Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Skkn hướng dẫn học sinh thực hành sử dụng an toàn đồ dùng điện trong gia đình nhằm nâng cao kỹ năng sống cho học sinh lớp 6 ở trường tiểu học thcs fansipan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 16 trang )

Mục lục
1. Mở đầu..............................................................................................................1
1.1. Lí do chọn đề tài......................................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu..............................................................................................2
1.3. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm....................................................................3
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm...........................................................3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm........................3
2.2.1. Thuận lợi...............................................................................................3
2.2.2. Khó khăn..............................................................................................3
2.3. Các giải pháp giải quyết vấn đề...........................................................................5
2.3.1 Tìm hiểu đồ dùng điện phổ biến hiện nay.......................................................6
2.3.2. Hướng dẫn sử dụng đồ dùng điện....................................................................7
2.3.2.1. Sử dụng an toàn như thế nào..............................................................7
2.3.2.2. Một số tình huống mất an tồn thường gặp trong cuộc sống, cách
phòng tránh.....................................................................................................9
2.3.2.3. Hướng dẫn thực hành sử dụng đồ điện............................................10
2.3.2.4. Thực hành tại lớp sử dụng thiết bị điện an toàn...............................10
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm................................................................11
3. Kết luận, kiến nghị........................................................................................11
3.1. Kết luận................................................................................................................... 12
3.2. Kiến nghị................................................................................................................ 12

skkn


1. Mở đầu

skkn


1


1.1. Lí do chọn đề tài
Có thể trong cuộc sống thường ngày, các bạn không thường xuyên để ý tới
thông số kĩ thuật của đồ dùng điện trong gia đình. Nhưng thử hình dung căn nhà
của bạn hay thế giới sẽ xảy ra điều gì? Nếu một ngày bạn sử dụng thiết bị điện
mà khơng hề có kỹ năng sử dụng. Mặt khác cùng với sự phát triển của xã hội,
việc sử dụng các đồ điện trong gia đình là điều thiết yếu, với mẫu mã và tính
năng sử dụng ngày một hiện đại nhằm thích ứng linh hoạt do có sự tích hợp
thơng minh từ các đồ dùng điện để phục vụ nhu cầu cuộc sống. Vì thế cuộc sống
thời đại ngày nay không thể thiếu đồ dùng điện, từ phịng khách được trang trí
bởi đèn cảm ứng, quạt trần, tivi, máy điều hòa...; tới phòng bếp các đồ dùng như
bếp điện, lị vi sóng, máy đun nước siêu tốc....tất cả các khu vực trong nhà ở đều
có đồ điện phục vụ nhu cầu sử dụng, là yếu tố thiết thực giúp con người trong
mọi sinh hoạt tốt hơn, đảm bảo cuộc sống đủ tiện nghi thư giãn, an toàn. Khi
chúng ta am hiểu biết về các giá trị thông số kĩ thuật cũng như biết cách sử dụng
khoa học, hợp lí đúng đủ của đồ dùng điện trong gia đình thì chúng ta có thể sử
dụng đồ được bền lâu, an tồn về điện cho ngơi nhà thân yêu của bạn.
Ngày nay, với sự phát triển của thế giới cơng nghệ số thì các thiết bị cơng
nghệ sẽ ln thay đổi về màu sắc, kích thước, hiệu năng ứng dụng sử dụng, tính
tiết kiệm năng lượng; do đó đòi hỏi cá nhân sử dụng phải biết sử dụng. Tuy vậy
đối với học sinh THCS, nhất là các em học sinh khối 6, bản thân các em học
chương trình sách giáo khoa mới và ở khu vực thành thị các em được tiếp cận
với đồ dùng điện trong gia đình khá tốt, đồ dùng tân tiến. Mặc dù được tiếp cận
với đồ dùng tiện nghi nhưng các em học sinh chưa ý thức được ý nghĩa thiết
thực, hữu ích của việc hiểu biết, nắm vững cách sử dụng dựa trên các thông số
kĩ thuật đồ điện. Giáo viên chưa có nhiều hướng dẫn tổng quát, cụ thể cho thực
hành thực tế lựa chọn và an toàn khi sử dụng đồ dùng điện; thiếu hiện vật minh
họa; phụ huynh xem nhẹ giáo dục kỹ năng sống cho các con, coi môn công nghệ

chỉ là phụ….Rất nhiều nguyên nhân khác, các em chưa có điều kiện để quan sát,
tìm hiểu về các đồ dùng điện và chưa biết cách sử dụng chúng tiết kiệm, an toàn
nhất; hoặc chỉ được nghe qua lí thuyết, thực hành có đồ dùng thì xem nhẹ.
Với những lí do trên, tơi quyết định chọn đề tài: “Hướng dẫn học sinh
thực hành sử dụng an toàn đồ dùng điện trong gia đình nhằm nâng cao kỹ
năng sống cho học sinh lớp 6 ở trường Tiểu học - THCS Fansipan”.
Qua một số tiết dạy ở bài 10 thuộc bộ môn Công nghệ 6 tôi mong sẽ giúp
các con hiểu sâu sắc, biết cách sử dụng đồ dùng điện một cách hợp lí – là nhà
thơng thái trong gia đình về sử dụng đồ dùng điện thơng minh. Việc thực hiện đề
tài này bản thân tơi cịn mong muốn là giúp các em học sinh thấy được ý nghĩa
thiết thực, hữu ích của bộ mơn cơng nghệ 6, nhất là trong cuộc sống hiện đại
ngày nay, chúng giúp học sinh rèn luyện kỹ năng và tăng khả năng thực hành
cũng như thực hiện quan điểm giáo dục mới là học để vận dụng thực tế chứ
không phải học để biết.

skkn

2


Sau khi thực hiện một số tiết thực hành: Dự án ngôi nhà thông minh, Dự
án bữa ăn hoặc thực hành hướng dẫn sử dụng đồ dùng điện. Học sinh thấy u
thích mơn cơng nghệ. Đồng thời thay đổi thái độ và quan niệm dạy học xem
môn công nghệ là môn phụ, dạy qua loa, đại khái của một số giáo viên mà cần
phải có sự đầu tư thỏa đáng về bài giảng cũng như là phương tiện, vật liệu, dụng
cụ thực hành để tiết dạy Công nghệ thực sự hiệu quả. Ngoài việc học sinh biết
lựa chọn và an tồn khi sử dụng đồ dùng điện trong gia đình, mong muốn của tơi
cịn giúp học sinh có ý thức lựa chọn đồ dùng tiết kiệm năng lượng, không nên
tận dụng những đồ dùng điện kém chất lượng, không đảm bảo an tồn vào sử
dụng trong gia đình; biết bảo quản vệ sinh, an toàn khi dùng các đồ điện để khai

thác tốt tối đa năng suất của chúng; yêu thích nghề điện dân dụng.
Trên đây là một số lí do để tôi quyết định làm đề tài: “ Hướng dẫn học
sinh thực hành sử dụng an toàn đồ dùng điện trong gia đình nhằm nâng cao
kỹ năng sống cho học sinh lớp 6 ở trường Tiểu học - THCS Fansipan”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Giúp học sinh vận dụng kiến thức môn công nghệ vào thực tiễn đời sống,
tự phục vụ cho bản thân và gia đình, cộng đồng. Rèn luyện kỹ năng sống tự phục
vụ, chủ động trong sinh hoạt liên quan sử dụng đồ điện an toàn trong gia đình;
mặt khác giúp các em thích học mơn cơng nghệ. Nhằm tăng khả năng áp dụng
phương pháp mới trong dạy học gắn kiến thức học tập với thực tế “học đi đơi với
hành”; từ đó bước đầu hình thành cho học sinh khả năng tự lập, tự sáng tạo.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Giáo viên nghiên cứu việc thực hành sử dụng đồ dùng điện trong gia đình
trước đây và đánh giá hiệu quả của tiết thực hành đó.
Từ thực trạng của tiết thực hành đó, giáo viên nghiên cứu về hướng dạy
bài 10 nói riêng, các tiết thực hành cơng nghệ 6 nói chung một cách sáng tạo để
đạt hiệu quả cao. Vì vây tơi chọn đối tượng của đề tài sáng kiến kinh nghiệm
chủ yếu là nghiên cứu học sinh thực hành an toàn khi sử dụng đồ dùng điện
trong gia đình thuộc mơn cơng nghệ 6 ở trường Tiểu học – THCS Fansipan dưới
sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh thực hành sáng tạo và đạt hiệu quả như thế
nào.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Điều tra, thống kê về tỉ lệ học sinh thích học hoặc khơng thích học mơn
cơng nghệ 6 và kỹ năng sử dụng đồ dùng điện trong gia đình.
Nghiên cứu tài liệu nói về ý nghĩa thông số kĩ thuật điện, nghiên cứu về
các nhãn năng lượng, nghiên cứu các sản phẩm đồ điện trong gia đình hiện nay.
Phân tích vận dụng thực tiễn giảng dạy của bản thân qua một số năm được
phân công dạy môn công nghệ, đặc biệt công nghệ 6, môn học mà năm học 2021
– 2022 là năm học đầu tiên áp dụng sách giáo khoa mới, đó là bộ sách kết nối tri
thức với cuộc sống(đơn vị trường Fansipan đang sử dụng làm học liệu).

Học hỏi, trau dồi kiến thức của đồng nghiệp trực tiếp dạy môn cơng nghệ
đã được nhiều năm đứng lớp chính.
Tìm hiểu tâm lý học tập mơn cơng nghệ ở học sinh nói chung và học sinh
khối 6 nói riêng. Đồng thời hỏi ý kiến phụ huynh trong vấn đề nhận thức về việc
học môn công nghệ của con em họ.

skkn

3


2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Giáo dục đóng vai trị quan trọng đặc biệt trong chiến lược phát triển của
mỗi quốc gia. Đối với giáo dục có thể nói: Tương lai chính là bây giờ, do đó
phải chuẩn bị như thế nào cho lớp trẻ hơm nay để học có thể đáp ứng đủ nhu cầu
phát triển của xã hội.
Điều đó có nghĩa là: quan tâm chăm sóc cho những hạt giống, những mầm
non tương lai của đất nước như thế nào? Cần làm gì để nâng cao chất lượng dạy
và học? Các em sẽ ứng dụng kiến thức đã học áp dụng vào đời sống như thế nào?
Vì thế theo quan điểm dạy học hiện nay, phương pháp dạy học mới không
chỉ truyền thụ kiến thức mà chủ yếu là quá trình giáo viên thiết kế, tổ chức, điều
khiển các hoạt động học tập của học sinh như thế nào để đạt mục tiêu của bài
học, của chương trình lớp - cấp học; khi đó các em chủ động tiếp cận, khám phá
tri thức bài học.
Học sinh học để thực hành vận dụng vào thực tiễn chứ không phải học để
biết. Từ đó các em có thể phát huy tự sáng tạo bản thân, tạo tiền đề cho các em
chủ động tiếp thu kiến thức.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thuận lợi

Nhiệm vụ tìm hiểu, thơng hiểu các thơng số kĩ thuật điện nhằm an toàn sử
dụng đồ dùng điện trong gia đình là yếu tố cần thiết. Khi đó học sinh sẽ linh
hoạt vận dụng, sáng tạo, biết bảo quản và sử dụng đúng cách thiết bị điện nhằm
tăng tuổi thọ đồ dùng và hiệu quả kinh tế cho gia đình.
Mặt khác qua điều tra tâm lý học có rất nhiều em thích khám phá, ham
học hỏi, đam mê việc tìm hiểu đồ dùng điện trong gia đình; đó là thuận lợi để
giúp tôi thực hiện đề tài này.
Hơn thế nữa đơn vị Fansipan là ngôi trường được đầu tư khang trang,
chuẩn quốc tế về các thiết bị trường học, các thiết bị phục vụ nhu cầu sử dụng
trong trường học hiện đại, nhà trường thuộc Top đầu thành phố Thanh Hóa
chuẩn về cơ sở vật chất. Nhà trường ln được sự quan tâm của chủ đầu tư, sự
lãnh chỉ đạo kịp thời từ Ban cố vấn giáo dục – Ban giám hiệu Nhà trường, số
lượng học sinh không quá 30 học sinh trong một lớp nên việc tổ chức các hoạt
động nhóm cho học sinh diễn ra thường xuyên trong các tiết học; góp phần giúp
các em đam mê hơn, yêu thích, phát huy tính sáng tạo tiềm ẩn trong mỗi con
người; khai nguồn khám phá môn Công nghệ 6.
Lại thêm chương trình sách giáo khoa mới, việc vận dụng, tăng cường kĩ
năng thực hành cho học sinh thông qua kiến thức môn công nghệ 6 là việc làm
cần thiết.
2.2.2. Khó khăn
Thực tế hiện nay vẫn cịn một số quan niệm cho rằng môn công nghệ là
môn học phụ; cho nên học sinh chưa có sự quan tâm đến mơn học này, chưa thật
sự chú ý trong giờ, chưa có sự chuẩn bị tốt trước tiết học nhất là những tiết thực
hành.

skkn

4



Lứa tuổi các em khối 6 tính tình cịn vơ tư, ít chú ý hiện tượng trong cuộc
sống xung quanh mình. Mặc dù mơn cơng nghệ rất gần gũi với đời sống nhưng
không phải em nào cũng hiểu được và thích học. Một số phụ huynh học sinh có
những suy nghĩ lệch về mơn cơng nghệ, chưa có đầu tư nhiều cho các em học tập.
Nhiều học sinh chưa hiểu biết thông số kĩ thuật đồ điện, chưa hiểu rõ hoặc
khơng hiểu ý nghĩa của các giá trị đó nên cũng chỉ đọc, xem, nhìn cho vui mà
chưa có kỹ năng sử dụng các đồ điện đó như thế nào.
Bảng số liệu điều tra về tỉ lệ học sinh yêu thích, khơng u thích phần đồ
dùng điện trong gia đình; học sinh biết rõ, hiểu rõ giá trị thông số của đồ điện
như thế nào; biết cách lựa chọn đồ điện hay không trước khi áp dụng sáng kiến
kinh nghiệm.
Bảng số liệu:
Thái độ
Năng lực

Lớp

6Q
6A

Lớp

6Q

Khơng hiểu
biết về
cơng nghệ
thiết bị đồ
điện
SL

%

Khơng
Thích đọc
thích đọc
thông số kĩ
thông số đồ
thuật điện
điện

Hiểu biết
về công
nghệ thiết
bị đồ điện

SL

%

SL

%

SL

%

03

23,1


10

76,9

02

15,4

11

84,6

13
02 15,4 11 84,6 03 23,1
Bảng 1: Yêu thích, hiểu biết thông số kĩ thuật điện
Kỹ năng sống

10

76,9

Sĩ số

13

Sĩ số

13


Biết đọc
thơng số kĩ
thuật đồ
dùng điện
SL

%

04

30,7

Biết lựa
chọn đồ
điện an
tồn và tiết
kiệm
SL
%
01

07,7

Biết cách
sử dụng an
tồn đúng
đồ điện gia
đình
SL
%

03

23,1

u thích
nghề điện
dân dụng
SL

%

03

23,1

6A

13
03 23,1 02 15,4 04 30,7 02 15,4
Bảng 2: Kỹ năng sống sử dụng đồ điện dân dụng
Từ việc khảo sát thực tế với kết quả cụ thể như trên, chúng ta có thể nhận
thấy rõ ràng bên cạnh những học sinh thích đọc thơng số kĩ thuật kĩ thuật đồ
dùng điện vẫn cịn nhiều học sinh chưa thích đọc thơng số đồ dùng điện, không
thấy hứng thú với việc học môn cơng nghệ; đặc biệt chưa có hiểu biết, tìm tịi
khám phá qua các giá trị hiển thị trên đồ dùng điện. Vì thế mà kỹ năng sống của
các em cịn hạn chế. Vậy chúng ta phải làm gì để thay đổi thực trạng này?

skkn

5



2.3. Các giải pháp giải quyết vấn đề
Sau khi học sinh thực hành bài 10 và thông qua các tiết chương IV đồ
dùng điện trong gia đình, tơi nhận thấy mình phải làm gì để sau tiết thực hành đó
giúp các con có kỹ năng sống tốt hơn; sự hiệu quả gây hứng thú học tập cho học
sinh? Đó là câu hỏi khiến tơi trăn trở rất nhiều. Vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra giải
pháp như sau:
+ Qua nội dung tiết 22 (lí thuyết) giới thiệu đồ dùng điện trong gia đình
bao gồm những đồ dùng điện thực tế như: nồi cơm điện, bàn là, ấm siêu tốc,
quạt sưởi, tivi, tủ lạnh.....

Hình 1: ảnh đồ dùng điện
Yêu cầu: - Học sinh nhận biết giá trị ý nghĩa thông số của đồ dùng điện đó.
- Học sinh xem nhãn năng lượng trên đồ dùng.
- Học sinh thử tính mức tiêu thụ điện
- Học sinh biết cách sử dụng đồ dùng điện đó như thế nào.
+ Qua nội dung tiết 23(thực hành): an toàn sử dụng trên mỗi đồ dùng
điện?
Yêu cầu: - Cách sử dụng đồ điện như thế nào.
- Cho các em sử dụng, nối các sản phẩm đồ điện với nguồn điện.
- Hiểu rõ các thông số ý nghĩa trên sản phẩm.
- Gợi mở nghề nghiệp: nghề điện dân dụng.
Qua đó các em biết sử dụng, am hiểu về đồ điện trong gia đình. Các em
biết cách sử dụng đồ dùng điện một cách an toàn và lựa chọn các thiết bị điện
dân dụng để phục vụ cuộc sống. Học sinh khối 6 khi sử dụng các thiết bị đồ
dùng điện:

skkn


6


2.3.1 Tìm hiểu đồ dùng điện phổ biến hiện nay
Giáo viên giới thiệu có sự khác nhau về nhà sản xuất, nơi sản xuất, tính
năng, cấu tạo, mục đích sử dụng; học sinh so sánh và nhận biết cùng đồ điện
nhưng có sự khác nhau thương hiệu như thế nào?
Học sinh kể tên công dụng một số đồ dùng điện, ví dụ như phân loại theo
nhu cầu sử dụng, theo kiểu dáng, theo công năng:

2.3.2. Hướng dẫn sử dụng đồ dùng điện
2.3.2.1. Sử dụng an toàn như thế nào
Giáo viên chia sẻ, thao tác trực tiếp về sử dụng an toàn đồ dùng đối với một
số thiết bị; một số đồ dùng điện trình chiếu powpoint về cách sử dụng cả lớp
tham khảo.

skkn

7


Giáo viên đưa ra nhấn mạnh ứng dụng linh hoạt các lưu ý an tồn:
- Với người sử dụng:
1. khơng chạm vào chỗ đang có điện như ổ cắm điện, dây điện trần hay
những nơi hở điện; đảm bảo tốt việc cách điện của dây dẫn và đồ dùng điện.

2. Khơng cắm phích điện, đóng cầu dao, bật cơng tắc điện hay sử dụng đồ
điện khi tay hoặc người bị ướt.
3.Nạp điện đúng cách cho các đồ dùng điện có chức năng nạp điện để
phịng cháy nổ.

4. Khơng tiếp xúc trực tiếp với những bộ phận của đồ dùng điện có nhiệt độ
cao hoặc đang hoạt động (ví dụ như đế bếp hay cánh quạt đang quay).

5.Thường xuyên kiểm tra, thay thế ngay nếu đồ dùng điện bị hư hỏng, để
tránh cháy nổ, hở điện gây điện giật.

skkn

8


6. Khi sử dụng các đồ điện trong nhà phải ngắt nguồn điện, sử dụng các
dụng cụ bảo vệ an toàn điện và treo biển cấm cắm điện hoặc cử người giám sát
nguồn điện.
7. Các đồ dùng điện khi không sử dụng nữa, phải sử lý đúng cách để tránh
tác hại ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người.
- Với đồ dùng điện:
1. Đặt đồ dùng điện trên bề mặt ổn định, hoặc cố định chắc chắn để tránh
rơi, đổ trong quá trình vận hành.

2. Hạn chế cắm chung nhiều đồ dùng điện có cơng suất lớn trên cùng một ổ
cắm.

3. Vận hành đồ dùng điện theo đúng theo đúng quy trình hướng dẫn.
4. Sử dụng đúng chức năng của đồ dùng điện.

skkn

9



5. Tránh đặt đồ dùng điện ở nơi ẩm ướt hoặc gần các nguồn nhiệt (nơi
nấu ăn, nơi có ánh nắng mặt trời, khu vực dễ cháy nổ...)
6. Ngắt điện hoặc rút phích cắm điện khỏi ổ cắm điện khơng sử dụng hoặc
trước khi làm vệ sinh.
2.3.2.2. Một số tình huống khơng đảm bảo an tồn về sử dụng đồ dùng điện
thường gặp trong cuộc sống, cách phòng tránh.

skkn

10


2.3.2.3. Hướng dẫn thực hành sử dụng đồ điện
Giáo viên cùng học sinh sử dụng một số thiết bị đồ dùng điện ngay tại lớp
học. Các nhóm thực hành, thao tác, chia sẻ từng loại sử dụng như thế nào.
Một số bước cơ bản sử dụng đồ điện như sau:
Bước 1: quan sát đồ sử dụng điện về hình dáng, kích thước, khối lượng.
Bước 2: đọc các thơng số kĩ thuật, tham khảo và đọc hướng dẫn sử dụng, hướng
dẫn chi tiết thao tác sử dụng như thế nào.
Bước 3: Sử dụng an tồn đồ điện.
Bước 4: Khi khơng sử dụng, tắt đồ dùng điện đúng cách theo từng loại đảm bảo
an toàn; cất đồ dùng điện.
2.3.2.4. Thực hành tại lớp sử dụng thiết bị điện an toàn
Sau khi hướng dẫn chi tiết về các yêu cầu, các bước sử dụng một thiết bị
đồ dùng điện; giáo viên cho học sinh thực hành; sử dụng các thiết bị an toàn,
hợp lý trên lớp; trình chiếu một số đồ dùng điện học sinh quan sát ngoài thực
tiễn qua video, powpoint...

skkn


11


Qua thời gian thực hành, giáo viên nhận xét chéo; nhóm này quan sát
nhóm kia thao tác sử dụng để rút kinh nghiệm bản thân, chốt phần kinh nghiệm
cho cuộc sống khi sử dụng các thiết bị điện.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Giáo viên thường xuyên theo dõi, chỉ dẫn và uốn nắn kịp thời, nhắc nhở
học sinh thực hiện cẩn thận, an toàn khi sử dụng đồ dùng điện trong gia đình.
Đánh giá kết quả học tập của học sinh và tổng kết: sau khi tôi áp dụng sáng
kiến này thấy được chất lượng bộ mơn có chuyển biến rõ rệt đặc biệt là các em
có hứng thú học thực hành, thích học mơn cơng nghệ, các em có thể áp dụng
những kiến thức, kĩ năng đó vào thực tế cuộc sống hằng ngày như: hiểu biết,
tuân thủ sử dụng thiết bị đồ dùng điện trong gia đình đạt hiệu quả cao nhất; phải
đọc kỹ các thơng số kĩ thuật điện cơ bản, cách sử dụng đồ điện trong gia đình và
tính tốn được điện năng tiêu thụ.. nâng cao kỹ năng sống cho học sinh.
Chất lượng điểm bài thực hành tăng lên rõ rệt với kết quả như sau:
Thái độ
Năng lực
Lớp

6Q

Sĩ số

13

Khơng
Thích đọc

thích đọc
thơng số kĩ
thơng số đồ
thuật điện
điện
SL
%
SL
%
13

100

0

0

Hiểu biết
công nghệ
đồ điện
SL

%

12

92,3

Không hiểu
biết công

nghệ đồ
điện
SL
%
01

07,7

6A

13
12 92,3 01 07,7 11 84,6 02 15,4
Bảng 3: yêu thích, am hiểu đồ điện sau khi áp dụng sáng kiến
Chất lượng kỹ năng vận dụng cuộc sống hằng ngày thành thạo, tự tin biết
ứng phó linh hoạt khi sử dụng các đồ điện, là nhà thông thái đam mê sử dụng
công nghệ số, biết cách tính tốn cơng suất tiêu thụ sản phẩm, biết cách tính số
điện năng tiêu thụ thơng qua thiết bị sử dụng trong gia đình...
Kỹ năng sống

Lớp

Sĩ số

Biết đọc
thông số kĩ
thuật đồ
dùng điện
SL

6Q

6A

13

13

%

Biết lựa
Biết cách
chọn đồ
sử dụng an u thích
điện an
tồn đúng
nghề điện
tồn và tiết đồ điện gia dân dụng
kiệm
đình
SL
%
SL
%
SL
%

100

92,3

11


84,6

13
13 100 12 92,3 13 100
Bảng 4: kỹ năng đạt được sau khi áp dụng sáng kiến

12

92,3

skkn

13

100

12

12


3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Qua thời gian nghiên cứu và thực nghiệm ở trường Tiểu học – THCS
Fansipan tơi thấy cách tốt nhất để cho học sinh có thể vận dụng môn học vào
thực tế là giáo viên phải đưa các tiết thực hành vào thực tiễn; làm cho học sinh
hứng thú, say mê với môn học và nâng cao kỹ năng sống cho các em. Khi các
em u thích mơn học thì việc áp dụng sẽ đơn giản hơn. Giáo viên phải thay đổi
là hướng đến các kỹ năng cho học sinh trong cuộc sống thì dạy hoc khi đó sẽ

phát huy tính tích, sáng tạo của học sinh. Cần tổ chức nhiều hơn các buổi thực
hành cơng nghệ 6 có đồ dùng phù hợp thực tế hiện nay, phù hợp thời đại công
nghệ số nhằm nâng cao kỹ năng sống cho học sinh qua các bài thực hành.
3.2. Kiến nghị
Giáo viên cùng bộ môn giành thời gian để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm
lẫn nhau, luôn ln nắm bắt tình hình thực tế học sinh để cùng nhau thảo luận
thống nhất để ra biện pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Giáo viên cần tăng cường tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm trong
các tiết có sử dụng thiết bị trực quan nhằm nâng cao hiệu quả của việc đổi mới
phương pháp dạy học. Ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm hỗ trợ giáo dục tư tưởng để học, để học sinh nhận thức được tầm quan trọng của việc học, từ đó học
sinh có thái độ học tập đúng đắn.
Với học sinh ở trường Fansipan, một trong những ngôi trường Top đầu
thành phố Thanh Hóa về cơ sở vật chất; là ngôi trường trẻ đầy tiềm năng, nhiệt
huyết giảng dạy của giáo viên, luôn đưa sáng tạo trong giảng dạy phù hợp với
bộ môn. Bản thân tối đứng lớp khối 6 THCS lĩnh vực môn công nghệ, tôi kiến
nghị các cấp lãnh đạo tạo điều kiện có thêm buổi trải nghiệm thực tế ở khu vực
có nhà thơng minh hoặc điểm có trang thiết bị đồ dùng điện hiện đại, thông
minh, tân tiến hiện nay phù hợp ở bài thực hành khối 6 – sách giáo khoa mới,
đặc biệt môn cơng nghệ 6 để học sinh tích lũy kỹ năng sống tốt hơn – là nhà
thông thái trong sử dụng các thiết bị đồ dùng điện nói chung và các đồ dùng
điện trong gia đình nói riêng.
Sáng kiến của tơi có cố gắng rất nhiều để cùng các bộ mơn khác rèn luyện,
đưa kỹ năng sống của học sinh được tốt hơn. Và bài viết này chắc hẳn vẫn còn
nhiều hạn chế và thiếu sót. Rất mong nhận được sự quan tâm của đồng nghiệp
và các cấp quản lý cho ý kiến góp ý, nhận xét, để tơi hồn thiện và nghiên cứu
phát triển sâu hơn sáng kiến này trong thời gian tới.
Tôi xin cảm ơn quý thầy cô, các độc giả đã quan tâm, đọc trao đổi góp ý để
bản thân không ngừng học hỏi, nâng cao nghiệp vụ sư phạm. Đặc biệt là những
góp ý chân thành để cùng nhau xây dựng môi trường học đường mới giúp học
sinh nâng cao kỹ năng sống chuyên nghiệp ở thời đại với thiết bị thông minh,

tân tiến, hiện đại như ngày nay.
Sáng kiến được tôi ấp ủ viết ra trong q trình giảng dạy mơn cơng nghệ 6
ở trường Tiểu học – THCS Fansipan.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA BAN GIÁM HIỆU

Thanh Hóa, ngày 05 tháng 4 năm 2022

skkn

13


Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép nội dung của người
khác.
Người viết

Cao Anh Đức

skkn

14


Tài liệu tham khảo
1. Sách giáo khoa công nghệ 6 – Bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống.
2. Sách giáo viên công nghệ 6 – Bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống.
3. Sách khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống.
4. Sách giáo viên khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống.

5. Sách, báo qua internet sản phẩm công nghệ phần đồ dùng điện trong gia đình.
6. Tìm kiếm trên internet hình ảnh, cách sử dụng thiết bị đồ dùng điện.

skkn



×