Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Skkn một số giải pháp giúp học sinh khối 5 phát huy tính tích cực trong dạy học mĩ thuật theo phương pháp mới của đan mạch ở trường tiểu học thạch long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.2 MB, 24 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HỐ
PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THẠCH THÀNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH KHỐI 5 PHÁT HUY TÍNH TÍCH
CỰC TRONG DẠY HỌC MỸ THUẬT THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI
CỦA ĐAN MẠCH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC THẠCH LONG

Người thực hiện: Phạm Kim Chi
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thạch Long
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Mĩ thuật

Thạch Thành, tháng 5 năm 2022

skkn


MỤC LỤC

Tên mục
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Ðối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lý luận
2.2. Thực trạng
2.2.1. Nhà trường
2.2.2. Về học sinh và cha mẹ học sinh


2.2.3. Cơ sở vật chất
2.2.4. Về giáo viên
2.2.5. Thời lượng
2.3. Các giải pháp tổ chức thực hiện
2.3.1. Giải pháp 1: Nắm vững mục tiêu của phương pháp dạy học mĩ
thuật Đan Mạch
2.3.2. Giải pháp 2: Cơ và trị cùng làm đồ dùng dạy học sinh động từ
các nguyên vật liệu có sẵn; sử dụng sản phẩm của học sinh vào dạy
học và trang trí lớp học
2.3.3. Giải pháp 3: Vận dụng linh hoạt quy trình xây dựng cốt truyện
vào phần trưng bày giới thiệu sản phẩm
2.3.4. Giải pháp 4: Phối kết hợp với các tổ chức, bộ phận trong nhà
trường để phát huy tính tích cực của học sinh
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị

skkn

Trang
2
2
2
3
3
3
3
5
5

5
5
5
6
6
6
7
11
12
16
19
19
20


1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
Thực hiện nghị quyết số 29-NQ/TƯ ngày 4 tháng 11 năm 2013 của Ban
Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo, đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào
tạo được hỗ trợ của chính phủ Đan Mạch, đã triển khai dự án Hỗ trợ Giáo dục
Mĩ thuật cấp tiểu học. Sau thời gian thử nghiệm tại các trường tiểu học ở một số
tỉnh, thành phố đại diện cho các vùng miền trên cả nước, dự án đã chứng tỏ tính
ưu việt và sự phù hợp với nhu cầu đổi mới về phương pháp dạy - học Mĩ thuật
cấp Tiểu học ở Việt Nam.
Đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục là một
trong những mục tiêu quan trọng hiện nay của ngành giáo dục, dạy để hình
thành nhân cách cho trẻ, để trẻ phát triển tồn diện. Chính vì vậy, việc giúp học
sinh phát huy tính tích cực, giáo dục thẩm mỹ cho học sinh tiểu học thông qua

môn học là một trong những yếu tố vô cùng cần thiết.
Môn học Mĩ thuật trong nhà trường tiểu học không đào tạo các em trở
thành họa sĩ mà thơng qua các hoạt động tạo hình để khơi gợi và phát huy khiếu
thẩm mĩ vốn có ở trẻ, gây hứng thú cho các em trước cái đẹp, tiến tới hình thành
thị hiếu thẩm mĩ, rèn kỹ năng sống, góp phần giáo dục tồn diện cho học sinh.
Trong giảng dạy, giáo viên có thể lựa chọn cho mình phương pháp dạy
học phù hợp để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Một
trong những PPDH phổ biến hiện nay được áp dụng ở các trường tiểu học là
phương pháp dạy học Mĩ thuật Đan Mạch, Phương pháp này đã kích thích sự
say mê, hứng thú trong học tập, bồi dưỡng phát triển năng lực cảm thụ thẩm mĩ,
năng lực tư duy và trí tưởng tượng của học sinh, học sinh chủ động, tự lực khai
thác tri thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên; tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn
học sinh chưa hứng thú với môn học. Để môn học này thêm hấp dẫn và đem lại
sự yêu thích với học sinh, bản thân tôi luôn trăn trở đổi mới về phương pháp và
nội dung giúp học sinh có mơi trường học tốt nhất. Vì vậy, tơi đã mạnh dạn
nghiên cứuthực hiện “Một số giải pháp giúp học sinh khối 5 phát huy tính tích
cực trong dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới của Đan Mạch ở trường
tiểu học Thạch Long”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Bản thân mong muốn đúc kết một số kinh nghiệm nhỏ của mình trong quá trình
giảng dạy. Như chúng ta đã biết, học mĩ thuật không phải chỉ là giúp các em học
sinh biết sáng tạo nghệ thuật tìm ra cái mới, mà cịn giúp các em biến các đồ vật
vô tri tưởng chừng như bỏ đi thành những tác phẩm nghệ thuật và từ đó giúp các
em thêm yêu quê hương đất nước, yêu những người nông dân đã vất vả quanh
năm trên đồng ruộng, yêu cỏ cây hoa lá, biết mùa nào có những loại hố, lá, củ,
quả, hạt… gì, và đặc biệt hơn là giúp các em biết làm như thế nào, phải làm gì
để làm ra được hạt lúa, hạt ngô, làm ra được thực phẩm sạch… Và để nâng cao
chất lượng dạy học Mĩ thuật.

skkn



Giúp học sinh tháo gỡ những khó khăn mà các em cịn vướng phải là thụ
động, thiếu sáng tạo, khơng có sự tương tác, chia sẻ về sản phẩm, về cảm xúc
của mình đặt trong sản phẩm. Bên cạnh đó, còn giúp các emgiao tiếp, trao đổi,
tiếp nhận ý tưởng và ý nghĩa thông qua sản phẩm mĩ thuật,… học sinh hiểu, cảm
nhận và phản ánh được hình ảnh của sản phẩm. Sáng tạo mĩ thuật và qua đó biểu
đạt được ý đồ của bản thân.
Tìm ra được các giải pháp, những cái hay, cái đẹp hay những hạn chế khó khăn
cần khắc phục để từ đó áp dụng vào thực tiễn giảng dạy của bản thân nhằm nâng
cao về chuyên môn nghiệp vụ và đồng thời chia sẻ kinh nghiệm đến các đồng
nghiệp để mang lại hiệu quả tốt nhất trong dạy học theo phương pháp mới của
Đan Mạch.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Tập trung vào một số giải pháp giúp học sinh khối 5 phát huy tính tích cực
trong dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới của Đan Mạch.
- Phương pháp dạy học Mĩ thuật Đan Mạch.
- Học sinh khối lớp 5 của Trường tiểu học Thạch Long.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
1.4.1. Sưu tầm, nghiên cứu lý thuyết:
Tìm hiểu và tham khảo tài liệu có từ nhiều nguồn khác nhau như: Tài liệu tập
huấn phương pháp dạy học mới. Sách, báo, tranh, ảnh có liên quan đến chun
mơn. Tìm hiểu các tạp chí giáo dục, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp. Hiểu
và nắm vững các thông tư giáo dục.
1.4.2. Tìm hiểu, nghiên cứu thực tiễn:
Giáo viên tìm hiểu nghiên cứu những vấn đề thuận lợi, khó khăn tác động
vào học sinh trong quá trình dạy - học để có biện pháp giải quyết hướng theo
mục tiêu dự kiến của mình.
1.4.3. Phân tích, tổng hợp:
Phân tích ngun nhân dẫn đến thực trạng và tổng hợp các kết quả thu

được qua quá trình nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả của giải pháp.
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lý luận
Về phương pháp dạy học, Luật Giáo dục quy định: “Phương pháp giáo
dục phải khoa học, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo
của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học và hợp tác, khả năng
thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” [1].
Về mục tiêu dạy học, Luật Giáo dục quy định: “Giáo dục tiểu học nhằm
hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm
mỹ, năng lực của học sinh; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở”
[2].
Về yêu cầu và nội dung phương pháp, Luật Giáo dục quy định “Giáo dục
tiểu học phải bảo đảm cho học sinh nền tảng phát triển tồn diện về thể chất,
tình cảm, kỹ năng xã hội; có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và
con người; có nhận thức đạo đức xã hội; có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc,
viết và tính tốn; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết
ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật”[3].

skkn


Đối với phương pháp dạy học Mĩ thuật theo chương trình cũ, khơng ít
giáo viên chỉ hướng học sinh thực hành những kỹ năng theo các phân môn như:
vẽ trang trí, vẽ tranh, vẽ theo mẫu là chủ yếu mà chưa chú ý nhiều đến việc giáo
dục cho học sinh năng lực mĩ thuật, vì vậy mục tiêu của mơn học Mĩ thuật chưa
đạt được ở nhiều tiêu chí, thậm chí có hiện tượng học sinh càng lên bậc học cao
khơng thích học mỹ thuật. Học sinh tiểu học là những chủ nhân của đất nước và
bậc tiểu học được ví như là nền móng vững chắc để xây dựng một ngôi nhà tri
thức. Môn Mĩ thuật ở bậc tiểu học góp phần quan trọng trong việc hình thành và
phát triển đức - trí - thể - mỹ nên rất cần người giáo viên dạy Mĩ thuật có

phương pháp dạy học phù hợp sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
Thực hiện chủ chương đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, với
mục tiêu “chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang
phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học” [4]. Trong đó, nhà trường
xác định việc đổi mới phương pháp dạy học là việc làm thiết yếu và quan trọng
nhất. Bởi nguyên tắc vàng trong dạy học ở Tiểu học là: Nhẹ nhàng, thoải mái,
giờ học hiệu quả, học sinh hứng thú học tập. Đặc biệt với môn Mĩ thuật, được sự
chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo Thạch Thành, Trường Tiểu học Thạch
Long đã triển khai giảng dạy theo phương pháp mới của Đan Mạch rộng rãi ở
các lớp từ khối 3 đến lớp 5.
 Mục tiêu chính của phương pháp này nhằm giúp học sinh hình thành và
phát triển các năng lực (trải nghiệm, kỹ năng và kỹ thuật thông qua các hoạt
động, biểu đạt, phân tích và trình bày, lực giao tiếp và đánh giá…).
Mơn học Mĩ thuật trong nhà trường tiểu học thông qua các hoạt động tạo
hình để khơi gợi và phát huy khiếu thẩm mĩ vốn có ở trẻ, gây hứng thú cho các
em trước cái đẹp tiến tới hình thành thị hiếu thẩm mĩ của riêng mình trong cuộc
sống hàng ngày. Điểm nổi bật của phương pháp dạy học mới môn Mĩ thuật là
giáo viên có  thể chủ động theo từng nội dung tiết dạy mà kết hợp nhiều kĩ thuật
trong một bài dạy như: Vẽ biểu cảm, vẽ cùng nhau, vẽ theo nhạc, xây dựng cốt
truyện, xây dựng câu chuyện… So với phương pháp truyền thống, phương pháp
mới phát huy khả năng sáng tạo cao của học sinh, tiết học thoải mái, sinh động
hơn. Từ môn học này tạo cơ hội cho học sinh thực hành.
Trong mỗi tiết dạy, mỗi chủ đề, giáo viên cần phải vận dụng linh hoạt các
phương pháp dạy học để làm sao phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng
tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng
phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác
động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Đồng thời
giúp cho học sinh những cơ sở ban đầu nhưng rất quan trọng cho sự hình thành
và phát triển nhân cách một con người.
Hiện nay, trong hệ thống các mơn học ở trường phổ thơng nói chung, ở

Tiểu học nói riêng, mơn Mĩ thuật giúp học sinh biết cách sử dụng ngơn ngữ tạo
hình (đường nét, hình mảng, hình khối, màu sắc, bố cục...) thơng qua hoạt động
trải nghiệm để biểu đạt thái độ, cảm xúc, sự tưởng tượng và kiến thức của bản
thân về thế giới xung quanh.
Điểm nổi bật của phương pháp dạy học theo phương pháp mỹ thuật Đan
Mạch là giáo viên có thể chủ động theo từng nội dung tiết dạy mà kết hợp nhiều

skkn


kỹ thuật trong một bài dạy. Nội dung chương trình giáo dục Mĩ thuật theo
phương pháp mới khơng theo trình tự các bài như chương trình hiện hành, mà
giáo viên căn cứ vào đó để xây dựng các chủ đề cho phù hợp. Chính những kiến
thức mới đó nên đa số giáo viên và học sinh vẫn còn lúng túng, bỡ ngỡ và chưa
áp dụng triệt để được những phương pháp mới. Bản thân tôi sau khi áp dụng
phương pháp mới vào giảng dạy, cũng đã rút ra được những kinh nghiệm cũng
như những vấn đề cịn khó khăn, vướng mắc cần giải quyết và khắc phục. Với
mong muốn và trăn trở phải làm sao để cả giáo viên và học sinh đều có kết quả
tốt khi dạy và học mơn Mĩ thuật đã thúc đẩy tơi tìm hiểu, nghiên cứu và qua đó
đã rút ra được kinh nghiệm quý báu cho bản thân để có thể vận dụng trong công
tác giảng dạy.
2.2. Thực trạng
2.2.1. Nhà trường
Trường Tiểu học Thạch Long luôn được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo
kịp thời, sát sao của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và Phịng GD&ĐT
Thạch Thành.Nhà trường ln quan tâm, tạo điều kiện về phương tiện, đồ dùng
dạy học giúp bộ môn hoạt động phát triển.
2.2.2. Học sinh và cha mẹ học sinh
- Cha mẹ học sinh: Bên cạnh những học sinh có gia đình quan tâm mua đồ
dùng học tập đầy đủ cho con em mình, vẫn cịn một số phụ huynh coi mơn học

đó là mơn phụ, và nhiều phụ huynh chưa hiểu về phương pháp mới nên chưa có
sự chuẩn bị về đồ dùng học tập cho các em…
- Học sinh:Học sinh hiếu động, thích các hoạt động phong trào. Tuy nhiên
còn một số học sinh nhút nhát, rụt rè, thiếu tự tin, chưa có tính sáng tạo, tự chủ
trong học tập. Một số học sinh chưa thực sự hứng thú, chưa có được niềm vui
trong giờ học Mĩ thuật.
2.2.3. Cơ sở vật chất
Có phịng họchọc chức năng dành riêng cho bộ mơn Mĩ thuật.
Có tương đối đầy đủ thiết bị, đồ dùng dạy học.
Nhà trường chưa bố trí sắp xếp được cho các lớp học liền mạch cho từng
chủ đề. Dẫn đến đồ dùng của các em học theo từng tiết luôn luôn bị mất và
không phong phú bài học.
2.2.4. Giáo viên chuyên trách
Bản thân là giáo viên được đào tạo chính quy sư phạm Mĩ thuật và đã
được tham gia tập huấn vận dụng phương pháp mới vào dạy học, có chun
mơn, tâm huyết với nghề, luôn học hỏi đồng nghiệp để không ngừng nâng cao
nghiệp vụ và tay nghề.
Tuy nhiên vẫn còn gặp một số khó khăn khi dạy học theo phương pháp Mĩ thuật
Đan Mạch. Cần có nhiều thời gian trong việc chuẩn bị đồ dùng dạy học.
2.2.5. Thời lượng của chương trình
Khối lớp 5 gồm 13 chủ đề - 35 tiết. Mỗi chủ đề có 2 đến 4 tiết tùy nội
dung, phương pháp và quy trình được vận dụng.
Bảng khảo sát thực trạng của học sinh về môn Mĩ thuật đầu năm học
2020-2021
Khối Tổng số Khơng hứng thú
Bình thường
Hứng thú

skkn



với môn học
với môn học
SL
%
SL
%
SL
%
Khối 5
95
31
32,6
35
36,8
29
30,6
Từ kết quả trên cho thấy chất lượng học tập của học sinh còn một số hạn
chế, chưa phát huy được tính tích cực trong học tập, với mong muốn giúp học
sinh cải thiện kết quả học tập, tự tin phát huy tính sáng tạo, năng khiếu của mình
trong mơn Mĩ thuật, tơi đã mạnh dạn nghiên cứu và thực hiện “Một số giải pháp
giúp học sinh khối 5 phát huy tính tích cực trong dạy học mĩ thuật theo phương
pháp mới của Đan Mạch ở trường tiểu học Thạch Long”.
.
2.3. Giải pháp thực hiện
2.3.1. Giải pháp 1: Nắm vững mục tiêu của phương pháp dạy học Mĩ
thuật Đan Mạch
Để đạt được mục tiêu trong dạy học, trước hết, giáo viên phải nắm vững
mục tiêu chính của PPDH Mĩ thuật Đan Mạch, con đường dẫn tới thành cơng
của mỗi tiết dạy, đó chính là nhằm giúp học sinh hình thành và phát triển các

năng lực:
- Năng lực trải nghiệm: Cho các em được làm việc với những chủ đề liên
quan đến kinh nghiệm đã có của bản thân;
- Năng lực kỹ năng và kỹ thuật thông qua các hoạt động: Vẽ cùng nhau,
chân dung biểu cảm, vẽ theo nhạc, tạo hình từ vật tìm được, nặn hoặc uốn tạo
dáng, xây dựng cốt truyện (xây dựng bối cảnh câu chuyện);
- Năng lực biểu đạt: Có nghĩa là học sinh ứng dụng ngôn ngữ mĩ thuật để
diễn đạt sự trải nghiệm và thái độ của bản thân;
- Năng lực phân tích và trình bày: Thơng qua các hoạt động trình bày về
tác phẩm của mình, tham gia giải thích, phân tích, nhận xét về nghệ thuật, kỹ
thuật thể hiện tác phẩm;
- Năng lực giao tiếp và đánh giá: Học sinh tham gia giao tiếp, thảo luận và
đánh giá tất cả các hoạt động trong tiết Mĩ thuật, đánh giá những gì đã làm được,
có như mong muốn hay không?...
Nếu giáo viên không nắm vững, hiểu rõ mục tiêu của PPDH, sẽ không thể
thành công.
2.3.2. Giải pháp 2: Cơ và trị cùng làm đồ dùng dạy học sinh động từ
các nguyên vật liệu có sẵn; sử dụng sản phẩm của học sinh vào dạy học và
trang trí lớp học
2.3.2.1. Cơ và trị cùng làm đồ dùng dạy học sinh động từ các nguyên vật
liệu có sẵn
Do điều kiện trang thiết bị dạy học hiện nay chưa đủ đáp ứng yêu cầu học
tập của học sinh, nên giáo viên thường làm những đồ dùng dạy học giúp cho tiết
học sinh động, học sinh tiếp thu bài nhanh, vận dụng linh hoạt vào tiết thực
hành.
Để làm tốt nội dung này, giáo viên đã dựa vào điều kiện thực tế của địa
phương, dựa vào đặc điểm của từng mùa để sưu tầm nguyên liệu thiên nhiên; kết
hợp với việc tranh thủ thời gian ngồi giờ, sưu tầm tìm hiểu qua sách báo, tập
san, tài liệu bồi dưỡng chuyên đề… để có những mẫu đồ dùng, có thể sử dụng
và làm được chúng bằng các vật liệu sưu tầm, có sẵn ở địa phương.

lớp

học sinh

skkn


Cụ thể, trường Tiểu học Thạch Long là trường ở khu vực nông thôn, phụ
huynh chủ yếu làm nông nghiệp, cho nên việc sưu tầm ngun vật liệu khơng
mấy khó khăn. Giáo viên cần phải giao nhiệm vụ cho học sinh sưu tầm nguyên
vật liệu ngay tại gia đình để sử dụng vào học môn Mĩ thuật như hạt ngô, hạt đậu
đen, đậu xanh, đậu tương, hạt dưa, hạt bí, hạt lúa, hạt gạo… tất cả những nguyên
vật liệu này được giáo viên và học sinh cùng sưu tầm, phân nhóm, phơi khơ,
rang, bảo quản trong các hộp khác nhau để tiện sử dụng. Bên cạnh đó, cũng cịn
phải sử dụng thêm một số nguyên vật liệu khác như keo sữa dán để tạo hình sản
phẩm, dây len cũ, dây gai để làm đường viền nét.

Sản phẩm với chủ đề Thử nghiệm và sáng tạo với các chất liệu bằng nguyên liệu có sẵn

Khi thực hiện chủ đề “Sự liên kết thú vị của các hình khối”, giáo viên
hướng dẫn học sinh sưu tầm, tận dụng các phế liệu sẵn có trong gia đình các em
như những mảnh bìa cứng, vỏ hộp và giấy màu để tạo hình ngơi nhà; vỏ hộp sữa
chua, quả cầu lông, vỏ lon nước ngọt, giấy xốp… để sử dụng vào việc tạo dáng
các con vật; tạo thêm chi tiết mắt, mũi, đuôi… bằng mực bút dạ và xốp màu.
Hoặc khi thực hiện chủ đề “Trang trí sân khấu và sáng tác câu chuyện”,
giáo viên cũng cần phải hướng dẫn học sinh sưu tầm, tận dụng nguyên liệu là
rơm khô, giấy mềm, vải vụn, giấy mầu, một ít dây thép nhỏ… và một số nguyên
liệu khác. Khi thực hiện, lấy rơm khơ bó làm thân, bên ngoài dùng giấy mềm
quấn lại để tạo dáng người; cịn quần, áo, tóc… giáo viên hướng dẫn học sinh sử
dụng vải vụn, len, giấy mầu lấy từ giấy bọc bó hoa, kết hợp với một số nguyên

vật liệu khác để trang trí.

skkn


Sản phẩm chủ đề Sự liên kết thú vị của các hình khối

Sản phâm chủ đề Trang trí sân khấu và sáng tác câu chuyện

Như vậy, từ nguyên vật liệu sưu tầm trong thiên nhiên, có sẵn ở địa
phương, giáo viên cùng với học sinh đã tạo ra được một số loại đồ dùng dạy học
sinh động để sử dụng làm đồ dùng trực quan trong dạy học, giúp học sinh tiếp
thu bài nhanh hơn.
Qua việc cơ trị cùng sưu tầm nguyên vật liệu trong tự nhiên, cùng tham
gia sáng tạo đồ dùng dạy học, các em đã phát hiện những thứ rất gần gũi, thân
thuộc hằng ngày như lúa, gạo, ngơ, đậu... thậm chí những phế liệu cũng được
dùng để sáng tạo nghệ thuật, từ hoạt động nàycác em sẽ phát huy được năng lực
trải nghiệm, thích tìm tịi và khám phá, biết trân quý những vật thân thuộc, gần
gũi với mình. Bên cạnh đó, cịn phát huy được năng lực kỹ năng và kỹ thuật
thông qua các hoạt động tạo hình từ vật tìm được, nặn hoặc uốn tạo dáng theo
chủ đề.
2.3.2.2.Sử dụng sản phẩm của học sinh vào dạy học và trang trí lớp học
Qua những tiết học thực hành, sau khi học sinh trưng bày, giới thiệu sản phẩm
của mình, giáo viên cùng các em nhận xét và đánh giá kết quả của nhóm mình,
nhóm bạn. Biểu dương khen thưởng những sản phẩm đẹp, sáng tạo. Đồng thời
động viên khích lệ những sản phẩm chưa hồn thiện để các em cố gắng.

skkn



Sau đó, giáo viên lưu giữ những sản phẩm của học sinh, trước hết là để
làm đồ dùng dạy học cho những tiết học sau hoặc năm học sau. Và liên hệ với
giáo viên chủ nhiệm lớp các em trao lại những sản phẩm ưng ý để đóng khung,
bổ sung vào góc sáng tạo của lớp và trang trí lớp học, nhằm tạo ra không gian
lớp học thân thiện, đây là yếu tố rất quan trọng góp phần giúp học sinh thêm
hứng thú trong học tập, vừa tạo cho các em thái độ trân trọng cái đẹp, trân trọng
sự sáng tạo của bản thân; những em có bài treo trong góc trang trí của lớp sẽ rất
tự hào, vì thế mà tinh thần học tập được phát huy, có động lực khơng ngừng cố
gắng thi đua để tên của mình có trên góc sáng tạo và được cơ lưu giữ làm bài
mẫu cho học sinh khố sau.
Ví dụ: Một số sản phẩm của học sinh được chọn làm đồ dùng dạy học và
trang trí lớp học:

Sản phẩm của Nguyễn Lê Na - Lớp 5A

Sản phẩm của Lê Phương Thảo-Lớp 5A

Sản phẩm của Nhóm 2 - Lớp 5C

Sản phẩm của Nhóm 1 - Lớp 5A

Sản phẩm của Nhóm 1 - Lớp 5A

Sản phẩm của Nguyễn Thêu - 5C

skkn


Sản phẩm của Nguyễn Tuân – 5B


Góc sáng tạo của lớp 5B

Lớp 5A

Lớp 5A

Lớp 5C

Lớp 5C

3.3.3. Giải pháp 3:Vận dụng linh hoạt quy trình xây dựng cốt truyện
vào phần trưng bày giới thiệu sản phẩm
Để có phần thuyết trình sản phẩm theo cốt truyện, sau khi các nhóm hồn
thành sản phẩm, tôi hướng dẫn và gợi ý các em xây dựng cốt truyện có nội dung
sự việc, các nhân vật với hoạt động tương ứng theo bối cảnh của câu chuyện
hoặc từ những hình tượng nhân vật do học sinh tạo ra theo ý tưởng bằng hình vẽ
hay xé dán giấy màu, học sinh trình bày các hình thúc biểu đạt câu truyện bằng
ngôn ngữ. Thông qua hoạt động này, học sinh rèn luyện và phát triển trí tưởng
tượng sáng tạo, chủ động giải quyết vấn đề cos liên quan đến đời sống hàng
ngày, bên cạnh đó học sinh cịn được rèn luyện được kỹ năng làm việc theo
nhóm.
Ví dụ: Chủ đề “Trường em”

skkn


Các nhóm xác định chủ điểm từ cốt truyện đến hình thành câu chuyện bằng thảo
luận, tìm bối cảnh liên quan đến câu chuyện, xây dựng cốt truyện dựa vào câu
hỏi gợi mở của giáo viên (Câu chuyện diễn ra như thế nào?Có những nhân vật
nào? Mối quan hệ giữa các nhân vật?....). Sau khi xây dựng được cốt truyện, các

nhóm sẽ cử đại diện lên thuyết trình hoặc kể chuyện theo phân vai.

Nhóm 4, lớp 5B – Trình bày câu chuyện “Những người bạn thân”
qua chủ đề “Trường em”

Câu chuyện: Những người bạn thân.
Sáng tác và biểu diễn: Nhóm 4 - Lớp 5B (Nhóm phân vai như sau: Tùng
trong vai Lâm, Hoàng Ngọc trong vai Hồng, Trần Ngọc trong vai Na).
Câu chuyện như sau:
Tớ là Na, tớ là Hồng, còn tớ là Lâm. Bọn tớ chơi rất thân với nhau, ngày
nào bọn tớ cũng cùng rủ nhau đi học, và ở trên trường bọn tớ còn hay giúp đỡ
nhau trong học tập nữa.
Na: Hồng ơi! Lớn lên cậu sẽ làm nghề gì?
Hồng: Tớ thích làm cơ giáo, vì cơ giáo có nhiều kiến thức dạy các em
nhỏ. Cịn cậu thì sao?
Na: Tớ thích làm bác sĩ, vì bác sĩ chữa bệnh cứu người. Cịn Lâm thì sao?
Lâm: Tớ thích làm chú bộ đội để bảo vệ Tổ Quốc,
Vậy chúng ta cùng nhau học tập thật tốt để đạt được ước mơ nhé!
Phương pháp xây dựng cốt truyện giúp học sinh vận dụng những hiểu biết
và sự trải nghiệm cá nhân để phát triển, mở rộng chủ điểm thành một câu
chuyện có các nhân vật (người hoặc sự vật) với các mối quan hệ trong nội dung
sự việc cụ thể của câu chuyện, giáo viên tạo hứng thú, giúp học sinh chủ động
khám phá những sự việc, sự kiện và các đối tượng trong cuộc sống liên quan đến
cốt truyện. Từ đó học sinh biểu đạt được câu chuyện từ ngơn ngữ nói và ngơn
ngữ tạo hình.
Như vậy, vận dụng linh hoạt quy trình xây dựng cốt truyện vào phần
trưng bày giới thiệu sản phẩm cũng là một biện pháp nhằm phát huy tính tích
cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong dạy học mĩ thuật.
3.3.4. Giải pháp 4:Phối kết hợp với các tổ chức, bộ phận trong nhà
trường để phát huy tính tích cực của học sinh


skkn


3.3.4.1. Phối hợp với tổ chức Đội trong nhà trường
Là giáo viên dạy môn Mĩ thuật kiêm nhiệm Tổng phụ trách Đội, bản thân
tôi đã xây dựng Kế hoạch hoạt động Đội hằng năm với nhiều hoạt động theo chủ
đề, chủ điểm phong phú như tết Trung thu, vẽ tranh tuyên truyền theo chủ đề;
đồng thời tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường để tổ chức các hoạt động
phong trào trong nhà trường, khéo léo lồng ghép, vận dụng một số nội dung kiến
thức được học của học sinh trong mơn Mĩ thuật vào các hoạt động giáo dục
ngồi giờ lên lớp, lấy kết quả đạt được của học sinh, đưa vào làm một trong các
tiêu chí thi đua của mỗi lớp nói riêng và trong hoạt động phong trào của nhà
trường nói chung.
Vào dịp Tết Trung thu năm học 2020-2021, giáo viên - Tổng phụ trách
Đội tham mưu kế hoạch với hiệu trưởng nhà trường để phát động cuộc thi
“Trưng bầy mâm cỗ Trung thu” giữa các Chi đội. Từ sự hiểu biết về cách tạo
hình các em đã được học, cùng với sự hướng dẫn giúp đỡ của tôi và giáo viên
chủ nhiệm lớp, các em đã tạo ra được nhiều sản phẩm đẹp từ các loại quả.

Mâm cỗ Lớp 5B

Mâm cỗ Lớp 5A

Nhân dịp kỷ niệm 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/189019/5/2021), tôi tiếp tục tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường phát động cuộc
thi Vẽ tranh chủ đề “Bác Hồ với thiếu nhi” cho học sinh khối 5. Cuộc thi này

skkn



được đơng đảo học sinh khối 5 hưởng ứng, có nhiều học sinh sáng tạo được
những bức tranh tiêu biểu, được xếp giải cấp trường.

Tranh vẽ của Nguyễn Hồng Sơn- 5A

Tranh vẽ của Bùi Gia Hân- lớp 5A

Tranh vẽ của Trần Bích Ngọc – 5B

Tranh vẽ của Phạm Xn Hồng - lớp5C

Cuộc thi “Vẽ tranh phòng chống đuối nước và xâm hại trẻ em, chung tay
đẩy lùi dịch Covid-19”, được tôi tham mưu với Ban giám hiệu để phát động, đã
có gần 200 học sinh ở các khối lớp trong nhà trường tham gia hưởng ứng cuộc
thi do Liên đội tổ chức.

Tranh vẽ của Bùi Minh Nguyệt - Lớp 5C

skkn

Tranh vẽ của Nguyễn Thuỳ Linh - Lớp 5B


Tranh vẽ của Phan Anh Ðức - 5A

skkn

Tranh vẽ của Nguyễn Hồng Nhung- 5A



Tranh vẽ của Lê Thu Huyền - 5B

Tranh vẽ của Trịnh Bảo Khánh - 5C

3.3.4.2. Phối hợp với Thư viện tổ chức cho học sinh tham gia cuộc thi vẽ
theo sách.
Để chào mừng Ngày sách Việt Nam 21/4 hằng năm, giáo viên - TPT Đội
phối hợp với thư viện trường tổ chức cho học sinh tham gia vẽ tranh chào mừng
Ngày sách Việt Nam. Trước khi tổ chức cuộc thi, giáo viên - TPT Đội phối hợp
với cán bộ phụ trách thư viện trường, tham mưu với Hiệu trưởng để xây dựng kế
hoạch để tổ chức cuộc thi.
Khi tham gia cuộc thi này,các em sẽ vẽ theo nội dung những cuốn sách
mà mình tâm đắc nhất, những nhân vật trong sách báo, truyện cổ dân gian,
truyền thuyết, lịch sử... thể hiện những ước mơ của mình thơng qua những trang
sách.
Năm học 2020-2021, trong tình hình dịch Covid-19 cịn diễn biến phức
tạp, cuộc thi được tổ chức dưới hình thức học sinh sáng tác tranh trên giấy A3
với các loại màu tự chọn như bột màu, sáp màu, màu nước, bút dạ…, sau thời
gian quy định, ban tổ chức cuộc thi thu những bức tranh của học sinh để chấm
và xếp giải.
Kết thúc Hội thi, Ban giám khảo đã trao tặng giải thưởng dành cho 04 tác
phẩm xuất sắc.

skkn


Một số bức tranh đạt giải của học sinh

Tranh truyện Cơ bé tí hon
Nguyễn Hồng Ngọc - Lớp 5A


Tranh truyện Nàng tiên ốc
Trịnh Hoài Nam - Lớp 5B

Tranh truyện Tấm Cám
Nguyễn Thùy Linh - Lớp 5C

Tranh truyện Tâm Cám
Nguyễn Minh Hà - Lớp 5A

Qua cuộc thi ngoài việc tạo sân chơi lành mạnh, vui tươi, bổ ích cho các
em, cịn giúp các em phát triển trí tưởng tượng, phát triển được tính nghệ thuật,
tư duy sáng tạo từ những trang sách và các em có được những bài học bổ ích
trong cuộc sống.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Với sự trải nghiệm cùng những giải pháp thiết thực, sau thời gian áp dụng tôi đã
thu được những kết quả đáng mừng cụ thể như sau:
Bảng kết quả của học sinh khối 5 về môn Mĩ thuật năm học 2020-2021
Khối
lớp

Tổng số
học sinh

Khối 5

95

Khơng hứng thú
với mơn học

SL
%
0
0

Bình thường
SL
25

%
26,3

Hứng thú
với mơn học
SL
%
70
73,7

Kết quả khảo sát cuối năm cho thấy, đã không cịn hiện tượng học sinh
khơng hứng thú học mơn Mĩ thuật và phần học sinh hứng thú học Mĩ thuật đã
tăng lên, đó là dấu hiệu đáng mừng đối với giáo viên bộ môn và nhà trường.

skkn


Hình ảnh về sự hào hứng của học sinh trong giờ học và các sản phẩm đầy
sáng tạo của các em học sinh khối 5.

Lớp 5A


Lớp 5B

Lớp 5A

Lớp 5C

Sản phẩm của Phương Thảo – 5C

Sản phẩm nhóm 3 - Lớp 5B

skkn


Ví dụ: Năm học 2021-2022, học sinh đã tham gia cuộc thi sáng tác tranh
cổ động tuyên truyền với chủ đề “Đội mũ xinh - Bảo vệ chính mình” do Bộ Giáo
dục và Đào tạo tổ chức phát động vào tháng 12/2021. Bản thân tôi đã tuyên
truyền tinh thần cuộc thi này đến học sinh qua Zalo nhóm lớp, để cha mẹ học
sinh cũng nắm bắt và động viên con tham gia cuộc thi. Tôi đã lựa chọn 3 bức
tranh xuất sắc nhất của các em học sinh để gửi tham gia dự thi Quốc gia.Đã có 1
bức tranh đạt giải khuyến khích.

skkn


skkn


HS Bùi Bích Hồng - Lớp 5A, đạt giải Khuyến khích tồn quốc cuộc thi sáng tác tranh cổ động
tun truyền với chủ đề “Đội mũ xinh - Bảo vệ chính mình” do Bộ GD&ĐT tạo tổ chức


Sau khi áp dụng “Một số giải pháp giúp học sinh khối 5 phát huy tính
tích cực trong dạy học mĩ thuật theo phương pháp mới của Đan Mạch ở
trường tiểu học Thạch Long”,đã góp phần phát triển khả năng sáng tạo, phát
triển khả năng giao tiếp, kỹ năng sống, kỹ năng trình bày sản phẩm của mình
trước đám đơng. Học sinh say mê học tập hơn không bị áp lực nhiều về mặt thời
gian hoặc sợ mình khơng làm được. Đối với những em học sinh trước đây ít
quan tâm đến việc học môn Mĩ thuật, nay lại trở nên hứng thú hơn, ham thích
hoạt động thể hiện rõ ở việc làm theo nhóm. Đối với học sinh có năng khiếu thì
được bộc lộ khả năng của mình, qua đó tinh thần hợp tác nhóm trong mơn Mĩ
thuật được nâng cao. Khơng những thế nó cịn mang lại niềm vui, sự sáng tạo,
lịng đam mê trong từng sản phẩm do chính tay các em và bạn làm ra hoặc sản
phẩm do học sinh cùng làm với giáo viên.
Điểm nổi bật của phương pháp dạy học này là giáo viên có thể chủ động
theo từng nội dung tiết dạy mà kết hợp nhiều kỹ thuật trong một bài dạy như: vẽ
biểu cảm, vẽ cùng nhau, xây dựng cốt truyện, xây dựng câu chuyện… So với
phương pháp tuyền thống, phương pháp này phát huy được khả năng sáng tạo
của học sinh, tiết học thoải mái, sinh động hơn. Từ môn học này tạo cơ hội cho
học sinh thực hành, ứng dụng trong học tập và cuộc sống. Học sinh vừa học, vừa
chơi, vừa sáng tạo nên đa số các hứng thú hơn trong tiết học Mĩ thuật.
3. Kết luận và kiến nghị
3.1.Kết luận:
Sau khi nghiên cứu và áp dụng đề tài một cách sáng tạo đã đem lại kết quả
tốt. Thông qua những tiết thực hành đầy lý thú và những sản phẩm mỹ thuật đẹp
mắt, phương pháp này đã mang lại hiệu quả cao, học sinh hứng thú học tập, hào

skkn


hứng khi đến tiết học Mĩ thuật, khơng cịn rụt rè, e ngại. Qua đó các em phát

triển nhiều kỹ năng, năng lực và rèn luyện phẩm chất tốt đẹp. Các em đã thực sự
mạnh dạn, chủ động tích cực hơn trong giao tiếp, hoạt động hợp tác, thêm yêu
thích môn học.
Phương pháp dạy học Mĩ thuật Đan Mạch đây là một phương pháp giáo
dục năng động, phát huy, rèn luyện được nhiều kỹ năng cho học sinh, đặc biệt là
kỹ năng sống, một sự thay đổi lớn cả về phương pháp lẫn mục tiêu giáo dục của
bộ môn Mĩ thuật.
Từ đó cho thấy muốn giờ học thú vị, bổ ích và đạt hiệu quả thì mỗi giáo
viên phải thực sự đổi mới phương pháp dạy học chú trọng phát triển, rèn luyện
kỹ năng, năng lực cũng như bồi dưỡng phẩm chất đạo đức tốt đẹp cho học sinh,
giúp các em biết yêu thương con người và đất nước Việt Nam. Đó cũng chính là
thành cơng trong u cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
3.2. Kiến nghị
- Đối với Phòng Giáo dục: Tổ chức tập huấn rút kinh nghiệm qua quá
trình áp dụng để giáo viên nắm vững thêm về phương pháp mới; xây dựng nội
dung thành các tiết dạy minh họa nhằm định hướng tổ chức dạy học và chia sẻ
kinh nghiệm giữa các giáo viên; tổ chức các lớp bồi dưỡng về trình độ tin học
cho giáo viên, đặc biệt là cách sử dụng phần mềm hỗ trợ tạo bài giảng điện tử,
thành lập Website dành riêng cho các giáo viên Mĩ thuật trong huyện (Là nơi
học hỏi trao đổi kinh nghiệm chuyên môn cho các giáo viên dạy môn Mĩ thuật).
- Đối với nhà trường: Tham mưu cho các cấp lãnh đạo có thẩm quyền để
mua sắm bổ sung TBDH. Phòng học Mĩ thuật cần đảm bảo về diện tích, ánh
sáng. Thiết kế bàn, ghế, tủ đựng đồ dùng dụng cụ phù hợp với môn học.
- Đối với cha mẹ học sinh: Quan tâm đến con em mình nhiều hơn nữa,
khơng xem nhẹ mơn học, tạo điều kiện về thời gian và hỗ trợ giúp cho các em có
đầy đủ đồ dùng học tập cũng như động viên kịp thời để việc học của các em
được tốt hơn.
Trên đây là kinh nghiệm cá nhân trong công tác giảng dạy, không thể tránh
khỏi một sốhạn chế nhất định, rất mong được đồng nghiệp và các cấp quản lý
chân thành góp ý để cơng tác dạy học của tôi ngày càng đạt hiệu quả tốt hơn.

Xin chân thành cảm ơn!
Thạch Long, ngày 15 tháng 04 năm 2022
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Hiệu trưởng

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của bản
thân, không sao chép nội dung của người
khác.
Người viết

Lê Xuân Cảnh

Phạm Kim Chi

skkn


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Trích Luật Giáo dục, Điều 7, điểm 2 (Luật số: 43/2019/QH14, ngày
14/3/2019)
[2]. TríchLuật Giáo dục, Điều 29, điểm 2(Luật số: 43/2019/QH14, ngày
14/3/2019)
[3]. Trích Nghị quyết29-NQ/TƯ ngày 4 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa XI.
[4]. Trích Nghị quyết 29-NQ/TƯ ngày 4 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa XI.
* Tài liệu tập huấn GV dạy - học Mĩ thuật theo PP Đan Mạch mới – NXB GD
(Nhóm tác giả Nguyễn Thị Nhung, Nguyễn Tuấn Cường, Hoàng Đức... )

* Sách Học Mĩ thuật 1,2,3,4,5 - NXBGD (Nhóm tác giả Nguyễn Thị Nhung,
Nguyễn Thị Hậu, Nguyễn Quỳnh Nga...).
*Một số vấn đề về dạy học Mĩ thuật theo định hướng phát triển năng lực - Phạm
Thị Thu Hương - Lớp cao học K1 - Chuyên ngành Lý luận và PPDH bộ môn Mĩ
thuật, trường ĐHSP Nghệ thuật Trung ương.
*Nghị quyết số 29-NQ/TƯ ngày 4 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa XI.
* Một số hình ảnh của học sinh lớp 5 của trường Tiểu học Thạch Long.

skkn


DANH MỤC
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm được Hội đồng cấp phịng GD&ĐT,
cấp Sở GD&ĐT Thanh Hố cơng nhận
Năm
học

Tên đề tài SKKN

Một số biện pháp bồi dưỡng hoc
sinh giỏi lớp 5 phân môn Vẽ
tranh đề tài ở trường Tiểu học.
20132014

Một số biện pháp bồi dưỡng hoc
sinh giỏi lớp 5 phân môn Vẽ
tranh đề tài ở trường Tiểu học.

skkn


Xếp
loại

A

C

Cấp công nhận

Hội đồng khoa học Phòng
GD&ĐT theo QĐ số
181/QĐ-PGD&ĐT ngày
17/5/2014
Hội đồng khoa học tỉnh
Thanh Hoá theo QĐ số
753/QĐ-SGD&ĐT ngày
03/11/2014



×