Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Skkn kết hợp tổ chức trò chơi và sơ đồ tư duy khi dạy bài luyện tập ankan lớp 11 cơ bản tại trường thpt cẩm thuỷ 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (404.15 KB, 18 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT CẨM THUỶ 3

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

KẾT HỢP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI VÀ SƠ ĐỒ TƯ DUY
KHI DẠY BÀI LUYỆN TẬP ANKAN - LỚP 11 CƠ BẢN
TẠI TRƯỜNG THPT CẨM THUỶ 3

Người thực hiện: Lê Văn Hùng
Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn
SKKN thuộc mơn: Hóa học

THANH HỐ, NĂM 2022

skkn


MỤC LỤC
Trang
1.Mở đầu

.............................................................................................. ..

1

1.1. Lí do chọn đề tài .................................................................................. ..

1


1.2. Mục đích nghiên cứu …………............................................................

1

1.3. Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................

2

1.4. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................

2

2. Nội dung

2

………................................................................................

2.1. Cơ sở lý luận

………………........................................................... .

2

2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến ...................................

3

2.3. Các biện pháp tổ chức thực hiện ..........................................................


3

2.4. Hiệu quả của sáng kiến....………….....................................................

11

3. Kết luận và đề nghị..................................................................................

12

3.1. Kết luận: .............................................................................................

12

3.2. Kiến nghị. ............................................................................................

12

Tài liệu tham khảo
Danh mục

skkn


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Việc đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu cấp thiết được đặt ra
với nền giáo dục nước ta hiện nay. Một trong những hướng đổi mới phương
pháp dạy học Hoá học trong trường THPT là tăng cường sử dụng thí nghiệm hoá
học và kết hợp các phương pháp dạy học cơ bản với các phương tiện dạy hoạc

hiện đại( phương tiện nghe nhìn, máy tính..) thành phương pháp dạy học phức
hợp nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học.
Định hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là tích cực hóa hoạt
động học tập của học sinh. Đó là q trình làm cho người học trở thành chủ thể
tích cực trong hoạt động học tập của chính họ. Phương pháp dạy học tích cực đã
có từ xa xưa. Trong xu thế hội nhập hiện nay, công cuộc đổi mới giáo dục và
đào tạo diễn ra một cách cơ bản và toàn diện từ cấp tiểu học cho đến đại học, từ
mục tiêu nội dung chương trình đến phương pháp, hình thức dạy học nhắm mục
đích phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo, phát huy năng lực của người học.
Trong các phương pháp dạy học đổi mới được nhiều giáo viên quan tâm
hiện nay như: Hoạt động nhóm, tổ chức trị chơi, sử dụng sơ đồ tư duy…
Qua nhiều năm giảng dạy học sinh tại trường THPT Cẩm Thủy 3 tôi
nhận thấy khi dạy các bài luyện tập thường giáo viên chủ yếu cho học sinh làm
một số phần lý thuyết và bài tập cơ bản tuy nhiên cách dạy này không đạt hiệu
quả chủ yếu chỉ có một số học sinh là nắm bắt được. Cách dạy này thiếu sự
tương tác hỗ trợ giữa các học sinh, từ đó hiệu quả đạt được khơng cao.
Thực tế qua các đề thi tốt nghiệp THPT các năm gần đây cho thấy chỉ cần
các học sinh nắm vững các kiến thức cơ bản là có thể giải quyết được 50%-60%
lượng câu trong đề thi, từ đó để học sinh khơng cịn sợ mơn hố học nữa thì việc
thay đổi phương pháp dạy học áp dụng các kĩ thuật dạy học tích cực là điều tất
yếu.
Trong năm học 2021-2022 tôi đã thực hiện đổi mới phương pháp giảng
dạy bài luyện tập bằng cách kết hợp tổ chức trò chơi với sử dụng sơ đồ tư duy
và nhận thấy học sinh tích cực hơn, hứng thú hơn và hiệu quả đạt được cũng
được nâng cao. Chính vì lý do nêu trên để góp phần nâng cao chất lượng giảng
dạy các bài luyện tập tôi đã chọn đề tài: “Kết hợp tổ chức trò chơi và sơ đồ tư
duy khi dạy bài Luyện tập ankan - Lớp 11 cơ bản tại Trường THPT Cẩm
Thuỷ 3”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nhằm đổi mới dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

Giúp cho giáo viên có kĩ năng tốt nhất trong việc thiết kế các trò chơi, hướng
dẫn học sinh thiết kế trò chơi và cách thức tổ chức các hoạt động trò chơi học
tập phù hợp với nội dung bài dạy.
Thơng qua hoạt động học tập là trị chơi, sơ đồ tư duy và hoạt động thiết kế
trò chơi , thiết kế sơ đồ tư duy để giúp HS thêm hứng thú học tập và tiếp thu bài
tốt hơn,thêm u thích mơn Hóahọc, đồng thời cũng giúp học sinh tự học và
giao tiếp hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo trong các vấn đề thực tiễn Vì thế
cùng với các phương pháp dạy học khác, sử dụng trị chơi trong dạy học Hóa
1

skkn


học ở trường THPT là phương pháp nhằm tích cực hố hoạt động học sinh, phát
huy tính tích cực, tính chủ động, tính sáng tạo của học sinh trong học tập.
Thiết kế, xây dựng và tổ chức trò chơi cho học sinh khi dạy bài Luyện tập
ankan - lớp 11 cơ bản.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Biện pháp đế phát triển kĩ năng “sử dụng sơ đồ tư duy”.
- Kĩ năng thiết kế trò chơi, cách điều hành cho học sinh hoạt động nhóm
- Nội dung bài ankan, luyện tập ankan lớp 11 chương trình cơ bản.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu tài liệu và các cơng trình nghiên cứu đổi mới PPDH theo
hướng tích cực hóa việc học của học sinh.
- Nghiên cứu về cấu trúc và nội dung bài Ankan, luyện tập ankan lớp 11
chương trình cơ bản.
- Nghiên cứu biện pháp thiết kế và sử dụng phương pháp sử dụng sơ đồ tư
duy trong nội dung dạy học mơn Hóa học chương trình cơ bản theo hướng phát
huy tính tích cực học tập của học sinh.

- Nghiên cứu cách tổ chức trò chơi và sử dụng trò chơi vào giảng dạy.
1.4.2. Phương pháp chuyên gia
Gặp gỡ, trao đổi, tiếp thu ý kiến của các đồng nghiệp để tham khảo ý kiến
làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài.
1.4.3. Phương pháp thực tập sư phạm
Thực nghiệm sư phạm ở lớp 11A1, 11A2, 11A3 trường THPT Cẩm Thuỷ 3,
tiến hành theo quy trình của đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục để đánh giá
hiệu quả của đề tài nghiên cứu.
1.4.4. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp này để thống kê, xử lý, đánh giá kết quả thu được.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận
Phương pháp dạy học tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều
nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích
cực, chủ động, sáng tạo của người học. Phương pháp dạy học tích cực hướng tới
việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là
tập trung vào phát huy tính tích cực của người học. Tuy nhiên, để dạy học theo
phương pháp tích cực thì giáo viên phải nổ lực nhiều so với dạy theo phương
pháp thụ động.
Muốn đổi mới cách học phải đổi mới cách dạy. Cách dạy chỉ đạo cách học,
nhưng ngược lại thói quen học tập của trị cũng ảnh hưởng tới cách dạy của
thầy. Chẳng hạn, có trường hợp học sinh địi hỏi cách dạy tích cực hoạt động
nhưng giáo viên chưa đáp ứng học, hoặc có trường hợp giáo viên hăng hái áp
dụng Phương pháp dạy học tích cực nhưng khơng thành cơng vì học sinh chưa
thích ứng, vẫn quen với lối học tập thụ động. Vì vậy, giáo viên phải kiên trì
dùng cách dạy hoạt động để dần dần xây dựng cho học sinh phương pháp học
tập chủ động một cách vừa sức, từ thấp lên cao. Trong đổi mới phương pháp dạy
2

skkn



học phải có sự hợp tác của cả thầy và trò, sự phối hợp nhịp nhàng hoạt động dạy
với hoạt động học thì mới thành cơng.
Sơ đồ tư duy hay bản đồ tư duy được sử dụng để thể hiện từ ngữ, ý tưởng
nhiệm vụ, hay các mục được liên kết và sắp xếp toả trịn quanh từ khố hay ý
trung tâm. Sơ đồ tuy duy là một phương pháp đồ hoạ thể hiện ý tưởng và khái
niệm. Trong sơ đồ tư duy thơng tin được cấu trúc hố theo cách giống như bộ
não hoạt động.
Sơ đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy. Đây là phương pháp dễ nhất
để chuyển tải thông tin vào bộ não rồi đưa thơng tin ra ngồi bộ não. Nó là một
phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu quả theo đúng nghĩa của nó.
Đặc điểm của những trị chơi được lựa chọn và sử dụng trực tiếp để giảng
dạy phải đảm bảo được mục đích, nội dung, các nguyên tắc và phương pháp dạy
học nó có chức năng tổ chức và hướng dẫn học sinh tìm kiếm, lĩnh hội tri thức,
học tập, rèn luyện kĩ năng và phát triển các phương thức hoạt động của học sinh.
Các trò chơi được lựu chọn phải phù hợp với mục tiêu của bài học giúp học
ôn tập, cũng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng.
Do đó sử dụng trị chơi để dạy học và sơ đồ tuy duy để tổng kết, cũng cố
kiến thức cho học sinh nhất là các tiết luyện tập. Học sinh được học tập, được
giao lưu và được chơi. Từ đó giúp học sinh ghi nhớ kiến thức tốt hơn, sâu hơn.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Thực tế việc dạy và học các bài luyện tập thường được giáo viên và học
sinh học giống như các tiết sửa bài tập thông thường mà chưa phát huy hết thế
mạnh của dạng bài tập này, điều này dẫn đến đa số học sinh chưa nắm chắc
được các kiến thức cơ bản nên việc rèn luyện kĩ năng cho học sinh gặp nhiều
khó khăn.
Qua nhiều năm giảng dạy mơn Hố học đặc biệt là các bài luyện tập tôi
thường yêu cầu học sinh nhắc lại kiến thức cơ bản của bài và yêu cầu học sinh
làm các bài tập lý thuyết và một số bài tập tính tốn cơ bản. Tuy nhiên khi kiểm

tra đánh giá thì kết quả tốt chỉ tập trung ở một bộ phận nhỏ còn đại đa số học
sinh vẫn chưa nắm bắt được nội dung kiến thức. Từ đó tơi ln đặt ra câu hỏi là
tại sao đã cho ôn lại các kiến thức cơ bản rồi mà học sinh vẫn nắm không vững
kiến thức, cũng qua điểm số của các học sinh tôi cũng nhận thấy điểm cao chỉ
tập trung ở một số học sinh lâu nay học tốt. Từ đó tơi tập trung tim tịi và thay
đổi cách thiết kế và giảng dạy bài luyện tập sao cho học sinh thấy nắm vững hơn
kiến thức và cũng khai thác được thế mạnh của một số học sinh có lực học tốt hỗ
trợ cho các học sinh khác. Và qua sự kết hợp giữa tổ chức trò chơi với sơ đồ tư
duy trong giảng dạy bài Luyện tập ankan tôi nhận thấy học sinh hứng thú hơn
trao đổi với nhau nhiều hơn tiết dạy cũng sinh động hơn.
2.3. Các biện pháp và tổ chức thực hiện
Trong thực tế giảng dạy tôi đã kết hợp tổ chức trò chơi và sơ đồ tư duy
khi dạy bài: Luyện tập ankan - Lớp 11 cơ bản tại
- Lớp thử nghiệm: 11A1, 11A3
- Lớp đối chứng: 11A2
2.3.1. Thiết kế bài dạy.
3

skkn


Bài 27: LUYỆN TẬP: ANKAN
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
- Củng cố kiến thức về ankan: Đặc điểm cấu tạo, đồng đẳng, đồng phân, danh
pháp
- Củng cố kiến thức về thiết lập công thức phân tử
2.Kĩ năng:
- Viết công thức cấu tạo
- Gọi tên ankan

- Tính thành phần phần trăm ankan
- Lập CTPT một ankan
- Tìm CTPT 2 ankan kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng
3.Thái độ: Kích thích sự hứng thú với bộ môn, phát huy khả năng tư duy của
học sinh
4. Phát triển năng lực
+ Năng lực hợp tác;
+ Năng lực làm việc tự học;
+ Năng lực giải quyết vấn đề;
+ Năng lực sử dụng ngơn ngữ hóa học;
+ Năng lực tổng hợp kiến thức;
II. PHƯƠNG PHÁP:
- Hoạt động nhóm
- Tổ chức trò chơi
- Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Máy chiếu.
- Sơ đồ tư duy bài Ankan
- Thể lệ trò chơi
- Nội dung trị chơi trị trơi
2. Học sinh:
- Ơn bài cũ
- Giấy A4, bút
- Bảng
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới
Hoạt động 1: HOẠT ĐỘNG VÀO BÀI

GV: Chia lớp thành 4 nhóm sao cho mỗi nhóm mỗi nhóm có từ 1 đến 2 học sinh
có lực học tốt. Phân cơng làm nhóm trưởng các nhóm
GV đặt vấn đề: Chúng ta đã học xong bài ankan vậy ankan có đặc điểm cấu tạo,
đồng phân, danh pháp, tính chất vật lý, tính chất hố học, điều chế và ứng dụng
4

skkn


như thế nào? Để nắm vững lại các kiến thức đó hơm này thầy trị chúng ta sẽ
tổng kết lại các vấn đề đó
Hoạt động 2: KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG
GV: Yêu cầu các nhóm thảo luận sơ đồ tư duy để hệ thống lại các nội dung kiến
thức cơ bản về Ankan đã chuẩn bị ở nhà.
GV: Các nhóm làm việc trong thời gian 5 phút
HS: Các nhóm tiến hành hồn thiện sơ đồ tư duy
GV: Các nhóm trình bày sơ đồ tư duy của nhóm mình, các nhóm khách nhận xét
GV: Nhận xét chung cho các nhóm, đánh giá hiệu quả các nhóm đồng thời giới
thiệu sơ đồ tư duy cơ bản.
SƠ ĐỒ TƯ DUY BÀI ANKAN
( HỌC SINH THAM KHẢO)

Hoạt động 3: VẬN DỤNG KIẾN THỨC
GV đặt vấn đề: Để vận dụng kiến thức phần ankan chúng ta sẽ bắt đầu chơi trò
trơi. Trò chơi gồm 3 phần
Phần 1: Trị chơi ơ chữ
Phần 2: Trả lời bài tập định tính.
Phần 2: Trả lời bài tập định lượng.
GV: Bây giờ các nhóm bắt đầu trơi phần 1: Trị chơi ơ chữ
Luật chơi:

- Trị chơi ơ chữ có 13 hàng ngang và 1 hàng dọc.
5

skkn


- Mỗi đội được quyền chọn 2 lần và cả 4 đội cùng trả lời vào bảng, thời gian để
trả lời là 10 giây. Nếu đội nào trả lời đúng sẽ được 10 điểm trả lời sai khơng có
điểm. Các đội có thể giơ tay xin trả lời câu hàng dọc bất cứ lúc nào nếu trả lời
đúng được 40 điểm trả lời sai bị trừ 30 điểm.
Tiến hành trò chơi:
GV: Yêu cầu các nhóm chọn câu hàng ngang. Bấm giờ và cơng bố đáp án
Hàng ngang số 1: Có 5 chữ cái
Câu hỏi: Thành phần chính của khí thiên nhiên là gì?
Đáp số: METAN
Hàng ngang số 2: Có 5 chữ cái
Câu hỏi: Đây tên một nguyên tố góp phần tạo nên hiđrocacbon
Đáp số: HIĐRO
Hàng ngang số 3: Có 10 chữ cái
Câu hỏi: Liên kết nào được tạo bởi một cặp electron dung chung và được
biểu diễn bằng một gạch nối giữa hai nguyên tử?
Đáp số: LIÊN KẾT ĐƠN
Hàng ngang số 4: Có 8 chữ cái
Câu hỏi: Những chất có cùng công thức phân tử nhưng cấu tạo khác nhau
được gọi là gì?
Đáp số: ĐỒNG PHÂN
Hàng ngang số 5: Có 9 chữ cái
Câu hỏi: Đây là một lĩnh vực ứng dụng quan trọng của ankan
Đáp số: NHIÊN LIỆU
Hàng ngang số 6: Có 6 chữ cái

Câu hỏi: Ngun tố khơng thể thiếu trong hợp chất hữu cơ
Đáp số: CACBON
Hàng ngang số 7: Có 10 chữ cái
Câu hỏi: Phản ứng giữa khí meetan và khí Clo khí có ánh sáng gọi là
Đáp số: PHẢN ỨNG THẾ
Hàng ngang số 8: Có 10 chữ cái
Câu hỏi: Chất dùng để điều chế khí meetan trong phịng thí nghiệm
Đáp số: NHƠM CACBUA
Hàng ngang số 9: Có 6 chữ cái
Câu hỏi: Đây là tên gọi của hiđrocacbon có cơng thức phân tử C3H8
Đáp số: PROPAN
Hàng ngang số 10: Có 10 chữ cái
Câu hỏi: Đây là loại đồng phân của ankan
Đáp số: MẠCH CACBON
Hàng ngang số 11: Có 5 chữ cái
Câu hỏi: Đây là sản phẩn thu được khi lấy đi một nguyên tử hiđro của phân
tử ankan
Đáp số: ANKYL
Hàng ngang số 12: Có 4 chữ cái
6

skkn


Câu hỏi: Đây là quá trình các ankan dưới tác dụng của nhiệt và xúc tác tạo
thành các phân tử nhỏ hơn.
Đáp số: TÁCH
Hàng ngang số 13: Có 6 chữ cái
Câu hỏi: Quá trình đốt cháy ankan gọi là phản ứng
Đáp số: OXI HỐ

ĐÁP ÁN Ơ CHỮ HÀNG DỌC: HIĐROCACBON NO
Hình ảnh trị chơi ơ chữ

Kết thúc phần thi trị chơi giải ô chữ giáo viên tổng kết điểm của các nhóm
GV: Tiếp theo chúng ta bước sang phần 2: Trả lời bài tập định tính
Luật chơi: Phần bài tập định tính chia làm ba lĩnh vực

7

skkn


Trong mỗi nội dung có 4 câu hỏi, mỗi nhóm được chọn hai lần và không được
chọn một nội dung. Các nhóm chọn nội dung giống nhau thì khơng được chọn
cùng một câu hỏi. Cả 4 nhóm đều trả lời câu hỏi bằng cách ghi đáp án lên bảng
thời gian cho 1 câu hỏi là 25 giây. Nhóm chọn câu hỏi trả lời đúng được 20 điểm
các nhóm khác trả lời dúng được 10 điểm.
Tiến hành trị chơi: Các nhóm tiến hành lựu chọn lĩnh vực và câu hỏi.
Nội dung câu hỏi phần: ĐỒNG ĐẲNG, ĐỒNG PHÂN VÀ DANH PHÁP
Câu 1: Số lượng đồng phân ứng với CTPT C5H12 và C6H14 lần lượt là?
A. 2 và 3
B. 3 và 4
C. 3 và 5
D. 4 và 5
Câu 2: Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào sai?
A. Tất cả các ankan đều có CTPT CnH2n+2
B. Tất cả các chất có CTPT CnH2n+2 đều là ankan
C. Tất cả các ankan đều chỉ có liên kết đơn trong phân tử
D. Tất cả các chất chỉ có liên kết đơn trong phân tử đều là ankan
Câu 3: Chất sau đây có tên là gì?


A. 3-isopropylpentan
B. 2-metyl-3-etylpentan
C. 3-etyl-2-metylpentan
D. 3-etyl-4-metylpentan
Câu 4: Hai chất 2-metylpropan và butan khác nhau về:
A. Công thức cấu tạo
B. Công thức phân tử
C. Số nguyên tử cacbon
D. Số liên kết cộng hóa trị
Nội dung câu hỏi phần: TÍNH CHẤT HĨA HỌC
Câu 1: Đốt cháy hồn tồn một ankan thu được khí CO2 và H2O với:
A. nCO2 = nH2O B. nCO2 > nH2O
C. nCO2 < nH2O D. nCO2 ≤ nH2O
Câu 2: Các ankan không tham gia loại phản ứng nào dưới đây?
A. Phản ứng thế
B. Phản ứng cộng
C. Phản ứng tách
D. Phản ứng cháy
Câu 3: Khi clo hóa 1 ankan có CTPT C6H14 chỉ thu được 2 sản phẩm thế
monoclo. Tên thay thế của ankan đó là?
A. 2,2-đimetylbutan
B. 2-metylpentan
C. n-hexan
D. 2,3-đimetylbutan
Câu 4: Khi cho pentan tác dụng với brom theo tỉ lệ 1:1, sản phẩm chính thu
được là?
A. 2-brompentan
B. 1-brompentan
C. 1,3-đibrompentan

D. 2,3-đibrompentan
Nội dung câu hỏi phần: TÍNH CHẤT VẬT LÝ, ĐIỀU CHẾ, ỨNG DỤNG
Câu 1: Cho các phát biểu sau:
1. Ankan là hiđrocacbon no mạch hở.
2. Ankan là hiđrocacbon no nhẹ hơn nước
8

skkn


3. Ankan là hiđrocacbon no tan tốt trong nước nước.
4. Tính chất đặc trưng của ankan là phản ứng cộng.
5. Ankan có nhiều trong dầu mỏ.
6. Ankan đều là chất khí ở điều kiện thường
Số phát biểu đúng là
A. 2
B. 4
C. 3
D. 5
Câu 2: Trong các chất dưới đây, chất nào có nhiệt độ sơi thấp nhất?
A. Butan
B. Etan
C. Metan
D. Propan
Câu 3: Các hiđrocacbon no được dùng làm nhiên liệu là do nguyên nhân
nào sau đây?
A. Hiđrocacbon no có phản ứng thế
B. Hiđrocacbon no có nhiều trong tự nhiên
C. Hiđrocacbon no cháy tỏa nhiều nhiệt và có nhiều trong tự nhiên
D. Hiđrocacbo no là chất nhẹ hơn nước

Câu 4: Trong phịng thí nghiệm có thể điều chế metan bằng cách nào sau
đây ?
A. Nung muối natri malonat với vôi tôi xút. B. Canxicacbua tác dụng với nước.
C. Nhiệt phân natri axetat với vôi tôi xút. D. Crackinh butan
Kết thúc phần thi trị chơi giải giải bài tập định tính giáo viên tổng kết
điểm của các nhóm.
GV: Tiếp theo chúng ta bước sang phần 3: Trả lời bài tập địnhlượng
Luật chơi: Phần bài tập định lượng gồm có 6 câu hỏi

9

skkn


Mỗi nhóm sẽ chọn 1 câu hỏi thời gian cho mỗi câu hỏi là 30 giây cả 4 nhóm
đều tham gia trả lời câu hỏi. Nhóm chọn câu hỏi trả lời đúng được 30 điểm các
nhóm cịn lại trả lời đúng được 20 điểm, trả lời sai không được điểm.
Tiến hành trị chơi: Các nhóm tiến hành lựu chọn câu hỏi.
Nội dung câu hỏi: BÀI TẬP ĐỊNH LƯỢNG
Câu 1: Đốt cháy hịa tồn 2,34 gam hỗn hợp 2 ankan là đồng đẳng kế iếp nhau
rồi hấp thụ hết sản phẩm cháy vào dd Ca(OH)2 dư, thu được 16 gam kết tủa. Xác
định công thức phân tử của hai ankan trên.
Đáp số: C3H8 và C4H10
Câu 2: Khi đốt cháy hoàn toàn 7,84 lít hỗn hợp khí gồm CH4, C2H6, C3H8 (đkc)
thu được 16,8 lít khí CO2 và x gam H2O. Xác định giá trị của x ?
Đáp số: 19,8 gam
Câu 3: Khi clo hóa metan thu được 1 sản phẩm thế chứa 89,12% clo về khối
lượng. Xác định công thức của sản phẩm?
Đáp số: CHCl3
Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp khí X gồm 2 hidrocacbon A và B là đồng

đẳng kế tiếp, thu được 96,8g CO2 và 57,6g H2O. Xác định công thức phân tử của
A và B ?
Đáp số: C2H6 và C3H8
Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 29,2 gam hỗn hợp 2 ankan khí (hơn kémnhau 2
nguyên tử C). Hấp thụ hồn tồn sản phẩm vào bình đựng Ba(OH)2 thấy khối
lượng bình tăng 134,8g. Xác định CTPT cuả 2 ankan?
10

skkn


Đáp số: C2H6 VÀ C4H10
Câu 6: Khi đốt cháy hoàn tồn m gam hỗn hợp khí gồm CH4, C2H6, C3H8. Sục
tồn bộ sản phẩm tạo thành vào bình đựng dung dịch CaOH)2 dư thấy xuất hiện
60g kết tủa và khối lượng của bình tăng 42,6g. Xác định giá trị của m?
Đáp số: 9 gam
Hoạt động 4: TỔNG KẾT
GV: Tổng hợp lại điểm số của các nhóm, thơng báo đội xếp thứ nhất, thứ hai,
thứ ba, thứ tư trao phần thưởng cho các nhóm .
GV: Chiếu lại sơ đồ tư duy bài ankan và nhắc nhở học sinh cần ôn tập lại cho
vững kiến thức
BÀI TẬP VỀ NHÀ.
Bài tập 1: Viết phương trình phản ứng của butan
a) Tác dụng với clo theo tỉ lệ 1:1
b) Tách 1 phân tử H2
c) Crăckinh
Bài tập 2: Viết các đồng phân cấu tạo có thể có của C6H12 và gọi tên?
Bài tập 3: Lập CTPT, viết CTCT và gọi tên một ankan có tỉ khối hơi so với
khơng khí là 3,448?
Bài tập 4: Lập CTPT, viết CTCT của một ankan có 83,72% cacbon ?

Bài tập 5: Lập CTPT của 2 ankan là đồng đẳng kế tiếp nhau có khối lượng 24,8
gam, thể tích tương ứng là 11,2 lít (đkc)
Bài tập 6: Đốt cháy hồn tồn 10,2 gam hai ankan cần 25,8 lít oxi (đkc). Xác
định công thức phân tử 2 ankan ? (Biết phân tử khối mỗi ankan không quá 60.)
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
* Hình ảnh sơ đồ tư duy ankan của nhóm 1: Đã có góp ý của giáo viên

11

skkn


* Kết quả khảo sát học sinh:
Trong năm học 2021-2022 tôi áp dụng giảng dạy tại hai lớp 11A1, 11A3 và lớp
đối chứng là 11A2. Sau đó cho làm bài kiểm tra và được kết quả thể hiện ở
bảng số liệu sau :
Điểm
SL
Điểm TB
Điểm khá
Điểm giỏi
dưới TB
học
Lớp
sinh
SL
%
SL
%
SL

%
SL
%
11A1

39

3

7,7

14

35,9

14

35,9

8

20,5

11A3

48

7

14,6


15

31,2

18

37,5

8

16,7

11A2

38

7

18,4

17

44,7

11

29

3


7,9

Qua thực tế giảng dạy và khảo sát tôi nhận thấy học sinh rất hứng thú học
tập trong các tiết học có sự dụng phương pháp trò chơi kết hợp với sơ đồ tư duy
trong dạy học . Đặc biệt tôi cũng nhận thấy học sinh càng ngày nắm vững hơn
về sử dụng sơ đồ tư duy trong củng cố, luyện tập. Việc ghi chép của các em
cũng trở nên dễ hơn do đó việc học lý thuyết của học sinh cũng tốt hơn.
Kết quả bước đầu đạt được giúp tôi áp dụng kết hợp cách tổ chức trò chơi
và sơ đồ tư duy trong giảng dạy nhiều bài hơn.
3.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
12

skkn


3.1. Kết luận
Trong q trình nghiên cứu và hồn thành SKKN, tơi đã giải quyết được
các vấn đề sau:
- Hồn thiện hơn kĩ năng sử dụng phần mềm iMindMap trong thiết kế sơ đồ tư
duy.
- Nghiên cứu cơ sở khoa học về dạy học có sử dụng phương pháp trị chơi.
- Thiết kế trò chơi và hướng dẫn học sinh thiết kế trò chơi tương ứng với nội
dung bài học.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở một số lớp tơi đang trực tiếp giảng dạy.
Sau q trình nghiên cứu và thực nghiệm, đề tài SKKN cũng mang lại ý nghĩa
đối với bản thân và tập thể:
- Đối với bản thân: Nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ bản thân, đổi mới
phương pháp và hình thức tổ chức dạy học bộ mơn Hóa học ở trường THPT
theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh.

- Đối với học sinh: Xây dựng, tổ chức dạy học kết hợp trò chơi và sơ đồ tư duy
trong dạy học mơn Hóa học sẽ giúp học sinh hiểu kiến thức một cách sâu sắc,
nhớ kiến thức lâu hơn, học sinh hứng thú học tập hơn. Giúp học sinh phát huy
tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, phát triển các kĩ năng, rèn luyện
năng lực thông qua các hoạt động.
- Đối với đồng nghiệp: Từ kết quả thực hiện đề tài tơi có cơ hội chia sẻ với đồng
nghiệp kinh nghiệm sử dụng trò chơi và sơ đồ tư duy trong trong dạy học Hoá
học.
Từ những ý nghĩa mà kết quả nghiên cứu đề tài SKKN thì bản thân tơi có hướng
phát triển đề tài như sau:
- Trước mắt, GV và HS cùng tìm kiếm, thiết kế nhiều sơ đồ tư duy hệ thống kiến
thức các bài học tếp theo, thiết kế một số trò chơi trong dạy học để tăng hứng
thú cho học sinh trong từng nội dung bài học và áp dụng trên nhiều khối lớp.
- Đề tài mới chỉ đề cập đến dạy học có sự kết hợp giữa sử dụng trò chơi với sơ
đồ tư duy cho bài Luyện tập: Ankan - lớp 11 cơ bản. Thời gian tới tôi sẽ tiến
hành nghiên cứu phát triển thêm các trị chơi và kết hợp cơng nghệ, các phần
mềm để thiết kế nhiều sơ đồ tư duy …..để phong phú hơn các loại trò chơi, sơ
đồ tư duy phù hợp với nhiều nội dung dạy học tăng hiệu quả trong giảng dạy.
3.2. Kiến nghị
- Đối với giáo viên: Tích đổi mới phương pháp giảng dạy, kết hợp tổ chức trò
chơi với SĐTD với các phương pháp khác để nâng cao chất lượng giảng dạy.
- Đối với tổ bộ mơn: Tích cực trao đổi chun mơn trong sinh hoạt chuyên
môn. Hướng dẫn các giáo viên trong tổ, nhóm các sử dụng phần mềm vẽ SĐTD
và cách vận dụng kết hợp với tổ chức trò chơi vào giảng dạy các bài trong Hoá
học.
- Đối với các cấp lãnh đạo: Tạo điều kiện về cơ sở vật chất và tinh thần để giáo
viên tích cực trong cơng tác đổi mới phương pháp giảng dạy. Tổ chức các tiết
dạy có sử dụng các kĩ thuật và phương pháp mới để giáo viên được trải nghiệm.
Trên đây là một số kinh nghiệm mà tơi đã trình bày, tơi hy vọng nó sẽ có
ích cho cơng tác giảng dạy của giáo viên trong chương trình đổi mới hiện nay.

13

skkn


XÁC NHẬN CỦA
HIỆU TRƯỞNG

Thanh Hóa, ngày 25 tháng 5 nănm 2022
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác.

Lê Văn Hùng

14

skkn


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật giáo dục và những quy định mới nhất về giáo dục và đào tạo,
NXB Lao động.
2. Một số phương pháp dạy học tích cực của PGS.Ts Vũ Hồng Tiến.(trang
donga.edu.vn năm 2009).
3. Phương pháp dạy học Hóa học ở trường phổ thơng, Nguyễn Xn
Trường, NXB Giáo dục, 2005.
4. Bộ giáo dục và đào tạo, Bộ sách giáo khoa, Bộ sách giáo viên Hóa lớp
10 (theo chương trình chuẩn).
5. Dạy và học tích cực, một số phương pháp và kĩ thuật dạy học Bộ giáo
dục và đào tạo, NXB Đại học Sư phạm, 2010

6. Sách giáo khoa Hóa học 10 chương trình cơ bản – Nguyễn Xn
Trường chủ biên, NXB Giáo dục, 2007.
7. Modun 2, Modun 3, Modun 4 bồi dưỡng giáo viên Hoá học THPT của
Bộ GD&ĐT năm 2022
8. Phương pháp sử dụng trò chơi trong dạy học - Nguyễn Thị Bích Hồng
9. Phần mềm iMindMap 4.

skkn


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP SỞ GD&ĐT
Họ và tên tác giả: LÊ VĂN HÙNG
Chức vụ và đơn vị công tác: Tổ trưởng chuyên môn Trường THPT Cẩm Thuỷ 3

TT

1.

2.

3.

4.

Tên đề tài SKKN

Ứng dụng công nghệ thông tin
trong giảng dạy phần

hiđrơcacbon trong hóa học
nâng cao lớp 11

Cấp đánh
giá xếp loại

Kết
quả
đánh
giá xếp
loại (A,
B, hoặc
C)

Năm học
đánh giá xếp
loại

Sở GD&ĐT
Thanh Hóa

C

2007 - 2008

C

2010 - 2011

C


2012 - 2013

C

2014 - 2015

Hướng dẫn học sinh giải toán
phần kim loại tác dụng với Sở GD&ĐT
dung dịch muối trong ơn thi đại Thanh Hóa
học
Hướng dẫn học sinh giải toán
phần kim loại tác dụng với Sở GD&ĐT
nước và dung dịch bazơ trong Thanh Hóa
ơn thi đại học
Sử dụng bản đồ tư duy trong
Sở GD&ĐT
dạy học Hóa học 10 chương
Thanh Hóa
trình cơ bản

2

skkn



×