Dân Lý, Dân Quyền: tìm hiểu về di tích đền
thờ Trần Khát Chân (xã Dân Lý), Đình - Nghè Thiết Cương (xã Dân Quyền).
+ Đối với học sinh ở Thị trấn: tìm hiểu về di tích cấp quốc gia đền Nưa Am Tiên (Thị trấn Tân Ninh) hay Phủ Tía (xã Văn Sơn).
+ Sản phẩm thu hoạch của mỗi nhóm có thể là một bài thuyết minh có hình
ảnh minh hoạ hoặc là một đoạn phim tư liệu về di tích.
5

skkn


- Đối với học sinh:
+ Các nhóm nhận nhiệm vụ, di chuyển đến địa điểm di tích được phân
cơng để tìm hiểu, lấy tư liệu…
+ Sau buổi trải nghiệm, các nhóm hồn thành sản phẩm thu hoạch.
2.3.3.2 Trải nghiệm
- Đối với các nhóm học sinh tìm hiều các di tích Đền thờ vua Đinh, khu
Bia- lăng mộ Lê Thì Hiến, Lê Thì Hải, đền thờ Trần Khát Chân, đình - nghè

Thiết Cương thì tơi phân cơng mỗi nhóm có một học sinh làm nhóm trưởng để tổ
chức và điều hành các bạn trong quá trình tiến hành trải nghiệm.
Tại di tích, học sinh tham quan các hiện vật, di vật, cơng trình kiến trúc của
di tích. Từ đó các em có thêm hiểu biết về lịch sử hình thành của di tích, nhân vật
lịch sử, sự kiện lịch sử có liên quan đến di tích cũng như thấy được các giá trị lịch
sử, giá trị văn hoá đặc sắc của di tích đó.
Trong q trình tiến hành trải nghiệm, các em đồng thời thực hiện nhiệm
vụ quay video hình ảnh về di tích để sau đó thu thập thơng tin bằng nhiều kênh
như: tìm hiểu từ người trơng coi di tích, những cụ cao niên trong làng am hiểu
về di tích hay các tấm áp phích trình bày một số thơng tin cơ bản được đặt tại
các di tích đó…
Sau khi kết thúc buổi trải nghiệm, học sinh về nhà tiếp tục thu thập, bổ
sung thơng tin và hồn thiện thành một đoạn phim tư liệu ngắn làm sản phẩm
đánh giá.
Để tạo hứng thú và khả năng sáng tạo của học sinh, tơi khuyến khích các
em đóng vai thành hướng dẫn viên và khách tham quan hỏi, đáp, trao đổi những
kiến thức lịch sử, văn hoá, lễ hội về di tích. Biện pháp này đã phát huy được
năng lực giao tiếp, sự tự tin, chủ động hợp tác, làm việc nhóm của học sinh.

6

skkn


Hình ảnh nhóm học sinh lớp 10 A6 ở các xã Thọ Phú, Thọ Vực trải
nghiệm thực tế tại di tích lịch sử quốc gia khu Bia – lăng mộ Lê Thì Hiến
- Đối với nhóm tìm hiểu về di tích Phủ Tía, đền Nưa - Am Tiên. Do đây là
các di tích có địa bàn cách trường trung học phổ thông Triệu Sơn 1 từ 9 – 15 km,
nhất là Am Tiên nằm ở vị trí cao nhất núi Nưa, đường đi lên là vách núi hiểm trở,
chỉ có thể di chuyển bằng phương tiện ô tô nên giáo viên phải trực tiếp đi để quản

lý, hướng dẫn học sinh đảm bảo an tồn.
Tại di tích, giáo viên có thể giới thiệu về những kiến thức liên quan hoặc có
thể giao cho một học sinh có khả năng diễn thuyết tốt đã chuẩn bị các thơng tin về
di tích từ trước đóng vai hướng dẫn viên thuyết trình cho các bạn trong nhóm.
Giáo viên bao quát chung, chú ý theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở học sinh làm việc,
giải đáp thắc mắc của các em nảy sinh trong quá trình tự tìm hiểu. Cuối cùng,
giáo viên tập trung học sinh trước di tích, nhận xét chung về buổi tham quan,
dặn dò học sinh viết bài thu hoạch về những kiến thức, cảm nhận của các em về
di tích.

7

skkn


Hình ảnh em Lê Việt Đức ( lớp 10 A6, trường THPT Triệu Sơn 1 đang đóng vai
hướng dẫn viên giới thiệu về một số hiện vật và di tích Am Tiên.
2.3.3.3 Khái qt hóa, hình thành kiến thức mới
a) Đối với di tích cấp quốc gia khu Bia- lăng mộ Lê Thì Hiến, Lê Thì Hải
(xã Thọ Phú)
+ Giá trị lịch sử:
Lê Thì Hiến (1610-1675) hay cịn gọi là Lê Thời Hiến. Ơng sinh ở làng
Phú Hào, huyện Lơi Dương, tỉnh Thanh Hóa nay là thơn Phú Hào, xã Thọ Phú,
huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Ơng là vị tướng trung quân ái quốc dưới triều
vua Lê Thần Tông, có cơng đánh đâu thắng đó. Năm Kỷ Hợi 1659, ông được
phong Thiếu Bảo, trấn thủ ở Nghệ An, Sơn Tây, Tuyên Quang. Năm Giáp Dần
1674 ông được thăng Thái phó. Sau khi ơng mất được tặng tước Thái tể thụy là
Nghiêm Trí và được chính quyền phong kiến lúc bấy giờ xây dựng văn bia, lăng
mộ năm 1677 để tưởng nhớ công lao to lớn của ông. Khu di tích được Bộ Văn
Hóa- Thơng tin xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia năm 1993.

+ Giá trị văn hố:
Trước đây, quần thể khu di tích này có tới 18 pho tượng quận cơng được
làm bằng đá khối, đường nét chạm khắc tinh xảo, voi đá, ngựa đá ngồi chầu, bia
đá khắc chữ Hán Nôm...Nhưng qua những thăng trầm, biến cố của lịch sử hiện
nay trong khu di tích hiện chỉ cịn 2 tấm bia lớn nên không thể đặt trên lưng rùa
được: Tấm thứ nhất mái vòm. Chiều cao là 2,12,- rộng 1,3m và dày 0,95m.
Trước và sau bia thụt vào 0,25m để tránh mưa nắng khơng làm mịn mặt bia.
Trán bia khắc lưỡng long chầu nguyệt. Tấm bia thứ 2 ghi chép công lao của
8

skkn


những tướng sĩ cùng thời với ông. Bia được ghép từ 6 tấm bia khác, có chiều
dài tổng thể là 6m, chiều cao 1,8m cả mái.
Cũng nằm trong quần thể được cơng nhận là di tích cấp Quốc gia, cách
khu lăng mộ Lê Thì Hiến khơng xa, đang cịn lưu lại 2 tấm bia đá được dựng lên
để tưởng nhớ cơng lao của Danh tướng Lê Thì Hải (cháu ruột và là con ni của
Lê Thì Hiến) và các cơng thần thời Hậu Lê. Trong 2 tấm bia trên, thì tấm bia ghi
lại công trạng của các vị tướng họ Lê được liệt vào là một trong những tấm bia
đẹp và hoành tráng nhất miền Bắc. Tấm bia này được ghép từ 6 tảng đá xanh,
rộng 6m cao 1,8m, trên bia ghi chép khá chi tiết công trạng của những người có
cơng. Đặc biệt tấm bia được điêu khắc, chạm trổ khá đẹp, phía trên bia có mái
che thoai thoải như mái đình, phía dưới có các họa tiết hoa văn rồng, phượng,
hoa cúc.... Ngồi ra cịn có một đơi tuấn mã và đôi voi, 2 hương án và một sập
đá được ghép từ 2 sập làm một nên rất rộng. Hoa văn trang trí hai đầu, chân quỳ.
Có 2 phỗng đá bị mất đầu, trong tư thế quỳ tạc từ đá sa thạch...là sự thể hiện của
sự giao lưu văn hóa Chăm, thể hiện bàn tay tài hoa của các nghệ nhân điêu khắc
thời bấy giờ
b) Đối với di tích cấp quốc gia đền Nưa - Am Tiên (Thị trấn Tân Ninh).

+ Giá trị lịch sử:
Khu di tích Đền Nưa - Am Tiên là di tích lịch sử văn hoá và danh lam
thắng cảnh nổi tiếng của tỉnh Thanh Hố đã được nhà nước cơng nhận là di tích
cấp quốc gia từ năm 2009.  Quần thể khu di tích bao gồm Núi Nưa - Đền Nưa Am Tiên với tổng diện tích 100 ha, riêng khu vực đền Am Tiên rộng 4 ha.
Về đền Nưa
Đền thờ Bà Triệu nằm ngay dưới chân núi Nưa, một vị trí cao đẹp, phía
trước có hệ thống ao, hồ tự nhiên. Tương truyền, ban đầu chỉ là một bệ đá thờ,
trên có bát hương đơn sơ bằng ống bương, thờ người mẹ Ngàn Nưa: “Sơn trang
thượng ngàn - Thiên tiên thánh mẫu”, theo lời sấm truyền về phong thủy có câu:
“Na Sơn thất phiến, nhất hô vạn biến”, ứng vào người con gái họ Triệu tên là
Trinh Nương dấy cờ khởi nghĩa năm 248 và sau mất ở núi Tùng (huyện Hậu
Lộc) năm mới 23 tuổi. Sau này được vua Lý Nam Đế khen là: “Bật chính oanh
liệt, hùng tài trinh thất phu nhân”. Để tỏ lịng kính trọng đối với bà, nhân dân
trong làng đã lập đền thờ, cầu may mắn mỗi lần lên rừng hay cầu cho mùa màng
tươi tốt.
 
Đến thời vua Tự Đức, triều đình đã cho lấy cơng quỹ 1.200 quan tiền
dựng đền, vị nữ thần nơi đây được phong là Thượng đẳng thần với duệ hiệu
là: Đệ nhất Thiên tiên thánh mẫu, sơn trang thượng ngàn bạch y công chúa, Lệ
Hải Đại Vương Ngọc bệ hạ. Năm 1926, sau khi vua Bảo Đại đến đây vãn cảnh
đã cho các nghệ nhân ở Huế ra tu bổ lại toàn bộ phần mái và tàu đao nên mới có
kiến trúc Nghinh mơn ở Huế. Tuy nhiên trong những năm chiến tranh, vùng đất
Cổ Định là trọng điểm đánh phá của đế quốc Mỹ, ngơi đền đã bị phá hủy hồn
tồn, chỉ cịn lại Nghinh môn với bốn tầng mái bề thế vẫn cịn khá ngun vẹn.
Đến năm 1993, chính quyền và nhân dân xã Tân Ninh đã góp cơng, góp của để
khơi phục lại di tích này.
Về chùa Am Tiên
9

skkn



 
Ngôi chùa tọa lạc trên đỉnh Núi Nưa, được lấy tên là Bích Vân Cung Tự,
tục gọi là chùa Am Tiên. Sách Lịch triều hiến chương loại chí chép: “Huyện
Nơng Cống (nay thuộc về huyện Triệu Sơn) ở miền thượng du, đất liền với
huyện Đơng Sơn, phía Tây Nam có nhiều ngọn núi chồng chập vịng quanh, một
chi nhánh núi Na Sơn chót vót đứng thẳng, trong dãy núi có nhiều ngọn kỳ lạ,
động đẹp”.
Dưới góc độ quân sự, Am Tiên nằm ở vị trí tiền đồn, có tầm quan sát
rộng, là một cao điểm để khống chế cả một khu vực rộng lớn (gồm cả Như
Thanh, Triệu Sơn, Nơng Cống ngày nay), chính vì vậy, nơi đây đã được Bà
Triệu chọn làm căn cứ khởi binh, xây thành đắp lũy chống quân Ngô vào thế kỉ
III. Lo sợ trước sức mạnh và uy thế của Bà Triệu, nhà Ngô đã sai tướng Lục Dận
đem theo 8000 quân sang đàn áp cuộc khởi nghĩa. Nghĩa quân chiến đấu anh
dũng, nhưng do tương quan lực lượng chênh lệch nên đến năm 248 thì Bà Triệu
hi sinh, cuộc khởi nghĩa bị dập tắt.
Khởi nghĩa Bà Triệu là một trong những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất
của nhân dân ta trong thời kỳ Bắc thuộc. Cuộc khởi nghĩa đã tơ đậm thêm truyền
thống u nước, ý chí đấu tranh bất khuất của nhân dân Thanh Hố nói riêng và
dân tộc ta nói chung. Đồng thời cịn là niềm tự hào của người phụ nữ Việt trong
công cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước.
+ Giá trị văn hoá:
Núi Nưa và đỉnh Am Tiên không chỉ là nơi luyện chí mài gươm của các vị
anh hùng dân tộc, mà còn là vùng danh lam thắng cảnh, sơn thuỷ hữu tình.
Tương truyền Cổng Trời là một trong ba huyệt đạo quan trọng nhất của đất
nước. Đứng ở nơi đây, du khách khơng chỉ được chiêm ngưỡng tồn cảnh bức
tranh thủy mặc của xứ Thanh từ trên đỉnh Ngàn Nưa mà cịn cảm nhận khơng
khí linh thiêng của nơi trời – đất giao hoà. Từ mùng 9 đến 20 tháng Giêng hàng
năm, nơi đây diễn ra lễ hội “Mở cổng trời” thu hút đông đảo du khách ở mọi

miền Tổ quốc tham gia.
Với nhiều di tích mang đậm giá trị lịch sử - văn hoá như: Chùa Am Tiên,
Giếng Tiên, Bàn cờ Tiên; vườn thuốc tiên; vườn Đào Tiên; Miếu Tu Nưa vv…
Quần thể di tích Đền Nưa – Am Tiên là điểm giao thoa độc đáo của tôn giáo
Phật - Đạo -Mẫu trong văn hoá dân tộc, là điểm đến hấp dẫn của du khách thập
phương.
c) Đối với di tích cấp tỉnh Phủ Tía (xã Văn Sơn).
+ Giá trị lịch sử:
Phủ Tía tọa lạc dưới chân núi Tía thuộc xã Vân Sơn (Triệu Sơn). Cùng
với núi Nưa, núi Tía được biết đến là một trong những nơi ghi dấu ấn đậm nét
về cuộc đời vẻ vang, anh hùng của Bà Triệu. Tương truyền, khi vượt sông Chu
đến vùng núi Nưa xây dựng căn cứ, dấy binh khởi nghĩa chống giặc Ngơ, Bà
Triệu có đến đất làng Vân Cổn (xã Vân Sơn, Triệu Sơn ngày nay). Tại đây,
nghĩa quân đã dừng lại nghỉ ngơi dưới chân ngọn núi Tía, quan sát thấy địa thế
thuận lợi, Bà Triệu đã cho lập tiền đồn tại đây nhằm kiểm soát mọi hoạt động
trước khi vào khu căn cứ chính tại núi Nưa. Vì vậy, để tưởng nhớ công đức của
Bà Triệu, sau khi bà mất, nhân dân trong vùng đã xây dựng phủ thờ, thành kính
10

skkn


chăm lo việc khói hương. Ngồi phủ thờ Bà Triệu, trên núi Tía cịn có nơi thờ
Triệu Quốc Đạt - anh trai của bà.
+ Giá trị văn hố:
Núi Tía được biết đến là một vùng di tích lịch sử và danh thắng. Ngọn núi
cao 30m, diện tích 29 nghìn mét vuông, trông xa như con rùa cất cổ đi về phía
Tây Bắc. Đây là nơi gắn liền với sự tích ông Tu Nưa gánh núi dọn đồng, hai đầu
gánh rơi xuống thành núi Lễ Động và núi Tía, cịn chiếc đòn gánh rơi xuống
thành hồ Vực Bưu. Đứng trên đỉnh núi Tía nhìn về phía Tây Nam có một số cồn

rộng lớn, mỗi khu đất rộng gắn liền các di tích bãi Voi, bãi tập trận, bãi trú quân
từ thời Bà Triệu xây dựng căn cứ trên núi Nưa...
Phủ Tía nằm trên cổ rùa nhìn thẳng ra vùng đồi Xuân Tiên, giữa một vùng
phong cảnh hữu tình. Trong phủ cịn lưu giữ một số hiện vật cổ như: thánh vị,
bát hương, hương án... Phía sau đền có giếng nước, gọi là giếng Tiên hay giếng
mắt rồng. Xưa kia nước giếng quanh năm trong mát, gặp năm hạn hán nguồn
nước cũng không bao giờ cạn. Hằng năm, vào ngày 16-2 âm lịch, người dân
trong vùng lại háo hức, rộn ràng “đội lễ” lên phủ Tía, dâng nén hương thơm
tưởng nhớ cơng lao Vua Bà - Bà Triệu. Lễ hội phủ Tía đã trở thành sinh hoạt
văn hóa - tín ngưỡng truyền thống đặc sắc của làng, xã. Lễ hội gồm hai phần:
Phần lễ diễn ra với các nghi thức truyền thống như: rước kiệu, tế lễ; phần hội có
các trị chơi, trò diễn dân gian như: kéo co, chơi cờ tướng. Năm 1993, với những
giá trị lịch sử, văn hóa tiêu biểu, phủ Tía được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa
cấp tỉnh.
d) Đối với di tích cấp tỉnh Đình Thiết Cương (xã Dân Quyền).
+ Giá trị lịch sử:
Đình Thiết Cương thờ hai vị thần là Cao Minh Đại vương và Phương Anh
phu nhân chỉ thần. Cao Minh Đại vương tương truyền là con trai thứ tám của vua
Lê Đại Hành. Dưới triều nhà Lý, ơng có cơng dẹp loạn vùng biên ải và được
phong làm quan trấn giữ biên thuỳ, tuy nhiên ông đã từ chối và đi du ngoạn khắp
nơi. Khi đến bến Ba (làng Thiết Cương), ông đã cho lính dừng lại dựng trại, dạy
võ nghệ cho dân trong làng. Sau một thời gian, ông đưa quân xuôi theo sông lớn
ra biển, chẳng may gặp nạn rồi mất. Tưởng nhớ công ơn của ông, nhân dân trong
vùng đã dựng đền thờ tại làng Thiết Cương. Đến thời nhà Nguyễn, triều đình sắc
phong cho ơng và vợ là Dương Cảnh thành hoàng Cao Minh Đại vương và
Phương Anh phu nhân chỉ thần. Các năm 1831 và 1868, đình Thiết Cương đã
được triều đình cấp tiền tơn tạo, tu bổ.
+ Giá trị văn hố:
Đình Thiết Cương được thiết kế theo kiến trúc thời Nguyễn gồm có Tiền
đường, Trung đường và Hậu cung. Nhà Tiền đường hiện nay là còn khá nguyên

vẹn, gồm 5 gian, 4 mái có đầu cung uốn lượn, đỉnh nóc có cặp rồng chầu. Hệ
thống cột, vi kèo nhà được làm bằng gỗ, có hoa văn chạm khắc hình tứ linh, hình
chữ thọ rất mềm mại, khéo léo. Trong đình cịn lưu giữu một số hiện vật cổ như
bát hương thờ bằng đá, bức tường đắp nổi bằng chữ Hán. Năm 2011, đình Thiết
Cương được cơng nhận là di tích lịch sử - văn hố cấp tỉnh.
Tuy nhiên đình Thiết Cương hiện nay đang bị xuống cấp trầm trọng. Nhiều
11

skkn


cột nhà bị nứt toác và bị mối mọt ăn hổng, nền nhà, tường nhà ẩm mốc…Việc
trùng tu, bảo vệ di tích này là vấn đề đang đặt ra cấp thiết đối với chính quyền và
ngành văn hố huyện nhà.
e) Đối với di tích cấp tỉnh đền thờ vua Đinh (xã Thọ Tân).
+ Giá trị lịch sử:
Đinh Tiên Hoàng trong quá trình tiến hành dẹp loạn 12 sứ quân, khi đến xứ
Thanh đã từng dừng chân và lập căn cứ quân sự tại nơi đây. Để tưởng nhớ công
ơn của vị anh hùng dân tộc, nhân dân trong vùng đã lập đền thờ và tổ chức lễ hội
vua Đinh hằng năm vào ba ngày từ 13 -15 tháng Giêng với nhiều nghi lễ truyền
thống trang trọng. Đền thờ Vua Đinh Tiên Hồng được tơn tạo lại năm 1996,
đến năm 1997 được cơng nhận di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.
+ Giá trị văn hố:
Đền có kiến trúc hình chữ “Đinh”, gồm ba gian ngang, hai gian dọc.
Trong đền còn lưu giữ long ngai, thần vị, ống hương, 4 sắc phong dưới thời Hậu
Lê và triều Nguyễn. Ngồi ra cịn có lư hương bằng đá đề chữ “Đinh Tiên
Hồng Đế”.
g) Đối với đền thờ Trần Khát Chân (xã Dân Lý).
+ Giá trị lịch sử:
Thượng tướng Trần Khát Chân là người làng Hà Lãng, huyện Vĩnh Ninh

(nay là huyện Vĩnh Lộc). Theo Đại Việt sử kí tồn thư, ơng là dịng dõi của Lê
Phụ Trần – Trần Bình Trọng. Nhờ có công dẹp giặc Chiêm Thành, giữ yên bờ
cõi, Trần Khát Chân đã được phong chức Thượng tướng quân. Tuy nhiên cuối
thời Trần, đất nước có nhiều biến động, quyền lực rơi vào tay Hồ Quý Ly. Ông
cùng với một số người đã lên kế hoạch mưu sát Hồ Quý Ly, nhưng mưu sự bất
thành, 370 người, trong đó có ơng đã bị giết hại. Ông được mai táng dưới chân
núi Đốn (Đún), Vĩnh Lộc. Ngưỡng mộ tài đức của ông, nhiều nơi trên địa bàn
Thanh Hóa đã lập đền thờ.
Di tích đền thờ Trần Khát Chân (xã Dân Lý, Triệu Sơn) được xây dựng
trên nền móng của một ngơi đền cổ thờ ông. Năm 2017, ngôi đền được tôn tạo
khang trang và được cơng nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh.
+ Giá trị văn hố:
Di tích đền thờ Trần Khát Chân (xã Dân Lý, Triệu Sơn) là một trong hơn
70 di tích đền thờ ơng ở tỉnh Thanh Hố. Hàng năm vào ngày 23-24/4 Âm lịch,
nhân dân xã Dân Lý và các vùng lân cận đã tổ chức lễ kỉ niệm ngày mất của ơng
để tỏ lịng tưởng nhớ và trân trọng một nhân cách đẹp, một tấm lòng kiên trung
của danh tướng Trần Khát Chân.
2.3.4 Đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm trong tiết học nội khoá.
*Mục đích của việc tổ chức đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm trong
tiết học nội khoá trên lớp là thơng qua việc học sinh trình bày sản phẩm thu
hoạch của nhóm mình, giáo viên có thể đánh giá q trình làm việc của các
nhóm. Đồng thời qua việc theo dõi, học sinh có thêm những hiểu biết mới về các
di tích khác mà mình chưa biết, chưa tìm hiểu được.
Tiết học được chia thành hai phần: Phần trình bày sản phẩm theo chủ đề
“Đến với quê tôi” và phần thảo luận về chủ đề “Phát huy giá trị di sản quê
12

skkn



hương”.
Lớp học được chia làm 5 nhóm học tập, trình bày sản phẩm thu hoạch
của 5 di tích lịch sử - văn hoá đã tiến hành trải nghiệm.
*Các bước được thực hiện như sau:
- Phần trình bày sản phẩm theo chủ đề “Đến với q tơi”:
+ Từng nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình.
+ Các nhóm khác theo dõi, thảo luận, trao đổi, nhận xét, đóng góp ý kiến
với kết quả làm việc của nhóm bạn.
- Phần thảo luận về chủ đề “Phát huy giá trị di sản quê hương”:
+ Giáo viên đưa ra tình huống sau để các nhóm tập trung thảo luận:
Câu hỏi 1: “Di tích lịch sử văn hoá của quê hương hiện tại đang xuống
cấp. Có ý kiến cho rằng: Cần phải phá dỡ hết di tích cũ để xây mới cho khang
trang hơn”. Em có đồng ý với ý kiến đó khơng? Vì sao?
Câu hỏi 2: Bản thân em sẽ làm gì để góp phần giữ gìn, phát huy các giá
trị văn hóa lịch sử của các di tích lịch sử văn hóa tại địa phương mình?
+ Học sinh các nhóm thảo luận, đưa ra ý kiến của nhóm mình, tranh luận
với nhóm có quan điểm khác.
* Gợi ý trả lời câu hỏi tình huống:
- Câu hỏi 1: Khơng đồng tình với ý kiến đó. Vì việc trùng tu các di tích
phải bảo tồn, lưu giữ được diện mạo và tính chất của di tích. Đặc biệt, trong q
trình trùng tu phải sử dụng thận trọng mọi nguyên liệu của kỹ thuật hiện đại,
nhất là bê tơng cốt sắt. Tránh “hiện đại hố”, “trẻ hố” làm biến dạng di tích,
làm mất đi các giá trị lịch sử, văn hố vốn có của di tích.
- Câu hỏi 2: Để góp phần giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa lịch sử của
các di tích lịch sử văn hóa tại địa phương mình em đã và đang thực hiện những
việc làm sau:
+ Giữ gìn cảnh quan mơi trường tại các khu di tích, khơng viết, vẽ tùy
tiện,không ngồi, sờ vào hiện vật ở khu di tích...
+ Tích cực tìm hiểu giá trị lịch sử, văn hóa của các di tích thơng qua hoạt
động tham quan, du lịch, tìm hiểu qua mạng Internet...

+ Tuyên truyền, vận động người thân và những người xung quanh thực
hiện tốt việc giữ gìn, bảo vệ các di tích.
+ Tố giác, lên án những hành vi xâm phạm đến các di tích...
Hình ảnh học sinh trình bày sản phẩm thu hoạch trong tiết học trên lớp.

13

skkn


* Giáo viên nhận xét, rút kinh nghiệm quá trình thực hiện hoạt động và
sản phẩm của mỗi nhóm. Có thể thưởng cho nhóm có kết quả tốt nhất để động
viên, khích lệ tinh thần học tập của các em.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến.
Để thấy được hiệu quả và tính khả thi của đề tài nghiên cứu, tơi đã tổ chức 2
cuộc điều tra được tiến hành vào 2 thời điểm: Thời điểm đầu năm học khi chưa tiến
hành các hoạt động trải nghiệm; thời điểm vào cuối năm học, khi đã tiến hành được
một số hoạt động trải nghiệm.
- Tơi chọn lớp 10A6, có tổng số 40 học sinh để tiến hành khảo sát và dạy thực
nghiệm. ( Phụ lục 3)
- Lớp đối chứng là lớp 10A8
- Sau thời gian thực hiện tôi đã thu được kết quả như sau:
+ Lớp 10A6 trước và sau khi thức hiện dạy thực nghiệm:
Đầu năm học
Câu hỏi 1
Học sinh (40)
Tỉ lệ

Cuối năm học


Rất
u
thích
0

u thích

Bình
thường

Rất
thích

4

36

4

20

16

0%

10%

90%

10%


50%

40%

Đầu năm học

Câu hỏi 2

u u
thích

Bình
thường

Cuối năm học

Biết
địa Biết
di
danh của tích gắn
di tích
với nhân
vật,
sự
kiện lịch
sử của dân

Biết thực Biết
địa Biết

di Biết thực
trạng của danh của tích gắn trạng của
di tích lịch di tích
với nhân di tích lịch
sử
vật,
sự sử
kiện lịch
sử của dân

14

skkn


Đền NưaAm Tiên
Bia - lăng
mộ Lê Thì
Hiến.
Đình Thiết
Cương
Đền
thờ
Trần Khát
Chân
Đền thờ vua
Đinh

HS


tộc
TL% HS

TL% HS

TL% HS

tộc
TL% HS

TL% HS

TL
%

40

100

20

50

16

40

40

100


40

100

32

80

12

30

12

30

9

22,5

40

100

40

100

35


87,5

14

35

8

20

7

17,5

40

100

38

95

31

77,5

16

40


16

40

11

27,5

40

100

40

100

34

85

7

17,5

7

17,5

6


15

40

100

40

100

30

75

+ Lớp 10A8 không áp dụng đề tài nên ở các tiết dạy nội khoá về llichj sử địa
phương học sinh khơng có hứng thú học tập, tiết học diễn ra nhàm chán, đơn điệu.

Từ kết quả điều tra trên, ta thấy sau khi tiến hành các hoạt động trải
nghiệm thực tế một số di tích lịch sử tại địa phương, tình trạng học sinh thờ ơ,
thiếu hứng thú với các giá trị văn hóa dân tộc và lịch sử dân tộc, lịch sử địa
phương đã được cải thiện rõ nét. Các em đã biết quan tâm hơn về di tích, biết
tham gia tích cực vào việc giữ gìn, bảo vệ và tuyên truyền về những di tích cho
bạn bè, người thân…
Đặc biệt, trong dịp Chào mừng kỷ niệm 47 năm Ngày giải phóng Miền
Nam thống nhất đất nước, 136 năm Ngày Quốc tế Lao động 1/5, hướng tới kỷ
niệm 132 năm Ngày Sinh nhật Bác, nhất là sự kiện Chào mừng huyện Triệu Sơn
đón nhận đạt chuẩn Huyện nông thôn mới và Huân chương lao động hạng Ba
(28/04/2022), các em học sinh lớp 10A5, 10 A6, 10A7, 10A8 trường THPT
Triệu Sơn 1 đã tích cực tham gia dọn vệ sinh đường phố khu vực thị trấn Triệu

Sơn để tạo không gian sạch đẹp trong những ngày tháng lịch sử này. Đó cũng
chính là hành động thiết thực nhằm tỏ lòng tưởng nhớ, tri ân những anh hùng
dân tộc của các em.
3. KẾT LUẬN
3.1 Kết luận
Di sản, di tích lịch sử - văn hố là “dư âm” của quá khứ, là “diện mạo, hồn
cốt” của tổ tiên. Khi xu thế tồn cầu hố như một cơn bão sẵn sàng cuốn phăng
những giá trị lịch sử, văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong quá trình
hội nhập thì việc tìm về với di sản, di tích chính là sự trở về nguồn cội – nơi
người ta có thể bình tâm, tĩnh trí, lắng nghe những lời nhắc nhở của tiền nhân để
nhận ra điều hay, lẽ phải, đúc rút nên bài học kinh nghiệm bổ ích cho mỗi bước
đi của mình trong hiện tại và tương lai.
Lứa tuổi học sinh THPT là thời kì quan trọng trong quá trình hình thành
nhân cách của một công dân. Để tuổi trẻ ngày nay biết trân trọng q khứ, gìn
giữ bản sắc văn hóa dân tộc, “hồ nhập nhưng khơng hồ tan”, biết quảng bá,
15

skkn


phát huy giá trị quý báu của di sản văn hố thì giáo dục lịch sử, giáo dục lịng
u nước thông qua hoạt động trải nghiệm thực tế các di tích lịch sử - văn hố là
việc làm vơ cùng hữu ích. Bởi bắt nguồn từ những thứ bình dị, thân thuộc nhất,
tình u làng xóm được bồi đắp, được ni dưỡng, lớn dần lên trở thành dịng
chảy bất tận của tình yêu đất nước. Để rồi từ tình yêu đất nước, các em thấy
được trách nhiệm của bản thân đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc
ngày nay.
3.2. Kiến nghị, đề xuất.
- Đối với giáo viên bộ mơn: Tùy vào hồn cảnh ở địa phương, điều kiện
thực tế của nhà trường để đưa ra kế hoạch, hình thức tổ chức trải nghiệm lịch sử

một cách phù hợp.
- Đối với nhà trường: Tạo điều kiện tốt hơn về kinh phí, động viên về tinh
thần cho giáo viên thực hiện hoạt động dạy ngoại khóa nói chung và ngoại khóa
bộ mơn Lích sử nói riêng. Vì để thực hiện được một tiết học ngoại khóa thực sự
cần rất nhiều sự đầu tư công sức và tâm huyết.
- Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa: Cần cung cấp thêm tài liệu
hướng dẫn, thống nhất về dạy học ngoại khóa nói chung và cho tiết ngoại khóa
mơn Lịch sử nói riêng.
Tơi xin chân thành cảm ơn.
Xác nhận của Thủ trưởng đơn vị

Thanh Hóa, ngày 02/06/2022
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của
mình, khơng sao chép nội dung của
người khác.
Người viết

Trịnh Thị Hoài

16

skkn


17

skkn




×