Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Skkn giải pháp tổ chức hoạt động dạy học tiết 1 chủ đề tiêu hóa ở động vật theo mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông 2018 nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.42 KB, 20 trang )

1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
Tổ chức dạy học môn Sinh học từ trước đến nay giáo viên thực hiện soạn
theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông 2006 với mục tiêu bài học viết
theo kiến thức, kỹ năng, thái độ và giảng dạy theo từng bài trong sách giáo khoa
bằng các phương pháp dạy học khác nhau nhưng chủ yếu vẫn là thuyết trình,
diễn giải. Việc học tập của học sinh phần lớn chỉ đơn thuần nhận thông tin một
chiều từ giáo viên, tiếp thu một cách thụ động hoặc lĩnh hội kiến thức đã được
giáo viên giảng dạy, nghiên cứu thay vì học sinh tự tìm tịi nghiên cứu để nâng
cao kiến thức. Học sinh chưa có nhiều cơ hội để bộc lộ và phát triển năng lực
bản thân do chưa được giao nhiệm vụ phù hợp với năng lực bản thân.
Ngày 27/12/2018, Bộ GD&ĐT đã cơng bố Chương trình giáo dục phổ
thơng mới, gồm Chương trình tổng thể và 27 chương trình mơn học, hoạt động
giáo dục. Chương trình giáo dục phổ thơng mới được xây dựng theo mơ hình
phát triển năng lực, thơng qua những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại và các
phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học, giúp học sinh hình thành và
phát triển những phẩm chất và năng lực mà nhà trường và xã hội kì vọng.
Trong chương trình giáo dục phổ thơng mới, mơn Sinh học được xây dựng
theo định hướng phát triển năng lực, gắn với các tình huống thực tiễn cũng địi
hỏi thực hiện dạy học phát triển năng lực tư duy logic. Chính vì thế quan điểm
xác định việc tổ chức dạy học hình thành năng lực, phẩm chất cho học sinh làm
trục chính xuyên suốt cả cấp học. Từ thực tế trên, việc tổ chức hoạt động dạy
học hình thành năng lực cho học sinh tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông
mới là việc vô cùng cần thiết và cấp bách.
Vì những lý do trên, trong khn khổ sáng kiến kinh nghiệm tôi thực hiện:
“Giải pháp tổ chức hoạt động dạy học tiết 1 chủ đề Tiêu hóa ở động vật theo
mục tiêu chương trình giáo dục phổ thơng 2018 nhằm phát triển phẩm chất, năng
lực học sinh”, đồng thời với mong muốn bản thân tập dược, chuẩn bị tâm thế
tiến hành nhiệm vụ dạy học trong giai đoạn với mục tiêu giáo dục mới.

1



skkn


1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Xây dựng quy trình và thiết kế Kế hoạch dạy học hình thành năng lực cho
học sinh THPT trong dạy học môn Sinh học.
- Thiết kế Kế hoạch dạy học tiết 1 chủ đề Tiêu hóa ở động vật - Sinh học
11, hình thành năng lực cho học sinh theo mục tiêu chương trình giáo dục 2018.
- Tổ chức thực hiện Kế hoạch bài dạy để đánh giá hiệu quả của Kế hoạch
đã xây dựng.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Tìm hiểu những lí luận dạy học nói chung, dạy học Sinh học nói riêng
vào trong q trình tự học, tự nghiên cứu nhằm tích cực hóa hoạt động trong
nhận thức, đặc biệt là trong tư duy của học sinh khối 11 trường THPT Nông
Cống 4.
- Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa Sinh học 11, chủ đề Tiêu hóa ở
động vật.
- Tìm hiểu mục tiêu chương trình giáo dục phổ thơng 2018.
- Học tập mudun 4 môn sinh học THPT do Bộ giáo dục đào tạo tổ chức để
có thể xây dựng được kế hoạch bài dạy theo hướng phát triển phẩm chất, năng
lực học sinh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu tài liệu và các cơng trình nghiên cứu đổi mới PPDH theo
hướng tích cực hóa việc học của học sinh.
- Nghiên cứu về cấu trúc và nội dung chương trình Sinh học 11 (Chủ đề
Tiêu hóa ở động vật).
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về các phương pháp, biện pháp thiết kế và sử
dụng kỹ thuật dạy học trong nội dung chủ đề Tiêu hóa ở động vật – Sinh học 11”

theo hướng phát triển, nâng cao năng lực học tập của học sinh.
1.4.2. Phương pháp chuyên gia
Gặp gỡ, trao đổi, tiếp thu ý kiến của các đồng nghiệp để tham khảo ý kiến
làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài.
2

skkn


1.4.3. Phương pháp thực tập sư phạm
Thực nghiệm sư phạm ở trường THPT, tiến hành theo quy trình của đề tài
nghiên cứu khoa học giáo dục để đánh giá hiệu quả của đề tài nghiên cứu.
1.4.4. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp này để thống kê, xử lý, đánh giá kết quả thu được.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Hiện nay việc xây dựng Kế hoạch dạy học hình thành năng lực cho học
sinh mới đang được triển khai tập huấn về cơ sở lý thuyết cho giáo viên giảng
dạy Sinh học cấp THPT thông qua học tập các modun. Việc xây dựng Kế hoạch
dạy học hình thành năng lực cho học sinh sẽ bắt đầu áp dụng từ năm học 20222023 tại các trường THPT, theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày
18/12/2020 của Bộ GD&ĐT về hướng dẫn việc xây dựng và tổ chức thực hiện
kế hoạch giáo dục của nhà trường. Do đó để có một Kế hoạch dạy học hình
thành năng lực cho HS tiếp cận chương trình giáo dục phổ thơng mới đến thời
điểm này chưa có tài liệu chuẩn. Chính vì lẽ đó, bằng kinh nghiệm dạy học của
mình, cùng với việc tự học nghiên cứu nội dung chương trình giáo dục phổ
thơng mới , tôi đưa ra giải pháp trong nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Thực hiện đúng lộ trình thì từ năm học 2022-2023, học sinh THPT sẽ bắt
đầu học Chương trình mới đối với lớp 10. Từ nay đến đó chỉ cịn một khoảng
thời gian ngắn song việc tập huấn thực hiện chương trình mới cho giáo viên

THPT được tổ chức trên mạng như hiện nay với quy mô rộng giáo viên khó
được giải đáp đầy đủ những thắc mắc về nội dung Chương trình mới; tài liệu
hướng dẫn về phương pháp, cách tổ chức hoạt động dạy học theo quan điểm
hình thành năng lực trong mơn Sinh học chưa có; đa số giáo viên chưa có nhận
thức đầy đủ, sâu sắc về nội dung và yêu cầu cần đạt, về phương pháp dạy học
theo chương trình giáo dục mới; sự chuẩn bị về kiến thức, kỹ năng để thực hiện
dạy học cập nhật với chương trình mới của giáo viên chưa tốt.

3

skkn


Từ thực tế trên, việc tổ chức hoạt động dạy học hình thành năng lực cho
học sinh tiếp cận chương trình giáo dục phổ thơng mới là việc vơ cùng cần thiết
và cấp bách.
Mơn Sinh học cấp THPT có nhiều bài khó, trừu tượng làm cho HS chưa
thực sự hứng thú với mơn Sinh học. Vì thế, tơi muốn đưa môn Sinh học đến gần
với các em HS hơn đồng thời vừa rèn được năng lực đặc thù của bộ mơn Sinh
cho học sinh theo mục tiêu Chương trình giáo dục phổ thông mới.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Xây dựng quy trình
Bước 1: Xác định mạch nội dung kiến thức
Chủ đề: Tiêu hóa ở động vật, môn Sinh học 11 được chia thành 2 tiết học.
Bước 2: Xác định mục tiêu dạy học của chủ đề
TT Yêu cầu cần đạt được của chủ đề

Phẩm chất, năng lực chủ đề
góp phần phát triển
Năng


Phẩm chất và

lực SH năng lực chung
1

Nêu được khái niệm về tiêu hóa động vật.

Nhận

2

Liệt kê được các hình thức tiêu hóa ở các

thức

- Trách

nhóm động vật.

sinh

Tích cực tìm tịi

Trình bày được q trình tiêu hố ở các nhóm học

kiến thức để hồn

động vật.


thành nhiệm vụ

Phân biệt được các hình thức tiêu hóa ở các

khi được giao.

nhóm động vật.

- Tự chủ và tự

Phân tích được các đặc điểm thích nghi trong

học: Tích cực, chủ

cấu tạo và chức năng của các cơ quan tiêu hố

động tìm kiếm tài

ở các nhóm động vật khác nhau trong những

liệu về tiêu hóa,

điều kiện sống khác nhau.

tuần hồn ở động

3
4
5


6

Chỉ ra được các hình thức tiêu hóa ở các

nhiệm:

vật
-Giao tiếp và hợp

nhóm động vật khác nhau

tác: Phân cơng,
4

skkn


thực
Bước 3: Lựa chọn phương pháp, kĩ thuật dạy học của chủ đề
Sau khi nghiên cứu nội dung bài học, tơi lựa chọn phương pháp dạy học
tích cực với chủ đạo là kỹ thuật “Các mảnh ghép.
Các mảnh ghép là kỹ thuật dạy học mang tính hợp tác, kết hợp giữa cá
nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm giải quyết một nhiệm vụ phức hợp,
kích thích sự tham gia tích cực cũng như nâng cao vai trị của cá nhân trong q
trình hợp tác.

• Có thể học hỏi trao đổi, bổ sung kiến thức, kinh nghiệm từ các HS
khác.

• Tạo điều kiện cho mỗi người học tiếp thu một cách trọn vẹn tất cả nội

dung bài học, tiết kiệm thời gian mà kiến thức người học tiếp thu đầy đủ và dễ
hiểu.

• Tăng thêm sự hứng thú, lớp học sinh động, làm việc có hiệu quả, nắm
vững kiến thức ngay trong buổi học.

• Có thể áp dụng được cho tất cả các đối tượng học sinh.
Thiết kế Kế hoạch dạy học bài “TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT”
TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT - Tiết 1
I. Mục tiêu dạy học
1. Về kiến thức:
-Trình bày được khái niệm về tiêu hóa ở động vật;
-Phân biệt tiêu hóa nội bào với tiêu hóa ngoại bào;
-Phân biệt được cấu tạo cơ quan tiêu hóa trong q trình tiến hóa của các
ĐV;
-Nêu được ưu điểm về tiêu hóa thức ăn trong túi tiêu hóa và trong ống tiêu
hóa so với tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa;
- Chỉ ra được chiều hướng tiến hóa cơ quan tiêu hóa.
2. Về năng lực
2.1. Năng lực đặc thù
5

skkn


2.1.1. Nhận thức sinh học
- Nêu được khái niệm tiêu hóa ở động vật;
- Nêu được các hình thức tiêu hóa ở động vật;
- Phân biệt tiêu hóa nội bào với tiêu hóa ngoại bào;
- So sánh được hiệu quả tiêu hóa ở các nhóm động vật;

- Phân tích được chiều hướng tiến hóa về cấu tạo và hình thức tiêu hóa ở
các nhóm động vật;
- Phân biệt được biến đổi trung gian (tiêu hóa) với chuyển hóa vật chất và
năng lượng ở tế bào (chuyển hóa nội bào);
- Phân tích được sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng tiêu hóa ở các
nhóm động vật;
2.1.2. Tìm hiểu thế giới sống:
- Nêu được mối quan hệ giữa quá trình trao đổi chất và q trình chuyển
hố nội bào.
- Giải thích được tại sao giun chỉ và sán dây sống kí sinh trong ruột người
khơng có hệ tiêu hóa mà vẫn sống bình thường?
- Giải thích được tại trong mề của gà và của chim bồ câu khi mổ ra thường
có những hạt sỏi nhỏ? Chúng có tác dụng gì?
- Giải thích được trong hệ tiêu hóa người khi bị cắt bỏ 1 trong các cơ quan
nào sau đây thì gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến q trình tiêu hóa: dạ dày, túi
mật hay tụy.
2.1.3. Vận dụng kiến thức, kĩ năng:
- Xây dựng khẩu phần ăn hợp lí, cân đối từng nhóm ĐV.
- Giáo dục ý thức bảo vệ ĐV và môi trường sống của chúng, đặc biệt ĐV
hoang dã quý hiếm, bảo tồn đa dạng sinh học;
2.2. Năng lực chung:
- Giao tiếp và hợp tác: phân công và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân,
nhóm đơi, nhóm lớn khi tìm hiểu khái niệm tiêu hóa, các hình thức tiêu hóa.
- Tự chủ và tự học: tích cực chủ động tìm kiếm, đọc tài liệu về tiêu hóa ở
các nhóm động vật và tiêu hóa thức ăn trong các bộ phận của ống tiêu hóa của
6

skkn



người.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất được một số biện pháp xây dựng
khẩu phần ăn hợp lí, cân đối từng nhóm ĐV, giáo dục ý thức bảo vệ ĐV và môi
trường sống của chúng, đặc biệt ĐV hoang dã quý hiếm, bảo tồn đa dạng sinh
học.
3. về phẩm chất
- Chăm chỉ: Tích cực nghiên cứu tài liệu, thường xuyên theo dõi việc
thực hiện các nhiệm vụ được phân cơng.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ khi được phân
cơng.
- Trung thực: Có ý thức báo cáo chính xác, khách quan về kết quả thí
nghiệm thực hành.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
Giáo viên nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, cụ thể chuẩn bị
- Hình 15.1, 15.2, 15.3, 15.4, 15.5, 15.6 SGK;
- Máy chiếu;
- Phiếu học tập.
Phiếu học tập số 1:
Đặc điểm

Động vật có cơ quan tiêu hóa

Động vật chưa có

Động vật có túi Động vật có ống

cơ quan tiêu hóa

tiêu hóa


Đại diện
Cấu tạo cơ quan
tiêu hóa
Hình thức tiêu hóa
Q trình tiêu hóa

7

skkn

tiêu hóa


Phiêu học tập sơ 2:
Bộ phận

Tiêu hố cơ học

Tiêu hố hố học

Miệng
Thực quản
Dạ dày
Ruột non
Ruột già

III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu (Khởi động)
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh, dẫn dắt HS vào bài “Tiêu hóa ở
động vật” - tiết 1

b) Nội dung:
Xác định loại thức ăn của mỗi lồi động vật thơng qua trị chơi ơ chữ bí
mật. Mỗi ơ chữ là hình ảnh của 1 động vật, nhiệm vụ học sinh xác định được
thức ăn loài động vật trong mảnh ghép học sinh chọn. Sau khi lật hết các mảnh
ghép trả lời câu hỏi, động vật sẽ sử dụng thức ăn lấy từ mơi trường bằng phương
thức nào? Để tìm hiểu q trình biến đổi thức ăn ở lồi động vật diễn ra như thế
nào chúng ta tìm hiểu nội dung bài hơm nay “Tiêu hóa ở động vật”
c) Sản phẩm: câu trả lời của học sinh
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Yêu cầu

Cá nhân chọn số thứ tự

-Nhiệm vụ 1 : HS hoàn thành nhiệm vụ trong mảnh

của mảnh ghép

ghép đã chọn (1 phút)
- Nhiệm vụ 2 : Trả lời câu hỏi: động vật sẽ hấp thụ
8

skkn


thức ăn lấy từ môi trường bằng phương thức nào?

(thực hiện sau khi lật hết các mảnh ghép
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Lật mảnh ghép học sinh lụa chọn (mảnh ghép hình

Xác định loại thức ăn ĐV

ảnh một số hình ảnh ĐV quen thuộc: Gà, Thỏ, Hổ, ... xuất hiện trong mảnh
Gợi ý để trả lời câu câu hỏi ở nhiệm vụ 2 thức ăn lấy

ghép



vào sử dụng trục tiếp hay biến đổi?

(nhiệm vụ 1)

mình

chọn

Trả lời câu hỏi sau khi lật
hết mảnh ghép nhiệm vụ
2 (phán đoán)
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Tổ chức:
Theo dõi

- HS trả lời
Phân tích đưa ra câu trả lời đúng nhất dẫn dắt vào bài

Bước 4: Đánh giá kết quả học tập
+Nhiệm vụ 1: đánh giá theo kiểu bảng kiểm

Đếm xem với mỗi mảnh

+Nhiệm vụ 2: đánh giá nhận xét để vào bài

ghép có bao nhiêu học
sinh tham gia.

Số HS tham gia/tổng HS

Số HS trả lời đúng/ tổng

trên lớp

HS trên lớp

Mảnh ghép 1
Mảnh ghép 2

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu khái niệm tiêu hóa.
a) Mục tiêu: Hs trình bày được tiêu hóa là gì? Và tiêu hóa xảy ra ở đâu
trong cơ thể động vật.
b) Nội dung:
Khái niệm:
9

skkn



- Tiêu hóa là q trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành
những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
- Tiêu hóa ở động vật xảy ra trong khơng bào tiêu hóa (tiêu hóa nội bào),
ngồi tế bào, trong túi tiêu hóa (tiêu hóa nội bào và ngoại bào), trong ống tiêu
hóa (tiêu hóa ngoại bào).
c)

Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d)

Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Yêu cầu HS nghiên cứu SGK, thực

Nghiên cứu nội dung SGK

hiện nhiệm vụ : Chọn phương án
(A,B,C,D) cho câu trả lời đúng về tiêu
hóa ở động vật vào bảng phụ. (thời
gian 02 phút)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

Quan sát, hỗ trợ học sinh đánh dấu vào Ghi phương án lựa chọn vào bảng phụ.
câu trả lời đúng về tiêu hóa ở động vật.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Tổ chức:

Trả lời đáp án trên bảng phụ

- Sau 2 phút HS trả lời bằng hình thức
giơ bảng phụ
Phân tích đưa ra câu trả lời đúng nhất
Bước 4: Đánh giá kết quả học tập
Đếm xem có bao nhiêu học sinh có câu Đánh giá bằng bảng kiểm
trả lời đúng.

10

skkn


Hoạt động 2.2: Tìm hiêu tiêu hóa ở các nhóm động vật .
a) Mục tiêu:
- Mơ tả được q trình tiêu hố trong khơng bào tiêu hố ở động vật đơn
bào, trong túi tiêu hoá và ống tiêu hoá.
- Phân biệt được tiêu hố ngoại bào và nội bào.
- Trình bày được chiều hướng tiến hoá của hệ tiêu hoá từ động vật đơn bào
đến đa bào bậc thấp, đến đa bào bậc cao.
b)

Nội dung: Đáp án phiếu học tập số 1


Đặc điêm

Động vật có cơ quan tiêu hóa

Động vật chưa có
cơ quan tiêu hóa

Đại diện

Động vật có túi

Động vật có ống

tiêu hóa

tiêu hóa

Động vật đơn bào: Các lồi ruột

Động

vật



Trùng giày, trùng

khoang và giun

xương


sống



roi...

dẹp: Thủy tức,

nhiều

động

vật

sứa, sán lá...

không

xương

sống:
Cấu tạo cơ quan

Chưa có

- Hình túi, có 1 lỗ

- Hình ống, gồm


tiêu

thơng duy nhất ra

nhiều bộ phận

hóa

bên ngồi vừa làm như: Miệng, hầu,
chức năng miệng

thực quản, dạ dày,

vừa làm chức

ruột non, ruột già,

năng hậu mơn.

hậu mơn và các

-Trên thành túi có

tuyến tiêu hóa.

nhiều tế bào tuyến
tiết enzim tiêu hóa
vào lịng túi tiêu
hóa.
Hình thức


Tiêu hóa nội bào

tiêu hóa

Tiêu hóa ngoại

Tiêu hóa ngoại

bào và tiêu hóa

bào

nội bào
11

skkn


Q trình tiêu hóa Thức ăn được biến Thức ăn được tiêu

Thức ăn được biến

đổi trong khơng

hóa ngoại bào và

đổi cơ học và hóa

bào tiêu hóa +


tiêu hóa nội bào,

học trong ống tiêu

lizơxơm, chất

chất dinh dưỡng

hóa, chất dinh

dinh dưỡng đơn

đơn giản được hấp dưỡng đơn giản

giản được hấp thụ, thụ, còn chất cặn

được hấp thụ, còn

còn chất cặn bã

bã thải ra ngồi

chất thải tạo thành

thải ra ngồi bằng

qua lỗ thơng.

phân và thải ra


hình thức xuất

ngồi

bào.
c) Sản phâm: Câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Chia lóp thành 3 nhóm học tập (mỗi nhóm

Nghiên cứu nội dung SGK hoặc

14 HS), giao nhiệm vụ cho các nhóm

chuẩn bị trưóc ở nhà các nhóm trả

(chuẩn bị trưóc ở nhà, khuyến khích các

lời các câu hỏi:

nhóm làm video) ứng với 3 nội dung kiến
thức: Tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan Vịng 1: Nhóm chun gia (5
phút)
tiêu hóa; ở động vật có túi tiêu hóa và ở
động vật có ống tiếu hóa


+ Nhóm 1, 2 quan sát hình 15.1 Nêu

Vịng 1: Nhóm chun gia (5 phút)

đại diện động vật chưa có cơ quan

- Chia lóp thành 6 nhóm, mã hóa mỗi HS

tiêu hóa, trình bày cấu tạo cơ quan

một số thứ tự nhất định từ 1 đến 7

tiêu hóa và q trình tiêu hóa thức

- Chiếu hình 15.1, 15.2, 15.3, 15.4, 15.5,

ăn ở động vật chưa có cơ quan tiêu

15.6

hóa.

Vịng 2: Nhóm mảnh ghép (4 phút)

+ Nhóm 3, 4 quan sat hình 15.2, nêu

- u cầu HS mang số thứ tự 1 về nhóm 1, đại diện, trình bày cấu tạo và q
trình tiêu hóa thức ăn ở động vật có
số thứ tự 2 về nhóm 2, ...số thứ tự 6 về

túi tiêu hóa.

nhóm 6, riêng các HS số thứ tự 7 được

+ Nhóm 5, 6, quan sat hình 15.3,
12

skkn


giáo viên xếp ngẫu nhiên vào 6 nhóm. Các 15.4, 15.5, 15.6 nêu đại diện, trình
nhóm thảo luận hồn thành phiếu học tập

bày cấu tạo và q trình tiêu hóa

và trả lời câu hỏi:

thức ăn ở động vật có cơ quan tiêu

+ Cho biết ưu điểm tiêu hóa ở động vật có hóa dạng ống
ống tiêu hóa so với động vật có túi tiêu Vịng 2: Nhóm mảnh ghép (4
hóa và động vật chưa có cơ quan tiêu hóa?

phút)

+ Rút ra nhận xét chiều hướng tiến hóa của - Các nhóm thảo luận thực hiện
hệ tiêu hóa?

nhiệm vụ.


Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Gọi đại diện 1 nhóm trình bày trước lớp, HS suy nghĩ, trả lời các câu hỏi và
nhóm khác nhận xét, bổ sung.

thực hiện nhiệm vụ vịng 1, 2.

- Đưa thơng tin phản hồi, nhận xét, đánh
giá, chuẩn hóa kiến thức.
- Nêu câu hỏi :
+ Tại sao trong túi tiêu hóa, thức ăn sau
khi được tiêu hóa ngoại bào lại tiếp tục
tiêu hóa nội bào?

+ Do sau khi tiêu hóa ngoại bào
trong túi tiêu hóa thức ăn chưa biến
đổi thành chất đơn giản nên cần
phải tiêu hóa nội bào.
+ Ưu điểm là động vật có túi tiêu
hóa bước đầu đã có cơ quan tiêu hóa
riêng biệt mặc dù rất đơn giản, tiêu

+ Ống tiêu hóa của một số động vật như hóa được thức ăn có kích thước lớn.
giun đất, châu chấu, chim có bộ phận nào + Trong ống tiêu hóa thức ăn đi một
khác với ống tiêu hóa của người ? Các bộ chiều do sự đóng mở các van trong
phận đó có chức năng gì ?
ống tiêu hóa. Trong mỗi bộ phận
Đưa thông tin phản hồi, nhận xét, bổ sung, của ống tiêu hóa thức ăn được ngấm
chuẩn hóa kiến thức.

dịch phù hợp, tiêu hóa triệt để thức

ăn
+ Diều ở giun đất và châu chấu có
tác dụng chứa và làm mềm thức ăn.
13

skkn


Mề (dạ dày cơ) ở chim có tác dụng
nghiền nát thức ăn dạng hạt.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Tổ chức:

- Đại diện 01 HS mỗi nhóm báo cáo

- Chụp lại 06 kết quả thảo luận của 06 kết quả.
nhóm.

Các nhóm khác thảo luận về vấn đề

- Đại diện mỗi nhóm báo cáo kết quả.

mà 01 HS đại diện

Các nhóm khác thảo luận về vấn đề
Bước 4: Đánh giá kết quả học tập
Đưa tiêu chí đánh giá, tổ chức cho các

Đánh giá theo tiêu chí GV đưa ra


nhóm học sinh tự đánh giá, thu ngẫu nhiên
phiếu học tập của 06 HS ở 06 nhóm chụp
đưa lên máy chiếu để HS
Tiêu chí đánh giá bằng thang đo
Biểu hiện

Đánh giá (thang điểm 10)

- Trình bày được đại diện của các hình

1,5 điểm

thức tiêu hóa, mỗi hình thức được 0,5
điểm.
- Trình bày được cấu tạo của các hình

2,5 điểm

thức tiêu hóa (động vật chưa có cơ quan
tiêu hóa được 0,5 điểm; động vật có túi
tiêu hóa và động vật có ống tiêu hóa mỗi
hình thức được1 điểm).
- Trình bày được các hình thức tiêu hóa

1,5 điểm

đặc trưng ở các nhóm động vật, mỗi hình
thức 0,5 điểm.
- Trình bày quá trình tiêu hóa ở từng


3 điểm

nhóm động vật, mỗi hình thức được 01
điểm.
14

skkn


- Trình bày ưu nhược điểm ở mỗi hình

1,5 điểm

thức tiêu hóa, mỗi hình thức 0,5 điểm.
Hoạt động 2.3: Tìm hiểu cơ quan tiêu hóa ở người
a) Mục tiêu:
- Kể tên được các bộ phận tiêu hóa ở người;
- Trình bày được đặc điểm tiêu hóa ở từng bộ phận trong ống tiêu hóa ở
người.
b) Nội dung: Đáp án phiếu học tập số 2
Bộ phận
Tiêu hoá cơ học
Tiêu hoá hoá học
Miệng
Nghiền thức ăn
Men Amilaza trong nước bọt
Thực quản Co bóp đẩy thức ăn xuống dạ dày Không
Dạ dày
Ruột non
Ruột già


Co bóp trộn thức ăn
Co bóp
Co bóp đưa phân ra ngồi

Dịch dạ dày có Enzim pepsin
Dịch ruột có nhiều E tiêu hố
Khơng

c) Sản phâm: đáp án phiêu học tập số 2, câu trả lời của HS
d)Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Yêu cầu HS chia thành 07 nhóm như ở

Nghiên cứu nội dung SGK

hoạt động 2 nghiên cứu SGK, thực hiện
nhiệm vụ : Điền các thông tin vào phiêu
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Quan sát, hỗ trợ học sinh điền vào phiêu

HS thảo luận nhóm điền các thông

học tập số 2.

tin trả lời vào bảng phụ


Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Tổ chức:

Trả lời đáp án trên bảng phụ

- Sau 5 phút HS trả lời bằng hình thức giơ
bảng phụ
Phân tích đưa ra câu trả lời đúng nhất
15

skkn


Bước 4: Đánh giá kết quả học tập
Chấm điểm theo tiêu chí đánh giá thang

Các nhóm tự đánh giá điểm của

đo cho từng nhóm.

nhóm mình và nhóm bạn
Đánh giá theo thang đo
Tiêu chí đánh giá thang đo

Tiêu chí

Đánh giá (thang điểm 10)

- Nêu được đặc điểm tiêu hóa cơ học, tiêu


2 điểm

hóa hóa học ở miệng
- Nêu được đặc điểm tiêu hóa cơ học, tiêu

2 điểm

hóa hóa học ở thực quản
- Nêu được đặc điểm tiêu hóa cơ học,

2 điểm

tiêu hóa hóa học ở dạ dày
- Nêu được đặc điểm tiêu hóa cơ học,

2 điểm

tiêu hóa hóa học ở ruột non
- Nêu được đặc điểm tiêu hóa cơ học, tiêu

2 điểm

hóa hóa học ở ruột
3. Hoạt động 3: Luyện tập kiến thức
a) Mục tiêu: Học sinh trả lời được các câu hỏi giáo viên đưa ra
b) Nội dung: 10 câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1. Tiêu hóa thức ăn là quá trình:
A. Nghiền nát, cắt, xé thức ăn từ lớn trở thành nhỏ dần.
B. Biến đổi thức ăn từ các chất phức tạp thành các chất đơn giản mà cơ thể có

thể hấp thụ được.
C. Thủy phân các chất hữu cơ bằng xúc tác của các enzim, biến đổi chúng
thành chất đơn giản.
D. Biến đổi thức ăn từ phức tạp thành đơn giản nhờ hoạt động của dịch tiêu
hóa.
Câu 2. Ý nào dưới đây không đúng với ưu thế của ống tiêu hóa so với túi tiêu
hóa?
A. Dịch tiêu hóa khơng bị hịa lỗng.
16

skkn


B. Dịch tiêu hóa được hịa lỗng.
C. Ống tiêu hóa được phân hóa thành các bộ phận khác nhau tạo cho sự
chuyển hóa về chức năng.
D. Có sự kết hợp giữa tiêu hóa hóa học và cơ học.
Câu 3. Ở động vật có ống tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa như thế nào?
A. Tiêu hóa ngoại bào.
B. Tiêu hóa nội bào.

B. Tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào.
D. Một số tiêu hóa nội bào, cịn lại tiêu hóa ngoại bào.

Câu 4. Q trình tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa chủ yếu diễn ra như thế
nào?
A. Thức ăn được tiêu hóa nội bào nhờ enzim thủy phân chất dinh dưỡng phức
tạp thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
B. Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào nhờ sự co bóp của khoang túi mà chất
dinh dưỡng phức tạp thành những chất đơn giản.

C. Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào (nhờ enzim thủy phân chất dinh dưỡng
phức tạp trong khoang túi) và nội bào.
D. Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào nhờ enzim thủy phân chất dinh dưỡng
phức tạp trong khoang túi.
Câu 5. Q trình tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa chủ yếu diễn ra
như thế nào?
A. Các enzim từ ribơxơm vào khơng bào tiêu hóa, thủy phân các chất hữu cơ
có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
B. Các enzim từ lizơxơm vào khơng bào tiêu hóa, thủy phân các chất hữu cơ
có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
C. Các enzim từ perơxixơm vào khơng bào tiêu hóa, thủy phân các chất hữu
cơ có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
D. Các enzim từ bộ máy gơngi vào khơng bào tiêu hóa, thủy phân các chất
hữu cơ có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
Câu 6. Sự tiến hóa của các hình thức tiêu hóa diễn ra theo hướng nào?
A. Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào→ Tiêu hóa
17

skkn


ngoại bào.
B. Tiêu hóa ngoại bào→ Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào→ Tiêu hóa
nội bào.
C. Tiêu hóa nội bào→ Tiêu hóa ngoại bào→ Tiêu hóa nội bào kết hợp với
ngoại bào.
D. Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào→ Tiêu hóa nội bào→ Tiêu hóa
ngoại bào.
Câu 7. Quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng chủ yếu diễn ra ở
A. dạ dày


B. ruột non

C. ruột già. D. ống tiêu hóa.

Câu 8. Ý nào dưới đây khơng đúng với cấu tạo của ống tiêu hóa ở người?
A. Trong ống tiêu hóa của người có ruột non.
B. Trong ống tiêu hóa của người có thực quản.
C. Trong ống tiêu hóa của người có dạ dày. D. Trong ống tiêu hóa của người
có diều.
Câu 9. Các nếp gấp của niêm mạc ruột, trên đó có các lơng ruột và các lơng cực
nhỏ có tác dụng gì?
A. Làm tăng nhu động ruột.

B. Tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu hóa hóa học.

C. Làm tăng bề mặt hấp thụ.

D. Tạo điều kiện cho tiêu hóa cơ học.

Câu 10. Trong các thành phần chứa trong thức ăn gồm nước, khoáng, vitamin,
gluxit, lipit, protit. Thành phần nào được cơ thể sử dụng trực tiếp mà khơng cần
qua biến đổi?
A. Nước, khống.

B. Nước, khống và vitamin các loại.

C. Nước, khoáng và một số vitamin tan trong nước. D. Gluxit, lipit và protit.
* Đáp án:


Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp

B

B

A


C

B

A

B

D

C

B

án

c) Sản phẩm: Bài làm của học sinh.
18

skkn


d) Cách thức tổ chức hoạt động:
GV phát đề cho từng học sinh làm bài, sau đó thu bài chấm đánh giá hiệu
quả tiết học.
4. Hoạt động 4: Vận dụng mở rộng kiến thức. HS về nhà thực hiện
a) Mục tiêu: học sinh tìm hiểu về tiêu hóa trên sách báo để trả lời được ít
nhất 2 câu hỏi giáo viên yêu cầu.
b) Nội dung: các câu hỏi mở rộng
1. Tại sao giun chỉ và sán dây sống kí sinh trong ruột người khơng có hệ

tiêu hóa mà vẫn sống bình thường?
2. Tại sao trong mề của gà và của chim bồ câu khi mổ ra thường có
những hạt sỏi nhỏ? Chúng có tác dụng gì?
3. Vì sao trong hệ tiêu hóa người khi bị cắt bỏ 1 trong các cơ quan nào
sau đây thì gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến q trình tiêu hóa: dạ dày, túi mật
hay tụy ?
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Từ thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy việc tổ chức dạy học theo định hướng
phát triển phẩm chất năng lực của học sinh bắng phương pháp, kỹ thật dạy học
tích cực giúp các em chủ động, hăng hái thực hiện các nhiệm vụ họa tập. Tất cả
các em đều cuốn theo mạch kiến thức bài học.
Để đánh giá kết quả nhận thức của các em học sinh ở 2 lớp, tôi xây dựng
bài kiểm tra năng lực. Thực hiện ở hoạt động 3 – Luyện tập kiến thức.
Thống kê kết quả như sau:
Lớp
10B2
(Đối chứng)
10B1
(Thực nghiệm)


số

Điểm 9-10
Số
lượng

%


Điểm 7-8

Điểm 5-6

Số

Số

lượng

%

lượng

%

Điểm dưới 5
Số
lượng

%

43

5

11.6

13


30.2

23

53.5

2

4.7

42

16

38.1

22

52.4

4

9.5

0

0

19


skkn


Qua kết quả trên tôi nhận thấy rằng, lớp 10B1 có tỉ lệ khá, giỏi đạt 90.5%
cao hơn so với lớp 10B2 (đạt 41.8%); đặc biệt ở lớp 10B1 không cịn học sinh
có điểm dưới trung bình. Vì vậy tơi cho rằng, tổ chức dạy học theo hướng phát
triển phẩm chất năng lực học sinh đã mang lại hiệu quả tốt.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị.
* Đối với giáo viên
Phải thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn,
nghiệp vụ sư phạm, đổi mới phương pháp dạy học.
Phải luôn tìm tòi, sáng tạo để từng bước cải tiến phương pháp dạy học cho
phù hợp với từng tiết học, bài học với những đối tượng học sinh khác nhau.
Tăng cường nghiên cứu mục tiêu, chương trình sách giáo khoa mới để thực
hiện có hiệu quả chương trình giáo dục phổ thơng 2018.
* Đới với Nhà trường
Tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để giáo viên và học sinh có những buổi
học thật tích cực và thú vị.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tơi trong q trình giảng dạy mơn
Sinh học ở trường trung học phổ thơng. Trong q trình làm đề tài khơng tránh
khỏi những sai sót, rất mong được sự góp ý chân thành của quý đồng nghiệp.
XÁC NHẬN CỦA THỦ

Thanh Hóa, ngày tháng năm 2022

TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,

khơng sao chép nội dung của người khác.

Phạm Thị Hương

20

skkn



×