Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Skkn một số giải pháp giúp học sinh lớp 2 tập viết đoạn văn ngắn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 18 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HĨA

PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRIỆU SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP
GIÚP HỌC SINH LỚP 2 TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN

Người thực hiện: Hồng Thị Hải
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị cơng tác: Trường Tiểu học Khuyến Nông
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Tiếng Việt

THANH HÓA NĂM 2022

skkn


MỤC LỤC
Các phần của đề tài
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. NỘI DUNG
2.1.Cơ sở lí luận
2.2.Thực trạng vấn đề
2.3. Các giải pháp giải quyết vấn đề
2.4. Hiệu quả của sáng kiến


3. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Danh mục

skkn

Trang
2
2
2
3
3
3
3
4
6
12
14
14
14
15
16


2

1.MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài

Giáo dục Tiểu học là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng, đặt nền móng cho sự
phát triển tồn diện con người, đặt nền tảng cho giáo dục phổ thơng. Vì vậy
phương pháp dạy học ở bậc tiểu học có tầm quan trọng đặc biệt. Việc hình thành
cho học sinh phương pháp học tập đúng đắn hình thành nếp tư duy sáng tạo ngay
từ khi các em bắt đầu đến trường phổ thông.
Hiện nay vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở bậc tiểu học đang diễn ra
một cách sôi động, được nghiên cứu ứng dụng rộng rãi cả về lí luận cũng như về
mặt thực tiển. Việc dạy học theo hướng “ tích cực hóa người học” hay “hướng tập
trung vào học sinh” tăng cường phương pháp dạy học tổ chức cho học sinh hoạt
động để các em chiếm lĩnh kiến thức bằng chính hoạt động học của chính mình là
định hướng cơ bản trong đổi mới phương pháp dạy học của Tiểu học.
Trong các môn học ở tiểu học môn Tiếng Việt là mơn có vị trí hết sức quan
trọng. Nó cung cấp vốn ngơn ngữ, xây dựng nền tảng kiến thức, ban đầu cịn là
cơng cụ giúp cho học sinh học các môn khác. Đặc biệt là nội dung viết đoạn văn
(Tập làm văn) trong chương trình Sách giáo khoa mới: bộ sách Kết nối tri thức
với cuộc sống là nội dung tổng hợp kiến thức đã học ở các các bài: Đọc, Viết, Nói
và nghe, Đọc mở rộng, Luyện tập (Luyện từ và câu). Với mục tiêu rèn học sinh
bốn kỹ năng nghe, đọc, nói, viết trong đó kỹ năng viết “ một đoạn văn ngắn” là yêu
cầu cơ bản và khó ở chương trình lớp 2.
Qua thực tế giảng dạy nhiều năm tôi thấy dạy học sinh viết đoạn văn ngắn là
kiểu bài rất khó. Hầu hết các giáo viên điều cho rằng: đây là một kỹ năng khó đạt
nhất trong các kỹ năng của nội dung Viết đoạn văn (phân môn Tập làm văn).
Bởi vậy hiệu quả giờ dạy học sinh viết đoạn văn ngắn còn rất hạn chế. Một
phần người dạy cịn chưa tìm ra quy trình và phương pháp dạy thích hợp. Hơn nữa
đây là loại bài hoàn toàn mới đối với học sinh lớp 2. Vì các em từ lớp 1 lên và đến
bây giờ các em mới làm quen với thể loại này. Với đối tượng này vốn từ, kỹ năng
diễn đạt còn hạn chế. Học sinh chưa hiểu sâu về nghĩa các từ ngữ và bản chất của
câu nên khi viết một đoạn văn các em thường bộc lộ các yếu điểm về diễn đạt
như : từ lặp lại nhiều, câu khơng rõ nghĩa, các câu trong đoạn văn cịn lộn xộn, viết
đoạn văn mang tính chất trả lời câu hỏi, học sinh thường rập khuôn theo sự hướng

dẫn của giáo viên.
Vì những lý do trên tơi mạnh dạn nghiên cứu đề tài : “Một số biện pháp
giúp học sinh lớp 2 tập viết đoạn văn” để góp phần nâng dần chất lượng học Tập
làm văn nói riêng và học Tiếng Việt nói chung trong nhà trường Tiểu học.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nhằm mục đích nghiên cứu, đề xuất những biện pháp góp phần vào
đổi mới cách dạy học sinh viết đoạn văn ngắn trong phân môn Tập làm văn lớp 2.
Từ cách đổi mới phương pháp dạy của thầy góp phần đổi mới cách học của trị.

skkn


3

Phát huy hết khả năng tự phát hiện của học sinh thông qua cách tổ chức câu , ý sao
cho lơ gích, cách dùng từ chính xác và hay khi viết.
Qua đề tài này tơi mong muốn được góp một phần nhỏ vào việc rèn luyện
cho học sinh ba kỹ năng chính:
- Sử dụng đúng nghi thức lời nói.
- Tạo lập văn bản phục vụ đời sống hàng ngày.
- Nói viết những vấn đề theo chủ điểm.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Một số giải pháp giúp học sinh lớp 2 tập viết đoạn văn ngắn, Tiếng Việt 2Bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống của Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
b. Phạm vi nghiên cứu:
Học sinh lớp 2, đặc biệt là học sinh lớp 2C trường Tiểu học Khuyến Nông
Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống của Nhà xuất bản Giáo dục.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Để đạt được mục đích nói trên, cần sử dụng một số phương pháp :
- Điều tra thực trạng.

- Nghiên cứu tài liệu.
- Thiết kế bài giảng.
- Dạy thực nghiệm.
- Phương pháp thống kê.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
a. Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh lớp 2
Học sinh tiểu học đặc biệt là học sinh lớp 2, các em vừa chuyển hoạt động
chủ đạo từ vui chơi sang học tập. Các em hiếu động ham chơi, sự tập trung cho học
tập và chú ý chưa cao. Tư duy của các em còn nặng về trực quan cụ thể, tư duy
trừu tượng chưa phát triển. Do đó khi tổ chức dạy học giáo viên phải linh hoạt sáng
tạo thì mới có hiệu quả.
b. Đặc điểm về chương trình sách giáo khoa
Như chúng ta đã biết ở lớp 1 chương trình thay sách học sinh cũng chỉ dừng
lại ở mức độ tập nói (viết) 1 câu tương ứng với tranh. Câu nói nội dung theo chủ
đề bài học hoặc tìm tiếng có âm vần vừa học. Các em được phép nói tiếng và nói
những câu đơn giản, riêng lẻ có nội dung gần gũi với cuộc sống của các em hoặc
của bài tập đọc. Song đến lớp 2 các em phải viết đoạn từ 1 đến 3 câu rồi cao hơn từ
4 đến 5 câu kể về một sự kiện đơn giản hoặc tả sơ lược về người, vật xung quanh
các em. Ở học kì 1 chủ yếu các em được viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu giới thiệu về
bản thân, giới thiệu đồ vật, đồ chơi; kể một việc làm ở nhà, kể về một hoạt động
thể thao hoặc trò chơi, kể về một hoạt động em tham gia cùng bạn, về người bạn
thân; tả đồ chơi …

skkn


4

Song đến HKII các em tiếp tục viết đoạn văn giới thiệu tranh về con vật, đồ

dùng học tập, đồ vật được làm từ tre; kể về việc chăm sóc cây cối, việc chứng kiến
hoặc tham gia, về hoạt động của con vật, về việc bảo vệ môi trường, về một sự
việc, về một buổi đi chơi, về công việc của một người; tả một đồ dùng trong gia
đình, tả đồ chơi)...
Nói chung kiến thức trong sách giáo khoa được sắp xếp một cách hợp lý,
xoay quanh các kỹ năng kể, tả theo chủ đề từ đơn giản đến phức tạp, từ cách nhìn
thực tế đến vận dụng vốn sống, vốn hiểu biết để viết đoạn văn. Học sinh được dạy
các kỹ năng kể, tả đơn giản. Song không phải kể lại hoặc tả lại câu chuyện , cảnh
vật theo nội dung bài tập đọc mà các em kể, tả những gì diễn ra trong cuộc sống
xung quanh. Điều này đã phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh
trong viết đoạn văn. Do đó ta có thể khẳng định rằng sách giáo khoa Tiếng Việt 2 –
Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp học sinh viết được những đoạn văn
hay, giàu hình ảnh.
2.2.Thực trạng của vấn đề
a. Về phía giáo viên
Giáo viên chưa coi trọng việc rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh cách
dạy của giáo viên còn đơn điệu , lệ thuộc một cách máy móc vào sách giáo viên ,
hầu như rất ít sáng tạo, chưa linh hoạt, chưa cuốn hút được học sinh. Cách dạy của
giáo viên có phần khuôn mẫu. Từ ngữ mà giáo viên để hướng dẫn học sinh viết
đoạn văn đơi khi cịn xa lạ đối với học sinh.
Khi trao đổi với giáo viên dạy lớp 2 về cách hướng dẫn học sinh làm bài tập
“ Viết đoạn văn ngắn” đa số giáo viên điều trả lời rằng :
Bước 1: Học sinh đọc yêu cầu đề bài
Bước 2 : Giáo viên nên yêu cầu của bài – Viết đoạn từ 3 đến 5 câu, các câu
phải liên kết với nhau.
Bước 3 : Học sinh viết vào vở
Bước 4 : Chấm chữa bài.
Gọi 1 hoặc 2 học sinh đọc bài viết.
Giáo viên chấm bài chữa một số lỗi sai về câu từ.
Với cách hướng dẫn như trên học sinh khó có thể nhận ra nội dung bài viết

có những gì? Liên kết câu như thế nào? Cách diễn đạt làm sao cho đúng ý….. Đến
bước 4 chấm chữa lỗi như vậy chưa có kết quả thiết thực đối với học sinh vì đối
với lớp 2 các em dễ nhớ nhưng nhanh quên. Do đó cái sai của học sinh vẫn được
lặp lại trong bài.
b.Về phía học sinh:
Học sinh có hứng thú trong giờ tập làm văn song chủ yếu tập trung vào các
bài tập làm miệng với các yêu cầu nói lời cảm ơn, xin lỗi, đáp lời khẳng định, phủ
định…. Học sinh thích thú nói về các con vật, người, quang cảnh và những gì diễn
ra xung quanh trẻ. Song kỹ năng diễn đạt bằng ngơn ngữ viết của học sinh cịn hạn
chế nên các em chưa nhận ra sự khác biệt giữa ngôn ngữ nói và ngơn ngữ viết.

skkn


5

Học sinh thường viết theo ý hiểu bằng ngôn ngữ của mình cho nên câu văn
chưa giàu hình ảnh, đơi khi rất ngây thơ và ngộ nghĩnh.
Ví dụ: Cũng viết đoạn văn ngắn kể về người thân ở bài Tập làm văn nói trên
có một học sinh viết: Ơng em đã 70 tuổi.ơng làm nghề tưới cây. Ơng cứ hút thuốc
lá nên hay ho...
Một số học sinh còn dùng từ địa phương khi viết đoạn văn.
Ví dụ: Viết đoạn văn kể về một việc làm ở nhà có học sinh viết:.. Em lấy
chủn qoét nhà từ troong ra ngoài...
Một số bài viết của học sinh còn lộn xộn về câu, ý, câu rời rạc thiếu sự liên
kết, hay mắc lỗi lặp từ.
Ví dụ: Những ngày đi học về em cảm thấy nhớ nó lơng nó mượt và nó hót
rất hay . Em rất thương nó vì nó bắt nhiều chuột cho nhà em. Bộ lơng nó mượt.

Đơi khi học sinh viết câu dùng cụm từ để diễn tả nội dung nhưng thiếu chính

xác, chưa cụ thể.
Ví dụ : Nhà em có ni một con chó. Hình dáng của con chó rất đẹp,...

c. Thực tế khảo sát
Sau khi dạy xong bài tập làm văn Tuần 3 tôi khảo sát với đề bài như sau :
Đề bài : Em hãy viết một đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu kể về việc thường làm
trước khi đi học

skkn


6

Kết quả đạt được như sau
Điểm
Lớp
Sĩ số
2C
31

9-10
SL
TL %
2
6,5

7-8
SL
TL %
3

9,7

5-6
SL
TL %
12
38,7

<5
SL
TL %
14
45,2

Nhìn vào bảng số liệu ta nhân thấy ngay tỉ lệ bài viết đạt điểm 9-10 ít mà tỉ
lệ điểm dưới 5 cao. Trước thực trạng đó tơi đã tìm tòi, tham khảo nghiên cứu và
đưa ra một số giải pháp cụ thể:
2.3. Các giải pháp giải quyết vấn đề
2.3.1.Giải pháp 1: Rèn các kỹ năng cơ bản cho học sinh viết đoạn văn ngắn.
      Giáo viên cần chú trọng việc rèn viết đoạn văn ngắn cho học sinh. Cần coi
đây là cơng việc có vị trí quan trọng trong chương trình Tiếng Việt lớp 2. Vì có
viết đoạn văn tốt thì học sinh mới có nền tảng vững chắc để học văn sau này.
a.Tạo cho học sinh có thói quen quan sát
Giáo viên yêu cầu học sinh có thói quen quan sát những sự vật hiện tượng
xung quanh để ghi nhận lại và sử dụng khi thật cần thiết. Vì qua thực tế đôi khi tôi
cho các em một bài tập tả về đồ vật, đồ chơi, đồ dùng gia đình...Quan sát mọi
người làm việc: nấu ăn, làm vườn, trồng cây, giặt đồ, cấy lúa,... Quan sát cảnh vật
như: bầu trời, cánh đồng, đêm trăng, cảnh biển...có em bảo là con chưa bao giờ
nhìn thấy biển. Quả đúng như vậy, vì các em được sinh ra và lớn lên ở Khuyến
Nơng nên các em khơng nhìn thấy biển là đúng. Bởi thế giáo viên cũng cần sưu

tầm những phim ảnh để có thể trình chiếu cho các em, cho các em quan sát về cảnh
biển, … hoặc vào dịp nghỉ hè các em hay được ba mẹ cho đi tham quan tắm biển,
nhân đó, giáo viên có thể yêu cầu học sinh quan sát kỹ để có ý tưởng cho tập làm
văn tả cảnh biển.
b. Cung cấp vốn từ ngữ cho học sinh
Để các em có thể làm được một bài văn tốt, các em phải có vốn từ ngữ
phong phú. Mà vốn từ đó, có em tích lũy khá nhiều nhưng chưa biết vận dụng. Có
em thì có rất ít hoặc chưa hề có. Bởi vậy, giáo viên chính là người cung cấp. Mà
cung cấp ở đâu? Tôi nghĩ trong các bài tập đọc có khá nhiều. Mỗi chủ đề của mơn
Tiếng Việt thì phân mơn Tập đọc đều có những bài văn, bài thơ nói về chủ để đó.
Trong các tiết dạy, giáo viên nên tập cho học sinh trả lời thành câu đủ ý và chú ý
đến những bài tập đọc có liên quan đến tiết tập làm văn. Từ đó học sinh có thể rút
ra những câu văn hay, từ ngữ đẹp và ghi nhớ sau này vận dụng. 
Ví dụ: Qua bài Cầu thủ dự bị - Sách giáo khoa Tiếng Việt 2 tập một- Bộ
sách Kết nối tri thức với cuộc sống ( Trang 34) học sinh biết được mơn thể thao
Bóng đá và cách chơi mơn thể thao này. Từ đó giúp các em làm tốt bài viết đoạn
văn : Kể về một hoạt động thể thao mà em đã tham gia,
Vốn từ cịn có trong Nội dung luyện tập (Luyện từ và câu): giúp học sinh
mở rộng vốn từ. Giáo viên cần giúp học sinh tìm và hiểu nhiều từ ngữ theo từng
chủ để...

skkn


7

Khi dạy bài: Luyện viết đoạn văn giới thiệu, tả đồ vật đồ chơi.. Giáo viên
cần rèn cho học sinh kỹ năng đặt câu giới thiệu (theo mẫu)
Ví dụ
- Em tên là....................

- ........... là đồ chơi em yêu thích.
- Trường của em là ...............
Để hỗ trợ cho học sinh, giáo viên cần cung cấp cho học sinh: Nhiều từ ngữ gợi
tả (Từ chỉ đặc điểm) như: từ láy (long lanh, lấp lánh, líu lo, xinh xắn, vàng
vọt,mềm mại, óng ánh); từ tượng thanh (rì rào, róc rách, líu lo, râm ran..); tượng
hình (chót vót, bát ngát, đo đỏ, chói chang...), từ chỉ màu sắc (đỏ tươi, xanh mát,
nâu bóng, đen mượt, vàng óng,…)...
Ví dụ: Khi viết đoạn văn tả đồ vật hoặc đồ chơi, học sinh viết: Chú thỏ bông
rất mềm và xinh. Có thể viết là: Chú thỏ bơng rất mềm mại và dễ thương.
Lưu ý học sinh trong đoạn văn tránh lặp lại từ nhiều lần mà phải thay những
từ ngữ lặp lại bằng từ có ý nghĩa tương tự.
Ví dụ: Khi dạy bài giới thiệu về đồ vật, học sinh viết: Đồ vật em giới thiệu
là cái bút kim (1). Cái bút kim(2) dài bằng một gang tay của em. Cái bút kim (3)
màu xanh hồng. Cái bút kim (4) giúp em viết bài, vẽ tranh....Giáo viên giúp học
sinh dùng các từ thay thế cho từ “Cái bút kim” bằng các từ: Thân bút dài bằng
gang tay của em(2). Chiếc bút màu xanh hồng (3). Bút kim giúp em viết bài, vẽ
tranh(4).... Khi đó, học sinh sẽ thấy được vẫn là ý tưởng cũ nhưng đoạn văn đã
được hay hơn, thêm thắt những từ ngữ trau chuốt hơn làm cho đoạn văn đẹp hơn,
nghệ thuật hơn.
Khi dạy bài: Luyện viết đoạn (kể ...). Ngoài rèn cho học sinh kỹ năng đặt
câu giới thiệu, giáo viên cần rèn kỹ năng viết câu hoạt động.
Ví dụ:
- Cơ giáo ...........
- ..................đang nấu cơm.
Giáo viên có thể sưu tầm những bài văn hay và đọc cho học sinh nghe để
học sinh học hỏi. Trưng bày những bài văn hay của các bạn trong lớp để các em
noi gương. Tập ghi chép những từ hay, ý đẹp khi bắt gặp ở đâu đó vào một quyển
từ điển riêng của mình. Từ đó, vốn từ của các em sẽ ngày càng nhiều, càng phong
phú.
c. Giúp học sinh nắm chắc bố cục của đoạn văn

    
Tạo cho các em thói quen làm văn phải có bố cục 3 phần: mở bài (giới
thiệu), thân bài (nội dung), kết bài (nêu cảm xúc, tình cảm)
Ví dụ: Vào giờ ra chơi, em đã cùng các bạn trong nhóm xuống sân trường
(giới thiệu). Chúng em cùng nhau chơi đá cầu. Bốn nhóm thi đấu với nhau. Em
cùng nhóm với bạn Lan Anh. Trận đấu diễn ra rất sôi nổi. Sau mười lăm phút thi

skkn


8

đấu, nhóm Lan Anh đã giành chiến thắng(nội dung). Lan anh thật giỏi. Giờ ra
chơi thật vui vẻ và đầy cảm xúc (Kết bài)
2.3.2. Giải pháp 2:Trang bị cho học sinh về vốn từ và kĩ năng viết đoạn văn
ngắn
a.Cung cấp vốn từ
       Mỗi đoạn văn là cả một thực tế sinh động diễn ra xung quanh các em. Song có
được đoạn văn theo yêu cầu của bài là cả một q trình học sinh phải tư duy, phân
tích, tổng hợp, sắp xếp….
Giáo viên cần trang bị cho học sinh một số từ chỉ đặc điểm thuộc chủ đề
hoặc phù hợp với văn cảnh.
     Ví dụ
 – Từ chỉ đặc điểm hình dáng của người và vật: cao lớn, thấp bé, mũm mĩm,
béo, gầy gò, cân đối, tròn xoe,….
– Từ chỉ đặc điểm màu sắc của một vật: xanh, đỏ, tím, vàng, lục, lam,tím,
xanh biếc, xanh dương, đỏ tươi, đỏ hồng cánh sen, trắng tinh, trắng ngần, tím biếc,
….
– Từ chỉ đặc điểm tính cách của một người bao gồm: thật thà, trung thực,
hiền lành, độc ác, đanh đá, chua ngoa, vui vẻ, hài hước, phóng khống, keo kiệt,

hà khắc,…
b. Cung cấp kĩ năng
Để có kĩ năng viết đoạn văn tốt giáo viên cần rèn cho học sinh kĩ năng nói
gãy gọn, trọn vẹn ý, khơng nói câu cụt.
       Ví dụ: Khi tả về đồ chơi có học sinh nói: “Chị Hoa tặng em một chú gấu
bông, hôm em sinh nhật 7 tuổi”.
Giáo viên yêu cầu cho học sinh nói đủ ý, trọn vẹn câu: Nhân dịp sinh nhật
lần thứ 7, chị Hoa tặng em một chú gấu bông.
c.Cung cấp cách xưng hô trong đoạn văn
Để đoạn văn thêm sinh động giáo viên cần giúp các em cách xưng hô với đồ
vật, con vật bằng các từ thân mật như bạn, chú, cậu hoặc xưng tên...
Ví dụ: Khi viết đoạn văn về đồ chơi, đồ dùng học tập, đị dùng gia đình...học
sinh viết: Mẹ mua cho em một con gấu bơng. Nó màu hồng, nó có đơi mắt màu
đen...
Giáo viên u cầu học sinh cách xưng hô như sau: Nhân dịp sinh nhật, mẹ
mua tặng em một chú gấu bông. Gấu bông màu hồng rất đẹp, đơi mắt đen trịn
như đang nhìn em trìu mến...
2.3.3. Giải pháp  3: Dạy các dạng bài Viết đoạn văn trong chương trình Tiếng
Việt Lớp 2- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống

skkn


9

Trong chương trình Tiếng Việt lớp 2- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc
sống. Nội dung viết đoạn văn (Phân môn: Tập làm văn) gồm 3 dạng bài tương ứng
3 nội dung kiến thức đó là:
a.Dạng bài viết đoạn văn “giới thiệu” gồm các bài: Giới thiệu về bản thân (Tuần
2); Giới thiệu về đồ chơi (Tuần 12); Giới thiệu tranh ảnh về một con vật (Tuần 23);

Giới thiệu về đồ dùng học tập(Tuần 28).
Khi dạy dạng bài này giáo viên cho học sinh hiểu và rèn kỹ năng nghe, đọc,
nói và viết lời giới thiệu. Đặc biệt giúp học sinh sử dụng từ giới thiệu thường dùng
trong đoạn văn giới thiệu là: từ “là, có”.
Ví dụ: Em tên là Chu Thị Huyền. Em sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Hiện nay
em học lớp 2A trường Tiểu học Khuyến Nơng. Em thích nhất là được học Tốn,
Tiếng Việt, Nhạc và Vẽ. Những môn học khác em đều thích cả. Mong ước của em
là sau này lớn lên làm một cơ giáo.
Nhà em có một chú chó. Tên chú chó là Bơng. Dáng chú rất cao, to. Mắt chú
tròn như hạt nhãn. Chú canh nhà rất giỏi. Mỗi khi em đi học về, chú thường nhảy
rối rít bên em. Em rất yêu quý chú chó này.
b.Dạng bài viết đoạn văn “tả...” gồm các bài: Tả đồ dùng học tập (Tuần 8); Tả đồ
chơi (Tuần 13); Tả đồ dùng trong gia đình (Tuần 29)
Khi dạy dạng bài này giáo viên cho học sinh hiểu và rèn kỹ năng nghe, đọc,
nói, viết về các từ, câu nêu đặc điểm nhằm làm tốt lên vẻ đẹp, vẻ đáng u của sự
vật.
Ví dụ: ...Chú gấu bơng ấy có bộ lơng màu trắng mềm và mượt. Hai mắt của
chú ta to, tròn, đen láy. Chiếc mũi ửng hồng trông vô cùng xinh xắn...
Hoặc
Chị Minh đã mua cho em một chiếc bút chì rất đẹp. Thân bút trịn, cỡ bằng
ngón tay út của em...
Phịng khách nhà em có một chiếc tivi rất lớn. Nó có hình chữ nhật, to phải
gấp hơn mười lần chiếc máy tính của bố. Và nó cịn siêu mỏng nữa...
c.Dạng bài viết đoạn văn “kể” - Đây là dạng bài được học nhiều nhất trong
chương trình Viết đoạn văn (Phân môn: Tập làm văn) ở lớp 2 (Bộ sách Kết nối tri
thức với cuộc sống)
Khi dạy dạng bài này giáo viên kết hợp rèn kỹ năng nghe, đọc, nói, viết về
các: Từ, câu nêu đặc điểm; Từ, câu nêu hoạt động.
Ví dụ: Kể một việc làm ở nhà, hoạt động thể thao, hoạt động tham gia cùng
bạn, giờ ra chơi,về việc đã làm cùng người thân, hoạt động của các con vật, bảo vệ

môi trường,..
Cuối tuần, em thường giúp mẹ làm việc nhà. Buổi sáng, em phơi quần áo.
Sau đó, em sẽ quét nhà. Thỉnh thoảng, mẹ còn nhờ em nhặt rau, rửa rau. Sau khi
ăn xong, em giúp mẹ rửa bát đũa. Em rất vui vẻ khi giúp được cho mẹ việc làm
vừa sức.

skkn


10

Vào giờ ra chơi, chúng em thường ra sân trường. Em và các bạn sẽ cùng
nhau chơi nhảy dây, đá cầu, đuổi bắt. Nhưng em thích nhất là trị chơi nhảy dây...
...Buổi sáng, chú thức dậy từ sớm để cất tiếng gáy ị… ó… o… đánh thức
mọi người. Sau đó chú chăm chỉ đi tìm mồi ăn cho no bụng. Thời gian còn lại, chú
đi tuần khắp khu vườn để bảo vệ đàn gà con khỏi những nguy hiểm rình rập...
Ngồi việc sử dụng các câu hoạt động thì trong đoạn viết thường thường sử
dụng câu nêu nhận xét, thể hiện tình cảm:
Khi dạy dạng bài này giáo viên rèn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết từ chỉ đặc
điểm thể hiện tình cảm, lời nhận xét..
Ví dụ: Kể việc thường làm, việc người thân đã làm cho em, việc chứng kiến
hoặc tham gia..
Trong gia đình, người em yêu quý nhất là mẹ của em. Mẹ rất quan tâm và
chăm sóc em. Vào dịp sinh nhật năm nay, mẹ đã tổ chức một bữa tiệc sinh cho em.
Chiếc bánh sinh nhật do chính tay mẹ làm. Mẹ cịn tặng em một con búp bê rất
đẹp. Em rất thích món q đó.
Vừa qua, em được tham gia hội làng. Nhiều trò chơi dân gian được tổ chức
như đấu vật, cờ người, đánh đu, kéo co… Tiếng hị reo, cổ vũ vơ cùng nhiệt tình.
Khơng khí của hội làng rất nhộn nhịp. Em cảm thấy rất thích thú.
2.3.4.Giải pháp  3: Các bước tiến hành dạy học sinh viết đoạn văn ngắn     

Bài tập viết đoạn văn ngắn là loại bài sản sinh lời nói. Học sinh tập viết đoạn
văn là tập sản sinh lời nói, văn bản. Vì vậy, giáo viên cần dựa vào các bước sau để
hướng dẫn học sinh làm bài tâp .
a.Bước 1: Là bước quan trọng trong nội dung viết đoạn văn
-

Xác định yêu cầu bài.

       + Học sinh nêu yêu cầu bài tập.
       + Giáo viên phân tích yêu cầu.
- Định hướng học sinh viết.
       + Tả (kể) về ai (cái gì)?
       + Viết mấy câu?
       + Viết với tình cảm như thế nào?
       +  Hướng dẫn học sinh sắp xếp ý.
Dù mới là học sinh lớp 2, bài viết chưa yêu cầu cao với bố cục một bài văn như
lớp 4 - 5, cũng chưa có khái niệm lập dàn ý. Song với đoạn viết từ 3 đến 5 câu với
2 đến 3 ý cũng cần sự sắp xếp ý, lựa chọn từ ngữ phù hợp với từng phần theo bố
cục đoạn văn. Giáo viên nên giúphọc sinh trả lời từng gợi ý từ 1đến 2 câu. - Hướng
dẫn học sinh phát triển thành đoạn văn. Ở khâu này học sinh bộc lộ rất rõ nhược
điểm về tư duy cách viết câu, sử dụng từ. Giáo viên không nên làm thay cho học
sinh mà nên trang bị một số tình huống, một số cách dùng từ đặt câu, một số cách
liên kết phù hợp với nội dung đoạn viết để học sinh vận dụng viết bài.
Ví dụ: Giới thiệu đồ vật dùng để vẽ

skkn


11


Em muốn giới thiệu đồ vật nào? Học sinh thường nói và viết: Em tả về cái bút.

Gợi ý này, giáo viên cần hướng dẫn học sinh trả lời một cách tự nhiên và sáng
tạo dùng câu giới thiệu, câu nêu lí do hoặc nêu thời gian để giới thiệu về cái đồ
dùng đó: Chiếc bút chì là đồ dùng quan trọng khi vẽ tranh, hoặc: Sinh nhật năm
nay, chị gái đã tặng em một chiếc bút chì. Hơm chủ nhật, em giúp mẹ nấu cơm...
Giáo viên có thể đặt các câu hỏi để giúp học sinh dễ hiểu: Đồ dùng đó ai cho
con, vào dịp nào?
Đồ vật đó có đặc điểm gì? Học sinh thường nói và viết: Cái bút chì có đặc
điểm màu đỏ, hình trịn, dài...
Ở gợi ý này, giáo viên cần hướng dẫn học sinh viết từng câu mỗi câu nêu đặc
điểm, câu có hình ảnh so sánh để giới thiệu riềng về từng bộ phận của đồ vật đó:
Chiếc bút của em màu vàng rất đẹp . Độ dài bút khoảng một gang tay của mẹ.
Ruột bên trong màu đen xám . Vỏ bên ngoài làm bằng gỗ sơn nhẵn bóng . Cuối
thân bút chì được gắn một cục tẩy bé trắng phau xinh xắn...
Giáo viên có thể chia nhỏ các câu hỏi để giúp học sinh nhận biết: Đồ vật đó có
những bộ phận nào? Hình dáng mỗi bộ phận như thế nào?, Màu gì?...
Em dùng đồ vật đó như thế nào? Học sinh thường nói và viết: Em dùng đồ vật
đó xong em cất vào hộp...
Với gợi ý này, giáo viên hướng dẫn học sinh viết câu nêu hoạt động: Mỗi lần
vẽ xong, em lại để cẩn thận vào trong hộp.
Nó giúp ích gì cho em trong việc vẽ tranh: Học sinh thường nói và viết: Nó
giúp cho em trong việc vẽ tranh (HS trả lời chưa có sự sáng tạo nên câu văn chưa
hay).
Giáo viên cần hướng dẫn học sinh trả lời bằng câu nêu nhận xét thể hiện tình
cảm của mình về ý nghĩa của đồ dùng đó: Bút chì đã giúp em vẽ được nhiều bức
tranh đẹp. Hoặc: Nó giúp cho bức tranh của em đẹp đẽ và thật sinh động.
b.Bước 2: Học sinh viết bài vào vở.(Trước khi viết vào vở cho học sinh nêu miệng
bài văn)


skkn


12

c.Bước 3: Nhận xét bài, chữa lỗi.
- Học sinh đổi chéo vở đọc bài, sửa câu từ, nhận xét bài lẫn cho nhau.
-  Giáo viên yêu cầu một số học sinh đọc bài viết của mình và đọc bài viết đã
được bạn sửa (câu, từ) trước lớp. Học sinh dưới lớp nhận xét sửa chữa bổ sung.
- Giáo viên nhận xét và chữa một số lỗi cơ bản (từ, câu, ý).
- Giáo viên đọc đoạn văn mẫu mà giáo viên đã chuẩn bị để học sinh tham
khảo.        
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Sau một thời gian áp dụng biện pháp nói trên trong việc dạy học sinh viết
đoạn văn ngắn, tôi đã kiểm tra học sinh để lấy số liệu.
a. Lần 1: Tuần 13 ( Năm học : 2021 - 2022)
Đề bài : Viết từ 3 đến 4 câu tả đồ vật dùng để vẽ.
Đối tượng: 31 học sinh lớp 2C
Kết quả đạt được như sau:
Yêu cầu cần
đạt
Lớp
Sĩ số
2C
31

Viết hay, đủ ý
SL
5


TL %
16,1

Viết đủ ý nhưng chưa
hay
SL
TL %
15
48,4

Viết không thành câu
SL
11

TL %
35,5

b. Lần 2: Tuần 19 ( Năm học : 2021 - 2022)
Đề bài: Viết từ 3 đến 5 câu tả đồ vật em cần dùng để tránh nắng hoặc tránh
mưa.
Đối tượng : 31 học sinh lớp 2C.
Kết quả đạt được như sau
Yêu cầu cần
đạt
Lớp Sĩ số
2C
31

Viết hay, đủ ý
SL

8

TL %
25,8

Viết đủ ý nhưng chưa
hay
SL
TL %
14
45,2

Viết không thành câu
SL
9

TL %
29,0

c. Lần 3: Tuần 24 ( Năm học : 2021 - 2022)
Đề bài: Viết 3 đến 5 câu kể lại hoạt động của một con vật mà em quan sát
được.
Đối tượng : 31 học sinh lớp 2C.
Kết quả đạt được như sau
Yêu cầu cần
đạt
Lớp Sĩ số
2C
31


Viết hay, đủ ý
SL
11

TL %
35,5

Viết đủ ý nhưng chưa
hay
SL
TL %
14
45,2

skkn

Viết không thành câu
SL
6

TL %
19,4


13

Nhìn chung vào các bảng kết quả trên cho thấy cách tổ chức học sinh viết
đoạn văn ngắn theo hướng đã trình bày. Học sinh biết cách giới thiệu, biết sắp xếp
câu, biết viết câu nêu đặc điểm, câu nêu hoạt động, biết cách xưng hơ, biết nêu cảm
xúc, tình cảm khi viết đoạn văn ...chất lượng đoạn văn viết của học sinh tăng lên rõ

rệt qua từng đợt kiểm tra. …

Mặt khác qua quá trình dạy thực nghiệm trên lớp tôi thấy giờ học diễn ra sôi
nổi. Học sinh tiếp thu bài một cách chủ động. Song điều đáng nói hơn cả là hiện
tượng nói câu khơng rõ nghĩa, khơng trọn ý khơng cịn nữa. Học sinh đã biết dùng
các từ ngữ giàu hình ảnh, câu viết khá sinh động, khi viết về các con vật, đồ vật,
công việc... và con người xung quanh mình.

skkn


14

Điều đó chứng tỏ cách viết đoạn văn theo hướng đã trình bày ở trên đã đem
lại kết quả rất khả quan, cần được phát triển để thực sự nâng cao chất lượng viết
đoạn văn nói riêng và học mơn Tiếng Việt nói chung cho học sinh lớp 2.
3. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu phương pháp viết đoạn văn ngắn ở học sinh lớp 2Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống tôi đã rút ra được những kinh nghiệm sau:
Trước hết người giáo viên phải quyết tâm với nghề, ln tìm tòi, học hỏi,
trao đổi kiến thức, cập nhật những vấn đề mới của xã hội để có phương pháp dạy
học phù hợp với nội dung chương trình của sách giáo khoa mới.
Nắm chắc nội dung chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt 2 nói chung và
phân mơn tập làm văn nói riêng. Nắm từng đối tượng học sinh để có những sáng
tạo, cải tiến về mặt phương pháp sao cho phù hợp với từng đối tượng và từng bài
cụ thể.
Cần xác định rõ mục tiêu yêu cầu bài dạy, các bước dạy viết đoạn văn ngắn
cho học sinh.
Thường xuyên dự giờ, quan sát tìm hiểu thực tế để rút ra ưu khuyết điểm của
phương pháp giảng dạy mình đang thực hiện từ đó có hướng khắc phục.

Phải có phương tiện tối thiểu để phục vụ bài giảng : tranh minh họa, bảng
phụ. Song cần lưu ý rằng: hãy sử dụng triệt để đồ dùng sẵn có.
Trên đây là kinh nghiệm của tôi nhằm năng cao chất lượng viết đoạn văn
trong nội dung viết đoạn văn (phân môn Tập làm văn) nói riêng và chất lượng học
Tiếng Việt ở tiểu học nói chung.
Thời gian nghiên cứu có hạn, tơi sẽ tiếp tục nghiên cứu và áp dụng kinh
nghiệm này để nâng cao khả năng học tốt nội dung này của học sinh. Song tơi rất
mong muốn các bạn đồng nghiệp tìm tòi, sáng tạo ra những sáng kiến kinh nghiệm
quý báo để góp phần nâng cao chất lượng giờ dạy.
3.2. Kiến nghị
Tơi chỉ có một đề nghị nhỏ: đề nghị Bộ Giáo dục, Sở Giáo dục trang bị thêm
tranh ảnh, mẫu vật băng hình có nội dung theo các bài học để giờ dạy đạt kết quả
cao hơn.
Rất mong Ban giám hiệu và các bạn đồng nghiệp góp ý để tơi hồn thành tốt
nhiệm vụ của mình. Xin trân trọng cảm ơn!

skkn


15

XÁC NHẬN CỦA NHÀ
TRƯỜNG

Thanh Hóa, ngày 05 tháng 5 năm 2022.
Tơi xin cam đoan đây là sáng kiến của mình
viết, khơng sao chép nội dung của người khác.
Người viết

Hồng Thị Hải


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 (tập 1,2)- Bộ sách Kết nối tri thức với
cuộc sống - Nhà xuất bản Giáo dục
2. Vở bài tập Tiếng Việt 2 (tập 1,2)- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống Nhà xuất bản Giáo dục
3. Sách Giáo viên Tiếng Việt lớp 2 ( tập 1, 2) – Bộ sách Kết nối tri thức với
cuộc sống - Nhà xuất bản Giáo dục
4. Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học.- Nhà xuất bản Giáo dục
5. Tài liệu Bồi dưỡng Giáo viên Tiểu học.- Nhà xuất bản Giáo dục Giáo
dục

skkn


16

DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH
GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD & ĐT, CẤP SỞ GD & ĐT VÀ CÁC CẤP
CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Hoàng Thị Hải
Chức vụ và đơn vị công tác: Trường tiểu học Khuyến Nông
TT

Tên đề tài SKKN

1

Một số biện pháp rèn
kĩ năng sống cho học

sinh lớp 1

Cấp đánh giá Kết quả đánh
xếp loại
giá xếp loại
(phòng, sở….)
(A,B,C)

Phòng

skkn

B

Năm học đánh
giá xếp loại.

2019 – 2020


17

skkn



×