Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Skkn một số biện pháp thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục ở trường thcs cẩm long, cẩm thủy góp phần xây đựng trường đạt chuẩn quốc gia và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (976.13 KB, 30 trang )

I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Cơng tác Xã hội hóa giáo dục là một chủ trương lớn của Đảng và là một cuộc
vận động lớn Nhà nước ta góp phần nâng cao chất lượng Dạy – học và xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực. Xã hội hóa giáo dục chính là việc tăng
cường tính xã hội của giáo dục, gắn nhà trường với cộng đồng xã hội để phát huy
tối đa vai trò và tạo điều kiện cho giáo dục phát triển. Đặc biệt là trong giai đoạn
xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia, việc đổi mới phương pháp giảng dạy phục vụ
cho công tác giảng dạy theo chương trình GDPT 2018, tăng cường cơng tác xã hội
hóa giáo dục để nhà trường sớm có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng
dạy học phục vụ tốt cho việc dạy và học, nhằm nâng cao chất lượng toàn diện. Đặc
biệt, xã hội hóa cịn là điều kiện giúp các em nghèo có đủ điều kiện đến trường học
tập, vui chơi; các em được hưởng thụ môi trường giáo dục lành mạnh, an tồn.
Điều 16 Luật giáo dục 2019 có nêu:  Phát triển giáo dục, xây dựng xã hội học
tập là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong
phát triển sự nghiệp giáo dục. Thực hiện đa dạng hóa các loại hình cơ sở giáo dục
và hình thức giáo dục; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân
tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục; khuyến khích phát triển cơ sở giáo dục dân
lập, tư thục đáp ứng nhu cầu xã hội về giáo dục chất lượng cao. Tổ chức, gia đình
và cá nhân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối hợp với cơ sở giáo dục
thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục an tồn, lành mạnh. Tổ
chức, cá nhân có thành tích trong sự nghiệp giáo dục được khen thưởng theo quy
định của pháp luật.
Vậy mục tiêu của công tác xã hội hố sự nghiệp giáo dục là gì: Chính là nâng
cao chất lượng cuộc sống, nâng cao chất lượng giáo dục của nhân dân. Song hiện
nay, xã hội hoá giáo dục trên thực tế của đơn vị chưa phát huy được thế mạnh của
nó, bởi vì trong xã hội còn tồn tại nhiều nhận thức chưa thật tinh tế, tồn diện. Vì
vậy cơng tác xã hội hố giáo dục chưa được chú trọng chưa có chiều sâu. Xã hội
hóa giáo dục không chỉ đơn thuần về mặt huy động tài chính, huy động cơ sở vật
chất mà huy động mọi nguồn lực như nhân lực, vật lực, trí lực … của các cấp các
ngành, của nhân dân cùng chung tay xây dựng một nền giáo dục hiện đại và phát


triển. 
Là Hiệu trưởng nhà trường THCS Cẩm Long bản thân tơi suy nghĩ để trường
có cơ sở vật chất, có chất lượng giáo dục ngày càng phát triển và ngày một đầy đủ
hơn đáp ứng với yêu cầu đổi mới của đất nước, ngoài sự quan tâm của Đảng, Nhà
nước các cấp chính quyền chúng ta cần phải huy động mọi nguồn lực từ các ban

skkn


ngành, đoàn thể, các bậc phụ huynh học sinh,các Doanh nghiệp, các mạnh thường
qn chính vì vậy Tơi đưa ra “ Một số biện pháp thực hiện tốt công tác xã hội
hóa giáo dục ở trường THCS Cẩm Long, Góp phần xây đựng trường đạt
chuẩn Quốc gia và nâng cao chật lượng giáo dục toàn diện” để đánh giá thực
trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện tốt cơng tác xã hội hóa giáo dục,
qua đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở đơn vị.
2. Mục đích nghiên cứu.
Giúp người Hiệu trưởng có cái nhìn tồn diện và sâu sắc hơn về nhiệm vụ của
mình để làm tốt cơng tác xã hội hóa giáo dục một cách linh hoạt, nhạy bén, đạt kết
quả. Sau khi vận dụng đề tài cơng tác xã hội hóa giáo dục nhà trường sẽ góp phần
xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị, cảnh quan sư phạm xanh - sạch - đẹp - an
toàn, chất lượng giáo dục nhà trường ngày càng được nâng lên đáp ứng được nhu
cầu Hội nhập quốc tế.
Nghiên cứu đề tài nhằm đưa ra biện pháp huy động xã hội hóa giáo dục ở
đơn vị từng bước đạt chuẩn về cơ sở vật chất, xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia
theo quy định.
Nghiên cứu các văn bản, tài liệu có liên quan đến việc huy động xã hội hóa
giáo dục ở trường THCS Cẩm Long. Nghiên cứu thực trạng cơ sở vật chất, các hoạt
động học tập và giáo dục của học sinh trường THCS Cẩm Long.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Đội ngũ cán bộ, viên chức, các bậc cha mẹ học sinh, học sinh và cơ sở vật

chất trường THCS Cẩm Long, thuộc huyện Cẩm Thủy, Tỉnh Thanh Hóa.
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Nghiên cứu tài liệu
- Khảo sát tình hình
- Trực quan
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Cơng tác xã hội hóa giáo dục là: “Đưa sự nghiệp Giáo dục trở thành sự
nghiệp chung của toàn xã hội, huy động toàn xã hội làm giáo dục, vận động các tổ
chức từ tập thể đến cá nhân, các tầng lớp nhân dân đóng góp xây dựng phát triển
sự nghiệp giáo dục”.
Điều 16 Luật Giáo dục năm 2019 đã khẳng định: “ Nhà nước giữ vai trò chủ
đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục. Thực hiện đa dạng hóa các loại hình cơ

skkn


sở giáo dục và hình thức giáo dục; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để tổ
chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục; khuyến khích phát triển cơ
sở giáo dục dân lập, tư thục đáp ứng nhu cầu xã hội về giáo dục chất lượng cao.Tổ
chức, gia đình và cá nhân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối hợp với
cơ sở giáo dục thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục an toàn,
lành mạnh”.
Ngày 04 tháng 11 năm 2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số
29-NQ/TW) “Về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng nhu cầu
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Trong sự nghiệp giáo dục, để nâng cao thực hiện
mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển tồn diện có đạo đức,
tri thức, sức khoẻ, thẩm mĩ và nghề nghiệp; trung thành với lý tưởng độc lập dân

tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực
của công dân đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc thì gia đình và xã hội
đóng vai trị quan trọng cần thiết. Chính vì thế, Hội nghị lần thứ II Ban chấp hành
Trung ương Đảng khoá VIII đã khẳng định: “Phát triển giáo dục là sự nghiệp của
toàn xã hội, của nhà nước và mỗi cộng đồng, của từng gia đình và mỗi cơng dân”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, cịn cần
có sự giáo dục ngồi xã hội và trong gia đình. Giáo dục trong nhà trường dù tốt
đến mấy nhưng thiếu sự giáo dục trong gia đình và ngồi xã hội thì kết quả cũng
khơng hồn tồn”.
Để nâng cao chất lượng giáo dục, bên cạnh việc phát huy sức mạnh nội lực,
người Hiệu trưởng cần có những biện pháp huy động sức mạnh các tổ chức, cá
nhân, các mạnh thường quân tham gia xây dựng, phát triển nhà trường để tạo điều
kiện giáo dục tốt nhất góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, thực hiện
mục tiêu đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài ngay từ cấp học THCS nhằm phục
vụ cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước đáp ứng được nhu cầu hội nhập quốc tế.
Trong những năm qua, ngành Giáo dục Việt Nam đã từng bước khẳng định
vị thế của mình trong cơng cuộc đổi mới của đất nước. Bên cạnh sự đầu tư của Nhà
nước, ngành Giáo dục còn nhận được sự đầu tư, hỗ trợ từ các tổ chức xã hội, doanh
nghiệp, tập thể, cá nhân trong và ngoài nước. Nhiều nhà hảo tâm, các đơn vị kinh tế
đã cho, hiến, tặng, cả tiền tài, vật lực,… cho sự nghiệp giáo dục, góp phần tích cực
và có hiệu quả vào việc xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường. Sự phối kết hợp
chặt chẽ giữa các ngành đã tạo thuận lợi để hoàn thành tốt nhiệm vụ của Đảng và

skkn


Nhà nước giao, đã huy động có hiệu quả sức mạnh của tồn xã hội chăm lo cho
cơng tác giáo dục.
Trường THCS Cẩm Long, trong năm học 2020-2021, 2021-2022 công tác xã
hội hóa giáo dục ngày càng được quan tâm, hàng năm đã huy động nhiều nguồn lực

cùng nhà trường để xây dựng cơ sở vật chất; tôn tạo khuôn viên ; đẩy mạnh các
phong trào thi đua nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Xác định rõ vai trị của
cơng tác xã hội hóa giáo dục, trước thực trạng cịn khó khăn, giải pháp tối ưu, có
tính chất đột phá đã sử dụng trong nhiều năm qua đưa lại hiệu quả thiết thực là phải
đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục để tạo đà, tạo thế cho phong trào giáo dục
của nhà trường vững bước tiến lên.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Xác định cơng tác xã hội hóa giáo dục là vô cùng cần thiết trong thực tế hiện
nay của đơn vị bởi vì:
Trường được thành lập từ tháng 09/1994, Kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn
Quốc gia giai đoạn 2020 – 2025.
Tổng số cán bộ giáo viên nhân viên là 15 trong đó:
- CBQL: 01 hiệu trưởng; 01 Phó hiệu trưởng 
- Giáo viên: 12 (chưa đủ số lượng 1.85 giáo viên /lớp so với biên chế)
- Nhân viên: 01 Kế toán
Tổng số HS 235 được chia thành 8 lớp
Tên lớp
6A
6B
Khối 6
7A
7B
Khối 7
8A
8B
Khối 8
9A
9B
Khối 9
Tồn Trường


SL
32
32
64
35
38
73
23
26
49
25
24
49
235

SL
Nữ
16
17
33
20
22
42
10
11
21
9
8
17

113

Tỉ
lệ(%)
50.0
53.1
51.6
57.1
57.9
57.5
43.5
42.3
42.9
36.0
33.3
34.7
48.1

Dân
Tộc
29
32
61
33
35
68
20
25
45
22

23
45
219

Tỉ
lệ(%)
90.6
100.0
95.3
94.3
92.1
93.2
87.0
96.2
91.8
88.0
95.8
91.8
93.2

Nữ
Dân tộc
13
17
30
19
20
39
9
10

19
7
8
15
103

Tỉ
lệ(%)
40.6
53.1
46.9
54.3
52.6
53.4
39.1
38.5
38.8
28.0
33.3
30.6
43.8

Ghi chú

Thực tiễn cho thấy, cơng tác xã hội hoá giáo dục của đơn vị  trong thời gian
qua nhìn chung chưa được quan tâm sâu sát. Vì vậy khi được Chủ tịch UBND
huyện Cẩm Thủy quyết định điều động làm hiệu trưởng từ tháng 11/2020 tại đơn vị
cịn gặp khơng ít những thuận lợi và khó khăn sau:

skkn



a. Thuận lợi, khó khăn
a.1. Thuận lợi :
Được sự quan tâm sâu sát của UBND Huyện, Đảng ủy, chính quyền địa
phương, lãnh đạo ngành GD&ĐT huyện nhà trong công tác phát triển nhà trường.
Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trẻ, khỏe, năng động, nhiệt tình, linh hoạt
bắt kịp với sự phát triển của xã hội.
Đội ngũ CBGV và hầu hết các bậc cha mẹ học sinh nhận thức sâu sắc về mục
tiêu và ý nghĩa của công tác xã hội hóa giáo dục ở trường học.
Đại đa số nhân dân trên địa bàn trường đóng có đời sống ổn định, quan tâm
đến sự nghiệp giáo dục.
Trong những năm qua, chất lượng giáo dục, phong trào thi đua, chất lượng các
mũi nhọn nhà trường cũng được năng lên, nên đã tạo được lòng tin trong các cấp
lãnh đạo, cha mẹ học sinh và nhân dân. Đây là yếu tố kích thích các lực lượng cộng
đồng nhiệt tình đóng góp nguồn lực xây dựng nhà trường.
a.2. Khó khăn :
Trường đóng trên địa bàn xã khó khăn xa trung tâm huyện, được chính phủ
hổ trợ chương trình 135 từ năm 2013 đến tháng 6 năm 2021, vừa thốt chương
trình 135 của Chính Phủ nguồn thu nhập chủ yếu của người dân chủ yếu từ nông
nghiệp. Đời sống kinh tế xã hội không đồng đều, ở rãi rác theo các sườn đồi để sinh
sống, có 93,2% học sinh dân tộc Mường, hầu hết điều kiện sống của gia đình học
sinh cịn nhiều khó khăn, việc huy động học sinh tự nguyện đóng góp các nguồn
lực là vấn đề khó thực hiện.
- Cơ sở vật chất xuống cấp, chưa có Thiết bị các phòng Truyền thống, phòng
đọc GV – HS, các phòng chức năng chưa có. Đặc biệt chưa có phịng Tin học để
HS học tập.
- Các phòng Làm việc BGH, Văn phòng, Phòng tổ CM, Phòng Y tế…Bàn
ghế thiết bị xuống cấp.
- Trang thiết bị dạy học xuống cấp hư hỏng nhiều, Chưa có tivi và các

phương tiện dạy học
- Các phịng học nắng dọi thẳng vào lớp học và Văn phòng.
- Việc nhận thức về cơng tác xã hội hóa giáo dục của một số bộ phận người
dân còn hạn chế. Nhiều phụ huynh cịn có tư tưởng khốn trắng hoặc ỷ lại nhà
trường và giáo viên trong công tác giáo dục. Một số phụ huynh có những cách suy
nghĩ, chăm sóc nuôi dạy con chưa phù hợp và chưa đúng theo khoa học.

skkn


- Giáo viên trẻ nên kinh nghiệm và cách ứng sử, trao đổi với phụ huynh còn
nhiều hạn chế.
Vậy làm thế nào để các cấp ủy Đảng, Chính quyền, Đồn thể, và nhân dân,
Phụ huynh học sinh, các mạnh thường quân, các tổ chức và Doanh nghiệp đều
hướng về nhà trường để cùng nhà trường xây dựng một trường học an toàn thân
thiện và đầy đủ trang thiết bị cho công tác dạy học và vui chơi, đây là một điều trăn
trở của người Hiệu trưởng. Từ những điều trên tơi đã đưa ra một số biện pháp tích
cực nhằm thu hút các tổ chức chính quyền, nhân dân, phụ huynh học sinh các mạnh
thường quân, các tổ chức và Doanh nghiệp cùng với nhà trường thực hiện có hiệu
quả cơng tác xã hội hóa giáo dục.
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Phân tích được thực trạng, đề ra giải pháp, biện pháp thực hiện phù hợp với
tình hình thực tế của nhà trường nhằm huy động tối đa tinh thần tự nguyện đóng
góp của các nguồn lực trong và ngoài nhà trường.
3.1. Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện kế hoạch.
Để công tác xã hội hóa giáo dục đạt kết quả cần phải xây dựng kế hoạch khoa
học, cụ thể và mang tính khả thi cao. Trước khi xây dựng kế hoạch cần kiểm tra
nắm tình hình thực tế tại đơn vị, địa phương để có biện pháp phù hợp.
Xây dựng kế hoạch phải cụ thể có kiểm tra đánh giá và tìm biện pháp khắc
phục.

* Từ tháng 01năm 2021 triển khai một số nội dung công tác sau:
- Tham mưu với Lãnh đạo các cấp trong cơng tác xã hội hóa giáo dục;
- Thống nhất viết và gửi thư ngõ cho các Ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức
và cá nhân trên địa bàn xã, huyện. Đặc biệt là con em từng học tại trường, trưởng
ban liên lạc các khóa học.
- Thành lập ban Công tác XHHGD và Phân công trách nhiệm cho các thành
viên. Mỗi thành viên có trách nhiệm một nội dung vận động: Như mua Tivi, bàn
ghế, đồ dùng học tập cho học sinh, Thiết bị thư viện, Thiết bị phòng đọc….
- Họp giáo viên hướng dẫn và triển khai cho giáo viên những nội dung họp
phụ huynh của lớp;
- Họp ban đại diện cha mẹ phụ huynh học sinh, nhà trường phối hợp ban đại
diện hội phụ huynh đề xuất xây dựng quỷ hội và đóng góp của phụ huynh trong
công tác xây dựng trường, đề ra kế hoạch thu chi và sử dụng sau đó thống nhất
trong hội nghị phụ huynh toàn trường;

skkn


- Họp hội phụ huynh toàn trường;
- Xây dựng quy chế phối hợp giửa phụ huynh và nhà trường để cha mẹ trẻ
được tham gia và giám sát các hoạt động của nhà trường;
- Chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch tuyên truyền và kế hoạch huy động
phối hợp với phụ huynh trong cơng tác xã hội hóa giáo dục;
- Kiểm tra việc thực hiên các kế hoạch của giáo viên;
- Bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong việc giáo tiếp
ứng sử với phụ huynh và trẻ;
- Đánh giá cơng tác xã hội hóa giáo dục của đơn vị trong tháng và đưa ra
những biện pháp mới cho công tác.
* Khi xây dựng kế hoạch phải phân công cụ thể cho từng tổ chức từng
thành viên.

- Hiệu trưởng: chịu trách nhiệm chung, chủ động xây dựng kế hoạch tham
mưu  với các cấp lãnh đạo với phụ huynh học sinh.
- Cơng đồn: vận động cơng đồn viên tham gia tốt các phong trào xây dựng
mơi trường sư phạm cảnh quan môi trường xanh sạch đẹp, quan tâm đến đời sống
cho cán bộ giáo viên nhân viên, xây dựng quy tắc và hành vi ứng sử sư phạm cho
đội ngũ cán bộ giáo viên nhân viên
- Tổ chun mơn và giáo viên tích cực đổi mới trong dạy và học, tăng cường
bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và phát huy tính tích cực trong phẩm chất đạo
đức của người giáo viên.
- Phụ huynh học sinh xây dựng mối quan hệ thân thiên trong gia đình, kết
hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục học sinh, hỗ trợ nhà
trường khi cần thiết.
3.2. Lập kế hoạch dự trù kinh phí và Tổ chức tốt công tác tuyên truyền,
vận động
Tuyên truyền là một chủ trương đúng đắn, là con đường chuyển tải làm cho
mỗi một tổ chức, cá nhân thấm nhuần sâu sắc các chủ trương, chính sách của Đảng,
Nhà nước, các quy định, những đề nghị của nhà trường để các lực lượng trong và
ngoài nhà trường tự giác thực hiện, bằng nhiều hình thức như qua phương tiện
thơng tin đại chúng, liên hệ giữa lãnh đạo nhà trường và lãnh đạo địa phương, tổ
chức các hội nghị, hội thảo, tuyên truyền trên các diễn đàn Facbook, Zalo, các cuộc
họp cha mẹ học sinh,…

skkn


Tuyên truyền là một biện pháp rất cần thiết giúp cho lãnh đạo, các tổ chức,
ban nghành, phụ huynh học sinh nhân dân, cán bộ giáo viên nhân viên nhận thức
đầy đủ và đúng đắn nhất về công tác xã hội hóa giáo dục từ đó tạo được hỗ trợ và
hưởng ứng nhiệt tình cơng tác tun truyền có nhiều hình thức như tuyên truyền
trực tiếp qua các cuộc hội họp, lễ hội và trao đổi, tuyên truyền qua loa đài phát

thanh, qua bảng tuyên truyền của nhà trường nhóm lớp.
Để việc tuyên truyền đạt hiệu quả, trước hết, hiệu trưởng cần xây dựng kế
hoạch cụ thể, mục đích, lí do của việc huy động, thống kê số liệu, diện tích xây
dựng, các nội dung hoạt động cần huy động. Trong các cuộc họp cha mẹ học sinh,
các cuộc gặp gỡ thường ngày, đội ngũ nhà trường đã chủ động tạo cơ hội để chuyển
tải những thông tin cần thiết đến tận từng bậc cha mẹ học sinh, nhân dân làm cho
họ nhận thức đúng đắn từ đó các nguồn lực sẵn sàng đóng góp cơng sức giúp nhà
trường xây dựng, kiến thiết nhằm đáp ứng điều kiện tốt cho dạy và học của nhà
trường.
Công tác tuyên truyền, vận động có hiệu quả hay khơng người hiệu trưởng
phải lập được kế hoạch cụ thể và dự đoán các nguồn phù hợp, nguồn nào cần sử
dụng nguồn XHHGD, nguồn nào cần sử dụng kinh phí từ ngân sách của địa
phương và cấp trên, nguồn nào cần sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp.
Người hiệu trưởng phải báo cáo và tham mưu về Lãnh đạo địa phương và cùng với
Ban đại diện cha mẹ học sinh khảo sát thực tế, dự tốn các nội dung, phân tích, dẫn
chứng cụ thể biết rõ nguồn gốc, mục đích, lí do của việc huy động, khi tuyên
truyền, vận động không được đưa ra yêu cầu, đề nghị bắt buộc huy động tất cả cùng
một mức mà phải trên tinh thần hoàn toàn tự nguyện của các bậc cha mẹ học sinh,
các nhà hảo tâm, các tổ chức, cá nhân để huy động hổ trợ, Cụ thể người hiệu trưởng
phải lập được kế hoạch như sau:
Kế hoạch huy động nguồn vốn Tu sửa CSVC và Xây dựng cơ bản
Căn cứ vào tình hình thực tế và nhu cầu cần thiết của trường THCS Cẩm
Long về việc xây dựng, mua sắm trang thiết bị, cơ sở vật chất trường học để xây
dựng trường chuẩn Quốc gia.Cụ thể:
* Dự trù kinh phí cần thiết để đầu tư về CSVC và Thiết bị        
TT
1
2

Nội dung

Bàn Ghế học sinh cấp 2 liền khơng
tựa gỗ ghép thanh
Thiết bị phịng truyền thống

Đơn
vị

Số
lượn
g

Đơn giá

Thành tiền

Nguồn

Bộ

90

1.300.000

117.000.000



48.000.000




Bộ

skkn


3

Thiết bị phòng Thư viên

4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14

Lát sân trường
Xây dựng tường rào

Thiết bị các phòng học Tin học
Nhà vệ sinh cho CBGV
Xây dựng mới 4 phịng học
Thiết bị phịng tổ chun mơn
Tivi Loại 55 inh Sam sung.

Sơn 02 Phòng tổ CM
Sơn nhà Bảo vệ
Lát sân ( Sau khi đạt chuẩn)
Xây mới nhà hiệu bộ

Bộ

16

M2
M2
Bộ
Nhà
Nhà
Bộ
cái
M2
M2
M2
Nhà

2.100

 Tổng cộng

2.400.000

38.400.000

462.000.000

350.000.000
9.600.000 192.000.000
20
1
250.000.000
1
2.500.000.000
9.600.000
2
19.200.000
6 cái 15.000.000 90.000.000
50.000
540
27.000.000
50.000
100
5.000.000
220.000
162,5
35.750.000
1
1.500.000
 4.133.600.000
220.000

XHH
XHH
XHH



Huyện

XHH


XHH
Huyện

* Kế hoạch dự trừ kinh phí cần thiết để khen thưởng CBGV-HS đạt
thành tích trong năm học.
QUY CHẾ
KHEN THƯỞNG CHO CÁN BỘ, GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN
Năm học: 2021-2022
1. Thưởng cho các danh hiệu thi đua cấp trường ( Tính cho cả năm học)
- Hoàn thành xuất sắc: 300.000đ/ đ/c.
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ: 200.000đ/ đ/c.
- Hồn thành nhiệm vụ : 150.000.
- Khơng hoàn thành nhiệm vụ : Ngừng tăng lương 1 năm.
2. Thưởng cho giáo viên có học sinh giỏi cấp huyện:
a. Đối với các mơn văn hóa:
Giải nhất: 3.000.000đ; giải nhì: 2.500.000đ; giải ba: 2.000.000đ; giải KK:
1.500.000đ.
b. Đối với các môn khác, khoa học kỹ thuật... :
Giải nhất: 1.00.000đ; giải nhì: 800.000đ; giải ba: 600.000đ; giải KK: 500.000đ.
Lưu ý: Môn KHKT tính theo giải khơng tính theo số người tham gia( VD: 1 giải
nhưng 02 người tham gia cũng tính là 01 giải)

skkn



3. Thưởng cho giáo viên có học sinh giỏi cấp tỉnh:
a. Đối với các mơn văn hóa:
Giải nhất: 10.000.000đ; giải nhì: 8.000.000đ; giải ba: 6.000.000đ; giải KK:
4.000.000đ.
b. Đối với kỳ thi các môn đặc thù, khoa học kỹ thuật và các cuộc thi do các
cấp tổ chức có tính chất tương đương....
Giải nhất: 1.500.000đ; giải nhì: 1.200.000đ; giải ba: 1.000.000đ; giải KK: 800.000đ.
Lưu ý: Mơn KHKT tính theo giải khơng tính theo số người tham gia( VD: 1 giải
nhưng 02 người tham gia cũng tính là 01 giải)
4. Thưởng cho giáo viên có học sinh giỏi cấp quốc gia:
Giải nhất: 15.000.000đ; giải nhì: 12.000.000đ; giải ba: 9.000.000đ; giải KK:
6.000.000đ.
- 5. Thưởng cho giáo viên có sáng kiến kinh nghiệm:
- Loại C cấp huyện : 200.000đ
- Loại B cấp huyện : 250.000đ
- Loại A cấp huyện : 300.000đ
- Xếp loại cấp tỉnh : Loại A: 500.000đ; Loại B: 450.000đ; Loại C: 400.000đ
- Cấp Quốc gia: Loại A: 2.000.000đ; Loại B: 1.500.000đ; Loại C: 1.000.000đ
6. Thưởng cho giáo viên đạt giải trong các kỳ thi do các cấp tổ chức có
tính chất tương đương:
- Cấp huyện: Giải nhất: 300.000đ; Giải nhì: 250.000đ; Giải ba: 200.000đ;
Giải KK: 150.000đ
- Cấp tỉnh: Giải nhất: 500.000đ; Giải nhì: 450.000đ; Giải ba: 400.000đ; Giải
KK: 350.000đ
- Cấp Quốc gia: Giải nhất: 2.000.000đ; Giải nhì: 1.500.000đ; Giải ba:
1.000.000đ; Giải KK: 500.000đ
- Lưu ý:
+ Đối với các giải tập thể từ 2 người trở lên, cứ mỗi người tham gia được
tính là 0,5 giải.
+ Phần thưởng chỉ được nhận 01 lần ở cấp cao nhất.

7. Thưởng cho giáo viên đạt giỏi các cấp:
- Cấp huyện: 500.000đ
- Cấp tỉnh: 1.000.000đ
8. Thưởng cho giáo viên đạt giải TDTT các cấp:
- Cấp huyện: Giải nhất: 300.000đ; Giải nhì: 200.000đ; Giải ba: 150.000đ;
Giải KK: 100.000đ
- Cấp tỉnh: Giải nhất: 400.000đ; Giải nhì: 350.000đ; Giải ba: 300.000đ; Giải
KK: 250.000đ

skkn


- Cấp Quốc gia: 1.000.000đ/giải
- Lưu ý: Đối với các giải tập thể từ 2 người trở lên, cứ mỗi người tham gia
được tính là 0,5 giải.
+ Phần thưởng chỉ được nhận 01 lần ở giải có mức thưởng cao nhất.
9. Thưởng cho 3 giáo viên dạy ôn thi vào lớp 10:
- Học sinh đậu vào trường THPT đạt từ 95% so với học sinh dự thi, đạt điểm
trung bình/HS dự thi xếp thứ 2 các trường có học sinh dự thi vào trường THPT
Cẩm Thủy 2 và cao hơn so với điểm trung bình mơn năm học trước, khơng có HS
bị điểm liệt: Thưởng 2.000.000đ/4GV dạy.
10. Thưởng cho cán bộ quản lý trong công tác lãnh chỉ đạo bồi dưỡng
HSG:
- Mức thưởng bằng 10% tổng số tiền thưởng từ giáo viên có học sinh giỏi
các cấp ( Tùy theo Kinh phí để khen thưởng CBQL).
QUY CHẾ
KHEN THƯỞNG CHO TẬP THỂ LỚP VÀ CÁ NHÂN HỌC SINH
ĐẠT THÀNH TÍCH
Năm học: 2021-2022
1. Thưởng cho các danh hiệu thi đua tập thể lớp cấp trường ( Tính cho cả

năm học)
- Lớp đạt xuất sắc: 200.000đ.
- Lớp đạt Tiên tiến: 100.000đ.
2. Thưởng cho học sinh giỏi cấp huyện:
a. Đối với các môn văn hóa:
Giải nhất: 200.000đ; giải nhì: 150.000đ; giải ba: 120.000đ; giải KK: 100.000đ.
b. Đối với các môn khác, khoa học kỹ thuật... :
Giải nhất: 200.000đ; giải nhì: 150.000đ; giải ba: 120.000đ; giải KK: 100.000đ.
Lưu ý: Mơn KHKT tính theo giải khơng tính theo số người tham gia( VD: 1 giải
nhưng 02 người tham gia cũng tính là 01 giải)
3. Thưởng cho học sinh giỏi cấp tỉnh:
a. Đối với các môn văn hóa:
Giải nhất: Xe đạp điện trị giá 7.500.000đ; giải nhì: Xe đạp mini tri giá 2.000.000đ;
giải ba: 1.000.000đ; giải KK: 500.000đ.
b. Đối với kỳ thi các môn đặc thù, khoa học kỹ thuật và các cuộc thi do
các cấp tổ chức có tính chất tương đương....
Giải nhất: 500.000đ; giải nhì: 400.000đ; giải ba: 300.000đ; giải KK: 200.000đ.
Lưu ý: Môn KHKT tính theo giải khơng tính theo số người tham gia( VD: 1 giải
nhưng 02 người tham gia cũng tính là 01 giải)
4. Thưởng cho học sinh giỏi cấp quốc gia:
Giải nhất: Xe đạp điện trị giá 10.000.000đ; giải nhì: Xe đạp mini tri giá 3.500.000đ; giải
ba: 2.000.000đ; giải KK: 100.000đ.

skkn


Sau khi phân tích bảng dự kiến trên, được Đảng ủy, HĐND, UBND xã, Các
mạnh thường quân, các nhà hảo tâm, tất cả các bậc cha mẹ học sinh đồng thuận và
các hạng mục cơng trình hồn thiện theo kế hoạch, kịp thời đưa vào sử dụng và đề
nghị Huyện và Tỉnh kiểm tra kiểm định chất lượng và Công nhận trường đạt chuẩn

Quốc gia.
3.3.  Làm tốt công tác tham mưu lãnh đạo và các tổ chức, cơ quan
Là Hiệu trưởng nhà trường xác định cơng tác xã hội hóa giáo dục muốn thực
hiện tốt trước tiên phải làm tốt công tác tham mưu: Cần căn cứ vào các văn bản
hướng dẫn lập tờ trình tham mưu cho lãnh đạo các cấp, lập kế hoạch để triển khai
tuyên truyền vận động các ban ngành đoàn thể, các tổ chức, cá nhân đặc biệt là Phụ
huynh học sinh hiểu được từng nội dung yêu cầu trong nhiệm vụ giáo dục học sinh
của nhà trường để từ đó có sự đồng thuận và ủng hộ tích cực.

Hình ảnh họp tham mưu cho Lãnh đạo địa phương Xây dựng CSVC cho nhà
trường
Lập kế hoạch mời Ban đại diện cha mẹ học sinh, các mạnh thường quân, các
tổ chức, cá nhân các ngày lễ lớn của nhà trường như: Ngày khai giảng, Ngày sơ kết
và tổng kết năm học, ngày hội VHVN – TDTT giúp phụ huynh, các tổ chức, cá
nhân, các mạnh thường quân và lãnh đạo thấy được chất lượng giáo dục của đơn vị
thấy được những khó khăn thiếu thốn của đơn vị từ đó có hướng hỗ trợ giúp đỡ.

skkn


Hình ảnh họp tham với Trưởng ban ĐDCMHS và các Sư thầy học bổng Vạn
Phước để tuyên truyền công tác XHHGD.

Các Sư Thầy, các mạnh thường quân dự buổi tuyên truyền công tác XHHGD
nhân dịp khai giảng năm học mới 2021 – 2022
Sau khi nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ từ lãnh đạo, các tổ chức, cá nhân và
phụ huynh học sinh cần phải báo cáo kết quả đạt được. Thường xuyên kịp thời
cung cấp thông tin của nhà trường các chủ trương của ngành, các hoạt động của
đơn vị để lãnh đạo và phụ huynh có hướng chỉ đạo giúp đỡ kịp thời cho đơn vị.
Qua quá trình tham mưu với lảnh đạo, các tổ chức cơ quan đơn vị cũng được

chỉ đạo giúp đỡ của lãnh đạo ngành, lãnh đạo địa phương đơn vị đã vận động để
thực hiện. Từ đó tạo được những khởi sắc bước tiến cho đơn vị.

skkn


3.4. Huy động và quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn lực huy động từ
cơng tác xã hội hóa giáo dục:
- Huy động từ hội phụ huynh học sinh.
Hàng năm vào đầu năm học nhà trường đã tổ chức họp phụ huynh đề nghị
bầu được ban đại diện cha mẹ phụ huynh học sinh các lớp là những người có uy tín
để chung tay cùng xây dựng nhà trường. Là những người phối kết hợp tốt nhất
trong việc thực hiện thơng tin hai chiều giữa gia đình và nhà trường để cùng nhau
giáo dục học sinh một cách tốt nhất.
Nhằm phát huy đúng chức năng vài trò nhiệm vụ của Ban Đ DCM học sinh,
đội ngũ nhằm làm tốt công tác xã hội háo giáo dục.
Nhà trường và Ban đại diện CMHS, các tổ chức, các nhà hảo tâm cần tạo
mối quan hệ chặt chẽ, xây dựng quy chế phối hợp giữa nhà trường và ban đại diện
CNMS tham gia giám sát các hoạt động của nhà trường. Dựa vào uy tín và tiếng
nói của hội phụ huynh để tuyên truyền vận động vì giữa phụ hunh với phụ huynh
họ ln có tiếng nói chung, có cùng nguyện vọng và mang tính khách quan.

Các phịng học được lắp tivi để phục vụ công tác giảng dạy và học tập
Ban đại diện CMHS chủ động phối hợp cùng nhà trường xây dựng quỹ hội
phụ huynh học sinh, đứng lên huy động sự đóng góp của các bậc phụ huynh. Đề ra
quy chế thu chi sử dụng sau đó thống nhất trong hội nghị phụ huynh toàn trường.
Cụ thể đã vận động đóng góp quỹ hội được với số tiền là 126.500.000 đồng để chi
cho các hoạt động của học sinh và trang bị thêm 4 tivi giảng dạy.

skkn



Nguồn lực huy động từ lãnh đạo cấp trên, cấp ủy, chính quyền địa
phương, các tổ chức, ban ngành, mạnh thường quân và nhân dân:
-

Nhà trường tạo mọi cơ hội để cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức,
ban ngành, mạnh thường quân và nhân dân thăm trường lớp, gặp gỡ giáo viên –
Học sinh để có dịp cấp ủy , chính quyền địa phương, các tổ chức, ban ngành, mạnh
thường quân và nhân dân hiểu rõ nhà trường hơn và cũng là thời điểm để nhà
trường xin ý kiến chỉ đạo và hỗ trợ tận tình từ nhiều phía.
Để tiếng nói và uy tín của nhà trường có sức mạnh hơn trong cơng tác xã hội
hóa giáo dục thì sự tham gia của Cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức, ban
ngành, mạnh thường quân và nhân dân đem lại một sức mạnh to lớn đối với đơn vị
như ũng hộ nguồn lực cung cấp thông tin trên địa bàn để cơng tác vận động xã hội
hóa giáo dục đạt kết quả tốt nhất.

Phòng Tin học nhà trường được đầu tư theo đúng quy định gồm 20 máy tính
để phục vụ cơng tác dạy – học

Phịng truyền thống nhà trường

skkn


Cụ thể lãnh đạo ấp đã hỗ trợ nhà trường vận động cơng tác xã hội hóa giáo
dục tại cuộc họp dân triển khai nghị quyết chỉ thị của đảng và nhà nước về xã hội
hóa giáo dục từ đó giúp người dân nhận thức đúng đắn về nghị quyết và chỉ thị của
đảng và nhà nước. Cùng nhà trường đến các hộ doanh nghiệp, mạnh thường quân
đóng góp được 850.400.000 đồng Lát sân trường, Mua thiết bị Phòng thư viên, xây

trường rào.

Nhà hảo tâm tài trợ gạch lát sân trường với diện tích 2.100 m2
- Việc quản lý và sử dụng nguồn huy động:
Việc huy động xã hội hóa giáo dục đã khó nhưng việc quản lý và sử dụng
chúng như thế nào lại là một vấn đề khó nếu khơng quản lý tốt, sử dụng khơng
đúng mục đích thì lịng tin từ cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức, ban
ngành, mạnh thường quân và nhân dân sẻ khơng cịn và cơng tác xã hội hóa giáo
dục sẽ khơng tồn tại và phát triển được chính vì vậy tôi chú trọng công tác quản lý
và sử dụng các nguồn đã được huy động như:
Đối với quỹ hội phụ huynh với số tiền đã vận động được nhà trường bàn giao
lại cho Ban đại diện cha mẹ học sinh và chỉ lên kế hoạch sử dụng, làm đề nghị
được sự đồng ý chi từ Ban đại diện cha mẹ học sinh thì nhà trường mới được hoạt
động, quỹ hội phụ huynh sẻ được thu chi có chứng từ có thông báo và công khai rõ
ràng tại bảng tuyên truyền nhà trường và thông qua các cuộc họp phụ huynh tồn
trường để phụ huynh nắm được số tiền mình đóng góp chi vào những khoản nào có
hợp lý hay khơng từ đó tạo được lịng tin từ phụ huynh để công tác vận động những
lần sau đạt kết quả cao hơn thuận lợi hơn.

skkn


Đối với nguồn huy động từ cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức, ban
ngành, mạnh thường quân và nhân dân Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch hoạt động
và vạch ra những việc nào cần thiết nhất cho học sinh, cho nhà trường sau đó tham
mưu với lãnh đạo và thực hiện. đơn vị có sổ “ xã hội hóa giáo dục” ghi danh và
cơng khai hàng tháng  trên bảng tuyên truyền nhà trường với nguồn huy động được
đơn vị đã làm được, mỗi cơng trình mỗi hiện vật đơn vị đều  ghi tên danh sách công
khai. Sau khi hồn thành xong cơng trình xã hội hóa giáo dục đơn vị gửi thư mời
các cấp ủy, chính quyền đồn thể, mạnh thường quân, những tổ chức cá nhân có

những đóng góp cho đơn vị về dự buổi khánh thành các cơng trình để thể hiện sự
biết ơn của đơn vị. Đây cũng là điều kiện để cấp ủy, chính quyền đoàn thể, mạnh
thường quân, những tổ chức cá nhân thăm quan trường lớp để thấy được sự thay
đổi tích cực khi có sự chung tay góp sức cho đơn vị  và những khó khăn những
vướng mắc đang cịn tồn tại trong đơn vị từ đó xây dựng đóng góp ý kiến và hỗ trợ
nhà trường nhiều hơn nửa để nhà trường ngày một phát triển và vững mạnh hơn
chất lượng nhà trường ngày càng tiến bộ, học sinh được học tập vui chơi trong một
ngôi trường xanh sạch đẹp an toàn thân thiện.
3.5. Phát huy tối đa chi hội khuyến học của nhà trường nhằm quan tâm
học sinh nghèo, cận nghèo, học sinh có hồn cảnh khó khăn, đầu tư chất lượng
dạy học và giáo dục, động viên khen thưởng kịp thời CBGV – HS đạt thành
tích:
Ngay từ đầu năm học nhà trường đã thành lập chi hội và các phân nhiệm vụ
cho các thành viên. Đặc biệt chi hội khuyến học không chỉ là CBGV và cha mẹ học
sinh mà mở rộng bao gồm cả các nhà hảo tâm tham gia. Mục đích của hội khuyến
học là giúp đỡ khuyến khích  cán bơ, giáo viên, nhân viên và trẻ có hồn cảnh khó
khăn vươn lên trong dạy và học.
Tôi xây dựng kế hoạch và phân công cụ thể cho từng thành viên trong chi
hội điều tra thật kỹ từng hoàn cảnh của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh lập
danh sách cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh có hồn cảnh khó khăn như học
sinh mồ côi không nguồn nuôi dưỡng, học sinh khuyết tật, học sinh thuộc hộ
nghèo, gia đình chính sách để có kế hoạch hỗ trợ kịp thời giúp cán bộ, giáo viên,
nhân viên và gia đình học sinh cảm thấy ấm lịng và có động lực hơn nửa vươn lên
trong dạy và học.
Cụ thể bằng các việc làm như: đơn vị đã xét cho 120 học sinh có hồn cảnh
khó khăn được nhận quà: Sách giáo khoa, vở viết, bút, cặp và đồ dùng học tập với
trị giá 450.000đ/ 1 xuất Tổng tiền 54.000.000 đồng. Nhân dịp Khai giảng năm học

skkn



2021 – 2022 nhà trường mời các Tổ chức, các nhà hảo tâm… đến dự lễ và tuyên
truyền công tác Khuyến học khuyến tài và đã được các nhà hảo tâm đồng hành
cùng nhà trường để khen thưởng đến CBGV – HS đạt thành tích trong năm học. Có
quy chế và mức khen thưởng cụ thể theo kế hoạch của Chi hội khuyến học

Các Sư Thầy và các nhà hảo tâm trao đồ dùng học tập cho HS nhân dịp khai
giảng năm học mới 2021 – 2022.
Trong dịp tết Nhâm Dần 2022 nhà trường xét 65 học sinh có hồn cảnh khó
khăn nhận quà vui xuân đón tết được các nhà hảo tâm trao với tổng số tiền là
39.000.000 đồng. Tuy không nhiều nhưng cán bộ, giáo viên, nhân viên và gia đình
học sinh cũng cảm thấy vui vì được sự quan tâm từ nhà trường. Lãnh đạo, phụ
huynh học sinh cũng thấy được việc làm đầy ý nghĩa từ nhà trường từ đó họ sẵn
sàng giúp đở nhà trường nhiều hơn.

skkn


Công ty TNHH Thương Mại&Vận tải Việt Đồng TT Phong Sơn trao quà
nhân dịp tết Nhâm Dần 2022

Sư Thầy trao q tết cho HS có hồn cảnh khó khăn nhân dịp xuân
Nhâm Dần 2022

Giáo sứ Ngọc Đường trao quà tết cho HS có hồn cảnh khó khăn nhân dịp
xn Nhâm Dần 2022
Tham mưu với ban đại diện cha mẹ học sinh để sử dựng các nguồn hỗ trợ từ
các nguồn lực trong cơng tác xã hội hóa giáo dục nhằm động viên, ghi nhận kịp

skkn



thời các phong trào thi đua, các phong trào mũi nhọn và sự tiến bộ của học sinh,
viên chức đã đạt được.
Hiện nay ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, vì thế nên cơng tác huy động mọi
lực lượng xã hội đóng góp cơng sức, vật chất, tiền của cùng Nhà nước chăm lo xây
dựng cơ sở vật chất, các điều kiện cho hoạt động giáo dục là việc làm cần thiết ;
làm tốt việc này thì chính cha mẹ học sinh, tổ chức xã hội đem lại cho con em mình
một mơi trường giáo dục tốt.
Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong
dạy học đòi hỏi cao hơn, nếu nhà trường biết huy động tốt từ các lực lượng trong và
ngoài nhà trường, sẽ nhanh chóng tiếp cận phương pháp dạy học tối ưu và hiệu quả
nhất, để làm được điều này đòi hỏi nhà trường phải thực hiện đúng chức năng quản
lí nhà nước và nhiệm vụ chính trị, thực hiện tốt cơng tác chi tiêu góp phần giảm bớt
gánh nặng cho ngân sách nhà nước và thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục của nhà
trường. Cụ thể nhà trường đã là kêu gọi mua được 7 tivi 55in để Ứng dụng CNTT
vào dạy – học.
Hàng năm, nhà trường cùng với cha mẹ học sinh phối hợp hỗ trợ một phần
kinh phí góp phần thúc đẩy phong trào thi đua hai tốt của trường, kịp thời động
viên, tạo động lực phấn đấu tốt nhất trong các cuộc thi cho giáo viên và học sinh.
3.6. Xây dựng mối liên hệ giữa nhà trường, gia đình, lực lượng xã hội
Tham mưu với lãnh đạo Đảng và chính quyền địa phương, họ chính là những
người giữ vai trò quan trọng trong việc phê duyệt chủ trương, tuyên truyền, vận
động trong nhân dân, ban đại diện cha mẹ học sinh cũng là một chủ thể trong việc
triển khai, thực hiện và giám sát.
Để đạt được hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động; chủ thể huy động
cộng đồng người đứng ra làm nhiệm vụ xã hội hóa giáo dục, tập thể sư phạm nhà
trường là lực lượng nòng cốt trong việc triển khai kế hoạch, đội ngũ giáo viên chủ
nhiệm giữ vai trò quan trọng trong quá trình triển khai trực tiếp trước các bậc cha
mẹ học sinh. Nhà trường đã phối kết hợp với Khuyện học xã và các mạnh thường

quân trực tiếp đi thăm và tặng q cho học sinh có hồn cảnh khó khăn. Được quỹ
học bỗng Vạn Phước cấp học bỗng cho 11 em học sinh có hồn cảnh khó khăn
trong suốt thời gian học tại nhà trường và hết cấp THPT trị giá mỗi xuất học bỗng
là 2.200.000đ.

skkn



×