Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Skkn giúp học sinh lớp 12 nâng cao năng lực làm văn câu nghị luận văn học trong cấu trúc đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.71 KB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 3

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

GIÚP HỌC SINH LỚP 12 NÂNG CAO NĂNG LỰC LÀM
VĂN CÂU NGHỊ LUẬN VĂN HỌC TRONG CẤU TRÚC
ĐỀ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Người thực hiện: Vũ Thị Cương
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Ngữ văn

skkn


THANH HỐ NĂM 2022

1. MỞ ĐẦU…………………………………………………………………...
1.1. Lí do chọn đề tài. ………………………………………………………..
1.2. Mục đích nghiên cứu…………………………………………………….
1.3. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………
1.4. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………..
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM……………………………..
2.1. Cơ sở lí luận……………………………………………………………...
2.2. Thực trạng của vấn đề ...…………………………………………..……
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề: Giúp học sinh lớp 12
nâng cao năng lực làm văn câu nghị luận văn học trong cấu trúc đề thi tốt
nghiệp THPT …………………………………………………………………
2.3.1. Giúp học sinh hiểu rõ cấu trúc đề thi câu nghị luận văn học của Bộ


giáo dục……......................................................................................................
2.3.2. Giúp học sinh nắm vững yêu cầu về kiến thức, kĩ năng và thang điểm
câu nghị luận văn học………………………………………………………….
2.3.3. Giúp học sinh tránh được một số lỗi thường gặp khi làm bài câu nghị
luận văn học ……………………………………………………………..
2.3.4. Giúp học sinh nắm vững cách làm bài câu nghị luận văn
học……………………………………………………………………………
2.3.5. Giúp học sinh vận dụng kiến thức và kĩ năng để luyện tập một số đề cụ
thể …………………………………………………………………………….
2.3.6. Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng sử dụng thời gian hợp lí để làm câu
nghị luận văn học …………………………………………………………..
2.3.7. Giáo viên nhận xét, đánh giá năng lực làm bài câu nghị luận văn học
của học sinh qua một số bài kiểm tra………………………………………….
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm…………………………………...
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ………………………………………………...
3.1. Kết luận………………………………………………..............................
3.2. Kiến nghị…………………………………………………………………
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………..

2
2
3
3
3
4
4
4
5
5
7

8
9
11
17
17
17
20
20
20
21

MỤC LỤC

1

skkn


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Thực trạng của việc dạy và học môn văn trong trường phổ thông hiện nay
là một vấn đề đang được ngành giáo dục và cả xã hội quan tâm. Có thể khẳng
định, từ khi tiến hành cải cách chương trình và sách giáo khoa bậc THPT đến
nay, nhiều giáo viên đã rất nỗ lực trong việc dạy - học để mang lại cho học sinh
những phương pháp học Văn tích cực cùng với sự hỗ trợ của các phương tiện
công nghệ thông tin ngày càng hiện đại, giúp các tiết học Văn đạt hiệu quả cao
hơn, song việc học sinh học yếu môn Văn hiện vẫn đang là một tồn tại mà bất cứ
ai quan tâm đến nền giáo dục của nước nhà cũng có thể thấy. Một trong những
nguyên nhân dẫn đến tình trạng là do sự lên ngơi của cơng nghệ giải trí, kéo theo
cơng nghệ nghe nhìn, làm văn hóa nghe nhìn chiếm ưu thế, văn hóa đọc bị suy

giảm, dẫn tới học sinh khơng thích học văn. Một ngun nhân nữa xuất phát từ
việc con người ngày nay dường như thực dụng hơn trước. Con cái định thi khối
nào, trường gì, bố mẹ đều định hướng. Thực tế nhiều thầy cô dạy văn cũng
không định hướng cho con thi vào Khoa văn bởi mơn này khơng hứa hẹn gì về
đời sống cao, cơng việc tốt. Trước thực trạng đó, để nâng cao hơn nữa chất
lượng dạy học, cải thiện tình hình thực tế cùng với những đổi mới về phương
pháp giảng dạy thì việc đổi mới trong hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học
tập của học sinh là vô cùng quan trọng. Đổi mới kiểm tra, đánh giá sẽ tạo động
lực thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, góp phần nâng cao chất lượng, bảo
đảm thực hiện mục tiêu giáo dục.
Hiểu biết tri thức, rèn luyện nhân cách cho học sinh. Đó cũng là mục đích
cao đẹp của mỗi giờ dạy học Văn nói chung trong nhà trường phổ thơng. Đó
cũng là mong muốn của bất cứ người thầy, người cơ dạy Văn nào. Và đó cũng là
mục tiêu cao đẹp của giáo dục: “ Đánh thức năng lực nhạy cảm, phán đoán
đúng nhất; phát triển nhân cách…”, và để làm được điều này “ hãy tìm ra một
phương pháp cho phép giáo viên dạy ít hơn, học sinh học nhiều hơn”
( A kômexki). Với suy nghĩ đó, tơi đã cố gắng tìm tịi, nghiên cứu đổi mới
phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các giờ dạy môn Ngữ Văn tạo hứng
thú cho học sinh trong học tập. Từ đó khiến các em thêm u thích những giờ
học Văn, khơng cịn thấy tẻ nhạt, chán ngắt và lê thê. Những cách làm ấy tuy
nhỏ nhưng nó đã góp phần nào trả lại vị trí xứng đáng cho mơn Ngữ Văn trong
lịng học sinh ở trường phổ thơng hiện nay. Những trình bày của bản thân tơi
cịn nhằm giúp cho giáo viên và học sinh bổ sung kiến thức về tạo lập văn bản,
nâng cao chất lượng trong kì thi tốt nghiệp THPT sắp tới và những năm tiếp
theo.
Bắt đầu từ năm học 2016 - 2017, học sinh trung học phổ thơng tồn quốc
bắt đầu thực hiện kì thi tốt nghiệp THPT với nhiều đổi mới, trong đó mơn Văn
là một trong ba mơn bắt buộc. Kết quả của kì thi là căn cứ giúp các em được
cơng nhận tốt nghiệp và cịn là cơ hội để xét tuyển vào các trường Đại học, cao
đẳng. Để giúp học sinh đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, hiện chưa có một tài

liệu tham khảo chuyên sâu nào, giáo viên chỉ biết bám vào cấu trúc đề thi minh
2

skkn


họa mơn Ngữ văn kì thi tốt nghiệp THPT từ năm 2017 đến nay và cuốn Bộ đề
luyện thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn do Đỗ Ngọc Thống ( chủ biên), NXB
giáo dục Việt Nam, để xây dựng ma trận đề, tìm tịi ngữ liệu, xây dựng hướng
dẫn làm bài. Do vậy trong quá trình giảng dạy giáo viên cũng gặp khơng ít khó
khăn, cịn bản thân các em học sinh khi làm bài không tránh khỏi những lúng
túng trong việc định hướng các nội dung trọng tâm và cách thức làm bài.
Trong 3 năm học qua, do ảnh hưởng của dịch Covid – 19, nhiều vùng, nhiều
trường các em không được trực tiếp cắp sách tới trường mà phải học Online.
Giáo viên vừa dạy học vừa chống dịch. Vì vậy cũng có những những hưởng
nhất định tới chất lượng dạy và học.
Vì vậy, vấn đề làm thế nào để có thể nâng cao kết quả thi tốt nghiệp THPT
môn Ngữ Văn đặc biệt là nâng cao chất lượng làm văn câu nghị luận văn học
cho học sinh lớp 12 thật sự là vấn đề cần thiết đối với giáo viên hiện nay. Trong
quá trình giảng dạy bản thân tơi đã khơng ngừng học hỏi, tích lũy những
kinh nghiệm hay để tìm ra những phương pháp tốt nhất nhằm mục đích nâng
cao chất lượng làm bài của học sinh trong kì thi tốt nghiệp THPT.
Xuất phát từ lí do trên, tôi chọn đề tài “Giúp học sinh lớp 12 nâng cao năng
lực làm văn câu nghị luận văn học trong cấu trúc đề thi tốt nghiệp trung học
phổ thông”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Tơi nghiên cứu đề tài này nhằm:
- Giúp học sinh lớp 12 có thêm được các kiến thức và kỹ năng cơ bản trong
ôn tập môn Ngữ văn câu Nghị luận văn học, giúp các em ôn luyện, và có các
phương pháp tối ưu để làm dạng bài này.

- Tìm cho mình một phương pháp để tạo ra các phương pháp giảng dạy phù
hợp với đối tượng học sinh nơi mình cơng tác, tạo ra khơng khí hứng thú, giúp
các em đạt kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022 và các năm tiếp theo.
- Nâng cao chất lượng học tập bộ mơn, góp phần nâng cao kết quả trong kì
thi tốt nghiệp THPT sắp tới.
- Mong muốn được HĐKH các cấp nhận xét, đánh giá, ghi nhận kết quả nỗ
lực của bản thân giúp cho tơi có nhiều động lực mới hồn thành tốt nhiệm vụ
được giao.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài đi vào nghiên cứu câu Nghị luận văn học
( 5,0 điểm) trong cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT bộ môn Ngữ văn.
- Đối tượng áp dụng: học sinh khối 12, cụ thể lớp 12B5, 12B6, 12B7.
- Thời gian áp dụng: giáo viên tiến hành áp dụng đề tài vào các buổi dạy
phụ đạo, bồi dưỡng.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để triển khai đề tài“Giúp học sinh lớp 12 nâng cao năng lực làm văn câu
nghị luận văn học trong cấu trúc đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông” tôi sử
dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại: Đây là phương pháp quan
trọng để khảo sát các nội dung mà đề thi hướng tới.
3

skkn


- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phân tích những dạng đề cụ thể để
hướng dẫn học sinh cách làm bài. Phương pháp này được sử dụng như một
phương pháp chính trong q trình thực hiện đề tài.
- Phương pháp đối chiếu, so sánh: Đối chiếu so sánh mức độ tiến bộ của
học sinh trước và sau khi áp dụng đề tài.

Những phương pháp trên sẽ được tôi sử dụng đan xen trong quá trình
nghiên cứu.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận
2.1.1. Cơ sở của việc dạy học bộ môn
Dạy học là một tác động hai chiều giữa giáo viên và học sinh, trong đó học
sinh là chủ thể của q trình nhận thức, cịn giáo viên là người tổ chức các hoạt
động nhận thức cho học sinh. Nếu giáo viên có phương pháp tốt thì học sinh sẽ
nắm kiến thức dễ dàng, có thể giải quyết tốt các dạng đề và ngược lại.
2.1.2. Cơ sở của việc nắm kiến thức, kĩ năng
- Về mặt kiến thức: Học sinh phải nắm được các đơn vị kiến thức cơ bản
về các tác phẩm văn học: về tác giả, tác phẩm, giá trị nội dung và những đặc sắc
về mặt nghệ thuật của từng tác phẩm để từ đó vận dụng vào trong q trình làm
bài.
- Về kĩ năng: Học sinh phải nắm được kĩ năng làm bài đối với từng dạng đề
nghị luận văn học để khi làm bài sao cho trúng vấn đề, tránh trường hợp lạc đề,
xa đề, hoặc viết lan man. Đó là những kĩ năng cần thiết các em cần phải nhớ khi
làm văn nghị luận văn học.
2.2. Thực trạng của vấn đề
- Việc học của học sinh: Thực tế cho thấy, học sinh hiện nay ít mặn mà với
các mơn xã hội, trong đó có mơn Văn. Các em học văn chỉ với tính chất đối phó,
ít em có năng khiếu thực sự. Nhiều học sinh vốn kiến thức văn học quá nghèo
nàn nên trong quá trình học và làm bài các em gặp rất nhiều khó khăn, nguyên
nhân một phần do các em có lối học thụ động máy móc theo sách vở, ngại đọc
tác phẩm văn học, ngại sưu tầm tài liệu thậm chí cịn ngại giao tiếp với những
xung quanh nên năng lực tư duy và sử dụng ngôn ngữ còn hạn chế.
- Việc thi cử: Căn cứ vào câu trúc đề thi minh họa năm 2022, câu Nghị luận
văn học khơng có gì thay đổi so với năm 2021. Đề ra yêu cầu chỉ khai thác một
đoạn hay một khía cạnh, một vấn đề được thể hiện trong một trích đoạn. Và về
thang điểm thì câu nghị luận văn học chiếm 5,0 điểm / tổng số 10,0 điểm. Vì vậy

để làm tốt dạng đề này địi hỏi học sinh không chỉ trang bị những kiến thức cơ
bản về từng tác phẩm cụ thể mà còn phải nắm vững kĩ năng làm bài đối với từng
dạng đề thì mới có thể đạt được điểm cao ở câu này.
- Trong thực tế giảng dạy:
Trường THPT Yên Định 3 là một ngơi trường đóng trên địa bàn xã n
Tâm – huyện n Định, địa bàn tuyển sinh rộng, giao thơng cịn gặp nhiều khó
khăn, học sinh gần như 100% là con em nơng dân. Điểm đầu vào tuyển sinh
cịn thấp, các em đạt điểm cao rất ít. Cùng với đó là chất lượng cuộc sống ngày
được nâng cao kéo theo đó là các tệ nạn xã hội, nhiều học sinh không làm chủ
được bản thân đã sa ngã vào các trò chơi điện tử trên các trang mạng xã hội,
4

skkn


nhiều em có lối sống ảo… do vậy cũng có nhiều ảnh hưởng đến chất lượng học
tập của các em.
Qua thực tế giảng dạy và qua một số bài kiểm tra khảo sát chất lượng của
học sinh lớp 12 mà tôi đang trực tiếp giảng dạy, tôi nhận thấy điểm của các em
rất thấp, điểm khá giỏi rất ít, điểm dưới trung bình chiếm số lượng tương đối
nhiều. Và ở câu nghị luận văn học các em thường mắc các lỗi sau: bài viết thiếu
dẫn chứng, lạc đề, xa đề, bố cục chưa rõ ràng, sức viết hạn chế ….
Kết quả khảo sát một số bài kiểm tra của học sinh lớp 12 câu nghị luận văn
học ( 5,0 điểm/ 10,0 điểm) khi tôi chưa áp dụng đề tài này là:
Lớp
Bài kiểm tra Điểm 0 – < 2,5 Điểm 2,5- 3,5
Điểm 4 – 5
( %)
( %)
( %)

12B5:
Bài số 1
10 ( 25%)
30 (75%)
0( %)
40 HS
Bài số 2
9 (22,5 %)
31 (77,5%)
0 (%)
12B6:
42 HS

12B7:
42 HS

Bài số 3
Bài số 1

8 (20 %)
11 (26,2 %)

31 (77,5%)
31 (73,8 %)

1 (2,5%)
0 ( %)

Bài số 2


9 ( 21,4%)

33 (78,6%)

0 ( %)

Bài số 3
Bài số 1

8 (19 %)
9 (21,4 %)

33 (78,6%)
33 ( 78,6%)

1 (2,4%)
0 ( %)

Bài số 2

8 (19%)

33 (78,6%)

1 (2,4%)

Bài số 3
7 (16,7%)
34 (81%)
1 (2,3 %)

Qua kết quả khảo sát các lớp tôi nhận thấy điểm của câu nghị luận văn
học rất thấp: điểm từ 0 đến dưới 2,5 chiếm tỉ lệ tương đối cao (chiếm từ 16,7 % 25% sĩ số của các lớp); điểm từ 2,5 đến dưới 3,5 chiếm tỉ lệ rất cao (chiếm từ
75% - 81% sĩ số của các lớp), điểm từ 4,0 – 5,0 chiếm tỉ lệ rất thấp (chiếm từ
0% - 2,5% sĩ số của các lớp). Từ thực tế trên tôi nhận thấy rằng là giáo viên trực
tiếp đứng lớp 12 chúng ta cần trang bị cho các em những kiến thức và kĩ năng
cần thiết để các em tự tin làm bài đạt kết quả cao trong kì thi tốt nghiệp THPT
sắp tới.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề: Giúp học sinh lớp
12 nâng cao năng lực làm văn câu nghị luận văn học trong cấu trúc đề thi tốt
nghiệp trung học phổ thông.
2.3.1. Giúp học sinh hiểu rõ cấu trúc đề thi câu nghị luận văn học của
Bộ giáo dục.
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu cấu trúc đề thi tốt nghiệp trung học
phổ thông câu nghị luận văn học.
Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2021 câu nghị luận văn học
Trong bài thơ Sóng, nhà thơ Xuân Quỳnh viết:

5

skkn


Trước mn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng khơng biết nữa
Khi nào ta u nhau

Con sóng dưới lịng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ơi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm khơng ngủ được
Lịng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức.
(Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.115).
Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét về vẻ đẹp nữ tính
trong thơ Xuân Quỳnh.
Đề tham khảo kì thi tốt nghiệp THPT năm 2022 câu nghị luận văn học
Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn
hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai ốn vừa xót thương cho số kiếp đứa con
mình. Chao ơi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm
nổi, những mong sinh con để cái mở mặt sau này. Cịn mình thì… Trong kẻ mắt
kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt… biết rằng chúng nó có ni nổi
nhau sống qua được cơn đói khát này không.
Bà lão khẽ thở dài ngửng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt
xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt. Bà lã nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp
bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới
có vợ được… thơi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con…
may ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên
bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho
hết được.
Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nàng nói với “nàng dâu mới”:
- Ừ, thơi thì các con đã phải dun phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng…
Tràng thở đánh phào một cái, ngực nhẹ hẳn đi. Hắn ho khẽ một tiếng, bước
từng bước dài ra sân. Bà cụ Tứ vẫn từ tốn tiếp lời:
- Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn.
Rồi ra may mà ông giời cho khá… Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba
đời? có ra thì rồi con cái chúng mày về sau.

( Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam,
2020, tr.28-29).
Phân tích tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích trên, từ đó nhận xét
tư tưởng nhân đạo của nhà văn Kim Lân được thể hiện trong đoạn trích.
Căn cứ vào cấu trúc đề thi năm 2021 và đề thi minh họa năm 2022, ta
nhận thấy cấu trúc đề có đặc điểm chung là:
6

skkn


- Đề bài chỉ ra một trích đoạn cụ thể trong một tác phẩm.
- Yêu cầu của đề gồm 2 vế:
+ Vế 1 là cảm nhận về nội dung, nghệ thuật, nhân vật… được thể hiện trong
trích đoạn.
+ Vế 2 là rút ra nhận xét, đánh giá về phong cách tác giả, giá trị tác phẩm
hay nội dung tư tưởng của tác phẩm, đoạn trích… -> Đây là yêu cầu nâng cao
đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp về tác giả, tác phẩm để làm
sáng tỏ vế này.
Bám sát vào cấu trúc này, sáng kiến kinh nghiệm của tôi sẽ hướng dẫn học
sinh cách làm dạng văn với yêu cầu đề bài gồm 2 vế như trên.
2.3.2. Giúp học sinh nắm vững những yêu cầu về kiến thức, kĩ năng và
thang điểm của câu nghị luận văn học.
Giáo viên dùng máy chiếu trình chiếu đáp án đề thi tốt nghiệp THPT 2021
câu nghị luận văn học.
Đáp án đề thi tốt nghiệp THPT 2021 câu nghị luận văn học
Nội dung
Điểm
a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận
0,25đ

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài
khái quát được vấn đề
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận.
0,5đ
Nội dung và nghệ thuật đoạn thơ, vẻ đẹp nữ tính trong thơ Xuân
Quỳnh.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các
thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo
các yêu cầu cơ bản sau:
* Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm, đoạn trích
0,5đ
Giới thiệu khái quát về tác giả Xuân Quỳnh, bài thơ Sóng và đoạn
thơ.
* Cảm nhận đoạn thơ
2,0đ
- Tâm tư, tình cảm của nhân vật trữ tình:
+ Những trăn trở, suy tư về tình yêu: cội nguồn của tình u bí ẩn,
khó lí giải; tình u kì diệu như tự nhiên.
+ Nỗi nhớ trong tâm hồn người phụ nữ khi yêu: bao trùm không gian,
thời gian; tồn tại trong kí ức, đi sâu vào tiềm thức; da diết, khắc
khoải.
- Tâm tư, tình cảm nhân vật trữ tình được thể hiện bằng thể thơ năm
chữ, nhịp thơ linh hoạt, sự song hành của hình tượng Sóng và em;
ngôn ngữ giản dị; các biện pháp tu từ: điẹp, nhân hóa, câu hỏ tu từ…
* Nhận xét vẻ đẹp nữ tính thơ Xuân Quỳnh
1,0đ
- Vẻ đẹp nữ tính: dịu dàng, ý nhị mà nồng nàn, mãnh liệt; hồn nhiên,
trực cảm mà sâu lắng, suy tư.
- Vẻ đẹp nữ tính góp phần thể hiện phong cách thơ Xn Quỳnh.

d. Chính tả, ngữ pháp
0,25đ
7

skkn


Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo
0,5đ
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới
mẻ.
Căn cứ vào đáp án và thang điểm năm 2021, giáo viên chỉ rõ cho học sinh
thấy những yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, thang điểm câu nghị luận văn học như
sau:
- Bài viết đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề,
Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề -> Yêu cầu này
các em đảm bảo đầy đủ được 0,25 điểm.
- Xác định đúng vấn đề nghị luận -> Với yêu cầu này các em xác định đúng
vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm. Các em xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận:
0,25 điểm.
- Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm -> Các em có thể triển
khai theo nhiều hướng khác nhau nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận;
kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo yêu cầu sau:
+ Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn trích -> Đầy đủ yêu cầu
này các em được 0,5 điểm ( tác giả 0,25 điểm, tác phẩm 0,25 điểm).
+ Cảm nhận đoạn trích về nội dung và nghệ thuật -> Với yêu cầu này nếu
các em trình bày đầy đủ, sâu sắc được 2,0 điểm. Trình bày chưa đầy đủ hoặc
chưa sâu sắc: 1,25 điểm - 1,5 điểm.Trình bày chung chung, chưa rõ: 0,25 điểm
– 1,0 điểm

+ Nhận xét phong cách tác giả và giá trị tác phẩm -> Đây là yêu cầu nâng
cao, nếu các em làm tốt được 1,0 điểm.
- Chính tả, ngữ pháp -> Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt các
em đạt 0,25 điểm.
- Sáng tạo -> Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn
đạt mới mẻ các em đạt 0,5 điểm.
Sau khi nắm vững những yêu cầu về kiến thức, kĩ năng và thang điểm câu
nghị luận văn học, trong quá trình làm bài các em biết phân chia thời gian hợp lí
cũng như cân đối điểm ở từng ý, từng câu cho phù hợp. Từ đó sẽ góp phần nâng
cao chất lượng bài làm.
2.3.3. Giúp học sinh tránh được một số lỗi thường gặp khi làm bài câu
nghị luận văn học.
- Giáo viên kết hợp dùng máy chiếu, trình chiếu một số bài kiểm tra mà học
sinh thường mắc các lỗi khi viết bài để các em nhận diện được lỗi và rút ra kinh
nghiệm cho bản thân.
- Sau khi cho học sinh phát hiện một số lỗi mà các em thường mắc phải,
giáo viên chốt lại một số lỗi sau để các em rút kinh nghiệm:
+ Lỗi thiếu đầy đủ bố cục 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài), lỗi này là do
các em cân đối thời gian giữa các phần, các câu không hợp lí dẫn đến chưa làm
xong phần thân bài hoặc kết bài câu nghị luận văn học đã hết giờ.
8

skkn


+ Lỗi xác định vấn đề chưa chính xác, lỗi này là do các em đọc không kĩ đề
nên xác định vấn đề chưa đúng hoặc thiếu, bài viết lan man.
+ Lỗi trình bày cả thân bài là một đoạn dài. Thực tế các bài kiểm tra các em
mắc lỗi này rất nhiều. Lỗi này là do các em chưa biết cách trình bày bài theo
từng luận điểm, dẫn đến trình bày tràn lan, cả thân bài chỉ là một đoạn.

+ Lỗi trích dẫn luận cứ. Nhiều bài các em khơng trích dẫn luận cứ khi lập
luận, hoặc có trích dẫn nhưng khơng đưa vào ngoặc kép, trích thơ lại trình bày
trên cùng một dịng với lời văn đang lập luận.
+ Lỗi trình bày cẩu thả. Nhiều em bài viết sai chính tả, tẩy xóa rất nhiều,
nhiều em chữ q nhỏ, rất khó đọc, gây khó khăn cho giáo viên chấm.
- Từ những lỗi trên, giáo viên nhắc nhở các em một số yêu cầu khi viết bài
câu nghị luận văn học như sau:
+ Cần đọc kĩ đề và yêu cầu của đề bài. Từ đó xác định sao cho đúng, trúng
vấn đề cần nghị luận.
+ Về bố cục: Bài văn phải có bố cục 3 phần rõ ràng. Đầu đoạn phải viết
hoa chữ cái đầu tiên và viết lùi vào.
+ Chữ viết, trình bày phải sạch đẹp, khơng nên viết chữ quá nhỏ, quá dày,
mỗi dòng chỉ khoảng 9-10 chữ.
+ Cách trình bày luận điểm: mỗi bài văn cần chia nhiều luận điểm, mỗi luận
điểm cần tách thành một đoạn văn, luận điểm cần được đặt ở đầu đoạn. Tránh
trường hợp một số bài văn các em triển khai cả thân bài chỉ là một đoạn.
+ Cách trình bày luận cứ: Luận cứ phải chính xác, rõ ràng, trích dẫn luận cứ
phải đưa vào ngoặc kép. Trong văn xuôi luận cứ được thể hiện cùng dòng với
lập luận của người viết, cịn trong thơ thì khi trích dẫn luận cứ câu thơ phải
xuống dòng. Đây là lỗi mà rất nhiều học sinh mắc phải.
+ Cách xóa lỗi diễn đạt: trong q trình lập luận các em có thể mắc một số
lỗi diễn đạt, các em không nên tô đậm lên chữ sai hoặc gạch từ đầu dòng đến
cuối dòng như vậy bài viết sẽ rất bẩn. Các em cần nhẹ nhàng gạch từng từ một,
như vậy bài viết của các em sẽ sạch sẽ hơn rất nhiều.
2.3.4. Giúp học sinh nắm vững cách làm bài câu nghị luận văn học
Căn cứ vào đề thi năm 2021 và đề thi minh họa năm 2022, trong đề tài này
tôi chỉ hướng dẫn học sinh cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ và một
đoạn trích văn xi.
2.3.4.1. Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ
Đối với dạng văn này các em cần thực hiện các bước sau:

Mở bài:
- Dẫn dắt: các em có thể dẫn dắt đi từ tác giả, tác phẩm, hay đề tài, nhận định…
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: giới thiệu và trích dẫn đoạn thơ ( Nếu đoạn thơ dài
thì các em có thể trích dẫn câu đầu rồi chấm dịng giữa đến câu cuối).
Thân bài:
* Bước 1: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn thơ
- Tác giả: vị trí, phong cách
- Tác phẩm: vị trí, hồn cảnh, xuất xứ
- Đoạn thơ: vị trí đoạn thơ
9

skkn


* Bước 2: Cảm nhận đoạn thơ
- Về nội dung
+ Nội dung 1
+ Nội dung 2
- Về nghệ thuật
+ Thể thơ
+ Ngơn ngữ, hình ảnh
+ Biện pháp tu từ
+ Giọng điệu thơ
* Bước 3: Nhận xét, đánh giá về phong cách tác giả hay một khía cạnh
về giá trị của tác phẩm, đoạn trích.
- Với bước này các em cần căn cứ vào yêu cầu của đề bài để làm sáng tỏ vấn đề.
- Để làm tốt bước này, các em cần vận dụng kiến thức tổng hợp về tác giả, tác
phẩm để làm rõ yêu cầu đề bài.
Kết bài:
- Khái quát lại vẻ đẹp của đoạn thơ

- Nêu tình cảm, suy nghĩ và khẳng định sức sống của đoạn thơ tác giả
2.3.4.2. Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn trích văn xi
Bám sát vào đề thi minh họa 2022, trong khuôn khổ bài viết này, tôi chỉ
hướng dẫn học sinh cách làm bài cho dạng câu hỏi cảm nhận về nhân vật trong
một đoạn trích và cảm nhận một đoạn văn trong tác phẩm.
2.3.4.2.1. Dạng văn cảm nhận về nhân vật trong một đoạn trích
Với dạng này, các em cần thực hiện các bước sau:
Mở bài:
- Dẫn dắt: các em có thể đi từ tác giả, tác phẩm, đề tài, hay nhân vật, nhận
định…
- Giới thiệu nhân vật: khái quát nhân vật trong đoạn trích
Thân bài:
* Bước 1: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật
- Vị trí, phong cách tác giả
- Vị trí, hồn cảnh, xuất xứ của tác phẩm
- Khái quát chung về nhân vật
* Bước 2: Cảm nhận nhân vật
- Giới thiệu hoàn cảnh xuất hiện của nhân vật
- Cảm nhận nhân vật trong đoạn trích: số phận, cuộc đời, vẻ đẹp, phẩm chất, tính
cách…
- Nghệ thuật:
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật, miêu tả tâm lí nhân vật
+ Ngơn ngữ
+ Cách kể chuyện…
* Bước 3: Nhận xét, đánh giá phong cách tác giả hay giá trị tư tưởng
của tác phẩm, đoạn trích.
- Với bước này các em cần căn cứ vào yêu cầu của đề bài để làm sáng tỏ vấn đề.
10

skkn



- Để làm tốt bước này, các em cần vận dụng kiến thức tổng hợp về tác giả, tác
phẩm để làm rõ yêu cầu đề bài.
Kết bài:
- Khái quát ấn tượng đặc sắc về nhân vật
- Nêu tình cảm, suy nghĩ mà nhân vật đã gợi ra.
2.3.4.2.2. Dạng văn cảm nhận một đoạn văn trong tác phẩm.
Với dạng này, các em cần thực hiện các bước sau:
Mở bài:
- Dẫn dắt: các em có thể dẫn dắt đi từ tác giả, tác phẩm, hay đề tài, nhận định…
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: giới thiệu khái quát đoạn trích
Thân bài:
* Bước 1: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích
- Tác giả: vị trí, phong cách
- Tác phẩm: vị trí, hồn cảnh, xuất xứ
- Đoạn trích: vị trí đoạn trích
* Bước 2: Cảm nhận đoạn trích
- Về nội dung
+ Nội dung 1
+ Nội dung 2
- Về nghệ thuật
+ Trần thuật
+ Ngơn ngữ, hình ảnh
+ Tả cảnh
+ Biện pháp tu từ
* Bước 3: Nhận xét, đánh giá về phong cách tác giả hay một khía cạnh
về giá trị của tác phẩm, đoạn trích.
- Với bước này các em cần căn cứ vào yêu cầu của đề bài để làm sáng tỏ vấn đề.
- Để làm tốt bước này, các em cần vận dụng kiến thức tổng hợp về tác giả, tác

phẩm để làm rõ yêu cầu đề bài.
Kết bài:
- Khái quát lại giá trị của đoạn trích
- Nêu tình cảm, suy nghĩ và khẳng định sức sống của tác phẩm
2.3.5. Giúp học sinh vận dụng kiến thức và kĩ năng để luyên tập một số
đề cụ thể.
Sau khi hướng dẫn học sinh nắm vững cách làm bài văn đối với từng dạng
đề, giáo viên hướng dẫn học sinh vận dụng làm một số dạng đề cụ thể để các em
có điều kiện được nâng cao kiến thức, kĩ năng làm bài.
Đề 1
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi.
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi,
Mường Lát hoa về trong đêm hơi.
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm,
11

skkn


Heo hút cồn mây,súng ngửi trời.
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống,
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.
Anh bạn dãi dầu không bước nữa,
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
Chiều chiều oai linh thác gầm thét,
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người.
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói,
Mai Châu mùa em thơm nếp xơi.
( Trích Tây tiến, Quang Dũng, Ngữ văn 12, Tập 1, NXB GD 2020)

Cảm nhận về thiên nhiên Tây Bắc trong đoạn thơ trên. Từ đó, nhận
xét về chất nhạc, họa trong đoạn thơ.
Đối với đề bài này các em cần đảm bảo các yêu cầu sau:
Mở bài:
- Với đề bài này các em có thể dẫn dắt đi từ tác giả Quang Dũng, tác phẩm Tây
Tiến hay đề tài người lính….
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận và trích dẫn đoạn thơ ( vì đoạn thơ khá dài nên
các em có thể trích dẫn câu thơ đầu rồi chấm chấm đến câu thơ cuối).
Ví dụ:
- Hình ảnh người lính là đề tài quen thuộc khơi nguồn cảm hứng cho các nhà
văn, nhà thơ. Quang Dũng cũng là một tác giả có đóng góp quan trọng cho thơ
ca đề tài này qua bài thơ Tây Tiến.
- Tây Tiến được xem là đứa con đầu lòng tráng kiện và tài hoa của Quang Dũng
và cả nền thơ kháng chiến của văn học Việt Nam, đặc biệt là những năm đầu
trong cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ.
- Đến với khổ thơ đầu, người đọc sẽ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên Tây
Bắc, qua đó cảm nhận được chất nhạc, chất họa trong thơ Quang Dũng.
Thân bài:
* Bước 1: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn thơ
- Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: cầm, kì, thi, họa nhưng trước hết là một nhà
thơ. Phong cách thơ ông gói gọn trong mấy từ: phóng khống, hồn hậu, lãng
mạn và tài hoa.
- Tây Tiến là bài thơ được sáng tác năm 1948 tại Phù Lưu Chanh, Quang Dũng
hồi tưởng lại về những tháng ngày ở binh đoàn Tây Tiến. Bài thơ được in trong
tập Mây đầu ô ( 1986).
- Khổ thơ đầu là nỗi nhớ tha thiết về thiên nhiên miền đất Tây Bắc và vẻ đẹp
vượt lên khó khăn gian khổ của người lính Tây Tiến.
* Bước 2: Cảm nhận đoạn thơ

12


skkn


- Về nội dung: Con đường hành quân gian khổ và thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ,
hoang sơ.
+ Hai câu đầu: Khái quát về nỗi nhớ
+ Các câu tiếp:
.Thiên nhiên Tây Bắc: khí hậu khắc nghiệt, địa hình hiểm trở
. Sự gian khổ, hi sinh và tâm hồn lãng mạn, hài hước của người lính Tây Tiến
. Hình ảnh người lính và những kỉ niệm đẹp về tình qn dân.
- Nghệ thuật
+ Kết hợp giữa cảm hứng lãng mạn và bút pháp bi tráng.
+ Ngơn từ giàu hình ảnh, cảm xúc; nhiều từ chỉ địa danh, từ hình tượng, từ Hán
Việt cùng nhiều thủ pháp nghệ thuật như nhân hóa, đối lập, điệp,…
+ Hình ảnh đặc sắc, đậm chất nhạc, chất họa.
* Bước 3: Nhận xét về chất nhạc, họa trong bài thơ Tây Tiến.
- Chất liệu của hội họa là đường nét, màu sắc, hình khối…Chất liệu của âm nhạc
là âm thanh, nhịp điệu, tiết tấu…Nghĩa là nhà thơ dùng màu sắc, đường nét, âm
thanh làm phương tiện diễn đạt tình cảm của mình.
- Tây Tiến của Quang Dũng có sự kết hợp hài hịa giữa nhạc và họa: Đoạn thơ
sử dụng nhiều từ ngữ tạo hình, kết hợp với nghệ thuật tương phản và những nét
vẽ gân guốc: khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút, súng ngửi trời, ngàn thước lên
cao, ngàn thước xuống…đã vẽ được một bức tranh núi rừng Tây Bắc hiểm trở,
dữ dội
- Xen vào những nét vẽ gân guốc giàu tính tạo hình là những nét vẽ mềm mại,
gam màu lạnh xoa dịu cả khổ thơ. Câu thơ sử dụng toàn thanh bằng: Nhà ai Pha
Luông mưa xa khơi.
- Chất nhạc được tạo ra bởi những âm hưởng đặc biệt, những thanh trắc tạo cảm
giác trúc trắc, khó đọc kết hợp với những thanh bằng làm nhịp thơ trầm xuống

tạo cảm giác thư thái, nhẹ nhàng.
Kết bài:
- Khái quát lại vẻ đẹp của đoạn thơ
- Nêu tình cảm, suy nghĩ và khẳng định sức sống của đoạn thơ tác giả
Ví dụ:
- Đoạn thơ đầu xoay quanh nỗi nhớ khôn nguôi về thiên nhiên núi rừng Tây
Bắc,
về vẻ đẹp vượt lên khó khăn gian khổ của người lính, sự hi sinh cao cả, nét lãng
mạn trong tâm hồn người lính trẻ giữa những gian khổ hi sinh.
- Bằng ngòi bút hào hoa và lãng mạn, Quang Dũng đã diễn tả một cách chân
thực nhất những nỗi nhớ khắc khoải trong tâm hồn người lính chiến về một thời
kháng chiến đã qua.
Đề 2.

13

skkn


“Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy. Trong
người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến
hơm nay hắn vẫn cịn ngỡ ngàng như khơng phải.
   
Hắn chắp hai tay sau lưng lững thững bước ra sân. Ánh nắng buổi sáng
mùa hè sáng lóa xói vào hai con mắt còn cay sè của hắn. Hắn chớp chớp liên
hồi mấy cái, và bỗng vừa chợt nhận ra, xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi
mới mẻ, khác lạ. Nhà cửa, sân vườn hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch
sẽ gọn gàng. Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm mươi niên ở
một
góc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc

ổi đã kín nước đầy ăm ắp. Đống rác mùn tung bành ngay lối đi đã hót sạch.
Ngồi vườn người mẹ đang lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở. Vợ
hắn quét lại cái sân, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất. Cảnh tượng
thật đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía cảm động. Bỗng
nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có
một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che
mưa che nắng. Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng.
Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho
vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì
để dự phần tu sửa lại căn nhà”.
(Trích Vợ nhặt – Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập hai. NXB Giáo dục Việt
Nam, 2008, tr.30)
Cảm nhận của anh/chị về sự thay đổi ở nhân vật Tràng trong đoạn
trích trên. Từ đó nhận xét về tư tưởng nhân đạo của tác giả Kim Lân.
Với đề bài này giáo viên hướng dẫn học sinh đáp ứng các yêu cầu sau:
Mở bài:
- Dẫn dắt: các em có thể đi từ tác giả, tác phẩm, đề tài, hay nhân vật, nhận
định…
- Giới thiệu nhân vật: khái quát nhân vật trong đoạn trích
Ví dụ:
Kho tàng văn học Việt Nam đã ghi dấu ấn của bao nhà văn, nhà thơ. Một
trong số đó phải nhắc đến nhà văn Kim Lân. Với đề tài người nông dân, ông đã
sáng tác nhiều tác phẩm gây được tiếng vang lớn, tiêu biểu là truyện ngắn Vợ
nhặt. Với Vợ nhặt Kim Lân đã làm nổi bật nhân vật Tràng – hình tượng người
nơng dân hiền lành chất phác, giàu lịng u thương trong hoàn cảnh hết sức éo
le, ngang trái. Đoạn trích dưới đây là sự thay đổi tâm trạng nhân vật Tràng sau
khi có vợ, qua đó thể hiện tư tưởng nhân đạo của nhà văn.
Thân bài:
* Bước 1: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật
- Kim Lân là cây bút chuyên viết truyện ngắn. Ông thường tập trung viết về

cảnh nơng thơn, hình tượng người nơng dân lao động.
- Vợ nhặt là truyện ngắn đặc sắc viết về người nơng dân trong nạn đói năm1945.
Tác phẩm được in trong tập truyện Con chó xấu xí ( 1962).
14

skkn


- Tác phẩm đã xây dựng thành cơng hình tượng nhân vật Tràng, là nhân vật đại
diện cho cuộc sống người nơng dân Việt Nam trước nạn đói năm 1945.
- Đoạn trích là diễn biến sự thay đổi tâm trạng nhân vật Tràng sau khi có vợ, qua
đó thể hiện tư tưởng nhân đạo của nhà văn.
* Bước 2: Cảm nhận nhân vật
- Giới thiệu hoàn cảnh xuất hiện của nhân vật Tràng
+ Xuất thân: dân ngụ cư bị khinh bỉ, cha mất sớm, sống cùng mẹ già trong một
căn nhà tồi tàn, cuộc sống bấp bênh.
+ Ngoại hình: hai con mắt nhỏ tí, hai bên quai hàm bạch ra, thân hình to lớn
vập vạp -> Xấu xí, thơ kệch lại ngờ nghệch vụng về.
- Cảm nhận về nhân vật Tràng trong đoạn trích:
+ Những thay đổi:
. Sung sướng vì cảm giác hạnh phúc;
. Nhận ra xung quanh mình có sự thay đổi mới mẻ, khác lạ;
. Trong lòng dậy lên tình cảm u thương, gắn bó với căn nhà và khao khát gia
đình hạnh phúc;
. Thấy rõ bổn phận, trách nhiệm của người chồng, người cha, người làm chủ gia
đình…
+ Lí giải: hạnh phúc gia đình đã làm nên sự thay đổi ở nhân vật Tràng => Khát
vọng về mái ấm gia đình, khát vọng hạnh phúc là khát vọng thầm kín mà mãnh
liệt ở nhân vật.
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật, miêu tả tâm lí nhân vật; ngôn ngữ kể, tả mộc

mạc, giản dị và cách kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn.
* Bước 3: Nhận xét về tư tưởng nhân đạo của tác phẩm: Khám phá sức
sống, khát vọng hạnh phúc, nâng niu trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp của tâm hồn con
người.
Kết bài:
- Khái quát ấn tượng đặc sắc về nhân vật Tràng
- Nêu tình cảm, suy nghĩ mà nhân vật đã gợi ra.
Ví dụ:
Bằng ngịi bút phân tích tâm lí bậc thầy, ngơn ngữ giản dị mà điêu luyện,
Kim Lân đã khắc họa thành công nhân vật Tràng. Nhân vật đã vẽ nên chân thực
cuộc sống của nhân dân ta trong nạn đói 1945. Đồng thời cũng thể hiện sự cảm
thông, tin yêu của Kim Lân với số phận những người nông dân bất hạnh vào
tương lai tươi sáng của họ.
Đề 3
Trong những dịng sơng đẹp ở các nước mà tơi thường nghe nói đến, hình
như chỉ sơng Hương là thuộc về một thành phố duy nhất.Trước khi về đến vùng
châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng
cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xốy như cơn lốc vào
những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những
dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ qun rừng.Giữa lịng Trường Sơn, sơng
Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cơ gái Digan phóng khống
và man dại. Rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do
15

skkn


và trong sáng. Nhưng chính rừng già nơi đây, với cấu trúc đặc biệt có thể lý giải
được về mặt khoa học, đã chế ngự sức mạnh bản năng ở người con gái của mình
để khi ra khỏi rừng, sơng Hương nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí

tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở. Nếu chỉ mải mê
nhìn ngắm khn mặt kinh thành của nó, tơi nghĩ rằng người ta sẽ không hiểu
một cách đầy đủ bản chất của sông Hương với cuộc hành trình gian trn mà
nó đã vượt qua, không hiểu thấu phần tâm hồn sâu thẳm của nó mà dịng sơng
hình như khơng muốn bộc lộ, đã đóng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khóa trong
những hang đá dưới chân núi Kim Phụng.
(Trích Ai đã đặt tên cho dịng sơng? – Hồng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn
12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr.198).
Cảm nhận của anh/ chị về hình tượng sơng Hương trong đoạn trích
trên. Từ đó, nhận xét cách nhìn mang tính phát hiện về dịng sơng của nhà
văn Hồng Phủ Ngọc Tường.
Với đề bài này bài viết cần đảm bảo các yêu cầu sau:
Mở bài:
- Dẫn dắt: các em có thể đi từ tác giả, tác phẩm, đề tài, hay nhận định…
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: khái qt hình tượng sơng Hương trong đoạn
trích
Ví dụ:
Nhà thơ Thu Bồn đã từng viết:
Con sông dùng dằng con sông chảy
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu
Những vần thơ mềm mại ấy gợi nhắc cho ta nhớ về một xứ Huế mộng mơ, dịu
dàng với dịng sơng Hương xinh đẹp. Chính dịng sơng ấy đã để lại cảm hứng
trong lịng vô số nhà thơ nhà văn, để rồi sản sinh ra những tác phẩm văn học có
giá trị. Cũng tự nhiên như thế, sông Hương đi vào trong những trang văn của
Hồng Phủ Ngọc Tường, để lại thương nhớ khơn ngi trong Ai đã đặt tên cho
dịng sơng?. Đọc bài kí, độc giả khơng thể nào qn vẻ đẹp của dịng sơng
Hương ở thượng nguồn. Qua hình tượng sơng Hương, người đọc sẽ cảm nhận
được cách nhìn mang tính phát hiện về dịng sơng của nhà văn Hồng Phủ Ngọc
Tường.
* Bước 1: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích

- Hồng Phủ Ngọc Tường được mệnh danh là ơng hồng của thể kí Việt Nam.
Nét đặc sắc trong sáng tác của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ
và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén và tư duy đa chiều được tổng hợp từ vốn
kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí… Tất cả được thể hiện
qua lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa.
- Ai đã đặt tên cho dịng sơng?là bàì bút kí xuất sắc, viết tại Huế năm 1981, in
trong tập sách cùng tên, là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách văn chương của
Hồng Phủ Ngọc Tường.
- Nổi bật trong bài kí là vẻ đẹp của dịng sơng Hương, đặc biệt ấn tượng trong
lịng người đọc chính là vẻ đẹp của sơng Hương ở thượng nguồn.
* Bước 2: Cảm nhận hình tượng sơng Hương trong đoạn trích
- Về nội dung: Hình tượng sơng hương có vẻ đẹp phong phú:
16

skkn


+ Sơng Hương khi chảy giữa lịng Trường Sơn mang vẻ đẹp hoang dại, mãnh
liệt, đầy cá tính: bản trường ca của rừng già vừa rầm rộ, mãnh liệt vừa dịu
dàng, say đắm; cơ gái Di gan phóng khống và man dại, bản lĩnh gan dạ, tâm
hồn tự do và trong sáng.
+ Sông Hương khi ra khỏi rừng già mang vẻ đẹp đằm thắm, sâu lắng của người
mẹ: sắc đẹp dịu dàng trí tuệ; người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở.
- Về nghệ thuật: Hình tượng sông Hương được thể hiện bằng ngôn ngữ tinh tế,
giàu chất thơ; lối hành văn hướng nội, mê đắm, tài hoa; nghệ thuật so sánh, nhân
hóa tạo những liên tưởng độc đáo, thú vị.
* Bước 3: Nhận xét cách nhìn mang tính phát hiện về dịng sơng của
nhà văn Hồng Phủ Ngọc Tường.
- Nhà văn nhìn sơng Hương khơng chỉ như một dòng chảy tự nhiên mà còn như
một con người với vẻ đẹp tâm hồn sâu thẳm, đầy nữ tính; khơng chỉ khám phá

hành trình đầy biến hóa mà cịn khẳng định vai trị sinh thành văn hóa Huế của
dịng sơng.
- Cách nhìn độc đáo, mang tính phát hiện về dịng sơng cho thấy vốn hiểu biết
un bác, tình yêu quê hương sâu nặng, phong cách kí đậm chất trí tuệ và trữ
tình của nhà văn.
Kết bài:
- Khái qt vẻ đẹp của sơng Hương trong đoạn trích
- Nêu tình cảm, suy nghĩ và khẳng định sức sống của tác phẩm
Ví dụ:
Tùy bút Ai đã đặt tên cho dịng sơng? Là hành trình tìm về với cội nguồn
của tên gọi, là chuyến phiêu lưu khám phá vẻ đẹp của dòng sơng Hương trong
bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa của vùng đất xứ Huế, trong dòng chảy
truyền thống chung của cả dân tộc của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường. Qua
bài kí Hồng Phủ Ngọc Tường khơng chỉ phát hiện, ca ngợi vẻ đẹp của thiên
nhiên xứ Huế qua hình tượng sơng Hương mà cịn khẳng định mối quan hệ gắn
bó của sơng Hương với con người xứ Huế, nhà văn cũng kín đáo thể hiện tình
u với sơng Hương, với vẻ đẹp non sơng gấm vóc của đất nước.
2.3.6. Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng sử dụng thời gian hợp lí để làm
bài câu nghị luận văn học.
- Theo đáp án đề thi năm 2021 thang điểm như sau: phần Đọc hiểu chiếm
3,0 điểm/ 10,0 điểm, phần làm văn câu viết đoạn văn nghị luận xã hội chiếm 2,0
điểm/ 10,0 điểm, câu nghị luận văn học chiếm 5,0 điểm /10,0 điểm nên yêu cầu
các em phải dành một khoảng thời gian tương đối nhiều để viết bài. Cụ thể các
em nên chia như sau: đọc hiểu làm trong khoảng 30 phút, câu viết đoạn văn nghị
luận xã hội khoảng 20 phút, còn lại khoảng 70 phút làm bài câu nghị luận văn
học.
- Căn cứ vào thời gian đó giáo viên cần cho các em ơn luyện một số đề chỉ
làm bài câu nghị luận văn học trong khoảng 60 - 70 phút để các em tập làm
quen, tránh trường hợp đi thi khi làm bài chỉ sa đà vào một phần nào đó mà
khơng cịn thời gian để làm các phần, các câu còn lại.

17

skkn


2.3.7. Giáo viên nhận xét, đánh giá năng lực làm bài câu nghị luận văn
học của học sinh qua một số bài kiểm tra.
- Sau khi hướng dẫn học sinh nắm vững kiến thức và kĩ năng làm văn câu
nghị luận văn học, hướng dẫn học sinh giải một số đề tại lớp và ở nhà, giáo viên
tiến hành cho học sinh kiểm tra một số đề tại lớp phần nghị luận văn học trong
khoảng 60-70 phút, sau đó giáo viên chấm bài và trả bài cho học sinh có nhận
xét ưu điểm và nhược điểm của từng bài, đánh giá mức độ tiến bộ qua từng bài
của các em để các em rút kinh nghiệm làm tốt hơn ở các bài sau.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
- Đối với hoạt động giáo dục:
Từ khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm “Giúp học sinh lớp 12 nâng cao
năng lực làm văn câu nghị luận văn học trong cấu trúc đề thi tốt nghiệp trung
học phổ thông” giáo viên không phải mất nhiều thời gian hướng dẫn các em
giải từng đề cụ thể mà chỉ cung cấp cho các em “chìa khóa” để các em có
thể tự làm. Chìa khóa đó là một hệ thống những kiến thức, kĩ năng cần thiết mà
học sinh phải có để sử dụng trong quá trình làm bài câu nghị luận văn học. Và
khi học sinh đã có một nền tảng kiến thức và kĩ năng cơ bản thì giáo viên chỉ
cần minh họa bằng một số đề cụ thể. Từ đó học sinh hồn tồn có thể chủ động,
tự tin làm bài khi đứng trước bất cứ một đề thi tốt nghiệp THPT nào.
- Đối với bản thân:
+ Sáng kiến đúc kết những kinh nghiệm quý báu trong thực tiễn dạy học
của bản thân.
+ Sáng kiến nhận được sự đánh giá cao và đồng thuận của nhóm chun
mơn bởi sự đầu tư công phu và tâm huyết của tác giả.

- Đối với đồng nghiệp và nhà trường:
+ Sáng kiến có thể áp dụng rộng rãi đối với học sinh toàn trường thuộc cả
ba khối 10, 11, 12 đặc biệt là học sinh khối 12. Đồng thời sáng kiến cũng có thể
nhân rộng áp dụng cho những trường THPT có nét tương đồng với trường THPT
Yên Định 3.
+ Việc thực hiện giải pháp của sáng kiến đưa ra chắc chắn sẽ góp phần nâng
cao chất lượng bài thi của học sinh khối 12 trường THPT Yên Đinh 3 trong kì
thi tốt nghiệp THPT sắp tới. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
mơn Ngữ văn nói chung và từng bước cải thiện tỉ lệ đậu tốt nghiệp THPT và
ĐH – CĐ nói riêng.
Khảo sát năng lực làm bài câu nghị luận văn học qua các bài kiểm tra tại
lớp, tôi đã thu được kết quả như sau: ( câu nghị luận văn học: 5,0 điểm)
Trước khi áp dụng đề tài:
Lớp
Bài kiểm tra Điểm 0 – < 2,5 Điểm 2,5 - 3,5
Điểm 4 – 5
( %)
( %)
( %)
12B5:
Bài số 1
10 ( 25%)
30 (75%)
0( %)
40 HS
Bài số 2
9 (22,5 %)
31 (77,5%)
0 (%)
Bài số 3


8 (20 %)

31 (77,5%)

1 (2,5%)
18

skkn


12B6:
42 HS

12B7:
42 HS

Bài số 1

11 (26,2 %)

31 (73,8 %)

0 ( %)

Bài số 2

9 ( 21,4%)

33 (78,6%)


0 ( %)

Bài số 3
Bài số 1

8 (19 %)
9 (21,4 %)

33 (78,6%)
33 ( 78,6%)

1 (2,4%)
0 ( %)

Bài số 2

8 (19%)

33 (78,6%)

1 (2,4%)

Bài số 3

7 (16,7%)

34 (81%)

1 (2,3 %)


Điểm 2,5 - 3,5
( %)
33 (82,5%)

Điểm 4 - 5
( %)
5 (12,5%)

32 (80 %)

7 (17,5%)

Sau khi áp dụng đề tài:
Lớp
Bài kiểm tra Điểm 0 – < 2,5
( %)
12B5:
Bài số 10
2 (5%)
40 HS
Bài số 11
1 (2,5 %)
12B6:
42 HS

12B7:
42 HS

Bài số 12

Bài số 10

0 (0%)
1(2,4%)

32 ( 80%)
35 ( 83,3%)

8 (20%)
6 (14,3%)

Bài số 11

0 (0%)

35 (83,3 %)

7 (16,7%)

Bài số 12
Bài số 10

0 (0%)
1 (2,3%)

33 (78,6 %)
34 (81%)

9 (21,4%)
7 (16,7%)


Bài số 11

0 (0%)

34 (81 %)

8 (19%)

Bài số 12

0 (0%)

32 (76,2%)

10 (23,8 %)

Qua khảo sát tôi thấy sau khi được ôn luyện một cách bài bản, khoa học,
học sinh đã có sự tiến bộ rõ rệt trong làm bài. Cụ thể ở đề 1, đề 2, đề 3 do chưa
được ôn luyện nhiều, khả năng nhận diện các yêu cầu của đề còn yếu, do đó tỉ lệ
điểm dưới trung bình và trên trung bình rất cao. Qua q trình ơn luyện, học
sinh dần củng cố và nâng cao về kiến thức và kĩ năng làm bài nên điểm các bài
làm có sự tiến bộ rõ rệt. Cụ thể qua khảo sát một số đề 10, 11, 12 tôi thấy điểm
từ 0 đến dưới 2,5 khơng cịn; điểm từ 2,5 – 3,5 chiếm tỉ lệ rất cao ( chiếm từ
81% - 88,1% sĩ số của các lớp), điểm từ 4 - 5 có sự tăng lên rõ rệt. Để có được
kết quả đó là cả một q trình nỗ lực khơng ngừng của cả thầy và trị trong
suốt thời gian ơn luyện, từ đó giúp học sinh đủ tự tin để làm bài câu nghị luận
văn học trong đề thi tốt nghiệp THPT sắp tới. Tất nhiên để giành được điểm cao
trong kì thi này học sinh không chỉ phải làm tốt câu nghị luận văn học mà tất cả
các phần trong đề thi đều phải giải quyết tốt.

Bên cạnh đó vẫn cịn một số hạn chế:
19

skkn



×