Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Skkn lồng ghép một số thông điệp cuộc sống trong bài giảng vật lý thpt nhằm giáo dục đạo đức học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (821.12 KB, 23 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1.Lý do chọn đề tài
Hiện nay Đảng và Nhà nước ta đang tiến hành đổi mới toàn diện về giáo
dục ở các cấp học trong đó có cấp Trung học phổ thông (THPT) nhằm nâng cao
chất lượng và hiệu quả đào tạo. Công cuộc đổi mới này liên quan đến rất nhiều
lĩnh vực như đổi mới chương trình, đổi mới sách giáo khoa (SGK), Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo đã kí Quyết định số 16/2006/QĐ – BGDĐT về việc ban hành
Chương trình Giáo dục phổ thơng. Đổi mới thiết bị dạy học, đổi mới cơ chế quản
lí, đổi mới quan niệm và cách thức kiểm tra đánh giá …nhằm tạo ra những con
người “vừa hồng vừa chuyên”. Tuy nhiên, những đổi mới này có đem lại hiệu
quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào người giáo viên, những người trực tiếp
thể hiện tinh thần đổi mới nói trên trong từng tiết học. Nó địi hỏi mỗi thầy cô
giáo phải tâm huyết với nghề, không ngừng sáng tạo ra những phương pháp giáo
dục hiệu quả đối với từng đối tượng học sinh, nhất là những học sinh gặp khó
khăn trong hồn cảnh gia đình, hồn cảnh sống, hay môi trường học tập. Nghị
quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục và
đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo
hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến
thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ
máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để
người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển
từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt
động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi
mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, cần có nhận thức
đúng về bản chất của đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển
năng lực người học và một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học theo
hướng này.
Muốn phát triển con người toàn diện, muốn đào tạo nhân tài của đất nước,
chúng ta không chỉ dạy cho các em giỏi về văn hoá mà cịn phải làm tốt cơng tác
giáo dục đạo đức, nhân cách cho các em. Qua nhiều năm giảng dạy tôi nhận


thấy việc lồng ghép các bài học đạo đức, thông điệp cuộc sống
vào bài giảng chun mơn của mình là vô cùng cần thiết. Tôi mong
muốn thông qua các bài giảng của mình, khơng chỉ giúp các em có được kiến
thức khoa học cơ bản về vật lý THPT mà cịn để các em thấy được các thơng
điệp cuộc sống trong đó. Để các em khơng cịn thấy vật lý là khơ khan, mà thấy
được vật lý nó gắn liền với đời sống. Đặc biệt, với mong muốn các em sống tốt
hơn, trách nhiệm hơn, biết yêu thương, biết cảm thông và biết chia sẻ và giúp
1

skkn


đỡ mọi người...., hay nói đúng hơn là phát triển toàn diện về nhân cách con
người thể hiện qua hai mặt là: “Tài và Đức”.

Hiện nay tôi đang giảng dạy tại Trường THPT Quảng Xương 4, một ngôi
trường đặt tại xã Tiên Trang, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá. Đây là khu
vực có nhiều dân nhập cư, có sự pha trộn văn hóa nhiều vùng miền. Phụ huynh
học sinh đa số là lao động tự do, phải đi làm xa nhà. Vì vậy nhiều phụ huynh vẫn
chưa sát sao đến việc giáo dục con em mình. Nhiều trường hợp có hồn cảnh
đặc biệt khó khăn: mồ cơi, khơng cha hoặc khơng mẹ, ở với ơng bà hoặc tự chăm
nhau…Chính những điều kiện trên đã có ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển
và hoàn thiện nhân cách của học sinh. Biểu hiện rõ nhất là trong các lớp học vẫn
còn có những học sinh thuộc dạng “chưa ngoan”, thiếu lễ phép với người lớn,
hạn chế về đạo đức, nhân cách. Cũng chính vì sự chưa ngoan đó mà dẫn đến
tình trạng học sinh “chưa hoàn thành nội dung học tập môn học và hoạt động
giáo dục” dẫn đến bỏ học làm ảnh hưởng khơng ít đến những thành viên khác
trong lớp học và ảnh hưởng đến toàn trường, sâu xa hơn là gánh nặng của xã
hội. Trong suốt quá trình giảng dạy Vật lý tại trường, tôi rút ra được một vài kinh
nghiệm trong hoạt động giáo dục học sinh. Tôi thấy nhân cách của giáo viên ảnh

hưởng rất nhiều đến sự hình thành nhân cách của học sinh của mình. Nếu người
thầy biết lồng ghép thơng điệp giáo dục đúng thời điểm, đúng hồn cảnh thì sẽ
có sự tác động tích cực rất lớn đối với học sinh, nhất là đối với các học sinh có
hồn cảnh đặc biệt. Một khía cạnh khác, việc lồng các thơng điệp giáo dục, lấy
nhân cách của giáo viên ra để làm gương trong q trình giảng dạy cũng chính là
một trong những yêu cầu của đổi mới giáo dục hiện nay. Tôi mong muốn thơng
qua các bài học của mình, khơng những giúp các em có hiểu biết về kiến thức
khoa học cơ bản về vật lý mà còn để các em thấy được các thơng điệp cuộc sống
trong đó. Tơi đã suy nghĩ và lồng ghép vào bài giảng của mình các thơng điệp
giáo dục để các em hiểu và có lối sống, cách suy nghĩ tích cực hơn, sống có mục
2

skkn


đích và trách nhiệm hơn và cũng nhờ đó các em sẽ khơng cịn “sợ” mỗi khi bước
vào tiết học vật lý.
Chính vì những lý do trên, tơi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Lồng ghép một số
thông điệp cuộc sống trong bài giảng vật lý THPT nhằm giáo dục đạo đức học
sinh” làm đề tài SKKN của mình trong năm học 2021 - 2022.

1.2. Mục đích nghiên cứu
Thiết kế một hệ thống những thơng điệp giáo dục về: tình cảm gia đình,
tình bạn, tình yêu, các quan niệm về nhà trường thầy cô, một số kỹ năng cần
thiết, những thông điệp về nhận thức, về lối sống và nhân sinh quan của các
em....
Lồng ghép các thông điệp giáo dục đó vào các bài giảng vật lý cho học sinh
khối 10, khối 11 và khối 12 tại trường THPT Quảng Xương 4.
Có thể gửi SKKN này đến các đồng nghiệp, để thơng qua q trình giảng
dạy các thơng điệp này được truyền tải đến với nhiều thế hệ học sinh hơn. Qua

đó nhằm nâng cao ý thức học tập cũng như nề nếp kỷ luật của học sinh.
Hướng đến mục tiêu cao hơn đó là đào tạo ra những thế hệ học sinh biết
sống có mục đích, có lý tưởng, có trách nhiệm hơn và có nhân cách tốt.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Các bài giảng vật lý THPT.
Học sinh trường THPT Quảng Xương 4
Các phương pháp dạy học tích cực.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Nhóm phương pháp tơi lựa chọn bao gồm:
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục
- Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm của hoạt động giáo dục

3

skkn


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của SKKN
Đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh THPT: Khi bắt đầu bước chân vào cấp học
THPT, học sinh bước vào tuổi đầu thanh niên. Ở giai đoạn này, các em vẫn cịn
một số suy nghĩ cảm tính và dễ bị kích thích như lứa tuổi thiếu nhi. Tính dễ bị
kích thích ở giai đoạn này bị ảnh hưởng nhiều do cách sống cá nhân, do điều
kiện sống của gia đình. Các em đã có mong muốn được sống như người lớn, có
nhiều quyền lợi và trách nhiệm hơn. Ở lứa tuổi này, các em đã bắt đầu vừa học
tập, vừa lao động. Tuy nhiên hoạt động học tập vẫn là hoạt động chủ đạo trong
giai đoạn này. Chính vì vậy, trong giai đoạn này nhà trường có vị trí quan trọng.
Đây khơng chỉ là nơi trang bị tri thức mà cịn tác động trong việc hình thành thế
giới quan và nhân sinh quan cho mỗi học sinh

Ở lứa tuổi học sinh THPT, hoạt động của các em đã vượt ra khỏi phạm vi
của nhà trường, ảnh hưởng của xã hội đối với sự hoàn thiện nhân cách của các
em cũng khá lớn. Các em tiếp xúc với nhiều luồng thơng tin (tích cực có, tiêu cực
có). Hoạt động của các em vượt ra khỏi tầm kiểm soát của gia đình và nhà
trường. Chính vì vậy, trong giai đoạn này, việc suy nghĩ độc lập và tự điều chỉnh
hành vi là vô cùng quan trọng. Quyết định đến sự hoàn thiện nhân cách và lối
sống của các em. Cũng trong giai đoạn này, học sinh đã có ý thức và xác định
được động cơ học tập, gắn liền với định hướng tương lai. Các em có sự định
hướng môn học và khối học rõ ràng.
Sự phát triển của tự ý thức là đặc điểm nổi bật của tâm lý học sinh trong
giai đoạn THPT. Điều này khiến học sinh quan tâm sâu sắc đến đời sống tâm lý
và năng lực riêng của bản thân. Trong giai đoạn này, các em xuất hiện khuynh
hướng phân tích, tự đánh giá bản thân và muốn khẳng định mình. Các em có
nguyện vọng thể hiện cá tính của mình trước mọi người một cách độc đáo,
muốn được nổi bật và muốn được người khác quan tâm đến mình. Học sinh đã
có ý thức xây dựng lý tưởng sống cho mình, biết xây dựng hình ảnh con người lý
tưởng. Có định hướng tương lai và xu hướng nghề nghiệp rõ ràng. Cũng trong
4

skkn


giai đoạn này các em có nhu cầu sống tự lập: Tự lập về hành vi, tình cảm, đạo
đức. Do vậy, nếu trong giai đoạn này định hướng tương lai, tình cảm của các em
mà khơng phù hợp với mong muốn của bố mẹ thì giữa bố mẹ và các em dễ xảy
ra xung đột và khó tìm được tiếng nói chung. Các em dần tạo nên bức tường với
bố mẹ, sống khép kín hơn và khơng muốn chia sẻ cùng bố mẹ. Khi đó, người giáo
viên sẽ là điểm đến cho những chia sẻ và đam mê khẳng định mình của các em.
Giai đoạn đầu thanh niên, các em có nhu cầu mở rộng các mối quan hệ,
nhu cầu giao tiếp với bạn bè mạnh mẽ hơn, đây là giai đoạn tình bạn được xây

dựng một cách sâu sắc. Đặc biệt, trong giai đoạn này đa số các em sẽ xuất hiện
thêm mối quan hệ đặc biệt đó là tình yêu nam-nữ. Do vậy trong giai đoạn này
cũng ẩn chứa rất nhiều mối quan hệ phức tạp và không lành mạnh. Hiện nay có
một bộ phận khơng ít học sinh có thái độ coi thường việc học tập, lao động chân
tay, thích cuộc sống xa hoa lãng phí, đua địi. Nếu khơng được giáo dục và định
hướng kịp thời, đúng đắn thì các em dễ trở thành người xấu. Lứa tuổi này rất
hăng hái, nhiệt tình trong cơng việc, lạc quan yêu đời nhưng cũng dễ bi quan,
chán nản khi gặp thất bại, dễ có tư tưởng chống đối nếu cho rằng vấn đề nào đó
khơng phù hợp.
Tóm lại, lứa tuổi THPT là giai đoạn tâm lý phức tạp, nếu người giáo viên có
sự tác động phù hợp thì góp phần lớn trong việc hình thành nhân cách tốt cho
học sinh. Giáo viên sẽ là nơi để học sinh gửi gắm tâm tư, tình cảm và nguyện
vọng. Từ đó các em có thêm động lực học tập, thêm yêu mơn học và sống tích
cực hơn- Đây là sự thành công lớn nhất của hoạt động dạy học và giáo dục của
một người giáo viên.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN
Đa số học sinh trường THPT Quảng Xương 4 ngoan, năng động, tích cực
trong học tập và rèn luyện. Tuy nhiên, cịn một lượng khơng nhỏ học sinh chưa
ngoan, chưa xác định được động cơ học tập. Mặt khác, do điều kiện sống khó
khăn, mối quan hệ gia đình phức tạp nên đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc
chưa ngoan của các em. Trong quá trình giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy hầu
như những học sinh có thái độ chống đối, hoặc khơng có động cơ học tập đều
xuất phát từ nguyên nhân gia đình. Các em khơng được quan tâm, các em có
mối quan hệ bất đồng với cha mẹ, các em sống phản kháng với cuộc đời và dần
dần các em sống buông thả, khơng cịn chú ý đến việc học tập và rèn luyện.
Trong năm học 2021-2022 có 6 vụ các em bỏ học vì hồn cảnh gia đình.
Bước vào lứa tuổi thanh niên, các em xuất hiện thêm mối quan hệ nam-nữ, quan
hệ bạn bè rộng rãi hơn. Kết hợp với sự bùng nổ của các trang mạng xã hội do đó
phát sinh các mối hiềm khích do nói xấu nhau. Vì suy nghĩ khơng chín chắn, nơng
nổi nên đây là nguyên nhân của rất nhiều vụ bạo lực học đường.


5

skkn


Trong quá trình giảng dạy, một vài giáo viên quá coi trọng kiến thức, quá áp
lực với việc thi cử nên bỏ qua đi hoạt động giáo dục trong giảng dạy.
Một số giáo viên bộ mơn ít quan tâm tới các học sinh có hồn cảnh “đặc
biệt”, do vậy thiếu đi sự thông cảm với học sinh về những lỗi lầm của các em.
Đơi khi giáo viên cịn cảm thấy khó chịu với những sai phạm đó và giữa cơ- trị
dần xa cách nhau.
Bộ mơn Vật lý là mơn khoa học khó, khá khơ khan. Kiến thức nền vật lí từ
trung học cơ sở của các em chưa cao nên nói đến mơn vật lý hầu hết học sinh
khá “sợ”. Dung lượng kiến thức của các khối lớp khá lớn nên giáo viên khơng có
nhiều thời gian cho các hoạt động giác dục khác.
Từ thực trạng trên, chúng tôi mạnh dạn đề xuất đưa một vài thông điệp
giáo dục vào quá trình giảng dạy vật lý tại trường THPT Quảng Xương 4 với mục
đích vừa khắc sâu kiến thức bài học, vừa góp phần đưa vật lý gắn liền với đời
sống, vừa hỗ trợ hoạt động giáo dục học sinh. Để cho những tiết học lý trở nên
nhẹ nhàng hơn, gần gũi hơn và ý nghĩa hơn.
2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Để đưa chất lượng về đạo đức, nhân cách đúng, phong phú và có sự thay
đổi về vốn sống ở học sinh, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số đưa một số thông
điệp giáo dục vào bài giảng vật lý THPT tại trường THPT Quảng Xương 4 như sau:
2.3.1. BÀI 9 TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH LỰC
Bài tốn tổng hợp véc tơ cùng phương

F1


Bản chất vật lý:

F 12


F 12

F1


F2


F2

Tổng hợp hai véc tơ cùng chiều.

Tổng hợp hai véc tơ ngược chiều

Cách lồng ghép vào bài giảng: Tới phần “mở rộng” của bài giáo viên dành 23 phút cho học sinh thảo luận: Từ kiến thức của bài học em có suy nghĩ gì về việc
vận dụng, liên hệ kiến thức trên vào đối nhân xử thế của bản thân trong các mối
quan hệ xã hội, em rút ra được thông điệp cuộc sống gì muốn gửi tới các bạn?

6

skkn


THÔNG ĐIỆP
Trong cuộc sống, nếu như tất cả chúng ta cùng làm việc tốt thì cái tốt đẹp

được tăng lên, cuộc sống sẽ tốt đẹp và hạnh phúc hơn. Vì vậy, hãy nhân rộng
những suy nghĩ và hành động cao đẹp của chúng ta và mọi người xung quanh ta.
Ngược lại, nếu thấy cái xấu, chúng ta phải đấu tranh chống lại chống lại và
đi đến xóa bỏ cái xấu ra khỏi cuộc sống. Ví dụ như: thấy bạn chưa chăm học, các
em cần nhắc nhở bạn, phân tích cho bạn thấy được ý nghĩa của việc học. Thấy
bạn hay nghỉ học, chúng ta nên tìm hiểu xem bạn gặp chuyện gì khó khăn. Từ đó
có thể động viên, giúp đỡ để bạn tiếp tục tham gia học tập đầy đủ.
Trong q trình làm việc nhóm, nếu như chúng ta đồng lịng, thống nhất
cùng nhau làm việc thì kết quả sẽ tốt. Nếu như chúng ta không thống nhất, làm
việc rời rạc thì kết quả làm việc sẽ khơng tốt. Vì vậy, trong q trình làm việc
nhóm mỗi chúng ta đều phải có ý thức tập thể, làm vì cái chung, hướng đến mục
tiêu cao nhất.
Mơ hình minh họa về việc phối hợp làm việc nhóm

Phối hợp rời rạc, khơng thống nhất

Phối hợp thống nhất

 hiệu quả làm việc thấp

 hiệu quả làm việc cao

2.3.2. BÀI 10 BA ĐỊNH LUẬT NIU TƠN
Nội dung định luật 3 Niu tơn: Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên
vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này cùng giá,
cùng độ lớn nhưng ngược chiều nhau.

F AB =−⃗
F BA


7

skkn


Cách lồng ghép vào bài giảng: Tới phần “mở rộng” của bài giáo viên dành 2-3
phút cho học sinh thảo luận: Từ kiến thức của bài học em có suy nghĩ gì về việc
vận dụng, liên hệ kiến thức trên vào đối nhân xử thế của bản thân trong các mối
quan hệ xã hội, em rút ra được thông điệp cuộc sống gì muốn gửi tới các bạn?
THƠNG ĐIỆP
Trong ứng xử: Mình đối xử với người khác thế nào thì người ta đối xử lại với
mình như vậy Hãy suy nghĩ đúng, hành động đúng. Hãy luôn tôn trọng đối tác
của mình, tơn trọng thầy cơ, bạn bè và tất cả mọi người xung quanh.
Trong mối quan hệ cha mẹ và con cái: Khi em phạm lỗi nghiêm trọng, cha
mẹ có thể đánh các em. Các em đau bao nhiêu, cha mẹ đau bấy nhiêu. Các em
được tách ra từ cơ thể cha mẹ nên khi đánh con, cha mẹ đau hơn gấp bội. Ngồi
ra, cha mẹ cịn đau thêm nỗi đau về tinh thần. Vì vậy, sau mỗi hành động sai hãy
suy nghĩ tích cực và hãy hiểu cho nỗi lịng cha mẹ, đừng có suy nghĩ và hành
động nông nổi. Và hãy biết tự rút ra bài học cho riêng mình
Trong việc bài trừ bạo lực học đường: Hai bạn đánh nhau, cơ thể hai bạn bị
đau như nhau. Ngồi ra, các bạn cịn bị xử lý về mặt kỷ luật, bị hạ hạnh kiểm…
hoặc nếu nặng có thể bị xử lý vi phạm hình sự. Trong bạo lực hai bên sẽ nhận
hậu quả như nhau. Qua đó, giáo viên kêu gọi học sinh chung tay bài trừ bạo lực
học đường ra khỏi trường học. Kêu gọi các em phân tích, giảng giải cho bạn hiểu
mỗi khi xảy ra xích mích. Nếu có nguy cơ xảy ra bạo lực, hãy báo với thầy cô để
cùng nhau ngăn chặn bạo lực học đường.
2.3.3. BÀI 11 LỰC HẤP DẪN
Khi nghiên cứu về lực hấp dẫn, Newton khẳng định: Mọi vật trong vũ trụ
đều hút nhau với một lực gọi là lực hấp dẫn.
Dựa vào định luật vạn vật hấp dẫn, ông giải thích một số hiện tượng tự

nhiên như: lực hấp dẫn giữa Trái Đất và mặt Trăng giữ cho Mặt Trăng chuyển
động quanh trái đất.

L ực h

Trái đất

8

skkn

ấp d ẫ

n

Mặt
trăng


Lực hấp dẫn giữa Mặt Trời và các hành tinh giữ cho các hành tinh chuyển động
quanh Mặt Trời.

Vật lý hiện đại thì lại đề xuất đến thuyết “hố đen”. Thuyết này cho rằng hố đen
là vật gây ra lực hấp dẫn rất lớn lên các vật khác gần nó, nó có khả năng hút tất
cả các vật gần nó vào trong nó.

Cách lồng ghép vào bài giảng: Tới phần “mở rộng” của bài giáo viên dành 2-3
phút cho học sinh thảo luận: Từ kiến thức của bài học em có suy nghĩ gì về việc
vận dụng, liên hệ kiến thức trên vào đối nhân xử thế của bản thân trong các mối
quan hệ xã hội, em rút ra được thơng điệp cuộc sống gì muốn gửi tới các bạn?

THƠNG ĐIỆP
Trong tất cả mối quan hệ xã hội: Sự tự tin, thơng minh chính là nhân tố tạo
nên sự hấp dẫn của mỗi cá nhân. Muốn tồn tại, hãy giữ cho riêng mình sự hấp
dẫn. Đừng biến mình thành vệ tinh của người khác.
Đặc biệt trong tình yêu: Hãy lựa chọn cho mình đối tượng phù hợp để bản
thân 2 người ln có sức hấp dẫn với đối phương. Đừng biến mình thành vệ

9

skkn


tinh, hạ thấp giá trị và biến mình thành “của để dành” của người khác. Và khơng
bị cái bóng của người khác che khuất.
2.3.4. BÀI 12 BÀI LỰC ĐÀN HỒI
Giới hạn đàn hồi: Khi vượt quá giới hạn đàn hồi, thì lị xo khơng co lại được
hình dạng và kích thước ban đầu (khơng cịn khả năng đàn hồi) và có thể bị đứt.
Cách lồng ghép vào bài giảng: Tới phần “mở rộng” của bài giáo viên dành 23 phút cho học sinh thảo luận: Từ kiến thức của bài học em có suy nghĩ gì về việc
vận dụng, liên hệ kiến thức trên vào đối nhân xử thế của bản thân trong các mối
quan hệ xã hội, em rút ra được thơng điệp cuộc sống gì muốn gửi tới các bạn?
THƠNG ĐIỆP
Trong mối quan hệ gia đình: Với những sai phạm đơn thuần của con cái,
cha mẹ thường giảng giải để con cái hiểu và không tái phạm. Khi những sai phạm
quá lớn, vượt qua quy phạm đạo đức xã hội, vi phạm pháp luật của nhà nước.
Việc giáo dục con cái khơng cịn là trách nhiệm của riêng cha mẹ nữa mà còn là
trách nhiệm của xã hội, của các ban ngành, các bộ phận liên quan. Và nếu sai
phạm của con cái liên quan đến pháp luật thì buộc cha mẹ phải nhờ đến cơng
an vào cuộc, có những biện pháp cứng rắn để giáo dục con.…hoặc có những
trường hợp cha mẹ phải từ con. Vì vậy, mỗi một cá nhân phải thường xuyên biết
nhìn lại mình, quan sát, học hỏi và tự rút ra bài học cho bản thân để không xảy

ra những vi phạm và sai lầm nghiêm trọng vượt ra khỏi quy phạm đạo đức xã hội
và quá sức chịu đựng của cha mẹ, tránh những hậu quả đáng tiếc.
Trong tình yêu: Sự quan tâm, chia sẻ và đơi khi có cả những sự giận hờn vu
vơ là sợi dây đàn hồi trong tình yêu. Những lời xúc phạm, không tin tưởng, thiếu
tôn trọng,… sẽ làm cho tình yêu nhạt dần dẫn đến sự chia ly. Vì vậy, hãy biến
tình yêu là động lực cho nhau trong quá trình học tập và trong cuộc sống. Đừng
biến tình u thành sự ích kỷ cho riêng mình, đừng vì tình yêu mà tự thu hẹp
mối quan hệ và môi trường sống của bản thân.
2.3.5. BÀI 27 CƠ NĂNG
Định luật bảo toàn cơ năng trong vật lý
W = Wđ + Wt = hằng số
 Nếu Wđ tăng thì Wt giảm
 Nếu Wt tăng thì Wđ giảm
Cách lồng ghép vào bài giảng: Tới phần “mở rộng” của bài giáo viên dành 23 phút cho học sinh thảo luận: Từ kiến thức của bài học em có suy nghĩ gì về việc
vận dụng, liên hệ kiến thức trên vào đối nhân xử thế của bản thân trong các mối
quan hệ xã hội, em rút ra được thông điệp cuộc sống gì muốn gửi tới các bạn?
THƠNG ĐIỆP

10

skkn


Định luật bảo toàn cơ năng giống như mỗi 1 ngày chúng ta chỉ có 24h.
 Nếu thời gian học nhiều thì thời gian chơi, trải nghiệm ít
 Nếu thời gian chơi nhiều thì thời gian học ít  Ảnh hưởng nhiều đến kết
quả học tập
Thông qua nội dung trên, chúng ta nhắc nhở các em về việc bố trí thời gian
hợp lý giữa việc học và các công việc khác. Nhắc nhở các em rằng trong giai đoạn
này, vụ học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất và phải đặt lên hàng đầu để hướng

tới một tương lai tươi sáng hơn.
2.3.6. BÀI 7 DỊNG ĐIỆN KHƠNG ĐỔI. NGUỒN ĐIỆN
Định nghĩa: Dịng điện là dịng chuyển dời có hướng của các điện tích (các
hạt tải điện)
Điều kiện để có dịng điện: Phải có một hiệu điện thế đặt vào hai đầu vật
dẫn điện. Nguồn điện là thiết bị tạo ra và duy trì hiệu điện thế giữa hai cực của
nguồn.
Bóng đèn muốn sáng thì cần có nguồn điện, khi có nguồn
điện thì tất cả các electron tự do sẽ chuyển động cùng hướng.
Cách lồng ghép vào bài giảng: Tới phần “mở rộng” của bài giáo viên dành
2-3 phút cho học sinh thảo luận: Từ kiến thức của bài học em có suy nghĩ gì về
việc vận dụng, liên hệ kiến thức trên vào đối nhân xử thế của bản thân trong các
mối quan hệ xã hội, em rút ra được thơng điệp cuộc sống gì muốn gửi tới các
bạn?
THƠNG ĐIỆP
Trong q trình làm việc nhóm: Nếu hình dung mỗi
electron là một cá nhân trong tập thể, nếu mọi người cùng đồng
lịng, làm việc vì cái chung thì mới có hiệu quả.
2.3.7. BÀI 22 SĨNG ĐIỆN TỪ
Thơng qua việc giảng dạy nội dung bài “sóng điện từ”, chúng ta cho học
sinh thấy được vai trị to lớn của sóng điện từ hiện nay. Sóng điện từ có ứng
dụng rộng rãi trong các lĩnh vực của đời sống: Ứng dụng trong việc chế tạo các
điều khiển từ xa, các loại bộ đàm, trong thơng tin liên lạc, trong y học….Tuy
nhiên, sóng điện từ như con dao hai lưỡi, nó cũng có những tác động tiêu cực
đến đời sống con người. Tác hại được kể đến nhiều nhất là tác hại của Wifi đến
sức khỏe và đời sống con người. Các kết quả nghiên cứu đều cho thấy, Wifi có
thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tổng thể và sức khỏe của não bộ con
người, đặc biệt là ở trẻ em. Các tác hại được kể đến như:
- Giảm trí nhớ.
11


skkn


- Trung hòa tinh trùng:  Nghiên cứu cho thấy việc tiếp xúc với các tần số wifi đã
làm giảm chuyển động của tinh trùng và gây phân mảnh DNA.
- Tác động xấu đến sinh sản: việc tiếp xúc với một tần số nhất định của các thiết
bị khơng dây có thể cản trở trứng thụ tinh (hình thành phơi thai). Phụ nữ mang
thai được khuyến cáo tránh sử dụng các thiết bị không dây và tự tách mình ra
khỏi những người dùng mạng wifi khác.
- Góp phần vào tình trạng mất ngủ: Những người tiếp xúc với bức xạ điện từ
trong một thời gian dài có thể mất ngủ và thay đổi mơ hình sóng não.
- Nguy hại cho sự phát triển của trẻ nhỏ: Tiếp xúc với tần số vô tuyến bức xạ phi
nhiệt từ wifi và điện thoại di động có thể làm gián đoạn sự phát triển của tế bào,
đặc biệt là với thai nhi. 
- Ngăn cản sự tăng trưởng.
- Giảm hoạt động não bộ.
- Tăng nhịp tim.
Cách lồng ghép vào bài giảng: Tới phần “mở rộng” của bài giáo viên dành 23 phút cho học sinh thảo luận: Từ kiến thức của bài học em có suy nghĩ gì về việc
vận dụng, liên hệ kiến thức trên vào đời sống, em rút ra được thơng điệp cuộc
sống gì muốn gửi tới các bạn?
THƠNG ĐIỆP
Thơng điệp 1: Hạn chế sử dụng, hạn chế tiếp xúc với các nguồn phát, nguồn
thu sóng điện từ. Tắt các thiết bị phát và thu sóng điện từ như: điện thoại,
nguồn wifi … khi không sử dụng.
Thông điệp 2: Với những tác hại như trên, chúng ta hạn chế tiếp xúc với
nguồn bức xạ điện từ, đặc biệt là sóng Wifi. Trong giai đoạn cơng nghệ số hiện
nay, rất nhiều học sinh sử đụng điện thoại không đúng mục đích, đang biến
mình thành nơ lệ của những chiếc điện thoại. Ảnh hưởng tiêu cực là làm cho các
em tự thu hẹp mơi trường sống, thiếu tính sáng tạo, lười vận động,... Hậu quả là

kết quả học tập thấp, dễ bị ảnh hưởng xấu của mạng xã hội, suy nghĩ tiêu cực,
khơng có kỹ năng giải quyết vấn đề.
Từ đó đưa ra thơng điệp “hãy sử điện thoại như một cơng cụ hỗ trợ học
tập, đừng biến mình thành nơ lệ của nó”.
2.3.8. BÀI 33 MẪU NGUN TỬ BORH
Kiến thức vật lý:
a. Tiên đề về trạng thái dừng

12

skkn


- Nguyên tử chỉ tồn tại ở một số trạng thái có mức năng lượng xác định gọi
là trạng thái dừng. Khi ở các trạng thái dừng, nguyên tử không bức xạ
- Trong các trạng thái dừng của nguyên tử, electron chuyển động quanh
hạt nhân trên các quỹ đạo có bán kính hồn tồn xác định gọi là các quỹ đạo
dừng.
- Bình thường ngun tử ở trạng thái có mức năng lượng thấp nhất gọi là
trạng thái cơ bản. Khi hấp thụ năng lượng thì nguyên tử chuyển lên trạng thái có
mức năng lượng cao hơn gọi là trạng thái kích thích. Thời gian nguyên tử ở trạng
thái kích thích rất ngắn (cỡ 10-8s). Sau đó, nguyên tử chuyển về các trạng thái có
mức năng lượng thấp hơn và cuối cùng về trạng thái cơ bản.

b. Tiên đề về sự hấp thụ và bức xạ năng lượng
- Khi nguyên tử chuyển từ trạng thái có mức năng lượng E n về trạng thái có
mức năng lượng Em nhỏ hơn thì nó phát ra photon có năng lượng ε =En −Em=hf
- Ngược lại, nếu nguyên tử đang ở trạng thái có mức năng lượng E m mà hấp
thụ được photon có năng lượng ε =En −Em=hf thì nó sẽ chuyển sang trạng thái
có mức năng lượng En cao hơn.


c. Sự hình thành quang phổ vạch của Hydro

13

skkn


 Ở trạng thái bình thường (cơ bản) nguyên tử hiđrơ có năng lượng thấp
nhất, êlectrơn chuyển động trên quỹ đạo K.
 Khi ngun tử được kích thích, êlectrơn chuyển lên các quỹ đạo có mức
năng lượng cao hơn: L, M, N, ..
 Nguyên tử sống trong trạng thái kích thích trong thời gian rất ngắn
(khoảng 10-8s). Sau đó êlectrơn chuyển về các quỹ đạo bên trong và phát
ra các phơtơn.
 Mỗi êlectrơn chuyển từ quỹ đạo có mức năng lượng cao xuống mức năng
lượng thấp thì nó phát ra một phơtơn có năng lượng bằng hiệu mức năng
lượng ứng với hai quỹ đạo đó: hf = Ecao - Ethấp
 Mỗi phơtơn có tần số f lại ứng với một sóng ánh sáng đơn sắc có bước
sóng λ : tạo thành một vạch.
Cách lồng ghép vào bài giảng: Tới phần “mở rộng” của bài giáo viên dành
2-3 phút cho học sinh thảo luận: Từ kiến thức của bài học em có suy nghĩ gì
về việc vận dụng, liên hệ kiến thức trên vào đối nhân xử thế của bản thân
trong các mối quan hệ xã hội, em rút ra được thông điệp cuộc sống gì muốn
gửi tới các bạn?
THƠNG ĐIỆP
Thơng điệp 1: Bình thường mỗi một bạn học sinh cũng có một quỹ đạo nhất
định, các em thường học tập và hoạt động trong một bán kính quỹ đạo “cơ
bản”. Đây là trạng thái bền vững và an toàn nhất của các em.
Khi các em bị khích thích: Nếu nhận được năng lượng tích cực như khát

vọng đại học, giải thưởng, … thì các em sẽ có những bứt phá trong học tập.
Nhưng nếu các em nhận năng lượng tiêu cực một cám dỗ nào đó (tiền, tình,…),
các em sẽ “nhảy” lên một quỹ đạo xa hơn (ví dụ như đi Đà Lạt, Nha Trang…). Các
em chỉ tồn tại ở các quỹ đạo này trong những khoảng thời gian rất ngắn. Khi hết
tiền, hết tình…các em sẽ nhanh chóng trở về với “quỹ đạo cơ bản”.

14

skkn


Qua đây, giáo viên thức tỉnh các em trước những lối sống tạm bợ, thiếu
lành mạnh. Nhắc nhở các em về bản lĩnh trong cuộc sống, hãy sống văn minh,
sống có trách nhiệm. Và nhắn gửi các em “Nhà là nơi bình n nhất ln có cha
mẹ chờ các em về”, “ hãy về nhà đi con”.
Thông điệp 2: Từ nội dung tiên đề về “phát xạ và hấp thụ năng lượng”.

Tình
Tiền

Bài học, kinh nghiệm

2.3.9. BÀI 38-39: PHẢN ỨNG NHIỆT HẠCH. PHẢN ỨNG PHÂN HẠCH
Bản chất vật lý của phản ứng phân hạch:
Định Nghĩa: Phân hạch là phản ứng trong đó một hạt nhân nặng vỡ thành
hai hạt nhân có số khối trung bình và có thể kèm theo sự phát vài nơtrôn.
Cơ chế: phản ứng phân hạch xảy ra khi bắn nơtrơn chậm (có năng lượng
khoảng vài MeV) vào một hạt nhân nặng (như urani  
, urani 
,

plutoni  
). Kết quả là tạo ra hai mảnh vỡ có số khối trung bình đồng thời
tạo ra vài nơtrơn.
n10 + X ZA → X ZA+ 1 → A ZA + BZA
1

2

1

2

Bản chất vật lý phản ứng nhiệt hạch:
Phản ứng nhiệt hạch là phản ứng trong đó hai hạt nhân nhẹ tởng hợp lại thành
một hạt nhân nặng hơn.
Điều kiện thực hiện
- Nhiệt độ cao (50 ÷ 100 triệu đợ).
15

skkn


- Mật độ hạt nhân trong plasma (n) phải đủ lớn.
- Thời gian duy trì trạng thái plasma (t) ở nhiệt độ cao (100 triệu độ) phải đủ lớn.
 Phản ứng nhiệt hạch khó xảy ra hơn so với phản ứng phân hạch

Cách lồng ghép vào bài giảng: Tới phần “mở rộng” của bài giáo viên dành
2-3 phút cho học sinh thảo luận: Từ kiến thức của bài học em có suy nghĩ gì về
việc vận dụng, liên hệ kiến thức trên vào đối nhân xử thế của bản thân trong các
mối quan hệ xã hội, em rút ra được thơng điệp cuộc sống gì muốn gửi tới các

bạn?
THƠNG ĐIỆP TRONG CUỘC SỐNG

Thơng điệp 1: Từ tình u tiến đến hôn nhân cần phải vượt qua rất nhiều rào cản,
rất nhiều khó khăn: mối quan hệ gia đình, khó khăn về vật chất, về quan niệm
sống…..Do vậy, trong tình yêu cả hai luôn phải cố gắng, phải hiểu và thông cảm

16

skkn


cho nhau, phải tích trữ năng lượng vì nhau. Và chỉ khi tình yêu đủ lớn, hai bên
thật sự thấu cảm chúng ta mới nên tiến tới hôn nhân

Mâu thuẫn trong
cuộc sống

Thơng điệp 2: Do cuộc sống gia đình thường xuyên phát sinh nhiều khó khăn và
mâu thuẫn nên hạnh phúc gia đình dễ bị đổ vỡ bởi tính nóng nảy của các thành
viên trong gia đình. Vì vây, khi gia đình gặp khó khăn, mỗi cá nhân cần phải giữ
bình tĩnh, cố gắng tìm cách tháo gỡ khó khăn. Nghĩ về những khó khăn trước đây
mình từng vượt qua để tiến tới hơn nhân  giữ gìn hạnh phúc gia đình.
Qua đó, giáo viên cũng có thể nói thêm về vai trị, trách nhiệm của người con
trong gia đình để giữ gìn hạnh phúc gia đình mình.

17

skkn



2.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Trong quá trình giảng dạy tại trường, bản thân tôi luôn nghĩ vai trị của người
giáo viên khơng chỉ là người giảng dạy chun mơn và mình phải là một nhà giáo
dục. Tơi ln chủ động tìm hiểu hồn cảnh của tất cả học sinh các lớp mình
giảng dạy, đặc biệt những học sinh tơi cảm nhận các em chưa ngoan, có vấn đề
về suy nghĩ, tư duy và hành động. Từ đó, bằng tình cảm của mình, tơi đưa đến
các em những câu chuyện, những thông điệp nhẹ nhàng thông qua bài học của
mình. Và tơi đã từng nhận lại những câu hỏi ngược rất xót xa.
Ví dụ như khi truyền đạt thơng điệp “ Nhà là nơi bình n nhất ln có cha
mẹ chờ các em về”, “ hãy về nhà đi con”. Có học sinh hỏi lại tơi “cơ ơi, nếu ai
khơng có nhà thì sao?”. Thật sự đau lịng khi nghe được câu hỏi này. Và tôi trả
lời: “Theo cơ, nơi nào có người ln chờ em về, đó là nhà”. Sau câu trả lời đó, cả
lớp như lặng đi, đã có những giọt nước mắt rơi xuống. Và tơi biết mình đã có sự
tác động đến suy nghĩ các em. Hay những câu hỏi như: “cô ơi, con khơng nghĩ
vẫn cịn có người quan tâm đến sự tồn tại của con”;“Cô ơi, ông bà ấy không chịu
hiểu con, lúc nào con cũng là người sai hết”; “cô ơi …”. Rất nhiều, rất nhiều câu
hỏi ngược làm tôi phải trăn trở.
Bằng tình thương thật sự, tơi đã đến gần với các em hơn, tôi đã phần nào
giúp các em suy nghĩ vấn đề một cách thấu đáo, tích cực hơn. Tơi hiểu hơn và có
thể trở thành người bạn lớn của các em. Dần dần các em mạnh dạn hơn, chia sẻ
nhiều hơn. Thơng qua đó tơi nhẹ nhàng chia sẻ, tư vấn, định hướng giúp các em
tháo gỡ những nút thắt và tìm ra những phương án giải quyết phù hợp.
Một khía cạnh khác, thơng qua những bài giảng tôi cũng đã cung cấp thêm
cho học sinh của mình một số kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng lắng nghe…
Giáo dục các em về tính trung thực, về ý thức tiết kiệm, ý thức vì cộng đồng…
đưa các em đến với cách sống trách nhiệm hơn.
Bằng tình thương của một giáo viên, tôi đã phần nào tác động vào suy nghĩ
và hành động của các thế hệ học sinh. Và điều tuyệt vời nhất tôi cảm nhận được
thông qua những ánh mắt mỗi khi tôi đi qua lớp, thơng qua những phản hồi của

học sinh đó là “các em thương tôi hơn” và “bớt sợ môn vật lý hơn”. Chính vì vậy,
mặc dù một số lớp đầu năm được đánh giá là yếu nhưng đến cuối năm lại có kết
quả tốt so với mặt bằng khối lớp.
* Các kết quả minh chứng về sự tiến bộ của học sinh khi áp dụng biện
pháp
Quá trình thực nghiệm của tôi được tiến hành tại trường THPT Quảng
Xương 4 ở một số lớp tôi giảng dạy khối 10 năm học 2021-2022. Tôi đã chọn 2
lớp: lớp 10T3 (lớp thực nghiệm) và 10T4 (lớp đối chứng) có tương đương nhau
về sĩ số, giới tính và điểm đầu vào của lớp 10.

18

skkn


Nội dung thực nghiệm:
Hai lớp tôi giảng dạy là 10T3 và 10T4 tôi sử dụng các phương tiện, thiết
bị dạy học như nhau. Tuy nhiên trong giáo án của 10T3 tơi có sử dụng lồng
ghép các thơng điệp giáo dục vào bài giảng vật lí.
Kết quả cuối năm mơn vật lí năm học 2021-2022 của hai lớp như sau:
Xếp loại

10T3 (ss 43)

10T4 (ss42)

Lớp thực nghiệm

Lớp đối chứng


Tổng

%

Tổng

%

Giỏi(8<=Điểm<=10 điểm) 28

66,67

21

50,00

Khá (6.5<=Điểm<8 điểm)

13

30,23

11

26,19

TB (5<=Điểm<6,5 điểm)

2


4,76

9

21,42

Yếu (3,5<=Điểm<5 điểm)

0

0

1

2,38

Về hạnh kiểm cả năm như sau:
Xếp loại

10T3 (ss 43)

10T4 (ss42)

Lớp thực nghiệm

Lớp đối chứng

Tổng

%


Tổng

%

Tốt

36

83,72

22

50,00

Khá

5

11,63

17

38,64

Trung bình

2

4,56


5

11,36

Yếu

0

0

0

0

Như vậy sau khi thực hiện lồng ghép thông điệp giáo dục nói trên vào
giảng dạy tại lớp 10T3 thì lớp 10T3 có điểm tổng kết cả năm, có xếp loại hạnh
kiểm cao hơn hẳn so với lớp 10T4 mặc dù điểm đầu vào của hai lớp là tương
đương nhau.
Từ kết quả thu được ở bảng trên ta nhận thấy khi sử dụng lồng ghép thông
điệp giáo dục vào bài giảng của mình có sự chuyển biến rõ rệt về chất lượng học
tập của học sinh.
Như vậy đối với một trường vùng bãi ngang ven biển của tỉnh như trường
THPT Quảng Xương 4 chúng tơi, thì kết quả đó thật sự là niềm khích lệ rất lớn

19

skkn



với những giáo viên như tôi, là động lực để tôi mạnh dạn đưa một số thông điệp
giáo dục vào bài giảng vật lí.

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Sau một thời gian nghiên cứu và sử dụng những thông điệp trên, tôi rút ra
được một số kết luận như sau:
Về bản chất và mơ hình của vật lý khác xa so với những mối quan hệ xã hội,
chúng chỉ có một mối tương thích nhất định. Nếu chúng ta sử dụng đúng cách,
đúng thời điểm thì vừa có thể giúp các em khắc sâu kiến thức, vừa giúp các em
rút ra được những bài học trong cuộc sống. Những bài học đó có thể là hành
trang trong suốt cuộc đời các em, góp phần vào sự hồn thiện nhân cách của
mỗi học sinh.
Việc lồng ghép các thông điệp giáo dục vào bài giảng giống như việc chúng
ta nêm bột ngọt vào món ăn. Nếu vừa đủ, phù hợp thì món ăn sẽ rất ngon.
Nhưng nếu q thừa thì lại phản tác dụng. Vì vậy, mỗi giáo viên nên cân nhắc khi
sử dụng, nên sử dụng vào từng hoàn cảnh phù hợp thì những thơng điệp sẽ phát
huy đúng tác dụng.
Để thông điệp đến và tác động được với học sinh, theo tôi cái cần nhất là
“cái tâm của người thầy”. Thông điệp được phát đi từ cái tâm sáng, tâm tốt sẽ
có tính lan tỏa và tác động mạnh đến suy nghĩ và hành động của học sinh. Tuy
nhiên cũng cần nhấn mạnh rằng: Đạo đức là cái nơi từ gia đình và xã hội chỉ là
nơi để đạo đức "sống". Điều này có nghĩa: gia đình mới sinh ra đạo đức, có thể
từ trong bào thai của người mẹ, nó có tính di truyền là chính và sự giáo dục của
gia đình cũng như lối sống đạo đức của gia đình mới làm cho đạo đức của con
em họ phát huy đúng nghĩa.
Vượt ra ngoài phạm vi của đề tài này, chúng ta khơng cần q bó khn
vào tiết dạy. Người giáo viên có thể lồng thêm những thông điệp giáo dục thông
qua các câu ca dao, tục ngữ hay việc chúng ta dành ra ít phút cuối giờ học để
cùng phân tích, thảo luận một sự vụ nóng vừa xảy ra ngồi xã hội. Để các em có

cơ hội được trình bày những suy nghĩ của mình. Qua đó, giáo viên nhận định và
có những định hướng, uốn nắn kịp thời những suy nghĩ lệch lạc. Giúp các em
nhận định các vấn đề xã hội một cách tích cực và có hành động phù hợp.
3.2.Kiến nghị
* Đối với nhà trường:
Nhà trường cần tổ chức thêm nhiều buổi thảo luận, trao đổi; mời chuyên
gia về tư vấn cho học sinh, đặc biệt những em có hồn cảnh gia đình đặc biệt,
20

skkn



×