Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

.KỸ THUẬT HAY CẢM THỤ TRONG MỸ THUẬT doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (905.86 KB, 15 trang )


KỸ THUẬT HAY CẢM THỤ

Một năm, khoảng 5, 6 lần cô con gái thứ 2 của tôi (năm nay đang học lớp 4 trường
Tiểu học Trưng Vương) lại bảo mẹ: “Mẹ ơi, trường con ra đề tài để vẽ. Cô bảo mai
nộp luôn”. Đề tài ấy có thể về 20/11, về chú bộ đội, về an toàn giao thông, về bảo
vệ môi trường, về yêu quê hương đất nước và dù tôi là người hoạt động trong
lĩnh vực hội họa nên có thể giảng giải, đưa ra cho con vô số gợi ý thích hợp nhưng
con gái vẫn phụng phịu và bảo con chả biết vẽ cái gì và kết quả cuối cùng luôn
luôn là mẹ và con “vật lộn” vẽ cùng nhau sau khi đã học xong vô số bài toán và
văn
Trẻ em muốn vẽ gì
Mấy đứa con, đứa cháu của tôi đang học tại các trường THCS, tiểu học khi nghe
tôi hỏi về cảm tưởng khi các con học giờ mỹ thuật ở trên lớp. Các cháu đã trả lời
như sau:
- Thanh Thủy - THCS Ngô Sĩ Liên: Chúng con muốn vẽ đề tài tự do, muốn sáng
tác theo lối vẽ truyện tranh của Nhật Bản rất đẹp và sinh động. Nhưng thầy cô giáo
lại nghĩ đấy là một loại hình nghệ thuật “vớ vẩn” và không tốt mặc dù các học sinh
đều biết thầy cô chưa bao giờ đọc nó. Chính vì không đọc nên các thầy cô chưa
hiểu là truyện tranh Nhật Bản có tính giáo dục rất cao. Ở trong đó chúng con được
xem những hình vẽ rất thật, vẽ rất chuẩn, màu sắc hài hòa. Không những thế nội
dung rất hay và bổ ích và dạy cho trẻ em phải biết yêu thương nhau như thế nào.
Còn tất nhiên là có một số nội dung không được phù hợp thì bọn con sẽ không bao
giờ xem.



THANH THƯ - Hát. (4 tuổi) LY LY -
Trong nhà em. (5 tuổi)

- Đức Anh - Tiểu học Trưng Vương: Con thấy giờ học vẽ ở trường rất cứng nhắc,


dập khuôn và luôn ở một số chủ đề nhất định. Con ngán nhất là cứ phải vẽ trang trí
hình tròn, hình vuông theo mẫu một cách rất nhàm chán. Con thích vẽ theo lối
nhân vật hoạt hình ví dụ như kiểu Đôrêmon, Conan con rất thích tạo hình nhân
vật trong các câu chuyện ấy.
- Minh Đức: Tiểu học Nguyễn Du: Con không hiểu tại sao năm nào cũng phải vẽ lễ
hội, vẽ phong cảnh, tĩnh vật và phải vẽ theo những hình vẽ trong sách giáo khoa.
Con không thích thế, con muốn vẽ về những nhân vật, hình tượng cụ thể mà con
hiểu và con thích. Và những thứ như thế trên lớp không thấy thày cô dạy.





MINH TÂM - Tự học. (5 tuổi) ĐINH NHẬT ANH - Nhà cao
bên trường học. (5 tuổi)


Chúng ta đang dạy gì cho các con
- Xem qua một số sách giáo khoa từ cấp tiểu học đến cấp cơ sở gần như đều có
chung một công thức nhất định là: Trang trí hình vuông, trang trí hình tròn; tĩnh vật
như quả na, quả chuối, tranh đề tài nhân các ngày lễ lớn như Nhà giáo, 8/3 và
một số ngày lễ lớn khác.
- Các con được học mỗi tuần 1 tiết trên lớp và không bao giờ được đi vẽ ngoài
thiên nhiên hay đi bảo tàng mỹ thuật.
Có nên thay đổi cách dạy mỹ thuật cho học sinh không?
- Thay vì dạy học sinh vẽ một cách thụ động thì ta nên chăng ta dạy cho các con
cách cảm thụ nghệ thuật.
- Các giáo viên trên lớp nên chăng dạy các con thế nào là cái đẹp, cái hay trong mỹ
thuật và giảng cho các con hiểu bức tranh phong cảnh này, tranh tĩnh vật kia đẹp
ở đâu và tại sao lại đẹp.

- Từ trước tới nay, giáo dục văn thể mỹ cho học sinh bậc tiểu học và phổ thông
luôn mang tính chất “có thì thừa mà không có thì thiếu” hoặc như kiểu “sắp cỗ cho
đủ món”. Nhạc và họa luôn có đủ nhưng ít khi được chú trọng và được dạy theo lý
thuyết cơ bản chứ không hề có thực tiễn khách quan. Chính hình thức dạy học sơ
sài không đến nơi đến chốn được từ xuất phát từ quan niệm giáo dục “môn chính,
môn phụ” lẫn tâm lý của chính giáo viên nhạc, họa đứng lớp




Nhóm trẻ 4 -5 tuổi - Khu đô thị mới NGUYỄN HOÀNG ĐỨC
ANH - Cảm giác mạnh. Hà Nội

Nhân đi dự họp báo Hội chợ Thế giới tuổi thơ do Bộ Văn hóa Thể Thao và Du lịch
tổ chức ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6/2013 tại nhà triển lãm Vân Hồ và được nghe
ông Vi Kiến Thành chuyện phiếm bên lề khi nói về hình thức dạy học sao cho phù
hợp với lứa tuổi thiếu nhi. Qua đó, tôi lại nhớ lại một cuộc thi vẽ cách đây mấy
năm cho các học sinh tiểu học đang học tại trường quốc tế với chủ đề Hà Nội thì
các cháu đều vẽ những cảm nhận rất đặc trưng về nét đẹp của phố cổ Hà Nội như:
các dãy phố lô nhô, Hồ Gươm, Tháp Rùa, cầu Thê Húc, chiếc xích lô hoặc cây
bàng nơi góc phố rất đẹp và sinh động.
Qua triển lãm tranh của các cháu thiếu nhi trên toàn quốc lần này, qua các tác
phẩm được giải có thể dễ dàng nhận thấy sức ảnh hưởng của giáo viên đứng lớp rất
quan trọng trong việc dạy hoc, phát triển nhận thức và tư duy mỹ thuật cho học
sinh. Ví dụ như trường tiểu học Trần Nhật Duật - Hà Nội có khá nhiều cháu đoạt
các giải nhất, nhì, ba. Ngoài ra cũng có một số cháu ở các huyện lỵ xa xôi như
Đồng Văn - Hà Giang, hay Tuần Giáo - Điện Biên cũng góp mặt và được nhận
giải.





LÊ MINH HẰNG - Chúng em đi thăm chú Hải quân. Hà Nội

NGUYỄN HỒNG PHƯƠNG - Vui chơi. Tp Hồ Chí Minh


TRẦN PHÚC THÀNH - Xe rửa đường cho khỏi bụi.
Hà Nội

Nói thay đổi thì dễ nhưng thay đổi được rất khó và cần phải có một quá trình dài
với nhiều lộ trình. Hy vọng mỗi lần cải cách giáo dục thì mỹ thuật cùng với nhạc sẽ
được quan tâm nhiều hơn nữa. Vì vậy cái gì, dạy như thế nào để cho học sinh cảm
thụ được nghệ thuật là một điều rất đáng nên làm.

×