Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Skkn một số giải pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng thực hiện chuyên đề lồng ghép giáo dục giới vào các hoạt động tại trường mầm non thị trấn nga sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.5 MB, 32 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH THANH HĨA

PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ LỒNG GHÉP GIỚI VÀO CÁC
HOẠT ĐỘNG TẠI TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN
HUYỆN NGA SƠN, TỈNH THANH HÓA

Người Thực hiện: Mai Thị Liên
Chức vụ : Hiệu trưởng
Đơn vị công tác : Trường Mầm non Thị Trấn
SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý

THANH HÓA, NĂM 2022

skkn


MỤC LỤC
Tên đề mục
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3.Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm


2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3 1: Mở chuyên đề tại trường, tập huấn, nâng cao kiến thức về
giới, giới tính, định khn, định kiến giới, kỹ năng xử lý tình
huống cho giáo viên.
2.3 2: Xây dựng kế hoạch chuyên đề giáo dục giới cho trẻ làm
chuyên đề trọng tâm năm học.
2.3. 3: Chỉ đạo giáo viên lồng giáo dục giới vào các hoạt động
học cho trẻ.
2.3.4: Chỉ đạo giáo viên giáo lồng giáo dục giới cho trẻ mọi lúc
mọi nơi.
2.3.5: Chỉ đạo giáo viên phối kết hợp tuyên truyền tới các bậc
phụ huynh bằng các hình thức về tầm quan trọng trong giáo dục
giới cho trẻ mầm non.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo
dục, bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
3. Kết luận, kiến nghị
3.1.Kết luận
3.2. Kiến nghị

skkn

Trang
1
1
2
2
2
3
3
4

5
5
8
9
12
16
16
17
17
19


1. Mở đầu.
1.1. Lý do chọn đề tài:
Việt Nam là nước bị ảnh hưởng mạnh bởi tư tưởng phong kiến và Nho
giáo. Người phụ nữ Việt Nam trong quá khứ có địa vị thấp kém, ln bị phân
biệt đối xử và phải tuân theo “Tam tòng, tứ đức”. Theo quan niệm truyền thống,
người đàn ông là “trụ cột” trong gia đình, chịu trách nhiệm chính trong việc tạo
thu nhập cho gia đình. Người vợ chủ yếu lo thu vén nhà cửa, ni dạy con cái,
làm việc nhà, chăm sóc sức khỏe, bữa ăn, giấc ngủ cho chồng con. Tục ngữ
Việt Nam có câu: “đàn ơng cái nhà, đàn bà cái bếp” hay “Trai năm thê bảy thiếp,
gái chính chuyên một chồng'' [1]. Ngày nay, địa vị của người phụ nữ đã được
nâng lên ngang hàng với người đàn ông thông qua ngun tắc bình đẳng giới.
Tuy nhiên, tư tưởng đó ít nhiều vẫn còn tồn tại, ăn sâu bén rễ vào đời sống nhiều
thế hệ người Việt Nam và địa vị của người phụ nữ vẫn chưa được khẳng định
theo đúng nghĩa của nó đó là: “Đàn ơng xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” [1].
Trong cuộc sống, đôi khi ta vẫn bắt gặp quan điểm “Con hư tại mẹ, cháu hư
tại bà” [2]. Điều này tác động không nhỏ đến sự phát triển về mặt tâm lý, tư
tưởng của thế hệ trẻ. Vì thế, nếu chúng ta khơng có định hướng và chương trình
giáo dục bình đẳng giới một cách đúng đắn, kịp thời thì rất khó có thể xây dựng

được xã hội bình đẳng giới, xóa bỏ những hủ tục lạc hậu, định kiến trọng nam
khinh nữ đã tồn tại lâu đời. Do đó, lồng ghép giáo dục giới ngay từ độ tuổi mầm
non là điều vô cùng cần thiết vì đây là giai đoạn rất quan trọng đối với sự hình
thành phát triển tâm lý, nhân cách con người. Thông qua các hoạt động trong
ngày ở trường mầm non, trẻ hình thành những nhận thức đầu tiên về thế giới,
nền nếp kỷ luật, học tập cách ứng xử, giao tiếp và bình đẳng giới trong cuộc
sống hàng ngày.
Hơn nữa, trong những năm gần đây, chúng ta chưa coi trọng việc giáo dục
giới, chưa thực sự coi trọng bảo vệ nữ giới, nhất là các bé gái trong độ tuổi mầm
non và vị thành niên. Điều này vô tình tạo cơ hội cho những hành vi đồi bại, thú
tính phát triển, xuất hiện nhiều biểu hiện lệch lạc trong hành vi ứng xử như
cưỡng dâm, sàm sỡ, xâm hại đối với trẻ em. Những vụ xâm hại tình dục trẻ em
ngày một lớn với những hậu quả để lại vô cùng thương tâm. Báo Nhân dân điện
tử ngày 1/11/2019 đã có bài viết mang tên “Số trẻ em bị xâm hại tình dục chiếm
hơn 80%” đã cho thấy xâm hại tình dục trẻ em là vấn đề báo động [3]. Theo Bộ
Công an, thông qua những số liệu thống kê năm 2020 cho thấy, trẻ em bị xâm
hại tình dục trên cả nước là 1576 trường hợp. Số liệu có thể nhiều hơn bởi tâm
lý muốn giữ kín của nhiều gia đình trẻ nhỏ [4].
Từ thực tế đó đặt ra vấn đề cần phải giáo dục trẻ, dạy cho trẻ nhận thức về
giới tính bản thân cũng như các kỹ năng cần thiết để ứng phó với các tình huống
nguy hiểm liên quan đến giới tính. Giáo dục giới tính sớm cho trẻ từ mầm non
mang nhiều hiệu quả vượt trội. Bởi vì, bậc học mầm non là bậc thang đầu

tiên, đưa trẻ tiến tới sự phát triển tồn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ,
thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách con người. Vì
thế, việc giáo dục trẻ đúng cách và toàn diện ngay khi trẻ bước vào bậc học
mầm non, là việc làm vô cùng quan trọng và cần được quan tâm. Những

skkn



2

tác động giáo dục đúng đắn trong thời kì này, sẽ là những mảng màu đẹp,
tạo nên một bức tranh nhân cách toàn diện cho trẻ. Để làm được điều đó ta
khơng thể khơng quan tâm đến việc “Giáo dục giới tính” cho trẻ.
Năm học 2019-2020, Sở Giáo dục tỉnh Thanh Hóa tập huấn chuyên đề
“Vấn đề lồng ghép giới trong chương trình giáo dục mầm non” để tăng cường
nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên mầm non về giới, bình đẳng giới trong
giáo dục mầm non. Giúp mỗi chúng ta thấy được sự cần thiết về yêu cầu lồng
ghép giới trong giáo dục mầm non nói chung và trong thực hiện Chương trình
giáo dục mầm non nói riêng [5]. Bước sang năm học 2021 – 2022, năm thứ 3
thực hiện chuyên đề “Vấn đề lồng ghép giới trong chương trình giáo dục mầm
non”.
Là cán bộ quản lý phụ trách chỉ đạo chung các hoạt động trong trường, tơi
ln mong muốn tìm ra các giải pháp để tập huấn, nâng cao chất lượng thực
hiện chuyên đề, nâng cao kỹ năng, trang bị đầy đủ kiến thức về giới cho đội ngũ
giáo viên và tiến hành lồng ghép các nội dung về bình đẳng giới, định kiến giới,
phân biệt đối xử theo giới… vào việc tổ chức các hoạt động của trẻ để cung cấp
những kiến thức, trang bị cho trẻ vốn hiểu biết ban đầu về giới. Từ đó giúp trẻ
biết cách tự bảo vệ bản thân, cũng như giúp đỡ bạn bè và người khác khi gặp
phải những tình huống về giới trong cuộc sống hàng ngày.
Từ những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Một số giải pháp chỉ
đạo nâng cao chất lượng thực hiện chuyên đề lồng ghép giới vào các hoạt
động tại trường Mầm non Thị Trấn – huyện Nga Sơn – Thanh Hóa”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Đưa ra một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao kiến thức kỹ năng về
giới giáo viên trong việc đưa giáo dục giới vào các hoạt động hàng ngày của trẻ
mầm non.
- Tìm ra những hình thức tổ chức hấp dẫn khi lồng giới vào hoạt động hàng

ngày của trẻ.
- Hình thành, phát triển các kỹ năng về giới tính cho trẻ mầm non trường
mầm non Thị Trấn- Nga sơn- Thanh Hóa.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Giáo viên, học sinh trường mầm non Thị Trấn - huyện Nga Sơn- Thanh
Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Qua tài liệu tập huấn chuyên đề, sách,
báo, kế hoạch, quyết định của Bộ GD&ĐT về giáo dục bình đẳng giới…
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, phỏng vấn, điều tra, bảng
hỏi, khảo sát, hội thảo, thống kê, thực nghiệm.
- Phương pháp xử lý thơng tin: Phân tích, tổng hợp, đánh giá và so sánh, xử
lý kết quả, tổng kết kinh nghiệm
- Phương pháp thực hành trải nghiệm.

skkn


3

2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Khi nhịp sống ngày càng sơi động và có nhiều thay đổi thì vị trí, vai trị của
người phụ nữ trong gia đình lại càng quan trọng hơn bao giờ hết. Họ không
ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao vị thế của mình. Phụ nữ là những người
vợ, người mẹ mẫu mực, là nền tảng của sự hạnh phúc gia đình. Hơn nữa, trong
văn hóa của người Việt Nam, gia đình là cái gốc của con người, là tế bào của xã
hội. Gia đình có tốt thì xã hội mới phồn vinh, thịnh vượng và phát triển. Ở nước
ta, Nghị quyết số 11-NQ/TW của bộ Chính trị về Cơng tác phụ nữ thời kỳ đầy
mạnh CNH-HĐH đất nước đã khẳng định: “Phụ nữ vừa là người lao động,

người công dân, vừa là người mẹ, người thầy đầu tiên của con người” [6]. Do
vậy, để thực hiện có hiệu quả nghị quyết nêu trên. Việc giáo dục giới cho trẻ
mầm non là rất cần thiết và quan trọng để giúp trẻ tự bảo vệ chính bản thân
mình. Điều đó lại càng có ý nghĩa hơn khi hiện nay nạn ấu dâm và xâm hại tình
dục ở trẻ em xảy ra ngày càng nhiều. Vì vậy, cần giáo dục giới tính cho trẻ từ
sớm để cung cấp cho trẻ có những kiến thức, kỹ năng sở đẳng về giới tính ngay
từ khi cịn nhỏ.
Mặt khác, sự phát triển của trẻ em trong giai đoạn từ 0 - 6 tuổi tạo ra “nền
móng”cho sự phát triển cá nhân trong suốt cuộc đời, cũng như quyết định chất
lượng nguồn nhân lực quốc gia sau này. Thông qua con đường “tập nhiễm” và
“bắt chước” người lớn, trẻ sẽ hình thành dần niềm tin, nhận thức, thái độ, kỹ
năng… trong đó bao gồm cả các khn mẫu về giới - điều đó sẽ ảnh hưởng đến
sự tương tác xã hội, ứng xử của trẻ trong cuộc sống. Việc đảm bảo bình đẳng
giới sẽ tạo điều kiện để trẻ trai và trẻ gái có cơ hội như nhau trong bộc lộ tiềm
năng, phát triển năng lực của bản thân mình. Điều đó cịn góp phần hình thành
các quan điểm tiến bộ về giới ngay từ giai đoạn đầu đời, tạo nền tảng cho hành
động có trách nhiệm về giới, chống lại sự phân biệt đối xử, bất bình đẳng giới
trong các giai đoạn tiếp theo của cuộc đời. Có thể nói, vấn đề giới, những định
khn, định kiến giới… là những khái niệm, thuật ngữ mang tính hàn lâm nhưng
lại thể hiện trực tiếp, thường xuyên đối với mỗi người. Một câu nói “cứ khóc
nhè như con gái vậy à” đã bao hàm trong đó những định khn: Trẻ trai phải
mạnh mẽ, khơng được khóc và trẻ gái thì yếu đuối, có thể khóc… Những cách
thức tác động, giao tiếp với trẻ như vậy đã vơ tình gieo vào đầu trẻ những định
khn đầu tiên về bất bình đẳng giới trong cuộc sống.
Ở góc độ phát triển, bắt đầu từ lứa tuổi nhà trẻ, trẻ dần tìm hiểu về cơ thể
mình. Sang giai đoạn mẫu giá từ 3-5 tuổi, bé đã sẵn sàng về mặt tâm lý, thể chất
và vận động để học hỏi, hòa nhập với thế giới xung quanh. Đi kèm với việc giúp
con phát triển kiến thức và kỹ năng nói chung, nhà trường và gia đình cũng cần
phải giáo dục giới cho trẻ ngay ở giai đoạn này để “giải tỏa” những thắc mắc
ngây thơ của trẻ về khác biệt giới [7].

Bên cạnh đó đại dịch COVID-19 tác động nặng nề hơn tới phụ nữ Việt
Nam. Thông qua các bằng chứng và số liệu cụ thể, báo cáo phân tích chun sâu
tiến độ thực hiện bình đẳng giới ở Việt Nam dựa trên các chỉ số kinh tế - xã hội,
đồng thời đưa ra các khuyến nghị để giải quyết các rào cản đang làm cản trở

skkn


4

việc đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam, bao gồm các chỉ
tiêu liên quan tới bình đẳng giới. Đặc biệt, bản báo cáo được thực hiện khi Việt
Nam đang ứng phó với làn sóng bùng phát dịch COVID-19 lần thứ tư trên cả
nước. Do đó “Đại dịch COVID-19 đã tác động nặng nề hơn tới phụ nữ ở Việt
Nam, làm trầm trọng thêm khoảng cách về giới vốn đã tồn tại dai dẳng trên thị
trường lao động. Chẳng hạn, báo cáo cho thấy tỷ lệ tham gia lực lượng lao động
của phụ nữ giảm sâu hơn so với nam giới, khiến chênh lệch theo giới tăng nhẹ
lên 10,8%. Trước đại dịch, khơng có sự khác biệt trong tỷ lệ thất nghiệp của
nam giới và nữ giới, nhưng khoảng cách chênh lệch này đã xuất hiện kể từ q
III/2020. Nhiều bà mẹ có con nhỏ khơng còn lựa chọn nào khác là phải hy sinh
sự nghiệp hay rời khỏi thị trường lao động để chăm con khi trường học đóng
cửa, phụ nữ Việt Nam đang phải mang “gánh nặng kép” giữa công việc được trả
lương và cơng việc chăm sóc khơng được trả lương. Ngay cả trước khi đại dịch
COVID-19 bùng phát, phụ nữ đã phải đảm nhận cơng việc chăm sóc trong gia
đình nhiều gấp đôi so với nam giới, mà đây là rào cản hàng đầu ngăn cản phụ nữ
tham gia, duy trì và thăng tiến trong lực lượng lao động. Đại dịch đã làm gia
tăng sự phân chia công việc không công bằng này.[9].
Do đó, người giáo viên phải có kiến thức, kỹ năng và quan điểm giáo dục
giới tính một cách khoa học nhằm giáo dục trẻ hiệu quả nhất. Thông qua các
hoạt động hàng ngày giữa cơ và trị sẽ tác động trực tiếp đến nhận thức của trẻ,

phát triển toàn diện và giúp trẻ tự bảo vệ bản thân an toàn cả về thể chất và tâm
lý, tạo nên nhân cách đúng đắn về giới cho trẻ. Muốn thực hiện được những điều
đó địi hỏi bản thân người quản lý cũng như giáo viên mầm non phải có kiến
thức, kỹ năng và đưa ra được các phương pháp tối ưu trong chỉ đạo giáo viên về
giáo dục giới cho trẻ lồng ghép giáo dục giới vào quá trình hoạt động hàng ngày
của trẻ. Đó cũng là nội dung quan trọng mà Sở giáo dục và đào tạo đã chỉ đạo đã
tập huấn chuyên đề cho đội ngũ cán bộ giáo viên mầm non toàn tỉnh.
Như vậy, việc giáo dục lồng ghép giới ngay từ bậc học mầm non có ý nghĩa
rất quan trọng, không chỉ đảm bảo nâng cao chất lượng GDMN, giúp trẻ em
phát triển toàn diện; Đảm bảo thực hiện các quy định pháp lý về Bình đẳng giới
và góp phần giải quyết các bất bình đẳng trong cơ sở GDMN.
Từ cơ sở lý luận nói trên, nghiên cứu này tiếp tục triển khai trong thực tiễn
các vấn đề liên quan nhằm phát hiện thực trạng vấn đề lồng ghép giới trong thực
tiễn dạy học của giáo viên, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa
hiệu quả của lồng ghép giới trong tổ chức lớp học của các giáo viên mầm non.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Để nắm bắt thực trạng giáo dục giới tính cho trẻ, đề tài nghiên cứu đã tìm
hiểu những thuận lợi, khó khăn, cũng như khảo sát mức độ nhận thức về các nội
dung liên quan đến lồng ghép giới của giáo viên vào dạy trẻ trong các hoạt động.
Bên cạnh đó đề tài nghiên cứu cũng đánh giá mức độ kiến thức của trẻ. Kết quả
từ việc đánh giá này là cơ sở để đưa ra những phương pháp phù hợp nhằm tập
huấn cung cấp thêm kiến thức cho giáo viên. Giúp họ tiến hành lồng ghép, tích
hợp giáo dục giới vào các hoạt động một cách hiệu quả.
- Thuận lợi:

skkn


5


+ 100% CBGV có trình độ đào tạo trên chuẩn.
+ Đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình năng động ln yêu nghề, yêu trẻ.
- Khó khăn
+ Cơ sở vật chất của trường với một số phịng học có diện tích chưa đảm
bảo, khiến số lượng trẻ trên lớp nhiều hơn quy định, làm ảnh hưởng đến quá
trình hoạt động của cơ và trị.
+ Trang thiết bị phục vụ cho giáo dục lồng ghéo giới vào các hoạt động
trong ngày của trẻ còn nhiều thiếu thốn, hệ thống tài liệu, tranh ảnh, trang thiết
bị hiện đại chưa có.
+ Số lượng giáo viên còn thiếu so với quy định, dẫn đến việc số lượng trẻ
đông hơn so với tiêu chuẩn nên giáo viên phải làm việc quá tải, gây sức ép tâm
lý cho giáo viên. Nhiều giáo viên chưa coi trọng việc lồng ghép giáo dục cho trẻ
những kiến thức sơ đẳng về giới tính và bình đẳng giới.
+ Các biện pháp sử dụng để giao lưu giữa giáo viên với trẻ cịn đơn điệu.
+ Đa số phụ huynh làm nghề nơng và cơng nhân nên cịn hạn chế về thời
gian dành cho con cũng như về nhận thức tầm quan trọng của lồng ghép giới
trong giáo dục trẻ.
* Kết quả khảo sát thực trạng ban đầu (Phụ lục 1):
- Bảng 1: Kết quả đánh giá xếp loại giáo viên đầu năm học ( tháng
9/2021).
- Bảng 2: Khảo sát chất lượng trên trẻ đầu năm học (tháng 9/2021)
Từ kết quả khảo sát thực trạng, vấn đề đặt ra là cần phải nâng cao kiến
thức, kỹ năng về giới cho giáo viên; để họ lồng ghép giới vào các hoạt động
chăm sóc- ni dưỡng – giáo dục trẻ ở trường. Từ đó giúp trẻ có những kiến
thức, kỹ năng ban đầu về giới để xử lý một cách đúng đắn các tình huống xảy ra
trong cuộc sống hàng ngày. Chính vì thế đề tài nghiên cứu đã đưa ra một số biện
pháp nhằm cung cấp kiến thức, nâng cao kỹ năng lồng ghép, tích hợp vào giáo
dục trẻ ở các lứa tuổi cho giáo viên.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Mở chuyên đề tại trường, tập huấn, nâng cao kiến thức về giới, giới

tính, định khn, định kiến giới, kỹ năng xử lý tình huống cho giáo viên.
Sau khi được Phòng giáo dục đào tạo huyện bỗi dưỡng các chuyên đề hè,
trong đó có chuyên đề lồng giáo dục giới vào hoạt động học của trẻ, tôi đã xây
dựng kế hoạch họp ban giám hiệu để thống nhất các nội dung chỉ đạo, đồng thời
tổ chức mở chuyên đề về giới tại trường với hai nội dung cần bồi dưỡng: Bồi
dưỡng lý thuyết và thực hành chuyên đề.
- Bồi dưỡng về lý thuyết:
Căn cứ vào bài giảng chuyên đề của Sở giáo dục và được Phòng giáo dục
Nga Sơn tập huấn, tơi đã chỉ đạo đồng chí phó hiệu trưởng phụ trách chun
mơn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên đề cho đội ngũ giáo viên toàn trường.
Thông qua chuyên đề đã làm rõ tầm quan trọng của giáo dục giới cho trẻ, các
khái niệm về giới, giới tính, bình đẳng giới, lồng ghép giới tiếp tục được khắc
họa sâu hơn cụ thể như sau:

skkn


6

- Giới
Giới là các quan niệm, hành vi, các mối quan hệ và tương quan về địa vị xã
hội của phụ nữ và nam giới trong một bối cảnh xã hội cụ thể. Nói cách khác, nói
đến giới là nói đến sự khác biệt giữa phụ nữ và nam giới từ góc độ xã hội [5].
- Giới tính
Giới tính là thuật ngữ chỉ các đặc trưng cơ bản mang tính bẩm sinh, đồng
nhất, không biến đổi và không thể thay đổi. Theo các nhà khoa học, ở trẻ em,
ngay từ khi 2-3 tuổi, các em đã nhận thức được giới tính của bản thân mình và
nói cho chúng ta biết chúng là trai hay gái. Vào khoảng 4-5 tuổi, trẻ đã có thể
gán nhãn giới tính cho trẻ khác một cách chính xác thơng qua nhận dạng “cái
ấy” giống với mình hay khác mình [5].

- Bình đẳng giới
Bình đẳng giới là phụ nữ và nam giới được coi trọng như nhau, cùng được
cơng nhận và có vị thế bình đẳng. Nam giới và phụ nữ cùng được bình đẳng về:
các điều kiện để phát huy đầy đủ tiềm năng, các cơ hội tham gia đóng góp và
hưởng lợi trong quá trình phát triển, quyền tự do và chất lượng cuộc sống.
Bình đẳng giới là sự thừa nhận và coi trong như nhau các đặc điểm giống
và khác nhau giữa phụ nữ và nam giới. Nam giới và phụ nữ cũng có vị thế bình
đẳng và được tơng trọng như nhau…
- Lồng ghép giới: Lồng ghép giới ở tầm vĩ mô là phương pháp tiếp cận và
biện pháp mang tính chiến lược nhằm đạt được bình đẳng giới trong xã hội bằng
cách đưa yếu tố giới vào mọi thiết chế cũng như các lĩnh vực của đời sống chính
trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình. Ở tầm vi mô - trong các lĩnh vực và hoạt
động cụ thể - thì lồng ghép giới chính là biện pháp hay cách thức đưa mối quan
tâm về bình đẳng giới vào trong công việc hàng ngày của mỗi cá nhân hay tổ
chức.
Trong giáo dục mầm non, lồng ghép giới là một trong những mặt quan
trọng để giúp trẻ em phát triển tồn diện, khơng bị các định kiến, hình thành các
niềm tin về bất bình đẳng giới. Có thể nói, lồng ghép giới đã trở thành một yêu
cầu quan trọng để đảm bảo chất lượng giáo dục mầm non cũng như đảm bảo sự
phát triển nhân cách một cách đầy đủ, toàn diện. Những niềm tin, nhận thức ban
đầu này là cơ sở quan trọng để trẻ phát triển ở các cấp học tiếp theo theo đúng ý
nghĩa “dạy con từ thuở cịn thơ”. Mặt khác, bình đẳng giới cũng đã được quy
định trong các văn bản pháp quy như Quyền trẻ em, Luật về bình đẳng giới…
Chính vì vậy, thực hiện lồng ghép giới là đang thực hiện các quy định pháp lý
trong thực tiễn xã hội [5].
Từ đó, giúp các giáo viên của nhà trường nhận thức được sự cần thiết phải
nâng cao kiến thức, kỹ năng về giáo dục giới cho trẻ mầm non. Từ nhận thức nói
trên, các cô được tập huấn các kỹ năng giải quyết vấn đề, tình huống có thể xảy
ra trong thực tiễn hàng ngày. Trẻ mầm non học bằng hình thức chơi. Vì vậy,
người giáo viên phải đưa ra những hình thức tổ chức các hoạt động hấp dẫn,

phong phú và đa dạng; sao cho qua các trò chơi trẻ tiếp thu được những kiến
thức, kỹ năng xử lý tốt nhất đối với các tình huống có thể xảy ra. Bên cạnh đó,
người giáo viên phải khéo léo giải đáp được những thắc mắc của trẻ trong cuộc

skkn


7

sống hàng ngày trên nền tảng nhận thức của trẻ. Mặt khác, trong q trình tham
gia trị chơi, sinh hoạt tại trường, trẻ sẽ bộc lộ những hành vi, cử chỉ về giới mà
trẻ bắt chước ở người lớn, giáo viên phải có những kiến thức, kỹ năng để xử lý
các tình huống đó trong q trình hoạt động của trẻ. Qua buổi tập huấn 100%
cán bộ giáo viên trong trường nắm được mục tiêu kiến thức bài học.
Hình ảnh 1: Tập huấn chuyên đề bồi dưỡng lý thuyết cho giáo viên nâng
cao kiến thức về giới (Xem phần phụ lục - Hình ảnh 1)
- Bồi dưỡng về thực hành:
Sau khi nắm được nội dung bồi dưỡng về lý thuyết tôi yêu cầu mỗi giáo
viên phải làm các video về giới để giáo dục trẻ, phối hợp với phụ huynh quay
các video ghi lại những hoạt động của bé trai hay bé gái tại gia đình để cơ giáo
trình chiếu cho trẻ xem tại trường. Tôi chỉ đạo giáo viên lên mạng Internet sưu
tầm những tranh ảnh, câu chuyện bài thơ, bài hát có nội dung giáo dục giói tính
để lồng ghép vào các hoạt động hàng ngày cho phù hợp. Ngồi ra, tơi cịn chỉ
đạo giáo viên thường xun xem các chương trình truyền hình như VTV3,
VTC6, VTV7 kids để sưu tầm các câu chuyện về giáo dục giới cho trẻ có trong
chương trình q tặng cuộc sống, trình chiếu cho trẻ xem nhằm giáo dục trẻ phù
hợp với hoạt động hàng ngày. Thêm vào đó, tơi chỉ đạo giáo viên sử dụng các
hình ảnh, clips về giới để trẻ được quan sát, nhận xét. Cụ thể: giáo viên đưa ra
các hình ảnh về hình dạng, các bộ phận trên cơ thể và hỏi trẻ về nhận biết giới
tính thông qua câu hỏi và câu trả lời đúng – sai, về đụng chạm an tồn và khơng

an tồn… Sau đó cho trẻ xem những video về xử lý các tình huống nếu như trẻ
gặp phải. Cứ như vậy tùy thuộc vào lứa tuổi, giáo viên sẽ đưa ra các câu hỏi khó
hơn, phức tạp hơn. Trẻ được học về cách xử lý các tình huống, khơng chỉ biết
phản kháng giúp mình mà cịn giúp được người khác…
Từ độ tuổi nhà trẻ đến 5 tuổi, giáo viên trò chuyện và cho trẻ làm quen với
hình ảnh các bộ phận trên cơ thể qua các videos, clips, để trẻ nhận diện các bộ
phận về: Tên gọi, chức năng, đặc điểm nhận biết. Hướng dẫn trẻ chăm sóc các
bộ phận trên cơ thể, rèn tính độc lập trong vệ sinh thân thể cho trẻ, dạy trẻ biết
tôn trọng các bộ phận trên cơ thể mình của người khác, và đặc biệt là của người
khác giới. Sau đó dạy trẻ số giới hạn trong việc tiếp xúc với cơ thể từ người lạ,
hướng dẫn trẻ nhận biết khu vực nào là nhạy cảm bí mật, thuộc chủ quyền của
riêng trẻ, dạy trẻ cách thể hiện sự khơng đồng ý khi có người vi phạm vào khu
vực cấm trên người trẻ, dạy trẻ cách nhận biết, chọn lựa các mối quan hệ an
toàn, thiết lập vòng tròn cho trẻ với người thân, người lạ. Thiết lập thói quen
chia sẻ của trẻ đối với người thân trẻ tin tưởng [8].
Đối với trẻ 5-6 tuổi, giáo viên cần nâng cao hơn nữa kiến thức và cách
thức truyền đạt về giới: Giáo vên cho trẻ ôn lại các kiến thức về chăm sóc cơ
thể, nâng cao tính độc lập trong hoạt động chăm sóc bản thân trong sinh hoạt
hàng ngày, ôn lại cách thiết lập một mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè, người thân
tạo cho trẻ sự an toàn giúp trẻ chia sẻ cộng đồng để tránh bị kẻ xấu dụ giỗ….và
cho trẻ xem các hình ảnh bạn trai ln phải có mái tóc ngắn gọn gàng, bạn gái
để tóc dài và có thể đưa ra hình ảnh bạn trai thích mặc đồ bạn nữ và sở thích như
bạn nữ, hay bạn nữ thích giống bạn trai sau đó giáo viên sẽ cho trẻ nhận xét về

skkn


8

tình huống đó và giới thiệu, giải thích cho trẻ hiểu về các biểu hiện của giới thứ

3 để trẻ khơng có thái độ kỳ thị đối với người như vậy trẻ gặp trong cuộc
sống...những videos giới thiệu cho trẻ những hình ảnh về việc bất cứ ai cũng
khơng được phép đụng chạm vào vùng đồ bơi của các con ngoài mẹ và bác sỹ
khi được cho phép, sự an toàn khi tiếp xúc với với người lạ; cần sự an toàn khi
tiếp xúc với người lạ với bất cứ ai yêu cầu, bắt các con giữ bí mật về những
hành động đụng chạm vào cơ thể…
Mặt khác, tôi chỉ đạo giáo viên ở hai lớp điểm thiết kế hoạt động có lồng
ghép giáo dục giới cho trẻ. Với cách làm này 100% giáo viên được dự hoạt động
thực hành mẫu về chuyên đề, từ đó nhận thức của giáo viên ngày càng được
củng cố, mở rộng, các cháu học sinh hoạt động tích cực bước đầu có những nhận
thức sơ đẳng về giới, vui chơi hịa đồng.
* Hình ảnh 2: Tập huấn chuyên đề qua bồi dưỡng về thực hành (Xem phần
phụ lục - Hình ảnh 2)
2.3.2. Xây dựng lớp điểm về thực hiện chuyên đề lồng ghép giáo dục giới cho
trẻ và nhân ra diện rộng trong toàn trường.
Ngay từ đầu năm học, tôi đã xây dựng kế hoạch, đưa chuyên đề giáo dục
giới vào các hoạt động trên ngày là chuyên đề quan trọng trong năm học. Từ đó,
đưa ra yêu cầu, mục tiêu mà giáo viên cần đạt được khi giáo dục kiến thức, kỹ
năng cho trẻ. Đánh giá chất lượng đạt được của người giáo viên dựa trên kết quả
khảo sát ở trẻ sau khi cơ và trị đã tiến hành các hoạt động này. Đây cũng là cơ
sở để tổng kết đánh giá chuyên đề. Để thực hiện được điều này, tôi đã chỉ đạo
các đồng chí phó hiệu trưởng, kết hợp cùng với tổ chun mơn xây dựng tích
hợp giới vào các hoạt động học dạy mẫu ở từng độ tuổi. Thông qua đó, tơi có thể
nắm bắt và nhận xét về kiến thức, kỹ năng của giáo viên. Giúp giáo viên hiểu
sâu chun đề để truyền đạt cho trẻ.
Bên cạnh đó, tơi chỉ đạo giáo viên trang trí mơi trường trong và ngồi lớp
có các hình ảnh giáo dục giới để kích thích sự tị mị khám phá ở trẻ. Từ đó giáo
viên có những tác động giáo dục trẻ hợp lý. Tôi phân công công việc yêu cầu
giáo viên phụ trách dạy trẻ theo các nhóm lớp như sau: Nhóm nhà trẻ 25-36
tháng, cô Mai Thị Thắm tổ trưởng chuyên môn nhà trẻ tích hợp lồng giáo dục

giới vào hoạt động chơi tập có chủ định: Tạo hình di mầu cái nơ tặng bạn gái và
hoạt động với đồ vật chọn quả bóng màu đỏ tặng bạn trai. Khối 5 - 6 tuổi cô
Huyền tổ trưởng chuyên môn mẫu giáo lồng tích hợp giới vào hoạt động học:
Tạo hình nặn bạn trai, bạn gái Khám phá khoa học với đề tài Tìm hiểu sự phát
triển của bé, chọn trang phục của bạn trai và bạn gái.
Khi giáo viên thao giảng các hạt động dạy mẫu lồng ghép giới vào các hoạt
động học ở hai lớp điểm. Hầu hết giáo viên đều đưa ra được những hình thức tổ
chức hợp lý, thu hút trẻ bước vào hoạt động một cách hứng thú, tích cực trị
chuyện, trao đổi với giáo viên, biết đưa ra những câu hỏi về giới và trả lời tốt
các câu hỏi của cơ đưa ra.
*Ví dụ:
- Nhà trẻ 25-36 Tháng tuổi. Chủ đề: Bé và các bạn với hoạt động dạy mẫu
đề tài: Di màu cái nơ tặng bạn gái, giáo viên đã lồng ghép giới tính vào phần nội

skkn


9

dung hướng trẻ tới nhiệm vụ tạo hình. Cơ cho trẻ quan sát hình ảnh bạn gái, bạn
trai. Sau đó cô cung cấp để trẻ nhận biết được đặc điểm giới tính của bạn gái
khác với bạn trai qua ngoại hình, tóc, trang phục và sở thích (bạn gái tóc dài,
buộc tóc bằng chiếc nơ màu đỏ, mặc váy, thích chơi với búp bê). Sau đó cơ tổ
chức hoạt động tạo hình. Qua hoạt động tạo hình lồng ghép giới, trẻ nhận biết
được giới tính của bản thân phù hợp với nhận thức của trẻ.
Từ lứa tuổi nhà trẻ khi giáo dục giới giáo viên dạy các con gọi tên các đặc
điểm chỉ sự khác biệt của bạn trai, bạn gái như: bạn trai tóc ngắn, bạn gái tóc dài
buộc nơ, đeo vịng…Bạn trai chơi những đồ chơi xe ơ tơ, máy cẩu, quả bóng.
Bạn gái chơi búp bê, bế em…
* Hình ảnh 3: Lồng ghép giới vào hoạt động học: Di màu Cái nơ tặng bạn gái

(Xem phần phụ lục - Hình ảnh 3)
- Khối Mẫu giáo – lớp mẫu giáo 5-6 tuổi, chủ đề “Bản thân” với hoạt động
dạy mẫu: Khám phá khoa học với đề tài Sự phát triển của bé. Giáo viên tiến
hành truyền thụ được cho trẻ những kiến thức đặc trưng về giới tính (trai, gái),
về những kỹ năng tự phục vụ bản thân, những quy tắc nên nhớ để bảo vệ bản
thân nhằm tránh bị sàm sỡ xâm hại, một số tình huống xử lý khi cần giúp đỡ
người khác: những hình ảnh “thử tài bé yêu” để trẻ lựa chọn hành động đúng, sai
về giới ví dụ:Bạn hãy chọn vùng riêng tư của cơ thể; Được phép đụng chạm vào
vùng đồ bơi, bắt xem những bộ phận đồ bơi của người khác (được phép; khơng);
Giữ an tồn với những ai? Hãy chọn hành động đúng khi trẻ đi khám vùng nhạy
cảm….
Giáo dục trẻ phải nói ra với người thân ( Mẹ; Bố) khi người khác tiếp xúc
với trẻ mà trẻ không thấy an tồn hay bắt trẻ phải giữ bí mật về những hành
động không đúng. Cô đưa ra những câu hỏi mở để trẻ phát triển tư duy và
khuyến khích trẻ mạnh dạn bày tỏ ý kiến thái độ của mình khi được xem những
hình ảnh, video về giới cũng như sự phát triển của trẻ.
* Hình ảnh 4: Dạy mẫu lồng ghép giới hoạt động khám phá khoa học: Tìm
hiểu sự phát triển của bé.(Xem phần phụ lục - Hình ảnh 4)
Sau khi dự giờ các hoạt động dạy mẫu giáo dục tích hợp giới vào hoạt động
học, tổ chuyên môn thảo luận, đánh giá, nhận xét về hiệu quả lồng ghép giới vào
hoạt động học nhân ra diện rộng đại trà ở tất cả các nhóm lớp. Từ đó rút ra được
những kinh nghiệm về hình thức tổ chức và các phương pháp lồng ghép tích hợp
giới khi lồng ghép giới vào các hoạt động học của trẻ.
Nhờ việc xây dựng các lớp điểm để đúc rút kinh nghiệm và nhân ra diện
rộng đã nâng cao nhận thức và kỹ năng lồng ghép giáo dục giới cho đội ngũ giáo
viên trong q trình giáo dục trẻ ở nhóm lớp mình phụ trách đạt hiệu quả cao.
Trẻ mạnh dạn tự tin và nhận biết được bản thân mình là trai hay gái, nhận biết
phân biệt được những đặc điểm khác biệt, dồ dùng, đồ chơi trang phục của bạn
trai và bạn gái.
2.3.3. Chỉ đạo giáo viên thường xuyên lồng ghép giáo dục giới vào các hoạt

động học và hoạt động chơi - tập có chủ định cho trẻ.
Tổ chức hoạt động học là hình thức tích hợp phù hợp nhất để chỉ đạo giáo
viên lồng ghép giáo dục giới vào các hoạt động học giáo dục cho trẻ mầm non.

skkn


10

Vì vậy ngay từ các kế hoạch đầu năm tơi chỉ đạo phó hiệu trưởng phụ trách
chun mơn, giáo viên đưa giáo dục giới vào các chủ đề phù hợp, sao cho mỗi
chủ đề, giáo viên sẽ lồng tích hợp giáo dục giới vào các hoạt động học để cung
cấp những kiến thức, kỹ ban đầu về giới cho trẻ.
* Ví dụ: Lứa tuổi nhà trẻ: 18-24 tháng. Chủ đề: Bé và các bạn của bé trong
nhà trẻ.
Khi cô dạy hoạt động làm quen tác phẩm văn học Thơ: Bạn mới.
Giáo viên đặt các câu hỏi trẻ biết về giới tính của mình:
- Con là trai hay gái? Bạn gái rất điệu, mặc váy đẹp, buộc nơ tóc, đeo
vịng…. Bạn trai tóc ngắn gọn gàng, mạnh mẽ.....
Thơng qua giáo dục về giới tính, giáo viên giúp trẻ hiểu được giới tính của
mình, là con gái thì như thế nào? là con trai là như thế nào? Qua đó giáo viên sẽ
cung cấp những kiến thức ban đầu về giới cho trẻ, dạy trẻ có những kỹ năng bảo
vệ các bộ phận trên cơ thể sao cho sạch sẽ, không để người lạ bế, có những kỹ
năng cần thiết khơng để bị xâm hại.
*Ví dụ: Lứa tuổi nhà trẻ 25-36 tháng. Chủ đề: Bé và các bạn- Ngày hội bé
đến trường.
Khi giáo viên dạy hoạt động với đồ vật: Xâu vòng màu đỏ tặng bạn.
Giáo viên đưa ra các câu hỏi mở cho trẻ nói về giới tính, sở thích chơi các
trị chơi của trẻ.
- Các bạn gái thích chơi những trị chơi gì? Các bạn trai có thích đeo vịng,

trang điểm khơng? - Đúng rồi các bạn gái thì thích đeo những chiếc vịng điệu
đà, cịn các bạn trai thì thích làm những chiếc vịng để tặng bạn gái đấy. Hơm
nay chúng mình cùng làm những chiếc vịng thật xinh xắn tặng các bạn nữ nhé!
Sau khi lồng giáo dục giới vào hoạt động học trẻ sẽ nắm vững những kiến thức
về giới tính của mình.
* Ví dụ: Ở lứa tuổi 3-4 tuổi. Chủ đề: Bản thân. Khi giáo viên dạy hoạt
động tạo hình đề tài: Vẽ các bộ phận cịn thiếu trên cơ thể.
Giáo viên lồng tích hợp giới vào hoạt động học bằng cách trò chuyện với
trẻ về những bộ phận trên cơ thể. Cô giáo dục trẻ những bộ phận ở vùng riêng tư
hay gọi là vùng kín trong cơ thể là phần ngực, giữa hai đùi, mơng khu vực bí
mật đó khơng ai được nhìn, và khơng được nhìn ai, khơng được để lộ cơ thể
mình, vì vậy phải ln giữ khoảng cách với người lạ.
- Hoạt động âm nhạc tổng hợp. Chủ đề Bản thân, tôi chỉ đạo giáo viên lồng
giáo dục giới trong phần ổn định tổ chức, gây hứng thú.
Cô giáo: Tham dự với chương trình ga la âm nhạc gồm có các đội bạn trai
và bạn gái, các đội có nhận xét gì về đặc điểm khác nhau của đội bạn trai và đội
bạn gái? Các bạn trai và bạn gái đều trổ tài như nhau, chúng mình hãy cùng
nhau cố gắng đua tài nhé!
Khi giảng nội dung bài hát cho con, giáo viên đã giáo dục giới theo hướng
phải biết chia sẻ những điều khó nói nhất với người mình tin tưởng đó là mẹ của
mình. Khơng được ngại điều gì kể cả những điều thầm kín nhất.

skkn


11

Qua lồng giới vào hoạt động học, giáo viên đã truyền đạt được cho trẻ một
số kiến thức về giới, trẻ mạnh dạn tự tin vào hoạt động học, trao đổi với cơ một
cách tự nhiên, có một số kỹ năng xử lý được các tình huống xảy ra nếu trẻ bị

xâm hại.
* Hình ảnh 5: Lồng ghép giới vào hoạt động học của lứa tuổi 18-24 tháng
tuổi đề tài: Thơ: Bạn mới; Lứa tuổi: 24-36 tháng tuổi đề tài: Xâu vòng màu
đỏ tặng bạn. (Xem phần phụ lục - Hình ảnh 5)
* Ví dụ: Ở lứa tuổi 4-5 tuổi. Chủ đề Gia đình. Khi giáo viên tổ chức hoạt
động Âm nhạc tổng hợp. Đề tài: Biểu diễn văn nghệ các bài hát: Cháu yêu bà;
Cả nhà thương nhau; Nhà của tơi. Nghe hát: Tổ ấm gia đình; Trị chơi âm nhạc:
Những nốt nhạc vui. Giáo viên đã tích hợp lồng giới vào hoạt động học về giới
tính, và bình đẳng giới, trẻ em sinh ra không phân biệt trai hay gái đều được đối
xử công bằng, mọi người trong gia đình yêu thương nhau. Mặc dù vậy nhưng
giữa các giới đều có khoảng cách nhất định: Các bạn nữ không được ngồi vào
đùi bố, ông, anh hay các chú…..
- Với chủ đề gia đình, hoạt động dạy mẫu đề tài: Khám phá khoa học. Cô
dạy trẻ quy tắc 5 ngón tay bằng cách cho trẻ quan sát hình ảnh, video:
+ Tranh gia đình: Bố mẹ, ơng bà, anh chị em ruột.
Trong hoạt động này cô đã lồng ghép giới vào hoạt động học để giúp trẻ có
những kỹ năng bảo vệ bản thân. Khi cho trẻ quan sát bức tranh gia đình gồm bố
mẹ, anh chị em ruột, cơ hỏi trẻ về sự giúp đỡ lẫn nhau của những người trong
gia đình, quyền bình đẳng giới và rút ra kết luận: - Các con ạ, chỉ những người
trong gia đình mới được phép ơm, hơn mình, các con khơng được đi với người
lạ, theo hoặc để người lạ đón về nếu chưa được bố mẹ đồng ý. Những người
trong gia đình giúp các con vệ sinh cá nhân khi chúng mình cịn nhỏ, vậy khi lớn
rồi chúng mình phải làm gì? (Thay quần áo ở nơi kín đáo an tồn, hoặc có người
lớn tin tưởng giúp đỡ).
+ Tranh cơ, dì, chú, bác.
Khi cho trẻ quan sát ở bức tranh này giáo viên nói với trẻ: Nếu có khách
đến chơi nhà mà có những hành vi muốn hơn, sờ các con khi khơng có mặt của
bố mẹ thì các con phải nói với bố mẹ.
+ Tranh bạn đang đi một mình :
Cơ cho trẻ quan sát, nhận xét và đưa các câu hỏi xử lý các tình huống như:

- Bé sẽ làm thế nào khi người lạ tiếp xúc, có những thái độ bất nhã?
- Khi bố mẹ đón bé muộn mà có người rủ về cùng bé sẽ làm thế nào?
Giáo viên cũng đồng thời đưa ra một số hình ảnh chọn hành vi đúng sai cho
trẻ được trải nghiệm.
* Hình ảnh 6: Lồng giới vào hoạt động học đề tài khám phá khoa học: Quy
tắc 5 ngón tay. (Xem phần phụ lục - Hình ảnh 6)
* Ví dụ: Ở lứa tuổi 5-6 tuổi. Chủ đề bản thân đề tài: Nặn bạn trai, bạn gái.
Giáo viên lồng giáo dục giới vào hoạt động học, cho trẻ quan sát, nhận xét về
đặc điểm của giới tính bạn trai, bạn gái: - Đây là ai? Tại sao các con biết đây là
bạn gái? Bạn gái có đặc điểm gì? (Tóc, áo, váy..) con là trai hay gái?... Tương tự

skkn


12

như vậy giáo viên cho trẻ quan sát hình nặn bạn trai. Giáo viên trò chuyện về
một số bộ phận trên cơ thể, cô giáo dục trẻ phải biết che kín để bảo vệ các bộ
phận trên cơ thể. Khi nhận xét sản phẩm giáo viên giáo dục trẻ về cách bảo vệ
bản thân. Hoặc giáo viên cho trẻ vẽ về các bộ phận còn thiếu của cơ thể.
Sau khi dự giờ các hoạt động dạy mẫu giáo dục tích hợp giới vào hoạt động
học, tôi chỉ đạo tổ chuyên môn thảo luận, đánh giá, nhận xét về hiệu quả lồng
ghép giới vào hoạt động học. Từ đó rút ra được những kinh nghiệm về hình thức
tổ chức và các phương pháp lồng ghép tích hợp giới khi lồng ghép giới vào các
hoạt động học của trẻ.
* Hình ảnh 7: Lồng ghép giới vào hoạt động tạo hình lớp 5-6 tuổi đề tài: Nặn
đồ chơi tặng bạn trai, bạn gái. (Xem phần phụ lục - Hình ảnh 7)
* Tóm lại: Để lồng ghép tốt giáo dục giới vào hoạt động học giáo viên phải
có kiến thức vững chắc giải đáp các thắc mắc của trẻ, xử lý tốt các câu hỏi, tình
huống trẻ đưa ra

2.3.4. Chỉ đạo giáo viên giáo lồng ghép giáo dục giới cho trẻ vào các hoạt
động khác và mọi lúc mọi nơi.
Lứa tuổi mầm non trẻ rất nhanh nhớ, song cũng chóng qn, vì vậy, ngồi
việc dạy trẻ các kiến thức, kỹ năng trong các họat động học, tôi chỉ đạo giáo
viên phải rèn kỹ năng cho trẻ mọi lúc, mọi nơi. Lồng tích hợp giới vào hoạt
động học cũng như trong các hoạt động hàng ngày, mọi lúc mọi nơi.
* Lồng thích hợp giáo dục giới vào các hoạt động trong ngày:
- Thông qua hoạt động đón trẻ:
Hàng ngày trẻ đến trường, giáo viên là người mẹ hiền thứ hai của các con,
mỗi buổi sáng đón các con vào lớp cơ ân cần, dịu dàng, tạo cho trẻ những cảm
giác u thương, an tồn trìu mến, trẻ sẽ an tâm trò chuyện tâm sự với cơ kể cả
những điều tế nhị, khó nói nhất – giới là một trong những điều như vậy.
* Ví dụ: Khi trẻ đến lớp cơ đón trẻ cùng trị chuyện để trẻ nhận thức về
bản thân mình, trẻ hiểu về giới tính, bạn trai, bạn gái có sự khác biệt như thế
nào, đồng thời thường xuyên khích lợi và khen ngợi trẻ: Bạn Hoa là bạn trai hay
bạn gái? Vì sao? Hoa xinh gái thế, hôm nay con mặc váy đẹp lắm! Ai tết tóc cho
con mà xinh vậy?
Hơm nay bạn Tuấn Anh đẹp trai phong độ thật đấy? Bạn mặc áo phông,
quần sooc trông rất đẹp trai.
Thông qua những lời trò chuyện và thường xuyên động viên, khen ngợi
mỗi buổi sáng trẻ hình dung được mình là trai hay gái, là con trai phải như thế
nào, là con gái phải như thế nào, giữa bạn trai và bạn gái khác nhau như thế nào.
Hay khi có trẻ 5-6 tuổi rồi mà không muốn ngủ tách bố mẹ, bố mẹ nói như
thế nào cũng khơng được thì cơ cũng có thể tâm sự với trẻ để trẻ hiểu được vì
sao không được ngủ cùng bố mẹ nữa.
Như vậy, hoạt động đón trẻ là một trong những thời điểm giáo viên giáo
dục cho trẻ về giới hiệu quả giúp trẻ có những hiểu biết sơ đẳng về giới.
* Hình ảnh 8: Giáo viên giáo dục lồng giới vào hoạt động đón trẻ. (Xem phần
phụ lục - Hình ảnh 8)


skkn


13

- Thơng qua hoạt động góc:
Đối với lứa tuổi nhà trẻ, trẻ cũng đã biết chơi theo ý thích ở các khu vực
chơi khác nhau: Bé gái thì thích chơi bế em, cho em bé ăn, cho em bé ngủ; bé
trai thích lắp, xây nhà cho búp bê. Cơ là người hướng dẫn, chơi cùng trẻ giúp
cho trẻ nhận, nhập vai đúng giới của mình từ đó giúp trẻ hình dung về giới của
mình, và cũng hướng trẻ chơi trị chơi về các công việc hàng ngày: Bạn trai cũng
chăm sóc và cho em bé ăn như bạn gái được, và bạn gái cũng có thể xây nhà cho
búp bê…
Đối với trẻ mẫu giáo, hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo, thơng qua
các trị chơi ở các góc chơi: Góc đóng vai, góc âm nhạc, góc tạo hình, góc khám
phá khoa học, góc xây dựng… trẻ sẽ bắt chước người lớn để tái hiện lại cuộc
sống sinh hoạt hàng ngày trong cuộc sống gia đình, trong cuộc sống xã hội,
thơng qua các trị chơi trẻ sẽ thể hiện và tiếp thu thêm kiến thức của bản thân
qua vai mà trẻ chơi. Vì thế trong khi quan sát trẻ chơi và chơi cùng trẻ, trẻ giáo
viên có thể dễ dàng cung cấp những kiến thức lồng giới vào hoạt động.
* Ví dụ: Ở lứa tuổi 3-4 tuổi, khi tạo hứng thú lôi cuốn trẻ vào hoạt động
chơi, cô giới thiệu các khu vực chơi và hướng trẻ nhập vai chơi sao cho phù hợp
với giới tính và cơng việc ở mỗi vai:
Hơm nay các con thích chơi trị chơi gì? Những bạn nào thích làm các bác
thợ xây, xây những ngơi nhà? Có bạn nữ nào muốn làm các bác thợ xây khéo
tay xây những cơng trình thật đẹp không? Các con nghĩ như thế nào về các bác
thợ xây nữ nhỉ? Các con ạ các bạn gái cũng có thể làm các cơ, bác thợ xây như
các bạn trai để xây những ngôi nhà thật đẹp đấy, các con có muốn làm cơ chú
thợ xây để xây ngơi nhà thật đẹp không? Đến giờ chơi con cùng chaow các trị
chơi mà mình thích nhé!

Bạn Mai thích chơi trị chơi gì nào? Hơm nay con thích làm bác sỹ khám
bệnh cho mọi người à? Thật tuyệt vời hôm nay trong trị chơi bác sỹ có bác sỹ
Mai và bác sỹ Minh đấy.
Bạn Thảo và bạn Đan muốn là các cô chú cảnh sát giao thông để giữ trật tự
giao thông trên đường….
Bạn Thế Anh và bạn Hương muốn làm kỹ sư xây dựng, xây nhiều ngôi nhà
cao tầng.
Như vậy khi cho trẻ nhận vai chơi cô đã giáo dục cho trẻ sự bình đẳng giới
trong việc làm của giới tính, giúp trẻ hiểu được dù trẻ là trai hay gái đều được
làm các cơng việc như nhau, và có quyền lợi và nghĩ vụ như nhau.
Hay ở lứa tuổi 4-5 tuổi, khi cô quan sát trẻ chơi ở khu vực âm nhạc, trẻ
thay trang phục ở ngoài mọi người đều nhìn thấy, cơ sẽ nhẹ nhàng nhắc trẻ khi
thay đồ phải kín đáo khơng để người khác thấy các vùng kín trên bộ phận cơ thể
mình khi để lộ người khác nhìn thấy sẽ rất xấu hổ…
Ở lứa tuổi 5-6 tuổi trong khi tất cả trẻ đã nhập vai chơi theo ý thích của
mình, phù hợp với giới tính thì có một bạn Nam lưỡng lự khơng về khu vực
chơi, mắt cứ nhìn vào trang phục các bạn nữ mặc váy múa hát ở khu vực âm
nhạc, cô quan sát trẻ rồi xử lý tình huống:

skkn


14

- Con muốn chơi trị chơi gì? Sao khơng về chơi trò chơi con chọn? Trẻ
ngại ngùng chỉ về các bạn nữ đang múa hát.
- Con thích múa hát cùng các bạn à? Được rồi con về khu vực âm nhạc múa
hát cùng các bạn.
- Con muốn mặc váy giống các bạn.
- Con là con trai hay con gái? Là con trai cũng múa hát như các bạn được,

nhưng chỉ có bạn nữ mới mặc váy con nhé, cịn con trai phải chững chạc, cô sẽ
sơ-vin cho con thật đẹp để con chơi cùng các bạn nhé.
Trong các trò chơi đóng vai người lớn để tái hiện cuộc sống hàng ngày, trẻ
sẽ bộc lộ rõ ràng những sở thích và những kinh nghiệm trẻ nhìn thấy, nghe được
từ mơi trường gia đình và xã hội. Người giáo viên cần nhạy bén nắm bắt và xử
lý các tình huống xảy ra và hướng lái cho trẻ thực hiện vai chơi thích hợp về
giới. Từ đó, qua các giời chơi trẻ sẽ có những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm
về giới.
Để lồng tích hợp giới vào hoạt động góc giáo viên chuẩn bị các đồ dùng
cho trẻ xếp hình cơ thể bạn trai, bạn gái.
* Hình ảnh 9: Trẻ chơi hoạt động góc. (Xem phần phụ lục - Hình ảnh 9)
- Thơng qua hoạt động ngồi trời:
Đối với trẻ nhà trẻ thì dạo chơi ngồi trời cơ cho trẻ được quan sát các bạn
ở chủ đề “Bé và các bạn của bé” cô cho trẻ quan sát những đặc điểm khác nhau
giữa bạn trai, bạn gái, trẻ biết được giới tính của mình vì sao lại là con gái, vì
sao là con trai. Thông qua các câu hỏi của cô.
- Đây là bạn trai hay bạn gái? Bạn gái có đặc điểm gì? Cơ chỉ vào các bộ
phận rồi hỏi trẻ….. con là bạn trai hay bạn gái? Bạn gái thích những đồ chơi gì?
Thích chơi gì?....Bạn trai đâu? Bạn trai có những đặc điểm gì? (Tóc, quần áo, sở
thích….cứ như thế trẻ sẽ có những kiến thức về giới từ độ tuổi nhỏ.
* Ở độ tuổi mẫu giáo trong chủ đề gia đình khi cho trẻ quan sát các bức
tranh về gia đình, cơ hỏi trẻ về các thành viên trong gia đình, về giới tính nam,
nữ, về cách đối xử cơng bằng khơng phân biệt giới tính và cơ đưa ra một số câu
hỏi mở, những bức tranh, những video về các hành vi liên quan đến giới, những
tình huống xảy ra để trẻ lựa chọn cách xử lý phù hợp khi gặp những tình huống
về giới trong xã hội. Khi giáo viên lồng ghép phù hợp giáo dục giới cho trẻ
trong các thời điểm hàng ngày sẽ giúp trẻ củng cố lại những kiến thức, kỹ năng
về giới, giúp trẻ có được cẩm nang, kinh nghiệm ứng xử, xử lý các tình huống
trong cuộc sống.
Giáo viên cho trẻ xếp hình bạn trai bạn gái bằng sỏi, bằng hạt na, hạt gấc…

để trẻ khác sâu hơn đặc điểm khác nhau giữa bạn trai, bạn gái. Ngồi ra tơi cịn
chỉ đạo giáo viên cho trẻ vẽ hình bạn trai, bạn gái bằng phấn.
* Hình ảnh 10: Giáo viên cho trẻ hoạt động ngoài trời lồng ghép giáo dục
giới. (Xem phần phụ lục - Hình ảnh 10)
- Thơng qua giờ ngủ:
Giờ ngủ cũng là một trong những hoạt động giúp giáo viên giáo dục trẻ
phân biệt giới tính của bản thân, giúp các con hình thành ý thức nhất định về

skkn


15

giới tính của mình. Đầu năm học giáo viên sắp xếp chỗ ngủ cho các con, các bé
trai sẽ nằm riêng, các bé nữ nằm riêng tạo cho các con thói quen để phân biệt
giới tính của mình.
* Ví dụ:
- Ở lứa tuổi nhà trẻ khi sắp xếp chỗ ngủ cho trẻ, cơ cho trẻ nằm riêng theo
giới tính để tạo cho trẻ thói quen.
- Ở độ tuổi 3-4 tuổi khi giáo viên sắp xếp chỗ ngủ cho trẻ theo giới tính có
một trẻ gái khóc địi nằm bên cạnh bạn trai thường ngày chơi thân với nhau, giáo
viên sẽ giải thích cho trẻ: Hoa ơi bạn Minh là bạn gái hay bạn trai? cịn con? Thế
bạn gái có được nằm cạnh bạn trai không? Bạn trai phải nằm cạnh bạn trai, còn
con là nữ con phải nằm bên cạnh các bạn nữ nhé, con nhìn xem có bạn nữ nào
nằm cạnh bạn nam không? Bạn nữ mà nằm bên cạnh bạn nam là không ngoan
đâu, Hoa rất ngoan nên sẽ nằm bên các bạn nữ cùng giới tính với mình để ngủ
nhé, bạn Lan ngoan lắm, cơ u bạn Hoa rất nhiều, cô khen bạn Hoa nhé. Cô
giáo dục cho trẻ biết sự khác biệt giữa giới tính nam và nữ.
- Ở độ tuổi 4-5 và 5-6 tuổi hầu như trẻ đã biết được giới tính của bản thân,
cơ sẽ đưa giáo dục giới về sự công bằng trong công việc hàng ngày cho trẻ.

Ở độ tuổi này trẻ đã phân biệt rõ giới tính của mình, vì vậy khi có bạn trai
có biểu hiện khác với giới tính là trẻ đã có thể nhận.
* Ví dụ 1: Có bạn trai thích chơi với bạn gái, từ lời nói, ăn mặc và hành
động đều tỏ ra giống bạn gái, các bạn trong lớp cười đừa diễu cợt.
Trước tình huống đó cơ sẽ gần gũi, dần uốn nắn những sở thích, thái độ của
trẻ, mặt khác giáo viên phối kết hợp với phụ huynh để cả gia đình và cơ giáo
chăm sóc, lắng nghe và giáo dục trẻ hướng trẻ thay đổi nhận thức dần dần để có
những hành vi đúng về giới tính. Mặt khác giáo viên cũng giải thích cho trẻ về
sở thích đặc biệt của bạn.
* Hình ảnh 11: Giáo dục giới tính trong giờ ngủ. (Xem phần phụ lục - Hình
ảnh 11)
- Thơng qua hoạt động chiều, trả trẻ.
Hoạt động chiều cũng là thời điểm giáo viên dễ dàng giáo dục giới cho trẻ,
khi cô giáo cho trẻ ôn lại các hoạt động đã học, trẻ học bài mới, chơi các trị
chơi, trị chuyện cùng cơ, các hoạt động chiều không dài nhưng giáo viên sẽ nắm
băt được ở trẻ những hành vi, thái độ, cử chỉ của trẻ, từ đó cơ tác động giáo dục
kịp thời .
Trong thời gian trả trẻ giáo viên sẽ dạy trẻ những kiến thức quy tắc bàn tay;
Quy tắc đồ lót; Quy tắc 3 bước của Quỹ dân số Liên Hợp Quốc UNFPA để dạy
các con tránh bị lạm dụng tình dục.
* Lồng tích hợp giới trong các ngày lễ, hội.
Ngoài các thời điểm hoạt động của trẻ hàng ngày, trong các ngày lễ hội
như: Ngày hội bé đến trường; Bé vui tết trung thu; Cô giáo như mẹ hiền…Giáo
viên cũng lồng tích hợp cho trẻ về giới tính, đó là lựa chọn trang phục đúng với
với giới tính của trẻ, điệu bộ, cử chỉ biểu diễn khác nhau giữa bé trai và bé gái.

skkn


16


Từ đó sẽ hình thành ở trẻ sự khác biệt giới tính, để trẻ biết được là con trai phải
như thế nào, và là con gái phải ra sao.
* Hình ảnh 12: Lồng giới vào ngày hội ngày lễ. (Xem phần phụ lục - Hình
ảnh 12)
2.3.5: Chỉ đạo giáo viên phối kết hợp tuyên truyền tới các bậc phụ
huynh về tầm quan trọng trong giáo dục giới cho trẻ mầm non.
Muốn cho cơng tác chăm sóc- ni dưỡng- giáo dục trẻ đạt hiệu quả tốt
nhất thì ngồi vai trị của nhà trường, sự tham gia của phụ huynh và gia đình trẻ
cũng đóng vai trị rất quan trọng. Có thể nói, các thành viên trong gia đình, nhất
là bố mẹ là tấm gương cho trẻ bắt chước, noi theo. Để tạo sự phối hợp, gắn kết
chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục giới cho trẻ, tơi đã tham
mưu với hiệu trưởng chỉ đạo đưa các giải pháp phối kết hợp giữa nhà trường và
phụ huynh. Cụ thể như sau:
- Huy động cán bộ, giáo viên trong trường viết bài về tầm quan trọng của
giáo dục giới đối với trẻ mầm non. Các bài viết có chất lượng được sử dụng
trong các chương trình phát thanh để các bậc phụ huynh và mọi người nâng cao
nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục giới cho trẻ và chung tay thực hiện.
- Đưa nội dung, hình ảnh về giáo dục giới cho trẻ lứa tuổi mầm non lên các
bảng tin, cánh cửa kính, khu vực trẻ chơi… để tăng cường nhận thức của phụ
huynh và toàn xã hội về vấn đề này.
- Mời phụ huynh dự các buổi thao giảng, dạy mẫu về giáo dục giới cho trẻ.
- Nói chuyện, phát các chương trình về giáo dục giới trong giờ đón trả trẻ
và các cuộc họp phụ huynh.
Khi tiến hành những biện pháp nhằm nâng cao nhận thức và sự chung tay
trước kết của phụ huynh, gia đình trẻ và của cộng đồng kể trên, chúng tơi nhận
thấy các nội dung này được phụ huynh quan tâm, ủng hộ nhiệt tình và coi đó là
một nội dung có ý nghĩa thiết thục đối với cơng tác chăm sóc, giáo dục trẻ ngay
từ ban đầu.Vì giáo dục giới từ cấp học mầm non là điều vô cùng cần thiết và
quan trọng để giúp trẻ tự bảo vệ chính bản thân mình khi hiện nay vấn đề nạn ấu

dâm và xâm hại tình dục ở trẻ em ngày được quan tâm.
* Hình ảnh 13: Góc tun truyền với phụ huynh về tầm quan trọng khi lồng
ghép chuyên đề giáo dục giới vào cấp học mầm non. (Xem phần phụ lục Hình ảnh 13)
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục.
Sau khi được tập huấn, học và nghiên cứu đưa ra các giải pháp và áp dụng
giáo dục giới vào các hoạt động của trẻ trong trường, tôi thấy hiệu quả nâng lên
rõ rệt về kiến thức, kỹ năng, nhận thức về giới của giáo viên và học sinh được
thể hiện dưới bảng kết quả sau:
* Đối với hoạt động giáo dục: Nhờ việc thành cơng của đề tài này, chất
lượng giáo dục tồn diện của nhà trường đạt hiệu quả rất cao. Trẻ tích cực tham
gia vào các hoạt động. Lồng ghép các nội dung giáo dục giới trong trường mầm
non là nội dung quan trọng góp phần thực hiện thành cơng chủ trương của Đảng
và Nhà nước về bình đẳng giới, bảo vệ phụ nữ và trẻ em gái, xóa bỏ những quan

skkn


17

niệm, hủ tục lạc hậu, trọng nam, kinh nữ, định khuôn – định kiến về giới. Đồng
thời, đây là phương tiện, điều kiện để trẻ phát triển toàn diện về thể chất, ngơn
ngữ, trí tuệ, khả năng thẩm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội, tạo tiền đề vững
chắc cho trẻ mầm non vào học lớp 1 trường tiểu học.
** Kết quả khảo sát thực trạng cuối năm (Phụ lục 2):
- Bảng 1: Kết quả đánh giá xếp loại giáo viên cuối năm học (tháng
4/2022)
- Bảng 2: Kết quả đánh giá chất lượng trên trẻ theo các tiêu chí (tháng
4/2022)
* Đối với bản thân: Qua nghiên cứu đề tài, bản thân tôi đã nâng cao kiến
thức, kỹ năng và xử lý tốt được các tình huống về giới trong cuộc sống cũng như

trong nghiệm vụ sư phạm của mình. Vì vậy tơi đã chỉ đạo giáo viên áp dụng các
giải pháp vào quá trình giảng dạy nâng cao hiểu biết, kiến thức của trẻ về giới,
đặc biệt là giới tính ở lứa tuổi mầm non.
* Đối với đồng nghiệp: Giáo viên đã nhận thấy được việc đưa giáo dục
giới vào lứa tuổi mầm non là vô cùng cần thiết, học tập nghiên cứu nâng cao
kiến thức, kỹ năng về giới để giáo dục giới cho trẻ là rất quan trọng, vì vậy khi
đưa các giải pháp lồng ghép vào q trình chăm sóc- giáo dục trẻ giáo viên đã
tích cực đưa ra các hình thức tổ chức phù hợp, sáng tạo, linh hoạt các phương
pháp giáo dục phù hợp để giáo dục trẻ.
* Đối với nhà trường: Đưa giáo dục giới vào các chủ đề giáo dục trẻ đã
tạo ra được môi trường đẹp hơn về cuộc sống lành mạnh, văn minh, hiện đại.
Phối kết hợp giữa nhà trường với phụ huynh, giáo viên và phụ huynh trong công
tác giáo dục giới cho trẻ đã nâng cao hiểu biết, kiến thức, kỹ năng của cán bộ
giáo viên, học sinh, phụ huynh.
Tóm lại: Thực tế qua bảng khảo sát, đánh giá cuối năm so với bảng khảo
sát ban đầu đã cho ta thấy được sự khác biệt đi lên rõ rệt về nhận thức, kiến
thức, kỹ năng, xử lý các tình huống về giới của giáo viên và học sinh. Như thế
đã chứng tỏ được tác dụng tích cực của việc đưa các biện pháp nhằm giúp giáo
viên nâng cao kiến thức, kỹ năng về giới để giáo dục giới cho trẻ trong các hoạt
động vô cùng hiệu quả.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận:
Có thể nói, giới, giới tính, định khuôn – định kiến về giới… là những khái
niệm đã được quan tâm nghiên cứu nhiều trong những năm gần đây. Các cơng
trình nghiên cứu này đã chỉ ra sự cần thiết phải thực hiện bình đẳng giới, xóa bỏ
các định kiến về vai trò và khả năng thấp kém của người phụ nữ nhằm giải
phóng tiềm năng phát triển của xã hội. Tuy vậy, những cơng trình nghiên cứu
này chủ yếu áp dụng trên các đối tượng là phụ nữ nói chung, sinh viên hoặc các
nhóm xã hội gắn với ngành nghề cụ thể. Vì vậy, việc nghiên cứu và làm rõ các
cách thức, biện pháp giáo dục giới và xóa bỏ sự phân biệt đối xử theo giới ở lứa

tuổi mầm non là rất cần thiết bởi nó vừa có tác dụng giáo dục sâu sắc vừa có ý
nghĩa thực tiễn trong việc hình thành những niềm tin đầu đời cho trẻ về sự bình

skkn


18

đẳng, cơ hội phát triển như nhau và vai trò phù hợp mà mỗi giới nên đóng để
cùng nhau có cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc hơn. Điều nói trên lại càng trở nên
cần thiết hơn trong bối cảnh xã hội hiện nay ghi nhận ngày càng nhiều mặt trái
của việc không trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng phịng vệ về giới tính cần
thiết cho các em học sinh, nhất là học sinh nữ.
Lứa tuổi mầm non với đặc thù là hay bắt chước, noi gương người lớn,
hoạt động chủ đạo là tham gia các trò chơi với các bạn cùng trang lứa. Chính vì
vậy, việc giáo dục giới cho trẻ mầm non cần có những đặc thù nhất định, địi hỏi
khơng chỉ kiến thức sâu rộng về sự phát triển tâm sinh lý lứa tuổi mầm non mà
còn cả những kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm đối với lứa tuổi này. Từ kết quả
nghiên cứu nói trên, có thể thấy việc giáo dục giới cho trẻ mầm non thông qua
các hoạt động lồng ghép giới là nội dung phù hợp cả từ góc độ lý luận (sự phát
triển tâm sinh lý lứa tuổi) và góc độ thực tiễn (trang bi cho trẻ những kiến thức,
kỹ năng xử lý tình huống khi bị xâm hại cũng như đề phịng tránh những tình
huống tương tự trong cuộc sống) để giúp cho các con tự bảo vệ mình trong các
tháng năm sắp tới, giúp con xử lý tình huống tốt hơn khi gặp phải ấu dâm hoặc
xâm hại, đồng thời qua đó cịn xây dựng một nếp sống lành mạnh và tích cực
cho con. Bên cạnh đó, lồng ghép giới cho trẻ mầm non là nội dung mới, đòi hỏi
người giáo viên khơng chỉ có kiến thức đầy đủ về giới, giới tính, định khn,
định kiến giới cũng như con đường hình thành các định khn định kiến về
giới… mà còn cả những kỹ năng xử lý, sự nhạy cảm và khéo léo trong xử lý các
tình huống giới tính từ sự ngây thơ, trong sáng của trẻ.

Trong thực tế, kết quả từ việc tiến hành khảo sát thực trạng kiến thức và kỹ
năng lồng ghép giới của các giáo viên mầm non đã cho thấy còn cần phải tiếp
tục nâng cao hơn nữa vấn đề này. Để giáo viên có thể thực hiện tốt chức năng,
vai trị là người mẹ hiền ở trường đồng thời là nhà sư phạm chắc tay trong dạy
dỗ, hình thành những kiến thức, kỹ năng vốn nhạy cảm này, họ phải có cả tâm
và tầm. Tâm thể hiện trong tình yêu với trẻ, lịng nhiệt tình khắc phục khó khăn,
nhạy cảm với những biểu hiện tế nhị về giới tính ở trẻ; tầm ở kiến thức và kỹ
năng về lồng ghép giới trong quá trình tổ chức hoạt động vui chơi của trẻ. Chính
vì vậy, người giáo viên cần phải có các biện pháp hỗ trợ vừa phù hợp với sự
phát triển tâm sinh lý của trẻ, vừa phù hợp với công việc đặc thù của họ.
Từ địi hỏi đó, đề tài nghiên cứu này đã mạnh dạn đề xuất và áp dụng trong
thực tiễn chăm sóc, ni dưỡng giáo dục trẻ của trường Mầm non Thị trấn như:
mở chuyên đề tập huấn cho các giáo viên; xây dựng kế hoạch coi giáo dục lồng
ghép giới cho trẻ là chuyên đề trọng tâm của năm học; lồng ghép giới cho trẻ ở
mọi hoạt động, mọi lúc mọi nơi; huy động sức mạnh tổng lực bằng sự tham gia
của gia đình, nhà trường và toàn xã hội nhằm giáo dục bảo vệ trẻ một cách tốt
nhất… Những biện pháp nói trên đã chứng tỏ sự đúng đắn bằng chính kết quả
việc dạy và học của các giáo viên.
Từ những nội dung nói trên tơi xin rút ra một vài kinh nghiệm trong công
tác quản lý như:
- Xây dựng tập thể giáo viên đoàn kết, tâm huyết với công việc trồng
người, ý thức rất rõ nhiệm vụ trước mắt, cả khó khăn và thuận lợi, cả thách thức

skkn


19

và cơ hội nâng cao kiến thức kỹ năng, bắt kịp xu thế nội dung giảng dạy quan
trọng mà thực tiễn đặt ra… là chìa khóa của thành cơng. Khi mọi người đã đồng

tâm đồng lòng, mong muốn được nâng cao kiến thức bản thân, kỹ năng sư phạm
thì cơng việc sẽ đạt hiệu quả cao.
- Huy động được sức mạnh và sự tham gia của toàn xã hội từ gia đình, phụ
huynh đến các ban ngành đồn thể trong tuyên truyền, hướng dẫn các nội dung
về giáo dục giới tính, lồng ghép giới vào giảng dạy của trường mầm non.
- Sự phát triển của xã hội nói chung và nền giáo dục nói riêng là xu thế tất
yếu. Xu thế này địi hỏi người giáo viên phải ln học hỏi khơng ngừng, thậm
chí phải nỗ lực vượt qua khó khăn để phát triển chính mình, hồn thành được
nhiệm vụ mà xã hội và phụ huynh kỳ vọng. Muốn vậy, mỗi người giáo viên phải
trang bị cho mình tâm thế phù hợp, sự chấp nhận khó khăn để hồn thành nhiệm
vụ, sẵn sàng học hỏi cái mới, khơng ngại khó khăn.
- Sự hỗ trợ của các cấp quản lý của ngành giáo dục thể hiện trong việc tổ
chức tập huấn, định hướng nội dung chuyên đề, hỗ trợ cả về chuyên môn và cơ
sở vật chất là vô cùng quan trọng góp phần vào sự thành cơng của chương trình.
3.2. Kiến nghị:
- Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo:
Cần phải đưa chuyên đề giáo dục giới vào cấp học mầm non thành chuyên
đề trọng tâm trong các năm liên tục.
Tổ chức các buổi hội thảo trao đổi kinh nghiệm xử lý các tình huống về
giới.
Quan tâm hơn nữa về tầm quan trọng của việc đưa giáo dục giới lồng vào
các hoạt động hàng ngày của trẻ, làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền phối kết
hợp với phụ huynh giáo dục giới cho trẻ.
Tôi xin chân thành cảm
Thị trấn, ngày 12 tháng 4 năm 2022
NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN
(Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến
kinh nghiệm của mình viết, không sao
chép nội dung của người khác)
Người viết sáng kiến


XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
PHÓ HIỆU TRƯỞNG

Vũ Thị Cúc

Mai Thị Liên

skkn


20

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Tục ngũ Việt Nam, tác giả Ánh Hồng. NXB giáo dục.
[2]. Trần Thị Minh Đức (chủ biên), Định kiến và phân biệt đối xử theo
giới, Lý thuyết và thực tiễn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006.
[3]. Báo Nhân dân.
[4]. Báo cáo vấn nạn xâm hại tình dục trẻ em của Bộ công an
[5]. Tập bài giảng “Vấn đề lồng ghép giới trong giáo dục mầm non” của
Sở Giáo dục và Đào tại Thanh Hóa (2019).
[6]. Nghị quyết số 11-NQ/TW của bộ Chính trị về Cơng tác phụ nữ thời
kỳ đầy mạnh CNH-HĐH đất nước.
[7]. Vũ Thị Nho, Tâm lý học phát triển, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội,
2008.
[8]. Hướng dẫn lồng ghép giới trong hoạch định và thực thi chính sách, Ủy
ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam (2005).
[9]. Tổng quan về bình đẳng giới ở Việt Nam 2021.


skkn


21

DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Mai Thị Liên
Chức vụ và đơn vị công tác: Hiệu trưởng - Trường mầm non Thị Trấn, huyện
Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa

TT

1

2

3

4

5

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh giá
xếp loại
(Ngành GD cấp

huyện/tỉnh;
Tỉnh...)

Một số biện pháp nâng cao
chất lượng giáo dục bảo vệ
Sở GD&TĐ
mơi trường trong trường
Thanh Hóa
Mầm non Nga Yên
Một số giải pháp chỉ đạo thực
hiện phong trào thi đua xây
Sở GD&TĐ
dựng “Trường học thân thiện,
Thanh Hóa
học sinh tích cực” ở trường
Mầm non Nga Yên
Một số biện pháp chỉ đạo
giáo viên tích hợp nội dung
giáo dục bảo vệ tài ngun,
Sở GD&TĐ
mơi trường biển, hải đảo vào
Thanh Hóa
chương trình giáo dục trẻ
mẫu giáo 5 tuổi ở trường
Mầm non Nga Yên
Một số giải pháp chỉ đạo
nâng cao chất lượng xây dựng
mơi trường giáo dục lấy trẻ
làm trung tâm nhằm kích Phịng GD&ĐT
thích trẻ tích cực tham gia

Nga Sơn
hoạt động tại trường mầm
non Nga Yên - Huyện Nga
Sơn - Tỉnh Thanh Hóa
Một số giải pháp chỉ đạo giáo
viên làm đồ dùng đồ chơi tự
tạo góp phần xây dựng mơi
Sở GD&TĐ
trường giáo dục lấy trẻ làm
Thanh Hóa
trung tâm trong trường mầm
non Nga Yên

skkn

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B,
hoặc C)

Năm học
đánh giá
xếp loại

C

2010-2011

B


2013-2014

B

2016-2017

A

2018- 2019

B

2019 - 2020


1

PHỤ LỤC
I. Bảng khảo sát
* Phụ lục 1:
Đối với giáo viên
- Bảng 1: Kết quả đánh giá xếp loại giáo viên đầu năm học ( tháng
9/2021).
Tổng
số
Kiến thức , kỹ
GV
năng


15

- Kiến thức về
chuyên đề lồng
ghép giới.
- Hình thức tổ
chức, phương
pháp lồng ghép
giới vào các hoạt
động của trẻ.
- Xây dựng môi
trường giáo dục
có lồng ghép giáo
dục giới
- Kỹ năng xử lý
các tình huống khi
lồng ghép giới
tính vào các hoạt
động học của trẻ.

Tốt

Khá

Số
lượng

Xếp loại
TB


Yếu

Tỷ
Tỷ
Tỷ
Tỷ
Số
Số
Số
lệ
lệ
lệ
lệ
lượng
lượng
lượng
%
%
%
%

8

53

7

47

0


0

0

0

7

47

5

33

3

20

0

0

7

47

8

53


0

0

0

0

4

27

6

40

5

33

0

0

Đối với trẻ
- Bảng 2: Khảo sát chất lượng trên trẻ đầu năm học (tháng 9/2021)
Nội dung

Tổng số

trẻ
261cháu

Trẻ biết về giới tính của mình
Trẻ nhận thức được một số
hành động khơng đúng về 261cháu
giới.
Trẻ biết xử lý các tình huống
261cháu
sảy ra về giới.

skkn

Số trẻ
đạt
151 cháu

Tỷ lệ
%
58 %

Số trẻ
chưa đạt
110 cháu

Tỷ lệ
%
42 %

130 cháu


50 %

131 cháu

50 %

129 cháu

49%

132 cháu

51 %


2

*Phụ lục 2:
Đối với giáo viên
- Bảng 1: Kết quả đánh giá xếp loại giáo viên cuối năm học (tháng 4/2022)
Tổng
số
GV

15

Xếp loại
Khá
TB


Tốt
Kiến thức , kỹ
năng
- Kiến thức về
chuyên đề lồng
ghép giới.
- Hình thức tổ
chức,
phương
pháp lồng ghép
giới vào các hoạt
động của trẻ.
- Xây dựng mơi
trường giáo dục
có lồng ghép
giáo dục giới
- Kỹ năng xử lý
các tình huống
khi lồng ghép
giới tính vào các
hoạt động học
của trẻ.

Yếu

Số
lượng

Tỷ

lệ
%

Số
lượng

Tỷ
Tỷ
Tỷ
Số
Số
lệ
lệ
lệ
lượng
lượng
%
%
%

15

100

0

0

0


0

0

0

14

93

1

7

0

0

0

0

14

93

1

7


0

0

0

0

14

93

1

7

0

0

0

0

Đối với trẻ
- Bảng 2: Kết quả đánh giá chất lượng trên trẻ theo các tiêu chí (tháng
4/2022)
Nội dung

Tổng số

trẻ

Trẻ biết về giới tính của
261 cháu
mình và các bạn
Trẻ nhận thức được một
số hành động không đúng 261cháu
về giới.
Trẻ biết xử lý các tình
261cháu
huống sảy ra về giới.

Số trẻ
đạt

Tỷ lệ
%

Số trẻ
chưa
đạt

Tỷ lệ
%

259 cháu

99 %

2 cháu


1%

256 cháu

98 %

5 cháu

2%

254 cháu

97%

7 cháu

3%

skkn


×